Chương 110: Trò Chơi Của Ngọc Hoa Công Chúa (P.1)
Nam Ngủ Yên
30/07/2021
Tôi có một đứa em họ sinh nhằm ngày 29/2 Dương lịch nên cứ phải 4 năm mới được tổ chức sinh nhật một lần và bởi vì thế những sự kiện gần ngày sinh của nó thì tôi đều nhớ. Hiện nay chúng ta đều quen gọi là Dương lịch và Tết Dương lịch mới phổ biến khoảng hơn 20 năm nay nếu tôi nhớ không nhầm, còn trước đó các cụ gọi là Tây lịch còn tên gốc của nó theo tiếng Anh là Gregorian Calendar do Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1585) đã ban sắc chỉ để áp dụng thống nhất một loại lịch đối với nhà thờ Thiên Chúa giáo. Ở Việt Nam thì Dương lịch đầu tiên được sử dụng bởi các giáo sĩ Thiên Chúa đi truyền đạo ở xứ Đàng trong và sau khi người Pháp chiếm được một số tỉnh Nam Kỳ khoảng năm 1862 thì họ sử dụng Dương lịch trong bộ máy cai trị bao gồm cả quan lại người Việt, một số tỉnh dùng Dương lịch đầu tiên và rộng rãi gồm có Sài Gòn, Biên Hoà, Tiền Giang ngày nay.
Trước khi có Dương lịch thì người Việt dùng Âm lịch do triều đình ban hành, đặc biệt chịu ảnh hưởng của khoa thiên văn và lịch của Trung Quốc, các triều đình của Việt Nam thời phong kiến có một cơ quan chịu trách nhiệm việc làm lịch sau đó trình tấu lên xin tiền để in rồi gửi đến các phủ, huyện… và người dân muốn mua cũng không khó khăn gì... Nhưng không phải tất cả người dân Việt Nam thời phong kiến đều mua lịch, truyền thống này có tính di truyền cho đến thế hệ con cháu hiện nay và chỉ khoảng mươi năm nữa thì nghề in lịch khả năng sẽ thất truyền. Tổ tiên của chúng ta có thể nhìn trăng, nhìn sao và quan sát những dấu hiệu trên bầu trời có thể dự đoán được rất nhiều thứ vẫn còn đúng đến ngày nay ví như:
“Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy,
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.”
Hoặc một câu khác:
“Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa.
Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa.
Ráng mỡ gà, ai có nhà thì chống.”
Trước đây tôi hay quan tâm đến dự báo thời tiết nhưng mấy năm nay thì chẳng quan tâm nữa rồi nhưng thi thoảng nhìn thấy ráng vàng buổi chiều ở Phương Nam bỗng nhiên nhớ quê nhà da diết, nhớ những buổi chiều đứng trên mái nhà nhìn mặt trời lặn phía tây.
Và bởi vì nghìn đời qua dân tộc Việt Nam dùng Âm lịch và đến bây giờ thì người đã khuất vẫn tổ chức giỗ vào ngày Âm lịch và điều này sẽ còn tồn tại mãi.
Sử dụng Âm lịch và chữ Hán là hai đặc điểm của người đã khuất giống với cha ông trước đây, mấy chục năm gần đây thì bắt đầu dùng chữ Quốc ngữ trong các bài khấn và “giao dịch” với người ở thế giới bên kia nên tương lai chắc chữ tôi đang viết cũng sẽ được sử dụng rộng rãi và chẳng ai dùng bút lông giống ông quan Dương Tá Hành tôi đã gặp trước sân nhà trong giấc mơ vào đêm đầu tháng 2 Âm lịch năm 1998.
Tôi vẫn quan niệm như lời bà Già tôi nói “Dương sao âm vậy” nhưng phong tục tập quán của những người đã khuất tôi vẫn thấy giữ theo nếp cũ.
---
Tôi có một ngày cuối tháng 2 buồn tẻ và tôi dành gần như toàn bộ thời gian để chỉnh đốn lại những cây chuối đã đổ rạp trong khu vườn trước nhà, con Mực chẳng giúp được gì nhưng cứ luẩn quẩn quanh tôi giống như nó cũng bận rộn lắm vậy, thi thoảng nó sủa vu vơ vài tiếng để gây chú ý đối với tôi. Tôi nhẩm tính ngày hôm nay hẳn là sẽ cúng 3 ngày cho người em ruột của bà Già nên buổi chiều bà có thể về hoặc nếu bị con cháu giữ lại thì cũng sớm ngày mai thì bà về tới nên tôi cũng không muốn nhà mình quá tan hoang mặc dù những thứ này không phải do tôi gây nên, chính những cơn gió là thủ phạm.
Tôi cũng dành thời gian buổi sáng sau khi tỉnh dậy nằm trên võng, mắt lim dim nhớ lại giấc mơ như thật đã trải qua để ghi nhớ lại một số điều cần chú ý, tôi vẫn nhớ lời nói bóng gió của ông quan mũ vải nói với tôi trước khi đi, ánh mắt của ông ta nhìn xoáy vào tâm can tôi giống như có thể biết rõ mọi việc. Tôi không hiểu tại sao ông ấy luôn miệng hỏi về bà cô Tổ của tôi, thật may tôi không biết tên thật của bà cô Tổ, hẳn là từ trước đây các cụ có lý do giấu đi tên huý giống như hai bà em ruột của ông nội tôi vậy, đến bố tôi cũng không biết tên thật của hai bà thì tôi làm sao mà biết được. Tôi biết rằng người lớn thì luôn có nhiều ẩn ý sau những câu nói tưởng chừng như vu vơ, đặc biệt những người học cao hiểu rộng mà đôi lần tôi có nghe các cụ nói từ “thâm nho” để ám chỉ rằng ai đó có tri thức sâu sắc, nhưng rồi tôi có nghe mẹ tôi hay nói câu “Thâm nho nhọ đít” để ám chỉ những người học hành không đến nơi đến chốn, dùng hiểu biết và kiến thức của mình vào những mục đích xấu, đặc biệt là dùng vào việc làm nhục người khác.
Tôi không biết chữ Nho nhưng tôi cũng tự cho mình là một đứa cũng hay dùng câu nói và hiểu biết của mình để bắt bẻ người khác nếu cần, nhưng tôi chỉ dùng đối với những người mà tôi thấy khó chịu khi họ tỏ ra thượng đẳng, chứ thường thì tôi hay kể cho người khác nghe về những thứ tôi biết một cách say sưa. Tôi thừa nhận rằng mình không phải người tốt đẹp gì cho cam nhưng tôi tuyệt đối không bao giờ gây hại cho người khác cũng như những người khuất mặt, thậm chí đôi lần tôi còn gặp rắc rối vì chính lòng tốt của mình.
Tôi còn một chút băn khoăn ở việc đi đối chứng, chị Ma từng nói với tôi rằng tôi sẽ không phải đi đâu nhưng xem chừng ông quan mũ vải có vẻ muốn gọi tôi đi thật, tôi thì không hiểu rõ nên cũng không sợ nhưng tính tò mò nổi lên vì không biết họ sẽ đưa tôi đi đâu để đối chất, chả lẽ lại lên công đường giống như trong phim Bao Công? Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào như thế, khung cảnh gần nhất mà tôi tưởng tượng được chính là đình làng tôi có vẻ giống trong phim Bao Công mà thôi.
Bà Già không về, tôi chờ đến chập tối thì lùa gà vào chuồng, rắc một ít thóc kèm ít gạo và một bát nước đầy, tôi sợ chúng nó khát. Bữa tối của tôi và con Mực khá đạm bạc khi vẫn là rau muống luộc, một bát canh, mấy quả trứng luộc và thêm vài quả cà pháo của bà. Một người một vật ăn cơm với nhau, tôi không biết như thế có kỳ cục hay không nhưng dù sao vẫn vui hơn là ăn một mình, TV có mở chương trình thời sự 19g để một công đôi việc, vừa nghe tin tức vừa như có người cho đỡ cô quạnh.
Chị Ma xuất hiện sớm hơn thường lệ khi chưa tới giờ Hợi, tôi lại ngạc nhiên vì không thấy bộ quần áo mấy hôm vừa rồi nhìn thấy đâu cả, bây giờ trước mặt tôi là một chị Ma thướt tha trong bộ váy màu đỏ giống như trước đây, hoàn toàn thục nữ, khuôn mặt khá tươi tỉnh, không có chút háo chiến giống như mấy đêm rồi, nếu không phải thường xuyên gặp thì tôi đã nghĩ rằng có hai nữ Thần giữ của sinh đôi.
- Lại có gì lạ lẫm mà đứng ngây người ra như thế?
- Tại… tại em vừa mới quen với bộ dáng kia, nhìn có vẻ năng động và cao hơn.
- Bộ này mặc vẫn là đẹp nhất, con gái phải yểu điệu thục nữ, phải xinh đẹp và nhu mì.
- À, vâng!
- Đêm hôm qua đã gặp quan rồi đúng không nào?
Tôi gật đầu xác nhận.
- Chị nghe nói ông quan đó không phải là một tay vừa, ông ta đã dàn xếp để đưa quan quân bị giữ ở làng trở về huyện, chắc đã thả gần hết đám đó rồi!
- Sa… sao lại thả họ đi?
- Ma cỏ kháo nhau rằng đêm nay vào giờ linh sẽ tra xét việc này để truy tới cùng vụ việc, chị cũng chưa thật sự hiểu vì sao lại chuyện bé xé ra to đến mức thăng đường. – chị Ma cười tủm tỉm – Cho nên phải mặc bộ này để đi đến đó.
- Nghĩa là… ?
- Kiểu gì cũng có sai nha tới đây, rồi em sẽ mơ thấy, dĩ nhiên chưa xác định tội danh của ai thì họ chỉ mời đi theo dạng như vậy, nếu có tội thì sẽ câu hồn xem như là chết.
- Vậy em… em... em sẽ như thế nào ạ?
- Thật ra từ chối đi thì cũng được nhưng chị là người rất ham vui, chị cũng muốn xem quan xét xử như thế nào, xưa nay chị chưa được xem.
- Nhưng mà việc em đốt miếu là có thật, là chính em làm mà?
- Em làm bao giờ? Em làm với ai?
- Ơ…!
Tôi ngớ người ra chưa hiểu lắm, chị Ma thì tủm tỉm cười, có vẻ như chị ấy muốn đi xem đám đông thật rồi, một người ham vui như thế này thì quả khó mà thiếu mặt.
- Đừng có sợ, nếu như bị xử tội thì cùng lắm là phá rối nơi xét xử, đánh nhau một trận tơi bời khói lửa.
Tôi nghe xong mà muốn mếu, mồ hôi lạnh toát ra, hai chân hơi run. Tôi nghĩ đến cảnh cướp pháp trường ở trong phim, nhớ đến cảnh Cẩu Đầu Trảm trong phim, quả là không đùa được.
- Có một số điều không thay đổi được, ấy chính là doan phận (số phận an bài), chả phải em rất tò mò mình sống đến bao nhiêu tuổi hay sao?
Tôi gật đầu, quả đúng là tôi cũng tò mò. Chị Ma ngưng một chút rồi nói tiếp.
- Cứ bình thản như hôm qua là được, nói không nhanh không chậm, đấy là khí chất chỉ có ở một người trưởng thành, em còn trẻ con nên họ sẽ ít nhiều tỏ ý coi thường, đấy là một lợi thế. Hiện tại họ muốn đối chất khẩu tiêu (lời khai miệng), chị tin rằng không một ai có thể nhìn thấy hành động của em! – chị Ma nhìn xung quanh như sợ ai nghe thấy rồi hạ nhỏ giọng hơn nói với tôi – Còn một điều quan trọng nữa em cần phải biết, dân thì gian mà quan thì tham cho nên vốn không thích nhau, việc tra xét thị chúng (bêu trước đám đông) thì chúng khẩu (nhiều miệng, lắm mồm ý chỉ nhiều người) cũng nhân cơ hội đó để dè bỉu quan sai chứ chẳng tiếp thu được cái gì đâu. Quan bé thì ăn bé, quan lớn thì ăn kín, ai cũng ton lót (đút lót, hối lộ) cả nên nhìn chung những vong hồn vất vưởng chẳng ai ưng quan, chỉ có quan ưng quan mà thôi!
- Em không hiểu ạ!
- Cứ xem như một chuyến đi chơi thấy thêm cái hay cũng tốt, bà cô Tổ nhà em cũng được mời đi cùng vì em còn nhỏ, bà ấy luôn bất chấp mọi thứ để bảo vệ con cháu của mình, đấy là nhiệm vụ của bà ấy!
- Còn chị?
- Chị sẽ ở đâu đó gần em, có gì cần thì chị sẽ nhảy vào đánh cho quan sai một trận nếu họ làm càn.
Tôi gãi đầu gãi tai không biết nên làm gì, nửa tò mò nửa sợ hãi giằng co trong tâm trí của tôi.
- Nếu họ đông và nguy hiểm đến bản thân và muốn quậy tới bến thì gọi người giúp đỡ, dù sao họ cũng đã đoán biết em tự thị (cậy mình, ỷ mình) có chỗ dựa phía sau nhưng họ lại không biết ai là chỗ dựa nên cũng kiêng dè, không ai muốn rước họa vào thân cả!
- Cái ông hôm nọ đến đánh ông Bách Hộ kia chả lẽ không nói tên tuổi hay sao ạ?
Chị Ma lắc đầu.
- Gọi họ đến họ chỉ quan tâm đến đánh và đánh, thậm chí là đánh tan vía đối phương, muôn kiếp không siêu sinh chứ tuyệt đối không nói họ là ai nên chẳng quan binh nào muốn làm khó dễ. Họ tới và đánh, đánh xong thì đi.
- Sao giống mấy người giang hồ đi tù về thế chị?
- Không được nói bậy, khi lớn thì tự biết, cái gì người ta không muốn nói ắt hẳn có lý do.
- Vậy, vậy chị có mạnh hơn cái ông đấy không?
- Nói chung là… chưa biết nhưng chị không muốn gây sự với những người như vậy đâu, không sợ họ nhưng đánh thắng họ thì không dễ.
- Em… em không biết tại sao em lại có thể gọi được họ.
- Chị cũng không ngờ! - chị Ma tỏ vẻ hớn hở, hai bàn tay như vỗ vào nhau – Chị cũng không ngờ ông ta lợi hại vậy, chắc là giống ông Hổ Quân em đã kể.
- Em thấy mặc đồ cũng giống nhau...- tôi gật đầu xác nhận - Cũng to cao như nhau!
- Nên phải tận dụng cơ hội quậy cho đã, có mấy khi!
Tôi thật sự cười méo xệch, chị Ma thật sự là một cô gái chứa đầy sự bí ẩn mà tôi tưởng mình đã hiểu nhưng sau đó lại nhận ra mình chưa hiểu gì về chị ấy, ẩn giấu sau khuôn mặt xinh đẹp dịu dàng kia là một người lắm mưu nhiều kế, quả là một bậc kỳ tài. Mặc dù chị ấy đã 17 tuổi trong gần 600 năm qua nhưng trước mắt tôi vẫn là một cô gái đang xúng xính trong bộ đồ vía, khuôn mặt rạng rỡ như chuẩn bị đi xem hội còn tôi thì chỉ biết thở dài ngao ngán, vậy mà tôi tưởng rằng mọi việc đã xong, có thể kê cao gối ngủ.
Chị Ngọc Hoa dặn dò tôi thêm vài điều sau khi bày thật kỹ cách đối đáp cho tôi rồi quay đi, tôi đứng bên thềm một mình hồi lâu rồi nhún vai chấp nhận sự thật rằng chỉ cần tôi ngủ say lập tức có sai nha đến mời gọi tôi lên công đường, liệu tôi có phải xưng là thảo dân như trong phim Bao Công hay không? Hy vọng cái ông quan kia mặt không đen như nhọ nồi và mắt không to và trắng như Thiết Diện phán quan. Vì đã được dặn dò cẩn thận nên tôi cũng yên tâm nhiều, bây giờ thì không sợ nữa mà ngược lại tôi tò mò nhiều hơn và vì thế tôi quyết định sẽ đi ngủ sớm.
Đúng như chị Ma nhắc trước, khi tôi chìm vào giấc ngủ thì ngoài sân nhà tôi lại có tiếng gọi vọng vào, tôi cũng không xác định được mình xuất hồn đi hay bản thân tôi đi trong giấc mơ của tôi nhưng chị Ma có nói rằng ở trong giấc mơ của mình thì mình làm chủ, cho dù có nguy hiểm đến mức nào, cận kề cái chết thì chỉ cần nhớ rằng mình đang mơ, tỉnh dậy là mọi thứ chấm dứt nhưng một đêm nào đó tiếp theo thì sự việc sẽ lại tiếp diễn từ đoạn nguy hiểm đó trở đi, có đủ thời gian thức để suy nghĩ, suy nghĩ cách thoát thân. Tôi nghe một hồi thì bùng nhùng hai lỗ tai vì thứ kiến thức chị ấy nói nằm ngoài vùng hiểu biết của tôi nhưng trước khi ngủ tôi đã tự dặn mình rằng tốt nhất không nên để bản thân nguy hiểm kể cả trong mơ, tôi chỉ có một cuộc đời và không bao giờ muốn nói hai chữ “Giá như”, tôi cũng không muốn mình thức dậy và bỗng trở thành một kẻ độn tri (đần độn, mê muội).
Tôi mở cửa ra và thấy hai người đàn ông đầu đội nón nhỏ giống như cái nón mê nhưng nhỏ hơn nhiều, họ đi chân đất và trên tay cả hai đều có ngọn giáo.
- Có dụ thị (lời của quan truyền bảo) cho mời người có tên N., Trưởng nam, Thập tứ niên (14 tuổi) thuộc chánh thị (dòng họ) Lý, Bưởi Cuốc thôn đi cùng sai nha để đối chất sự việc đốt phá miếu đất của Xã Thần Quán Dê!
Một người đưa cho tôi tờ giấy nhưng tôi nào có biết chữ, cũng chẳng cần thiết vì tôi đã chờ đợi sẵn rồi nên rất thản nhiên, tôi chỉ hơi nhoẻn miệng cười và cúi đầu tỏ ý đồng lòng đi theo hai người đàn ông. Một người đi trước dẫn đường và một người đi sau canh me còn tôi đi ở giữa, tôi không nói bất cứ lời nào với hai người đi cùng mà hai tay đút túi quần bước đi theo người phía trước, tôi nghĩ mình trông cũng lịch sự vì …đi ngủ tôi có mang dép xăng-đan và mặc quần dài, không thể coi nhẹ được, dù sao mình cũng là tri thức trẻ, tôi tự cho mình là như vậy.
Trong giấc mơ của mình, tôi thấy bước chân nhẹ nhõm và lướt đi rất nhanh, chỉ một loáng tôi đã ra khỏi Cầu Đình và ba người như bước trên mây vậy, một bước chân đã xa tít tắp nhưng vừa ra khỏi đầu làng thì tôi lập tức mất phương hướng vì xung quanh đều trống trải, không có bất cứ một điểm mốc nào mà tôi thấy quen thuộc. Những cánh đồng xanh bát ngát xung quanh tôi, cây cối tuy mọc cao nhưng không hề có gió, mọi cảnh vật dường như bất động, tôi nhìn với vẻ mặt hờ hững và đôi mắt lờ đờ như buồn ngủ nhưng tâm trí thì phải không ngừng vận động, chị Ma dặn tôi làm như vậy, tôi không hiểu làm vậy để làm gì.
Một loáng sau tôi không biết là bao lâu, tôi thấy phía trước mặt mình là một ngôi đình hoặc một toà nhà giống ngôi đình rất lớn mà tôi chưa thấy bao giờ, tôi đi qua cái cầu cong cong rồi tới một cánh cổng lớn có ba cửa và hai bên là một dãy tường cao, mọi thứ không có gì đặc biệt, tôi thấy quang cảnh khá giống một ngôi đền thì đúng hơn. Sau khi đi qua cổng một đoạn thì trước mặt là một cái sân rất rộng mà phía xa kia đang có nhiều bóng người thấp thoáng tôi không nhìn rõ vì mắt tôi vẫn lờ đờ. Tôi không có thói quen dáo dác nhìn quanh quan sát như bình thường khi đến nơi lạ, bởi vì khi đã mất phương hướng rồi thì có quan sát cũng bằng thừa, mà tôi cũng chẳng muốn quay lại nơi này lần sau.
Khi tôi lại gần đám người đang có vẻ ngồi đợi tôi thì người đàn ông phía trước tôi lập tức biến mất giống như chưa từng xuất hiện, tôi thấy một cái bàn gỗ dài mà nơi đó một ông đang ngồi, dáng vẻ bệ vệ nhưng chắc không cao lắm, mặt nghiêm nghị và ánh mắt nhìn tôi như muốn hỏi tôi là ai. Hai bên có khoảng sáu đến bảy cái ghế đã có người ngồi với mũ mão chỉnh tề, quả nhiên chẳng giống trong phim vì nhìn bàn ghế rất sơ sài chẳng thấy chút oai nghiêm, phía sau mấy người đang ngồi ghế thì có một hàng lính đứng với giáo trên tay, xa xa ở phía sau họ thấy có một cái trống, chắc đó là cái trống để ai đó đến gõ và kêu bị oan đây mà. Tôi hơi thất vọng vì tôi muốn thấy một cảnh tượng hoành tráng, ma mị hoặc kinh dị hơn, tôi tưởng sẽ có cả mấy nhân vật đầu trâu mặt ngựa như bà tôi kể nhưng trông nét mặt người nào cũng như tượng gỗ, nói đúng hơn là như người đã chết nằm trong quan tài vậy, chỉ khác là đôi mắt họ mở ra nhìn mọi thứ một cách vô hồn.
---
***
Trước khi có Dương lịch thì người Việt dùng Âm lịch do triều đình ban hành, đặc biệt chịu ảnh hưởng của khoa thiên văn và lịch của Trung Quốc, các triều đình của Việt Nam thời phong kiến có một cơ quan chịu trách nhiệm việc làm lịch sau đó trình tấu lên xin tiền để in rồi gửi đến các phủ, huyện… và người dân muốn mua cũng không khó khăn gì... Nhưng không phải tất cả người dân Việt Nam thời phong kiến đều mua lịch, truyền thống này có tính di truyền cho đến thế hệ con cháu hiện nay và chỉ khoảng mươi năm nữa thì nghề in lịch khả năng sẽ thất truyền. Tổ tiên của chúng ta có thể nhìn trăng, nhìn sao và quan sát những dấu hiệu trên bầu trời có thể dự đoán được rất nhiều thứ vẫn còn đúng đến ngày nay ví như:
“Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy,
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.”
Hoặc một câu khác:
“Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa.
Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa.
Ráng mỡ gà, ai có nhà thì chống.”
Trước đây tôi hay quan tâm đến dự báo thời tiết nhưng mấy năm nay thì chẳng quan tâm nữa rồi nhưng thi thoảng nhìn thấy ráng vàng buổi chiều ở Phương Nam bỗng nhiên nhớ quê nhà da diết, nhớ những buổi chiều đứng trên mái nhà nhìn mặt trời lặn phía tây.
Và bởi vì nghìn đời qua dân tộc Việt Nam dùng Âm lịch và đến bây giờ thì người đã khuất vẫn tổ chức giỗ vào ngày Âm lịch và điều này sẽ còn tồn tại mãi.
Sử dụng Âm lịch và chữ Hán là hai đặc điểm của người đã khuất giống với cha ông trước đây, mấy chục năm gần đây thì bắt đầu dùng chữ Quốc ngữ trong các bài khấn và “giao dịch” với người ở thế giới bên kia nên tương lai chắc chữ tôi đang viết cũng sẽ được sử dụng rộng rãi và chẳng ai dùng bút lông giống ông quan Dương Tá Hành tôi đã gặp trước sân nhà trong giấc mơ vào đêm đầu tháng 2 Âm lịch năm 1998.
Tôi vẫn quan niệm như lời bà Già tôi nói “Dương sao âm vậy” nhưng phong tục tập quán của những người đã khuất tôi vẫn thấy giữ theo nếp cũ.
---
Tôi có một ngày cuối tháng 2 buồn tẻ và tôi dành gần như toàn bộ thời gian để chỉnh đốn lại những cây chuối đã đổ rạp trong khu vườn trước nhà, con Mực chẳng giúp được gì nhưng cứ luẩn quẩn quanh tôi giống như nó cũng bận rộn lắm vậy, thi thoảng nó sủa vu vơ vài tiếng để gây chú ý đối với tôi. Tôi nhẩm tính ngày hôm nay hẳn là sẽ cúng 3 ngày cho người em ruột của bà Già nên buổi chiều bà có thể về hoặc nếu bị con cháu giữ lại thì cũng sớm ngày mai thì bà về tới nên tôi cũng không muốn nhà mình quá tan hoang mặc dù những thứ này không phải do tôi gây nên, chính những cơn gió là thủ phạm.
Tôi cũng dành thời gian buổi sáng sau khi tỉnh dậy nằm trên võng, mắt lim dim nhớ lại giấc mơ như thật đã trải qua để ghi nhớ lại một số điều cần chú ý, tôi vẫn nhớ lời nói bóng gió của ông quan mũ vải nói với tôi trước khi đi, ánh mắt của ông ta nhìn xoáy vào tâm can tôi giống như có thể biết rõ mọi việc. Tôi không hiểu tại sao ông ấy luôn miệng hỏi về bà cô Tổ của tôi, thật may tôi không biết tên thật của bà cô Tổ, hẳn là từ trước đây các cụ có lý do giấu đi tên huý giống như hai bà em ruột của ông nội tôi vậy, đến bố tôi cũng không biết tên thật của hai bà thì tôi làm sao mà biết được. Tôi biết rằng người lớn thì luôn có nhiều ẩn ý sau những câu nói tưởng chừng như vu vơ, đặc biệt những người học cao hiểu rộng mà đôi lần tôi có nghe các cụ nói từ “thâm nho” để ám chỉ rằng ai đó có tri thức sâu sắc, nhưng rồi tôi có nghe mẹ tôi hay nói câu “Thâm nho nhọ đít” để ám chỉ những người học hành không đến nơi đến chốn, dùng hiểu biết và kiến thức của mình vào những mục đích xấu, đặc biệt là dùng vào việc làm nhục người khác.
Tôi không biết chữ Nho nhưng tôi cũng tự cho mình là một đứa cũng hay dùng câu nói và hiểu biết của mình để bắt bẻ người khác nếu cần, nhưng tôi chỉ dùng đối với những người mà tôi thấy khó chịu khi họ tỏ ra thượng đẳng, chứ thường thì tôi hay kể cho người khác nghe về những thứ tôi biết một cách say sưa. Tôi thừa nhận rằng mình không phải người tốt đẹp gì cho cam nhưng tôi tuyệt đối không bao giờ gây hại cho người khác cũng như những người khuất mặt, thậm chí đôi lần tôi còn gặp rắc rối vì chính lòng tốt của mình.
Tôi còn một chút băn khoăn ở việc đi đối chứng, chị Ma từng nói với tôi rằng tôi sẽ không phải đi đâu nhưng xem chừng ông quan mũ vải có vẻ muốn gọi tôi đi thật, tôi thì không hiểu rõ nên cũng không sợ nhưng tính tò mò nổi lên vì không biết họ sẽ đưa tôi đi đâu để đối chất, chả lẽ lại lên công đường giống như trong phim Bao Công? Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào như thế, khung cảnh gần nhất mà tôi tưởng tượng được chính là đình làng tôi có vẻ giống trong phim Bao Công mà thôi.
Bà Già không về, tôi chờ đến chập tối thì lùa gà vào chuồng, rắc một ít thóc kèm ít gạo và một bát nước đầy, tôi sợ chúng nó khát. Bữa tối của tôi và con Mực khá đạm bạc khi vẫn là rau muống luộc, một bát canh, mấy quả trứng luộc và thêm vài quả cà pháo của bà. Một người một vật ăn cơm với nhau, tôi không biết như thế có kỳ cục hay không nhưng dù sao vẫn vui hơn là ăn một mình, TV có mở chương trình thời sự 19g để một công đôi việc, vừa nghe tin tức vừa như có người cho đỡ cô quạnh.
Chị Ma xuất hiện sớm hơn thường lệ khi chưa tới giờ Hợi, tôi lại ngạc nhiên vì không thấy bộ quần áo mấy hôm vừa rồi nhìn thấy đâu cả, bây giờ trước mặt tôi là một chị Ma thướt tha trong bộ váy màu đỏ giống như trước đây, hoàn toàn thục nữ, khuôn mặt khá tươi tỉnh, không có chút háo chiến giống như mấy đêm rồi, nếu không phải thường xuyên gặp thì tôi đã nghĩ rằng có hai nữ Thần giữ của sinh đôi.
- Lại có gì lạ lẫm mà đứng ngây người ra như thế?
- Tại… tại em vừa mới quen với bộ dáng kia, nhìn có vẻ năng động và cao hơn.
- Bộ này mặc vẫn là đẹp nhất, con gái phải yểu điệu thục nữ, phải xinh đẹp và nhu mì.
- À, vâng!
- Đêm hôm qua đã gặp quan rồi đúng không nào?
Tôi gật đầu xác nhận.
- Chị nghe nói ông quan đó không phải là một tay vừa, ông ta đã dàn xếp để đưa quan quân bị giữ ở làng trở về huyện, chắc đã thả gần hết đám đó rồi!
- Sa… sao lại thả họ đi?
- Ma cỏ kháo nhau rằng đêm nay vào giờ linh sẽ tra xét việc này để truy tới cùng vụ việc, chị cũng chưa thật sự hiểu vì sao lại chuyện bé xé ra to đến mức thăng đường. – chị Ma cười tủm tỉm – Cho nên phải mặc bộ này để đi đến đó.
- Nghĩa là… ?
- Kiểu gì cũng có sai nha tới đây, rồi em sẽ mơ thấy, dĩ nhiên chưa xác định tội danh của ai thì họ chỉ mời đi theo dạng như vậy, nếu có tội thì sẽ câu hồn xem như là chết.
- Vậy em… em... em sẽ như thế nào ạ?
- Thật ra từ chối đi thì cũng được nhưng chị là người rất ham vui, chị cũng muốn xem quan xét xử như thế nào, xưa nay chị chưa được xem.
- Nhưng mà việc em đốt miếu là có thật, là chính em làm mà?
- Em làm bao giờ? Em làm với ai?
- Ơ…!
Tôi ngớ người ra chưa hiểu lắm, chị Ma thì tủm tỉm cười, có vẻ như chị ấy muốn đi xem đám đông thật rồi, một người ham vui như thế này thì quả khó mà thiếu mặt.
- Đừng có sợ, nếu như bị xử tội thì cùng lắm là phá rối nơi xét xử, đánh nhau một trận tơi bời khói lửa.
Tôi nghe xong mà muốn mếu, mồ hôi lạnh toát ra, hai chân hơi run. Tôi nghĩ đến cảnh cướp pháp trường ở trong phim, nhớ đến cảnh Cẩu Đầu Trảm trong phim, quả là không đùa được.
- Có một số điều không thay đổi được, ấy chính là doan phận (số phận an bài), chả phải em rất tò mò mình sống đến bao nhiêu tuổi hay sao?
Tôi gật đầu, quả đúng là tôi cũng tò mò. Chị Ma ngưng một chút rồi nói tiếp.
- Cứ bình thản như hôm qua là được, nói không nhanh không chậm, đấy là khí chất chỉ có ở một người trưởng thành, em còn trẻ con nên họ sẽ ít nhiều tỏ ý coi thường, đấy là một lợi thế. Hiện tại họ muốn đối chất khẩu tiêu (lời khai miệng), chị tin rằng không một ai có thể nhìn thấy hành động của em! – chị Ma nhìn xung quanh như sợ ai nghe thấy rồi hạ nhỏ giọng hơn nói với tôi – Còn một điều quan trọng nữa em cần phải biết, dân thì gian mà quan thì tham cho nên vốn không thích nhau, việc tra xét thị chúng (bêu trước đám đông) thì chúng khẩu (nhiều miệng, lắm mồm ý chỉ nhiều người) cũng nhân cơ hội đó để dè bỉu quan sai chứ chẳng tiếp thu được cái gì đâu. Quan bé thì ăn bé, quan lớn thì ăn kín, ai cũng ton lót (đút lót, hối lộ) cả nên nhìn chung những vong hồn vất vưởng chẳng ai ưng quan, chỉ có quan ưng quan mà thôi!
- Em không hiểu ạ!
- Cứ xem như một chuyến đi chơi thấy thêm cái hay cũng tốt, bà cô Tổ nhà em cũng được mời đi cùng vì em còn nhỏ, bà ấy luôn bất chấp mọi thứ để bảo vệ con cháu của mình, đấy là nhiệm vụ của bà ấy!
- Còn chị?
- Chị sẽ ở đâu đó gần em, có gì cần thì chị sẽ nhảy vào đánh cho quan sai một trận nếu họ làm càn.
Tôi gãi đầu gãi tai không biết nên làm gì, nửa tò mò nửa sợ hãi giằng co trong tâm trí của tôi.
- Nếu họ đông và nguy hiểm đến bản thân và muốn quậy tới bến thì gọi người giúp đỡ, dù sao họ cũng đã đoán biết em tự thị (cậy mình, ỷ mình) có chỗ dựa phía sau nhưng họ lại không biết ai là chỗ dựa nên cũng kiêng dè, không ai muốn rước họa vào thân cả!
- Cái ông hôm nọ đến đánh ông Bách Hộ kia chả lẽ không nói tên tuổi hay sao ạ?
Chị Ma lắc đầu.
- Gọi họ đến họ chỉ quan tâm đến đánh và đánh, thậm chí là đánh tan vía đối phương, muôn kiếp không siêu sinh chứ tuyệt đối không nói họ là ai nên chẳng quan binh nào muốn làm khó dễ. Họ tới và đánh, đánh xong thì đi.
- Sao giống mấy người giang hồ đi tù về thế chị?
- Không được nói bậy, khi lớn thì tự biết, cái gì người ta không muốn nói ắt hẳn có lý do.
- Vậy, vậy chị có mạnh hơn cái ông đấy không?
- Nói chung là… chưa biết nhưng chị không muốn gây sự với những người như vậy đâu, không sợ họ nhưng đánh thắng họ thì không dễ.
- Em… em không biết tại sao em lại có thể gọi được họ.
- Chị cũng không ngờ! - chị Ma tỏ vẻ hớn hở, hai bàn tay như vỗ vào nhau – Chị cũng không ngờ ông ta lợi hại vậy, chắc là giống ông Hổ Quân em đã kể.
- Em thấy mặc đồ cũng giống nhau...- tôi gật đầu xác nhận - Cũng to cao như nhau!
- Nên phải tận dụng cơ hội quậy cho đã, có mấy khi!
Tôi thật sự cười méo xệch, chị Ma thật sự là một cô gái chứa đầy sự bí ẩn mà tôi tưởng mình đã hiểu nhưng sau đó lại nhận ra mình chưa hiểu gì về chị ấy, ẩn giấu sau khuôn mặt xinh đẹp dịu dàng kia là một người lắm mưu nhiều kế, quả là một bậc kỳ tài. Mặc dù chị ấy đã 17 tuổi trong gần 600 năm qua nhưng trước mắt tôi vẫn là một cô gái đang xúng xính trong bộ đồ vía, khuôn mặt rạng rỡ như chuẩn bị đi xem hội còn tôi thì chỉ biết thở dài ngao ngán, vậy mà tôi tưởng rằng mọi việc đã xong, có thể kê cao gối ngủ.
Chị Ngọc Hoa dặn dò tôi thêm vài điều sau khi bày thật kỹ cách đối đáp cho tôi rồi quay đi, tôi đứng bên thềm một mình hồi lâu rồi nhún vai chấp nhận sự thật rằng chỉ cần tôi ngủ say lập tức có sai nha đến mời gọi tôi lên công đường, liệu tôi có phải xưng là thảo dân như trong phim Bao Công hay không? Hy vọng cái ông quan kia mặt không đen như nhọ nồi và mắt không to và trắng như Thiết Diện phán quan. Vì đã được dặn dò cẩn thận nên tôi cũng yên tâm nhiều, bây giờ thì không sợ nữa mà ngược lại tôi tò mò nhiều hơn và vì thế tôi quyết định sẽ đi ngủ sớm.
Đúng như chị Ma nhắc trước, khi tôi chìm vào giấc ngủ thì ngoài sân nhà tôi lại có tiếng gọi vọng vào, tôi cũng không xác định được mình xuất hồn đi hay bản thân tôi đi trong giấc mơ của tôi nhưng chị Ma có nói rằng ở trong giấc mơ của mình thì mình làm chủ, cho dù có nguy hiểm đến mức nào, cận kề cái chết thì chỉ cần nhớ rằng mình đang mơ, tỉnh dậy là mọi thứ chấm dứt nhưng một đêm nào đó tiếp theo thì sự việc sẽ lại tiếp diễn từ đoạn nguy hiểm đó trở đi, có đủ thời gian thức để suy nghĩ, suy nghĩ cách thoát thân. Tôi nghe một hồi thì bùng nhùng hai lỗ tai vì thứ kiến thức chị ấy nói nằm ngoài vùng hiểu biết của tôi nhưng trước khi ngủ tôi đã tự dặn mình rằng tốt nhất không nên để bản thân nguy hiểm kể cả trong mơ, tôi chỉ có một cuộc đời và không bao giờ muốn nói hai chữ “Giá như”, tôi cũng không muốn mình thức dậy và bỗng trở thành một kẻ độn tri (đần độn, mê muội).
Tôi mở cửa ra và thấy hai người đàn ông đầu đội nón nhỏ giống như cái nón mê nhưng nhỏ hơn nhiều, họ đi chân đất và trên tay cả hai đều có ngọn giáo.
- Có dụ thị (lời của quan truyền bảo) cho mời người có tên N., Trưởng nam, Thập tứ niên (14 tuổi) thuộc chánh thị (dòng họ) Lý, Bưởi Cuốc thôn đi cùng sai nha để đối chất sự việc đốt phá miếu đất của Xã Thần Quán Dê!
Một người đưa cho tôi tờ giấy nhưng tôi nào có biết chữ, cũng chẳng cần thiết vì tôi đã chờ đợi sẵn rồi nên rất thản nhiên, tôi chỉ hơi nhoẻn miệng cười và cúi đầu tỏ ý đồng lòng đi theo hai người đàn ông. Một người đi trước dẫn đường và một người đi sau canh me còn tôi đi ở giữa, tôi không nói bất cứ lời nào với hai người đi cùng mà hai tay đút túi quần bước đi theo người phía trước, tôi nghĩ mình trông cũng lịch sự vì …đi ngủ tôi có mang dép xăng-đan và mặc quần dài, không thể coi nhẹ được, dù sao mình cũng là tri thức trẻ, tôi tự cho mình là như vậy.
Trong giấc mơ của mình, tôi thấy bước chân nhẹ nhõm và lướt đi rất nhanh, chỉ một loáng tôi đã ra khỏi Cầu Đình và ba người như bước trên mây vậy, một bước chân đã xa tít tắp nhưng vừa ra khỏi đầu làng thì tôi lập tức mất phương hướng vì xung quanh đều trống trải, không có bất cứ một điểm mốc nào mà tôi thấy quen thuộc. Những cánh đồng xanh bát ngát xung quanh tôi, cây cối tuy mọc cao nhưng không hề có gió, mọi cảnh vật dường như bất động, tôi nhìn với vẻ mặt hờ hững và đôi mắt lờ đờ như buồn ngủ nhưng tâm trí thì phải không ngừng vận động, chị Ma dặn tôi làm như vậy, tôi không hiểu làm vậy để làm gì.
Một loáng sau tôi không biết là bao lâu, tôi thấy phía trước mặt mình là một ngôi đình hoặc một toà nhà giống ngôi đình rất lớn mà tôi chưa thấy bao giờ, tôi đi qua cái cầu cong cong rồi tới một cánh cổng lớn có ba cửa và hai bên là một dãy tường cao, mọi thứ không có gì đặc biệt, tôi thấy quang cảnh khá giống một ngôi đền thì đúng hơn. Sau khi đi qua cổng một đoạn thì trước mặt là một cái sân rất rộng mà phía xa kia đang có nhiều bóng người thấp thoáng tôi không nhìn rõ vì mắt tôi vẫn lờ đờ. Tôi không có thói quen dáo dác nhìn quanh quan sát như bình thường khi đến nơi lạ, bởi vì khi đã mất phương hướng rồi thì có quan sát cũng bằng thừa, mà tôi cũng chẳng muốn quay lại nơi này lần sau.
Khi tôi lại gần đám người đang có vẻ ngồi đợi tôi thì người đàn ông phía trước tôi lập tức biến mất giống như chưa từng xuất hiện, tôi thấy một cái bàn gỗ dài mà nơi đó một ông đang ngồi, dáng vẻ bệ vệ nhưng chắc không cao lắm, mặt nghiêm nghị và ánh mắt nhìn tôi như muốn hỏi tôi là ai. Hai bên có khoảng sáu đến bảy cái ghế đã có người ngồi với mũ mão chỉnh tề, quả nhiên chẳng giống trong phim vì nhìn bàn ghế rất sơ sài chẳng thấy chút oai nghiêm, phía sau mấy người đang ngồi ghế thì có một hàng lính đứng với giáo trên tay, xa xa ở phía sau họ thấy có một cái trống, chắc đó là cái trống để ai đó đến gõ và kêu bị oan đây mà. Tôi hơi thất vọng vì tôi muốn thấy một cảnh tượng hoành tráng, ma mị hoặc kinh dị hơn, tôi tưởng sẽ có cả mấy nhân vật đầu trâu mặt ngựa như bà tôi kể nhưng trông nét mặt người nào cũng như tượng gỗ, nói đúng hơn là như người đã chết nằm trong quan tài vậy, chỉ khác là đôi mắt họ mở ra nhìn mọi thứ một cách vô hồn.
---
***
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.