Chương 5: Âm Mưu vượt ngục
Nguyên Hùng
03/07/2014
Sau đêm "đổ lợp" mã tà 76 . Bảy Viễn đắc chí cười thầm rồi lẩm bẩm :
- Hay không bằng hên .
Bảy Viễn thấy vai trò của vợ con thầy chú cực kỳ quan trọng nếu họ chịu giúp tù thoát cũi sổ lồng. Và anh ta nghĩ ngay tới việc kết thân với Châu để từ từ biến nàng thành người tiếp tay đắc lực giúp mình vượt ngục.
Bảy Viễn ướm thử:
- Nghe chuyện vợ Tám Tề Thiên giúp chồng vượt ngục, mình không tin là chuyện có thật, vì nó quá đẹp Một người đàn bà dám đạp lên dư luận, tự nguyện lấy Tây để ra đảo tìm mọi cách cứu chồng thoát khỏi địa ngục trần gian, thử hỏi trên đời này có mấy ai sánh kịp vợ Tám Tề Thiên? Em Châu có thể noi gương đó không? Nếu như chồng em là anh đây, em có dám tiếp tay giúp anh vượt ngục ?
Châu bật ngồi dậy:
- Té ra anh Bảy gặp em đêm nay là vì chuyện đó chớ không vì chuyện kia ?
Bảy Viễn âu yếm kéo Châu nằm xuống, nựng cằm:
- Em chớ hiểu lầm anh. Như anh nói lúc mới gặp em, anh tìm đến em đêm nay là để kết bạn. Ra đảo với bản án 12 năm khổ sai, anh rất cần có một người tri kỷ để giúp anh vượt qua gian lao thử thách. Còn chuyện vượt ngục thì anh thử lòng em thôi. Chớ đang làm sếp Khám 5 thay Khăm Chay, dại gì bỏ mồi bắt bóng. Phải không em?
Châu gật gù:
- Ờ , đúng vậy... Tội gì thả mồi bắt bóng. Mười chuyến vượt ngục, thất bại hết bảy. Chỉ có ba phần thành công. Nếu anh Bảy mà vượt ngục thì em lo lắm. Em sợ mất một người anh kết nghĩa hào hoa phong nhã .
Bảy Viễn nghĩ thầm :
- Dục tốc bất đạt . Chuyện quan trọng sống chết, nên từ từ. Mình phải bắt cả hồn lẫn xác con nhỏ này mới được việc lớn. Anh chồm tới thổi tắt chiếc đèn hột vịt rồi quay lại ôm Châu...
Ngày 9.10.1936, bagne 2 (khám giam tù chính trị) xôn xao lên với cái tin chính phủ ân xá 250 người, phần lớn là những tù dưới 5 năm. Còn tù chung thân thì chỉ được giảm án và vẫn tiếp tục ngồi tù trên đảo. Ðó là các tay "có máu mặt" như các ông Tôn Ðức Thắng, Phạm Hùng...
Bagne 1 giam thường phạm, không ai được ân xá nhưng không khí cũng sôi nổi không kém.
Tôn Ðức Thắng là dân Cù lao ông Hố, thuộc thị xã Long Xuyên, thợ cơ điện Trường Máy, vô làm Ba Son vài năm rồi qua Pháp, làm lính thợ trên chiến hạm Pan, tham gia phản chiến khi hạm đội Pháp được phái sang Biển Ðen tiếp cứu quân đội Nga hoàng đang bị cách mạng Nga lật đổ . Tôn Ðức Thắng đã kéo cờ đỏ lên đỉnh cột cờ chiến hạm Paris để cho biết là chiến hạm Pháp ủng hộ phe cách mạng. Vì hành động này, ông bị Pháp trục xuất về nước. Sau đó, ông bị bắt đày ra Côn Ðảo trong vụ án Barbier 1919 và ra đảo bị Tây thủ ngục tống vào hầm xay lúa để mượn tay tù thường phạm thủ tiêu. Nhưng ông đã khéo léo tranh thủ được các bạn tù trong hầm xay lúa bằng cách tổ chức lại công việc cho hợp lý, đỡ mệt nhoè, gây tình đoàn kết tương thân tương trợ.
Còn Phạm Hùng là dân Long Hồ , tỉnh Vĩnh Long, học Trung học Mỹ Tho tới năm thứ hai thì bỏ học làm cách mạng. Bị hai án tử hình. Ông đã để lại lời tuyên bố độc đáo trước Tòa Ðại hình Sài Gòn: "Mỗi người chỉ có một cái đầu. Mấy ông xử tôi hai án tử hình, vậy là các ông tính chặt luôn cái đầu dưới của tôi đây".
Tuy nhiên ông Phạm Hùng được Quốc tế Công Hội Ðỏ vận động giảm án tử hình xuống án chung thân .
Sau khi các chính trị phạm xuống tàu về đất liền, Côn Ðảo tiếp tục cuộc sống lao động khổ sai thường ngày.
Bảy Viễn vẫn quyết tâm chuẩn bị vượt ngục. Những đêm bí mật ăn nằm với vợ mã tà 76, Bảy Viễn thường bảo nàng kể chuyện vượt ngục để thầm chọn phương án tối ưu. Có người thì đánh cắp ca-nô Sở Lưới phóng một đêm là về tới đất liền. Nhưng cách này khó thực hiện. Thứ hai là đánh cắp ghe cũng ở Sở Lưới. Cũng khó.
Cách thông thường nhất là xin chuyển qua Sở Củi lên núi đốn cây cưa thành củi về nộp mỗi ngày.
Một người tù khỏe mạnh có thể làm "gồng" gấp đôi để bạn tù bứt mây làm bè.
Cuối cùng, Bảy Viễn quyết định chọn cách làm bè. Muốn vậy phải nói khéo với thầy chú xin đổi qua Sở Củi.
Còn chức sếp Khám 5, Bảy Viễn bàn giao cho người thân tín của mình là Dao.
Ngay ngày đầu, Bảy Viễn đã thấy nguy cơ luôn rình rập đám tù nào có ý định vượt ngục bằng bè. Thấp thoáng trên núi có mấy toán rờ-sẹc người Miên, dưới quyền chỉ huy của một thằng Tây. Chúng cũng biết rõ nhưng bãi biển vắng người, nơi tù hạ thủy bè để về đất liền.
Ðang cố tìm đồng minh thì một hôm có người mở lời :
- Anh Bảy, tôi biết anh mà anh không biết tôi. Ðang là cặp rằn ở Khám 5 Trại I mà anh xin chuyển sang đây thì tôi đoán được ý đồ của anh rồi .
Bảy Viễn nhìn anh ta, thầm đánh giá:
- Tạm cho là anh đoán được phần nào ý đồ của tôi. Nhưng trước hết, anh là ai, tên gì....
- Tôi tên là Tư Ðiền, nhưng vô tù thì chỉ mang số 2140.
Bảy Viễn cười:
- Ðã là tù thì không còn là con người nữa mà chỉ còn con số. Bây giờ anh cứ nói những gì anh muốn nói với tôi .
Tư Ðiền nói:
- Tôi là thợ rừng ở Ba Biên Giới. Nói vậy để anh Bảy biết tôi cũng có ý đồ như anh Bảy, nghĩa là...
Bảy Viễn ngó chung quanh, không thấy bóng thầy chú, liền bắt tay Tư Ðiền:
- Kế hoạch của anh ra sao ? Bứt mây song làm bè ?
- Trên núi này có cây búng rất nhẹ mà chắc, đốn làm bè bảo đảm hơn song mây...
- Vậy hả, tôi mới nghe nói cây búng lần đầu. Nhưng tôi tin anh. Tuy nhiên mình phải kiếm thêm đôi ba người nữa.
- Tôi đã chọn rồi. Anh Bảy tin nơi tôi.
- Hay không bằng hên .
Bảy Viễn thấy vai trò của vợ con thầy chú cực kỳ quan trọng nếu họ chịu giúp tù thoát cũi sổ lồng. Và anh ta nghĩ ngay tới việc kết thân với Châu để từ từ biến nàng thành người tiếp tay đắc lực giúp mình vượt ngục.
Bảy Viễn ướm thử:
- Nghe chuyện vợ Tám Tề Thiên giúp chồng vượt ngục, mình không tin là chuyện có thật, vì nó quá đẹp Một người đàn bà dám đạp lên dư luận, tự nguyện lấy Tây để ra đảo tìm mọi cách cứu chồng thoát khỏi địa ngục trần gian, thử hỏi trên đời này có mấy ai sánh kịp vợ Tám Tề Thiên? Em Châu có thể noi gương đó không? Nếu như chồng em là anh đây, em có dám tiếp tay giúp anh vượt ngục ?
Châu bật ngồi dậy:
- Té ra anh Bảy gặp em đêm nay là vì chuyện đó chớ không vì chuyện kia ?
Bảy Viễn âu yếm kéo Châu nằm xuống, nựng cằm:
- Em chớ hiểu lầm anh. Như anh nói lúc mới gặp em, anh tìm đến em đêm nay là để kết bạn. Ra đảo với bản án 12 năm khổ sai, anh rất cần có một người tri kỷ để giúp anh vượt qua gian lao thử thách. Còn chuyện vượt ngục thì anh thử lòng em thôi. Chớ đang làm sếp Khám 5 thay Khăm Chay, dại gì bỏ mồi bắt bóng. Phải không em?
Châu gật gù:
- Ờ , đúng vậy... Tội gì thả mồi bắt bóng. Mười chuyến vượt ngục, thất bại hết bảy. Chỉ có ba phần thành công. Nếu anh Bảy mà vượt ngục thì em lo lắm. Em sợ mất một người anh kết nghĩa hào hoa phong nhã .
Bảy Viễn nghĩ thầm :
- Dục tốc bất đạt . Chuyện quan trọng sống chết, nên từ từ. Mình phải bắt cả hồn lẫn xác con nhỏ này mới được việc lớn. Anh chồm tới thổi tắt chiếc đèn hột vịt rồi quay lại ôm Châu...
Ngày 9.10.1936, bagne 2 (khám giam tù chính trị) xôn xao lên với cái tin chính phủ ân xá 250 người, phần lớn là những tù dưới 5 năm. Còn tù chung thân thì chỉ được giảm án và vẫn tiếp tục ngồi tù trên đảo. Ðó là các tay "có máu mặt" như các ông Tôn Ðức Thắng, Phạm Hùng...
Bagne 1 giam thường phạm, không ai được ân xá nhưng không khí cũng sôi nổi không kém.
Tôn Ðức Thắng là dân Cù lao ông Hố, thuộc thị xã Long Xuyên, thợ cơ điện Trường Máy, vô làm Ba Son vài năm rồi qua Pháp, làm lính thợ trên chiến hạm Pan, tham gia phản chiến khi hạm đội Pháp được phái sang Biển Ðen tiếp cứu quân đội Nga hoàng đang bị cách mạng Nga lật đổ . Tôn Ðức Thắng đã kéo cờ đỏ lên đỉnh cột cờ chiến hạm Paris để cho biết là chiến hạm Pháp ủng hộ phe cách mạng. Vì hành động này, ông bị Pháp trục xuất về nước. Sau đó, ông bị bắt đày ra Côn Ðảo trong vụ án Barbier 1919 và ra đảo bị Tây thủ ngục tống vào hầm xay lúa để mượn tay tù thường phạm thủ tiêu. Nhưng ông đã khéo léo tranh thủ được các bạn tù trong hầm xay lúa bằng cách tổ chức lại công việc cho hợp lý, đỡ mệt nhoè, gây tình đoàn kết tương thân tương trợ.
Còn Phạm Hùng là dân Long Hồ , tỉnh Vĩnh Long, học Trung học Mỹ Tho tới năm thứ hai thì bỏ học làm cách mạng. Bị hai án tử hình. Ông đã để lại lời tuyên bố độc đáo trước Tòa Ðại hình Sài Gòn: "Mỗi người chỉ có một cái đầu. Mấy ông xử tôi hai án tử hình, vậy là các ông tính chặt luôn cái đầu dưới của tôi đây".
Tuy nhiên ông Phạm Hùng được Quốc tế Công Hội Ðỏ vận động giảm án tử hình xuống án chung thân .
Sau khi các chính trị phạm xuống tàu về đất liền, Côn Ðảo tiếp tục cuộc sống lao động khổ sai thường ngày.
Bảy Viễn vẫn quyết tâm chuẩn bị vượt ngục. Những đêm bí mật ăn nằm với vợ mã tà 76, Bảy Viễn thường bảo nàng kể chuyện vượt ngục để thầm chọn phương án tối ưu. Có người thì đánh cắp ca-nô Sở Lưới phóng một đêm là về tới đất liền. Nhưng cách này khó thực hiện. Thứ hai là đánh cắp ghe cũng ở Sở Lưới. Cũng khó.
Cách thông thường nhất là xin chuyển qua Sở Củi lên núi đốn cây cưa thành củi về nộp mỗi ngày.
Một người tù khỏe mạnh có thể làm "gồng" gấp đôi để bạn tù bứt mây làm bè.
Cuối cùng, Bảy Viễn quyết định chọn cách làm bè. Muốn vậy phải nói khéo với thầy chú xin đổi qua Sở Củi.
Còn chức sếp Khám 5, Bảy Viễn bàn giao cho người thân tín của mình là Dao.
Ngay ngày đầu, Bảy Viễn đã thấy nguy cơ luôn rình rập đám tù nào có ý định vượt ngục bằng bè. Thấp thoáng trên núi có mấy toán rờ-sẹc người Miên, dưới quyền chỉ huy của một thằng Tây. Chúng cũng biết rõ nhưng bãi biển vắng người, nơi tù hạ thủy bè để về đất liền.
Ðang cố tìm đồng minh thì một hôm có người mở lời :
- Anh Bảy, tôi biết anh mà anh không biết tôi. Ðang là cặp rằn ở Khám 5 Trại I mà anh xin chuyển sang đây thì tôi đoán được ý đồ của anh rồi .
Bảy Viễn nhìn anh ta, thầm đánh giá:
- Tạm cho là anh đoán được phần nào ý đồ của tôi. Nhưng trước hết, anh là ai, tên gì....
- Tôi tên là Tư Ðiền, nhưng vô tù thì chỉ mang số 2140.
Bảy Viễn cười:
- Ðã là tù thì không còn là con người nữa mà chỉ còn con số. Bây giờ anh cứ nói những gì anh muốn nói với tôi .
Tư Ðiền nói:
- Tôi là thợ rừng ở Ba Biên Giới. Nói vậy để anh Bảy biết tôi cũng có ý đồ như anh Bảy, nghĩa là...
Bảy Viễn ngó chung quanh, không thấy bóng thầy chú, liền bắt tay Tư Ðiền:
- Kế hoạch của anh ra sao ? Bứt mây song làm bè ?
- Trên núi này có cây búng rất nhẹ mà chắc, đốn làm bè bảo đảm hơn song mây...
- Vậy hả, tôi mới nghe nói cây búng lần đầu. Nhưng tôi tin anh. Tuy nhiên mình phải kiếm thêm đôi ba người nữa.
- Tôi đã chọn rồi. Anh Bảy tin nơi tôi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.