Chương 27
Michel Benoit
10/04/2017
Bàn tay cha Nil run run. Ông vừa kéo ra khỏi bìa cuốn sách của cha
Andrei một mảnh giấy phô tô. Ông đưa nó sát vào đèn, và ngay lập tức
nhận ra lối viết thanh lịch của tiếng Ai Cập cổ.
Một bản thảo bằng tiếng Ai Cập cổ.
Hoàn toàn có thể đọc được, đó là bản sao chụp một mảnh giấy da trong tình trạng tốt. Cha Nil rất hay được xem xét những kho báu mà cha Andrei lấy ra từ tủ của mình để đưa cho ông chiêm ngưỡng. Ông đã quen với lối viết của những bản thảo quan trọng ở Nag Hamadi, do nhà Ai Cập học Jean Doresse đối chiếu lần đầu tiên sau khi được phát hiện vào năm 1945 trên bờ trái sông Nil đoạn trung lưu. Vốn đã quen với các bản thảo bằng tiếng Hebrew hoặc Hy Lạp, ông biết rằng thuật viết chữ vận động theo thời gian, và luôn có xu hướng đơn giản hoá.
Chữ viết trên mảnh giấy da này cùng kiểu với chữ viết của các ngụy tác nổi tiếng như kinh Phúc âm theo Thánh Thomas vào cuối thế kỷ II, tác phẩm đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Tuy nhiên, rõ ràng là kiểu chữ này xuất hiện muộn hơn.
Vì có kích thước rất nhỏ nên mảnh giấy da này hẳn đã bị Doresse đánh giá là không mấy hấp dẫn hoặc khó hiểu và đã từ bỏ nó. Và cuối cùng, giống như biết bao bản thảo khác, nó đã hạ cánh xuống Roma. Để rồi một ngày được một nhân viên của Thư viện Vatican khai quật, và gửi đến tu viện. Là chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực này, cha Andrei thường nhận được những văn bản kiểu như vậy để phân tích.
Cha Nil biết rằng các ngụy tác ở Nag Hamadi xuất hiện vào các thế kỷ II và III, và từ thế kỷ IV, không có gì được viết ra từ ngôi làng Ai Cập cổ này nữa. Như vậy, mảnh giấy da muộn màng này có vào cuối thế kỷ III.
Một bản thảo bằng tiếng Ai Cập cổ vào thế kỷ III.
Đây có phải là bản thảo đã khiến cha Andrei bối rối đến mức không dám gửi báo cáo cuối cùng của mình về Roma? Nhưng tại sao ông ấy lại cẩn thận cất giấu bản phô tô này như vậy thay vì xếp vào tủ của mình cùng những bản thảo khác?
Cha Andrei không còn ở đây để trả lời những câu hỏi của ông. Cha Nil gục đầu vào lòng bàn tay và nhắm mắt lại.
Ông như lại nhìn thấy dòng đầu tiên trên mảnh giấy mà ông phát hiện trong bàn tay của người bạn: Bản thảo tiếng Ai Cập cổ (Apoc). Ngay lúc đó, ông đã dịch Apoc thành “apocalypse” – Khải Huyền: đó là cách viết tắt truyền thống trong các ấn bản Kinh Thánh. Cha Nil muốn xác minh lại, và mở bản dịch gần đây nhất của Kinh Thánh Công giáo mà cha Andrei sử dụng ra. Trong bản dịch mới và được dùng như tài liệu tham khảo này, tên viết tắt của Apocalypse không còn là Apoc nữa, mà là Ap.
Là người luôn tường tận mọi chuyện, lại tỉ mỉ, nếu có ý định ám chỉ đến cuốn sách về kinh Khải Huyền, có lẽ cha Andrei sẽ viết Ap, chứ không phải Apoc. Thế thì ông ấy đã nghĩ đến cái gì?
Đột nhiên, cha Nil hiểu ra: (Apoc) không phải để chỉ “apocalypse”, kinh Khải Huyền, mà là “apocryphe”: ngụy tác!
Điều cha Andrei muốn nói là: “Mình phải nói với cha Nil về một bản thảo bằng tiếng Ai Cập cổ mà mình đã cất giấu trong cuốn sách in các ngụy tác của mình ngay trước khi đi”. Đó chính là cuốn sách ông đã lấy trong văn phòng ông ấy sáng nay và bây giờ ông đang cầm trong tay. Một bản thảo có nội dung quan trọng đến mức ông ấy muốn nói với ông ngay lập tức, sau khi từ Vatican trở về.
“Đây là bản thảo bằng tiếng Ai Cập cổ từ Roma gửi đến!”
Giữa các ngón tay mình, cha Nil đang giữ văn bản đã dẫn đến việc triệu tập viên thủ thư của tu viện Saint-Martin.
Ông lại cầm mảnh giấy lên và quan sát nó thật gần. Mảnh giấy da rất nhỏ: cha Nil không phải là chuyên gia về tiếng Ai Cập cổ nhưng có thể đọc nó không chút khó khăn, và chữ viết rõ ràng đến nỗi ông không gặp vấn đề gì trong việc nhận mặt chữ.
Liệu ông có dịch được không? Một bản dịch thanh thoát thì chắc chắn là không thể. Nhưng một bản dịch chuyển chữ, theo kiểu mổ cò một cách phỏng chừng thì có thể. Tra từng từ trong từ điển, rồi ghép chúng với nhau: ý nghĩa của văn bản sẽ hiện ra.
Ông đứng dậy. Sau một lát ngập ngừng, ông đặt mảnh giấy quý giá lên phía trên tấm ván mà các tu sĩ dùng làm tủ quần áo rồi bước ra hành lang. Hẳn là người ta sẽ không viếng thăm phòng của ông trong vài phút vắng mặt mà ông đang cần.
Ông nhanh chóng đi về phía thư viện duy nhất ông có quyền vào: Khoa học Kinh Thánh.
Trên kệ sách đầu tiên, nơi xếp những tác phẩm thường được sử dụng nhất, ông tìm thấy cuốn từ điển từ nguyên Ai Cập cổ - tiếng Anh của Cerny. Ông lấy cuốn sách, đặt vào chỗ của nó một bóng ma có tên mình, rồi trở về phòng, tim đập thình thịch. Mảnh giấy quý giá vẫn nằm ở nơi ông đã đặt nó.
Tiếng chuông đầu tiên của giờ kinh chiều tối vang lên: ông đặt cuốn từ điển lên bàn, nhét mảnh giấy vào túi áo trong và đi xuống nhà thờ.
Một đêm không ngủ nữa đang chờ đón ông.
Một bản thảo bằng tiếng Ai Cập cổ.
Hoàn toàn có thể đọc được, đó là bản sao chụp một mảnh giấy da trong tình trạng tốt. Cha Nil rất hay được xem xét những kho báu mà cha Andrei lấy ra từ tủ của mình để đưa cho ông chiêm ngưỡng. Ông đã quen với lối viết của những bản thảo quan trọng ở Nag Hamadi, do nhà Ai Cập học Jean Doresse đối chiếu lần đầu tiên sau khi được phát hiện vào năm 1945 trên bờ trái sông Nil đoạn trung lưu. Vốn đã quen với các bản thảo bằng tiếng Hebrew hoặc Hy Lạp, ông biết rằng thuật viết chữ vận động theo thời gian, và luôn có xu hướng đơn giản hoá.
Chữ viết trên mảnh giấy da này cùng kiểu với chữ viết của các ngụy tác nổi tiếng như kinh Phúc âm theo Thánh Thomas vào cuối thế kỷ II, tác phẩm đã thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Tuy nhiên, rõ ràng là kiểu chữ này xuất hiện muộn hơn.
Vì có kích thước rất nhỏ nên mảnh giấy da này hẳn đã bị Doresse đánh giá là không mấy hấp dẫn hoặc khó hiểu và đã từ bỏ nó. Và cuối cùng, giống như biết bao bản thảo khác, nó đã hạ cánh xuống Roma. Để rồi một ngày được một nhân viên của Thư viện Vatican khai quật, và gửi đến tu viện. Là chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực này, cha Andrei thường nhận được những văn bản kiểu như vậy để phân tích.
Cha Nil biết rằng các ngụy tác ở Nag Hamadi xuất hiện vào các thế kỷ II và III, và từ thế kỷ IV, không có gì được viết ra từ ngôi làng Ai Cập cổ này nữa. Như vậy, mảnh giấy da muộn màng này có vào cuối thế kỷ III.
Một bản thảo bằng tiếng Ai Cập cổ vào thế kỷ III.
Đây có phải là bản thảo đã khiến cha Andrei bối rối đến mức không dám gửi báo cáo cuối cùng của mình về Roma? Nhưng tại sao ông ấy lại cẩn thận cất giấu bản phô tô này như vậy thay vì xếp vào tủ của mình cùng những bản thảo khác?
Cha Andrei không còn ở đây để trả lời những câu hỏi của ông. Cha Nil gục đầu vào lòng bàn tay và nhắm mắt lại.
Ông như lại nhìn thấy dòng đầu tiên trên mảnh giấy mà ông phát hiện trong bàn tay của người bạn: Bản thảo tiếng Ai Cập cổ (Apoc). Ngay lúc đó, ông đã dịch Apoc thành “apocalypse” – Khải Huyền: đó là cách viết tắt truyền thống trong các ấn bản Kinh Thánh. Cha Nil muốn xác minh lại, và mở bản dịch gần đây nhất của Kinh Thánh Công giáo mà cha Andrei sử dụng ra. Trong bản dịch mới và được dùng như tài liệu tham khảo này, tên viết tắt của Apocalypse không còn là Apoc nữa, mà là Ap.
Là người luôn tường tận mọi chuyện, lại tỉ mỉ, nếu có ý định ám chỉ đến cuốn sách về kinh Khải Huyền, có lẽ cha Andrei sẽ viết Ap, chứ không phải Apoc. Thế thì ông ấy đã nghĩ đến cái gì?
Đột nhiên, cha Nil hiểu ra: (Apoc) không phải để chỉ “apocalypse”, kinh Khải Huyền, mà là “apocryphe”: ngụy tác!
Điều cha Andrei muốn nói là: “Mình phải nói với cha Nil về một bản thảo bằng tiếng Ai Cập cổ mà mình đã cất giấu trong cuốn sách in các ngụy tác của mình ngay trước khi đi”. Đó chính là cuốn sách ông đã lấy trong văn phòng ông ấy sáng nay và bây giờ ông đang cầm trong tay. Một bản thảo có nội dung quan trọng đến mức ông ấy muốn nói với ông ngay lập tức, sau khi từ Vatican trở về.
“Đây là bản thảo bằng tiếng Ai Cập cổ từ Roma gửi đến!”
Giữa các ngón tay mình, cha Nil đang giữ văn bản đã dẫn đến việc triệu tập viên thủ thư của tu viện Saint-Martin.
Ông lại cầm mảnh giấy lên và quan sát nó thật gần. Mảnh giấy da rất nhỏ: cha Nil không phải là chuyên gia về tiếng Ai Cập cổ nhưng có thể đọc nó không chút khó khăn, và chữ viết rõ ràng đến nỗi ông không gặp vấn đề gì trong việc nhận mặt chữ.
Liệu ông có dịch được không? Một bản dịch thanh thoát thì chắc chắn là không thể. Nhưng một bản dịch chuyển chữ, theo kiểu mổ cò một cách phỏng chừng thì có thể. Tra từng từ trong từ điển, rồi ghép chúng với nhau: ý nghĩa của văn bản sẽ hiện ra.
Ông đứng dậy. Sau một lát ngập ngừng, ông đặt mảnh giấy quý giá lên phía trên tấm ván mà các tu sĩ dùng làm tủ quần áo rồi bước ra hành lang. Hẳn là người ta sẽ không viếng thăm phòng của ông trong vài phút vắng mặt mà ông đang cần.
Ông nhanh chóng đi về phía thư viện duy nhất ông có quyền vào: Khoa học Kinh Thánh.
Trên kệ sách đầu tiên, nơi xếp những tác phẩm thường được sử dụng nhất, ông tìm thấy cuốn từ điển từ nguyên Ai Cập cổ - tiếng Anh của Cerny. Ông lấy cuốn sách, đặt vào chỗ của nó một bóng ma có tên mình, rồi trở về phòng, tim đập thình thịch. Mảnh giấy quý giá vẫn nằm ở nơi ông đã đặt nó.
Tiếng chuông đầu tiên của giờ kinh chiều tối vang lên: ông đặt cuốn từ điển lên bàn, nhét mảnh giấy vào túi áo trong và đi xuống nhà thờ.
Một đêm không ngủ nữa đang chờ đón ông.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.