Chương 12: Chương 23-24
Quỳnh Dao
09/10/2013
Liên tiếp mấy hôm liền, mọi người đều bận rộn trong việc tổ chức tiệc cướị hai vợ chồng ông Lâm mang lá thuốc để rịt vết thương cho Phong đến khu nhà trầm mặc để xin lỗi. Đây là lần đầu tiên trông ông ta thật hiền lành, so với đêm ông ta chém Phong, thật khác nhau một trời một vực. Ông Lâm nói lớ lớ tiếng kinh pha lẫn thổ ngữ, ông cao hứng nói líu lo. Vợ ông ta là một người đàn bà gầy đét cằn cỗi, trên mặt bà ta cũng có xăm hình. Khi tạm biệt, bà ta lúng túng xá bác Chương, bác Châu mấy cái và thay chồng cảm ơn mọi người. Bác Chương khó chịu ra mặt, nhưng bác Châu vẫn lịch thiệp với khách:
- Bây giờ hai nhà đã kết thân rồi thì thôi bỏ qua hết bao nhiêu chuyện cũ nhé.
Tôi không hiểu vợ chồng ông Lâm có thể hiểu ý của bác Châu không, nhưng lần đến thăm này có vẻ thành công. Bác Chương đã dằn được sự nóng nảy. Khi họ đi rồi, bác Châu nói:
- Thế gian này không phân biệt chủng tộc, nòi giống, không phân biệt ke? Kinh người Thượng, một khi đã là cha mẹ rồi thì phải yêu con như nhau cả. Ông Lâm hung bạo như thế mà vẫn yêu quý Sao Ly hết sức. Ông ấy bảo rằng ông ấy đánh đập Sao Ly chẳng qua là để bảo vê. Sao Ly mà thôi. Bây giờ gánh nặng đã trút xuống, ông Lâm không mong gì hơn là Sao Ly trở thành dâu hiền của chúng ta chứ không long rong mãi nữa. Điều này chứng tỏ ông Lâm tuy thô bạo nhưng chẳng phải là người xấu.
Hôn lễ được chuẩn bị một cách gấp rút, nhưng cũng rầm rộ lắm. Giang phòng Tú được thay đổi hoàn toàn. Chiếc giường mới hai người nằm được mang vào, mùng, gối, chăn nệm đều được đổi mới hết. Vải vừa mua về là Diễm Chi lo may áo cưới cho Sao Ly. Lẽ ra nhà gái phải lo nhưng vì gia đình Sao Ly nghèo quá nên bác Châu phải chu tất hết. Bác Châu cho rằng Tú là con trưởng nên dù ở vùng hẻo lánh đám cưới cũng phải làm rầm rô. Bác Chương trái lại, bác còn giận Tú, còn ghét Sao Ly nên tảng lờ như chẳng quan tâm gì đến. Đôi lúc ông hờn lẫy vì " Môn chẳng đăng mà hộ chẳng đối". Nhưng khi ông Viên đi chợ lo sắm sửa, ông lại không quên dặn:
- Nhớ mua nhiều pháo nhé!
Đám cưới đã được quyết định và lễ cưới theo mới, nàng dâu được mặt áo cưới theo kiểu Tây Phương bằng lụa trắng, đầu đội vương miện. Tất cả người thượng trong sóc đều được mời tham dư. Có thể nói đây là một lễ cưới long trọng nhất từ xưa tới nay ở vùng sơn dã này. Trước đám cưới mấy ngày người trong sóc bàn luận không ngớt. Ông Bạch bảo là đám cưới này có thể phá bỏ sự ngăn cách giữa Kinh và Thượng, và kể từ đây không còn câu chuyện thứ 2 nào về hoa Tình Lụy nữa. Tóm lại, mọi người đều vui vẻ và hài lòng.
Trước ngày cử hành hôn lễ một hôm, tôi gặp Tú bên bờ rẫy trồng đậu. Suốt ngày mọi người đều bận rộn với việc chuẩn bị lễ cưới, Tú vẫn giữ được vẻ an phận, bình thản, hình như suốt đời chàng chỉ là những chuỗi ngày trầm lặng.
Tôi đùa:
- Anh Tú, hình như công việc này không phải là công việc của chàng rê?
Tú ngẩng đầu lên nhìn tôi cười, chiếc xẻng vẫn tiếp tục chạy dài trên mặt đất:
- Tôi thích làm những công việc bình thường này, không có gì làm cho tôn an tâm hơn là làm bạn với thiên nhiên.
Tôi hỏi:
- Có chuyện gì làm anh chẳng yên tâm à?
Tú do dự:
- Không, tôi nghĩ là không có gì cả.
Tôi ngồi xuống bờ liếp, vòng tay ôm gối, lặng lẽ trông Tú làm việc. Trời hoàng hôn không nóng lắm, những tia nắng cuối của một ngày rạng rỡ trên nền đất phì nhiêu. Tôi không còn kiềm chế được bản tính hiếu kỳ tò mò:
- Anh Tú, tại sao anh lại nhận đứa bé trong bụng Sao Ly là con anh?
Tú ngẩng đầu lên, nhìn tôi thật nhanh:
- Cô nói gì?
- Chị Sao Ly không thú thật với anh chuyện đó à? Tôi biết tất cả rồi, anh đừng sợ, tôi không nói cho ai biết đâu. Có điều tôi không hiểu tại sao anh lại nhận cái bào thai đó, anh đâu cần phải hy sinh như vậy?
- Hy sinh à? Tú ngẩn người ra, mắt chàng ngừng lại trên mặt tôi: - Tại sao cô lại dùng chữ hy sinh? Bây giờ tôi đã có được Sao Ly, còn gì nữa?
Tôi ngạc nhiên đến tròn xoe mắt. Thoáng một phút, tôi mới hiểu rõ được mối tình si của Tú với Sao Ly. Bây giờ tôi mới thấy, tình yêu của Tú cao cả hơn mối tình của tôi với Phong nhiều. Tôi thấy kính mến Tú hơn. Tôi giả vờ gặng:
- Không lẽ anh không oán chiếc bào thai kia sao? Nó đâu có phải là giọt máu của anh đâu?
Tú đáp thật bình tĩnh:
- Chiếc bào thai kia vô tội. Vả lại tôi đâu phải là con ruột của mẹ tôi, thế mà người vẫn yêu, vẫn thương tôi có thua gì Phong đâu? Cô Thu, cô không thể oán một đứa bé vô tội. Bào thai kia chẳng qua là một sinh vật dược tạo thành một cách vô ý thức.
- Thế đối với gã con trai kia anh không hận thù à?
Tú ngưng công việc lại, gác một chân trên bờ liếp, tay chống trên gối:
- Cô Thu, tôi cho cô biết là khi cô nhận cái bào thai đó, tôi vẫn tưởng là của Phong.
Tôi sững sờ:
- Thế à?
- Vâng, tôi cũng như cô ai cũng hiểu rõ bản tính của Phong và lúc đó tôi nghĩ là Phong yêu cô nhiều lắm. Nếu tôi nhận tội thế cho nó, vấn đễ dễ giải quyết hơn. Vả lại, tôi cũng nghĩ rằng nó là em tôi, thì con nó có khác nào con tôi? Tú chậm rãi nói, mắt hướng về phía chân trời xa lạ: - Với Sao Ly, tôi cũng không có gì để phiền trách, bởi vì nàng không hiểu gì cả. Bây giờ tôi được nàng thì còn mơ ước gì hơn?
Tôi có vẻ hiểu tí tí:
- À! Thế anh có giận Á Nam không?
Tú lắc đầu:
- Thế giới loài người rộng lớn quá, bản tính của con người cũng đa dạng. Á Nam cũng không có gì đáng ghét, hắn chỉ giữ một vai trò bi thảm trong tấn kịch, hắn không dám đối diện sự thật, không dám nhìn thẳng vào cuộc đời. Suốt một kiếp sống chỉ là trốn lánh bằng ngụy biện. Sinh ra đời là phải tập tành đạo diễn cho tấn kịch của chính mình. Tôi không giận Nam mà tôi chỉ tội nghiệp cho hắn, cũng như hơi khinh rẽ hắn.
Tôi trầm giọng:
- Thế anh có sợ đột nhiên hắn quay trở về làm lôi thôi không?
- Tôi chỉ ngại ngày mai hắn đến phá đám mà thôi, nhưng chắc không đâu! Sau đó thì không có gì đáng sợ rồi, tôi sẽ cố gắng bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ vợ con tôi.
Tôi hiểu, điều mà Tú sợ nhất là người cha thật sự của đứa bé xuất hiện giữa tiệc cưới phá đám và cướp mất cô dâu đi.
Tôi trấn an:
- Anh đừng lo, Á Nam không trở lại đâu. Nếu hắn muốn trở lại thì lúc xưa hắn cần gì phải bỏ đi, vả lạị..? Đột nhiên tôi nhớ tới Diễm Chi: - Vả lại, nguyên do để hắn trốn lánh không phải chỉ vì Sao Ly mà còn vì những nguyên nhân khác.
- Cô nói gì?
- Không...Không có gì cả.
Tôi đứng dậy, phủi bụi dính đầy áo, sửa soạn quay vào nhà. Tú kêu lại:
- Cô Thu!
- Chi anh?
Tú thấp giọng:
- Tôi nghĩ là bí mật kia chắc không còn ai biết ngoài chúng ta ra phải không?
- Anh yên tâm, tôi sẽ giữ kín cho anh.
Ngày hôm sau, hôn lễ cử hành tại khu nhà trầm mặc. Hình như tất cả những người chung quanh đều đến dự, từ bà lão đến trẻ con, tiếng cười, tiếng nói ồn ào cả gian phòng rộng. Phong cũng dự, dù vết thương chưa lành nhưng chàng có thể tới lui được, cánh tay bị thương vẫn còn treo trên vai như người thương binh từ mặt trận trở về. Chàng nhìn tôi cười nói:
- Không ngờ cái thằng cha cho anh ăn một dao giờ lại là ông già vợ của anh cả, khôi hài thật!
Cô dâu từ trong bước ra khiến cho cả phòng xôn xao hẳn lên. Sao Ly mặc áo cưới màu trắng đẹp như một nàng tiên. Khuôn mặt che giấu bên sau chiếc mạng e thẹn trông dễ thương vô cùng. Nàng cúi đầu, chầm chậm bước tới trước, chầm chậm lật qua một trang lịch sử mới của cuộc tình, chầm chậm bước sang một cuộc đời mới. Vòng hoa trên đầu Sao Ly là do chính tay Tú kết. Trên tay nàng một bó hoa đủ mầu: hoa trà và hoa cúc. Bây giờ Sao Ly đã đổi khác, nàng không còn là người con gái suốt ngày tung tăng trên đồng cỏ, không còn là nữ thầng của rừng xanh, nàng là một con chim non đã trở về tổ ấm.
Sao Ly đứng bên Tú. Ông Bạch là vị chủ hôn, người giới thiệu hôn lễ và 2 vị giáo viên của trường. Những người thổ dân đứng xem im phăng phắt. Thủ tục cưới hỏi bắt đầu, ba lạy cho người trao nhẫn cưới, pháo bắt đầu nổ vang. Tôi lấy bông giấy rải mạnh lên người cô dâu chú rễ. Nhìn mảnh giấy màu rơi xuống trông như những cánh sao trời rơi xuống trông như những cánh sao trời ơi trên tóc, trên vai, trên mặt họ, quan khác vỗ tay ầm lên. Đôi vợ chồng mới tay trong tay nhìn nhau mỉm cười. Mắt tôi chợt ướt. Mỗi lần nhìn thấy cảnh vui vẻ của thiên hạ là tôi lại muốn khóc, khóc vì sung sướng:
- Đẹp quá! Đẹp quá phải không anh?
Phong đứng cạnh, vòng tay qua lưng tôi kề tai nói nhỏ:
- Lần sau đến phiên chúng mình em muốn hôn lễ phải cử hành ra sao?
Thế này là quá đẹp! Tôi nghĩ. Sau phần lễ nghi là nhập tiệc. Những tấm đệm to trải đầy sân, khách khứa ngồi lên bắt đầu thù tạc. Mãi đến tôi mò khi khách khứa say sưa bắt đầu ngã lăn ra thì không khí yên tĩnh mới trở lại ngồi nhà. Trăng sao và cây cỏ chung quanh êm đềm trong cơn mộng đẹp.
Khi khách đã đi ra vê hết. Tú và Sao Ly đi về phòng. Phong đâu có tha họ dễ dàng vậy, nắm lấy tay tôi Phong nói:
- Chúng ta vòng ra cửa sổ phía sau nhảy vào làm họ hoảng hồn chơi.
Tôi nói:
- Đừng anh! Anh còn chưa lành bệnh mà đùa chi thế không sợ mai bị sốt trở lại à?
- Không sao đâu?
Phong kéo tôi chạy đi vòng đến cạnh cửa sos^? phòng Tú. Trong phòng, hai ngọn hồng lạp nhuộm đỏ cả gian phòng. Chúng tôi núp bên ngoài nghe Tú nói nhỏ:
- Sao Ly em!
Hình như Sao Ly dạ nhỏ, giọng Tú lại vang lên:
- Em cứ yên tâm, anh không làm gì em đâu.
Có tiếng thở dài, rồi tiếng nói nhỏ của Sao Ly:
- Anh Tú bây giờ thì em mới biết, anh thật lòng yêu em.
Trên khung kính, hai chiếc bóng quyện lấy nhau, tôi kéo tay áo Phong nói:
- Thôi đi, đừng phá họ làm chi.
Chúng tôi bước trở ra rừng trúc, trăng sáng như gương. Phong ôm chầm tôi. Ánh trăng làm bóng chúng tôi hiện rõ trên mặt đất, hai chiếc đầu chụm lại thành một. Sau tiệc cưới mấy hôm, khu nhà vẫn tràn ngập trong không khí vui vẻ. Hai vợ chồng trẻ thật hạnh phúc. Bác Chương bây giờ đã chấp nhận nàng dâu mới. Ông quên dần bao nhiêu sự chống đối lúc đầu. Bác Châu lúc này bỗng nhiên thẩn thờ như người mất hồn, trông bà lúc nào cũng có vẻ suy nghĩ ngay cả lúc rửa tay, lúc nấu ăn. Có lẽ bác đang hồi tưởng đến ngày xưa của mình. Tôi và Phong vui lây cái vui của Tú. Chúng tôi cứ ngụp lặn trong biển tình. Chỉ có Diễm Chi, cái đám cưới này làm nàng nghĩ suy điều gì, nhưng nàng chỉ một mình lặng lẽ với niềm riêng.
Sáng hôm ấy, khi đến khu lồng chim, chúng tôi đã chạm mặt Diễm Chi, Chi đang cho chim ăn. Đám bồ câu vây quanh nàng, đôi lúc một hai con lại bay lên vai, nhảy lên đầu, hình ảnh đẹp như một bức tranh. Tôi bước tới phụ giúp. Một số bồ câu bay sang phía tôi, có cả con bồ câu lông trắng tên Ráng Chiều, nó gợi cho tôi nhớ ngày đầu tiên khám phá ra mối tình của Diễm Chi. Đúng chăng đây là sứ giả của tình yêu? Nhưng, gã con trai dùng thơ hay lời là một gã thế nào? Hắn có xứng đáng với mối tình si dại của Diễm Chi không? Tôi không thể đem chuyện của Sao Ly ra kể lại cho nàng nghe, và cũng không biết làm thế nào để đánh thức Diễm Chi dậy.
Đưa tay vuốt nhẹ những sợi lông trắng muốt của Ráng Chiều tôi nói:
- Đây đúng là một sứ giả tốt, hai người làm thế nào biết sử dụng đến nó vậy?
Diễm Chi mở to mắt nhìn tôi:
- Chị nói gì thế?
À! Tôi nghĩ có lẽ nàng chưa rõ được bí mật của nàng đã bị tôi khám phá ra trong những ngày đầu, tôi cười cười:
- Lúc mới đến đây, tôi đã tình cờ trông thấỵ..
- Chị trông thấy gì?
- Một lá thư. Lá thư của Á Nam gởi cho Chi, cột trong chân của Ráng Chiều.
Diễm Chi ngơ ngác:
- Thư à? Tôi không hiểu chị nói gì ca?
Tôi thở dài:
- Thôi được nếu Chi không muốn kể là thư, thì đấy là một mảnh giấy vậy. Mảnh giấy mà Á Nam viết cho Chi đấy.
Diễm Chi thành thật:
- Anh Nam không hề viết giấy hay thư từ gì cho em hết chúng em chỉ một đôi khi gặp nhau trong rừng trúc, nói nhau một đôi câu, hoặc buổi sáng đợi lúc em ra cho chim ăn đến gặp em. Đôi khi anh ấy cũng có vào nhà, nhưng rất ít.
Tôi chau mày:
- Thế hai người không có nhờ bồ câu gởi thư cho nhau à?
Diễm Chi càng ngơ ngác:
- Nhờ bồ câu đưa thơ à? Chị Thu, chị đùa đấy à? Em chỉ có đưa thư bằng chim câu một lần, đó là lần gởi thư tìm chi.
Đầu óc tôi hoàn toàn bối rối. Cử chỉ của Diễm Chi đâu có gì muốn dối tôi đâu? Vả lại bây giờ còn có gì nữa đâu mà cần che đậy? Vậy chứ mảnh giấy đó là mảnh giấy gì? Tôi bước tới lồng Ráng Chiều mò mẫm. Không có một cái gì trong đó hết. Lá thư lần trước nếu chẳng phải là của Á Nam viết cho Diễm Chi thì là của ai? Tôi cố moi trí thông minh. Không lẽ...tôi muốn choáng váng. Diễm Chi nghi ngờ:
- Chị Thu, chị muốn tìm gì thế? Chị muốn tìm gì trong chuồng Ráng Chiều?
Đầu óc tôi tràn ngập những tưởng tượng không đâu, tôi lắc đầu bảo:
- Không, không có gì cả, tôi đùa chơi vậy mà.
- Chị đùa à? Chị đùa cái gì?
- Có người cột mảnh giấy trong chân chim câu, tôi lại tưởng là của Á Nam gởi cho Chi chứ.
Diễm Chi tò mò:
- Trong đấy viết gì?
- Tôi cũng không nhớ, chắc có ai nghịch đây!
Diễm Chi nhìn tôi cười và quên ngay câu chuyện một cách dễ dàng. Chúng tôi tiếp tục cho chim ăn, nhưng tôi không còn lòng dạ nào nghĩ đến việc cho chim ăn nữa. Mảnh giấy không phải viết cho Diễm Chi thì nhất định phải viết cho một người nào đó trong ngôi nhà này. Cho ai?
Diễm Chi đột nhiên nói:
- Chị Thu chị nghĩ xem anh Nam có trở lại nữa không?
Tôi trở lại thực tại:
- Nam à? Bô. Chi chưa quên được hắn sao?
- Làm sao có thể quên được người mình yêu một cách dễ dàng như vậy?
Tôi nói:
- Theo tôi thì Nam không bao giờ trở lại, vì...
Nói tới đây tôi ngưng lại. Ánh mắt của Diễm Chi thật đa tình, nàng có một khuôn mặt nhỏ nhắn thật dễ thương. Tôi không nỡ nào tạt nước lạnh vào mặt.
- Em cũng biết, chắc chắn chàng không trở lại. Diễm Chi nói, gương mặt nàng như ẩn hiện nụ cười say đắm: - Chàng không phải là con chim câu được nuôi nấng tử tế, chàng là người lãng tử, nhưng dù thế nào đi nữa, em vẫn tin rằng, đi đâu Nam cũng mang hình ảnh em theo.
- Thế à!
- Vâng, chị có tin như thế! Chị Thu? Lúc gần đây nhìn thấy anh Cả và chị Sao Ly, chị với anh Hai, em chợt hiểu ra tình yêu là như thế đó. Rồi một ngày nào đó, biết đâu em chẳng gặp một người đàn ông nào khác, em sẽ yêu, nhưng chắc chắn không bao giờ em quên được Nam, và em tin rằng chàng cũng sẽ không quên em. Mối tình đầu nồng cháy, cao thượng sẽ giữ một địa vị quan trọng trong lòng em.
- Tôi nghĩ rằng...
Nói tới đây, tôi ngưng lại, vì không muốn phá vỡ nguồn hồi tưởng của Diễm Chi. Đời sống bao giờ cũng đẹp. Tình cảm là cả một bài thơ, tôi không thể nào đem chuyện xấu xa của Nam kể ra để làm Chi vỡ mộng. Sau cùng tôi tiếp:
- Tôi nghĩ rằng, Diễm Chi nói đúng, Nam chẳng bao giờ quên Chi đâu!
Diễm Chi cười, nụ cười rạng rỡ trong nắng sớm mai.
Chương 24
Sau lần nói chuyện với Diễm Chi đầu óc tôi càng rối hơn, tôi không làm sao quên được cái thắc mắc do chú chim Ráng Chiều mang đến. Đứng trong sân, nhìn mấy dãy nhà trệt trước mặt, những bờ giậu bao quanh, tôi lạ lùng không hiểu tại sao trong chốn sơn lâm cùng cốc này, trong dãy nhà đơn giản của nông trại này lại chứa đựng quá nhiều bí mật thế. Đàn bồ câu tung cánh bay qua ngọn trúc. Lần đầu tiên tôi cảm thấy bàng hoàng. Mỗi một nhân vật trong khu nhà trầm mặc đều khép kín trong chiếc vỏ bề ngoài đơn giản. Tôi không làm sao hiểu được họ, không hiểu rõ được những âm mưu ẩn dấu trong từng lá trúc.
Phong chú ý đến thái độ bất thường của tôi, nhưng chàng tưởng là vì chúng tôi sắp phải xa nhau, chỉ còn một ngày nữa là chàng phải lên đường rồi nên tôi buồn. Vết thương ở vai Phong chưa hoàn toàn lành hẳn. Nhưng trường đại học của chàng đã khai giảng ba tuần rồi, đâu thể nào cho phép chàng nghỉ nhiều hơn được
Buổi chiều, trong gió thu, hai đứa dìu nhau đi trên đường mòn đầy lá vàng, đến thăm " Hồ Mộng của chúng tôi". Bờ hồ lá rụng đầy, tạo nên một chiếc thảm dầy. Chúng tôi ngồi xuống đó, ngắm mây trắng phiêu du trên trời cao. Sương lạnh trên mặt hồ che phủ nền xanh của nước. Chúng tôi tựa lưng vào nhau mà chẳng nói gì. Phong ngắt những đóa hoa Tình Lụy kết thành chiếc vương miện cài trên đầu tôi, bảo tôi là cô dâu dễ thương của chàng. Tôi tựa đầu vào vai chàng nhìn cảnh hồ thơ mộng. Biết bao cuộc tình, biết bao biến cố đều phát xuất từ nơi đây. Tôi nhớ đến thái độ mừng rỡ của mình khi mới đến, tôi ngâm khẽ bài thơ lần đầu Phong đã đọc cho tôi nghe.
Trời cao xanh ngắt một màu.
Lá vàng rơi ngập đất sầu mang mang
Sóng thu như quyện khói lam
Còn nghe sương lạnh trên cành rụng rơi
- Thu, em biết không, qua đến ngày mai là lòng chúng ta cũng buồn như mấy câu thơ sau cùng.
Mấy câu thơ sau cùng? Tôi yên lặng không đáp. Phong đọc tiếp:
Nhớ quên nhớ suốt đêm dài
Đêm nằm chẳng ngủ tựa người lầu cao
Rượu kia đem đến giải sầu
Sầu kia chưa giải lệ sao hai hàng?
Phong hôn thật say lên môi tôi, nước mắt tôi thấm ướt môi chàng, khi ngẩng đầu lên chàng giả vờ vui vẻ:
- Ừ? Sao nữa đó cô bé đa sầu đa cảm của tôi? Chiếc khăn tay em đâu rồi? Chùi sạch nước mắt đi chứ. Chúng ta xa nhau chẳng bao lâu đâu em. Đến mùa nghỉ hè dù lúc bấy giờ em theo cha hay em theo mẹ, dù em ở bất cứ chân trời góc bể nào, cũng nhớ trở về nông trại Lệ Thanh này, chúng mình sẽ gặp lại nhau bên bờ Hồ Mộng có chịu không, hở Thu?
Tôi đứng đấy yên lặng, còn cái gì lôi cuốn tôi hơn chàng, hơn bờ Hồ Mộng?
Ngày hôm sau, chúng tôi thả bộ trên cánh đồng cỏ, đi khắp những nơi mà dấu chân chúng tôi đã đặt qua, kể cả sóc Thượng. Nhìn những ngôi nhà cỏ mong manh, những mái nhà tranh nhỏ nhắn Phong nói:
- Khi ra trường xong, không chừng anh sẽ về đây ơ?
- Để cải thiện đời sống của họ à?
Phong chỉ những ngôi nhà xiêu vẹo:
- Cải thiện nếp sống của họ bắt đầu từ những căn nhà này, phải cất lại cho thoáng khí. Sống mãi trong ngồi nhà ẩm thấp, tối tăm từ ngày này qua ngày kia làm sao không đau yếu.
Tôi nghĩ đến Tú, anh chàng đã từng nói sẽ giúp đỡ thổ dân ở đây trong việc canh tác. Vì ở vùng núi này chỉ thích hợp cho việc trồng hoa quả chứ không thích hợp cho việc trồng lúa, cần quá nhiều nước. Tú bảo điều mơ ước của chàng là trong một ngày nào đó được đứng nhìn khu rừng đầy hoa quả. Đời sống của dân sơn cước sẽ trở nên sung túc và giàu có hơn. Nếu thế thì gia đình bác Chương sẽ là cứu tinh của dân ở đây và có lẽ sau này vùng đồi núi hoang vui sẽ là một thiên thai nơi trần thế.
Tôi mong cho thời gian ngừng trôi, cho ngày hôm nay ngừng lại. Nhưng rồi nó vô tình qua mất. Phong đi rồi! Chàng được anh Tú dùng xe mô tô chở đến Đơn Dương. Tôi cùng toàn thể những người còn lại trong gia đình bác Chương và ông Bạch đứng dưới tấm biểN ở cổng, đưa mắt nhìn theo cho đến khi bóng xe mất hút trong bụi mù. Lệ mờ đôi mắt, tôi đứng đấy trông theo. Chim trời đã bạt gió phương nào. Mọi người xung quanh tản đi lúc nào không biết. Đứng một lúc, đột nhiên có bàn tay ai vỗ nhẹ lên vai tôi rồi giọng nói của ông Bạch:
- Thôi Lệ Thu ạ! Đừng có buồn nữa. Hãy nghĩ cho kỹ xem, những tháng ngày êm đẹp còn dài, Thu còn trẻ, ngày dài sẽ đền bù khoảng trống buồn tẻ này.
Tôi ngước mắt lên, ông Bạch đang đứng cạnh, gương mặt đầy vẻ thông cảm.
- Thôi chúng ta vào nhà chứ?
Gia đình bác Chương đã về từ lâu rồi, tôi nghĩ có lẽ bác Châu đã nhờ ông Bạch ở lại an ủi tôi. Ven theo con đường mòn đất đỏ chúng tôi chậm rãi bước. Bầy dễ của nông trại đang tản mác khắp nơi ăn cỏ, bé Sao Ha ngồi dưới gốc cây ngủ vùi. Một vài chiếc lá vàng rơi nhẹ trên váy con bé. Tôi thở dài:
- Tại sao con người ta cứ mãi gặp cảnh ly biệt, buồn bã thế này vậy?
Ông Bạch an ủi:
- Thu, em đừng buồn. Cũng bởi vì loài người biết yêu nhau nên mới khổ như vậy. Tình yêu bao giờ cũng mang đến buồn đau.
Tôi hỏi:
- Có phải đấy là cái giá mà ta phải trả cho mỗi cuộc tình không?
Ông Bạch cười:
- Tự nhiên là thế. Các em còn trẻ, các em ráng giữ vững chính mình là sẽ thắng ngay. Hãy nhìn xem trên đời có biết bao mối tình tuyệt vọng. Nhưng thôi, các em đã hạnh phúc rồi thì cách nhau một thời gian ngắn có nghĩa gì?
- Mối tình ngang trái, tuyệt vọng? Tôi lẩm bẩm:
- Thế nào là mối tình tuyệt vọng:
Ông Bạch suy nghĩ một lúc đáp:
- Thí dụ như Thu yêu một người nào đó mà luân lý xã hội không cho phép Thu yêu, hoặc là yêu phải một người mà mình biết rằng không bao giờ lấy được.
Tôi hỏi:
- Thế tình yêu bắt buộc phải chiếm hữu nhau mới được à?
Ông Bạch hỏi ngược lại:
- Thế ý em thì sao?
- Tôi nghĩ rằng, tôi chỉ cần chiếm trọn quả tim của Phong là được rồi!
Ông Bạch yên lặng, mắt ông nhìn về phía đồng cỏ đầy vẻ suy tư.
- Tình yêu đa dạng lắm, có nhiều khi muốn đoạt mà không được, rồi đau khổ buồn bã ray rứt. Đến bao giờ trưởng thành trái tim đã thành đá, ta mới có thể yêu mà không đòi hỏi xác thịt, đòi hỏi chiếm hữu!
- Thế à? Những lời nói của ông Bạch đưa tôi vào trong một thế giới khác của tình yêu. Mối tình như thế là mối tình si. Nếu yêu mà không đòi hỏi thì tình yêu đó quá cao thượng, quá siêu việt rồi. Tôi chỉ là người trần mắt thịt làm sao tôi không buồn bã, không khô héo khi chia ly được?
Nhìn sang ông Bạch tôi tự hỏi không hiểu ông ấy đã đau khổ bao nhiêu lần rồi?
Ông Bạch hỏi:
- Cô làm gì mà nhìn tôi dữ thế?
- Tôi ngắm trái tim sắt đá của ông.
Ông Bạch có vẻ xúc động mạnh, ông nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi đã làm gì để ông bị tổn thương? Một lúc thật lâu, những bắp thịt hằn trên mặt ông giãn dần ra, ông nhìn tôi cười gượng:
- Tôi mong rằng mình có được một tâm hồn trưởng thành sắt đá như thế. - Tôi cầu chúc ông được như vậy. Chúng tôi nhìn nhau cười thoải mái, nhưng không khí ở đây hình như không chứa đựng ý đùa cợt. Ông Bạch đi bên cạnh, đôi mắt ông hiện rõ vẻ suy tư, mạch hai bên thái dương đập nhanh, chứng tỏ ông đang xúc động. Ông đau khổ chăng? Tại sao? Tôi cũng không biết nhưng cảm thấy hình như mình biết quá nhiều về ông.
Trở về khu nhà trầm mặc, mấy hôm liền tôi vẫn không rứt được nỗi nhớ thương. Đồng cỏ xanh không còn đẹp, nắng chiều không còn xinh, bờ hồ thì lại đầy ắp nỗi buồn xa vắng. Tôi lang thang khắp nơi tìm kiếm vết tích của tình yêu. Trạng thái ra ngẩn và ngơ này kéo dài cho đến lúc nhận được bức thơ đầu tiên của Phong gởi về. Trong thư chàng bảo:
"Thu, đừng khóc, ngày tháng rồi sẽ qua mau, chúng mình sẽ gặp lại nhau, và lúc bấy giờ anh không muốn thấy em gầy đi. Em phải vui như anh đấy nhé Thu. Anh biết em sẽ hết lo ngay, nếu em hiểu rằng có một người ở phương trời này, lúc nào cũng ngập đầy bóng dáng em trong óc, ngập đầy tên em trong tim thì em sẽ không còn buỗn nữa phải không em?...
Đọc xong bức thư, tôi chỉ còn biết ôm thư khóc ngất, khi đã trở lại trạng thái bình thường, tôi mới lật quyển "Ngôi nhà trầm mặc yêu dấu" ra gom góp bao nhiêu tư tưởng vụn vặt lại, bắt đầu viết tiểu thuyết, công việc làm thật ngon lành. Rồi tối đến tôi viết lá thư dài cho Phong. Xong tôi mới yên tâm ngơi nghỉ.
Hôm sau, đến phòng đọc sách của bác Châu tôi định tìm quyển tiểu thuyết xem, không khí yên tĩnh trong phòng là hấp dẫn nhất. Những bức họa, những tác phẩm điêu khắc trong gian phòng cũng những kệ đầy ắp sách là cả một thế giới đặc biệt.
Ngồi xuống ghế, tôi nhìn tác phẩm hoa cúc của ông Bạch thật xuất thần trên tường với hàng chữ thật quen.
Người cao ngạo vì ai ở ẩn
Cũng loài hoa nở muộn vì aỉ...
Bên sân sương rụng u hoài
Nhạn về để lại sầu ai ngậm ngùi!
Ông Bạch hỏi ai thế? Hỏi cúc? Nhưng cúc là ai? Tại sao chọn mấy câu thơ như thế? Tôi lắc đầu xua đuổi mọi ám ảnh. Có lẽ ông ấy viết để mà viết chứ không phải tâm sự gì cả...Đứng dậy đến kệ sách tìm kiếm một lúc thật lâu vẫn không thấy quyển sách gì hay. Nhìn lên bàn, thấy quyển tiểu thuyết mỏng, tôi cầm lên thuận tay lật xem, một phong thư bở ngỡ rôi xuống, tôi nhặt lên. Bản tính hiếu kỳ tò mò nổi lên, tôi lật ra xem.
Châu,
Sống mấy mươi năm rồi, bây giờ anh mới hiểu được ý nghĩa cuộc đời, cũng như hiểu em. Anh biết rằng không bao giờ em chịu xa anh ấy, và như thế là không bao giờ anh có hy vọng được em. Tất cả là định mệnh. Anh hiểu và không đòi hỏi gì ở em nữa, anh đã thấy lòng mình bình thản vô cùng.
Phải cảm ơn Lệ Thu, con bé mới lớn, thế mà đã đánh thức được anh. Mấy năm liền, anh cứ sống trong trạng thái giày vò, ray rứt. Đến bây giờ anh mới được trưởng thành trong tình yêu. Anh sẽ có một tấm lòng tôi luyện, anh sẽ không đòi hỏi em những việc làm trần tục nữa. Nhưng, Châu, em hãy cho phép anh được sống tại vùng rừng núi này, anh sẽ lặng lẽ sống bên cạnh em, để biết rằng mình lúc nào cũng gần gũi, cũng có thể gặp em bất cứ lúc nào. Dù xa cách nhau ngàn trùng, lòng anh vẫn bên em.
Em nghĩ xem, đời này có bao nhiêu người có được tình yêu? Chúng ta có, dù có trong đau khổ vẫn còn hơn rất nhiều người trên cõi đời này, không ai hiểu anh nhiều hơn em, cho anh tình yêu nhiều hơn em. Cuộc đời phiêu lãng của anh đến tận nơi thâm sơn cùng cốc này mới tìm được tri âm thì anh còn mong mỏi gì hơn nữa?
Dú có dùng vạn lời cũng không nói lên được một phần mười tâm sự anh bây giờ. Mong em hiểu. Chúc em khỏe. VI BẠCH.
Lá thư trên tay tôi rơi xuống bàn, tôi ngẩn ngơ một lúc thật lâu. Bức thư đã nói rõ tất cả những gì tôi thắc mắt. Có điều, sự thật đã làm tôi ngỡ ngàng. Bác Chau và ông Bạch! Tôi thật ngu, tại sao không đặt giả thuyết như vậy từ đầu? Họ gần gũi nhau, hiểu biết nhau dễ dàng. Bây giờ thì chuyện Ráng Chiều đưa thư không phải là đưa cho Diễm Chi như tôi đã tưởng mà là đưa cho bác Châu. Đêm nào đó tôi đã nhìn thấy 2 bóng đen, cũng là ho. Vì bác Châu mà ông Bạch ở lại nơi này, để vui cái vui của người yêu, khổ cái khổ của người mình mến. Riêng về bác Châu thì saọ.. Nhớ lại có lần, khi ngồi đàm luận với bác Châu về văn hiện thực và thơ, bác Châu đã bảo là bác thích văn hiện thực. Một người đàn bà trí thức có tình cảm phong phú thật hiếm có. Có một nhà thông thái đã bảo người trí thức là con người khốn khổ nhất trên đời. Bác Châu lúc nào cũng phải ở trong tình trạng cảnh giác, kềm chế không cho tình cảm mình vượt khỏi giới hạn, như thế quả khổ thật. Thế mà bác vẫn chịu đựng, không muốn để cho chồng con phải khổ, phải chăng vì bác đã hiểu rõ chồng? Một người thô bạo bề ngoài nhưng tốt bụng! Đằng này chỉ là một khoảng cách thật ngắn. Hiểu được nhau có lẽ lòng họ đã mãn nguyện lắm rồi!
Một bức thư thật ngắn, vỏn vẻn có mấy hàng mà ngập đầy đau khổ, máu lệ thế kia? Nhặt phong thư lên tôi bỏ vào vị trí cũ. Nước mắt rưng rưng. Mối tình của bác Châu và ông Bạch ngày xưa làm tôi cảm động. Tình yêu con người thật đa dạng, không phải chỉ là một sự đòi hỏi của xác thịt mà nó còn phải có những cái khác. Nó cần phải có sự cảm thông, cần cho và nhận đầy đủ. Khi đó, tình yêu sẽ là thơ là nhạc, là tất cả những gì cao thượng nhất.
Lau nước mắt, nhưng không lau được những áy náy trong lòng, tôi nghĩ đến mối tình của ông Bạch và bác Châu, sự khâm phục và cả mến chiếm trọng hồn tôi. Quên hẳn là việc đi tìm tiểu thuyết để đọc, tôi ngồi thừ ra đó. Cuộc đời đẹp thật! Đời đẹp vì có nhiều tình cảm cao thượng, quí báo!
Có tiếng cửa mở thật nhe. Bác Châu vội vã bước vào.
Nhìn thấy tôi, bác ngập ngừng một chút. Mắt bác liếc nhanh về phía quyển sách. Có lẽ bác nhớ đến lá thư bỏ quên trong quyển sách nên vào để thủ tiêu.
Bác Châu nhìn sang tôi với một thoáng nghi ngờ.
Tôi vội nói:
- Con đến đây tìm xem có quyển tiểu thuyết nào xem được không!
Lời thổ lộ của tôi quả thật dần. Bác Châu lại liếc nhanh sang quyển sách lo lắng:
- Sao, con tìm được quyển nào chưa?
Tôi đáp ngay:
- Dạ con chưa tìm, con đang xem mấy tác phẩm điêu khắc của ông Bạch. Ông ấy khắc đẹp quá. Bác thích hoa cúc không hở bác?
Bác Châu mỉm cười, sự căng thẳng đã biến mất:
- Vâng, bác thích lắm.
Tôi nhìn lên hình hoa cúc. Bây giờ thì tôi hiểu rồi tôi hiểu hoa cúc dùng để ám chỉ ai. Người cao ngạo vì ai ở ẩn? Cũng loài hoa nở muộn vì ai? Định mệnh đã khiến bác Châu ẩn cư trong rừng, và hoa chỉ nở vì người mang tên Vi Bạch. Tôi quay lại nhìn bác Châu cười nói:
- Ý hai câu thơ đẹp quá hở bác?
Bác Châu nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Tiếc là rất ít người hiểu được nghĩa của nó.
- Nhưng có người hiểu và thưởng thức được là hay lắm rồi:
Chúng tôi nhìn nhau. Trong một phút, chúng tôi hiểu rõ nhau hơn. Bác Châu biết tôi đã hiểu được tất cả, không phải chỉ bie6 t về nỗi niềm riêng thôi, mà còn hiểu cả cách thưởng ngoạn nghệ thuật.
Đi về phía cửa, bác Châu gọi khẽ tên tôi:
- Lệ Thu!
Tôi đứng lại, bác Châu trở lại bàn lấy quyển tiểu thuyết đưa tới trước mặt tôi, bác rút phong thư ra xong bảo:
- Ban nãy con bảo là con tìm tiểu thuyết xem ha? Quyển này khá lắm mang về xem đi!
Tôi tiếp lấy quyển tiểu thuyết xong lặng lẽ bước ra ngoài. Khu nhà trầm mặc ở lại phía sau. Đồng cỏ thật trống, băng qua khỏi khu rừng, đến bờ suối tôi đứng yên ở đây. Nước trong dòn vẫn trôi lờ lững, đá sỏi dưới đáy nước rực rỡ theo con nắng. Ven theo bờ, tôi đi ngược về phía trên. Bất chợt tôi dừng lại, vì trước mặt tôi, ông Bạch đang ngồi tựa lưng vào gốc cây thả câu. Phao vẫn nằm yên trên mặt nước. Đột nhiên tôi nghĩ, bây giờ trong giỏ cá của ông Bạch chắc chắn đang đựng đầy hạnh phúc (có người suốt một đời không hiểu được tình yêu là gì, so với những người đó, ông Bạch hạnh phúc hơn nhiều). Mắt chợt ướt, tôi nhìn ông Bạch yên lặng và nhớ lại những tình cảm bốc đồng ngày nào. Bây giờ, tất cả đã qua rồi, nước mắt đã chảy trôi bao nhiêu kỷ niệm, tôi cũng qua rồi quãng thời lãng mạn.
Không muốn quấy rầy ông Bạch, tôi rời khỏi bờ suối, bỏ đi về phía bờ Hồ Mộng. Ngôi trên bờ hồ, để mặc cho khói sương lạnh vây quanh. Tay chống cằm, tôi lặng nhìn mặt hồ yên như gương. Gió thu vi vu qua rừng cây, phảng phất trên mặt hồ. Từng chiếc lá vàng rơi nhẹ, tôi nghĩ đến bài thơi mình viết cho Phong:
Nước hồ thu không sóng
Sao sóng nổi trong lòng
Sóng kia rồi cũng lặng
Nhưng tình chẳng hề tan
Nghĩ lại ngày mới đến nông tr.ai Lệ Thanh với trăm nỗi đắng cay, với bao nỗi chán chường, bây giờ lại yên lặng ngồi đây tâm hồn dịu vợi. Sự trưởng thành đến trong lặng lẽ, nhưng dù sao thế giới này vẫn tuyệt vời.
Hoàng hôn xuống tôi mang ánh nắng dễ thương, mang mùi cỏ dại thơm ngát và cả một cõi lòng bâng khuâng về khu nhà trầm mặc. Vừa bước chân vào phòng khách, tôi đã nghe tiếng gọi vui vẻ của bác Châu:
- Lệ Thu ơi! Con nhìn xem ai đây?
Tôi mở to mắt, chạy ùa tới trước. Ờ mẹ! Mẹ mang bụi bặm lấm áo đường dài, với một nỗi vui trùng phùng, đang mở rộng vòng tay đón tôi. Ngã vào lòng người siết chặt, mắt tôi ứa lệ, tôi gọi:
- Mẹ! Mẹ!
Mẹ ôm chặt đầu tôi, người đưa bàn tay run run lên vuốt những sợi tóc hoang trên đầu, vuốt khuôn mặt cháy rám vì nắng của tôi, nói:
- Thu, chuyện đã giải quyết xong rồi con a. Mẹ được nuôi con, và bây giờ mẹ đến rước con về đây.
Ngẩng đôi mắt đầy lệ lên, tôi nhìn mẹ, hỏi:
- Mẹ, ly dị với cha rồi mẹ có thấy sung sướng hơn không?
Mẹ nghẹn ngào, ánh mắt van xin:
- Mẹ chỉ mong làm sao không mất con là được.
Tôi tựa đầu vào vai người:
- Mẹ sẽ không bao giờ mất con, cũng như cha, cha cũng sẽ không bao giờ mất con. Con yêu hết cả 2, dù cha mẹ có ly dị nhau cũng thế.
Tâm hồn tôi trở về với sự bình thản, ái tình thật đa dạng nếu cả 2 không thể sống chung nhau thì cần gì phải có mảnh giấy ràng buộc? Mỗi người đều có thể mưu tìm hạnh phúc cho riêng mình nhưng dù sao được như vợ chồng bác Chương cũng hơn? Bác Châu hiểu và phục chồng, bác Chương không thể sống thiếu bác Châu. Cuộc hôn nhân của 2 người là một sự cần thiết cho nhau. Đời sống mà chỉ là những sự cãi vã và không hiểu nhau thì còn gì là hạnh phúc. Bây giờ tôi hiểu rồi, tôi nói với mẹ:
- Mẹ, mẹ không cần phải đòi hỏi cho được quyền giữ lấy con, vì dù sao con cũng là con của mẹ, con của cha. Dù cho cha và mẹ có ly dị nhau đi nữa, con vẫn là con của cha me.
Mẹ tôi nhìn thẳng vào mắt tôi, đột nhiên người la lên:
- Thu, con thay đổi nhiều quá! Đen nhưng có vẻ khỏe hơn lúc ở nhà!
Tôi nói:
- Con lớn rồi mà!
Mẹ cười ra nước mắt, tôi cũng thế. Đây là lần đầu tiên giữa mẹ con tôi không còn cái hố ngăn cách nữa.
3 ngày sau, chúng tôi rời khỏi nông trại Lệ Thanh.
Xe đã chạy, tôi nhìn qua khung kính, nông trại Lệ Thanh, rồi đồng cỏ, rừng núi, đám trừu con đang ăn...tất cả đều ở lại sau lưng! Lòng tôi tràn ngập băn khoăn, nước nắt đọng trên mi. Nông trại Lệ Thanh! Nơi tôi đã trưởng thành! Đám bụi đỏ bốc mù phía sau. Lòng dặn lòng - rồi ta sẽ trở lại. Mẹ hỏi:
- Con nghĩ gì thế hơ? Thu?
Tôi đáp:
- Con nghĩ rằng, con sẽ...viết một quyển tiểu thuyết.
Đoạn Kết
Mùa đông năm đó, tôi trở lại nông trại Lệ Thanh. Dàn dê mập hơn, hồng diệp đỏ thắm hơn và một vài cây anh đào trong đồng cỏ đã đơm bông. Riêng về những người trong nông trại như bác Chương thì vẫn như xưa, vẫn dễ yêu mến nhưng cũng sẵn sàng gây gỗ với mọi người. Bác Châu trông tươi vui hơn, thái độ của bà làm cho người chung quanh cảm mến. Tú vẫn suốt ngày quần quật ngoài đồng, nhưng anh không còn cô độc nữa vì bên cạnh anh lúc nào cũng có Sao Ly. Người thay đổi nhiều nhất có lẽ phải là Sao Ly. Từ một người con gái ham rong chơi nay đã thành một hiền phụ giúp chồng rất đắc lực trong công việc đồng áng. Nụ cười luôn nở trên môi. Có lẽ nàng đã tìm được người yêu quý đáng tin cậy, đủ sức để làm cho đôi chân nhỏ dừng lại.
Cha của Sao Ly cũng hay đến nông trại Lệ Thanh, vết xăm trên mặt của ông không làm tôi sơ. Ông Lâm bây giờ là một tay phụ giúp đắc lực cho Tú và bác Chương. Sức của ông bằng ba sức người thường. Ông không thích nói chuyện nhiều, chỉ yên lặng làm việc, một đôi khi lên tiếng chỉ là để trách mắng Sao Ly. Sợ nàng khuân vác nặng nề có hại cho cái thai.
Diễm Chi có vẻ trưởng thành và đẹp hơn trước, nàng vẫn hay mắc cỡ và suốt ngày làm bạn với kim chỉ vá may. Hàng ngày nàng chuẩn bị cho đứa cháu sắp chào đời nhiều áo quần và giày vớ đẹp. Thỉnh thoảNg nàng cũng đi dạo quanh vùng với tôi. Có một lần bác Châu nói:
- Con xem Diễm Chi lúc này đã vui vẻ như thường rồi phải không?
Tôi nhìn bác Châu, không hiểu:
- Bác nói thế là thế nào?
Bác Châu bảo:
- Bác muốn nói đến mối tình thuở xưa của nó. Thời gian là liều thuốc tốt chửa lành vết thương. Rồi quay sang tôi bác hỏi: - Thu, bộ con không biết chuyện tình của Diễm Chi với Á Nam à? Cho cô biết không có chuyện gì xảy ra mà qua khỏi mắt của người me. Nam không hẳn là người xấu. Có điều là thói sở khanh của nó đã làm nó đánh mất luôn chính mình. Bác sẵn sàng tha thứ cho Nam với Diễm Chi, bác không muốn làm tan giấc mộng đẹp thuở ban đầu của nó, bác muốn nó nghĩ là nó có mối tình đầu thơ mộng. Thời gian là liều thuốc hay, vừa có thể trị lành bệnh vừa làm cho con người trưởng thành.
Bác Châu thật là người đàn bà đáng kính phục! Thì ra cái gì bác cũng biết cả nhưng chẳng muốn nói ra. Tôi nghĩ rằng, có lẽ chuyện cái bào thai của Sao Ly bác cũng biết nhưng bác không bận tâm, vì bác vẫn có thể yêu thương trẻ con như đã yêu thương Tú vậy.
Còn ông Bạch đáng mến, một lần bên bờ suối, tôi đã gặp ông và chúng tôi đã nói với nhau một vài lời:
- Ông định ở đây suốt đời sao ông hiệu trưởng?
- Cũng có thể lắm. Tôi yêu nơi này.
- Ông không buồn sao?
- Cuộc đời đầy đủ thế này, còn buồn gì nữa?
- Có lẽ, vì ông đã tạo được cho mình một trái tim đá.
Ông Bạch cười:
- Cô quả là một phần tử nguy hiểm!
- Tại sao?
- Vì cô đã chui vào tim người ta cho thỏa tính tò mò. Cho cô biết cuộc đời phức tạp lắm đừng tưởng bở.
- Nhưng tôi hiểu được ông là đủ rồi!
- Cám ơn, riêng với cuộc đời này, tôi không mong mỏi gì hơn.
Ông Bạch thì như thế đó. Tình cảm bắt đầu thăng hoa từ khi tôi tình cờ phát biểu ý kiến riêng tư về tình yêu của mình và Phong. Ông không còn buồn, không còn bị ray rứt nữa, trái lại chấp nhận "cách nhau nghìn trùng, nhưng vẫn gần nhau mãi mãi".
Riêng tôi và Phong, sự trùng phùng làm chúng tôi sung sướng vô cùng. Chúng tôi nắm tay nhau tung tăng trên đồng cỏ, trong rừng hoang. Buổi sáng đi hứng lấy sương mai, chiều đến ngắm ráng chiều hồng, buổi tối đi dạo dưới trăng sáng. Tôi nghĩ là không còn ai sung sướng, hạnh phúc và say đắm hơn chúng tôi. Niềm vui như nắng sớm, chúng tôi biết rằng tương lai chưa hẳn là một con đường bằng phẳng, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng. Hai quả tim cương quyết, biết thương yêu nhau làm gì chẳng phá vỡ mọi trở ngại trên đường đời.
Ngồi tựa lưng nhau bên bờ hồ. Hôm nay nước hồ xanh đặc biệt, trời trong vắt không một gợn mây. Tôi đem quyển sách ra đặt bên chàng, Phong lật ra, chàng ngạc nhiên hô lớn:
- Một bản thảo tiểu thuyết!
Tôi đáp:
- Vâng, đây là quyển tiểu thuyết đầu tay em đã đem tất cả tình cảm riêng tư của mình ra viết đấy!
Phong mất một buổi mới đọc hết.
Nhìn tôi chàng bảo:
- Dễ thương quá! Anh không biết em viết có hay không, nhưng có điều nó làm cho anh cảm động.
Tôi nói:
- Cuộc đời lúc nào cũng đẹp, mặc dù có người cho nó là xấu, nhưng với chúng ta, chúng ta chỉ thấy toàn cái đẹp phải không anh?
Đó là sự thật, vì trước mắt chúng tôi là bờ hồ có sa mù xanh bao phủ. Gió thổi qua rừng nghe vi vu thật êm. Tình cảm con người trời phú cho có thể đổi nước mắt ra tình yêu. Con người có tình yêu, cuộc đời mới có ý nghĩa, tôi làm sao không quý cuộc đời này được...
Phong xếp tập bản thảo lại, cười với tôi:
- Chuyện của em chưa có tựa!
Tôi lấy lại quyển sách. Mắt mông lung nhìn mặt hồ ngập đầy khói xanh. Bao nhiêu câu chuyện đã xảy ra ở đây? Mây đẹp thật, những đám sa mù xanh cũng đẹp. Còn nhớ lần đầu tiên Phong đưa tôi đến bờ hồ này, chàng đã đọc cho tôi nghe bài thơ về cảnh hồ thơ mộng.
Tôi lấy bút ra viết trên bìa tập bản thảo mấy chữ: "THUYỀN TÌNH ĐỖ BẾN".
Hồ mộng đẹp như mơ, sương lạnh phủ lên nước xanh hai đứa tôi nắm tay nhau nhìn bóng mình trong nước. Chỉ cần biết yêu nhau, là thiên đường hiện ra trước mắt.
Hết
- Bây giờ hai nhà đã kết thân rồi thì thôi bỏ qua hết bao nhiêu chuyện cũ nhé.
Tôi không hiểu vợ chồng ông Lâm có thể hiểu ý của bác Châu không, nhưng lần đến thăm này có vẻ thành công. Bác Chương đã dằn được sự nóng nảy. Khi họ đi rồi, bác Châu nói:
- Thế gian này không phân biệt chủng tộc, nòi giống, không phân biệt ke? Kinh người Thượng, một khi đã là cha mẹ rồi thì phải yêu con như nhau cả. Ông Lâm hung bạo như thế mà vẫn yêu quý Sao Ly hết sức. Ông ấy bảo rằng ông ấy đánh đập Sao Ly chẳng qua là để bảo vê. Sao Ly mà thôi. Bây giờ gánh nặng đã trút xuống, ông Lâm không mong gì hơn là Sao Ly trở thành dâu hiền của chúng ta chứ không long rong mãi nữa. Điều này chứng tỏ ông Lâm tuy thô bạo nhưng chẳng phải là người xấu.
Hôn lễ được chuẩn bị một cách gấp rút, nhưng cũng rầm rộ lắm. Giang phòng Tú được thay đổi hoàn toàn. Chiếc giường mới hai người nằm được mang vào, mùng, gối, chăn nệm đều được đổi mới hết. Vải vừa mua về là Diễm Chi lo may áo cưới cho Sao Ly. Lẽ ra nhà gái phải lo nhưng vì gia đình Sao Ly nghèo quá nên bác Châu phải chu tất hết. Bác Châu cho rằng Tú là con trưởng nên dù ở vùng hẻo lánh đám cưới cũng phải làm rầm rô. Bác Chương trái lại, bác còn giận Tú, còn ghét Sao Ly nên tảng lờ như chẳng quan tâm gì đến. Đôi lúc ông hờn lẫy vì " Môn chẳng đăng mà hộ chẳng đối". Nhưng khi ông Viên đi chợ lo sắm sửa, ông lại không quên dặn:
- Nhớ mua nhiều pháo nhé!
Đám cưới đã được quyết định và lễ cưới theo mới, nàng dâu được mặt áo cưới theo kiểu Tây Phương bằng lụa trắng, đầu đội vương miện. Tất cả người thượng trong sóc đều được mời tham dư. Có thể nói đây là một lễ cưới long trọng nhất từ xưa tới nay ở vùng sơn dã này. Trước đám cưới mấy ngày người trong sóc bàn luận không ngớt. Ông Bạch bảo là đám cưới này có thể phá bỏ sự ngăn cách giữa Kinh và Thượng, và kể từ đây không còn câu chuyện thứ 2 nào về hoa Tình Lụy nữa. Tóm lại, mọi người đều vui vẻ và hài lòng.
Trước ngày cử hành hôn lễ một hôm, tôi gặp Tú bên bờ rẫy trồng đậu. Suốt ngày mọi người đều bận rộn với việc chuẩn bị lễ cưới, Tú vẫn giữ được vẻ an phận, bình thản, hình như suốt đời chàng chỉ là những chuỗi ngày trầm lặng.
Tôi đùa:
- Anh Tú, hình như công việc này không phải là công việc của chàng rê?
Tú ngẩng đầu lên nhìn tôi cười, chiếc xẻng vẫn tiếp tục chạy dài trên mặt đất:
- Tôi thích làm những công việc bình thường này, không có gì làm cho tôn an tâm hơn là làm bạn với thiên nhiên.
Tôi hỏi:
- Có chuyện gì làm anh chẳng yên tâm à?
Tú do dự:
- Không, tôi nghĩ là không có gì cả.
Tôi ngồi xuống bờ liếp, vòng tay ôm gối, lặng lẽ trông Tú làm việc. Trời hoàng hôn không nóng lắm, những tia nắng cuối của một ngày rạng rỡ trên nền đất phì nhiêu. Tôi không còn kiềm chế được bản tính hiếu kỳ tò mò:
- Anh Tú, tại sao anh lại nhận đứa bé trong bụng Sao Ly là con anh?
Tú ngẩng đầu lên, nhìn tôi thật nhanh:
- Cô nói gì?
- Chị Sao Ly không thú thật với anh chuyện đó à? Tôi biết tất cả rồi, anh đừng sợ, tôi không nói cho ai biết đâu. Có điều tôi không hiểu tại sao anh lại nhận cái bào thai đó, anh đâu cần phải hy sinh như vậy?
- Hy sinh à? Tú ngẩn người ra, mắt chàng ngừng lại trên mặt tôi: - Tại sao cô lại dùng chữ hy sinh? Bây giờ tôi đã có được Sao Ly, còn gì nữa?
Tôi ngạc nhiên đến tròn xoe mắt. Thoáng một phút, tôi mới hiểu rõ được mối tình si của Tú với Sao Ly. Bây giờ tôi mới thấy, tình yêu của Tú cao cả hơn mối tình của tôi với Phong nhiều. Tôi thấy kính mến Tú hơn. Tôi giả vờ gặng:
- Không lẽ anh không oán chiếc bào thai kia sao? Nó đâu có phải là giọt máu của anh đâu?
Tú đáp thật bình tĩnh:
- Chiếc bào thai kia vô tội. Vả lại tôi đâu phải là con ruột của mẹ tôi, thế mà người vẫn yêu, vẫn thương tôi có thua gì Phong đâu? Cô Thu, cô không thể oán một đứa bé vô tội. Bào thai kia chẳng qua là một sinh vật dược tạo thành một cách vô ý thức.
- Thế đối với gã con trai kia anh không hận thù à?
Tú ngưng công việc lại, gác một chân trên bờ liếp, tay chống trên gối:
- Cô Thu, tôi cho cô biết là khi cô nhận cái bào thai đó, tôi vẫn tưởng là của Phong.
Tôi sững sờ:
- Thế à?
- Vâng, tôi cũng như cô ai cũng hiểu rõ bản tính của Phong và lúc đó tôi nghĩ là Phong yêu cô nhiều lắm. Nếu tôi nhận tội thế cho nó, vấn đễ dễ giải quyết hơn. Vả lại, tôi cũng nghĩ rằng nó là em tôi, thì con nó có khác nào con tôi? Tú chậm rãi nói, mắt hướng về phía chân trời xa lạ: - Với Sao Ly, tôi cũng không có gì để phiền trách, bởi vì nàng không hiểu gì cả. Bây giờ tôi được nàng thì còn mơ ước gì hơn?
Tôi có vẻ hiểu tí tí:
- À! Thế anh có giận Á Nam không?
Tú lắc đầu:
- Thế giới loài người rộng lớn quá, bản tính của con người cũng đa dạng. Á Nam cũng không có gì đáng ghét, hắn chỉ giữ một vai trò bi thảm trong tấn kịch, hắn không dám đối diện sự thật, không dám nhìn thẳng vào cuộc đời. Suốt một kiếp sống chỉ là trốn lánh bằng ngụy biện. Sinh ra đời là phải tập tành đạo diễn cho tấn kịch của chính mình. Tôi không giận Nam mà tôi chỉ tội nghiệp cho hắn, cũng như hơi khinh rẽ hắn.
Tôi trầm giọng:
- Thế anh có sợ đột nhiên hắn quay trở về làm lôi thôi không?
- Tôi chỉ ngại ngày mai hắn đến phá đám mà thôi, nhưng chắc không đâu! Sau đó thì không có gì đáng sợ rồi, tôi sẽ cố gắng bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ vợ con tôi.
Tôi hiểu, điều mà Tú sợ nhất là người cha thật sự của đứa bé xuất hiện giữa tiệc cưới phá đám và cướp mất cô dâu đi.
Tôi trấn an:
- Anh đừng lo, Á Nam không trở lại đâu. Nếu hắn muốn trở lại thì lúc xưa hắn cần gì phải bỏ đi, vả lạị..? Đột nhiên tôi nhớ tới Diễm Chi: - Vả lại, nguyên do để hắn trốn lánh không phải chỉ vì Sao Ly mà còn vì những nguyên nhân khác.
- Cô nói gì?
- Không...Không có gì cả.
Tôi đứng dậy, phủi bụi dính đầy áo, sửa soạn quay vào nhà. Tú kêu lại:
- Cô Thu!
- Chi anh?
Tú thấp giọng:
- Tôi nghĩ là bí mật kia chắc không còn ai biết ngoài chúng ta ra phải không?
- Anh yên tâm, tôi sẽ giữ kín cho anh.
Ngày hôm sau, hôn lễ cử hành tại khu nhà trầm mặc. Hình như tất cả những người chung quanh đều đến dự, từ bà lão đến trẻ con, tiếng cười, tiếng nói ồn ào cả gian phòng rộng. Phong cũng dự, dù vết thương chưa lành nhưng chàng có thể tới lui được, cánh tay bị thương vẫn còn treo trên vai như người thương binh từ mặt trận trở về. Chàng nhìn tôi cười nói:
- Không ngờ cái thằng cha cho anh ăn một dao giờ lại là ông già vợ của anh cả, khôi hài thật!
Cô dâu từ trong bước ra khiến cho cả phòng xôn xao hẳn lên. Sao Ly mặc áo cưới màu trắng đẹp như một nàng tiên. Khuôn mặt che giấu bên sau chiếc mạng e thẹn trông dễ thương vô cùng. Nàng cúi đầu, chầm chậm bước tới trước, chầm chậm lật qua một trang lịch sử mới của cuộc tình, chầm chậm bước sang một cuộc đời mới. Vòng hoa trên đầu Sao Ly là do chính tay Tú kết. Trên tay nàng một bó hoa đủ mầu: hoa trà và hoa cúc. Bây giờ Sao Ly đã đổi khác, nàng không còn là người con gái suốt ngày tung tăng trên đồng cỏ, không còn là nữ thầng của rừng xanh, nàng là một con chim non đã trở về tổ ấm.
Sao Ly đứng bên Tú. Ông Bạch là vị chủ hôn, người giới thiệu hôn lễ và 2 vị giáo viên của trường. Những người thổ dân đứng xem im phăng phắt. Thủ tục cưới hỏi bắt đầu, ba lạy cho người trao nhẫn cưới, pháo bắt đầu nổ vang. Tôi lấy bông giấy rải mạnh lên người cô dâu chú rễ. Nhìn mảnh giấy màu rơi xuống trông như những cánh sao trời rơi xuống trông như những cánh sao trời ơi trên tóc, trên vai, trên mặt họ, quan khác vỗ tay ầm lên. Đôi vợ chồng mới tay trong tay nhìn nhau mỉm cười. Mắt tôi chợt ướt. Mỗi lần nhìn thấy cảnh vui vẻ của thiên hạ là tôi lại muốn khóc, khóc vì sung sướng:
- Đẹp quá! Đẹp quá phải không anh?
Phong đứng cạnh, vòng tay qua lưng tôi kề tai nói nhỏ:
- Lần sau đến phiên chúng mình em muốn hôn lễ phải cử hành ra sao?
Thế này là quá đẹp! Tôi nghĩ. Sau phần lễ nghi là nhập tiệc. Những tấm đệm to trải đầy sân, khách khứa ngồi lên bắt đầu thù tạc. Mãi đến tôi mò khi khách khứa say sưa bắt đầu ngã lăn ra thì không khí yên tĩnh mới trở lại ngồi nhà. Trăng sao và cây cỏ chung quanh êm đềm trong cơn mộng đẹp.
Khi khách đã đi ra vê hết. Tú và Sao Ly đi về phòng. Phong đâu có tha họ dễ dàng vậy, nắm lấy tay tôi Phong nói:
- Chúng ta vòng ra cửa sổ phía sau nhảy vào làm họ hoảng hồn chơi.
Tôi nói:
- Đừng anh! Anh còn chưa lành bệnh mà đùa chi thế không sợ mai bị sốt trở lại à?
- Không sao đâu?
Phong kéo tôi chạy đi vòng đến cạnh cửa sos^? phòng Tú. Trong phòng, hai ngọn hồng lạp nhuộm đỏ cả gian phòng. Chúng tôi núp bên ngoài nghe Tú nói nhỏ:
- Sao Ly em!
Hình như Sao Ly dạ nhỏ, giọng Tú lại vang lên:
- Em cứ yên tâm, anh không làm gì em đâu.
Có tiếng thở dài, rồi tiếng nói nhỏ của Sao Ly:
- Anh Tú bây giờ thì em mới biết, anh thật lòng yêu em.
Trên khung kính, hai chiếc bóng quyện lấy nhau, tôi kéo tay áo Phong nói:
- Thôi đi, đừng phá họ làm chi.
Chúng tôi bước trở ra rừng trúc, trăng sáng như gương. Phong ôm chầm tôi. Ánh trăng làm bóng chúng tôi hiện rõ trên mặt đất, hai chiếc đầu chụm lại thành một. Sau tiệc cưới mấy hôm, khu nhà vẫn tràn ngập trong không khí vui vẻ. Hai vợ chồng trẻ thật hạnh phúc. Bác Chương bây giờ đã chấp nhận nàng dâu mới. Ông quên dần bao nhiêu sự chống đối lúc đầu. Bác Châu lúc này bỗng nhiên thẩn thờ như người mất hồn, trông bà lúc nào cũng có vẻ suy nghĩ ngay cả lúc rửa tay, lúc nấu ăn. Có lẽ bác đang hồi tưởng đến ngày xưa của mình. Tôi và Phong vui lây cái vui của Tú. Chúng tôi cứ ngụp lặn trong biển tình. Chỉ có Diễm Chi, cái đám cưới này làm nàng nghĩ suy điều gì, nhưng nàng chỉ một mình lặng lẽ với niềm riêng.
Sáng hôm ấy, khi đến khu lồng chim, chúng tôi đã chạm mặt Diễm Chi, Chi đang cho chim ăn. Đám bồ câu vây quanh nàng, đôi lúc một hai con lại bay lên vai, nhảy lên đầu, hình ảnh đẹp như một bức tranh. Tôi bước tới phụ giúp. Một số bồ câu bay sang phía tôi, có cả con bồ câu lông trắng tên Ráng Chiều, nó gợi cho tôi nhớ ngày đầu tiên khám phá ra mối tình của Diễm Chi. Đúng chăng đây là sứ giả của tình yêu? Nhưng, gã con trai dùng thơ hay lời là một gã thế nào? Hắn có xứng đáng với mối tình si dại của Diễm Chi không? Tôi không thể đem chuyện của Sao Ly ra kể lại cho nàng nghe, và cũng không biết làm thế nào để đánh thức Diễm Chi dậy.
Đưa tay vuốt nhẹ những sợi lông trắng muốt của Ráng Chiều tôi nói:
- Đây đúng là một sứ giả tốt, hai người làm thế nào biết sử dụng đến nó vậy?
Diễm Chi mở to mắt nhìn tôi:
- Chị nói gì thế?
À! Tôi nghĩ có lẽ nàng chưa rõ được bí mật của nàng đã bị tôi khám phá ra trong những ngày đầu, tôi cười cười:
- Lúc mới đến đây, tôi đã tình cờ trông thấỵ..
- Chị trông thấy gì?
- Một lá thư. Lá thư của Á Nam gởi cho Chi, cột trong chân của Ráng Chiều.
Diễm Chi ngơ ngác:
- Thư à? Tôi không hiểu chị nói gì ca?
Tôi thở dài:
- Thôi được nếu Chi không muốn kể là thư, thì đấy là một mảnh giấy vậy. Mảnh giấy mà Á Nam viết cho Chi đấy.
Diễm Chi thành thật:
- Anh Nam không hề viết giấy hay thư từ gì cho em hết chúng em chỉ một đôi khi gặp nhau trong rừng trúc, nói nhau một đôi câu, hoặc buổi sáng đợi lúc em ra cho chim ăn đến gặp em. Đôi khi anh ấy cũng có vào nhà, nhưng rất ít.
Tôi chau mày:
- Thế hai người không có nhờ bồ câu gởi thư cho nhau à?
Diễm Chi càng ngơ ngác:
- Nhờ bồ câu đưa thơ à? Chị Thu, chị đùa đấy à? Em chỉ có đưa thư bằng chim câu một lần, đó là lần gởi thư tìm chi.
Đầu óc tôi hoàn toàn bối rối. Cử chỉ của Diễm Chi đâu có gì muốn dối tôi đâu? Vả lại bây giờ còn có gì nữa đâu mà cần che đậy? Vậy chứ mảnh giấy đó là mảnh giấy gì? Tôi bước tới lồng Ráng Chiều mò mẫm. Không có một cái gì trong đó hết. Lá thư lần trước nếu chẳng phải là của Á Nam viết cho Diễm Chi thì là của ai? Tôi cố moi trí thông minh. Không lẽ...tôi muốn choáng váng. Diễm Chi nghi ngờ:
- Chị Thu, chị muốn tìm gì thế? Chị muốn tìm gì trong chuồng Ráng Chiều?
Đầu óc tôi tràn ngập những tưởng tượng không đâu, tôi lắc đầu bảo:
- Không, không có gì cả, tôi đùa chơi vậy mà.
- Chị đùa à? Chị đùa cái gì?
- Có người cột mảnh giấy trong chân chim câu, tôi lại tưởng là của Á Nam gởi cho Chi chứ.
Diễm Chi tò mò:
- Trong đấy viết gì?
- Tôi cũng không nhớ, chắc có ai nghịch đây!
Diễm Chi nhìn tôi cười và quên ngay câu chuyện một cách dễ dàng. Chúng tôi tiếp tục cho chim ăn, nhưng tôi không còn lòng dạ nào nghĩ đến việc cho chim ăn nữa. Mảnh giấy không phải viết cho Diễm Chi thì nhất định phải viết cho một người nào đó trong ngôi nhà này. Cho ai?
Diễm Chi đột nhiên nói:
- Chị Thu chị nghĩ xem anh Nam có trở lại nữa không?
Tôi trở lại thực tại:
- Nam à? Bô. Chi chưa quên được hắn sao?
- Làm sao có thể quên được người mình yêu một cách dễ dàng như vậy?
Tôi nói:
- Theo tôi thì Nam không bao giờ trở lại, vì...
Nói tới đây tôi ngưng lại. Ánh mắt của Diễm Chi thật đa tình, nàng có một khuôn mặt nhỏ nhắn thật dễ thương. Tôi không nỡ nào tạt nước lạnh vào mặt.
- Em cũng biết, chắc chắn chàng không trở lại. Diễm Chi nói, gương mặt nàng như ẩn hiện nụ cười say đắm: - Chàng không phải là con chim câu được nuôi nấng tử tế, chàng là người lãng tử, nhưng dù thế nào đi nữa, em vẫn tin rằng, đi đâu Nam cũng mang hình ảnh em theo.
- Thế à!
- Vâng, chị có tin như thế! Chị Thu? Lúc gần đây nhìn thấy anh Cả và chị Sao Ly, chị với anh Hai, em chợt hiểu ra tình yêu là như thế đó. Rồi một ngày nào đó, biết đâu em chẳng gặp một người đàn ông nào khác, em sẽ yêu, nhưng chắc chắn không bao giờ em quên được Nam, và em tin rằng chàng cũng sẽ không quên em. Mối tình đầu nồng cháy, cao thượng sẽ giữ một địa vị quan trọng trong lòng em.
- Tôi nghĩ rằng...
Nói tới đây, tôi ngưng lại, vì không muốn phá vỡ nguồn hồi tưởng của Diễm Chi. Đời sống bao giờ cũng đẹp. Tình cảm là cả một bài thơ, tôi không thể nào đem chuyện xấu xa của Nam kể ra để làm Chi vỡ mộng. Sau cùng tôi tiếp:
- Tôi nghĩ rằng, Diễm Chi nói đúng, Nam chẳng bao giờ quên Chi đâu!
Diễm Chi cười, nụ cười rạng rỡ trong nắng sớm mai.
Chương 24
Sau lần nói chuyện với Diễm Chi đầu óc tôi càng rối hơn, tôi không làm sao quên được cái thắc mắc do chú chim Ráng Chiều mang đến. Đứng trong sân, nhìn mấy dãy nhà trệt trước mặt, những bờ giậu bao quanh, tôi lạ lùng không hiểu tại sao trong chốn sơn lâm cùng cốc này, trong dãy nhà đơn giản của nông trại này lại chứa đựng quá nhiều bí mật thế. Đàn bồ câu tung cánh bay qua ngọn trúc. Lần đầu tiên tôi cảm thấy bàng hoàng. Mỗi một nhân vật trong khu nhà trầm mặc đều khép kín trong chiếc vỏ bề ngoài đơn giản. Tôi không làm sao hiểu được họ, không hiểu rõ được những âm mưu ẩn dấu trong từng lá trúc.
Phong chú ý đến thái độ bất thường của tôi, nhưng chàng tưởng là vì chúng tôi sắp phải xa nhau, chỉ còn một ngày nữa là chàng phải lên đường rồi nên tôi buồn. Vết thương ở vai Phong chưa hoàn toàn lành hẳn. Nhưng trường đại học của chàng đã khai giảng ba tuần rồi, đâu thể nào cho phép chàng nghỉ nhiều hơn được
Buổi chiều, trong gió thu, hai đứa dìu nhau đi trên đường mòn đầy lá vàng, đến thăm " Hồ Mộng của chúng tôi". Bờ hồ lá rụng đầy, tạo nên một chiếc thảm dầy. Chúng tôi ngồi xuống đó, ngắm mây trắng phiêu du trên trời cao. Sương lạnh trên mặt hồ che phủ nền xanh của nước. Chúng tôi tựa lưng vào nhau mà chẳng nói gì. Phong ngắt những đóa hoa Tình Lụy kết thành chiếc vương miện cài trên đầu tôi, bảo tôi là cô dâu dễ thương của chàng. Tôi tựa đầu vào vai chàng nhìn cảnh hồ thơ mộng. Biết bao cuộc tình, biết bao biến cố đều phát xuất từ nơi đây. Tôi nhớ đến thái độ mừng rỡ của mình khi mới đến, tôi ngâm khẽ bài thơ lần đầu Phong đã đọc cho tôi nghe.
Trời cao xanh ngắt một màu.
Lá vàng rơi ngập đất sầu mang mang
Sóng thu như quyện khói lam
Còn nghe sương lạnh trên cành rụng rơi
- Thu, em biết không, qua đến ngày mai là lòng chúng ta cũng buồn như mấy câu thơ sau cùng.
Mấy câu thơ sau cùng? Tôi yên lặng không đáp. Phong đọc tiếp:
Nhớ quên nhớ suốt đêm dài
Đêm nằm chẳng ngủ tựa người lầu cao
Rượu kia đem đến giải sầu
Sầu kia chưa giải lệ sao hai hàng?
Phong hôn thật say lên môi tôi, nước mắt tôi thấm ướt môi chàng, khi ngẩng đầu lên chàng giả vờ vui vẻ:
- Ừ? Sao nữa đó cô bé đa sầu đa cảm của tôi? Chiếc khăn tay em đâu rồi? Chùi sạch nước mắt đi chứ. Chúng ta xa nhau chẳng bao lâu đâu em. Đến mùa nghỉ hè dù lúc bấy giờ em theo cha hay em theo mẹ, dù em ở bất cứ chân trời góc bể nào, cũng nhớ trở về nông trại Lệ Thanh này, chúng mình sẽ gặp lại nhau bên bờ Hồ Mộng có chịu không, hở Thu?
Tôi đứng đấy yên lặng, còn cái gì lôi cuốn tôi hơn chàng, hơn bờ Hồ Mộng?
Ngày hôm sau, chúng tôi thả bộ trên cánh đồng cỏ, đi khắp những nơi mà dấu chân chúng tôi đã đặt qua, kể cả sóc Thượng. Nhìn những ngôi nhà cỏ mong manh, những mái nhà tranh nhỏ nhắn Phong nói:
- Khi ra trường xong, không chừng anh sẽ về đây ơ?
- Để cải thiện đời sống của họ à?
Phong chỉ những ngôi nhà xiêu vẹo:
- Cải thiện nếp sống của họ bắt đầu từ những căn nhà này, phải cất lại cho thoáng khí. Sống mãi trong ngồi nhà ẩm thấp, tối tăm từ ngày này qua ngày kia làm sao không đau yếu.
Tôi nghĩ đến Tú, anh chàng đã từng nói sẽ giúp đỡ thổ dân ở đây trong việc canh tác. Vì ở vùng núi này chỉ thích hợp cho việc trồng hoa quả chứ không thích hợp cho việc trồng lúa, cần quá nhiều nước. Tú bảo điều mơ ước của chàng là trong một ngày nào đó được đứng nhìn khu rừng đầy hoa quả. Đời sống của dân sơn cước sẽ trở nên sung túc và giàu có hơn. Nếu thế thì gia đình bác Chương sẽ là cứu tinh của dân ở đây và có lẽ sau này vùng đồi núi hoang vui sẽ là một thiên thai nơi trần thế.
Tôi mong cho thời gian ngừng trôi, cho ngày hôm nay ngừng lại. Nhưng rồi nó vô tình qua mất. Phong đi rồi! Chàng được anh Tú dùng xe mô tô chở đến Đơn Dương. Tôi cùng toàn thể những người còn lại trong gia đình bác Chương và ông Bạch đứng dưới tấm biểN ở cổng, đưa mắt nhìn theo cho đến khi bóng xe mất hút trong bụi mù. Lệ mờ đôi mắt, tôi đứng đấy trông theo. Chim trời đã bạt gió phương nào. Mọi người xung quanh tản đi lúc nào không biết. Đứng một lúc, đột nhiên có bàn tay ai vỗ nhẹ lên vai tôi rồi giọng nói của ông Bạch:
- Thôi Lệ Thu ạ! Đừng có buồn nữa. Hãy nghĩ cho kỹ xem, những tháng ngày êm đẹp còn dài, Thu còn trẻ, ngày dài sẽ đền bù khoảng trống buồn tẻ này.
Tôi ngước mắt lên, ông Bạch đang đứng cạnh, gương mặt đầy vẻ thông cảm.
- Thôi chúng ta vào nhà chứ?
Gia đình bác Chương đã về từ lâu rồi, tôi nghĩ có lẽ bác Châu đã nhờ ông Bạch ở lại an ủi tôi. Ven theo con đường mòn đất đỏ chúng tôi chậm rãi bước. Bầy dễ của nông trại đang tản mác khắp nơi ăn cỏ, bé Sao Ha ngồi dưới gốc cây ngủ vùi. Một vài chiếc lá vàng rơi nhẹ trên váy con bé. Tôi thở dài:
- Tại sao con người ta cứ mãi gặp cảnh ly biệt, buồn bã thế này vậy?
Ông Bạch an ủi:
- Thu, em đừng buồn. Cũng bởi vì loài người biết yêu nhau nên mới khổ như vậy. Tình yêu bao giờ cũng mang đến buồn đau.
Tôi hỏi:
- Có phải đấy là cái giá mà ta phải trả cho mỗi cuộc tình không?
Ông Bạch cười:
- Tự nhiên là thế. Các em còn trẻ, các em ráng giữ vững chính mình là sẽ thắng ngay. Hãy nhìn xem trên đời có biết bao mối tình tuyệt vọng. Nhưng thôi, các em đã hạnh phúc rồi thì cách nhau một thời gian ngắn có nghĩa gì?
- Mối tình ngang trái, tuyệt vọng? Tôi lẩm bẩm:
- Thế nào là mối tình tuyệt vọng:
Ông Bạch suy nghĩ một lúc đáp:
- Thí dụ như Thu yêu một người nào đó mà luân lý xã hội không cho phép Thu yêu, hoặc là yêu phải một người mà mình biết rằng không bao giờ lấy được.
Tôi hỏi:
- Thế tình yêu bắt buộc phải chiếm hữu nhau mới được à?
Ông Bạch hỏi ngược lại:
- Thế ý em thì sao?
- Tôi nghĩ rằng, tôi chỉ cần chiếm trọn quả tim của Phong là được rồi!
Ông Bạch yên lặng, mắt ông nhìn về phía đồng cỏ đầy vẻ suy tư.
- Tình yêu đa dạng lắm, có nhiều khi muốn đoạt mà không được, rồi đau khổ buồn bã ray rứt. Đến bao giờ trưởng thành trái tim đã thành đá, ta mới có thể yêu mà không đòi hỏi xác thịt, đòi hỏi chiếm hữu!
- Thế à? Những lời nói của ông Bạch đưa tôi vào trong một thế giới khác của tình yêu. Mối tình như thế là mối tình si. Nếu yêu mà không đòi hỏi thì tình yêu đó quá cao thượng, quá siêu việt rồi. Tôi chỉ là người trần mắt thịt làm sao tôi không buồn bã, không khô héo khi chia ly được?
Nhìn sang ông Bạch tôi tự hỏi không hiểu ông ấy đã đau khổ bao nhiêu lần rồi?
Ông Bạch hỏi:
- Cô làm gì mà nhìn tôi dữ thế?
- Tôi ngắm trái tim sắt đá của ông.
Ông Bạch có vẻ xúc động mạnh, ông nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi đã làm gì để ông bị tổn thương? Một lúc thật lâu, những bắp thịt hằn trên mặt ông giãn dần ra, ông nhìn tôi cười gượng:
- Tôi mong rằng mình có được một tâm hồn trưởng thành sắt đá như thế. - Tôi cầu chúc ông được như vậy. Chúng tôi nhìn nhau cười thoải mái, nhưng không khí ở đây hình như không chứa đựng ý đùa cợt. Ông Bạch đi bên cạnh, đôi mắt ông hiện rõ vẻ suy tư, mạch hai bên thái dương đập nhanh, chứng tỏ ông đang xúc động. Ông đau khổ chăng? Tại sao? Tôi cũng không biết nhưng cảm thấy hình như mình biết quá nhiều về ông.
Trở về khu nhà trầm mặc, mấy hôm liền tôi vẫn không rứt được nỗi nhớ thương. Đồng cỏ xanh không còn đẹp, nắng chiều không còn xinh, bờ hồ thì lại đầy ắp nỗi buồn xa vắng. Tôi lang thang khắp nơi tìm kiếm vết tích của tình yêu. Trạng thái ra ngẩn và ngơ này kéo dài cho đến lúc nhận được bức thơ đầu tiên của Phong gởi về. Trong thư chàng bảo:
"Thu, đừng khóc, ngày tháng rồi sẽ qua mau, chúng mình sẽ gặp lại nhau, và lúc bấy giờ anh không muốn thấy em gầy đi. Em phải vui như anh đấy nhé Thu. Anh biết em sẽ hết lo ngay, nếu em hiểu rằng có một người ở phương trời này, lúc nào cũng ngập đầy bóng dáng em trong óc, ngập đầy tên em trong tim thì em sẽ không còn buỗn nữa phải không em?...
Đọc xong bức thư, tôi chỉ còn biết ôm thư khóc ngất, khi đã trở lại trạng thái bình thường, tôi mới lật quyển "Ngôi nhà trầm mặc yêu dấu" ra gom góp bao nhiêu tư tưởng vụn vặt lại, bắt đầu viết tiểu thuyết, công việc làm thật ngon lành. Rồi tối đến tôi viết lá thư dài cho Phong. Xong tôi mới yên tâm ngơi nghỉ.
Hôm sau, đến phòng đọc sách của bác Châu tôi định tìm quyển tiểu thuyết xem, không khí yên tĩnh trong phòng là hấp dẫn nhất. Những bức họa, những tác phẩm điêu khắc trong gian phòng cũng những kệ đầy ắp sách là cả một thế giới đặc biệt.
Ngồi xuống ghế, tôi nhìn tác phẩm hoa cúc của ông Bạch thật xuất thần trên tường với hàng chữ thật quen.
Người cao ngạo vì ai ở ẩn
Cũng loài hoa nở muộn vì aỉ...
Bên sân sương rụng u hoài
Nhạn về để lại sầu ai ngậm ngùi!
Ông Bạch hỏi ai thế? Hỏi cúc? Nhưng cúc là ai? Tại sao chọn mấy câu thơ như thế? Tôi lắc đầu xua đuổi mọi ám ảnh. Có lẽ ông ấy viết để mà viết chứ không phải tâm sự gì cả...Đứng dậy đến kệ sách tìm kiếm một lúc thật lâu vẫn không thấy quyển sách gì hay. Nhìn lên bàn, thấy quyển tiểu thuyết mỏng, tôi cầm lên thuận tay lật xem, một phong thư bở ngỡ rôi xuống, tôi nhặt lên. Bản tính hiếu kỳ tò mò nổi lên, tôi lật ra xem.
Châu,
Sống mấy mươi năm rồi, bây giờ anh mới hiểu được ý nghĩa cuộc đời, cũng như hiểu em. Anh biết rằng không bao giờ em chịu xa anh ấy, và như thế là không bao giờ anh có hy vọng được em. Tất cả là định mệnh. Anh hiểu và không đòi hỏi gì ở em nữa, anh đã thấy lòng mình bình thản vô cùng.
Phải cảm ơn Lệ Thu, con bé mới lớn, thế mà đã đánh thức được anh. Mấy năm liền, anh cứ sống trong trạng thái giày vò, ray rứt. Đến bây giờ anh mới được trưởng thành trong tình yêu. Anh sẽ có một tấm lòng tôi luyện, anh sẽ không đòi hỏi em những việc làm trần tục nữa. Nhưng, Châu, em hãy cho phép anh được sống tại vùng rừng núi này, anh sẽ lặng lẽ sống bên cạnh em, để biết rằng mình lúc nào cũng gần gũi, cũng có thể gặp em bất cứ lúc nào. Dù xa cách nhau ngàn trùng, lòng anh vẫn bên em.
Em nghĩ xem, đời này có bao nhiêu người có được tình yêu? Chúng ta có, dù có trong đau khổ vẫn còn hơn rất nhiều người trên cõi đời này, không ai hiểu anh nhiều hơn em, cho anh tình yêu nhiều hơn em. Cuộc đời phiêu lãng của anh đến tận nơi thâm sơn cùng cốc này mới tìm được tri âm thì anh còn mong mỏi gì hơn nữa?
Dú có dùng vạn lời cũng không nói lên được một phần mười tâm sự anh bây giờ. Mong em hiểu. Chúc em khỏe. VI BẠCH.
Lá thư trên tay tôi rơi xuống bàn, tôi ngẩn ngơ một lúc thật lâu. Bức thư đã nói rõ tất cả những gì tôi thắc mắt. Có điều, sự thật đã làm tôi ngỡ ngàng. Bác Chau và ông Bạch! Tôi thật ngu, tại sao không đặt giả thuyết như vậy từ đầu? Họ gần gũi nhau, hiểu biết nhau dễ dàng. Bây giờ thì chuyện Ráng Chiều đưa thư không phải là đưa cho Diễm Chi như tôi đã tưởng mà là đưa cho bác Châu. Đêm nào đó tôi đã nhìn thấy 2 bóng đen, cũng là ho. Vì bác Châu mà ông Bạch ở lại nơi này, để vui cái vui của người yêu, khổ cái khổ của người mình mến. Riêng về bác Châu thì saọ.. Nhớ lại có lần, khi ngồi đàm luận với bác Châu về văn hiện thực và thơ, bác Châu đã bảo là bác thích văn hiện thực. Một người đàn bà trí thức có tình cảm phong phú thật hiếm có. Có một nhà thông thái đã bảo người trí thức là con người khốn khổ nhất trên đời. Bác Châu lúc nào cũng phải ở trong tình trạng cảnh giác, kềm chế không cho tình cảm mình vượt khỏi giới hạn, như thế quả khổ thật. Thế mà bác vẫn chịu đựng, không muốn để cho chồng con phải khổ, phải chăng vì bác đã hiểu rõ chồng? Một người thô bạo bề ngoài nhưng tốt bụng! Đằng này chỉ là một khoảng cách thật ngắn. Hiểu được nhau có lẽ lòng họ đã mãn nguyện lắm rồi!
Một bức thư thật ngắn, vỏn vẻn có mấy hàng mà ngập đầy đau khổ, máu lệ thế kia? Nhặt phong thư lên tôi bỏ vào vị trí cũ. Nước mắt rưng rưng. Mối tình của bác Châu và ông Bạch ngày xưa làm tôi cảm động. Tình yêu con người thật đa dạng, không phải chỉ là một sự đòi hỏi của xác thịt mà nó còn phải có những cái khác. Nó cần phải có sự cảm thông, cần cho và nhận đầy đủ. Khi đó, tình yêu sẽ là thơ là nhạc, là tất cả những gì cao thượng nhất.
Lau nước mắt, nhưng không lau được những áy náy trong lòng, tôi nghĩ đến mối tình của ông Bạch và bác Châu, sự khâm phục và cả mến chiếm trọng hồn tôi. Quên hẳn là việc đi tìm tiểu thuyết để đọc, tôi ngồi thừ ra đó. Cuộc đời đẹp thật! Đời đẹp vì có nhiều tình cảm cao thượng, quí báo!
Có tiếng cửa mở thật nhe. Bác Châu vội vã bước vào.
Nhìn thấy tôi, bác ngập ngừng một chút. Mắt bác liếc nhanh về phía quyển sách. Có lẽ bác nhớ đến lá thư bỏ quên trong quyển sách nên vào để thủ tiêu.
Bác Châu nhìn sang tôi với một thoáng nghi ngờ.
Tôi vội nói:
- Con đến đây tìm xem có quyển tiểu thuyết nào xem được không!
Lời thổ lộ của tôi quả thật dần. Bác Châu lại liếc nhanh sang quyển sách lo lắng:
- Sao, con tìm được quyển nào chưa?
Tôi đáp ngay:
- Dạ con chưa tìm, con đang xem mấy tác phẩm điêu khắc của ông Bạch. Ông ấy khắc đẹp quá. Bác thích hoa cúc không hở bác?
Bác Châu mỉm cười, sự căng thẳng đã biến mất:
- Vâng, bác thích lắm.
Tôi nhìn lên hình hoa cúc. Bây giờ thì tôi hiểu rồi tôi hiểu hoa cúc dùng để ám chỉ ai. Người cao ngạo vì ai ở ẩn? Cũng loài hoa nở muộn vì ai? Định mệnh đã khiến bác Châu ẩn cư trong rừng, và hoa chỉ nở vì người mang tên Vi Bạch. Tôi quay lại nhìn bác Châu cười nói:
- Ý hai câu thơ đẹp quá hở bác?
Bác Châu nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Tiếc là rất ít người hiểu được nghĩa của nó.
- Nhưng có người hiểu và thưởng thức được là hay lắm rồi:
Chúng tôi nhìn nhau. Trong một phút, chúng tôi hiểu rõ nhau hơn. Bác Châu biết tôi đã hiểu được tất cả, không phải chỉ bie6 t về nỗi niềm riêng thôi, mà còn hiểu cả cách thưởng ngoạn nghệ thuật.
Đi về phía cửa, bác Châu gọi khẽ tên tôi:
- Lệ Thu!
Tôi đứng lại, bác Châu trở lại bàn lấy quyển tiểu thuyết đưa tới trước mặt tôi, bác rút phong thư ra xong bảo:
- Ban nãy con bảo là con tìm tiểu thuyết xem ha? Quyển này khá lắm mang về xem đi!
Tôi tiếp lấy quyển tiểu thuyết xong lặng lẽ bước ra ngoài. Khu nhà trầm mặc ở lại phía sau. Đồng cỏ thật trống, băng qua khỏi khu rừng, đến bờ suối tôi đứng yên ở đây. Nước trong dòn vẫn trôi lờ lững, đá sỏi dưới đáy nước rực rỡ theo con nắng. Ven theo bờ, tôi đi ngược về phía trên. Bất chợt tôi dừng lại, vì trước mặt tôi, ông Bạch đang ngồi tựa lưng vào gốc cây thả câu. Phao vẫn nằm yên trên mặt nước. Đột nhiên tôi nghĩ, bây giờ trong giỏ cá của ông Bạch chắc chắn đang đựng đầy hạnh phúc (có người suốt một đời không hiểu được tình yêu là gì, so với những người đó, ông Bạch hạnh phúc hơn nhiều). Mắt chợt ướt, tôi nhìn ông Bạch yên lặng và nhớ lại những tình cảm bốc đồng ngày nào. Bây giờ, tất cả đã qua rồi, nước mắt đã chảy trôi bao nhiêu kỷ niệm, tôi cũng qua rồi quãng thời lãng mạn.
Không muốn quấy rầy ông Bạch, tôi rời khỏi bờ suối, bỏ đi về phía bờ Hồ Mộng. Ngôi trên bờ hồ, để mặc cho khói sương lạnh vây quanh. Tay chống cằm, tôi lặng nhìn mặt hồ yên như gương. Gió thu vi vu qua rừng cây, phảng phất trên mặt hồ. Từng chiếc lá vàng rơi nhẹ, tôi nghĩ đến bài thơi mình viết cho Phong:
Nước hồ thu không sóng
Sao sóng nổi trong lòng
Sóng kia rồi cũng lặng
Nhưng tình chẳng hề tan
Nghĩ lại ngày mới đến nông tr.ai Lệ Thanh với trăm nỗi đắng cay, với bao nỗi chán chường, bây giờ lại yên lặng ngồi đây tâm hồn dịu vợi. Sự trưởng thành đến trong lặng lẽ, nhưng dù sao thế giới này vẫn tuyệt vời.
Hoàng hôn xuống tôi mang ánh nắng dễ thương, mang mùi cỏ dại thơm ngát và cả một cõi lòng bâng khuâng về khu nhà trầm mặc. Vừa bước chân vào phòng khách, tôi đã nghe tiếng gọi vui vẻ của bác Châu:
- Lệ Thu ơi! Con nhìn xem ai đây?
Tôi mở to mắt, chạy ùa tới trước. Ờ mẹ! Mẹ mang bụi bặm lấm áo đường dài, với một nỗi vui trùng phùng, đang mở rộng vòng tay đón tôi. Ngã vào lòng người siết chặt, mắt tôi ứa lệ, tôi gọi:
- Mẹ! Mẹ!
Mẹ ôm chặt đầu tôi, người đưa bàn tay run run lên vuốt những sợi tóc hoang trên đầu, vuốt khuôn mặt cháy rám vì nắng của tôi, nói:
- Thu, chuyện đã giải quyết xong rồi con a. Mẹ được nuôi con, và bây giờ mẹ đến rước con về đây.
Ngẩng đôi mắt đầy lệ lên, tôi nhìn mẹ, hỏi:
- Mẹ, ly dị với cha rồi mẹ có thấy sung sướng hơn không?
Mẹ nghẹn ngào, ánh mắt van xin:
- Mẹ chỉ mong làm sao không mất con là được.
Tôi tựa đầu vào vai người:
- Mẹ sẽ không bao giờ mất con, cũng như cha, cha cũng sẽ không bao giờ mất con. Con yêu hết cả 2, dù cha mẹ có ly dị nhau cũng thế.
Tâm hồn tôi trở về với sự bình thản, ái tình thật đa dạng nếu cả 2 không thể sống chung nhau thì cần gì phải có mảnh giấy ràng buộc? Mỗi người đều có thể mưu tìm hạnh phúc cho riêng mình nhưng dù sao được như vợ chồng bác Chương cũng hơn? Bác Châu hiểu và phục chồng, bác Chương không thể sống thiếu bác Châu. Cuộc hôn nhân của 2 người là một sự cần thiết cho nhau. Đời sống mà chỉ là những sự cãi vã và không hiểu nhau thì còn gì là hạnh phúc. Bây giờ tôi hiểu rồi, tôi nói với mẹ:
- Mẹ, mẹ không cần phải đòi hỏi cho được quyền giữ lấy con, vì dù sao con cũng là con của mẹ, con của cha. Dù cho cha và mẹ có ly dị nhau đi nữa, con vẫn là con của cha me.
Mẹ tôi nhìn thẳng vào mắt tôi, đột nhiên người la lên:
- Thu, con thay đổi nhiều quá! Đen nhưng có vẻ khỏe hơn lúc ở nhà!
Tôi nói:
- Con lớn rồi mà!
Mẹ cười ra nước mắt, tôi cũng thế. Đây là lần đầu tiên giữa mẹ con tôi không còn cái hố ngăn cách nữa.
3 ngày sau, chúng tôi rời khỏi nông trại Lệ Thanh.
Xe đã chạy, tôi nhìn qua khung kính, nông trại Lệ Thanh, rồi đồng cỏ, rừng núi, đám trừu con đang ăn...tất cả đều ở lại sau lưng! Lòng tôi tràn ngập băn khoăn, nước nắt đọng trên mi. Nông trại Lệ Thanh! Nơi tôi đã trưởng thành! Đám bụi đỏ bốc mù phía sau. Lòng dặn lòng - rồi ta sẽ trở lại. Mẹ hỏi:
- Con nghĩ gì thế hơ? Thu?
Tôi đáp:
- Con nghĩ rằng, con sẽ...viết một quyển tiểu thuyết.
Đoạn Kết
Mùa đông năm đó, tôi trở lại nông trại Lệ Thanh. Dàn dê mập hơn, hồng diệp đỏ thắm hơn và một vài cây anh đào trong đồng cỏ đã đơm bông. Riêng về những người trong nông trại như bác Chương thì vẫn như xưa, vẫn dễ yêu mến nhưng cũng sẵn sàng gây gỗ với mọi người. Bác Châu trông tươi vui hơn, thái độ của bà làm cho người chung quanh cảm mến. Tú vẫn suốt ngày quần quật ngoài đồng, nhưng anh không còn cô độc nữa vì bên cạnh anh lúc nào cũng có Sao Ly. Người thay đổi nhiều nhất có lẽ phải là Sao Ly. Từ một người con gái ham rong chơi nay đã thành một hiền phụ giúp chồng rất đắc lực trong công việc đồng áng. Nụ cười luôn nở trên môi. Có lẽ nàng đã tìm được người yêu quý đáng tin cậy, đủ sức để làm cho đôi chân nhỏ dừng lại.
Cha của Sao Ly cũng hay đến nông trại Lệ Thanh, vết xăm trên mặt của ông không làm tôi sơ. Ông Lâm bây giờ là một tay phụ giúp đắc lực cho Tú và bác Chương. Sức của ông bằng ba sức người thường. Ông không thích nói chuyện nhiều, chỉ yên lặng làm việc, một đôi khi lên tiếng chỉ là để trách mắng Sao Ly. Sợ nàng khuân vác nặng nề có hại cho cái thai.
Diễm Chi có vẻ trưởng thành và đẹp hơn trước, nàng vẫn hay mắc cỡ và suốt ngày làm bạn với kim chỉ vá may. Hàng ngày nàng chuẩn bị cho đứa cháu sắp chào đời nhiều áo quần và giày vớ đẹp. Thỉnh thoảNg nàng cũng đi dạo quanh vùng với tôi. Có một lần bác Châu nói:
- Con xem Diễm Chi lúc này đã vui vẻ như thường rồi phải không?
Tôi nhìn bác Châu, không hiểu:
- Bác nói thế là thế nào?
Bác Châu bảo:
- Bác muốn nói đến mối tình thuở xưa của nó. Thời gian là liều thuốc tốt chửa lành vết thương. Rồi quay sang tôi bác hỏi: - Thu, bộ con không biết chuyện tình của Diễm Chi với Á Nam à? Cho cô biết không có chuyện gì xảy ra mà qua khỏi mắt của người me. Nam không hẳn là người xấu. Có điều là thói sở khanh của nó đã làm nó đánh mất luôn chính mình. Bác sẵn sàng tha thứ cho Nam với Diễm Chi, bác không muốn làm tan giấc mộng đẹp thuở ban đầu của nó, bác muốn nó nghĩ là nó có mối tình đầu thơ mộng. Thời gian là liều thuốc hay, vừa có thể trị lành bệnh vừa làm cho con người trưởng thành.
Bác Châu thật là người đàn bà đáng kính phục! Thì ra cái gì bác cũng biết cả nhưng chẳng muốn nói ra. Tôi nghĩ rằng, có lẽ chuyện cái bào thai của Sao Ly bác cũng biết nhưng bác không bận tâm, vì bác vẫn có thể yêu thương trẻ con như đã yêu thương Tú vậy.
Còn ông Bạch đáng mến, một lần bên bờ suối, tôi đã gặp ông và chúng tôi đã nói với nhau một vài lời:
- Ông định ở đây suốt đời sao ông hiệu trưởng?
- Cũng có thể lắm. Tôi yêu nơi này.
- Ông không buồn sao?
- Cuộc đời đầy đủ thế này, còn buồn gì nữa?
- Có lẽ, vì ông đã tạo được cho mình một trái tim đá.
Ông Bạch cười:
- Cô quả là một phần tử nguy hiểm!
- Tại sao?
- Vì cô đã chui vào tim người ta cho thỏa tính tò mò. Cho cô biết cuộc đời phức tạp lắm đừng tưởng bở.
- Nhưng tôi hiểu được ông là đủ rồi!
- Cám ơn, riêng với cuộc đời này, tôi không mong mỏi gì hơn.
Ông Bạch thì như thế đó. Tình cảm bắt đầu thăng hoa từ khi tôi tình cờ phát biểu ý kiến riêng tư về tình yêu của mình và Phong. Ông không còn buồn, không còn bị ray rứt nữa, trái lại chấp nhận "cách nhau nghìn trùng, nhưng vẫn gần nhau mãi mãi".
Riêng tôi và Phong, sự trùng phùng làm chúng tôi sung sướng vô cùng. Chúng tôi nắm tay nhau tung tăng trên đồng cỏ, trong rừng hoang. Buổi sáng đi hứng lấy sương mai, chiều đến ngắm ráng chiều hồng, buổi tối đi dạo dưới trăng sáng. Tôi nghĩ là không còn ai sung sướng, hạnh phúc và say đắm hơn chúng tôi. Niềm vui như nắng sớm, chúng tôi biết rằng tương lai chưa hẳn là một con đường bằng phẳng, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng. Hai quả tim cương quyết, biết thương yêu nhau làm gì chẳng phá vỡ mọi trở ngại trên đường đời.
Ngồi tựa lưng nhau bên bờ hồ. Hôm nay nước hồ xanh đặc biệt, trời trong vắt không một gợn mây. Tôi đem quyển sách ra đặt bên chàng, Phong lật ra, chàng ngạc nhiên hô lớn:
- Một bản thảo tiểu thuyết!
Tôi đáp:
- Vâng, đây là quyển tiểu thuyết đầu tay em đã đem tất cả tình cảm riêng tư của mình ra viết đấy!
Phong mất một buổi mới đọc hết.
Nhìn tôi chàng bảo:
- Dễ thương quá! Anh không biết em viết có hay không, nhưng có điều nó làm cho anh cảm động.
Tôi nói:
- Cuộc đời lúc nào cũng đẹp, mặc dù có người cho nó là xấu, nhưng với chúng ta, chúng ta chỉ thấy toàn cái đẹp phải không anh?
Đó là sự thật, vì trước mắt chúng tôi là bờ hồ có sa mù xanh bao phủ. Gió thổi qua rừng nghe vi vu thật êm. Tình cảm con người trời phú cho có thể đổi nước mắt ra tình yêu. Con người có tình yêu, cuộc đời mới có ý nghĩa, tôi làm sao không quý cuộc đời này được...
Phong xếp tập bản thảo lại, cười với tôi:
- Chuyện của em chưa có tựa!
Tôi lấy lại quyển sách. Mắt mông lung nhìn mặt hồ ngập đầy khói xanh. Bao nhiêu câu chuyện đã xảy ra ở đây? Mây đẹp thật, những đám sa mù xanh cũng đẹp. Còn nhớ lần đầu tiên Phong đưa tôi đến bờ hồ này, chàng đã đọc cho tôi nghe bài thơ về cảnh hồ thơ mộng.
Tôi lấy bút ra viết trên bìa tập bản thảo mấy chữ: "THUYỀN TÌNH ĐỖ BẾN".
Hồ mộng đẹp như mơ, sương lạnh phủ lên nước xanh hai đứa tôi nắm tay nhau nhìn bóng mình trong nước. Chỉ cần biết yêu nhau, là thiên đường hiện ra trước mắt.
Hết
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.