Chương 54
Mạc Ngôn
06/01/2014
Năm thứ 26 triều Quang Tự đời Thanh, tức năm 1900. Một buổi sáng mùa thu sương mù dày đặc, quân Đức được viên tri huyện Cao Mật Lý Quế Phong dẫn đường, bao vây thôn Sa Oa tận cùng phía tây nam. Hôm ấy mẹ anh vừa tròn sáu tháng tuổi, chưa biết đi nhưng đã biết bò, tên cúng cơm là Toàn Nhi.
Ông ngoại anh Lỗ Ngũ, có biệt hiệu là Lỗ Quậy, tinh thông võ nghệ, đi lại nhanh nhẹn như thanh niên. Ông dậy rất sớm, luyện dăm đường quyền cước trong mảnh sân còn đẫm sương đêm, rồi quảy đôi thùng sắt tây, của hiếm lúc bấy giờ, đi lấy nước ăn ở giếng nước ngọt phía nam thôn. Móc sắt trên đầu đòn gánh cọ vào quai thùng, phát ra những tiếng lanh canh vui tai. Trên đường đã có nhiều người đi lại, người thì nhặt phân chó, người guồng nước tưới rau cải, cũng có những người quảy thùng gỗ, đội lọ đi lấy nước ăn. Từ lò luyện võ của Đỗ Giải Nguyên vang lên những tiếng hự hự của từng cặp đối công. Đỗ Giải Nguyên là cử nhân võ, cao to trắng trẻo, nhưng bà vợ thì lại đen nhẻm, rỗ chằng rỗ chịt. Đồn rằng, sau khi trúng tuyển, ông từng có ý định bỏ vợ, nhưng một đêm ông mơ thấy một con chim đại bàng lông đốm phủ một bên cánh lên người ông. Tỉnh dậy, ông thấy cánh tay của bà vợ mặt rỗ vắt trên ngực mình. Đỗ Giải Nguyên hiểu ra đó là lời mách của thần linh. Vợ mình tuy mặt mũi xấu xí nhưng đó là phượng hoàng đầu thai vào bà, vậy là ông thôi ý nghĩ bỏ vợ. Đỗ Giải Nguyên võ nghệ siêu quần, có thể gánh hai thùng nước đầy đứng trên mông ngựa phi như bay mà không sánh ra ngoài một giọt. Đến điểm dừng, ông vẫn gánh nguyên hai thùng nước mà nhảy xuống không một tiếng động, thân thế còn nhẹ hơn cục bông, mặt không đỏi sắc, tim không đập mạnh, hai thùng nước vẫn đầy nguyên, không mất một giọt, khiến những tên vô lại định khiêu khích ông bỏ chạy tán loạn.
Ông ngoại đến bên giếng liền ngửi thấy một mùi thơm ngát từ dưới giếng bốc lên. Cái giếng này thông với biển Đông trời cạn đến mấy cũng không hết nước, thường có cá lớn xuất hiện, được gọi là cá thần. Có nhiều truyền thuyết về giếng này, nước giếng ngọt lạ lùng. Cả thôn đều dùng nước ở giếng này và bảo vệ giống như bảo vệ con ngươi của mắt. Ông ngoại nhìn xuống giếng, thấy một bông sen trắng to bằng miệng bát, những cánh hoa trong suốt như bằng mã não, chính giữa là nhụy đỏ như lửa. Ông ngoại vô cùng ngạc nhiên, vội rút lui, sợ làm kinh động bông hoa kỳ lạ. Ông quảy đôi thùng không đi về bắt gặp Đỗ Lê, người ở của nhà Đỗ Giải Nguyên. Đỗ Lê vẫn còn ngái ngủ, ngáp dài hỏi:
- Ông Ngũ Quậy, ông dậy sớm thế!
Ông ngoại ngăn Đỗ Lê:
- Người anh em, đừng đến chỗ giếng nước nữa!
Đỗ Lê hỏi: - Sao vậy?
Ông ngoại nói:
- Trong giếng có một bông sen trắng!
Đỗ Lê nói:
- Sen trắng chứ sen đỏ thì tôi cũng phải lấy nước đem về. Bây giờ về tay không, ông chủ đâu có chịu!
Đỗ Lê gánh đôi thùng gỗ nặng, chệnh choạng đi tới giếng nước.
Ông ngoại chạy dón đầu anh ta, bảo:
- Có hoa sen trắng thật mà!
- Ngũ Quậy, mới bảnh mắt mà đã bị ma ám rồi hả?
- Chính mắt tôi trông thấy mà lại, to bằng miệng bát ấy!
Đỗ Lê đi tới bên giếng cúi xuống nhìn, rồi quay lại bảo ông ngoại:
- Có mẹ anh trong giếng thì có!...
Nói chưa dứt, anh ta đã ngã gục bên thành giếng. Ông ngoại nghe thấy một tiếng súng trầm đục, máu vọt ra từ ngực Đỗ Lê. Một tốp lính Đức đội mũ chóp bằng, người cao, hai chân dài và mảnh, từ phía cầu treo chạy tới dẫn đầu là một người Trung Quốc đuôi sam quấn quanh cổ, tay cầm khẩu súng lục.
Giặc Đức!
Người Đức xây dụng đường Sắt Giao-tế đã phá hoại phong thủy vùng đông bắc Cao Mật. Vì chuyện này mà Thượng Quan Đẩu và Tư Mã Răng-to đánh chúng một trận bằng phân và nước tiểu, kết thúc bằng sự thất bại thảm hại của dân đông bắc Cao Mật. Ông ngoại và mọi người không bao giờ quên tiếng thét thê thảm của Thượng Quan Đẩu khi ông phải đi chân trần trên lưỡi cày nung đỏ và cái mùi thịt người cháy khét lẹt khiến người ta buồn nôn. Qua thất bại, mọi người hiểu ra rằng, người Đức không phải tượng gỗ chân một gióng không có xương bánh chè? Cũng không phải là thứ người sạch sẽ đến nỗi trông thấy cút đái là nôn mửa cho đến chết. Dân Cao Mật căm thù người Đức. Một công trình sư đường sắt bóp vú chị Vu Bảo trên chợ Sa Oa, bị quần chúng căm phẫn đánh chết tươi! Họ biết rằng người Đức sẽ không bỏ qua chuyện này? Trong trận đánh bằng phân và nước tiểu, hội dáo dài của thôn Sa Oa cũng từng chi viện. Ông ngoại là ngũ trưởng đội dáo dài. Đỗ Giải Nguyên là đội trưởng. Họ luyện tập quân sự, đúc súng đúc pháo, xây tường vây, đào chiến hào, sẵn sàng đợi địch. Qua mấy tháng không thấy động tĩnh, mọi người dần dần lơ là. Nhưng giờ đây họ sốt ruột chờ đợi nhưng lại sợ chuyện đó xảy ra. Quân Đức trèo qua tường vây, mở toang cổng, thả cầu trèo rồi ồ ạt xông vào. Đỗ Lê không tin dưới giếng có bông sen trắng, là người đầu tiên bị chúng bắn chết. Sau đó, dân Sa Oa bị giết chết tổng cộng là 494 người.
Ông Ngũ Quậy ngẩng đầu lên liền trông thấy lính Đức cao lênh khênh xông tới, súng khai hậu trong tay chúng nổ chát chúa, đạn bay chíu chíu. Khói tỏa dày đặc, bóng lính Đức khi ẩn khi hiện, không rõ chúng có bao nhiêu thằng. Ông ngoại gào lên thật to, báo động cho dân làng. Tiếng súng của bọn Đức cũng coi như báo động rồi. Ông ngoại tiếc đôi thùng tôn hoa đổi bằng bốn đấu lúa mạch, nên vẫn gánh trên vai mà chạy. Thùng lắc dữ dội, phát ra tiếng kêu loảng xoảng. Bọn Đức bắn đuổi theo, chiếc thùng bị thủng một lỗ. Trên đường, mọi người chạy nháo nhác. Ông Trần Mù tay cầm cây gậy dò đường, lọt ngay vào giữa đám lính Đức, hỏi to:
- Bọn giặc ở đâu? Bọn giặc đến đâu rồi?
Bọn Đức kề súng vào sau gáy ông bóp cò. Ông ngã gục, nửa đầu bay đi đâu mất.
Dân chúng đóng cửa lại, gói ghém đồ đạc. Đội trưởng đội dáo dài Đỗ Giải Nguyên không kịp triệu tập các đội viên, chỉ gom được hơn chục gia đình và người làm thuê, chống cửa thật chắc bằng những đoạn gỗ táo. Bà vợ mặt rỗ của ông cũng tỏ ra năng nổ. Bà cởi trần, cặp vú mướp lủng lẳng, tay cầm quả chùy sắt, chạy lên chạy xuống cùng chồng. Ông ngoại chạy về nhà, chốt cửa chặt. Bà ngoại bế Toàn Nhi ngồi trên giường người run bắn. Bà ngoại họ Diêu, là thiếu phụ đẹp nhất thôn Sa Oa. Đôi bàn chân nhỏ nhọn như cánh điều, quá lắm cũng chỉ dài ba tấc.
Đỗ Giải Nguyên từng nói với Ngũ Quậy:
- Ta đường đường là một cử nhân võ mà lấy phải người vợ mặt rỗ chân to. Còn chú mày chẳng ra hồn người, vậy mà đêm đêm nằm cạnh một thiếu phụ yêu kiều, bàn chân dài ba tấc!
Bà Diêu vú to mông nẩy, vì bàn chân nhỏ đi lại khó khăn, suốt ngày ở trong nhà không ra nắng, da mặt trắng như trứng gà bóc. Giờ đây bà sợ đến nỗi mặt vàng ệch.
- Bố con Toàn này... - Bà lo lắng hỏi - Làm thế nào bây giờ?
Ông Ngũ Quậy quệt nhọ ở đít nồi xoa khắp mặt bà Diêu. Nhà nông ăn ở đơn giản, không nấp vào đâu được. Ông Lỗ Ngũ Quậy là một trang hảo hán. Ông thắt lưng to bản, tu một hơi hết bình ruọu để cho hăng lên, rồi vớ ngọn dáo có ngù đỏ chạy ra sân, phục sau cánh cổng lớn. Ông Đỗ Giải Nguyên trèo lên nóc bằng của kho thóc bằng chiếc thang gỗ. Sau lưng ông, hai ngươi làm thuê ì ạch kéo khẩu pháo tự tạo lên theo, thở hồng hộc. Ông trông thấy trên đường khói súng chưa tan hết, dân chúng nháo nhác như dê vỡ đàn. Một đội lính Đức hàng ngũ vuông vức, đứng lên quì xuống nhịp nhàng nổ súng, dân chúng ngã gục từng đợt, có người chết ngay không kịp giẫy có người lại vừa khóc vừa lăn lộn trong vũng máu. Ông trông thấy trên tường vây khói súng đã tan hết, từng xó xỉnh đều có lính Đức thân thể cao to, còn có những kỵ binh của Mãn Thanh mà trước ngực và sau lưng áo đều có chữa Dũng. Phía cửa nam, một tốp lính Đức đang xúm xít vây quanh hai khẩu pháo đen bóng do hai con lừa kéo, lộc cộc qua cầu treo. Thôn Sa Oa đã bị bao vây. Hai người làm công kéo khẩu pháo lên, rồi chạy xuống lấy hồ lô đựng thuốc súng. Trên nóc kho thóc, sương đã tan hết, nắng vàng rực rỡ. Bà vợ mặt rỗ cũng trèo lên nóc kho quan sát tình hình.
- Bình Giai - Bà gọi tên tự của chồng, nói - hôm nay e rằng dữ nhiều lành ít.
Đỗ Giải Nguyên nhìn vợ một thoáng, nói:
- Bà đưa bọn trẻ xuống hầm đi. Hôm nay đánh cũng chết mà không đánh cũng chết? Thư gửi Hoàng thượng tôi để dưới chiếu đầu giường, sau khi tôi chết, bà đi phủ Thanh Châu gặp Mộ Dung đại nhân để Ngài tâu lên!
Bà vợ rỗ cười:
- Bình Giai, ông mê rồi?
Một tràng đạn của lính Đức giết chết một phụ nữ bồng con ngay ở bậc lên xuống ngoài cổng nhà ông. Trong sân chó sủa dữ dội.
- Nạp đạn? - Đỗ Giải Nguyên quát. Hai người làm công đổ thuốc vào nòng pháo, dùng cây thông nòng lèn chặt, rồi nạp những viên sát tròn to bằng củ lạc.
- Thưa ông, đổ thuốc dày mấy phân? Anh làm công hỏi.
Đỗ Giải Nguyên nói:
- Đổ nhiều vào, không vỡ nòng là được!
Đỗ Giải Nguyên đích thân chỉnh pháo, nhám thẳng vào đám quân Đức thấp thoáng trong sương mù. Ông đón nén hương đang cháy từ tay bà vợ, thổi cho đỏ lên rồi châm ngòi. Một tia khói trắng phụt ra từ lỗ nhĩ. Khẩu pháo đúc bằng gang im lặng, im lặng, oai vệ như con thú dữ, rồi đột nhiên nó rùng mình một cái, lưỡi lửa phụt ra đầu nòng, quét rụng một mảng quân Đức. Chúng kêu la ầm ĩ. Khói trắng lởn vởn quanh nòng pháo.
- Nạp đạn - Đỗ Giải Nguyên lại ra lệnh. Sương mù trên đường đã bị pháo đánh tan, bọn lính Đức hoảng loạn, chạy vào nấp trong ngõ, trên đường chỉ còn mấy cái xác và mấy tên bị thương ôm mặt gào khóc, máu rỉ ra từ các kẽ ngón tay. Những người làm công vội vã nạp đạn. Những tên Đức còn tỉnh táo nã súng lên nóc nhà kho. Một viên đạn sượt qua tai Đỗ Giải Nguyên, ông cảm thấy vành tai nóng như chém lửa, sờ lên tay đầy máu. Ông vội nằm xuống. Anh làm công bị thương ở bụng dùng tay chặn khúc ruột cứ muốn lòi ra ngoài, mặt trắng nhợt, anh vừa khóc vừa nói:
- Ông ơi, nhà con năm đời độc đinh, con chết thì họ Tôn nhà con tuyệt tự mất!
Đỗ Giải Nguyên nói:
- Xéo, đừng nói nhà anh tuyệt tự, mà hôm nay cả cái thôn Sa Oa này đều tuyệt tự?
Ông dằn giọng nói:
- Nạp đạn!
Vợ ông nói:
- Bình Giai, xuống đi ông?
Ông kéo hồ lô thuốc dính đầy máu, nói:
- Cho chúng một phát nữa là hòa vốn!
Bà vợ nói:
- Chúng chết một loạt rồi, hòa vốn rồi! Bà rướn người lên để kéo ông nên bị một phát đạn vào cổ, người giật lên một cái rồi gục xuống, máu miệng chảy ra. Hỏng rồi, phượng hoàng bị bắn chết rồi, ông nghĩ. Khuôn mặt rỗ của bà vợ giật giật, đôi mắt lá dăm lóe lên một tia sáng lạnh. Đỗ Giải Nguyên dốc toàn bộ thuốc súng vào nòng pháo. Ông nằm thẳng để tránh đạn vì cái gờ mái nhà quá thấp, dùng cây thông nòng lèn chặt thuốc. Một anh làm công khác đưa cho ông hồ lô đụng đạn. Ông trút đạn vào nòng kêu lạo xạo, lại lèn chặt. Anh làm công đã lắp xong ngòi dẫn, đưa nén hương cho ông, nói:
- Thưa ông, ông điểm hỏa đi!
- Oàng!
Chùm đạn nã thẳng vào bức tường chắn phía trước, tiếng rào rào như có luồng gió thổi qua. Bọn Đức nấp trong ngõ hẻm, không tên nào bị thương, nhưng bị uy lực của khẩu pháo tự tạo làm chúng kinh hồn táng đỏm. Bức tường bị bắn nát một vùng rộng bằng cái thớt cối xay bột, đạn găm rất sâu trong tường. Phát dạn này mà bắn trúng người thì chắc chắn là không còn một mảnh. Đỗ Giải Nguyên loạng choạng đứng dậy, một loạt đạn hất ông xuống phía dưới nhà kho. Lúc này, hai khẩu pháo của quân Đức cũng nhằm vào ngôi nhà của Đỗ Giải Nguyên liên tiếp nhả đạn. Pháo của bọn Đức bắn đạn có cát tút đồng, tiếng nổ đanh, sắc, ù cả tai. Đạn rơi trên nóc nhà nổ ùng oàng, gạch ngói bay tứ tung, khói dựng lên từng cột.
Bọn Đức đã phá được cổng nhà ông Ngũ Quậy. Trước tiên, chúng bắn bừa vào trong mấy phát, không động tĩnh. Ông Ngũ Quậy nấp sau cánh cổng, im lặng chờ đợi. Một tên Đức cầm khẩu khai hậu đã lắp lê, ló đầu vào trong như con gà trống. ống quần của nó rất chật, hai đầu gối lồi lên như hai chiếc màn thầu. Vạt áo trước, hai hàng cúc đồng sáng loáng. Ông Ngũ Quậy vẫn ngồi yên. Tên lính Đức ngoảnh lại vẫy bọn lính, cặp mắt xanh, cái mũi đỏ và mái tóc bạch kim ló ra dưới vành mũ, hiện rõ mồn một dưới mắt ông. Tên lính Đức cũng đã trông thấy người nấp sau cánh cổng, đen nhẻm như cây tháp bằng sắt. Hắn định giương súng lên nhưng đã muộn. Ngũ Quậy nhảy vọt ra, người chưa tới nhưng mũi dáo nhọn hoắt đã đâm ngập bụng tên lính. Nửa người trên của tên lính đè lên cán dáo. Khi Ngũ Quậy rút mũi dáo ra, ông cảm thấy một luồng gió lạnh từ phía sau xuyên thẳng vào lưng. Hai tay tê dại, ông buông ngọn dáo, khó nhọc quay người lại thì hai tên lính Đức đã chĩa súng vào ngực ông. Ông giang tay định xông tới thì từ nơi sâu thăm trong đầu vang lên một tiếng bốp như có cái gì đó bị gãy mắt tối sầm và mơ hồ cảm thấy một chất dính như hồ chảy xuống mặt. Ông gục xuống.
Bọn Đức vừa bắn vừa xông vào trong nhà, nhìn thấy người đàn bà trắng trẻo đã treo cổ tự vẫn dưới xà nhà, hai bàn chân nhọn chỉ có ngón cái là có móng sáng bóng, khiến chúng hết sức kinh ngạc.
Ngày hôm sau, cô và dượng Vu Bàn Vả nghe tin chạy tới, cứu được mẹ trong chum bột. Người mẹ bột bám đầy chỉ còn thoi thóp. Bà cô móc bột trong miệng mẹ ra, phát vào mông hồi lâu mẹ mới bật khóc, tiếng khóc khản đặc.
Ông ngoại anh Lỗ Ngũ, có biệt hiệu là Lỗ Quậy, tinh thông võ nghệ, đi lại nhanh nhẹn như thanh niên. Ông dậy rất sớm, luyện dăm đường quyền cước trong mảnh sân còn đẫm sương đêm, rồi quảy đôi thùng sắt tây, của hiếm lúc bấy giờ, đi lấy nước ăn ở giếng nước ngọt phía nam thôn. Móc sắt trên đầu đòn gánh cọ vào quai thùng, phát ra những tiếng lanh canh vui tai. Trên đường đã có nhiều người đi lại, người thì nhặt phân chó, người guồng nước tưới rau cải, cũng có những người quảy thùng gỗ, đội lọ đi lấy nước ăn. Từ lò luyện võ của Đỗ Giải Nguyên vang lên những tiếng hự hự của từng cặp đối công. Đỗ Giải Nguyên là cử nhân võ, cao to trắng trẻo, nhưng bà vợ thì lại đen nhẻm, rỗ chằng rỗ chịt. Đồn rằng, sau khi trúng tuyển, ông từng có ý định bỏ vợ, nhưng một đêm ông mơ thấy một con chim đại bàng lông đốm phủ một bên cánh lên người ông. Tỉnh dậy, ông thấy cánh tay của bà vợ mặt rỗ vắt trên ngực mình. Đỗ Giải Nguyên hiểu ra đó là lời mách của thần linh. Vợ mình tuy mặt mũi xấu xí nhưng đó là phượng hoàng đầu thai vào bà, vậy là ông thôi ý nghĩ bỏ vợ. Đỗ Giải Nguyên võ nghệ siêu quần, có thể gánh hai thùng nước đầy đứng trên mông ngựa phi như bay mà không sánh ra ngoài một giọt. Đến điểm dừng, ông vẫn gánh nguyên hai thùng nước mà nhảy xuống không một tiếng động, thân thế còn nhẹ hơn cục bông, mặt không đỏi sắc, tim không đập mạnh, hai thùng nước vẫn đầy nguyên, không mất một giọt, khiến những tên vô lại định khiêu khích ông bỏ chạy tán loạn.
Ông ngoại đến bên giếng liền ngửi thấy một mùi thơm ngát từ dưới giếng bốc lên. Cái giếng này thông với biển Đông trời cạn đến mấy cũng không hết nước, thường có cá lớn xuất hiện, được gọi là cá thần. Có nhiều truyền thuyết về giếng này, nước giếng ngọt lạ lùng. Cả thôn đều dùng nước ở giếng này và bảo vệ giống như bảo vệ con ngươi của mắt. Ông ngoại nhìn xuống giếng, thấy một bông sen trắng to bằng miệng bát, những cánh hoa trong suốt như bằng mã não, chính giữa là nhụy đỏ như lửa. Ông ngoại vô cùng ngạc nhiên, vội rút lui, sợ làm kinh động bông hoa kỳ lạ. Ông quảy đôi thùng không đi về bắt gặp Đỗ Lê, người ở của nhà Đỗ Giải Nguyên. Đỗ Lê vẫn còn ngái ngủ, ngáp dài hỏi:
- Ông Ngũ Quậy, ông dậy sớm thế!
Ông ngoại ngăn Đỗ Lê:
- Người anh em, đừng đến chỗ giếng nước nữa!
Đỗ Lê hỏi: - Sao vậy?
Ông ngoại nói:
- Trong giếng có một bông sen trắng!
Đỗ Lê nói:
- Sen trắng chứ sen đỏ thì tôi cũng phải lấy nước đem về. Bây giờ về tay không, ông chủ đâu có chịu!
Đỗ Lê gánh đôi thùng gỗ nặng, chệnh choạng đi tới giếng nước.
Ông ngoại chạy dón đầu anh ta, bảo:
- Có hoa sen trắng thật mà!
- Ngũ Quậy, mới bảnh mắt mà đã bị ma ám rồi hả?
- Chính mắt tôi trông thấy mà lại, to bằng miệng bát ấy!
Đỗ Lê đi tới bên giếng cúi xuống nhìn, rồi quay lại bảo ông ngoại:
- Có mẹ anh trong giếng thì có!...
Nói chưa dứt, anh ta đã ngã gục bên thành giếng. Ông ngoại nghe thấy một tiếng súng trầm đục, máu vọt ra từ ngực Đỗ Lê. Một tốp lính Đức đội mũ chóp bằng, người cao, hai chân dài và mảnh, từ phía cầu treo chạy tới dẫn đầu là một người Trung Quốc đuôi sam quấn quanh cổ, tay cầm khẩu súng lục.
Giặc Đức!
Người Đức xây dụng đường Sắt Giao-tế đã phá hoại phong thủy vùng đông bắc Cao Mật. Vì chuyện này mà Thượng Quan Đẩu và Tư Mã Răng-to đánh chúng một trận bằng phân và nước tiểu, kết thúc bằng sự thất bại thảm hại của dân đông bắc Cao Mật. Ông ngoại và mọi người không bao giờ quên tiếng thét thê thảm của Thượng Quan Đẩu khi ông phải đi chân trần trên lưỡi cày nung đỏ và cái mùi thịt người cháy khét lẹt khiến người ta buồn nôn. Qua thất bại, mọi người hiểu ra rằng, người Đức không phải tượng gỗ chân một gióng không có xương bánh chè? Cũng không phải là thứ người sạch sẽ đến nỗi trông thấy cút đái là nôn mửa cho đến chết. Dân Cao Mật căm thù người Đức. Một công trình sư đường sắt bóp vú chị Vu Bảo trên chợ Sa Oa, bị quần chúng căm phẫn đánh chết tươi! Họ biết rằng người Đức sẽ không bỏ qua chuyện này? Trong trận đánh bằng phân và nước tiểu, hội dáo dài của thôn Sa Oa cũng từng chi viện. Ông ngoại là ngũ trưởng đội dáo dài. Đỗ Giải Nguyên là đội trưởng. Họ luyện tập quân sự, đúc súng đúc pháo, xây tường vây, đào chiến hào, sẵn sàng đợi địch. Qua mấy tháng không thấy động tĩnh, mọi người dần dần lơ là. Nhưng giờ đây họ sốt ruột chờ đợi nhưng lại sợ chuyện đó xảy ra. Quân Đức trèo qua tường vây, mở toang cổng, thả cầu trèo rồi ồ ạt xông vào. Đỗ Lê không tin dưới giếng có bông sen trắng, là người đầu tiên bị chúng bắn chết. Sau đó, dân Sa Oa bị giết chết tổng cộng là 494 người.
Ông Ngũ Quậy ngẩng đầu lên liền trông thấy lính Đức cao lênh khênh xông tới, súng khai hậu trong tay chúng nổ chát chúa, đạn bay chíu chíu. Khói tỏa dày đặc, bóng lính Đức khi ẩn khi hiện, không rõ chúng có bao nhiêu thằng. Ông ngoại gào lên thật to, báo động cho dân làng. Tiếng súng của bọn Đức cũng coi như báo động rồi. Ông ngoại tiếc đôi thùng tôn hoa đổi bằng bốn đấu lúa mạch, nên vẫn gánh trên vai mà chạy. Thùng lắc dữ dội, phát ra tiếng kêu loảng xoảng. Bọn Đức bắn đuổi theo, chiếc thùng bị thủng một lỗ. Trên đường, mọi người chạy nháo nhác. Ông Trần Mù tay cầm cây gậy dò đường, lọt ngay vào giữa đám lính Đức, hỏi to:
- Bọn giặc ở đâu? Bọn giặc đến đâu rồi?
Bọn Đức kề súng vào sau gáy ông bóp cò. Ông ngã gục, nửa đầu bay đi đâu mất.
Dân chúng đóng cửa lại, gói ghém đồ đạc. Đội trưởng đội dáo dài Đỗ Giải Nguyên không kịp triệu tập các đội viên, chỉ gom được hơn chục gia đình và người làm thuê, chống cửa thật chắc bằng những đoạn gỗ táo. Bà vợ mặt rỗ của ông cũng tỏ ra năng nổ. Bà cởi trần, cặp vú mướp lủng lẳng, tay cầm quả chùy sắt, chạy lên chạy xuống cùng chồng. Ông ngoại chạy về nhà, chốt cửa chặt. Bà ngoại bế Toàn Nhi ngồi trên giường người run bắn. Bà ngoại họ Diêu, là thiếu phụ đẹp nhất thôn Sa Oa. Đôi bàn chân nhỏ nhọn như cánh điều, quá lắm cũng chỉ dài ba tấc.
Đỗ Giải Nguyên từng nói với Ngũ Quậy:
- Ta đường đường là một cử nhân võ mà lấy phải người vợ mặt rỗ chân to. Còn chú mày chẳng ra hồn người, vậy mà đêm đêm nằm cạnh một thiếu phụ yêu kiều, bàn chân dài ba tấc!
Bà Diêu vú to mông nẩy, vì bàn chân nhỏ đi lại khó khăn, suốt ngày ở trong nhà không ra nắng, da mặt trắng như trứng gà bóc. Giờ đây bà sợ đến nỗi mặt vàng ệch.
- Bố con Toàn này... - Bà lo lắng hỏi - Làm thế nào bây giờ?
Ông Ngũ Quậy quệt nhọ ở đít nồi xoa khắp mặt bà Diêu. Nhà nông ăn ở đơn giản, không nấp vào đâu được. Ông Lỗ Ngũ Quậy là một trang hảo hán. Ông thắt lưng to bản, tu một hơi hết bình ruọu để cho hăng lên, rồi vớ ngọn dáo có ngù đỏ chạy ra sân, phục sau cánh cổng lớn. Ông Đỗ Giải Nguyên trèo lên nóc bằng của kho thóc bằng chiếc thang gỗ. Sau lưng ông, hai ngươi làm thuê ì ạch kéo khẩu pháo tự tạo lên theo, thở hồng hộc. Ông trông thấy trên đường khói súng chưa tan hết, dân chúng nháo nhác như dê vỡ đàn. Một đội lính Đức hàng ngũ vuông vức, đứng lên quì xuống nhịp nhàng nổ súng, dân chúng ngã gục từng đợt, có người chết ngay không kịp giẫy có người lại vừa khóc vừa lăn lộn trong vũng máu. Ông trông thấy trên tường vây khói súng đã tan hết, từng xó xỉnh đều có lính Đức thân thể cao to, còn có những kỵ binh của Mãn Thanh mà trước ngực và sau lưng áo đều có chữa Dũng. Phía cửa nam, một tốp lính Đức đang xúm xít vây quanh hai khẩu pháo đen bóng do hai con lừa kéo, lộc cộc qua cầu treo. Thôn Sa Oa đã bị bao vây. Hai người làm công kéo khẩu pháo lên, rồi chạy xuống lấy hồ lô đựng thuốc súng. Trên nóc kho thóc, sương đã tan hết, nắng vàng rực rỡ. Bà vợ mặt rỗ cũng trèo lên nóc kho quan sát tình hình.
- Bình Giai - Bà gọi tên tự của chồng, nói - hôm nay e rằng dữ nhiều lành ít.
Đỗ Giải Nguyên nhìn vợ một thoáng, nói:
- Bà đưa bọn trẻ xuống hầm đi. Hôm nay đánh cũng chết mà không đánh cũng chết? Thư gửi Hoàng thượng tôi để dưới chiếu đầu giường, sau khi tôi chết, bà đi phủ Thanh Châu gặp Mộ Dung đại nhân để Ngài tâu lên!
Bà vợ rỗ cười:
- Bình Giai, ông mê rồi?
Một tràng đạn của lính Đức giết chết một phụ nữ bồng con ngay ở bậc lên xuống ngoài cổng nhà ông. Trong sân chó sủa dữ dội.
- Nạp đạn? - Đỗ Giải Nguyên quát. Hai người làm công đổ thuốc vào nòng pháo, dùng cây thông nòng lèn chặt, rồi nạp những viên sát tròn to bằng củ lạc.
- Thưa ông, đổ thuốc dày mấy phân? Anh làm công hỏi.
Đỗ Giải Nguyên nói:
- Đổ nhiều vào, không vỡ nòng là được!
Đỗ Giải Nguyên đích thân chỉnh pháo, nhám thẳng vào đám quân Đức thấp thoáng trong sương mù. Ông đón nén hương đang cháy từ tay bà vợ, thổi cho đỏ lên rồi châm ngòi. Một tia khói trắng phụt ra từ lỗ nhĩ. Khẩu pháo đúc bằng gang im lặng, im lặng, oai vệ như con thú dữ, rồi đột nhiên nó rùng mình một cái, lưỡi lửa phụt ra đầu nòng, quét rụng một mảng quân Đức. Chúng kêu la ầm ĩ. Khói trắng lởn vởn quanh nòng pháo.
- Nạp đạn - Đỗ Giải Nguyên lại ra lệnh. Sương mù trên đường đã bị pháo đánh tan, bọn lính Đức hoảng loạn, chạy vào nấp trong ngõ, trên đường chỉ còn mấy cái xác và mấy tên bị thương ôm mặt gào khóc, máu rỉ ra từ các kẽ ngón tay. Những người làm công vội vã nạp đạn. Những tên Đức còn tỉnh táo nã súng lên nóc nhà kho. Một viên đạn sượt qua tai Đỗ Giải Nguyên, ông cảm thấy vành tai nóng như chém lửa, sờ lên tay đầy máu. Ông vội nằm xuống. Anh làm công bị thương ở bụng dùng tay chặn khúc ruột cứ muốn lòi ra ngoài, mặt trắng nhợt, anh vừa khóc vừa nói:
- Ông ơi, nhà con năm đời độc đinh, con chết thì họ Tôn nhà con tuyệt tự mất!
Đỗ Giải Nguyên nói:
- Xéo, đừng nói nhà anh tuyệt tự, mà hôm nay cả cái thôn Sa Oa này đều tuyệt tự?
Ông dằn giọng nói:
- Nạp đạn!
Vợ ông nói:
- Bình Giai, xuống đi ông?
Ông kéo hồ lô thuốc dính đầy máu, nói:
- Cho chúng một phát nữa là hòa vốn!
Bà vợ nói:
- Chúng chết một loạt rồi, hòa vốn rồi! Bà rướn người lên để kéo ông nên bị một phát đạn vào cổ, người giật lên một cái rồi gục xuống, máu miệng chảy ra. Hỏng rồi, phượng hoàng bị bắn chết rồi, ông nghĩ. Khuôn mặt rỗ của bà vợ giật giật, đôi mắt lá dăm lóe lên một tia sáng lạnh. Đỗ Giải Nguyên dốc toàn bộ thuốc súng vào nòng pháo. Ông nằm thẳng để tránh đạn vì cái gờ mái nhà quá thấp, dùng cây thông nòng lèn chặt thuốc. Một anh làm công khác đưa cho ông hồ lô đụng đạn. Ông trút đạn vào nòng kêu lạo xạo, lại lèn chặt. Anh làm công đã lắp xong ngòi dẫn, đưa nén hương cho ông, nói:
- Thưa ông, ông điểm hỏa đi!
- Oàng!
Chùm đạn nã thẳng vào bức tường chắn phía trước, tiếng rào rào như có luồng gió thổi qua. Bọn Đức nấp trong ngõ hẻm, không tên nào bị thương, nhưng bị uy lực của khẩu pháo tự tạo làm chúng kinh hồn táng đỏm. Bức tường bị bắn nát một vùng rộng bằng cái thớt cối xay bột, đạn găm rất sâu trong tường. Phát dạn này mà bắn trúng người thì chắc chắn là không còn một mảnh. Đỗ Giải Nguyên loạng choạng đứng dậy, một loạt đạn hất ông xuống phía dưới nhà kho. Lúc này, hai khẩu pháo của quân Đức cũng nhằm vào ngôi nhà của Đỗ Giải Nguyên liên tiếp nhả đạn. Pháo của bọn Đức bắn đạn có cát tút đồng, tiếng nổ đanh, sắc, ù cả tai. Đạn rơi trên nóc nhà nổ ùng oàng, gạch ngói bay tứ tung, khói dựng lên từng cột.
Bọn Đức đã phá được cổng nhà ông Ngũ Quậy. Trước tiên, chúng bắn bừa vào trong mấy phát, không động tĩnh. Ông Ngũ Quậy nấp sau cánh cổng, im lặng chờ đợi. Một tên Đức cầm khẩu khai hậu đã lắp lê, ló đầu vào trong như con gà trống. ống quần của nó rất chật, hai đầu gối lồi lên như hai chiếc màn thầu. Vạt áo trước, hai hàng cúc đồng sáng loáng. Ông Ngũ Quậy vẫn ngồi yên. Tên lính Đức ngoảnh lại vẫy bọn lính, cặp mắt xanh, cái mũi đỏ và mái tóc bạch kim ló ra dưới vành mũ, hiện rõ mồn một dưới mắt ông. Tên lính Đức cũng đã trông thấy người nấp sau cánh cổng, đen nhẻm như cây tháp bằng sắt. Hắn định giương súng lên nhưng đã muộn. Ngũ Quậy nhảy vọt ra, người chưa tới nhưng mũi dáo nhọn hoắt đã đâm ngập bụng tên lính. Nửa người trên của tên lính đè lên cán dáo. Khi Ngũ Quậy rút mũi dáo ra, ông cảm thấy một luồng gió lạnh từ phía sau xuyên thẳng vào lưng. Hai tay tê dại, ông buông ngọn dáo, khó nhọc quay người lại thì hai tên lính Đức đã chĩa súng vào ngực ông. Ông giang tay định xông tới thì từ nơi sâu thăm trong đầu vang lên một tiếng bốp như có cái gì đó bị gãy mắt tối sầm và mơ hồ cảm thấy một chất dính như hồ chảy xuống mặt. Ông gục xuống.
Bọn Đức vừa bắn vừa xông vào trong nhà, nhìn thấy người đàn bà trắng trẻo đã treo cổ tự vẫn dưới xà nhà, hai bàn chân nhọn chỉ có ngón cái là có móng sáng bóng, khiến chúng hết sức kinh ngạc.
Ngày hôm sau, cô và dượng Vu Bàn Vả nghe tin chạy tới, cứu được mẹ trong chum bột. Người mẹ bột bám đầy chỉ còn thoi thóp. Bà cô móc bột trong miệng mẹ ra, phát vào mông hồi lâu mẹ mới bật khóc, tiếng khóc khản đặc.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.