Chương 145
Vân Thảo
06/12/2018
Làm việc quá sức cộng với lo toan buồn bực, sức khoẻ ông Kim ngày một giảm sút. Đúng sáu mươi tuổi, nhân Đại hội Đảng bộ tỉnh Phước Vĩnh ông xin rút lui, không tham gia ứng cử vào Ban chấp hành tỉnh đảng bộ nhiệm kỳ tới và nói rõ ý định của mình là xin nghỉ hưu. Một đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung ương về dự Đại hội nghe ông nói vậy, bảo: “Đồng chí còn khoẻ, dân đang cần đồng chí, đồng chí chưa thể nghỉ được.” Ông cười buồn trả lời: “Dân cần nhưng tôi chẳng làm được gì đến nơi đến chốn cho dân thì có ở lại cũng chẳng ích gì. Hơn nữa năm nay tôi tròn sáu mươi tuổi, đúng chế độ nghỉ hưu. Tôi ở lại sợ mang tiếng là kẻ tham quyền cố vị.”
Sau Đại hội, ông Quốc được bầu làm bí thư tỉnh ủy. Ông Côn phó bí thư giữ chức chủ tịch tỉnh. Bà Thường nghỉ hưu trở về Đình Bảng ở với con trai. Chi lên làm Hội trưởng Hội phụ nữ tỉnh và được bầu vào Ban thường vụ. Luận lên thay Chi làm bí thư huyện ủy Tam Bình. Vị trí của Luận, Bích lên thay. Cơ cấu thay đổi nhưng hậu quả của việc ngừng khoán hộ vẫn đè nặng lên cuộc sống của người dân. Trừ số Hợp tác xã tìm cách “khoán chui” ra, hai phần ba số Hợp tác xã trong tỉnh sau mấy năm ngừng khoán hộ đã trở lại với cuộc sống nghèo nàn tù túng của thời rong công phóng điểm. Ban lãnh đạo mới cố tìm cách để xoay chuyển tình thế nhưng đưa lại kết quả chẳng có bao nhiêu.
Sau ngày ông Kim nghỉ hưu, ủy ban Nhân dân tỉnh tìm cấp cho ông một ngôi nhà rộng rãi khang trang, có sân, có vườn trên một con phố khá đẹp của thị xã Phước Vĩnh. Khi được báo tin, ông không đến xem nhà mà đạp xe thẳng vào chỗ ông Côn và bảo: “Tớ cám ơn các cậu đã quan tâm đến tớ. Nhưng cậu biết tính tớ rồi, gần như suốt cuộc đời tớ, tớ gắn với đất đai cây cỏ. Vì vậy nếu các cậu đã chiếu cố đến tớ thì để cho tớ tự do chọn một đám đất bỏ hoang nào đó trong thị xã mà tớ vừa ý nhất. Sau đó các cậu cấp cho vợ chồng tớ một ít gạch ngói, vôi cát vừa đủ dựng một ngôi nhà cấp bốn ba gian. Gỗ lạt, công thợ tớ chịu”. Biết tính ông Kim đã quyết thì chẳng có gì lay chuyển được ông nên ủy ban đồng ý để cho ông tự đi tìm đất. Loanh quanh mất mấy buổi, ông Kim nhìn thấy một đám đất rộng chừng vài sào nằm cheo leo như một bán đảo bao bọc hai bên là đầm Cò, một bên là bãi tha ma. Mảnh đất nằm cách con đường hẻm hẻo lánh của thị xã chừng một trăm mét. Có lẽ do địa thế heo hút như vậy nên đám đất bị bỏ hoang lâu ngày không ai nhòm ngó tới, cỏ dại và cây gai mọc um tùm. Khi ông Kim chỉ đám đất mình chọn cho ông Quốc và ông Côn xem, cả hai ông thiếu chút nữa lăn bò ra mà cười. Ông Côn nói đùa: “Anh đã đến nỗi nào mà tìm nơi làm bạn với ma.” Ông Quốc thì nói: “Anh mà làm thế này mọi người sẽ chê trách chúng tôi đối xử tồi tệ với anh, chúng tôi làm sao thanh minh nổi.” Ông Kim nói với ông Côn và ông Quốc: “Vài ba năm nữa các cậu mới thấy hết tầm nhìn chiến lược của tớ. Bấy giờ tha hồ mà thèm”. Không ngờ câu nói của ông Kim đã thành sự thật. Chỉ hai năm sau một ngôi nhà cấp bốn ba gian và hai gian bếp rộng rãi nằm trong một khu vườn rộng với các thứ cây ăn quả, mít, đu đủ, roi, ổi và đủ mọi thứ rau. Trên cái sân lát gạch mộc là các chậu cây cảnh. Hàng chè xanh chạy dọc bao quanh vườn. Chẳng bao lâu nó trở thành câu lạc bộ của các bạn hữu về hưu. Sáng, chiều các ông tụ tập ở nhà ông Kim để đánh tổ tôm và bàn luận thế sự. Ông Quốc, ông Côn và Chi không tuần nào không đến nhà ông Kim vài ba lần. Gặp lần nào ông Kim cũng nhắc phải tìm mọi cách khôi phục lại khoán hộ.
Mỗi khi nhớ đồng ruộng, nhớ bà con nông dân, ông lại lóc cóc đạp xe xuống các Hợp tác xã nông nghiệp vùng ven thị xã thăm hỏi bà con và bàn cách làm ăn với họ. Mỗi lần đi về, mặt ông buồn rười rượi. Một lần đứng nhìn đồng lúa bông ngắn như bông cỏ may đã chín rục nhưng không ai thèm gặt bỗng dưng nước mắt ông Kim trào ra. Làm sao đến nông nỗi này? Câu hỏi ấy cứ ám ảnh làm tim ông nhói lên. Thế là ông đạp xe vào gặp hết ông Quốc lại qua ông Côn giục hai ông tìm mọi biện pháp khôi phục lại khoán hộ. Thỉnh thoảng khi thì ông Quốc, khi ông Côn bố trí xe cho ông Kim đi về Gia Đạo, lên Cao Sơn hoặc xuống Hồng Vân thăm bà con cho khuây khoả. Mỗi lần ngồi vào chiếc La-đa bóng nhoáng của ông Côn, ông Quốc, ông Kim lại nhớ đến chiếc com-măng-ca của mình. Nó gắn bó với niềm vui nỗi buồn của ông có đến hàng chục năm trời. Ông cũng vô tâm thật. Từ lúc về hưu đến giờ ông không biết số phận chiếc xe ấy rơi vào tay ai.
Ông Kim đạp xe về đến ngõ nhà mình thì gặp ông Vị, ông Đáng, ông Cảnh – mấy người bạn từ nhà mình đi ra. Ông Vị hỏi:
- Ông đi đâu mà từ sáng đến giờ chúng tôi qua nhà ông ba lần rồi mà không gặp?
- Tôi đạp xe xuống Hợp tác xã Dục Tú xem mùa màng của bà con ra sao. Các ông không thấy bà Lê nhà tôi ở nhà à?
- Lần nào đến cũng thấy cửa đóng kín mít – Ông Cảnh trả lời rồi nói tiếp – Nghe bà Lê bảo dạ dày ông dạo này đau liên miên sao không ở nhà nghỉ ngơi tĩnh dưỡng lại đạp xe cả chục cây số từ đây xuống Dục Tú?
Ông Kim cười:
- Bệnh dạ dày của tôi không đau bằng cái bệnh lo nông dân đói ông ạ.
Ông Cảnh bảo:
- Tay ông ngắn thế với sao tới trời. Tôi thấy thần sắc ông dạo này không ổn lắm đâu.
Ông Đáng nhìn ông Kim:
- Nghe ông Cảnh nói tôi mới để ý. Đúng là thần sắc ông Kim xuống quá. Ông phải nói với ông Côn cho xe đi khám ngay đi. Bao nhiêu năm vắt kiệt cả sức lực của mình vì công việc. Bây giờ phải dành thời gian để xiết lại ốc vít của xương xóc và vá víu tim phổi, dạ dày lại, dùng được ngày nào hay ngày ấy ông ạ.
- Các ông làm như tim gan dạ dày và xương cốt của tôi ruỗng hết rồi không bằng.
Vào đến nhà, ông Kim bảo:
- Các ông ngồi chơi. Tôi đi rửa ráy chân tay mặt mũi rồi vào pha chè uống. Tay Côn vừa cho tôi mấy lạng Tân Cương ngon lắm.
Những người bạn hưu của ông Kim là những cán bộ cao cấp ở Trung ương hoặc công tác ở các tỉnh khác về nghỉ hưu. Mỗi người mang theo nỗi niềm tâm sự khi rời khỏi công sở nên hễ có dịp gặp nhau là đem ra giãi bày chia sẻ cho nhau nghe. Mở đầu ông Vị bảo:
- Không biết các ông thế nào chứ tôi thấy chiến tranh kết thúc đã hơn hai năm rồi mà tình hình kinh tế xem ra còn bí bét quá các ông ạ. Nghị quyết này chưa ráo mực đã có Nghị quyết tiếp theo mà chẳng hề có biến chuyển gì.
Ông Đáng nói:
- Nhiều người nửa đùa nửa thật bảo chúng ta đang lạm phát Nghị quyết. Nhưng ngẫm ra thì đúng thế thật các ông ạ. Nghị quyết thì nhiều nhưng toàn nói chung chung. Cái nào cũng như cái nào, chỉ nhắc đến ánh hào quang của chiến thắng một cách say sưa, còn phần yếu kém và khó khăn thì đổ thừa cho chiến tranh mà không dám nhìn thẳng vào sự thật để chỉ ra nguyên nhân đã góp phần không nhỏ vào tình trạng khó khăn hiện tại là do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Đành rằng khi cả nước đang diễn ra chiến tranh ác liệt thì rất cần ban bố một cơ chế bao cấp khắt khe để dành tiền, dành của phục vụ cho chiến tranh, coi đó như một chính sách kinh tế thời chiến. Nhưng khi chiến tranh kết thúc thì nên nhanh chóng ban bố một chế độ kinh tế khác để cho cuộc sống của nhân dân dễ thở hơn. Đàng này chiến tranh kết thúc đã hai năm mà không có lấy một thứ thay đổi nào trong chính sách kinh tế thời bình thì quả là không làm sao hiểu nổi.
Ông Kim bảo:
- Sáng nay tôi đi thăm Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Dục Tú càng thấy ngán ngẩm các ông ạ. Càng nghĩ càng buồn. Các ông thử nghĩ xem chúng ta có cả một đồng bằng sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Đáng ra nông dân mình sống trên lúa gạo. Vậy mà hết năm này sang năm khác vác rá đi xin bo bo, bột mì về cho dân nhai. Nếu khoán cho hộ nông dân nuôi lợn thì việc gì phải đi nhập mỡ cừu là thứ mỡ người ta dùng cho công nghiệp về cho dân ăn. Tôi tính đường nào cũng phải để cho nông dân khoán hộ thôi các ông ạ. Không khoán được công khai thì khoán chui chứ cứ để thế này rồi cũng có ngày nông dân bỏ ruộng để đi làm thuê xứ người. Tôi còn sống ngày nào là tôi nghĩ đến khoán hộ ngày ấy nhưng lực bất tòng tâm. Có khi ôm sự nuối tiếc này xuống mồ thôi các ông ạ.
- Ông cố mà sống - Ông Vị nói - Tôi tin có một ngày nào đó sẽ có người nhận ra lợi ích to lớn của khoán hộ và mơ ước của ông sẽ được thực hiện. Mà không những chỉ trên đồng đất Phước Vĩnh mà thực hiện từ Bắc chí Nam ông ạ.
Ông Kim cười:
- Đợi đến lúc ấy chắc các cháu đã sang cát cho tôi rồi.
- Ông có sang cát thì vẫn nở được một nụ cười nơi chín suối.
- Hai ông này hết khôn dồn đến dại. Sao đi nói những câu gở như vậy. Ông Kim lấy tú lơ khơ ra đây đánh mấy ván cho vui. Sáng nay kéo nhau đến đây để đánh tú lơ khơ thì ông lại đi vắng. Cứ gặp nhau là toàn nói chuyện thời sự và chính trị nghe mệt đầu lắm.
Ông Kim đứng lên lấy một chiếc chiếu trải xuống đất rồi đi lấy bộ bài tú lơ khơ đặt lên đấy.
Sau Đại hội, ông Quốc được bầu làm bí thư tỉnh ủy. Ông Côn phó bí thư giữ chức chủ tịch tỉnh. Bà Thường nghỉ hưu trở về Đình Bảng ở với con trai. Chi lên làm Hội trưởng Hội phụ nữ tỉnh và được bầu vào Ban thường vụ. Luận lên thay Chi làm bí thư huyện ủy Tam Bình. Vị trí của Luận, Bích lên thay. Cơ cấu thay đổi nhưng hậu quả của việc ngừng khoán hộ vẫn đè nặng lên cuộc sống của người dân. Trừ số Hợp tác xã tìm cách “khoán chui” ra, hai phần ba số Hợp tác xã trong tỉnh sau mấy năm ngừng khoán hộ đã trở lại với cuộc sống nghèo nàn tù túng của thời rong công phóng điểm. Ban lãnh đạo mới cố tìm cách để xoay chuyển tình thế nhưng đưa lại kết quả chẳng có bao nhiêu.
Sau ngày ông Kim nghỉ hưu, ủy ban Nhân dân tỉnh tìm cấp cho ông một ngôi nhà rộng rãi khang trang, có sân, có vườn trên một con phố khá đẹp của thị xã Phước Vĩnh. Khi được báo tin, ông không đến xem nhà mà đạp xe thẳng vào chỗ ông Côn và bảo: “Tớ cám ơn các cậu đã quan tâm đến tớ. Nhưng cậu biết tính tớ rồi, gần như suốt cuộc đời tớ, tớ gắn với đất đai cây cỏ. Vì vậy nếu các cậu đã chiếu cố đến tớ thì để cho tớ tự do chọn một đám đất bỏ hoang nào đó trong thị xã mà tớ vừa ý nhất. Sau đó các cậu cấp cho vợ chồng tớ một ít gạch ngói, vôi cát vừa đủ dựng một ngôi nhà cấp bốn ba gian. Gỗ lạt, công thợ tớ chịu”. Biết tính ông Kim đã quyết thì chẳng có gì lay chuyển được ông nên ủy ban đồng ý để cho ông tự đi tìm đất. Loanh quanh mất mấy buổi, ông Kim nhìn thấy một đám đất rộng chừng vài sào nằm cheo leo như một bán đảo bao bọc hai bên là đầm Cò, một bên là bãi tha ma. Mảnh đất nằm cách con đường hẻm hẻo lánh của thị xã chừng một trăm mét. Có lẽ do địa thế heo hút như vậy nên đám đất bị bỏ hoang lâu ngày không ai nhòm ngó tới, cỏ dại và cây gai mọc um tùm. Khi ông Kim chỉ đám đất mình chọn cho ông Quốc và ông Côn xem, cả hai ông thiếu chút nữa lăn bò ra mà cười. Ông Côn nói đùa: “Anh đã đến nỗi nào mà tìm nơi làm bạn với ma.” Ông Quốc thì nói: “Anh mà làm thế này mọi người sẽ chê trách chúng tôi đối xử tồi tệ với anh, chúng tôi làm sao thanh minh nổi.” Ông Kim nói với ông Côn và ông Quốc: “Vài ba năm nữa các cậu mới thấy hết tầm nhìn chiến lược của tớ. Bấy giờ tha hồ mà thèm”. Không ngờ câu nói của ông Kim đã thành sự thật. Chỉ hai năm sau một ngôi nhà cấp bốn ba gian và hai gian bếp rộng rãi nằm trong một khu vườn rộng với các thứ cây ăn quả, mít, đu đủ, roi, ổi và đủ mọi thứ rau. Trên cái sân lát gạch mộc là các chậu cây cảnh. Hàng chè xanh chạy dọc bao quanh vườn. Chẳng bao lâu nó trở thành câu lạc bộ của các bạn hữu về hưu. Sáng, chiều các ông tụ tập ở nhà ông Kim để đánh tổ tôm và bàn luận thế sự. Ông Quốc, ông Côn và Chi không tuần nào không đến nhà ông Kim vài ba lần. Gặp lần nào ông Kim cũng nhắc phải tìm mọi cách khôi phục lại khoán hộ.
Mỗi khi nhớ đồng ruộng, nhớ bà con nông dân, ông lại lóc cóc đạp xe xuống các Hợp tác xã nông nghiệp vùng ven thị xã thăm hỏi bà con và bàn cách làm ăn với họ. Mỗi lần đi về, mặt ông buồn rười rượi. Một lần đứng nhìn đồng lúa bông ngắn như bông cỏ may đã chín rục nhưng không ai thèm gặt bỗng dưng nước mắt ông Kim trào ra. Làm sao đến nông nỗi này? Câu hỏi ấy cứ ám ảnh làm tim ông nhói lên. Thế là ông đạp xe vào gặp hết ông Quốc lại qua ông Côn giục hai ông tìm mọi biện pháp khôi phục lại khoán hộ. Thỉnh thoảng khi thì ông Quốc, khi ông Côn bố trí xe cho ông Kim đi về Gia Đạo, lên Cao Sơn hoặc xuống Hồng Vân thăm bà con cho khuây khoả. Mỗi lần ngồi vào chiếc La-đa bóng nhoáng của ông Côn, ông Quốc, ông Kim lại nhớ đến chiếc com-măng-ca của mình. Nó gắn bó với niềm vui nỗi buồn của ông có đến hàng chục năm trời. Ông cũng vô tâm thật. Từ lúc về hưu đến giờ ông không biết số phận chiếc xe ấy rơi vào tay ai.
Ông Kim đạp xe về đến ngõ nhà mình thì gặp ông Vị, ông Đáng, ông Cảnh – mấy người bạn từ nhà mình đi ra. Ông Vị hỏi:
- Ông đi đâu mà từ sáng đến giờ chúng tôi qua nhà ông ba lần rồi mà không gặp?
- Tôi đạp xe xuống Hợp tác xã Dục Tú xem mùa màng của bà con ra sao. Các ông không thấy bà Lê nhà tôi ở nhà à?
- Lần nào đến cũng thấy cửa đóng kín mít – Ông Cảnh trả lời rồi nói tiếp – Nghe bà Lê bảo dạ dày ông dạo này đau liên miên sao không ở nhà nghỉ ngơi tĩnh dưỡng lại đạp xe cả chục cây số từ đây xuống Dục Tú?
Ông Kim cười:
- Bệnh dạ dày của tôi không đau bằng cái bệnh lo nông dân đói ông ạ.
Ông Cảnh bảo:
- Tay ông ngắn thế với sao tới trời. Tôi thấy thần sắc ông dạo này không ổn lắm đâu.
Ông Đáng nhìn ông Kim:
- Nghe ông Cảnh nói tôi mới để ý. Đúng là thần sắc ông Kim xuống quá. Ông phải nói với ông Côn cho xe đi khám ngay đi. Bao nhiêu năm vắt kiệt cả sức lực của mình vì công việc. Bây giờ phải dành thời gian để xiết lại ốc vít của xương xóc và vá víu tim phổi, dạ dày lại, dùng được ngày nào hay ngày ấy ông ạ.
- Các ông làm như tim gan dạ dày và xương cốt của tôi ruỗng hết rồi không bằng.
Vào đến nhà, ông Kim bảo:
- Các ông ngồi chơi. Tôi đi rửa ráy chân tay mặt mũi rồi vào pha chè uống. Tay Côn vừa cho tôi mấy lạng Tân Cương ngon lắm.
Những người bạn hưu của ông Kim là những cán bộ cao cấp ở Trung ương hoặc công tác ở các tỉnh khác về nghỉ hưu. Mỗi người mang theo nỗi niềm tâm sự khi rời khỏi công sở nên hễ có dịp gặp nhau là đem ra giãi bày chia sẻ cho nhau nghe. Mở đầu ông Vị bảo:
- Không biết các ông thế nào chứ tôi thấy chiến tranh kết thúc đã hơn hai năm rồi mà tình hình kinh tế xem ra còn bí bét quá các ông ạ. Nghị quyết này chưa ráo mực đã có Nghị quyết tiếp theo mà chẳng hề có biến chuyển gì.
Ông Đáng nói:
- Nhiều người nửa đùa nửa thật bảo chúng ta đang lạm phát Nghị quyết. Nhưng ngẫm ra thì đúng thế thật các ông ạ. Nghị quyết thì nhiều nhưng toàn nói chung chung. Cái nào cũng như cái nào, chỉ nhắc đến ánh hào quang của chiến thắng một cách say sưa, còn phần yếu kém và khó khăn thì đổ thừa cho chiến tranh mà không dám nhìn thẳng vào sự thật để chỉ ra nguyên nhân đã góp phần không nhỏ vào tình trạng khó khăn hiện tại là do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Đành rằng khi cả nước đang diễn ra chiến tranh ác liệt thì rất cần ban bố một cơ chế bao cấp khắt khe để dành tiền, dành của phục vụ cho chiến tranh, coi đó như một chính sách kinh tế thời chiến. Nhưng khi chiến tranh kết thúc thì nên nhanh chóng ban bố một chế độ kinh tế khác để cho cuộc sống của nhân dân dễ thở hơn. Đàng này chiến tranh kết thúc đã hai năm mà không có lấy một thứ thay đổi nào trong chính sách kinh tế thời bình thì quả là không làm sao hiểu nổi.
Ông Kim bảo:
- Sáng nay tôi đi thăm Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Dục Tú càng thấy ngán ngẩm các ông ạ. Càng nghĩ càng buồn. Các ông thử nghĩ xem chúng ta có cả một đồng bằng sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Đáng ra nông dân mình sống trên lúa gạo. Vậy mà hết năm này sang năm khác vác rá đi xin bo bo, bột mì về cho dân nhai. Nếu khoán cho hộ nông dân nuôi lợn thì việc gì phải đi nhập mỡ cừu là thứ mỡ người ta dùng cho công nghiệp về cho dân ăn. Tôi tính đường nào cũng phải để cho nông dân khoán hộ thôi các ông ạ. Không khoán được công khai thì khoán chui chứ cứ để thế này rồi cũng có ngày nông dân bỏ ruộng để đi làm thuê xứ người. Tôi còn sống ngày nào là tôi nghĩ đến khoán hộ ngày ấy nhưng lực bất tòng tâm. Có khi ôm sự nuối tiếc này xuống mồ thôi các ông ạ.
- Ông cố mà sống - Ông Vị nói - Tôi tin có một ngày nào đó sẽ có người nhận ra lợi ích to lớn của khoán hộ và mơ ước của ông sẽ được thực hiện. Mà không những chỉ trên đồng đất Phước Vĩnh mà thực hiện từ Bắc chí Nam ông ạ.
Ông Kim cười:
- Đợi đến lúc ấy chắc các cháu đã sang cát cho tôi rồi.
- Ông có sang cát thì vẫn nở được một nụ cười nơi chín suối.
- Hai ông này hết khôn dồn đến dại. Sao đi nói những câu gở như vậy. Ông Kim lấy tú lơ khơ ra đây đánh mấy ván cho vui. Sáng nay kéo nhau đến đây để đánh tú lơ khơ thì ông lại đi vắng. Cứ gặp nhau là toàn nói chuyện thời sự và chính trị nghe mệt đầu lắm.
Ông Kim đứng lên lấy một chiếc chiếu trải xuống đất rồi đi lấy bộ bài tú lơ khơ đặt lên đấy.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.