Chương 17: Trở Về Quê
Nam Ngủ Yên
22/07/2021
Hà Nội vào những ngày giáp Tết luôn nhộn nhịp, trên phố người ta đi lại như mắc cửi và trên tay ai cũng lỉnh kỉnh những hàng hóa. Hôm nay là ngày rằm tháng Chạp, lác đác ở ngã tư Đại Cồ Việt, phía bên Công viên Lê-Nin, đã có những người ngồi mặc áo khoác Na-to, áo len cổ lọ tối màu đứng ngồi lố nhố bán hoa đào, cái thứ hoa tượng trưng cho ngày Tết ở khắp nơi.
Qua cổng lớn trường Đại học Bách Khoa, bố giải thích cho tôi rằng, nó có tên như vậy bởi vì nếu học ở trường này ra sẽ giỏi rất nhiều thứ, sẽ thành những kỹ sư giỏi, bách là trăm, ĐH Bách Khoa là đại học dạy hàng trăm nghề mà nghề nào cũng sẽ giỏi, những ý niệm đầu tiên của tôi về "Đại Học" là như vậy, tôi luôn có thiện cảm với tất cả những người học ở ngôi trường này, tôi không biết tại sao, nhưng ấn tượng ban đầu tốt sẽ khiến người ta luôn có thiện cảm lâu dài. Như chuyện bà Già kể với tôi rằng "cây Đa có Thần, cây Si có Ma", tôi không bao giờ thích thứ cây mà ma trú ngụ ấy, kể cả cây cảnh, bởi vậy, sau này tôi không muốn dạy con tôi về cuộc sống xung quanh bằng con mắt của tôi, tôi muốn nó quan sát và đưa ra nhận xét trước và tôi chỉ bổ sung và luôn bắt đầu với bằng hai chữ "Bố nghĩ...". Khi tôi trở thành một người cha, người bác, người chú thì tất cả những đứa cháu của tôi đều có chung một sở thích đó là được đến nhà tôi chơi và ngủ lại. Nhà của tôi bây giờ không có gì đặc biệt nhưng chúng được làm điều chúng thích như: Đạp xe, đuổi bắt, cãi nhau, thức khuya, ăn thả ga... Nói chung đa phần là những thứ chúng nó bị hạn chế hoặc cấm. Tôi không cấm, tôi chỉ quan sát rồi nói chuyện với từng đứa để hỏi về suy nghĩ của nó và tại sao lại làm vậy... Có lần con tôi và cháu đánh nhau, tôi không đánh mắng, chỉ đơn giản lấy một cái ghế nhựa tròn nhỏ để ra giữa nhà và yêu cầu chúng đứng lên ôm lấy nhau trong mười lăm phút, nếu chân đứa nào chạm đất thì thời gian tính lại từ đầu. Ban đầu không đứa nào chịu, nhìn nhau giận hờn nhưng sau mấy lần tua thời gian lại thì tự nhiên hợp tác lẫn nhau, nhìn hai đứa ôm nhau thắm thiết như người yêu cùng giới, cũng thú vị, và tôi không thấy chúng nó đánh nhau nữa.
Tôi đã từng là trẻ con, tôi có nhiều thời gian để nghĩ khi lớn lên sẽ làm gì và khi lớn lên tôi lại phải dành thời gian để nhớ lại khi bé ta đã làm như thế nào.
Thế giới của tôi được mở ra dần dần ở mỗi nơi tôi đặt chân đến.
Trên xe bố kể cho tôi ngắn gọn chuyện đã qua, kể về mẹ tôi và nói rằng chính ông cũng bất ngờ việc tôi tự kiếm tiền, vì là tiền của tôi nên tôi hãy mua cái gì mình thích, bố tôi sẽ cho thêm nếu tôi cần.
Xe máy rẽ vào Phố Huế, một con phố đẹp với hai hàng cây rũ bóng, đi lên một đoạn thì rẽ phải vào một nơi rất đông, giống như một cái chợ, người ta bày bán rất nhiều thứ thượng vàng hạ cám như tivi, đài, quạt... Tôi chỉ háo hức quan tâm đến xe đạp, cơ man là xe đạp.
Tôi đã bước chân vào Chợ Giời (chợ trời) lần đầu như thế, ấn tượng nói chung là tốt đẹp, cảm giác mong ngóng mua xe xâm chiếm toàn bộ tâm trí tôi. Sau này mọi người nhắc đến chợ giời gắn với những tệ nạn như trộm cắp, móc túi, bán gian lận, lùa gà, tàng trữ đồ ăn cắp... Nhưng tôi chưa bao giờ gặp phải, một cái chợ thật sự không dành cho người yếu tim, thật may, tôi có một trái tim khỏe, tôi luôn mua được món đồ tôi muốn với cái giá tôi có thể chi trả ở nơi này, tôi có cách riêng của mình, nếu không có cách làm sao với một người bình thường như tôi, nhỏ bé và nhìn dễ bắt nạt lại có thể làm ăn vô sự ở bến xe Giáp Bát đầy rẫy những bảo kê, móc túi và trấn lột chứ? Hay cả những lần thập tử nhất sinh dao găm kề lên cổ hoặc bị dí dưới mạng sườn hoặc đầu dây bên kia là chú Công an đang muốn hỏi thăm tôi, chỉ cần tôi lỡ miệng sẽ có nhiều đứa thay đổi số phận. Tôi luôn tự tin vào sự thông minh và ứng biến của bản thân mình, thông minh cộng thêm chút may mắn. Tôi rất thích người ta xem thường mình bởi có như vậy, tôi biết họ muốn những gì dễ dàng cho đến khi họ nhận ra có gì đó không đúng.
Khi tôi đi học, rất nhiều bạn bè đã rủ tôi tham gia đa cấp của công ty Sinh Lợi, chúng nó ngạc nhiên bởi vì tôi toàn nói trước những thứ sẽ diễn ra, những điều người ta sẽ nói và chúng nó nên phản ứng ra sao cho phù hợp, cũng không có gì lạ, nhưng đó là một bí mật, bạn học có những đứa không tin nên vẫn mất tiền, đấy là chúng nó đã tự chọn.
Tôi đã tìm được đúng chiếc xe tôi đã nghĩ và mong muốn, một cái xe đạp mini màu xanh đậm với hai cái bánh nhỏ, xe second hand nhưng mọi thứ đều tốt với giá 138.000đ, bố tôi cho phần còn thiếu. Tôi đạp xe về mà tưởng như đang trên mây, cảm xúc thật khó tả, tôi cố gắng kiềm chế sự vui mừng của mình, cố gắng không hét to lên để khoe cái xe của tôi, xe của tôi đẹp nhất, những cái giống như của tôi chỉ xếp thứ hai mà thôi. Cả xã tôi chỉ duy nhất tôi có cái xe mini độc và lạ như vậy, tôi khẳng định như thế vì trong bãi xe của Trường không có chiếc nào tương tự, tôi tin rằng nếu câu chuyện này được nhiều người biết, nếu họ ở cùng quê và tầm tuổi trên dưới tôi, họ sẽ đoán ra ngay tắp lự, tôi không đẹp nhưng tôi độc!
Sau bữa trưa, bố đưa tôi ra bến xe. Tôi quyết định sẽ tự về bằng xe khách mà không cần tới bố, tôi nại ra lý do không muốn bố tôi mệt, tôi rất kiên quyết và tự tin nên cả nhà có vẻ yên tâm. Tôi muốn thực hiện phần còn lại của kế hoạch, xem chiều về khi đi ô tô có giống như đi xe máy hay không, tập đoán những điểm mốc kế tiếp để kiểm tra trí nhớ của mình. Tôi muốn mọi thứ phải đúng để chuẩn bị cho những cuộc đào tẩu trong tương lai, tương lai gần. Thậm chí, tôi đã phải tự kiểm tra bằng cách đạp xe từ cổng làng, men theo Quốc lộ 17B đến một ngã tư rồi quay đầu lại, dựa trên cột mốc ven đường tôi biết được 4km mỗi chiều, 8km tôi đã đi trong khoảng 60 phút. Tôi tính toán quãng đường khoảng 30km sẽ đi trong khoảng 5 tiếng hoặc hơn vì vào đến nội đô, sẽ mất nhiều thời gian xác định mốc và phương hướng, nếu hỏi người lớn sẽ dễ bị Công an bắt và đưa về gia đình, nếu vậy, chuyến phiêu lưu sẽ đổ bể, sẽ rất đáng xấu hổ, thậm chí sẽ thành trò cười cho bao người.
Bến Nứa là một địa điểm cực kỳ lạ lẫm nếu bạn tầm 20 tuổi hoặc hơn chút xíu, lần thứ hai tôi đến bến Nứa, lần đầu là lúc ông ngoại mất nên tôi không có ký ức rõ ràng. Tôi rất tò mò về cái tên bến Nứa và bố tôi chỉ nói ngắn gọn là khi còn trẻ, ông nhảy tàu buôn lậu vì chỗ này người ta có bán tre, nứa, có lẽ nứa là cái cây nho nhỏ dùng làm nguyên liệu đan, tôi chỉ đoán vậy, dù sao cây nứa cũng không để lại nhiều kỉ niệm trong tôi, cũng không có biến cố gì nhưng tôi nhớ là khi chẻ ra, các cạnh của cây nứa rất sắc, tôi sợ cảm giác bị cứa đứt tay, chỉ tưởng tượng thôi là đã gai hết cả người.
Vẫn là chiếc xe ca Hải u màu vàng - trắng, có thêm cả những xe khác màu xanh trắng nhưng đầu xe không giống nhau, xe Hải u có các góc bo tròn còn cái loại xanh trắng kia có các góc vuông vức hơn, sau này tôi đều thích những hình bo tròn hơn góc vuông chính bởi từ cái xe ca Hải u này. Chúng đi đến những nơi khác nhau nhưng đều có biển số 29H, 29 là số đẹp vì nó là lễ Quốc Khánh, tôi tự cho rằng người ta đã căn cứ từ đó mà đặt cho.
Qua cầu Chương Dương, qua cầu Chui rồi rẽ vào đường số 5, đi qua công ty Hanel rồi đến đoạn có ngôi nhà 3 tầng rất đẹp với mấy cây xà cừ thì rẽ trái, vậy là xong, không có gì khác biệt với chiều đi.
Về đến làng vẫn là buổi chiều, tôi hãnh diện đạp xe về nhà, tưởng tượng sẽ có nhiều con mắt dõi theo nhìn mình, đấy là tôi tưởng tượng thế, chứ thật ra chả có đứa nào quan tâm hay hỏi nửa câu để tôi có dịp khoe.
Buổi chiều ấy là một chiều hạnh phúc, không phải vui mà là hạnh phúc, tôi dựng xe đạp ở sân và ngắm nghía mãi không thôi, cảm giác một mình ngắm và tận hưởng thành quả thật tuyệt vời. Tôi mân mê từng chi tiết của xe, từng cái nan hoa, sờ từng con ốc, cảm giác thật phê pha, chỉ tiếc là không có ai để cùng chia sẻ và tận hưởng niềm vui, con Đốm là một con chó, nó chỉ biết ngửi ngửi cái bánh xe nhưng tôi đã nói chuyện với nó, giới thiệu cho nó về tác dụng của những bộ phận trên xe, chắc tôi giới thiệu rất chán nên lúc sau nó bỏ đi chỗ khác.
- Đúng là một con chó ngu, tao sẽ không bao giờ chở mày hay dắt mày đi cùng với cái xe này!
Đêm tối lại đến, dưới ánh đèn điện vàng, tôi nằm trên giường cứ ngắm cái xe rồi lại cười, có lẽ cũng nên đặt cho nó một cái tên gì đó đặc biệt để kỷ niệm sự kiện này, tôi lựa chọn vài cái tên nhưng thấy không ổn lắm, kiểu như "Chiếc xe đạp xanh" thì hơi dài "Xanh" thì nghe ngắn như tên con chó... Hiểu biết hạn hẹp thật sự là thiệt thòi nên đành tạm dừng việc đặt tên cho xe, trên đài cũng chả có mấy thứ hợp với tuổi của tôi, mấy tiết mục như "Kể chuyện cảnh giác" hay "Đọc truyện đêm khuya" toàn lừa đảo, phạm tội, chiến tranh và mất mát... nhưng sau này kể ra những thứ ấy khá là có ích.
32. Đồ đạc mang theo về ngoài xe đạp, thì bố mua cho tôi một số bánh kẹo, có vài cái tôi lần đầu được thấy, nó khác quá nhiều những thứ tôi thấy ở quán đầu làng hay vùng đồng rừng trước đây. Tôi lấy ra một gói kẹo dừa Bến Tre to và dẹt, những cái kẹo dừa đấy vị ngọt rất đặc biệt, tôi không biết Bến Tre là ở đâu, chắc chắn ở đất nước mình nhưng hẳn là rất xa, tôi chưa nghe ai nói đến địa danh này, có dịp phải tìm hiểu xem, ngoài kẹo dừa còn có một gói kẹo gôm màu đỏ mận bọc đường trắng, thứ này lần đầu tôi thấy, cái tên gọi nghe lạ thật, kẹo Gôm cơ đấy, chắc ông chủ làm ra cái kẹo này tên là Gôm, dù sao tên là Gôm cũng quá lạ đi, hi vọng có dịp sẽ gặp ông chủ hỏi xem vì sao tên ông ta hoặc tên gói kẹo lại kì lạ như vậy, những thứ khác còn lại thì tôi biết cả, phổ thông mà.
Tôi thắp đèn dầu lên và tắt điện, bà tôi tiết kiệm, người già nào cũng thế, tôi không thắc mắc về điều này nên cũng chỉ biết làm theo vậy thôi. Bánh kẹo tôi để hết lên nóc tủ, chỉ để lại gói kẹo gôm rồi thắp nhang, 6 que nhang chia ra hai bát, một to một nhỏ. Trên ban thờ, bát nhang to là gia tiên còn bát nhỏ là thờ bà cô ông mãnh, tôi không hiểu lắm.
Đêm nay là tối ngày rằm tháng Chạp.
Ngoài việc mua bánh, kẹo cho tôi mang về thì bố còn cho thêm ít tiền, tôi nhớ đâu khoảng hơn Ba mươi nghìn. Bà Trẻ cũng dúi vào tôi thêm Hai mươi nghìn dặn tôi nhớ thích cái gì thì ăn cái đó cho mau lớn, đừng đi bán mấy thứ linh tinh nữa, lo tập trung mà học giỏi. Thế là tôi lại có tiền dằn túi, hơn Năm mươi nghìn kể ra là cũng nhiều nên khi có tiền tôi đã tính sẽ mua vài thứ mang về, hiếm hoi lắm mới được ra Hà Nội cơ mà!
Đầu tiên tôi nghĩ đến là ô tô, tôi lại đứng trước tủ kính cửa hàng bán đồ chơi và ngắm nhìn, em trai tôi bảo mua đi, nó cũng thích nhưng tiền ăn sáng có bao nhiêu nó chén sạch.
- Anh mua mang về quê chơi, em thấy mấy đứa trong khu còn có cả cái xe ben to, móc dây kéo đi được, chở được cả cát nữa!
- Loại đấy chắc đắt, lấy đâu ra tiền?!
- Em cũng thích nhưng xin mẹ không cho mua...
- Mày thích cái nào?
Tôi đã mua cái xe ô tô đồ chơi bằng sắt đầu tiên trong đời như thế, một chiếc xe màu đen trắng, cửa có thể mở được ra hai bên, trên nóc có đèn xanh đỏ, hai bên thân có dòng chữ POLICE nhưng tôi không hiểu là gì, Người bán hàng nói đó là xe dành cho cảnh sát và vì là xe cảnh sát nên giá tận 2.500đ, tương đương 5 gói xôi mỗi sáng. Tôi đã mua nó cho em trai mình, nhìn nó thích thú tôi thấy niềm ham muốn mua thêm cái xe nữa giảm đi, hoặc chính xác hơn là tôi tiếc tiền, vậy nên tôi đã không mua thêm.
Em trai tôi lúc nhỏ dễ thương và đẹp trai như vậy, quan tâm tôi như vậy nhưng thật khó giải thích cặn kẽ vì sao cái thằng có nụ cười đẹp, da trắng như con gái, người yêu tính bằng hai chữ số lại đổi tính nết, vẫn yêu thương tôi nhưng tay cầm tuýp sắt vót nhọn dẫn đầu những đứa to cao hơn lao vào đánh đập, phá phách người khác để dẫn đến việc người ta thuê "sát thủ" chỉ mới 14 tuổi vác dao đến xử lý, chỉ có sự kỳ diệu tuyệt vời mới giúp nó tai qua nạn khỏi. Có người thì nói rằng cái tuổi ấy nó vậy nhưng tôi lại nghĩ đến môi trường xung quanh, môi trường nơi nó lớn lên cùng sự chiều chuộng hơi thái quá của mẹ tôi.
Tôi đã không mua ô tô nhưng tôi có thấy một cửa hàng bán sách, báo, truyện, cơ man là sách và báo, giá như sở hữu cả đống này mang về thì đọc bao giờ mới hết... và thế tôi quyết định sẽ mua một cái gì đó, thời gian vừa rồi tôi toàn đọc báo Nhân Dân của bác họ tôi, trên đấy phần lớn là thông tin khó hiểu nhưng có cái để đọc vẫn tốt hơn chả có gì.
Tôi nghĩ mình nên mua truyện chữ vì nó nhiều chữ, đọc sẽ lâu hết và có thể lâu lâu đọc lại cũng tốt và tôi thấy một cuốn nho nhỏ, độ dày tương đối, bìa màu xanh cửu long và có vài hình người hoạt họa ở trên bìa, dòng chữ TKKG khó hiểu, lật giở xem tên tác giả cũng là cái tên mà tôi không đọc được, có thêm vài thông tin để tôi biết cuốn truyện này của Đức, Đức là ở đâu tôi không biết nhưng thấy truyện toàn chữ tiếng Việt, đáp ứng đủ tiêu chí: Truyện, độ dày vừa vừa, giá tiền 3.000đ và đến từ nước Đức nào đấy, về đọc biết đâu lại biết mấy thứ hay hay thì sao?!
Bây giờ cuốn truyện đang trên tay tôi, tôi soi dưới ánh đèn dầu qua loa rồi để vào trong tủ, lấy gói kẹo có cái tên "Gôm" định xé ra ăn thử nhưng lại thôi. Tôi châm thêm ngọn đèn dầu dự phòng rồi cầm lên bước ra ngoài, đêm rằm cuối năm trăng thanh nhưng mà gió lạnh.
Để gói kẹo xuống đất, dùng ngọn lửa từ đèn dầu đốt cháy nhang, phẩy cho lửa tắt rồi thì thầm gửi thư.
- Chị Ma thân mến! Em có kẹo này chắc là ngon, chị ăn thử xem nhé, mai đi học em sẽ hỏi chỗ bán bánh đúc.
Trở vào nhà, thổi tắt ngọn đèn dự phòng, vặn nhỏ ngọn đèn chính rồi tôi leo lên giường, đồng hồ cũng chỉ thời gian vừa bước qua giờ Tý.
...
Qua cổng lớn trường Đại học Bách Khoa, bố giải thích cho tôi rằng, nó có tên như vậy bởi vì nếu học ở trường này ra sẽ giỏi rất nhiều thứ, sẽ thành những kỹ sư giỏi, bách là trăm, ĐH Bách Khoa là đại học dạy hàng trăm nghề mà nghề nào cũng sẽ giỏi, những ý niệm đầu tiên của tôi về "Đại Học" là như vậy, tôi luôn có thiện cảm với tất cả những người học ở ngôi trường này, tôi không biết tại sao, nhưng ấn tượng ban đầu tốt sẽ khiến người ta luôn có thiện cảm lâu dài. Như chuyện bà Già kể với tôi rằng "cây Đa có Thần, cây Si có Ma", tôi không bao giờ thích thứ cây mà ma trú ngụ ấy, kể cả cây cảnh, bởi vậy, sau này tôi không muốn dạy con tôi về cuộc sống xung quanh bằng con mắt của tôi, tôi muốn nó quan sát và đưa ra nhận xét trước và tôi chỉ bổ sung và luôn bắt đầu với bằng hai chữ "Bố nghĩ...". Khi tôi trở thành một người cha, người bác, người chú thì tất cả những đứa cháu của tôi đều có chung một sở thích đó là được đến nhà tôi chơi và ngủ lại. Nhà của tôi bây giờ không có gì đặc biệt nhưng chúng được làm điều chúng thích như: Đạp xe, đuổi bắt, cãi nhau, thức khuya, ăn thả ga... Nói chung đa phần là những thứ chúng nó bị hạn chế hoặc cấm. Tôi không cấm, tôi chỉ quan sát rồi nói chuyện với từng đứa để hỏi về suy nghĩ của nó và tại sao lại làm vậy... Có lần con tôi và cháu đánh nhau, tôi không đánh mắng, chỉ đơn giản lấy một cái ghế nhựa tròn nhỏ để ra giữa nhà và yêu cầu chúng đứng lên ôm lấy nhau trong mười lăm phút, nếu chân đứa nào chạm đất thì thời gian tính lại từ đầu. Ban đầu không đứa nào chịu, nhìn nhau giận hờn nhưng sau mấy lần tua thời gian lại thì tự nhiên hợp tác lẫn nhau, nhìn hai đứa ôm nhau thắm thiết như người yêu cùng giới, cũng thú vị, và tôi không thấy chúng nó đánh nhau nữa.
Tôi đã từng là trẻ con, tôi có nhiều thời gian để nghĩ khi lớn lên sẽ làm gì và khi lớn lên tôi lại phải dành thời gian để nhớ lại khi bé ta đã làm như thế nào.
Thế giới của tôi được mở ra dần dần ở mỗi nơi tôi đặt chân đến.
Trên xe bố kể cho tôi ngắn gọn chuyện đã qua, kể về mẹ tôi và nói rằng chính ông cũng bất ngờ việc tôi tự kiếm tiền, vì là tiền của tôi nên tôi hãy mua cái gì mình thích, bố tôi sẽ cho thêm nếu tôi cần.
Xe máy rẽ vào Phố Huế, một con phố đẹp với hai hàng cây rũ bóng, đi lên một đoạn thì rẽ phải vào một nơi rất đông, giống như một cái chợ, người ta bày bán rất nhiều thứ thượng vàng hạ cám như tivi, đài, quạt... Tôi chỉ háo hức quan tâm đến xe đạp, cơ man là xe đạp.
Tôi đã bước chân vào Chợ Giời (chợ trời) lần đầu như thế, ấn tượng nói chung là tốt đẹp, cảm giác mong ngóng mua xe xâm chiếm toàn bộ tâm trí tôi. Sau này mọi người nhắc đến chợ giời gắn với những tệ nạn như trộm cắp, móc túi, bán gian lận, lùa gà, tàng trữ đồ ăn cắp... Nhưng tôi chưa bao giờ gặp phải, một cái chợ thật sự không dành cho người yếu tim, thật may, tôi có một trái tim khỏe, tôi luôn mua được món đồ tôi muốn với cái giá tôi có thể chi trả ở nơi này, tôi có cách riêng của mình, nếu không có cách làm sao với một người bình thường như tôi, nhỏ bé và nhìn dễ bắt nạt lại có thể làm ăn vô sự ở bến xe Giáp Bát đầy rẫy những bảo kê, móc túi và trấn lột chứ? Hay cả những lần thập tử nhất sinh dao găm kề lên cổ hoặc bị dí dưới mạng sườn hoặc đầu dây bên kia là chú Công an đang muốn hỏi thăm tôi, chỉ cần tôi lỡ miệng sẽ có nhiều đứa thay đổi số phận. Tôi luôn tự tin vào sự thông minh và ứng biến của bản thân mình, thông minh cộng thêm chút may mắn. Tôi rất thích người ta xem thường mình bởi có như vậy, tôi biết họ muốn những gì dễ dàng cho đến khi họ nhận ra có gì đó không đúng.
Khi tôi đi học, rất nhiều bạn bè đã rủ tôi tham gia đa cấp của công ty Sinh Lợi, chúng nó ngạc nhiên bởi vì tôi toàn nói trước những thứ sẽ diễn ra, những điều người ta sẽ nói và chúng nó nên phản ứng ra sao cho phù hợp, cũng không có gì lạ, nhưng đó là một bí mật, bạn học có những đứa không tin nên vẫn mất tiền, đấy là chúng nó đã tự chọn.
Tôi đã tìm được đúng chiếc xe tôi đã nghĩ và mong muốn, một cái xe đạp mini màu xanh đậm với hai cái bánh nhỏ, xe second hand nhưng mọi thứ đều tốt với giá 138.000đ, bố tôi cho phần còn thiếu. Tôi đạp xe về mà tưởng như đang trên mây, cảm xúc thật khó tả, tôi cố gắng kiềm chế sự vui mừng của mình, cố gắng không hét to lên để khoe cái xe của tôi, xe của tôi đẹp nhất, những cái giống như của tôi chỉ xếp thứ hai mà thôi. Cả xã tôi chỉ duy nhất tôi có cái xe mini độc và lạ như vậy, tôi khẳng định như thế vì trong bãi xe của Trường không có chiếc nào tương tự, tôi tin rằng nếu câu chuyện này được nhiều người biết, nếu họ ở cùng quê và tầm tuổi trên dưới tôi, họ sẽ đoán ra ngay tắp lự, tôi không đẹp nhưng tôi độc!
Sau bữa trưa, bố đưa tôi ra bến xe. Tôi quyết định sẽ tự về bằng xe khách mà không cần tới bố, tôi nại ra lý do không muốn bố tôi mệt, tôi rất kiên quyết và tự tin nên cả nhà có vẻ yên tâm. Tôi muốn thực hiện phần còn lại của kế hoạch, xem chiều về khi đi ô tô có giống như đi xe máy hay không, tập đoán những điểm mốc kế tiếp để kiểm tra trí nhớ của mình. Tôi muốn mọi thứ phải đúng để chuẩn bị cho những cuộc đào tẩu trong tương lai, tương lai gần. Thậm chí, tôi đã phải tự kiểm tra bằng cách đạp xe từ cổng làng, men theo Quốc lộ 17B đến một ngã tư rồi quay đầu lại, dựa trên cột mốc ven đường tôi biết được 4km mỗi chiều, 8km tôi đã đi trong khoảng 60 phút. Tôi tính toán quãng đường khoảng 30km sẽ đi trong khoảng 5 tiếng hoặc hơn vì vào đến nội đô, sẽ mất nhiều thời gian xác định mốc và phương hướng, nếu hỏi người lớn sẽ dễ bị Công an bắt và đưa về gia đình, nếu vậy, chuyến phiêu lưu sẽ đổ bể, sẽ rất đáng xấu hổ, thậm chí sẽ thành trò cười cho bao người.
Bến Nứa là một địa điểm cực kỳ lạ lẫm nếu bạn tầm 20 tuổi hoặc hơn chút xíu, lần thứ hai tôi đến bến Nứa, lần đầu là lúc ông ngoại mất nên tôi không có ký ức rõ ràng. Tôi rất tò mò về cái tên bến Nứa và bố tôi chỉ nói ngắn gọn là khi còn trẻ, ông nhảy tàu buôn lậu vì chỗ này người ta có bán tre, nứa, có lẽ nứa là cái cây nho nhỏ dùng làm nguyên liệu đan, tôi chỉ đoán vậy, dù sao cây nứa cũng không để lại nhiều kỉ niệm trong tôi, cũng không có biến cố gì nhưng tôi nhớ là khi chẻ ra, các cạnh của cây nứa rất sắc, tôi sợ cảm giác bị cứa đứt tay, chỉ tưởng tượng thôi là đã gai hết cả người.
Vẫn là chiếc xe ca Hải u màu vàng - trắng, có thêm cả những xe khác màu xanh trắng nhưng đầu xe không giống nhau, xe Hải u có các góc bo tròn còn cái loại xanh trắng kia có các góc vuông vức hơn, sau này tôi đều thích những hình bo tròn hơn góc vuông chính bởi từ cái xe ca Hải u này. Chúng đi đến những nơi khác nhau nhưng đều có biển số 29H, 29 là số đẹp vì nó là lễ Quốc Khánh, tôi tự cho rằng người ta đã căn cứ từ đó mà đặt cho.
Qua cầu Chương Dương, qua cầu Chui rồi rẽ vào đường số 5, đi qua công ty Hanel rồi đến đoạn có ngôi nhà 3 tầng rất đẹp với mấy cây xà cừ thì rẽ trái, vậy là xong, không có gì khác biệt với chiều đi.
Về đến làng vẫn là buổi chiều, tôi hãnh diện đạp xe về nhà, tưởng tượng sẽ có nhiều con mắt dõi theo nhìn mình, đấy là tôi tưởng tượng thế, chứ thật ra chả có đứa nào quan tâm hay hỏi nửa câu để tôi có dịp khoe.
Buổi chiều ấy là một chiều hạnh phúc, không phải vui mà là hạnh phúc, tôi dựng xe đạp ở sân và ngắm nghía mãi không thôi, cảm giác một mình ngắm và tận hưởng thành quả thật tuyệt vời. Tôi mân mê từng chi tiết của xe, từng cái nan hoa, sờ từng con ốc, cảm giác thật phê pha, chỉ tiếc là không có ai để cùng chia sẻ và tận hưởng niềm vui, con Đốm là một con chó, nó chỉ biết ngửi ngửi cái bánh xe nhưng tôi đã nói chuyện với nó, giới thiệu cho nó về tác dụng của những bộ phận trên xe, chắc tôi giới thiệu rất chán nên lúc sau nó bỏ đi chỗ khác.
- Đúng là một con chó ngu, tao sẽ không bao giờ chở mày hay dắt mày đi cùng với cái xe này!
Đêm tối lại đến, dưới ánh đèn điện vàng, tôi nằm trên giường cứ ngắm cái xe rồi lại cười, có lẽ cũng nên đặt cho nó một cái tên gì đó đặc biệt để kỷ niệm sự kiện này, tôi lựa chọn vài cái tên nhưng thấy không ổn lắm, kiểu như "Chiếc xe đạp xanh" thì hơi dài "Xanh" thì nghe ngắn như tên con chó... Hiểu biết hạn hẹp thật sự là thiệt thòi nên đành tạm dừng việc đặt tên cho xe, trên đài cũng chả có mấy thứ hợp với tuổi của tôi, mấy tiết mục như "Kể chuyện cảnh giác" hay "Đọc truyện đêm khuya" toàn lừa đảo, phạm tội, chiến tranh và mất mát... nhưng sau này kể ra những thứ ấy khá là có ích.
32. Đồ đạc mang theo về ngoài xe đạp, thì bố mua cho tôi một số bánh kẹo, có vài cái tôi lần đầu được thấy, nó khác quá nhiều những thứ tôi thấy ở quán đầu làng hay vùng đồng rừng trước đây. Tôi lấy ra một gói kẹo dừa Bến Tre to và dẹt, những cái kẹo dừa đấy vị ngọt rất đặc biệt, tôi không biết Bến Tre là ở đâu, chắc chắn ở đất nước mình nhưng hẳn là rất xa, tôi chưa nghe ai nói đến địa danh này, có dịp phải tìm hiểu xem, ngoài kẹo dừa còn có một gói kẹo gôm màu đỏ mận bọc đường trắng, thứ này lần đầu tôi thấy, cái tên gọi nghe lạ thật, kẹo Gôm cơ đấy, chắc ông chủ làm ra cái kẹo này tên là Gôm, dù sao tên là Gôm cũng quá lạ đi, hi vọng có dịp sẽ gặp ông chủ hỏi xem vì sao tên ông ta hoặc tên gói kẹo lại kì lạ như vậy, những thứ khác còn lại thì tôi biết cả, phổ thông mà.
Tôi thắp đèn dầu lên và tắt điện, bà tôi tiết kiệm, người già nào cũng thế, tôi không thắc mắc về điều này nên cũng chỉ biết làm theo vậy thôi. Bánh kẹo tôi để hết lên nóc tủ, chỉ để lại gói kẹo gôm rồi thắp nhang, 6 que nhang chia ra hai bát, một to một nhỏ. Trên ban thờ, bát nhang to là gia tiên còn bát nhỏ là thờ bà cô ông mãnh, tôi không hiểu lắm.
Đêm nay là tối ngày rằm tháng Chạp.
Ngoài việc mua bánh, kẹo cho tôi mang về thì bố còn cho thêm ít tiền, tôi nhớ đâu khoảng hơn Ba mươi nghìn. Bà Trẻ cũng dúi vào tôi thêm Hai mươi nghìn dặn tôi nhớ thích cái gì thì ăn cái đó cho mau lớn, đừng đi bán mấy thứ linh tinh nữa, lo tập trung mà học giỏi. Thế là tôi lại có tiền dằn túi, hơn Năm mươi nghìn kể ra là cũng nhiều nên khi có tiền tôi đã tính sẽ mua vài thứ mang về, hiếm hoi lắm mới được ra Hà Nội cơ mà!
Đầu tiên tôi nghĩ đến là ô tô, tôi lại đứng trước tủ kính cửa hàng bán đồ chơi và ngắm nhìn, em trai tôi bảo mua đi, nó cũng thích nhưng tiền ăn sáng có bao nhiêu nó chén sạch.
- Anh mua mang về quê chơi, em thấy mấy đứa trong khu còn có cả cái xe ben to, móc dây kéo đi được, chở được cả cát nữa!
- Loại đấy chắc đắt, lấy đâu ra tiền?!
- Em cũng thích nhưng xin mẹ không cho mua...
- Mày thích cái nào?
Tôi đã mua cái xe ô tô đồ chơi bằng sắt đầu tiên trong đời như thế, một chiếc xe màu đen trắng, cửa có thể mở được ra hai bên, trên nóc có đèn xanh đỏ, hai bên thân có dòng chữ POLICE nhưng tôi không hiểu là gì, Người bán hàng nói đó là xe dành cho cảnh sát và vì là xe cảnh sát nên giá tận 2.500đ, tương đương 5 gói xôi mỗi sáng. Tôi đã mua nó cho em trai mình, nhìn nó thích thú tôi thấy niềm ham muốn mua thêm cái xe nữa giảm đi, hoặc chính xác hơn là tôi tiếc tiền, vậy nên tôi đã không mua thêm.
Em trai tôi lúc nhỏ dễ thương và đẹp trai như vậy, quan tâm tôi như vậy nhưng thật khó giải thích cặn kẽ vì sao cái thằng có nụ cười đẹp, da trắng như con gái, người yêu tính bằng hai chữ số lại đổi tính nết, vẫn yêu thương tôi nhưng tay cầm tuýp sắt vót nhọn dẫn đầu những đứa to cao hơn lao vào đánh đập, phá phách người khác để dẫn đến việc người ta thuê "sát thủ" chỉ mới 14 tuổi vác dao đến xử lý, chỉ có sự kỳ diệu tuyệt vời mới giúp nó tai qua nạn khỏi. Có người thì nói rằng cái tuổi ấy nó vậy nhưng tôi lại nghĩ đến môi trường xung quanh, môi trường nơi nó lớn lên cùng sự chiều chuộng hơi thái quá của mẹ tôi.
Tôi đã không mua ô tô nhưng tôi có thấy một cửa hàng bán sách, báo, truyện, cơ man là sách và báo, giá như sở hữu cả đống này mang về thì đọc bao giờ mới hết... và thế tôi quyết định sẽ mua một cái gì đó, thời gian vừa rồi tôi toàn đọc báo Nhân Dân của bác họ tôi, trên đấy phần lớn là thông tin khó hiểu nhưng có cái để đọc vẫn tốt hơn chả có gì.
Tôi nghĩ mình nên mua truyện chữ vì nó nhiều chữ, đọc sẽ lâu hết và có thể lâu lâu đọc lại cũng tốt và tôi thấy một cuốn nho nhỏ, độ dày tương đối, bìa màu xanh cửu long và có vài hình người hoạt họa ở trên bìa, dòng chữ TKKG khó hiểu, lật giở xem tên tác giả cũng là cái tên mà tôi không đọc được, có thêm vài thông tin để tôi biết cuốn truyện này của Đức, Đức là ở đâu tôi không biết nhưng thấy truyện toàn chữ tiếng Việt, đáp ứng đủ tiêu chí: Truyện, độ dày vừa vừa, giá tiền 3.000đ và đến từ nước Đức nào đấy, về đọc biết đâu lại biết mấy thứ hay hay thì sao?!
Bây giờ cuốn truyện đang trên tay tôi, tôi soi dưới ánh đèn dầu qua loa rồi để vào trong tủ, lấy gói kẹo có cái tên "Gôm" định xé ra ăn thử nhưng lại thôi. Tôi châm thêm ngọn đèn dầu dự phòng rồi cầm lên bước ra ngoài, đêm rằm cuối năm trăng thanh nhưng mà gió lạnh.
Để gói kẹo xuống đất, dùng ngọn lửa từ đèn dầu đốt cháy nhang, phẩy cho lửa tắt rồi thì thầm gửi thư.
- Chị Ma thân mến! Em có kẹo này chắc là ngon, chị ăn thử xem nhé, mai đi học em sẽ hỏi chỗ bán bánh đúc.
Trở vào nhà, thổi tắt ngọn đèn dự phòng, vặn nhỏ ngọn đèn chính rồi tôi leo lên giường, đồng hồ cũng chỉ thời gian vừa bước qua giờ Tý.
...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.