Chương 26: Có đi không có về !
Nguyên Hùng
03/07/2014
Trong khi các chi đội ở miền Ðông theo chỉ thị của Khu trưởng Nguyễn Bình lo tăng gia sản xuất để nhân dân nhẹ phần đóng góp nuôi quân thì Chi đội 9 lo thu thuế các ghe thương hồ.
Các quận Nhà Bè, Cần Ðước, Cần Giuộc đêu có ban thu thuế nên các nhân viên thu thuế , đụng ghe nào cũng thu. Dân đi buôn trên sông nước kêu trời như bộng !
Từ ngày Ba Tuấn làm trưởng ban thuế vụ Chi đội 9 thì có sự phân ranh rành mạch.
Nhưng nguồn thuế lớn nhất cho kháng chiến là ngay trong thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.
Các hãng, xưởng lớn đều gửi tiền nuôi quân hàng năm.
Ðóng góp nhiều nhất là giới chủ nhà thuốc Tây. Không chỉ gửi tiền mà còn gửi thuốc men vô khu.
Về sau nhận thấy ủng hộ tiền bạc thuốc men chưa đủ hai ông dược sĩ có tiệm thuốc Tây tại Sài Gòn là Hồ Thu (quê Phan Thiết) và Bùi Quang Tùng (quê Bến Tre) bỏ thành vô khu theo kháng chiến.
Người Tàu ở Chợ Lớn thì có người đóng, người không. Chủ nhà hàng Ðại Thế Giới viện cớ đã đóng thuế cho Tây rồi, không thể đóng cho Việt Minh được. Vậy là phải dùng biện pháp mạnh với tay này: Ban Công tác lập kế bắt cóc đưa vô Khu, giải thích cho anh ta biết giới tư sản kinh doanh trên đất nước Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng thuế lợi tức cho chính phủ Việt Nam. Pháp chỉ là kẻ tạm chiếm mà thôi. Ðặc khu Sài Gòn -Chợ Lớn phải mở một phiên tòa hẳn hoi đưa tên chủ Ðại Thế Giới ra xử, hắn mới chịu khẩu phục tâm phục.
Trở lại Ban Thuế của Chi đội 9 ở Chợ Lớn. Người phụ trách là ông Bồ Văn Kiểu.
Ông Kiểu là dân tài tử, thuở trẻ có học quyền Anh, rất mê đàn ca, kết bạn với các nghệ sĩ cải lương, chơi thân với các lực sĩ đá banh, quần vợt, đua xe đạp.
Khi ta cướp chính quyền, ông Kiểu được giao giử chức Giám thị trưởng Khám Lớn Sài Gòn. Lúc Tây đánh chiếm Sài Gòn ngày 23.9.1945 , ông Kiểu được giao quản lý Nhà máy Ðường Hiệp Hòa . Sau đó ông được Bảy Viễn mời phụ trách thu thuế các chành lúa trong Chợ Lớn.
Các nhà máy xay phần lớn đều ở bến Bình Ðông, xa trung tâm thành phố và thuận đường nước, kế bên kênh rạch. Các ghe lúa gạo từ miền Tây lên đây bán cho chành.
Hầu hết chủ chành là người Tàu.
Muốn thu thuế phải túc trực sẳn, như dân quê nói "đụng đâu xâu đó" hay "thấy mặt đặt tên".
Người Tàu không tha thiết với chính trị, họ chỉ lo làm ăn thôi. Cho nên thu thuế không phải chuyện đơn giản.
Ông Kiểu gần như ngày đêm luôn luôn có mặt tại chành.
Trong thời bình thì chẳng có gì đáng nói, nhưng đây là thời chiến, bọn Pháp cứ đi tuần tiễu, nhất là các vùng ngoại ô, gọi là "xôi đậu" -sáng ngày là của Tây nhưng từ chạng vạng trở đi là của ta. Rất nhiều lần trong tuần, ông Kiểu phải "chém vè" khi đụng Tây ruồng bố.
Do tích cực thu thuế nên số thu chi của Chi đội 9 do ông Kiểu đem lại rất lớn.
Chuyện này tới tai Ban Kinh tài của Khu.
Trưởng ban Kinh tài Khu là người thiếu tầm nhìn xa, chỉ thấy lợi ích của đơn vị mình nên nghĩ cánh giành nguồn thu nhập quá lớn này. Anh ta báo cáo về Khu dề nghị dẹp trạm thuế ở các chành lúa gạo bến Bình Ðông, vì thu nhập đó chỉ giúp cho Bảy Viễn sống phè phỡn, còn binh sĩ Chi đội 9 vẫn thiếu thốn đủ mọi bề.
Nhưng thật tai hại, không rõ anh ta báo cáo thế nào mà trong một đêm tối trời , ghe của ông Kiểu đậu bên bờ kênh bị mấy loạt đạn tiểu liên. Ông Kiểu chết tại trận.
Không ai nhận là tác giả nhưng loạt tiểu liêu đó, chỉ biết một cán bộ thuế đắc lực và dũng cảm dám bám sát vùng ngoại ô để thu thuế nuôi quân phải hy sinh một cách bí hiểm.
Hay tin này, Giáo sư Hồ Văn Lái, nguyên là thầy dạy vẽ Trường Trung học Pétrus Ký, lúc đó là Trưởng ty Tuyên truyền Ðặc khu Sài Gòn -Chợ Lớn đóng ở Vườn Thơm, sửng sốt nói với các bạn:
- Mình biết anh Bồ Văn Kiểu. Anh là một người có tâm hồn nghệ sĩ. Dám bám sát các chành lúa ở Bình Ðông là dũng cảm hơn người vì Tây lui tới ngày một. Rất tiếc là do các ban thu thuế tranh giành nhau mà anh Kiểu chết lãng".
Hay tin Bồ Văn Kiểu tử nạn, Bảy Viễn rống lên:
- Tụi bây điều tra coi thằng nào ám hại cán bộ thuế của tao. Chắc chắn là thằng Trưởng ban Kinh tài của Khu. Nó muốn tranh giành nguồn thuế. Tao ra lệnh cho tụi bay thủ tiêu thằng đó, có gì tao chịu trách nhiệm !
Những vụ tranh giành thu thuế giữa Chi dội 9 và Ban Kinh tài Khu ngày càng gay gắt.
Có khi hai bên nổ súng thị uy nhau.
Khu phải họp giải quyết nạn thu thuế vô tội vạ.
Nguyễn Bình gửi thư mời Ðệ nhất khu bộ phó Bảy Viễn về Khu để họp bàn giải quyết. Nhưng Bảy Viễn lo sợ Nguyễn Bình sẽ thủ tiêu mình, như bọn Tài, Sang ngày đêm hù dọa nên Bảy Viễn đề cử Năm Hà đi thay.
Năm Hà lúc đầu cũng sợ về Khu vì nghe tin đồn "có đi không có về !".
Năm Hà đề nghị Khu phải đưa thư ký riêng của Nguyễn Bình là anh Hai Trọng (Lương Văn Trọng) xuống Liên chi 2~3 làm con tin thì mới dám đi. Chuyện nghi kỵ nhau lúc đầu thật buồn cười nhưng thật ra cũng dễ hiểu vì Phòng Nhì cố tình gieo chia rẽ giữa Việt Minh cộng sản và những phần tử kháng chiến quốc gia.
Năm Hà lên Khu, thấy Nguyễn Bình, Tám Nghệ đối xử thân tình, mới hết nghi ngờ. Trở về Phước An (Long Thành), Năm Hà cười bảo Hai Trọng:
- Có chuyện gì đâu! Trên đó cũng như dưới này, ai cũng một lòng đánh Tây. Ðâu có phân biệt trí thức hay giang hồ, quốc gia hay cộng sản. Rõ ràng là mình bị bọn đích ly gián .
Các quận Nhà Bè, Cần Ðước, Cần Giuộc đêu có ban thu thuế nên các nhân viên thu thuế , đụng ghe nào cũng thu. Dân đi buôn trên sông nước kêu trời như bộng !
Từ ngày Ba Tuấn làm trưởng ban thuế vụ Chi đội 9 thì có sự phân ranh rành mạch.
Nhưng nguồn thuế lớn nhất cho kháng chiến là ngay trong thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn.
Các hãng, xưởng lớn đều gửi tiền nuôi quân hàng năm.
Ðóng góp nhiều nhất là giới chủ nhà thuốc Tây. Không chỉ gửi tiền mà còn gửi thuốc men vô khu.
Về sau nhận thấy ủng hộ tiền bạc thuốc men chưa đủ hai ông dược sĩ có tiệm thuốc Tây tại Sài Gòn là Hồ Thu (quê Phan Thiết) và Bùi Quang Tùng (quê Bến Tre) bỏ thành vô khu theo kháng chiến.
Người Tàu ở Chợ Lớn thì có người đóng, người không. Chủ nhà hàng Ðại Thế Giới viện cớ đã đóng thuế cho Tây rồi, không thể đóng cho Việt Minh được. Vậy là phải dùng biện pháp mạnh với tay này: Ban Công tác lập kế bắt cóc đưa vô Khu, giải thích cho anh ta biết giới tư sản kinh doanh trên đất nước Việt Nam phải có nghĩa vụ đóng thuế lợi tức cho chính phủ Việt Nam. Pháp chỉ là kẻ tạm chiếm mà thôi. Ðặc khu Sài Gòn -Chợ Lớn phải mở một phiên tòa hẳn hoi đưa tên chủ Ðại Thế Giới ra xử, hắn mới chịu khẩu phục tâm phục.
Trở lại Ban Thuế của Chi đội 9 ở Chợ Lớn. Người phụ trách là ông Bồ Văn Kiểu.
Ông Kiểu là dân tài tử, thuở trẻ có học quyền Anh, rất mê đàn ca, kết bạn với các nghệ sĩ cải lương, chơi thân với các lực sĩ đá banh, quần vợt, đua xe đạp.
Khi ta cướp chính quyền, ông Kiểu được giao giử chức Giám thị trưởng Khám Lớn Sài Gòn. Lúc Tây đánh chiếm Sài Gòn ngày 23.9.1945 , ông Kiểu được giao quản lý Nhà máy Ðường Hiệp Hòa . Sau đó ông được Bảy Viễn mời phụ trách thu thuế các chành lúa trong Chợ Lớn.
Các nhà máy xay phần lớn đều ở bến Bình Ðông, xa trung tâm thành phố và thuận đường nước, kế bên kênh rạch. Các ghe lúa gạo từ miền Tây lên đây bán cho chành.
Hầu hết chủ chành là người Tàu.
Muốn thu thuế phải túc trực sẳn, như dân quê nói "đụng đâu xâu đó" hay "thấy mặt đặt tên".
Người Tàu không tha thiết với chính trị, họ chỉ lo làm ăn thôi. Cho nên thu thuế không phải chuyện đơn giản.
Ông Kiểu gần như ngày đêm luôn luôn có mặt tại chành.
Trong thời bình thì chẳng có gì đáng nói, nhưng đây là thời chiến, bọn Pháp cứ đi tuần tiễu, nhất là các vùng ngoại ô, gọi là "xôi đậu" -sáng ngày là của Tây nhưng từ chạng vạng trở đi là của ta. Rất nhiều lần trong tuần, ông Kiểu phải "chém vè" khi đụng Tây ruồng bố.
Do tích cực thu thuế nên số thu chi của Chi đội 9 do ông Kiểu đem lại rất lớn.
Chuyện này tới tai Ban Kinh tài của Khu.
Trưởng ban Kinh tài Khu là người thiếu tầm nhìn xa, chỉ thấy lợi ích của đơn vị mình nên nghĩ cánh giành nguồn thu nhập quá lớn này. Anh ta báo cáo về Khu dề nghị dẹp trạm thuế ở các chành lúa gạo bến Bình Ðông, vì thu nhập đó chỉ giúp cho Bảy Viễn sống phè phỡn, còn binh sĩ Chi đội 9 vẫn thiếu thốn đủ mọi bề.
Nhưng thật tai hại, không rõ anh ta báo cáo thế nào mà trong một đêm tối trời , ghe của ông Kiểu đậu bên bờ kênh bị mấy loạt đạn tiểu liên. Ông Kiểu chết tại trận.
Không ai nhận là tác giả nhưng loạt tiểu liêu đó, chỉ biết một cán bộ thuế đắc lực và dũng cảm dám bám sát vùng ngoại ô để thu thuế nuôi quân phải hy sinh một cách bí hiểm.
Hay tin này, Giáo sư Hồ Văn Lái, nguyên là thầy dạy vẽ Trường Trung học Pétrus Ký, lúc đó là Trưởng ty Tuyên truyền Ðặc khu Sài Gòn -Chợ Lớn đóng ở Vườn Thơm, sửng sốt nói với các bạn:
- Mình biết anh Bồ Văn Kiểu. Anh là một người có tâm hồn nghệ sĩ. Dám bám sát các chành lúa ở Bình Ðông là dũng cảm hơn người vì Tây lui tới ngày một. Rất tiếc là do các ban thu thuế tranh giành nhau mà anh Kiểu chết lãng".
Hay tin Bồ Văn Kiểu tử nạn, Bảy Viễn rống lên:
- Tụi bây điều tra coi thằng nào ám hại cán bộ thuế của tao. Chắc chắn là thằng Trưởng ban Kinh tài của Khu. Nó muốn tranh giành nguồn thuế. Tao ra lệnh cho tụi bay thủ tiêu thằng đó, có gì tao chịu trách nhiệm !
Những vụ tranh giành thu thuế giữa Chi dội 9 và Ban Kinh tài Khu ngày càng gay gắt.
Có khi hai bên nổ súng thị uy nhau.
Khu phải họp giải quyết nạn thu thuế vô tội vạ.
Nguyễn Bình gửi thư mời Ðệ nhất khu bộ phó Bảy Viễn về Khu để họp bàn giải quyết. Nhưng Bảy Viễn lo sợ Nguyễn Bình sẽ thủ tiêu mình, như bọn Tài, Sang ngày đêm hù dọa nên Bảy Viễn đề cử Năm Hà đi thay.
Năm Hà lúc đầu cũng sợ về Khu vì nghe tin đồn "có đi không có về !".
Năm Hà đề nghị Khu phải đưa thư ký riêng của Nguyễn Bình là anh Hai Trọng (Lương Văn Trọng) xuống Liên chi 2~3 làm con tin thì mới dám đi. Chuyện nghi kỵ nhau lúc đầu thật buồn cười nhưng thật ra cũng dễ hiểu vì Phòng Nhì cố tình gieo chia rẽ giữa Việt Minh cộng sản và những phần tử kháng chiến quốc gia.
Năm Hà lên Khu, thấy Nguyễn Bình, Tám Nghệ đối xử thân tình, mới hết nghi ngờ. Trở về Phước An (Long Thành), Năm Hà cười bảo Hai Trọng:
- Có chuyện gì đâu! Trên đó cũng như dưới này, ai cũng một lòng đánh Tây. Ðâu có phân biệt trí thức hay giang hồ, quốc gia hay cộng sản. Rõ ràng là mình bị bọn đích ly gián .
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.