Chương 12: Bướm Trắng Về Trời
Nam Ngủ Yên
22/07/2021
Tôi biết, trẻ con bây giờ khi 11 tuổi sẽ biết rất nhiều thứ và đã có một vài đứa đã kiếm ra tiền, thậm chí rất nhiều tiền do chúng nắm bắt được nhiều thông tin xung quanh hay ở nơi rất xa chỉ với cái điện thoại. Con tôi còn nhỏ nhưng nó cũng đã sử dụng máy tính khá ổn, biết dùng Power Point hoặc mấy cái phần mềm tương tự để thiết kế poster về các phim ma mà nó thích nhưng những con ma nó vẽ nhìn rất buồn cười, buồn cười hơn những con ma tôi đã gặp. Youtube là nơi nó học và tìm hiểu mọi thứ, nó muốn đến Nhật để gặp con ma Nanako, rồi lại muốn đến Mỹ để gặp ông đạo diễn nào đấy chuyên làm phim ma, dạo gần đây nó lại nghiên cứu về ma của Thái Lan!
Các con ma trong hình vẽ của nó trên giấy hay máy tính đều có điểm chung là mắt to, miệng rộng, tóc dài, mặt trắng như đang đắp mặt nạ dưỡng da... nhìn chung là giống nhau, tôi chỉ cố tỏ ra vẻ sợ hãi đồng tình với sự đáng sợ của những con ma ấy.
Những con ma tôi gặp phần lớn đều giống như con người trước khi họ chết, những người khi sống độc ác thì lúc là ma vẫn vậy. Tôi vẫn luôn nhớ bà già bảo rằng trần sao âm vậy, tôi luôn tin như thế nhưng cũng không cố chỉ cho con tôi về hình dáng con ma Việt Nam ra sao, trí tưởng tượng mỗi người là khác nhau song tôi cũng hơi buồn vì Việt Nam chưa có con ma nào nổi tiếng để định hình và vẽ lại con ma Việt Nam.
Nhiều thứ trên máy tính con trai tôi tự học, tôi không dạy nó, tôi không giỏi về máy tính bởi vậy tôi vẫn đang viết câu chuyện bằng chính cái điện thoại đời ơ kìa của mình. Tôi chỉ nói rằng hãy miêu tả con ma của con bằng cách vẽ nó ra, hình ảnh luôn truyền tải tốt hơn lời nói nhưng một câu chuyện kết hợp với hình ảnh sẽ ám ảnh người xem nhiều năm.
Con tôi có máy tính hoặc điện thoại làm phương tiện để hiểu thêm về Thế giới, còn tôi khi 11 tuổi, thứ duy nhất giúp tôi biết về mọi chuyện là cái đài cassette, nhưng trên đài người ta không dạy tôi làm sao để kiếm ra tiền mua cho mình cái xe ưa thích, nên tôi sẽ phải đi hỏi người lớn!
Bà Già là người lớn duy nhất tôi có thể hỏi, tôi sinh ra đã có 2 bà nội và tôi thấy mình sướng hơn mấy đứa chỉ có 1, 2 nhiều 1 ai cũng biết, tôi vẫn luôn tự hào về điều này. Nhưng trong 2 bà thì tôi yêu quý bà Già hơn, thật lòng là như vậy vì bà là tất cả thế giới của tôi ngày thơ ấu, khi lớn lên tôi lại yêu bà của mình vì những lí do khác.
Cuộc sống vội vã, người ta đến với nhau rất nhanh rồi đôi khi vì bất đồng quan điểm mà chia tay, mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn hạnh phúc của mình. Ông tôi mất khi bố tôi mới 6 tuổi và nhưng bà già đã hi sinh ⅔ quãng đời còn lại của mình nuôi con chăm cháu của chồng đến khi nó lớn khôn. Bà đã có thể lựa chọn một cuộc sống không có chúng tôi, bà có quyền như vậy nhưng bà đã chọn ở lại khi gia đình tôi cần bà nhất. Tôi biết, ở các nơi khác sẽ có những người bà giống như bà Già của tôi song bà tôi vẫn là số 1.
Lúc bà tôi trở bệnh tiên lượng xấu, bác sĩ cho về trên xe cứu thương giữa đêm, tôi đã gào lên trong điện thoại hi vọng bà sẽ nghe thấy.
- Bà phải chờ cháu! Nhất định phải chờ!
Tôi không biết bà có nghe thấy không nhưng giữa sân bay nửa đêm vắng người ấy tôi vẫn tin, chỉ cần bà về đến quê, chỉ cần đưa về đến mảnh đất ấy thì sẽ lại bình an tai qua nạn khỏi như bao lần trước đó, tôi vẫn nghĩ bà sẽ sống đến khi nào tôi già mới thôi, một suy nghĩ rất trẻ con nhưng lại rất có lý khi bạn yêu thương ai đó.
Tim tôi nặng trĩu, lòng vừa thấp thỏm lo âu vừa hi vọng.
Nhưng đến 4h29 sáng, điện thoại của tôi reo lên báo tin, tim tôi đang có quả tạ ngàn cân treo bằng sợi dây tơ đã đứt phựt.
Một người đã từng trải qua bao sóng gió khi nhỏ, một thân một mình tự sinh tồn giữa Thủ đô hay sau này phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nơi đất khách quê người vẫn thản nhiên như không thì nay đã khóc. Một người đàn ông ngồi khóc ngon lành trong khu vực chờ bay như một đứa trẻ con.
- Tại sao chứ? Tại sao?
Tôi dằn vặt chính mình.
Bà đã về đến nhà, tôi vẫn ngồi đây, chỉ còn 1 năm nữa bà Già tôi sẽ trở thành người sống lâu nhất làng cơ mà, chị Ma đã hứa trông nom bà giúp tôi cơ mà, tại sao không biến những thứ không thể thành có thể như trước đây? Những điều kì diệu đã hết rồi sao?
Bà đã không chờ được tôi về nhưng bắt mọi người phải chờ tôi về đến thì mới tiến hành đám ma được.
Không thể tìm được tấm hình nào để làm ảnh thờ cho bà nên, chả biết những tấm hình đã chụp lẫn đi đâu, các em của tôi hay các anh chị họ cũng không tìm thấy. Mọi người quyết định chọn tạm một tấm đã chụp từ những năm 1990 nhưng mấy đứa em họ tôi, những đứa xem như thổ công ở huyện đã chia nhau ra tìm nơi rửa ảnh nhưng không có hiệu ảnh nào hoạt động vào buổi sáng hôm ấy được tìm thấy.
Tôi về tới nơi trong cái rét căm căm và mưa phùn của những ngày sau Tết, bước vào cổng nhà, tôi dừng lại nhìn cái miếu nhỏ như trách móc sau đó mới bước vào trong sân. Khi để bà nhập quan xong mà ảnh thờ vẫn chưa có, lúc đấy tôi mới biết chuyện, tôi đã hiểu ra vấn đề và nhận việc đi rửa ảnh. Các em tôi cũng nói là không tìm được nhưng tôi vẫn cứ lấy xe máy phóng đi, ra khỏi cây cầu làng tôi rẽ trái, đi chừng 1km rồi rẽ phải ở cái ngã 3 đầu tiên, chạy thẳng rồi dừng ở một tiệm chụp hình áo cưới, bước vào trình bày ý muốn của mình, cậu thanh niên trẻ đang ngồi hút thuốc chỉ lẳng lặng đọc email để tôi gửi ảnh qua, một tấm ảnh chụp chung 2 bà cùng mấy cháu. Cậu thanh niên làm rất nhanh, chỉ 5 phút sau tôi đã có thứ mình muốn và ra về, cậu ta thậm chí còn không lấy tiền. Tôi và cậu ta không quen, cửa hàng này tôi chưa bao giờ biết nhưng chắc chắn đã có người dẫn tôi đến đây và để cậu ta ngồi ở đó chờ tôi vì sau khi tôi quay xe máy đi cậu ta cũng đóng cửa.
Vô tình hoặc hữu ý, khăn mỏ quạ màu đen được đổi thành khăn xếp màu đỏ, áo cũng màu đỏ...
Tự nhiên tôi thấy áy náy vì có lẽ đã trách lầm ai đó.
Đó là một tấm ảnh thờ đẹp và có hồn, mấy người lớn tuổi bảo như thế khi đưa ma, trong ảnh đôi mắt bà Già nhìn vẻ buồn rầu hiện rõ, không nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh và tươi cười như những người khác trong tấm ảnh gốc, lúc ấy sau khi chụp tôi có xem lại ảnh, với trực giác của mình tôi đã biết sẽ có lúc dùng tới, chính là lúc này.
Đám ma cứ diễn ra bình thường, hôm sau khi bắt đầu làm lễ di quan lúc buổi trưa, kèn trống bắt đầu nổi lên, tôi đứng một mình gần bể nước nơi có 2 cái chum hứng nước mưa mà 2 bà cháu vẫn dùng để đun nước uống khi xưa, những cái chum với những vệt xi măng dùng để hàn những vết nứt do thời gian gây ra.
Bỗng nhiên từ phía vườn hướng bên kia nơi có ngôi miếu nhỏ, một đàn bướm trắng xinh xinh bay ào vào trong rạp, lòng vòng trên đầu mọi người, một con bướm trắng rất to tách ra bay về hướng tôi đang đứng, nhẹ nhàng đậu xuống cái chum nước ngay trước mặt tôi. Người tôi nổi hết da gà, mắt tôi ướt nhòe.
- Bà về chào thằng N. kìa, nhìn xem!
Cô của tôi đã nhìn thấy sự khác lạ ấy.
Con bướm trắng bay lên khỏi chum nước, dập dìu bay xung quanh tôi rồi đậu xuống bên vai phải, tôi đứng chết chân, người run lên, tôi nhịn cả thở không phải vì tôi sợ, tôi mà sợ ma sao? Tôi sợ mình động đậy con bướm sẽ bay mất, nhưng dù tôi có cố thở nhẹ thì bướm vẫn bay lên trên nóc của cái rạp, cả đàn bướm nhỏ đang bay lượn trong rạp cũng bay theo nối đuôi và rồi biến mất.
Không ai thấy sự biến mất của đàn bướm trắng vì họ ngồi trong rạp nhưng tôi thấy rõ vì tôi đứng ngoài, chỉ trong tích tắc đàn bướm ấy như tan vào hư vô, kì lạ như khi chúng xuất hiện.
3 ngày sau khi hạ huyệt không được ra mộ, đêm nằm trên cái phản gỗ lim cũ kĩ truyền thừa mấy đời ấy tôi cứ thở dài trằn trọc vì bà phải chôn ở bãi Mã Đình, nơi ấy toàn đất sét và nước ngập lênh láng, tôi cứ lo bà sẽ lạnh.
Các em tôi có đôi lần mơ thấy bà trước lúc 49 ngày, chúng nó lo lắng nhưng tôi chỉ bảo:
- Lúc bà còn sống chúng mày ít về chơi, nay mất thì đến thăm con cháu cũng là chuyện thường, tao muốn cũng không mơ thấy đây này.
Tôi đã nói dối!
.....
Nhưng đấy là chuyện của tương lai.
Còn hiện tại, khi tôi 11 tuổi bà già vẫn khỏe mạnh và nhai trầu suốt ngày, tôi cũng từng thử lấy một lá trầu, cho một miếng cau nhỏ rồi quệt ít vôi lên, vôi đựng trong cái vỏ lon sữa ông thọ màu trắng tinh và mịn, cho vài miệng nhai rồi nhổ đi vội, thực sự là một món khó ăn.
Như tôi từng kể, bà Già phụ trách việc ở nhà làm và chăm lo con cháu nên không giúp tôi được chút ý tưởng nào về việc kiếm tiền, nếu như là bà Trẻ thì chắc được, với nhiều chục năm ngồi bán hàng ở chợ hẳn là bà Trẻ sẽ chỉ cho tôi nên bán cái gì để sinh lợi, nhưng chẳng có cách nào để hỏi...
Hồi tôi học lớp 2, vườn có nhiều cây ớt ra quả nhỏ cỡ ngón út, bà Trẻ bảo rằng ớt này rất cay và nhiều người thích cho vào nước mắm hoặc giã lẫn với muối trắng chấm thịt gà hay chấm hoa quả đều ngon. Có lần tôi xin tiền mẹ tôi, mẹ tôi không cho và bảo muốn có tiền thì mày vặt ớt mang đi bán mà lấy tiền.
Tôi vặt ớt mang đi bán thật!
Tôi đựng những quả ớt nho nhỏ màu đỏ trong cái rổ nhỏ bằng tre và cắp nách mang ra chợ ngã ba Xưa ngồi bán cạnh sạp hàng của bà, 100đ được 5 quả. Có lẽ do thấy thằng nhóc con ngồi bán ớt lạ lạ nên khách mua hàng của bà trẻ đều mua thêm ớt của tôi, bà trẻ thì cứ tít mắt cười khoe thằng cháu nội, rằng thì là nó bán ớt lấy tiền mua đồ chơi. Tôi không biết khách đã mua vì muốn giúp tôi hay do ớt ngon, dù sao thì các cây ớt trong vườn chỉ mấy ngày đã không còn quả nào, kể cả quả còn xanh. Mỗi lần chạy từ chợ về nhà để hái thêm ớt cũng không gần, trên tay tôi là cái rổ trống không và đã tôi tưởng tượng là cái vô-lăng xe ô tô, miệng thì "rỉn rỉn rỉn" như tiếng xe IFA hay UAZ, đường xa, tưởng tượng vậy cho đường nó bớt xa.
Nhưng tôi không tính đó là lần buôn bán kiếm tiền đầu tiên vì bà trẻ đã chỉ cho tôi biết cơ hội, mẹ tôi là sức ép, đồ chơi là mục tiêu và lúc buôn bán thì lại dựa vào quan hệ của bà.
Ớt hết tôi nghỉ bán, đồ chơi cũng có rồi bán làm gì nữa, việc buôn bán ấy như kiểu chơi đồ hàng của bọn con gái, nếu bán tiếp đám bạn trong lớp biết thì xấu hổ lắm.
Nhưng sự thật là trước đó nhà tôi 3 đời buôn bán, các đời trước tôi không biết ra sao, cụ tôi bán xôi, bán bánh mà tích cóp được tiền rồi trở nên giàu có, ông nội tôi cũng buôn vải vóc, gỗ... đến bố tôi thì tay chơi hơn, buôn cả súng cơ mà, sao tôi lại không thể kiếm ra một ít tiền được cơ chứ?
Các con ma trong hình vẽ của nó trên giấy hay máy tính đều có điểm chung là mắt to, miệng rộng, tóc dài, mặt trắng như đang đắp mặt nạ dưỡng da... nhìn chung là giống nhau, tôi chỉ cố tỏ ra vẻ sợ hãi đồng tình với sự đáng sợ của những con ma ấy.
Những con ma tôi gặp phần lớn đều giống như con người trước khi họ chết, những người khi sống độc ác thì lúc là ma vẫn vậy. Tôi vẫn luôn nhớ bà già bảo rằng trần sao âm vậy, tôi luôn tin như thế nhưng cũng không cố chỉ cho con tôi về hình dáng con ma Việt Nam ra sao, trí tưởng tượng mỗi người là khác nhau song tôi cũng hơi buồn vì Việt Nam chưa có con ma nào nổi tiếng để định hình và vẽ lại con ma Việt Nam.
Nhiều thứ trên máy tính con trai tôi tự học, tôi không dạy nó, tôi không giỏi về máy tính bởi vậy tôi vẫn đang viết câu chuyện bằng chính cái điện thoại đời ơ kìa của mình. Tôi chỉ nói rằng hãy miêu tả con ma của con bằng cách vẽ nó ra, hình ảnh luôn truyền tải tốt hơn lời nói nhưng một câu chuyện kết hợp với hình ảnh sẽ ám ảnh người xem nhiều năm.
Con tôi có máy tính hoặc điện thoại làm phương tiện để hiểu thêm về Thế giới, còn tôi khi 11 tuổi, thứ duy nhất giúp tôi biết về mọi chuyện là cái đài cassette, nhưng trên đài người ta không dạy tôi làm sao để kiếm ra tiền mua cho mình cái xe ưa thích, nên tôi sẽ phải đi hỏi người lớn!
Bà Già là người lớn duy nhất tôi có thể hỏi, tôi sinh ra đã có 2 bà nội và tôi thấy mình sướng hơn mấy đứa chỉ có 1, 2 nhiều 1 ai cũng biết, tôi vẫn luôn tự hào về điều này. Nhưng trong 2 bà thì tôi yêu quý bà Già hơn, thật lòng là như vậy vì bà là tất cả thế giới của tôi ngày thơ ấu, khi lớn lên tôi lại yêu bà của mình vì những lí do khác.
Cuộc sống vội vã, người ta đến với nhau rất nhanh rồi đôi khi vì bất đồng quan điểm mà chia tay, mỗi người đều có quyền tự do lựa chọn hạnh phúc của mình. Ông tôi mất khi bố tôi mới 6 tuổi và nhưng bà già đã hi sinh ⅔ quãng đời còn lại của mình nuôi con chăm cháu của chồng đến khi nó lớn khôn. Bà đã có thể lựa chọn một cuộc sống không có chúng tôi, bà có quyền như vậy nhưng bà đã chọn ở lại khi gia đình tôi cần bà nhất. Tôi biết, ở các nơi khác sẽ có những người bà giống như bà Già của tôi song bà tôi vẫn là số 1.
Lúc bà tôi trở bệnh tiên lượng xấu, bác sĩ cho về trên xe cứu thương giữa đêm, tôi đã gào lên trong điện thoại hi vọng bà sẽ nghe thấy.
- Bà phải chờ cháu! Nhất định phải chờ!
Tôi không biết bà có nghe thấy không nhưng giữa sân bay nửa đêm vắng người ấy tôi vẫn tin, chỉ cần bà về đến quê, chỉ cần đưa về đến mảnh đất ấy thì sẽ lại bình an tai qua nạn khỏi như bao lần trước đó, tôi vẫn nghĩ bà sẽ sống đến khi nào tôi già mới thôi, một suy nghĩ rất trẻ con nhưng lại rất có lý khi bạn yêu thương ai đó.
Tim tôi nặng trĩu, lòng vừa thấp thỏm lo âu vừa hi vọng.
Nhưng đến 4h29 sáng, điện thoại của tôi reo lên báo tin, tim tôi đang có quả tạ ngàn cân treo bằng sợi dây tơ đã đứt phựt.
Một người đã từng trải qua bao sóng gió khi nhỏ, một thân một mình tự sinh tồn giữa Thủ đô hay sau này phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nơi đất khách quê người vẫn thản nhiên như không thì nay đã khóc. Một người đàn ông ngồi khóc ngon lành trong khu vực chờ bay như một đứa trẻ con.
- Tại sao chứ? Tại sao?
Tôi dằn vặt chính mình.
Bà đã về đến nhà, tôi vẫn ngồi đây, chỉ còn 1 năm nữa bà Già tôi sẽ trở thành người sống lâu nhất làng cơ mà, chị Ma đã hứa trông nom bà giúp tôi cơ mà, tại sao không biến những thứ không thể thành có thể như trước đây? Những điều kì diệu đã hết rồi sao?
Bà đã không chờ được tôi về nhưng bắt mọi người phải chờ tôi về đến thì mới tiến hành đám ma được.
Không thể tìm được tấm hình nào để làm ảnh thờ cho bà nên, chả biết những tấm hình đã chụp lẫn đi đâu, các em của tôi hay các anh chị họ cũng không tìm thấy. Mọi người quyết định chọn tạm một tấm đã chụp từ những năm 1990 nhưng mấy đứa em họ tôi, những đứa xem như thổ công ở huyện đã chia nhau ra tìm nơi rửa ảnh nhưng không có hiệu ảnh nào hoạt động vào buổi sáng hôm ấy được tìm thấy.
Tôi về tới nơi trong cái rét căm căm và mưa phùn của những ngày sau Tết, bước vào cổng nhà, tôi dừng lại nhìn cái miếu nhỏ như trách móc sau đó mới bước vào trong sân. Khi để bà nhập quan xong mà ảnh thờ vẫn chưa có, lúc đấy tôi mới biết chuyện, tôi đã hiểu ra vấn đề và nhận việc đi rửa ảnh. Các em tôi cũng nói là không tìm được nhưng tôi vẫn cứ lấy xe máy phóng đi, ra khỏi cây cầu làng tôi rẽ trái, đi chừng 1km rồi rẽ phải ở cái ngã 3 đầu tiên, chạy thẳng rồi dừng ở một tiệm chụp hình áo cưới, bước vào trình bày ý muốn của mình, cậu thanh niên trẻ đang ngồi hút thuốc chỉ lẳng lặng đọc email để tôi gửi ảnh qua, một tấm ảnh chụp chung 2 bà cùng mấy cháu. Cậu thanh niên làm rất nhanh, chỉ 5 phút sau tôi đã có thứ mình muốn và ra về, cậu ta thậm chí còn không lấy tiền. Tôi và cậu ta không quen, cửa hàng này tôi chưa bao giờ biết nhưng chắc chắn đã có người dẫn tôi đến đây và để cậu ta ngồi ở đó chờ tôi vì sau khi tôi quay xe máy đi cậu ta cũng đóng cửa.
Vô tình hoặc hữu ý, khăn mỏ quạ màu đen được đổi thành khăn xếp màu đỏ, áo cũng màu đỏ...
Tự nhiên tôi thấy áy náy vì có lẽ đã trách lầm ai đó.
Đó là một tấm ảnh thờ đẹp và có hồn, mấy người lớn tuổi bảo như thế khi đưa ma, trong ảnh đôi mắt bà Già nhìn vẻ buồn rầu hiện rõ, không nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh và tươi cười như những người khác trong tấm ảnh gốc, lúc ấy sau khi chụp tôi có xem lại ảnh, với trực giác của mình tôi đã biết sẽ có lúc dùng tới, chính là lúc này.
Đám ma cứ diễn ra bình thường, hôm sau khi bắt đầu làm lễ di quan lúc buổi trưa, kèn trống bắt đầu nổi lên, tôi đứng một mình gần bể nước nơi có 2 cái chum hứng nước mưa mà 2 bà cháu vẫn dùng để đun nước uống khi xưa, những cái chum với những vệt xi măng dùng để hàn những vết nứt do thời gian gây ra.
Bỗng nhiên từ phía vườn hướng bên kia nơi có ngôi miếu nhỏ, một đàn bướm trắng xinh xinh bay ào vào trong rạp, lòng vòng trên đầu mọi người, một con bướm trắng rất to tách ra bay về hướng tôi đang đứng, nhẹ nhàng đậu xuống cái chum nước ngay trước mặt tôi. Người tôi nổi hết da gà, mắt tôi ướt nhòe.
- Bà về chào thằng N. kìa, nhìn xem!
Cô của tôi đã nhìn thấy sự khác lạ ấy.
Con bướm trắng bay lên khỏi chum nước, dập dìu bay xung quanh tôi rồi đậu xuống bên vai phải, tôi đứng chết chân, người run lên, tôi nhịn cả thở không phải vì tôi sợ, tôi mà sợ ma sao? Tôi sợ mình động đậy con bướm sẽ bay mất, nhưng dù tôi có cố thở nhẹ thì bướm vẫn bay lên trên nóc của cái rạp, cả đàn bướm nhỏ đang bay lượn trong rạp cũng bay theo nối đuôi và rồi biến mất.
Không ai thấy sự biến mất của đàn bướm trắng vì họ ngồi trong rạp nhưng tôi thấy rõ vì tôi đứng ngoài, chỉ trong tích tắc đàn bướm ấy như tan vào hư vô, kì lạ như khi chúng xuất hiện.
3 ngày sau khi hạ huyệt không được ra mộ, đêm nằm trên cái phản gỗ lim cũ kĩ truyền thừa mấy đời ấy tôi cứ thở dài trằn trọc vì bà phải chôn ở bãi Mã Đình, nơi ấy toàn đất sét và nước ngập lênh láng, tôi cứ lo bà sẽ lạnh.
Các em tôi có đôi lần mơ thấy bà trước lúc 49 ngày, chúng nó lo lắng nhưng tôi chỉ bảo:
- Lúc bà còn sống chúng mày ít về chơi, nay mất thì đến thăm con cháu cũng là chuyện thường, tao muốn cũng không mơ thấy đây này.
Tôi đã nói dối!
.....
Nhưng đấy là chuyện của tương lai.
Còn hiện tại, khi tôi 11 tuổi bà già vẫn khỏe mạnh và nhai trầu suốt ngày, tôi cũng từng thử lấy một lá trầu, cho một miếng cau nhỏ rồi quệt ít vôi lên, vôi đựng trong cái vỏ lon sữa ông thọ màu trắng tinh và mịn, cho vài miệng nhai rồi nhổ đi vội, thực sự là một món khó ăn.
Như tôi từng kể, bà Già phụ trách việc ở nhà làm và chăm lo con cháu nên không giúp tôi được chút ý tưởng nào về việc kiếm tiền, nếu như là bà Trẻ thì chắc được, với nhiều chục năm ngồi bán hàng ở chợ hẳn là bà Trẻ sẽ chỉ cho tôi nên bán cái gì để sinh lợi, nhưng chẳng có cách nào để hỏi...
Hồi tôi học lớp 2, vườn có nhiều cây ớt ra quả nhỏ cỡ ngón út, bà Trẻ bảo rằng ớt này rất cay và nhiều người thích cho vào nước mắm hoặc giã lẫn với muối trắng chấm thịt gà hay chấm hoa quả đều ngon. Có lần tôi xin tiền mẹ tôi, mẹ tôi không cho và bảo muốn có tiền thì mày vặt ớt mang đi bán mà lấy tiền.
Tôi vặt ớt mang đi bán thật!
Tôi đựng những quả ớt nho nhỏ màu đỏ trong cái rổ nhỏ bằng tre và cắp nách mang ra chợ ngã ba Xưa ngồi bán cạnh sạp hàng của bà, 100đ được 5 quả. Có lẽ do thấy thằng nhóc con ngồi bán ớt lạ lạ nên khách mua hàng của bà trẻ đều mua thêm ớt của tôi, bà trẻ thì cứ tít mắt cười khoe thằng cháu nội, rằng thì là nó bán ớt lấy tiền mua đồ chơi. Tôi không biết khách đã mua vì muốn giúp tôi hay do ớt ngon, dù sao thì các cây ớt trong vườn chỉ mấy ngày đã không còn quả nào, kể cả quả còn xanh. Mỗi lần chạy từ chợ về nhà để hái thêm ớt cũng không gần, trên tay tôi là cái rổ trống không và đã tôi tưởng tượng là cái vô-lăng xe ô tô, miệng thì "rỉn rỉn rỉn" như tiếng xe IFA hay UAZ, đường xa, tưởng tượng vậy cho đường nó bớt xa.
Nhưng tôi không tính đó là lần buôn bán kiếm tiền đầu tiên vì bà trẻ đã chỉ cho tôi biết cơ hội, mẹ tôi là sức ép, đồ chơi là mục tiêu và lúc buôn bán thì lại dựa vào quan hệ của bà.
Ớt hết tôi nghỉ bán, đồ chơi cũng có rồi bán làm gì nữa, việc buôn bán ấy như kiểu chơi đồ hàng của bọn con gái, nếu bán tiếp đám bạn trong lớp biết thì xấu hổ lắm.
Nhưng sự thật là trước đó nhà tôi 3 đời buôn bán, các đời trước tôi không biết ra sao, cụ tôi bán xôi, bán bánh mà tích cóp được tiền rồi trở nên giàu có, ông nội tôi cũng buôn vải vóc, gỗ... đến bố tôi thì tay chơi hơn, buôn cả súng cơ mà, sao tôi lại không thể kiếm ra một ít tiền được cơ chứ?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.