Chương 75: Vô Dinh Ðộc Lập
Nguyên Hùng
03/07/2014
Diệm có lần nói với Lansdale:
- Chính Bình Xuyên với tên Bảy Viễn là người tôi lo ngại nhất.
Lansdale cười tự tin:
- Tôi đã giao việc mua bán cho tướng O Daniel rồi. Chưa biết ông ta tiến hành ra sao. Hay là mời Bảy Viễn vô dinh ướm thử xem ?
Ngô Ðình Diệm về Sài Gòn chấp chính ngày 7.7.1954 đúng vào lúc tình hình Việt Nam sôi nổi nhất.
Pháp thất thủ ở Ðiện Biên Phủ và hội nghị về Việt Nam diễn ra ở Genève (Thụy Sĩ) .
Diệm than: "Tôi về nước đúng lúc Việt Nam như nước Pháp trong thời nữ thánh Jeanne d arc".
Nhưng Diệm là một nhà chính trị bén nhạy.
Về hội nghị Genève, Diệm thấy trước Việt Nam sẽ bị chia cắt lâu dài nên ra lệnh cho Ngoại trưởng bác sĩ Trần Văn Ðỗ, trưởng đoàn thương thuyết của "quốc gia Việt Nam" đưa ra lời tuyên bố sau cùng: "Quốc gia Việt Nam tự dành cho mình quyền tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam thống nhất lãnh thổ, độc lập
quốc gia và tự do".
Khi lên ghế Thủ tướng, Diệm Pháp dùng những người theo phe mình và loại phe thân Pháp .
Ngay từ đầu Diệm đã gặp nhiều chống đối từ các giáo phái. Chỗ dựa vào của giáo phái là quân đội do Pháp dựng lên và đứng đầu là tướng Nguyễn Văn Hinh, con của nguyên thủ tướng Nguyễn Văn Tâm - cả hai cha con đều thân Pháp.
Nghe lời cố vấn Lansdale, Diệm chủ động ra lệnh cho tướng Hinh qua Pháp. Hinh chẳng những không tuân lệnh mà còn chuẩn bị đảo chính.
Lansdale . cứu nguy cho Diệm bằng cách điện cho Tổng thống Magsaysay mời các sĩ quan tham mưu của tướng Hinh du hí Philippines một tuần. Do vậy cuộc đảo chính bất thành. Ðó là vào giữa tháng 9.1955. Sau đó Lansdale xúc tiến mua các tướng Trịnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương rồi mua luôn tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa).
Còn Bảy Viễn thì khó mua bởi Bảy Viễn là người thân tín của Quốc trưởng Bảo Ðại.
Ký giả Mỹ Robert Shaplen cả quyết Bảo Ðại bán đặc quyền khai thác Ðại Thế Giới, Kim Chung và Bình Khang 40 triệu bạc có là bao, chỉ bằng 80 ngày thu nhập của Ðại Thế Giới.
Khó mua Bảy Viễn nên Diệm đã đi nước cờ cao: mời Cao Ðài đưa hai đại biểu vào chính phủ. Hòa Hảo cũng được hai ghế trong nội các Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Nhưng bốn ghế bộ trưởng này chỉ hữu danh vô thực vì tất cả quyền hành đều nằm trong gia đình nhà Ngô. Dù vậy, khi tỏ lòng ưu ái với Cao Ðài, Hòa Hảo, Diệm muốn mọi
người thấy nhà Ngô đã cô lập Bình Xuyên của Bảy Viễn.
Nghe lời quân sư Lansdale, cuối tháng 12.1954 Diệm bất đắc dĩ mời Bảy Viễn vô dinh Ðộc Lập. Bộ tham mưu Bình Xuyên lo ngại đây là bẫy rập Diệm giăng bắt chủ soái của mình, nhưng Bảy Viễn cương quyết gặp Diệm:
- Người ta mời mà mình không tới là mình nhát. Huống chi sau lưng Bình Xuyên còn có tướng Paul ély, Tổng tư lệnh kiêm Cao ủy Pháp ở Ðông Dương.
Thế là Bảy Viễn lên xe tới dinh Ðộc Lập.
Năm Tài lập tức điện cho Trung tá Savani biết để báo cho tướng Ély can thiệp trong trường hợp Diệm bắt cóc Bảy Viễn giữ luôn trong dinh.
Tới nơi, Bảy Viễn thấy rõ không khí thù địch. Bọn sĩ quan phòng vệ Phủ thủ tướng võ trang tận răng, nhìn lãnh tụ Bình Xuyên như muốn nhảy tới cắn cổ.
Bảy Viễn cười ngạo nghễ tỏ vẻ rằng "tao đã vô đây là tao coi bây như thảo" .
Khi gặp Diệm , Bảy Viễn nói :
- Thủ tướng mời tôi đến ắt là có vấn đề quan trọng ?
Diệm:
- Hiệp đinh Genève chia hai đất nước. Miền Bắc rơi vào tay Cộng sản, chúng ta chớ để Cộng sản nuốt nốt miền Nam này. Muốn diệt cộng, phải đoàn kết giáo phái . Hai đạo Cao Ðài và Hòa Hảo đã chịu đưa quân về tăng cường quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Còn Bình Xuyên của ngài thì sao ?
Bảy Viễn ôn tồn nói:
- Ðấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc từ lâu là mục đích của quân đội Bình Xuyên chúng tôi . Riêng Việt Minh chống như quân Pháp được . Chúng tôi có lối đánh riêng, thích ứng với thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nay Thủ tướng đề nghị sáp nhập với quân đội Cộng hòa, tôi e rằng bộ đội Bình Xuyên sẽ chiến đấu không hữu hiệu
như trước. Chi bằng Thủ tướng cứ làm như người Pháp .
Diệm không phải là nhà ngoại giao nên nghe Bảy viễn nói "trớt huơ" thì đâm bực.
Cuộc hội kiến kết thúc nhanh chóng, không đi tới đâu.
Không đầy 30 phút, Bảy Viễn rời dinh Ðộc Lập.
Không chịu thua cuộc, 20 ngày sau, Diệm nhờ tướng O Daniel tới Tổng hành dinh Bảy Viễn thuyết phục lần nữa. Lần này thì tình hình đã đổi khác. Mặt trận Quốc gia Thống Nhất đã làm áp lực mạnh, bốn bộ trưởng Cao Ðài, Hòa Hảo đã từ chức yêu cầu Diệm phải thay đổi nội các chính phủ quá nặng về gia đình trị. Báo chí Sài Gòn gọi đây là tối hậu thư mà giáo phái buộc Diệm phải cải tổ bộ máy hành chính trong vòng năm ngày.
Ngô Ðình Nhu lập tức tổ chức phong trào Công chức Cách mạng Quốc gia làm hậu thuẫn cho chính phủ đồng thời vận động Mỹ tăng tiền viện trợ để hoạt động.
Ðầu năm 1955, Diệm đánh một đòn chí tử vào Bình Xuyên: ra lệnh đóng cửa giải trí trường Ðại thế giới. "Bầu sửa" gần như vô tận của Bảy Viễn và cũng là của Bảo Ðại đột ngột tác nghẽn.
Lập tức Bảy Viễn bay qua Pháp gặp Bảo Ðại tính kế đối phó.
- Chính Bình Xuyên với tên Bảy Viễn là người tôi lo ngại nhất.
Lansdale cười tự tin:
- Tôi đã giao việc mua bán cho tướng O Daniel rồi. Chưa biết ông ta tiến hành ra sao. Hay là mời Bảy Viễn vô dinh ướm thử xem ?
Ngô Ðình Diệm về Sài Gòn chấp chính ngày 7.7.1954 đúng vào lúc tình hình Việt Nam sôi nổi nhất.
Pháp thất thủ ở Ðiện Biên Phủ và hội nghị về Việt Nam diễn ra ở Genève (Thụy Sĩ) .
Diệm than: "Tôi về nước đúng lúc Việt Nam như nước Pháp trong thời nữ thánh Jeanne d arc".
Nhưng Diệm là một nhà chính trị bén nhạy.
Về hội nghị Genève, Diệm thấy trước Việt Nam sẽ bị chia cắt lâu dài nên ra lệnh cho Ngoại trưởng bác sĩ Trần Văn Ðỗ, trưởng đoàn thương thuyết của "quốc gia Việt Nam" đưa ra lời tuyên bố sau cùng: "Quốc gia Việt Nam tự dành cho mình quyền tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam thống nhất lãnh thổ, độc lập
quốc gia và tự do".
Khi lên ghế Thủ tướng, Diệm Pháp dùng những người theo phe mình và loại phe thân Pháp .
Ngay từ đầu Diệm đã gặp nhiều chống đối từ các giáo phái. Chỗ dựa vào của giáo phái là quân đội do Pháp dựng lên và đứng đầu là tướng Nguyễn Văn Hinh, con của nguyên thủ tướng Nguyễn Văn Tâm - cả hai cha con đều thân Pháp.
Nghe lời cố vấn Lansdale, Diệm chủ động ra lệnh cho tướng Hinh qua Pháp. Hinh chẳng những không tuân lệnh mà còn chuẩn bị đảo chính.
Lansdale . cứu nguy cho Diệm bằng cách điện cho Tổng thống Magsaysay mời các sĩ quan tham mưu của tướng Hinh du hí Philippines một tuần. Do vậy cuộc đảo chính bất thành. Ðó là vào giữa tháng 9.1955. Sau đó Lansdale xúc tiến mua các tướng Trịnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương rồi mua luôn tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa).
Còn Bảy Viễn thì khó mua bởi Bảy Viễn là người thân tín của Quốc trưởng Bảo Ðại.
Ký giả Mỹ Robert Shaplen cả quyết Bảo Ðại bán đặc quyền khai thác Ðại Thế Giới, Kim Chung và Bình Khang 40 triệu bạc có là bao, chỉ bằng 80 ngày thu nhập của Ðại Thế Giới.
Khó mua Bảy Viễn nên Diệm đã đi nước cờ cao: mời Cao Ðài đưa hai đại biểu vào chính phủ. Hòa Hảo cũng được hai ghế trong nội các Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Nhưng bốn ghế bộ trưởng này chỉ hữu danh vô thực vì tất cả quyền hành đều nằm trong gia đình nhà Ngô. Dù vậy, khi tỏ lòng ưu ái với Cao Ðài, Hòa Hảo, Diệm muốn mọi
người thấy nhà Ngô đã cô lập Bình Xuyên của Bảy Viễn.
Nghe lời quân sư Lansdale, cuối tháng 12.1954 Diệm bất đắc dĩ mời Bảy Viễn vô dinh Ðộc Lập. Bộ tham mưu Bình Xuyên lo ngại đây là bẫy rập Diệm giăng bắt chủ soái của mình, nhưng Bảy Viễn cương quyết gặp Diệm:
- Người ta mời mà mình không tới là mình nhát. Huống chi sau lưng Bình Xuyên còn có tướng Paul ély, Tổng tư lệnh kiêm Cao ủy Pháp ở Ðông Dương.
Thế là Bảy Viễn lên xe tới dinh Ðộc Lập.
Năm Tài lập tức điện cho Trung tá Savani biết để báo cho tướng Ély can thiệp trong trường hợp Diệm bắt cóc Bảy Viễn giữ luôn trong dinh.
Tới nơi, Bảy Viễn thấy rõ không khí thù địch. Bọn sĩ quan phòng vệ Phủ thủ tướng võ trang tận răng, nhìn lãnh tụ Bình Xuyên như muốn nhảy tới cắn cổ.
Bảy Viễn cười ngạo nghễ tỏ vẻ rằng "tao đã vô đây là tao coi bây như thảo" .
Khi gặp Diệm , Bảy Viễn nói :
- Thủ tướng mời tôi đến ắt là có vấn đề quan trọng ?
Diệm:
- Hiệp đinh Genève chia hai đất nước. Miền Bắc rơi vào tay Cộng sản, chúng ta chớ để Cộng sản nuốt nốt miền Nam này. Muốn diệt cộng, phải đoàn kết giáo phái . Hai đạo Cao Ðài và Hòa Hảo đã chịu đưa quân về tăng cường quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Còn Bình Xuyên của ngài thì sao ?
Bảy Viễn ôn tồn nói:
- Ðấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc từ lâu là mục đích của quân đội Bình Xuyên chúng tôi . Riêng Việt Minh chống như quân Pháp được . Chúng tôi có lối đánh riêng, thích ứng với thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nay Thủ tướng đề nghị sáp nhập với quân đội Cộng hòa, tôi e rằng bộ đội Bình Xuyên sẽ chiến đấu không hữu hiệu
như trước. Chi bằng Thủ tướng cứ làm như người Pháp .
Diệm không phải là nhà ngoại giao nên nghe Bảy viễn nói "trớt huơ" thì đâm bực.
Cuộc hội kiến kết thúc nhanh chóng, không đi tới đâu.
Không đầy 30 phút, Bảy Viễn rời dinh Ðộc Lập.
Không chịu thua cuộc, 20 ngày sau, Diệm nhờ tướng O Daniel tới Tổng hành dinh Bảy Viễn thuyết phục lần nữa. Lần này thì tình hình đã đổi khác. Mặt trận Quốc gia Thống Nhất đã làm áp lực mạnh, bốn bộ trưởng Cao Ðài, Hòa Hảo đã từ chức yêu cầu Diệm phải thay đổi nội các chính phủ quá nặng về gia đình trị. Báo chí Sài Gòn gọi đây là tối hậu thư mà giáo phái buộc Diệm phải cải tổ bộ máy hành chính trong vòng năm ngày.
Ngô Ðình Nhu lập tức tổ chức phong trào Công chức Cách mạng Quốc gia làm hậu thuẫn cho chính phủ đồng thời vận động Mỹ tăng tiền viện trợ để hoạt động.
Ðầu năm 1955, Diệm đánh một đòn chí tử vào Bình Xuyên: ra lệnh đóng cửa giải trí trường Ðại thế giới. "Bầu sửa" gần như vô tận của Bảy Viễn và cũng là của Bảo Ðại đột ngột tác nghẽn.
Lập tức Bảy Viễn bay qua Pháp gặp Bảo Ðại tính kế đối phó.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.