Chương 65: Nhiệm Vụ Thứ Ba Và Thứ Lá Thần Kỳ
Nam Ngủ Yên
23/07/2021
Trong đám cưới của cậu Út, trên mâm cỗ mọi người cũng kể về việc đêm qua nghe tiếng pháo nổ rất to rồi liên kết với mấy tiếng nổ đêm hôm trước ngoài cánh đồng làng, ai đó đã đề nghị với bác tôi rằng nên tăng cường an ninh thôn xóm, phòng có trộm cắp hoặc có người ý đồ xấu làm gì đó với đất làng mình, nhiều người cũng đồng ý vì họ cũng nghe phong thanh rằng làng này đất vượng, chôn nhiều của cải.
Bác tôi, chính xác tôi gọi là bác rể vì bác ấy là chồng của chị ruột mẹ tôi, bác tên là N., là một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc chiến, gồm kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam với quân Khmer Rouge. Như tôi được biết, khi còn trẻ bác học rất giỏi, nhà con một, học hết lớp 10 thì xung phong đi bộ đội Nam tiến, nhập ngũ đầu năm 1972. Đi cùng đợt với bác có 9 người khác trong làng thì có đến 5 người hi sinh khi chỉ mới đặt chân vào đến đất Quảng Trị, 4 người bị sốt rét rừng trong đó có bác N., còn một người đi trước vào chiến trường B sau vài trận đánh thì bị thương mất trí nhớ, may có đồng bào dân tộc cứu giúp nên định cư một thời gian dài trên Daknong. Bác N. sốt rét nằm ở viện dã chiến thì nghe lời ra tiếng vào cho rằng sợ chết giả bệnh nên không được chăm sóc kĩ càng, may đến khi người ta tra lí lịch quân nhân mới biết là trình độ tốt nghiệp lớp 10, nhà con một và đơn xung phong đi bộ đội được viết bằng máu nên mới cứu chữa. Hoàn cảnh thời đó là vậy, chiến tranh ác liệt quá nên cũng không thể tránh được những suy nghĩ tiêu cực vì thế Quân đội với kỉ luật thép đã phải có những cách làm phù hợp.
Bác N. sau khi khỏi bệnh cũng vào được chiến trường B rồi đi học thêm lên sỹ quan do có trình độ, đến năm 1981 đeo hàm Đại uý quân nhu, thuộc sự chỉ huy của tướng Kim Tuấn. Thời ấy truy quét tàn quân Khmer Rouge bác N. chết hụt mấy lần khi đoàn xe vận tải vướng phải mìn cài bên đường hoặc đám Khmer Rouge phục kích thì gia đình ở nhà gồm vợ, một con gái và mẹ già liên tục gửi thư giục về cho nên bác ấy phải giải ngũ khi chỉ còn hai tháng nữa là tròn 10 năm quân ngũ. Đi chiến trường B hay K tôi được biết là sẽ nhân đôi số tuổi quân và nếu như có trên 20 năm công tác trong quân đội, sau này sẽ có nhiều chính sách ưu đãi. Nhưng thường tôi thấy đấy là suy nghĩ của người dân sống trong hoà bình chứ với người lính, điều quý giá nhất với họ là được trở về với gia đình toàn vẹn, những thứ vinh hoa cũng tốt nhưng không có ý nghĩa gì trước mũi tên hòn đạn không có mắt.
Bố vợ tôi cũng là một người lính, ông cụ để lại một phần cơ thể của mình ở chiến trường khu 5 khi bảo vệ đồng đội bị thương rút lui trong trận pháo kích, còn mẹ vợ tôi, người phụ nữ nhỏ bé miền Trung, cũng mang theo trong thân mình nhiều mảnh đạn. Tôi thấy điểm chung của người lính đi qua chiến tranh là họ ít nói về những chiến công, họ chỉ nói về những đồng đội đã hi sinh và họ may mắn như thế nào khi còn sống, phần lớn những cựu chiến binh mà tôi biết đều ít nói và không giàu có kể cả họ có quyền lực trong tay, tôi yêu thích Quân đội Việt Nam là vì thế.
Bác N. lúc này đang là Bí thư kiêm trưởng thôn vẫn đạp xe lọc cọc đi họp với cái cặp da màu đen và cái mũ cối, quần xắn vành nồi và đi dép rọ, ngày mùa vẫn giúp vợ con như thường, bác có dáng người nhỏ thó nhưng tính cách thì đúng chất bộ đội, rất nghiêm nghị. Khi nghe tin tức ấy bác N. bảo với mấy anh dân quân phải chú ý việc này, cần phải có kế hoạch tuần tra và điều tra xem tại sao lại có pháo nổ vào ban đêm. Mấy anh dân quân thì tôi biết mặt hết, cậu tôi cũng là dân quân mà, ngồi ăn cỗ tôi đứng gần nghe các anh ấy nói chuyện và xin xỏ được đi tuần cùng, việc này không có gì quá khó nên các anh ấy đồng ý, còn với tôi, tôi nhớ đến khẩu súng CKC với vài viên đạn màu đồng sáng loáng mà anh tổ trưởng hay đeo, tôi cũng được cầm mấy lần rồi, đã lắm, đồ chơi bằng nhựa không bao giờ có cửa để so sánh, không có một chút nào luôn. Cái khẩu CKC ấy còn có một con dao găm bóng loáng và dài, nghe nói là sử dụng khi hết đạn và lao vào cảm tử với quân thù, tôi không thích con dao đó lắm vì bắn nhau tốt nhất là phải tính toán cho đủ đạn chứ, nhỡ đâu cầm súng lao đến giặc nó còn đạn nó bắn chết mình thì làm gì còn lần sau mà chiến đấu.
Mấy tối sau đó đúng là dân quân đi tuần thật, chia theo ngày mỗi ngày 3 người và được trang bị một khẩu súng CKC cùng 7 viên đạn và hai cái gậy dài chừng hơn một mét, các anh ấy đi tuần bằng xe đẹp quanh làng, tôi có xin đi cùng được một tối và nải nỉ được cầm súng nhưng chỉ một tối đó thôi rồi tôi chán vì súng chả được bắn thì cầm rất mệt hơn nữa đi tuần làm sao mà thấy được gì lạ, vì cái thằng ném pháo cũng đi tuần mà nếu có người lạ làm việc ám muội ắt hẳn tôi sẽ được biết ngay thôi. Nhưng không có súng thật thì tôi có súng khác, tôi nghĩ ra một cách rất hay, thật sự hay nhưng phải đi mượn. Tôi đi gặp R9 và hỏi nó có biết bắn chim không, tiếc rằng nó không biết bắn nhưng nó lại chỉ cho một đứa có ná bắn chim rất đẹp nên tôi đi tìm hỏi mua.
Quả thật mỗi người đều có những hoa tay và khả năng đặc biệt, tôi gặp thằng Ngh., nó có ná bắn chim làm bằng chạc của một cành ổi, dây thun màu đỏ cái chỗ kẹp viên sỏi được làm từ da trâu luôn, tôi thực sự gật gù vì cái ná của nó. Tôi đề nghị mua, khi giá đề nghị lên đến Ba mươi lăm nghìn thì nó mới đồng ý bán, tôi hí hứng mang ná về nhà và tập dợt thử. Tôi rất ưng, dĩ nhiên tôi không mua về để bắn chim, tôi không có khả năng thiện xạ như vậy và tôi cũng không thích nhìn con gì đó chết. Tôi nghĩ rằng mấy quả pháo cối sau khi được châm mà dùng cái ná đẹp như này bắn thì hẳn sẽ nổ trên cao, tôi không cần chính xác, tôi cần pháo nổ ở trên cao hoặc xa vì có ném tốt đến mấy cũng chỉ được ba bốn chục mét là nhiều.
Tôi tập bắn mấy ngày, thường tôi chọn mấy cục đất hoặc sỏi và mỗi chiều ra phía sau nhà bắn xuống ao, bắn qua bụi tre … vào các điểm mốc mà tôi tự chọn, phía sau vườn nhà tôi rất vắng, có một cái ao rộng sau nhà rồi đến một luỹ tre rồi lại một cái ao khác rồi lại luỹ tre, đợt trước tôi từng ném một quả lựu đạn nổ tung toé ở phía luỹ tre trước mặt, chả ai biết thủ phạm ngoài tôi. Sau khi hài lòng với khả năng thiện xạ bách phát bách trượt của mình thì tôi lại tìm cách gặp cái thằng nhóc bán pháo lần trước và rất kín đáo mua thêm được thêm hơn mười quả, kho vũ khí trang thiết bị hiện đại của tôi cũng được bổ sung thêm một cái ống nhòm “xịn” hơn khi tôi nhờ em trai tôi mua hộ, tiền bạc không thành vấn đề vì tôi hiện đang giàu có, và vì sự rộng rãi của mình thì tôi đã nhanh chóng có cái ống nhòm sơn rằn ri, khoảng gần Một trăm nghìn. Điều tôi băn khoăn nhất vẫn là việc thu âm không có kết quả khả quan nào, toàn thu được âm thanh của ếch, nhái, chão chuộc … kêu vào ban đêm, không có một chút tính răn đe nào cho nên tôi đành phải quay lại với kế hoạch ban đầu đó là cắt các đoạn băng cải lương những đoạn người ta ngân nga thành từng đoạn nhỏ sau đó dùng thước kẻ làm xước rồi gấp nhàu để làm sao đạt hiệu ứng cao. Lần này, trình độ của tôi lên cao hơn, tôi đã nghĩ ra cách dán các đoạn băng bị méo âm thanh đó vào cuộn băng trắng, tôi tính toán để cuộn băng chạy một đoạn chừng gần ba phút thì mới tới đoạn âm thanh ghê rợn tôi tự tạo ra, kinh nghiệm chỉ cho tôi biết là tôi cần thời gian để chạy trốn hoặc ẩn nấp thì mới đến khúc âm thanh đó nếu không tôi sẽ dễ dàng bị phát hiện. Nhớ lại phi vụ đầu tiên trên cành cây tôi thấy rằng cái đài này xịn nhưng quá nặng và cồng kềnh, không tiện cho việc ẩn nấp nên tôi đã mua một cái đài cassette loại nhỏ, rẻ tiền, loại rẻ nhất có thể vì tôi không có nhu cầu để nghe và cũng ít dùng, chỉ dùng khi hành động mà thôi.
Trong suốt nửa tháng kể từ sau đám cưới của cậu Út tôi chỉ có làm vài việc: ăn, ngủ, đi học, tập bắn ná, chế tạo những thứ vũ khí hiện đại, trang bị ống nhòm, đèn pin và pháo cối. Tôi tự tin rằng mình đang sở hữu một kho vũ khí khá “chất” và sẽ phát huy tính hiệu quả đặc biệt là vào ban đêm. Sở dĩ tôi phải chuẩn bị kĩ như vậy vì nửa tháng trước đó chị Ma có cảnh báo sự nguy hiểm, tôi không muốn nguy hiểm xảy ra với mình, tôi là cháu đích tôn cơ mà, nên tôi sẽ phải chuẩn bị kĩ càng để giảm thiểu rủi ro.
Sống đến 86 tuổi và sống đến 86 tuổi lành lặn là không giống nhau.
Tôi thấy cái khăn màu đen của bà Già không phù hợp nữa nên cũng đã mua một cái mũ len màu xanh sậm, loại mũ này tôi thấy chỉ có hai màu là xanh và đỏ, màu đỏ phần do tôi không thích và nếu đi ban đêm sẽ dễ bị phát hiện, loại mũ len trùm đầu này chỉ hở hai con mắt và phía trên có một cái núm tròn tròn, tôi phải cắt cái núm đó đi vì trông buồn cười quá, như trẻ con. Mặc dù tôi cũng vẫn là trẻ con thôi nhưng tôi thấy mình cũng lớn nhiều rồi, trẻ con thì đứa nào cũng muốn trở thành người lớn cả. Mấy trăm nghìn nhặt được tiêu mãi không hết, tôi chợt nhận ra rằng có nhiều tiền và không có tiền cũng chả khác nhau mấy, đều đau đầu cả. Lúc không có tiền tôi muốn mua nhiều thứ mà lúc có tiền thì lại không biết nên mua cái gì trước bởi vậy tôi mới sử dụng số tiền đó vào việc mua sắm trang thiết bị, cho tất cả vào thùng mì tôm và cất giấu dưới gầm tấm phản gỗ, tuyệt đối không được để bà Già phát hiện ra.
Đêm ngày 5 tháng 11 năm 1997.
Ánh trăng rất thật tuy chỉ mới là hình lưỡi liềm, tôi nhớ rõ là vì chiều hôm ấy tôi còn đi dự sinh nhật của con bé lớp phó, hình như là tôi không có tặng món quà nào thì phải, hoặc có mà tôi cố tình quên, nhưng nếu có thì chắc là một quyển truyện đầy chữ của ông Nguyễn Nhật Ánh mắt cận tóc nghệ sĩ ở bìa sau. Tôi không biết con bé lớp phó ấy có thích món quà đó hay không, nhưng tôi thích là được, tôi mua và đã đọc xong rồi, tôi đã cố gắng đọc rất cẩn thận để nó không biết đó là một cuốn sách đã bị “bóc tem”. Tôi không áy náy gì lắm vì cũng không có vấn đề gì, chỉ là đọc trước thôi mà, có thiệt hại cái gì đâu.
- Này !
Tôi nghe âm thanh quen thuộc lẫn trong tiếng gió nhẹ khi đang ngồi nghe đài ngoài hiên, vừa mới tới mới tiết mục “Đọc truyện đêm khuya” trên Đài tiếng nói Việt Nam, tôi vặn nhỏ đài lại rồi đứng lên đi ra khu vườn nhà mình.
- Có tin gì hả chị?
- Có rồi, thông tin đầy đủ.
- Chị hay thật đấy, tin tức mấy lần chị đưa cứ như là ngồi bên cạnh họ nghe vậy.
Chị Ma khẽ cười đắc ý, hai tay chống lên hai bên hông, bộ váy màu đỏ cứ bay phất phơ trong gió.
- Chị đã chết đủ lâu, mấy đứa ranh con ấy làm sao qua mắt được chị. Em nghe rõ nhé, khuya ngày mùng 9 âm lịch, dự tính là nửa đêm chúng nó sẽ bắt đầu tiến hành đào bới, chôn đồ và vài việc khác nữa.
- Lại chôn những thứ giống như lần trước hả chị?
- Có thể, nhưng lần này số người đi sẽ đông hơn, gần mười người.
- Sao đông thế? Hay em báo dân quân làng em bắt bọn chúng?
- Trong nhóm này có một đứa là thầy phù thủy, nó có nuôi ma xó và cả âm binh nên có người biết là chúng sẽ rút ngay.
- Còn em thì sao ạ?
- Sẽ có cách, chị sẽ giúp em. Những cái lá lần trước mà em mang theo sẽ giúp em ẩn đi toàn bộ “dương khí” của bản thân, sẽ làm em giống như vô hình, ma xó hay âm binh rất khó phát hiện ra, còn nếu là con người thì phải có duyên mới nhìn thấy em. Nhớ rằng lá phải ngậm lên miệng, cho dù thấy cái gì cũng không được làm rơi cái lá ra, sẽ rất nguy hiểm.
Tôi gật đầu ghi nhớ chi tiết này.
- Chị không thể xuất hiện giúp em được, khi chị giúp em thì thằng thầy phù thủy đó sẽ phát hiện ra trong làng này có Thần giữ của, sau này còn phức tạp hơn nhiều. Kỳ này nếu gặp đại nạn thì vạn bất đắc dĩ cứ đọc cái gì mà em đã được dạy.
Tôi hít một hơi thật sâu, sự việc có vẻ nghiêm trọng thật.
- Chiều mai em đi ra cánh đồng phía Tây theo lối ngõ nhà mình, đi thẳng luôn qua lối khu Tây, từ đường ven làng ở mé đó đi ra tới gần cánh đồng ngô, em sẽ thấy một gò đất cao có hình đầu rùa, ở đó có một bãi phân trâu, trên bãi phân trâu ấy có cắm một cái que đó chính là điểm đánh dấu nơi bọn chúng sẽ đào đất và bỏ thứ gì đó xuống. Cũng giống như những lần trước, tuyệt đối không được để cái thứ được chôn dưới đất đó quá hai canh giờ. Sau hai canh giờ sẽ không còn tìm thấy được nữa.
- Nửa đêm liệu có phải là “giờ Tý ba khắc” không chị?
- Khoảng giờ đấy, “âm khí” mạnh thường sẽ tốt cho công việc ám muội.
- Em có thể đuổi chúng nó đi theo cách của em hay không?
Chị Ma không trả lời ngay mà bay lên đỉnh ụ rơm nhìn trăng, hồi lâu chị mới nói.
- Những thứ em làm Thần không biết, Qủy không hay. Chị tin ở em, những thứ em đang làm giúp ích cho rất nhiều hồn ma vất vưởng ở cái làng này. Nếu chúng thành công thì rất nhiều vong hồn sẽ bị bắt đi, linh khí của làng cũng sẽ hao tổn đi nhiều và cuối cùng, chúng sẽ tìm cách đào hết tất cả các ngôi miếu trong làng này lên. Ngoài bãi tha ma của làng mấy đêm trước cũng có đám ma xó đến thám thính đã bị Thổ Thần phát hiện đuổi đi.
Tôi im lặng nghe, thi thoảng tôi ngước nhìn lên ánh trăng đang bị che khuất bởi cái bóng váy đỏ thoắt ẩn thoắt hiện.
- Còn nữa, khuya ngày mùng mười, khoảng cuối giờ Hợi, đầu giờ Tý nếu em ra đầu làng sẽ gặp lại kẻ lạ mặt hôm trước đi ngược lại với hướng lần trước. Bóng dáng mà em nhìn thấy sẽ khác so với bóng dáng bình thường của nó, nhưng hãy làm giống như lần trước sẽ không có điều gì xảy ra. Việc duy nhất của em là quan sát, nhớ lấy hình dáng và tuyệt đối không được kể điều này với bất kì ai trước khi em tròn mười tám tuổi. – Chị Ma ngưng lại trong giây lát – nếu hở miệng ra dễ có họa sát thân.
- Vậy em có nên đi xem không ạ?
- Xem nhiều biết nhiều mà biết nhiều và thông minh thì ít họa.
- Vâng ạ.
- Giờ Dậu của mỗi ngày chị sẽ chỉ cho em mang theo thứ gì, nhớ không được đánh rơi khỏi miệng nghe không?
- Em nhớ rồi.
Chị Ma xoay người hạ dần xuống khỏi đỉnh ụ rơm và nhìn tôi, ánh mắt tôi thấy rất lạ.
- Sẽ có những lúc chị không thể bảo vệ em hay là không thể nhắc nhở em được thì em phải nhớ tất cả những gì chị đã dặn nghe chưa nào?
Tôi không biết nên trả lời như thế nào cho đúng, chớp mắt mấy cái rồi tôi mới mím môi gật đầu một cách kiên quyết.
- Em trai ngoan, đi ngủ sớm đi.
Chị Ma biến mất, tôi vội vàng chạy vào nhà ghi lại tất cả những gì vừa nghe, tôi sợ rằng mình quên nên ghi xong tôi phải lấy bút bi đỏ gạch chân những từ mà tôi cho là quan trọng, sau thì tôi gạch chân cả trang và ghi rõ to: PHẢI NHỚ HOẶC LÀ CHẾT!, phải ghi như vậy cho nguy hiểm.
Tôi cũng đã có ý định sẽ rủ một đứa nào tham gia phi vụ này nhưng sau khi cân nhắc kỹ lại bỏ qua vì chả biết có chuyện gì sẽ xảy ra, mà nếu đứa nào tham gia cùng cũng sẽ dễ bị phát hiện. Lần này đội người lạ có cả thầy phù thủy đi cùng không rõ để làm gì, nhưng tôi nhớ lại câu chuyện của bà tôi đã từng kể về việc điều khiển âm binh tát nước vậy âm binh đó có như cái ông Hổ Quân không? Hổ Quân có phải là âm binh không? Những câu hỏi như vậy tôi đã ghi vào nhật ký nhưng chưa có câu trả lời, tôi không hiểu âm binh là như thế nào nữa.
.....
Bác tôi, chính xác tôi gọi là bác rể vì bác ấy là chồng của chị ruột mẹ tôi, bác tên là N., là một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc chiến, gồm kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam với quân Khmer Rouge. Như tôi được biết, khi còn trẻ bác học rất giỏi, nhà con một, học hết lớp 10 thì xung phong đi bộ đội Nam tiến, nhập ngũ đầu năm 1972. Đi cùng đợt với bác có 9 người khác trong làng thì có đến 5 người hi sinh khi chỉ mới đặt chân vào đến đất Quảng Trị, 4 người bị sốt rét rừng trong đó có bác N., còn một người đi trước vào chiến trường B sau vài trận đánh thì bị thương mất trí nhớ, may có đồng bào dân tộc cứu giúp nên định cư một thời gian dài trên Daknong. Bác N. sốt rét nằm ở viện dã chiến thì nghe lời ra tiếng vào cho rằng sợ chết giả bệnh nên không được chăm sóc kĩ càng, may đến khi người ta tra lí lịch quân nhân mới biết là trình độ tốt nghiệp lớp 10, nhà con một và đơn xung phong đi bộ đội được viết bằng máu nên mới cứu chữa. Hoàn cảnh thời đó là vậy, chiến tranh ác liệt quá nên cũng không thể tránh được những suy nghĩ tiêu cực vì thế Quân đội với kỉ luật thép đã phải có những cách làm phù hợp.
Bác N. sau khi khỏi bệnh cũng vào được chiến trường B rồi đi học thêm lên sỹ quan do có trình độ, đến năm 1981 đeo hàm Đại uý quân nhu, thuộc sự chỉ huy của tướng Kim Tuấn. Thời ấy truy quét tàn quân Khmer Rouge bác N. chết hụt mấy lần khi đoàn xe vận tải vướng phải mìn cài bên đường hoặc đám Khmer Rouge phục kích thì gia đình ở nhà gồm vợ, một con gái và mẹ già liên tục gửi thư giục về cho nên bác ấy phải giải ngũ khi chỉ còn hai tháng nữa là tròn 10 năm quân ngũ. Đi chiến trường B hay K tôi được biết là sẽ nhân đôi số tuổi quân và nếu như có trên 20 năm công tác trong quân đội, sau này sẽ có nhiều chính sách ưu đãi. Nhưng thường tôi thấy đấy là suy nghĩ của người dân sống trong hoà bình chứ với người lính, điều quý giá nhất với họ là được trở về với gia đình toàn vẹn, những thứ vinh hoa cũng tốt nhưng không có ý nghĩa gì trước mũi tên hòn đạn không có mắt.
Bố vợ tôi cũng là một người lính, ông cụ để lại một phần cơ thể của mình ở chiến trường khu 5 khi bảo vệ đồng đội bị thương rút lui trong trận pháo kích, còn mẹ vợ tôi, người phụ nữ nhỏ bé miền Trung, cũng mang theo trong thân mình nhiều mảnh đạn. Tôi thấy điểm chung của người lính đi qua chiến tranh là họ ít nói về những chiến công, họ chỉ nói về những đồng đội đã hi sinh và họ may mắn như thế nào khi còn sống, phần lớn những cựu chiến binh mà tôi biết đều ít nói và không giàu có kể cả họ có quyền lực trong tay, tôi yêu thích Quân đội Việt Nam là vì thế.
Bác N. lúc này đang là Bí thư kiêm trưởng thôn vẫn đạp xe lọc cọc đi họp với cái cặp da màu đen và cái mũ cối, quần xắn vành nồi và đi dép rọ, ngày mùa vẫn giúp vợ con như thường, bác có dáng người nhỏ thó nhưng tính cách thì đúng chất bộ đội, rất nghiêm nghị. Khi nghe tin tức ấy bác N. bảo với mấy anh dân quân phải chú ý việc này, cần phải có kế hoạch tuần tra và điều tra xem tại sao lại có pháo nổ vào ban đêm. Mấy anh dân quân thì tôi biết mặt hết, cậu tôi cũng là dân quân mà, ngồi ăn cỗ tôi đứng gần nghe các anh ấy nói chuyện và xin xỏ được đi tuần cùng, việc này không có gì quá khó nên các anh ấy đồng ý, còn với tôi, tôi nhớ đến khẩu súng CKC với vài viên đạn màu đồng sáng loáng mà anh tổ trưởng hay đeo, tôi cũng được cầm mấy lần rồi, đã lắm, đồ chơi bằng nhựa không bao giờ có cửa để so sánh, không có một chút nào luôn. Cái khẩu CKC ấy còn có một con dao găm bóng loáng và dài, nghe nói là sử dụng khi hết đạn và lao vào cảm tử với quân thù, tôi không thích con dao đó lắm vì bắn nhau tốt nhất là phải tính toán cho đủ đạn chứ, nhỡ đâu cầm súng lao đến giặc nó còn đạn nó bắn chết mình thì làm gì còn lần sau mà chiến đấu.
Mấy tối sau đó đúng là dân quân đi tuần thật, chia theo ngày mỗi ngày 3 người và được trang bị một khẩu súng CKC cùng 7 viên đạn và hai cái gậy dài chừng hơn một mét, các anh ấy đi tuần bằng xe đẹp quanh làng, tôi có xin đi cùng được một tối và nải nỉ được cầm súng nhưng chỉ một tối đó thôi rồi tôi chán vì súng chả được bắn thì cầm rất mệt hơn nữa đi tuần làm sao mà thấy được gì lạ, vì cái thằng ném pháo cũng đi tuần mà nếu có người lạ làm việc ám muội ắt hẳn tôi sẽ được biết ngay thôi. Nhưng không có súng thật thì tôi có súng khác, tôi nghĩ ra một cách rất hay, thật sự hay nhưng phải đi mượn. Tôi đi gặp R9 và hỏi nó có biết bắn chim không, tiếc rằng nó không biết bắn nhưng nó lại chỉ cho một đứa có ná bắn chim rất đẹp nên tôi đi tìm hỏi mua.
Quả thật mỗi người đều có những hoa tay và khả năng đặc biệt, tôi gặp thằng Ngh., nó có ná bắn chim làm bằng chạc của một cành ổi, dây thun màu đỏ cái chỗ kẹp viên sỏi được làm từ da trâu luôn, tôi thực sự gật gù vì cái ná của nó. Tôi đề nghị mua, khi giá đề nghị lên đến Ba mươi lăm nghìn thì nó mới đồng ý bán, tôi hí hứng mang ná về nhà và tập dợt thử. Tôi rất ưng, dĩ nhiên tôi không mua về để bắn chim, tôi không có khả năng thiện xạ như vậy và tôi cũng không thích nhìn con gì đó chết. Tôi nghĩ rằng mấy quả pháo cối sau khi được châm mà dùng cái ná đẹp như này bắn thì hẳn sẽ nổ trên cao, tôi không cần chính xác, tôi cần pháo nổ ở trên cao hoặc xa vì có ném tốt đến mấy cũng chỉ được ba bốn chục mét là nhiều.
Tôi tập bắn mấy ngày, thường tôi chọn mấy cục đất hoặc sỏi và mỗi chiều ra phía sau nhà bắn xuống ao, bắn qua bụi tre … vào các điểm mốc mà tôi tự chọn, phía sau vườn nhà tôi rất vắng, có một cái ao rộng sau nhà rồi đến một luỹ tre rồi lại một cái ao khác rồi lại luỹ tre, đợt trước tôi từng ném một quả lựu đạn nổ tung toé ở phía luỹ tre trước mặt, chả ai biết thủ phạm ngoài tôi. Sau khi hài lòng với khả năng thiện xạ bách phát bách trượt của mình thì tôi lại tìm cách gặp cái thằng nhóc bán pháo lần trước và rất kín đáo mua thêm được thêm hơn mười quả, kho vũ khí trang thiết bị hiện đại của tôi cũng được bổ sung thêm một cái ống nhòm “xịn” hơn khi tôi nhờ em trai tôi mua hộ, tiền bạc không thành vấn đề vì tôi hiện đang giàu có, và vì sự rộng rãi của mình thì tôi đã nhanh chóng có cái ống nhòm sơn rằn ri, khoảng gần Một trăm nghìn. Điều tôi băn khoăn nhất vẫn là việc thu âm không có kết quả khả quan nào, toàn thu được âm thanh của ếch, nhái, chão chuộc … kêu vào ban đêm, không có một chút tính răn đe nào cho nên tôi đành phải quay lại với kế hoạch ban đầu đó là cắt các đoạn băng cải lương những đoạn người ta ngân nga thành từng đoạn nhỏ sau đó dùng thước kẻ làm xước rồi gấp nhàu để làm sao đạt hiệu ứng cao. Lần này, trình độ của tôi lên cao hơn, tôi đã nghĩ ra cách dán các đoạn băng bị méo âm thanh đó vào cuộn băng trắng, tôi tính toán để cuộn băng chạy một đoạn chừng gần ba phút thì mới tới đoạn âm thanh ghê rợn tôi tự tạo ra, kinh nghiệm chỉ cho tôi biết là tôi cần thời gian để chạy trốn hoặc ẩn nấp thì mới đến khúc âm thanh đó nếu không tôi sẽ dễ dàng bị phát hiện. Nhớ lại phi vụ đầu tiên trên cành cây tôi thấy rằng cái đài này xịn nhưng quá nặng và cồng kềnh, không tiện cho việc ẩn nấp nên tôi đã mua một cái đài cassette loại nhỏ, rẻ tiền, loại rẻ nhất có thể vì tôi không có nhu cầu để nghe và cũng ít dùng, chỉ dùng khi hành động mà thôi.
Trong suốt nửa tháng kể từ sau đám cưới của cậu Út tôi chỉ có làm vài việc: ăn, ngủ, đi học, tập bắn ná, chế tạo những thứ vũ khí hiện đại, trang bị ống nhòm, đèn pin và pháo cối. Tôi tự tin rằng mình đang sở hữu một kho vũ khí khá “chất” và sẽ phát huy tính hiệu quả đặc biệt là vào ban đêm. Sở dĩ tôi phải chuẩn bị kĩ như vậy vì nửa tháng trước đó chị Ma có cảnh báo sự nguy hiểm, tôi không muốn nguy hiểm xảy ra với mình, tôi là cháu đích tôn cơ mà, nên tôi sẽ phải chuẩn bị kĩ càng để giảm thiểu rủi ro.
Sống đến 86 tuổi và sống đến 86 tuổi lành lặn là không giống nhau.
Tôi thấy cái khăn màu đen của bà Già không phù hợp nữa nên cũng đã mua một cái mũ len màu xanh sậm, loại mũ này tôi thấy chỉ có hai màu là xanh và đỏ, màu đỏ phần do tôi không thích và nếu đi ban đêm sẽ dễ bị phát hiện, loại mũ len trùm đầu này chỉ hở hai con mắt và phía trên có một cái núm tròn tròn, tôi phải cắt cái núm đó đi vì trông buồn cười quá, như trẻ con. Mặc dù tôi cũng vẫn là trẻ con thôi nhưng tôi thấy mình cũng lớn nhiều rồi, trẻ con thì đứa nào cũng muốn trở thành người lớn cả. Mấy trăm nghìn nhặt được tiêu mãi không hết, tôi chợt nhận ra rằng có nhiều tiền và không có tiền cũng chả khác nhau mấy, đều đau đầu cả. Lúc không có tiền tôi muốn mua nhiều thứ mà lúc có tiền thì lại không biết nên mua cái gì trước bởi vậy tôi mới sử dụng số tiền đó vào việc mua sắm trang thiết bị, cho tất cả vào thùng mì tôm và cất giấu dưới gầm tấm phản gỗ, tuyệt đối không được để bà Già phát hiện ra.
Đêm ngày 5 tháng 11 năm 1997.
Ánh trăng rất thật tuy chỉ mới là hình lưỡi liềm, tôi nhớ rõ là vì chiều hôm ấy tôi còn đi dự sinh nhật của con bé lớp phó, hình như là tôi không có tặng món quà nào thì phải, hoặc có mà tôi cố tình quên, nhưng nếu có thì chắc là một quyển truyện đầy chữ của ông Nguyễn Nhật Ánh mắt cận tóc nghệ sĩ ở bìa sau. Tôi không biết con bé lớp phó ấy có thích món quà đó hay không, nhưng tôi thích là được, tôi mua và đã đọc xong rồi, tôi đã cố gắng đọc rất cẩn thận để nó không biết đó là một cuốn sách đã bị “bóc tem”. Tôi không áy náy gì lắm vì cũng không có vấn đề gì, chỉ là đọc trước thôi mà, có thiệt hại cái gì đâu.
- Này !
Tôi nghe âm thanh quen thuộc lẫn trong tiếng gió nhẹ khi đang ngồi nghe đài ngoài hiên, vừa mới tới mới tiết mục “Đọc truyện đêm khuya” trên Đài tiếng nói Việt Nam, tôi vặn nhỏ đài lại rồi đứng lên đi ra khu vườn nhà mình.
- Có tin gì hả chị?
- Có rồi, thông tin đầy đủ.
- Chị hay thật đấy, tin tức mấy lần chị đưa cứ như là ngồi bên cạnh họ nghe vậy.
Chị Ma khẽ cười đắc ý, hai tay chống lên hai bên hông, bộ váy màu đỏ cứ bay phất phơ trong gió.
- Chị đã chết đủ lâu, mấy đứa ranh con ấy làm sao qua mắt được chị. Em nghe rõ nhé, khuya ngày mùng 9 âm lịch, dự tính là nửa đêm chúng nó sẽ bắt đầu tiến hành đào bới, chôn đồ và vài việc khác nữa.
- Lại chôn những thứ giống như lần trước hả chị?
- Có thể, nhưng lần này số người đi sẽ đông hơn, gần mười người.
- Sao đông thế? Hay em báo dân quân làng em bắt bọn chúng?
- Trong nhóm này có một đứa là thầy phù thủy, nó có nuôi ma xó và cả âm binh nên có người biết là chúng sẽ rút ngay.
- Còn em thì sao ạ?
- Sẽ có cách, chị sẽ giúp em. Những cái lá lần trước mà em mang theo sẽ giúp em ẩn đi toàn bộ “dương khí” của bản thân, sẽ làm em giống như vô hình, ma xó hay âm binh rất khó phát hiện ra, còn nếu là con người thì phải có duyên mới nhìn thấy em. Nhớ rằng lá phải ngậm lên miệng, cho dù thấy cái gì cũng không được làm rơi cái lá ra, sẽ rất nguy hiểm.
Tôi gật đầu ghi nhớ chi tiết này.
- Chị không thể xuất hiện giúp em được, khi chị giúp em thì thằng thầy phù thủy đó sẽ phát hiện ra trong làng này có Thần giữ của, sau này còn phức tạp hơn nhiều. Kỳ này nếu gặp đại nạn thì vạn bất đắc dĩ cứ đọc cái gì mà em đã được dạy.
Tôi hít một hơi thật sâu, sự việc có vẻ nghiêm trọng thật.
- Chiều mai em đi ra cánh đồng phía Tây theo lối ngõ nhà mình, đi thẳng luôn qua lối khu Tây, từ đường ven làng ở mé đó đi ra tới gần cánh đồng ngô, em sẽ thấy một gò đất cao có hình đầu rùa, ở đó có một bãi phân trâu, trên bãi phân trâu ấy có cắm một cái que đó chính là điểm đánh dấu nơi bọn chúng sẽ đào đất và bỏ thứ gì đó xuống. Cũng giống như những lần trước, tuyệt đối không được để cái thứ được chôn dưới đất đó quá hai canh giờ. Sau hai canh giờ sẽ không còn tìm thấy được nữa.
- Nửa đêm liệu có phải là “giờ Tý ba khắc” không chị?
- Khoảng giờ đấy, “âm khí” mạnh thường sẽ tốt cho công việc ám muội.
- Em có thể đuổi chúng nó đi theo cách của em hay không?
Chị Ma không trả lời ngay mà bay lên đỉnh ụ rơm nhìn trăng, hồi lâu chị mới nói.
- Những thứ em làm Thần không biết, Qủy không hay. Chị tin ở em, những thứ em đang làm giúp ích cho rất nhiều hồn ma vất vưởng ở cái làng này. Nếu chúng thành công thì rất nhiều vong hồn sẽ bị bắt đi, linh khí của làng cũng sẽ hao tổn đi nhiều và cuối cùng, chúng sẽ tìm cách đào hết tất cả các ngôi miếu trong làng này lên. Ngoài bãi tha ma của làng mấy đêm trước cũng có đám ma xó đến thám thính đã bị Thổ Thần phát hiện đuổi đi.
Tôi im lặng nghe, thi thoảng tôi ngước nhìn lên ánh trăng đang bị che khuất bởi cái bóng váy đỏ thoắt ẩn thoắt hiện.
- Còn nữa, khuya ngày mùng mười, khoảng cuối giờ Hợi, đầu giờ Tý nếu em ra đầu làng sẽ gặp lại kẻ lạ mặt hôm trước đi ngược lại với hướng lần trước. Bóng dáng mà em nhìn thấy sẽ khác so với bóng dáng bình thường của nó, nhưng hãy làm giống như lần trước sẽ không có điều gì xảy ra. Việc duy nhất của em là quan sát, nhớ lấy hình dáng và tuyệt đối không được kể điều này với bất kì ai trước khi em tròn mười tám tuổi. – Chị Ma ngưng lại trong giây lát – nếu hở miệng ra dễ có họa sát thân.
- Vậy em có nên đi xem không ạ?
- Xem nhiều biết nhiều mà biết nhiều và thông minh thì ít họa.
- Vâng ạ.
- Giờ Dậu của mỗi ngày chị sẽ chỉ cho em mang theo thứ gì, nhớ không được đánh rơi khỏi miệng nghe không?
- Em nhớ rồi.
Chị Ma xoay người hạ dần xuống khỏi đỉnh ụ rơm và nhìn tôi, ánh mắt tôi thấy rất lạ.
- Sẽ có những lúc chị không thể bảo vệ em hay là không thể nhắc nhở em được thì em phải nhớ tất cả những gì chị đã dặn nghe chưa nào?
Tôi không biết nên trả lời như thế nào cho đúng, chớp mắt mấy cái rồi tôi mới mím môi gật đầu một cách kiên quyết.
- Em trai ngoan, đi ngủ sớm đi.
Chị Ma biến mất, tôi vội vàng chạy vào nhà ghi lại tất cả những gì vừa nghe, tôi sợ rằng mình quên nên ghi xong tôi phải lấy bút bi đỏ gạch chân những từ mà tôi cho là quan trọng, sau thì tôi gạch chân cả trang và ghi rõ to: PHẢI NHỚ HOẶC LÀ CHẾT!, phải ghi như vậy cho nguy hiểm.
Tôi cũng đã có ý định sẽ rủ một đứa nào tham gia phi vụ này nhưng sau khi cân nhắc kỹ lại bỏ qua vì chả biết có chuyện gì sẽ xảy ra, mà nếu đứa nào tham gia cùng cũng sẽ dễ bị phát hiện. Lần này đội người lạ có cả thầy phù thủy đi cùng không rõ để làm gì, nhưng tôi nhớ lại câu chuyện của bà tôi đã từng kể về việc điều khiển âm binh tát nước vậy âm binh đó có như cái ông Hổ Quân không? Hổ Quân có phải là âm binh không? Những câu hỏi như vậy tôi đã ghi vào nhật ký nhưng chưa có câu trả lời, tôi không hiểu âm binh là như thế nào nữa.
.....
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.