Chương 27
Phạm Kiều Trang
19/03/2023
Khi xe bắt đầu rời khỏi nghĩa trang, tôi mới tựa đầu vào thành ghế, mệt mỏi nhắm mắt.
Có lẽ vì đi bộ quá lâu nên vết thương trên bụng tôi lại bắt đầu âm ỷ đau, cũng có thể vì đã từ bỏ một người gần như đã từng quan trọng nhất trong cuộc đời của tôi, cho nên trái tim cũng như bị khoét đi, trong lồng ngực chỉ còn lại một khoảng trống rỗng cùng đau khổ.
Nhưng nếu cứ mang theo tình yêu ấy thì tôi sẽ không thể bước tiếp được, thế nên hãy để tất cả những thứ tươi đẹp nhất từ thủa thiếu thời đến bây giờ đặt lại dưới mộ của con tôi, chôn thật sâu và thật lâu, không bao giờ ngoảnh đầu lại nữa. Có như vậy, tôi mới có thể mạnh mẽ tiến về phía trước, tôi mới có thể tiếp tục sống tiếp được.
Lúc xe về đến bệnh viện thì trời đã sập tối, thím Chung đỡ tôi xuống xe nhưng đi đường cứ ngoái lại phía sau mấy lần. Tôi biết thím ấy muốn tìm ai, thế nên mới thở dài:
– Về sau, cháu và anh ấy không còn gì nữa. Thím đừng nhận đồ của anh ấy, cũng không cần báo với anh ấy những chuyện cháu làm hàng ngày. Thím giúp cháu được không?
– Quỳnh Chi, chuyện đâu còn có đó. Có gì thì hai đứa từ từ giải quyết, đừng quyết định vội vàng được không?
– Cháu đã suy nghĩ đủ rồi.
Tôi ngẩng mặt nhìn lên bầu trời, hít vào một hơi, lòng rộng rãi thênh thang đến hoang hoải:
– Nhìn thấy anh ấy là cháu sẽ nhớ đến Mimi, khi đó sẽ đau lòng lắm. Với cả không tha thứ được thì mãi mãi cũng không tha thứ được, ở bên nhau chỉ giày vò nhau thôi. Chia tay, giải thoát thì cả cháu và anh ấy mới vui vẻ được.
Thực ra, vẫn còn một lý do khác, đó là việc sau này tôi không thể sinh đẻ, có cố chấp ở bên anh cũng chẳng để làm gì. Thay vì vài năm sau kết cục vẫn là đau thương, thì bây giờ một lần vung dao cắt đứt. Đau một lần rồi thôi.
Thím Chung có lẽ cũng hiểu tính tôi trước giờ một khi đã quyết điều gì thì sẽ không ai lay chuyển được, cho nên cũng không cố chấp khuyên tôi nữa. Thím ấy rơm rớm nước mắt, nắm chặt tay tôi:
– Quỳnh Chi, thím cũng muốn cả cháu và Thành đều vui vẻ. Nhìn hai đứa khổ đau thế này, thím cũng buồn lắm.
– Rồi tất cả sẽ qua thôi. Bây giờ có thể cả cháu và anh ấy đều khó tiếp nhận được hiện thực thế này, nhưng một tháng, hai tháng, rồi vài năm trôi qua, cái gì cũng phai mờ đi mà. Thím cũng đừng suy nghĩ nhiều, giờ việc của cháu và thím là chăm sóc cho ông, đợi ông tỉnh lại là được rồi.
– Ừ. Thím biết rồi.
Buổi tối, tôi ở bên phòng bệnh của ông rất lâu, nói với ông rất nhiều chuyện, rất nhiều thứ diễn ra gần đây, nhưng tôi chỉ nói đến những việc vui, còn những thứ đau lòng thì tôi vẫn giữ kín.
Tôi đắp chăn lên cao cho ông, mỉm cười rất nhẹ:
– Ông ơi, sắp tới con sẽ quay lại Hằng Phong làm việc, không ở cả ngày với ông được nữa. Ông đừng buồn đấy nhé.
– Con sẽ quản lý Hằng Phong thật tốt, con hứa với ông, bằng mọi giá sẽ giữ gìn Hằng Phong, nhất định sẽ không làm ông thất vọng.
– Ông cũng đừng làm con thất vọng đấy nhé, ông phải cố lên, kiểu gì cũng phải tỉnh lại để nhìn thấy con gánh vác Hằng Phong đấy. Lúc trước ông chẳng bảo muốn con quay lại Hằng Phong còn gì…
Chẳng biết ông có nghe được những điều tôi vừa nói hay không, nhưng sau bao nhiêu sóng gió, tôi nghĩ đến thời điểm này ông vẫn còn sống là tốt rồi. Ông còn một hơi thở nghĩa là chỗ dựa cuối cùng của tôi vẫn còn, tôi sẽ vì ông mà tiếp tục cố gắng, gồng mình chống chọi với giông bão ở ngoài kia…
Lúc từ phòng bệnh của ông trở về, tôi cố ý tắt điện đi ngủ thật sớm, nhưng nằm mãi vẫn không ngủ được, theo thói quen vẫn lắng nghe tiếng bước chân bên ngoài hành lang.
Tôi cứ nghĩ đã dứt khoát như thế thì anh cũng sẽ phải từ bỏ rồi, nhưng cuối cùng thì anh vẫn đến, vẫn im lặng đứng cách tôi một cánh cửa, cố chấp mãi không chịu rời đi.
Đợi đến 4 rưỡi sáng tôi mới nghe tiếng bước chân nhẹ nhàng rời khỏi phòng bệnh của tôi, nhưng anh đi không lâu thì điện thoại tôi lại báo tin nhắn đến:
– Quỳnh Chi, anh hiểu trải qua nhiều chuyện như thế, em sẽ rất đau lòng, có nhiều thứ cũng không suy nghĩ thông suốt được. Đến bây giờ, anh biết có nói gì thì em cũng không tha thứ cho anh, thế nên anh sẽ chờ đợi đến khi nào em nguôi ngoai. Đợi đến lúc em bình tĩnh lại thì mình nói chuyện, được không? Em đừng vội vàng quyết định gì cả, càng đừng nói đến việc ly hôn. Anh không bao giờ đồng ý ly hôn.
Ánh sáng đèn điện bên ngoài cửa sổ hắt vào, vàng vàng dìu dịu, phảng phất vẻ cô liêu, càng làm tâm trạng của tôi thêm nặng trĩu.
Tôi không rõ vì sao anh nhất định không ly hôn, vì cảm thấy nên có trách nhiệm với tôi, hay là vì ông nội hiện giờ vẫn còn sống. Nhưng dù là bất kỳ lý do gì thì tôi cũng sẽ không thay đổi, trái tim tôi đã c.hế.t rồi, tôi không còn muốn bước tiếp bên anh nữa nên đến khi mặt trời của ngày mới vừa ló rạng, tôi mới hạ quyết tâm gửi đi một tin:
– Cần phải bàn giao những thứ gì thì anh hãy tiến hành từ ngày hôm nay đi, sau đó hãy thông báo cho toàn bộ cổ đông cùng nhân viên biết. 3 ngày nữa tôi sẽ đến tiếp quản Hằng Phong.
Tôi nghĩ anh về muộn như thế chắc hẳn đã phải tranh thủ ngủ, nhưng tin nhắn vừa gửi đi không lâu đã nhận được tin trả lời:
– Em suy nghĩ kỹ chưa?
– Suy nghĩ rất kỹ rồi.
– Sức khỏe em vẫn chưa ổn, nếu em muốn tiếp quản Hằng Phong thì đợi thêm một thời gian nữa. Khi em khỏe rồi, anh sẽ giao lại Hằng Phong cho em.
– Tôi rất khỏe, bây giờ cũng rất minh mẫn. Tôi đủ sức gánh vác công ty, anh không cần phải lo.
Ở bên kia im lặng một hồi, tôi chờ đến 10 phút sau mới thấy Thành trả lời lại:
– Được rồi. Thế thì cho anh một tuần. Khối lượng công việc cần bàn giao lại rất lớn, trong vòng 3 ngày chưa thể xong được.
– Được. Vậy làm phiền anh trong một tuần này đừng đứng trước cửa phòng tôi nữa. Nếu anh đến thăm ông thì cứ sang phòng ông, còn tôi khỏe rồi, anh không cần phải bận tâm.
– Anh biết rồi.
– Còn nữa. Bây giờ bố mẹ anh cũng buồn, nên tạm thời chúng ta đừng nói đến chuyện ly hôn. Anh nói với bố mẹ giúp tôi, bảo tôi ở bên này một thời gian cho thanh thản đầu óc. Đợi đến lúc nào thích hợp thì hãy nói đến việc ly hôn sau.
– Quỳnh Chi, anh đã nói rồi. Anh sẽ không ly hôn.
Tôi không trả lời nữa, chỉ lẳng lặng tắt máy rồi nhắm mắt ngủ. Trải qua một đêm dài thức trắng, tôi mệt nên ngủ rất sâu, đến tận chiều tối tỉnh dậy thì thấy ở trong phòng đã có một chiếc va ly hồng thật to rồi, trên bàn còn có chiếc cạp lồng màu vàng quen thuộc của mẹ chồng tôi.
Thím Chung bảo:
– Mẹ chồng cháu đến lúc trưa, nhưng thấy cháu ngủ nên không gọi. Bà có mang quần áo với tổ yến đến, dặn thím lúc nào cháu dậy thì hâm lại cho cháu ăn. Để thím đi nấu lại nhé?
– Vâng. Bà về lâu chưa hả thím?
– Về lúc 4h ấy. Cứ ngồi bên giường nhìn cháu mãi. Rồi bảo dạo này cháu gầy quá, nhờ thím tẩm bổ cho cháu nhiều vào.
– Cháu biết rồi.
Lúc tôi mở va ly ra mới biết, mẹ chồng đã xếp gọn gàng trong đó rất nhiều quần áo, dầu gội đầu, mỹ phẩm, thậm chí cả đồ lót và chiếc băng đô nhỏ mà tôi hay dùng để rửa mặt, bà cũng mang đến cho tôi.
Nhìn thấy những thứ này, tự nhiên tôi lại nhớ đến khi tôi và Thành mới dọn về bên ấy. Lúc đó tôi vẫn có một tình yêu nồng cháy dành cho anh, còn mẹ chồng thì ghét tôi như bát nước hắt đi, thấy tôi soạn đồ trong va ly ra còn mắng tôi chỉ biết xếp đồ cho mình mình. Bây giờ, mới chỉ hơn một năm trôi qua mà đã có rất nhiều thứ đã thay đổi, mẹ chồng yêu thương và chăm sóc tôi như con gái, còn tôi và Thành thì đã chia tay. Cứ nghĩ đến về sau không còn được làm con dâu của bà nữa, tôi lại thấy đau lòng vô cùng.
Nhưng quá khứ đã qua không thể vãn hồi được nữa, dù đau lòng đến mấy thì tôi vẫn phải ngẩng cao đầu mà bước tiếp, bỏ lại quá khứ ở phía sau, có phải không?
Một tuần sau đó, Thành không đến bệnh viện nữa, có mấy lần anh nhắn tin cho tôi nhưng tôi không trả lời lại, mãi đến khi thời hạn bàn giao lại Hằng Phong, tôi mới đến công ty để gặp anh.
Lần gặp này, anh còn gầy hơn lúc trước, mặc dù râu trên cằm đã được cạo nhưng nét mệt mỏi trên gương mặt vẫn không che giấu được. Lúc tôi nhận bàn giao tất cả hồ sơ và con dấu của Hằng Phong, Thành mới hỏi một câu:
– Em mới tiếp nhận công ty, chắc sẽ có những chuyện còn chưa hiểu. Có cần anh ở lại giúp em một tay không?
– Không cần, không biết chỗ nào tôi sẽ tự học.
Bàn tay đang cầm con dấu của anh hơi cứng lại, Thành im lặng một hồi rồi mới nặng nề nói với tôi:
– Quỳnh Chi, nhất định phải thế à?
– Ừ. Cứ nhìn thấy anh là tôi lại khó chịu. Anh biết tính tôi mà, tôi thích tự do quen rồi, thứ gì làm tôi khó chịu thì tôi thà vứt bỏ còn hơn.
Khi nghe những lời này, ánh mắt anh vốn đã u tối lại càng trở nên đen thẫm hơn, giống như bầu trời đêm bị giăng kín mây đen, không nhìn thấy một tia sáng của ánh sao nào.
Thành không thể ngăn nổi tôi, cuối cùng đành nhường bước:
– Anh sẽ đợi em.
– Cảm ơn. Nhưng tốt nhất là anh đừng đợi.
Nói rồi, tôi lẳng lặng cầm lấy hộp dấu rồi đi vòng qua sau ghế, cất nó vào két bảo hiểm xong xuôi mới ngẩng lên nhìn anh, nét mặt hiện rõ hai từ “Tiễn khách”.
Thành thở dài một tiếng rồi đặt cây bút trong tay mình xuống bàn. Đây là bút ký của anh, nhưng khi anh ra đi lại chẳng mang theo bất cứ một thứ gì, cây bút nhỏ này cũng trả lại cho tôi:
– Anh đi đây. Nếu em cần gì thì cứ gọi cho trợ lý, số điện thoại nội bộ là số 2. Hoặc có thể gọi cho anh cũng được. Bất cứ lúc nào em gọi, anh cũng sẽ đến.
Tôi không đáp, chỉ im lặng nhìn anh bằng một ánh mắt lạnh nhạt. Thành cũng không miễn cưỡng tôi nữa, lặng lẽ xoay người đi ra khỏi phòng, lúc vừa định cầm tay nắm cửa, bỗng dưng anh nhớ ra điều gì đó nên quay đầu lại dặn tôi:
– Mới ốm dậy, làm gì thì làm, phải giữ gìn sức khỏe.
– Cảm ơn.
Sau khi anh đi rồi, căn phòng Tổng giám đốc rộng rãi chỉ còn lại mình tôi. Không còn ai khiến lòng tôi đau nữa, cũng chẳng có ai tranh mất không khí của tôi, thế mà tôi chẳng hiểu sao tôi vẫn cứ cảm thấy mình không thở được, nơi trái tim đã bị khoét đi lại nhói lên từng cơn, trống rỗng và mỏi mệt đến kiệt quệ.
Thế nhưng, tôi sợ mình cứ chìm đắm mãi trong nỗi đau ấy thì sẽ chẳng thể thoát ra được, cho nên để đầu óc không suy nghĩ lung tung, tôi bắt đầu lôi mọi tài liệu của Hằng Phong ra nghiên cứu.
Tôi phát hiện ra anh đã sắp xếp tất cả cho tôi rất gọn gàng, còn ghi chú từng chi tiết vụn vặt lên từng trang, thậm chí đến cả lịch trình công việc tiếp theo như thế nào, Thành cũng đã lên sẵn cho tôi. Nhiệm vụ của tôi chỉ là đọc và làm theo là được.
Tôi quá quen với việc anh coi tôi như một đứa trẻ con để bao bọc chở che rồi, nhưng nhìn những thứ này vẫn không nhịn được, thở dài một tiếng. Tôi bực bội ném tài liệu sang một bên, sau đó bấm điện thoại nội bộ gọi một cuộc.
Trợ lý vừa nghe tôi gọi đã vội vàng chạy vào:
– Chị Quỳnh Chi gọi em ạ?
– Chị Uyên thư ký có đi làm không?
Cậu ta ngay lập tức lắc đầu:
– Không ạ. Học xong lớp bồi dưỡng bên Nhật là chị ấy xin nghỉ luôn. Cũng không đến công ty mà chỉ gửi đơn xin nghỉ đến thôi ạ.
– Có biết địa chỉ nhà của chị ấy không?
– Có trong hồ sơ của nhân viên, chắc bây giờ vẫn còn lưu ở phòng nhân sự, để em đi lấy cho chị.
Trợ lý do anh đào tạo làm việc rất nhanh, chỉ 15 phút sau đã mang hồ sơ của chị Uyên quay lại. Tôi giở ra đọc mới thấy chị ta tuy năm nay mới 28 nhưng đã có thâm niên làm ở công ty gần 10 năm. Từ lúc 19, 20 tuổi đã đến Hằng Phong rồi.
Thời gian ấy, ông tôi vẫn còn điều hành công ty, có lẽ thấy chị ta xinh xắn nhanh nhẹn nên đã sắp xếp cho làm phòng marketing, sau đó đến khi Thành quản lý công ty thì chị ta được chuyển lên làm thư ký riêng. Trong hồ sơ chị ta có ghi mình là trẻ mồ côi, địa chỉ nhà ở số xxx, nhưng khi tôi tìm đến thì chủ nhà ở đây nói chị ta chuyển đi lâu rồi.
Từ sau lần chị ta về nước và nhắn tin cho tôi đến giờ, tuy tôi đã làm lại sim điện thoại nhưng không thấy chị ta liên lạc nữa, Facebook cũng không hề online. Tôi nghĩ với tính cách của chị ta, đã thắng cuộc thì sẽ phải khoe khoang và chọc ngoáy tôi mới đúng. Nhưng chị ta lại đột nhiên biến mất khiến tôi cảm thấy rất nghi ngờ.
Rút cuộc chị ta trốn tránh vì chột dạ điều gì? Hay là Thành sợ tôi làm hại đến hai mẹ con họ nên mới tìm cách che giấu chị ta với tôi?
Tôi muốn biết rõ ràng chuyện này nên đã đến văn phòng thám tử, nhờ họ điều tra tung tích của chị Uyên giúp tôi. Sau đó, tôi lại đến đồn công an xin gặp gã thanh niên đi xe mô tô phân khối lớn ngày hôm ấy, nhưng công an không cho gặp, tôi có đưa một xấp phong bì dày thì bọn họ vẫn chỉ lắc đầu:
– Chị cầm về đi, chúng tôi chỉ làm theo quy định thôi. Trong thời gian tạm giam, ngoài thân nhân và người bào chữa thì những người khác sẽ không được gặp.
– Tôi là người bị hại.
– Cũng không thuộc trường hợp được gặp.
Anh công an thở dài:
– Chị yên tâm, chúng tôi sẽ điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Pháp luật cũng sẽ xử lý đúng người đúng tội. Bây giờ chị cứ về đi, có thông tin gì chúng tôi sẽ thông báo sau.
– Có thể linh động cho tôi gặp một lúc được không, chỉ 2 phút thôi, tôi hỏi cậu ta một câu rồi đi ngay.
– Không được. Mời chị về đi.
Nghe nói gã đi moto kia đâm tôi xong thì bỏ chạy, nhưng chỉ hai ngày sau đã bị công an bắt lại. Lúc lấy lời khai mới biết hắn không quen gì tôi, việc đâm vào tôi cũng là ngoài ý muốn, hắn sợ c.hế.t người nên mới bỏ chạy.
Tôi không tin có chuyện trùng hợp như thế nên khăng khăng nói:
– Anh công an, anh có vợ con chưa? Anh có biết mang một em bé trong bụng hơn 8 tháng trời, háo hức chờ đợi ngày được gặp con, nhưng ngày con ra đời lại cũng là ngày mất của con. Anh có biết cảm giác đó như thế nào không?
– Tôi hiểu. Tôi rất thông cảm với nỗi đau của gia đình chị. Nhưng quy định là quy định, tôi không thể làm trái được.
– Tôi chỉ cần gặp đúng 2 phút, hỏi nó mấy câu để lòng thanh thản thôi. Nửa tháng qua tôi chịu đựng đủ rồi, không gặp được kẻ đ.â.m c.hết con tôi thì tôi trầm cảm mất. Tôi chỉ cần nhìn thấy nó còn sống, biết nó sẽ phải trả giá trước pháp luật để tôi yên tâm thôi.
– …
– Nếu hôm nay tôi nhảy cầu t.ự t.ử thì cũng có một phần trách nhiệm của anh đấy.
Anh công an nhìn tôi một lượt, có lẽ vì sắc mặt tôi tiều tụy thấy rõ, cũng có thể vì sự kiên quyết trong ánh mắt tôi, cuối cùng anh ấy cũng mủi lòng cho tôi vào gặp, nhưng dặn đi dặn lại tôi không được kích động làm loạn, nếu không, ngay cả anh ấy cũng sẽ bị kỷ luật.
Tôi ngoan ngoãn gật đầu, lẽo đẽo theo anh công an đi vào khu tạm giam. Lúc đến nơi thì thấy hắn đang ngồi rúm ró một góc, mặt mũi bầm tím, hai mắt sưng húp lên như hai quả cà chua, vừa thấy người vào đã hét lên:
– Tôi không biết gì hết, tôi không làm gì hết, đừng có đánh tôi. Tôi không biết gì hết.
Nhìn thấy hắn, tôi lại nhớ tới cảnh tượng cả chiếc xe mô tô kia lao thẳng vào người tôi, cơn phẫn nộ phừng phừng trào dâng, hận đến mức chỉ muốn xông lại bóp c.hế.t hắn.
Nhưng có anh công an đang kè kè đi phía sau nên tôi cố nhịn, tôi chỉ nhìn chằm chằm hắn rồi hỏi một câu:
– Mày nhận tiền của ai à?
– Tiền gì? Tôi không biết, không biết. Lần trước đã nói rồi còn gì, chẳng ai sai tôi cả. Tôi không biết cô, tôi lạc tay lái nên mới đâm vào cô, tôi không biết, không biết.
– Không biết mà vẫn nhận ra được tao à? Lúc đó mày đi nhanh, tao lại bầu bì, khác bây giờ, thế mà mày vẫn nhận được ra à?
Vẻ mặt của gã đi moto ngay lập tức cứng lại, hắn nhận ra mình đã lỡ lời nên vội vàng sửa lại:
– Thì… chỉ có cô mới hỏi thế thôi, không phải cô thì là ai.
Tôi cười nhạt, không thèm nói nữa, bởi vì lúc này đã có thể khẳng định suy nghĩ của tôi là đúng. Hắn chột dạ có nghĩa là hắn có biết tôi, hắn nhớ được mặt tôi là vì hắn đã có chủ đích từ trước, còn tại sao một người không quen biết lại đ.âm vào tôi như thế thì phải điều tra thêm mới được.
Mỗi tội, hắn vẫn đang bị tạm giam ở đây, mà tôi thì chưa thể vạch trần hắn nên chỉ có thể quay đầu đi. Lúc đến cửa, gã đi mô tô đột nhiên lại gào lên bảo tôi:
– Tôi sẽ đền tiền, tôi không cố ý, tôi sẽ đền tiền cho cô. Xin cô làm đơn giảm nhẹ hình phạt cho tôi. Tôi không muốn ngồi tù, ở nhà tôi còn mẹ già 90 tuổi, cô thương tình tha cho tôi đi. Tôi còn phải về nhà chăm sóc mẹ già.
– …
– Mẹ tôi già lắm rồi, chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau thôi, tôi van xin cô, cô tha cho tôi đi mà.
Tôi không dừng bước, vẫn tiếp tục rảo bước trên con đường hành lang lạnh lẽo cũ kỹ.
Thật buồn cười, hắn muốn tôi tha thứ để về chăm sóc mẹ già, nhưng tôi tha thứ cho hắn thì ai tha thứ cho tôi? Ai buông tha cho nỗi đau mất con của tôi? Ai trả lại Mimi cho tôi?
Không, tôi sẽ không tha thứ cho bất cứ ai gây ra cái c.hế.t của con tôi cả. Vĩnh viễn không tha thứ được. Thế nên dù có phải đánh đổi bất cứ cái giá nào để kéo hắn vào địa ngục thì tôi cũng làm, tôi sẽ bắt hắn phải đền mạng cho con tôi.
Thế nên, lúc ra khỏi khu tạm giam, tôi mới đề nghị bảo lãnh cho hắn được tại ngoại. Anh công an ban nãy thấy tôi vẫn kiên quyết muốn hắn phải chịu sự trừng trị của pháp luật, giờ đột nhiên lại muốn bảo lãnh cho kẻ đã hại con mình thì kinh ngạc không sao tin được, cứ tròn mắt nhìn tôi:
– Chị chắc chắn muốn bảo lãnh?
– Vâng. Tôi muốn viết đơn xin giảm nhẹ tội, đồng thời bảo lãnh cho cậu ta ra ngoài.
– Không được.
– Tại sao vậy ạ?
– Phải đợi khi kết thúc quá trình điều tra, nếu cảm thấy cần thiết, viện kiểm sát sẽ gia hạn thời hạn tạm giam, còn nếu không thì sẽ thay đổi biện pháp ngăn chặn thành cấm đi khỏi nơi cư trú. Bây giờ chưa kết thúc điều tra nên chưa thể bảo lãnh được.
– Bình thường tôi thấy những vụ tai nạn giao thông thế này điều tra rất nhanh, mà lúc đó cũng có rất nhiều người chứng kiến, vụ việc rõ như ban ngày rồi, tại sao điều tra kéo dài nửa tháng vẫn chưa xong ạ?
– Cái này do bên điều tra, xét thấy cần thiết phải điều tra kỹ thì chúng tôi phải kéo dài thời gian.
Anh công an nhìn tôi đầy nghi hoặc:
– Theo bình thường thì rất ít người tự nguyện bảo lãnh cho bị can. Tại sao vừa rồi chị vẫn muốn hắn phải vào tù, bây giờ lại muốn bảo lãnh?
Tất nhiên, tôi không muốn nói thật rằng tôi muốn bảo lãnh hắn ra ngoài để dùng “luật rừng”, tôi biết với tội của hắn thì cùng lắm chỉ là phải bóc lịch vài năm, mà như thế thì quá không công bằng đối với con tôi, và nếu hắn cứ trốn mãi trong tù thì tôi khó mà ép hắn phải nói ra người đứng sau giật dây là ai được.
Thế nên, cuối cùng tôi chỉ bảo:
– Tôi thấy hắn nói nhà chỉ còn một mẹ già 90 tuổi nên mủi lòng. Với cả đúng sai thì cũng có pháp luật xử lý rồi, tôi chỉ muốn bảo lãnh để hắn tại ngoại trong thời gian này để về chăm sóc mẹ già thôi.
– Ừ, tạm thời vẫn chưa được bảo lãnh đâu, nên chị cứ về đi, có gì bên tôi sẽ gọi điện thông báo.
– Vâng, nhờ anh khi nào được bảo lãnh thì báo với tôi một tiếng. Số điện thoại của tôi là …
Trong thời gian chờ đợi gã khốn k.iế.p kia được ra khỏi phòng tạm giam, tôi một mặt vẫn tìm kiếm thông tin về chị Uyên, một mặt vẫn điều hành Hằng Phong.
Nhờ có những hướng dẫn mà Thành ghi chú, cộng thêm sự giúp sức đắc lực của cậu trợ lý mà anh để lại, tôi cũng dần dần thích nghi và làm quen được. Nhưng có làm mới biết công việc ở đây quá mệt, không những phải đối phó với hai bà cô luôn tìm cách chọc ngoáy và mấy cổ đông luôn tìm cách chống đối, tôi còn phải đi gặp gỡ khách hàng rất nhiều.
Có một hôm, tôi tình cờ đụng mặt anh Khoa trong một nhà hàng lớn. Lâu ngày không gặp, vừa thấy tôi anh Khoa đã rảo bước tiến lại:
– Quỳnh Chi.
– Ơ, anh Khoa, anh cũng đến đây à?
– Ừ, hôm nay anh có gặp khách hàng ở đây. Lâu rồi không gặp em, sao dạo này em gầy thế? Xanh nữa?
Vì lần trước bố chồng đã dặn dò như vậy, nên tôi cũng rất hiếm khi liên lạc với anh Khoa, mỗi lần anh ấy nhắn tin hay gọi điện thoại đến là tôi chỉ ậm ừ nói mấy câu rồi kiếm cớ cúp máy. Anh Khoa có lẽ cũng cảm nhận được tôi có ý trốn tránh nên dần dần cũng ít liên lạc với tôi.
Xa mặt rồi cách lòng là chuyện khó tránh khỏi, nhưng lâu ngày gặp lại, anh Khoa vẫn vui vẻ quan tâm như vậy khiến tôi cũng thấy đỡ khó xử đi nhiều. Tôi cười bảo:
– Vâng, em ốm suốt, vừa mới khỏe đấy chứ. Dạo này anh có khỏe không? Kiến Vũ vẫn tốt chứ ạ?
– Vẫn tốt. Mọi người hay hỏi thăm em lắm đấy. Bảo lâu rồi không thấy em về, nhớ em nhưng sợ gọi điện lại làm phiền em.
– Phiền gì đâu, tại dạo này em bận quá, không sắp xếp thời gian để đi đâu cả.
– Anh nghe nói em bắt đầu điều hành Hằng Phong rồi à?
– Thông tin của anh nhanh thế?
Anh Khoa mỉm cười:
– Không phải thông tin của anh nhanh, mà lúc nào anh cũng dõi theo em.
– À… Vâng.
– Em còn tiếp khách lâu không? Chắc giờ này cũng sắp xong rồi chứ?
Tôi hơi liếc đồng hồ đeo tay, thấy giờ này cũng đã bắt đầu muộn rồi nên gật đầu:
– Vâng, chắc là sắp xong rồi. Anh sắp về chưa?
– Anh chờ em rồi cùng về luôn.
– Em có xe mà, anh cứ về trước đi. Hôm nào rảnh rỗi thì em sẽ về Kiến Vũ thăm mọi người, lúc đó anh phải nhớ mua trà đào cho em đấy nhé?
– Ừ, đồng ý luôn.
Nói chuyện thêm một lúc thì tôi mới quay trở lại phòng gặp gỡ khách hàng, dây dưa kéo dài hơn một tiếng đồng hồ nữa, cuối cùng mới được ra về.
Cứ nghĩ giờ ấy thì anh Khoa đã về rồi, thế mà lúc đi ra vẫn thấy anh ấy đang đứng chờ tôi. Anh Khoa ngỏ ý muốn đưa tôi về, từ chối mãi thì cũng ngại nên tôi đành bảo trợ lý tự lái xe về trước, còn tôi thì ngồi xe anh ấy về.
Thấy tôi bảo đưa đến bệnh viện, anh Khoa mới tròn xoe mắt hỏi tôi:
– Sao giờ này em lại đến bệnh viện? Em bị sao à? Đau ở đâu?
– Đâu, ông em ốm, nằm trong này. Em vào chăm ông rồi ngủ lại luôn.
– À… Thế mà anh cứ tưởng…
– Anh cứ như ông cụ non ấy.
Anh Khoa cười cười, vừa lái xe vừa hỏi chuyện tôi thời gian qua. Tôi vẫn như cũ, chỉ kể những chuyện vui, còn những chuyện buồn tôi giữ lại cho riêng mình tôi biết.
Anh Khoa hỏi một rồi rồi bỗng dưng quay sang nhìn tôi, ánh mắt chất chứa rất nhiều hàm ý sâu xa:
– Quỳnh Chi, có xảy ra chuyện gì thì cũng phải giữ gìn sức khỏe nhé. Em phải ăn nhiều vào, gầy như thế không có sức gánh vác Hằng Phong đâu.
– Em biết mà, anh đừng lo.
Giờ ấy muộn rồi, đường vắng nên xe chạy rất nhanh, chỉ một loáng là về đến bệnh viện. Anh Khoa lịch sự xuống mở cửa xe cho tôi, dặn dò tôi thêm mấy câu, hẹn ngày tôi quay lại Kiến Vũ gặp mọi người rồi mới ra về.
Đợi xe anh ấy đi khỏi rồi, tôi mới lững thững xách túi lên phòng bệnh của ông. Lúc vừa lên đến hành lang thì tình cờ lại gặp một bóng hình quen thuộc đang đứng hút thuốc trước cửa sổ.
Từ nhỏ đến lớn tôi chưa từng thấy anh hút thuốc, thế mà lúc này khói thuốc phảng phất quanh gương mặt anh, từng động tác rít vào rồi thở ra không hề giống như người vừa mới học hút cái thứ chứa đầy nicotin này.
Nghe tiếng bước chân tôi, anh mới lẳng lặng quay đầu lại rồi dập thuốc. Giọng anh nhàn nhạt:
– Em về rồi à?
– Tôi tưởng giờ này anh phải rời khỏi bệnh viện rồi.
– Anh đang chuẩn bị về.
Từ khi anh rời khỏi Hằng Phong, vì tôi cố tình tránh mặt nên dù cả hai đều đến thăm ông hàng ngày nhưng lại không đụng nhau bao giờ. Nghe nói thời gian này anh đã về quản lý công ty của gia đình, cũng lấn sân vào lĩnh vực bất động sản, nhưng không liên quan đến Hằng Phong nên tôi không để tâm.
Tôi không nhìn anh nữa, cũng chẳng có chuyện gì để nói nên chỉ lạnh lùng bước ngang qua. Có điều, khi lướt qua nhau, bỗng dưng anh lại đưa tay ra nắm lấy cổ tay tôi.
Tôi khẽ nhíu mày, nhìn cổ tay rồi lại nhìn anh. Cứ nghĩ anh sẽ nói mấy lời giải thích gì đó, nhưng anh lại nói:
– Em gầy đi nhiều rồi.
Có lẽ vì đi bộ quá lâu nên vết thương trên bụng tôi lại bắt đầu âm ỷ đau, cũng có thể vì đã từ bỏ một người gần như đã từng quan trọng nhất trong cuộc đời của tôi, cho nên trái tim cũng như bị khoét đi, trong lồng ngực chỉ còn lại một khoảng trống rỗng cùng đau khổ.
Nhưng nếu cứ mang theo tình yêu ấy thì tôi sẽ không thể bước tiếp được, thế nên hãy để tất cả những thứ tươi đẹp nhất từ thủa thiếu thời đến bây giờ đặt lại dưới mộ của con tôi, chôn thật sâu và thật lâu, không bao giờ ngoảnh đầu lại nữa. Có như vậy, tôi mới có thể mạnh mẽ tiến về phía trước, tôi mới có thể tiếp tục sống tiếp được.
Lúc xe về đến bệnh viện thì trời đã sập tối, thím Chung đỡ tôi xuống xe nhưng đi đường cứ ngoái lại phía sau mấy lần. Tôi biết thím ấy muốn tìm ai, thế nên mới thở dài:
– Về sau, cháu và anh ấy không còn gì nữa. Thím đừng nhận đồ của anh ấy, cũng không cần báo với anh ấy những chuyện cháu làm hàng ngày. Thím giúp cháu được không?
– Quỳnh Chi, chuyện đâu còn có đó. Có gì thì hai đứa từ từ giải quyết, đừng quyết định vội vàng được không?
– Cháu đã suy nghĩ đủ rồi.
Tôi ngẩng mặt nhìn lên bầu trời, hít vào một hơi, lòng rộng rãi thênh thang đến hoang hoải:
– Nhìn thấy anh ấy là cháu sẽ nhớ đến Mimi, khi đó sẽ đau lòng lắm. Với cả không tha thứ được thì mãi mãi cũng không tha thứ được, ở bên nhau chỉ giày vò nhau thôi. Chia tay, giải thoát thì cả cháu và anh ấy mới vui vẻ được.
Thực ra, vẫn còn một lý do khác, đó là việc sau này tôi không thể sinh đẻ, có cố chấp ở bên anh cũng chẳng để làm gì. Thay vì vài năm sau kết cục vẫn là đau thương, thì bây giờ một lần vung dao cắt đứt. Đau một lần rồi thôi.
Thím Chung có lẽ cũng hiểu tính tôi trước giờ một khi đã quyết điều gì thì sẽ không ai lay chuyển được, cho nên cũng không cố chấp khuyên tôi nữa. Thím ấy rơm rớm nước mắt, nắm chặt tay tôi:
– Quỳnh Chi, thím cũng muốn cả cháu và Thành đều vui vẻ. Nhìn hai đứa khổ đau thế này, thím cũng buồn lắm.
– Rồi tất cả sẽ qua thôi. Bây giờ có thể cả cháu và anh ấy đều khó tiếp nhận được hiện thực thế này, nhưng một tháng, hai tháng, rồi vài năm trôi qua, cái gì cũng phai mờ đi mà. Thím cũng đừng suy nghĩ nhiều, giờ việc của cháu và thím là chăm sóc cho ông, đợi ông tỉnh lại là được rồi.
– Ừ. Thím biết rồi.
Buổi tối, tôi ở bên phòng bệnh của ông rất lâu, nói với ông rất nhiều chuyện, rất nhiều thứ diễn ra gần đây, nhưng tôi chỉ nói đến những việc vui, còn những thứ đau lòng thì tôi vẫn giữ kín.
Tôi đắp chăn lên cao cho ông, mỉm cười rất nhẹ:
– Ông ơi, sắp tới con sẽ quay lại Hằng Phong làm việc, không ở cả ngày với ông được nữa. Ông đừng buồn đấy nhé.
– Con sẽ quản lý Hằng Phong thật tốt, con hứa với ông, bằng mọi giá sẽ giữ gìn Hằng Phong, nhất định sẽ không làm ông thất vọng.
– Ông cũng đừng làm con thất vọng đấy nhé, ông phải cố lên, kiểu gì cũng phải tỉnh lại để nhìn thấy con gánh vác Hằng Phong đấy. Lúc trước ông chẳng bảo muốn con quay lại Hằng Phong còn gì…
Chẳng biết ông có nghe được những điều tôi vừa nói hay không, nhưng sau bao nhiêu sóng gió, tôi nghĩ đến thời điểm này ông vẫn còn sống là tốt rồi. Ông còn một hơi thở nghĩa là chỗ dựa cuối cùng của tôi vẫn còn, tôi sẽ vì ông mà tiếp tục cố gắng, gồng mình chống chọi với giông bão ở ngoài kia…
Lúc từ phòng bệnh của ông trở về, tôi cố ý tắt điện đi ngủ thật sớm, nhưng nằm mãi vẫn không ngủ được, theo thói quen vẫn lắng nghe tiếng bước chân bên ngoài hành lang.
Tôi cứ nghĩ đã dứt khoát như thế thì anh cũng sẽ phải từ bỏ rồi, nhưng cuối cùng thì anh vẫn đến, vẫn im lặng đứng cách tôi một cánh cửa, cố chấp mãi không chịu rời đi.
Đợi đến 4 rưỡi sáng tôi mới nghe tiếng bước chân nhẹ nhàng rời khỏi phòng bệnh của tôi, nhưng anh đi không lâu thì điện thoại tôi lại báo tin nhắn đến:
– Quỳnh Chi, anh hiểu trải qua nhiều chuyện như thế, em sẽ rất đau lòng, có nhiều thứ cũng không suy nghĩ thông suốt được. Đến bây giờ, anh biết có nói gì thì em cũng không tha thứ cho anh, thế nên anh sẽ chờ đợi đến khi nào em nguôi ngoai. Đợi đến lúc em bình tĩnh lại thì mình nói chuyện, được không? Em đừng vội vàng quyết định gì cả, càng đừng nói đến việc ly hôn. Anh không bao giờ đồng ý ly hôn.
Ánh sáng đèn điện bên ngoài cửa sổ hắt vào, vàng vàng dìu dịu, phảng phất vẻ cô liêu, càng làm tâm trạng của tôi thêm nặng trĩu.
Tôi không rõ vì sao anh nhất định không ly hôn, vì cảm thấy nên có trách nhiệm với tôi, hay là vì ông nội hiện giờ vẫn còn sống. Nhưng dù là bất kỳ lý do gì thì tôi cũng sẽ không thay đổi, trái tim tôi đã c.hế.t rồi, tôi không còn muốn bước tiếp bên anh nữa nên đến khi mặt trời của ngày mới vừa ló rạng, tôi mới hạ quyết tâm gửi đi một tin:
– Cần phải bàn giao những thứ gì thì anh hãy tiến hành từ ngày hôm nay đi, sau đó hãy thông báo cho toàn bộ cổ đông cùng nhân viên biết. 3 ngày nữa tôi sẽ đến tiếp quản Hằng Phong.
Tôi nghĩ anh về muộn như thế chắc hẳn đã phải tranh thủ ngủ, nhưng tin nhắn vừa gửi đi không lâu đã nhận được tin trả lời:
– Em suy nghĩ kỹ chưa?
– Suy nghĩ rất kỹ rồi.
– Sức khỏe em vẫn chưa ổn, nếu em muốn tiếp quản Hằng Phong thì đợi thêm một thời gian nữa. Khi em khỏe rồi, anh sẽ giao lại Hằng Phong cho em.
– Tôi rất khỏe, bây giờ cũng rất minh mẫn. Tôi đủ sức gánh vác công ty, anh không cần phải lo.
Ở bên kia im lặng một hồi, tôi chờ đến 10 phút sau mới thấy Thành trả lời lại:
– Được rồi. Thế thì cho anh một tuần. Khối lượng công việc cần bàn giao lại rất lớn, trong vòng 3 ngày chưa thể xong được.
– Được. Vậy làm phiền anh trong một tuần này đừng đứng trước cửa phòng tôi nữa. Nếu anh đến thăm ông thì cứ sang phòng ông, còn tôi khỏe rồi, anh không cần phải bận tâm.
– Anh biết rồi.
– Còn nữa. Bây giờ bố mẹ anh cũng buồn, nên tạm thời chúng ta đừng nói đến chuyện ly hôn. Anh nói với bố mẹ giúp tôi, bảo tôi ở bên này một thời gian cho thanh thản đầu óc. Đợi đến lúc nào thích hợp thì hãy nói đến việc ly hôn sau.
– Quỳnh Chi, anh đã nói rồi. Anh sẽ không ly hôn.
Tôi không trả lời nữa, chỉ lẳng lặng tắt máy rồi nhắm mắt ngủ. Trải qua một đêm dài thức trắng, tôi mệt nên ngủ rất sâu, đến tận chiều tối tỉnh dậy thì thấy ở trong phòng đã có một chiếc va ly hồng thật to rồi, trên bàn còn có chiếc cạp lồng màu vàng quen thuộc của mẹ chồng tôi.
Thím Chung bảo:
– Mẹ chồng cháu đến lúc trưa, nhưng thấy cháu ngủ nên không gọi. Bà có mang quần áo với tổ yến đến, dặn thím lúc nào cháu dậy thì hâm lại cho cháu ăn. Để thím đi nấu lại nhé?
– Vâng. Bà về lâu chưa hả thím?
– Về lúc 4h ấy. Cứ ngồi bên giường nhìn cháu mãi. Rồi bảo dạo này cháu gầy quá, nhờ thím tẩm bổ cho cháu nhiều vào.
– Cháu biết rồi.
Lúc tôi mở va ly ra mới biết, mẹ chồng đã xếp gọn gàng trong đó rất nhiều quần áo, dầu gội đầu, mỹ phẩm, thậm chí cả đồ lót và chiếc băng đô nhỏ mà tôi hay dùng để rửa mặt, bà cũng mang đến cho tôi.
Nhìn thấy những thứ này, tự nhiên tôi lại nhớ đến khi tôi và Thành mới dọn về bên ấy. Lúc đó tôi vẫn có một tình yêu nồng cháy dành cho anh, còn mẹ chồng thì ghét tôi như bát nước hắt đi, thấy tôi soạn đồ trong va ly ra còn mắng tôi chỉ biết xếp đồ cho mình mình. Bây giờ, mới chỉ hơn một năm trôi qua mà đã có rất nhiều thứ đã thay đổi, mẹ chồng yêu thương và chăm sóc tôi như con gái, còn tôi và Thành thì đã chia tay. Cứ nghĩ đến về sau không còn được làm con dâu của bà nữa, tôi lại thấy đau lòng vô cùng.
Nhưng quá khứ đã qua không thể vãn hồi được nữa, dù đau lòng đến mấy thì tôi vẫn phải ngẩng cao đầu mà bước tiếp, bỏ lại quá khứ ở phía sau, có phải không?
Một tuần sau đó, Thành không đến bệnh viện nữa, có mấy lần anh nhắn tin cho tôi nhưng tôi không trả lời lại, mãi đến khi thời hạn bàn giao lại Hằng Phong, tôi mới đến công ty để gặp anh.
Lần gặp này, anh còn gầy hơn lúc trước, mặc dù râu trên cằm đã được cạo nhưng nét mệt mỏi trên gương mặt vẫn không che giấu được. Lúc tôi nhận bàn giao tất cả hồ sơ và con dấu của Hằng Phong, Thành mới hỏi một câu:
– Em mới tiếp nhận công ty, chắc sẽ có những chuyện còn chưa hiểu. Có cần anh ở lại giúp em một tay không?
– Không cần, không biết chỗ nào tôi sẽ tự học.
Bàn tay đang cầm con dấu của anh hơi cứng lại, Thành im lặng một hồi rồi mới nặng nề nói với tôi:
– Quỳnh Chi, nhất định phải thế à?
– Ừ. Cứ nhìn thấy anh là tôi lại khó chịu. Anh biết tính tôi mà, tôi thích tự do quen rồi, thứ gì làm tôi khó chịu thì tôi thà vứt bỏ còn hơn.
Khi nghe những lời này, ánh mắt anh vốn đã u tối lại càng trở nên đen thẫm hơn, giống như bầu trời đêm bị giăng kín mây đen, không nhìn thấy một tia sáng của ánh sao nào.
Thành không thể ngăn nổi tôi, cuối cùng đành nhường bước:
– Anh sẽ đợi em.
– Cảm ơn. Nhưng tốt nhất là anh đừng đợi.
Nói rồi, tôi lẳng lặng cầm lấy hộp dấu rồi đi vòng qua sau ghế, cất nó vào két bảo hiểm xong xuôi mới ngẩng lên nhìn anh, nét mặt hiện rõ hai từ “Tiễn khách”.
Thành thở dài một tiếng rồi đặt cây bút trong tay mình xuống bàn. Đây là bút ký của anh, nhưng khi anh ra đi lại chẳng mang theo bất cứ một thứ gì, cây bút nhỏ này cũng trả lại cho tôi:
– Anh đi đây. Nếu em cần gì thì cứ gọi cho trợ lý, số điện thoại nội bộ là số 2. Hoặc có thể gọi cho anh cũng được. Bất cứ lúc nào em gọi, anh cũng sẽ đến.
Tôi không đáp, chỉ im lặng nhìn anh bằng một ánh mắt lạnh nhạt. Thành cũng không miễn cưỡng tôi nữa, lặng lẽ xoay người đi ra khỏi phòng, lúc vừa định cầm tay nắm cửa, bỗng dưng anh nhớ ra điều gì đó nên quay đầu lại dặn tôi:
– Mới ốm dậy, làm gì thì làm, phải giữ gìn sức khỏe.
– Cảm ơn.
Sau khi anh đi rồi, căn phòng Tổng giám đốc rộng rãi chỉ còn lại mình tôi. Không còn ai khiến lòng tôi đau nữa, cũng chẳng có ai tranh mất không khí của tôi, thế mà tôi chẳng hiểu sao tôi vẫn cứ cảm thấy mình không thở được, nơi trái tim đã bị khoét đi lại nhói lên từng cơn, trống rỗng và mỏi mệt đến kiệt quệ.
Thế nhưng, tôi sợ mình cứ chìm đắm mãi trong nỗi đau ấy thì sẽ chẳng thể thoát ra được, cho nên để đầu óc không suy nghĩ lung tung, tôi bắt đầu lôi mọi tài liệu của Hằng Phong ra nghiên cứu.
Tôi phát hiện ra anh đã sắp xếp tất cả cho tôi rất gọn gàng, còn ghi chú từng chi tiết vụn vặt lên từng trang, thậm chí đến cả lịch trình công việc tiếp theo như thế nào, Thành cũng đã lên sẵn cho tôi. Nhiệm vụ của tôi chỉ là đọc và làm theo là được.
Tôi quá quen với việc anh coi tôi như một đứa trẻ con để bao bọc chở che rồi, nhưng nhìn những thứ này vẫn không nhịn được, thở dài một tiếng. Tôi bực bội ném tài liệu sang một bên, sau đó bấm điện thoại nội bộ gọi một cuộc.
Trợ lý vừa nghe tôi gọi đã vội vàng chạy vào:
– Chị Quỳnh Chi gọi em ạ?
– Chị Uyên thư ký có đi làm không?
Cậu ta ngay lập tức lắc đầu:
– Không ạ. Học xong lớp bồi dưỡng bên Nhật là chị ấy xin nghỉ luôn. Cũng không đến công ty mà chỉ gửi đơn xin nghỉ đến thôi ạ.
– Có biết địa chỉ nhà của chị ấy không?
– Có trong hồ sơ của nhân viên, chắc bây giờ vẫn còn lưu ở phòng nhân sự, để em đi lấy cho chị.
Trợ lý do anh đào tạo làm việc rất nhanh, chỉ 15 phút sau đã mang hồ sơ của chị Uyên quay lại. Tôi giở ra đọc mới thấy chị ta tuy năm nay mới 28 nhưng đã có thâm niên làm ở công ty gần 10 năm. Từ lúc 19, 20 tuổi đã đến Hằng Phong rồi.
Thời gian ấy, ông tôi vẫn còn điều hành công ty, có lẽ thấy chị ta xinh xắn nhanh nhẹn nên đã sắp xếp cho làm phòng marketing, sau đó đến khi Thành quản lý công ty thì chị ta được chuyển lên làm thư ký riêng. Trong hồ sơ chị ta có ghi mình là trẻ mồ côi, địa chỉ nhà ở số xxx, nhưng khi tôi tìm đến thì chủ nhà ở đây nói chị ta chuyển đi lâu rồi.
Từ sau lần chị ta về nước và nhắn tin cho tôi đến giờ, tuy tôi đã làm lại sim điện thoại nhưng không thấy chị ta liên lạc nữa, Facebook cũng không hề online. Tôi nghĩ với tính cách của chị ta, đã thắng cuộc thì sẽ phải khoe khoang và chọc ngoáy tôi mới đúng. Nhưng chị ta lại đột nhiên biến mất khiến tôi cảm thấy rất nghi ngờ.
Rút cuộc chị ta trốn tránh vì chột dạ điều gì? Hay là Thành sợ tôi làm hại đến hai mẹ con họ nên mới tìm cách che giấu chị ta với tôi?
Tôi muốn biết rõ ràng chuyện này nên đã đến văn phòng thám tử, nhờ họ điều tra tung tích của chị Uyên giúp tôi. Sau đó, tôi lại đến đồn công an xin gặp gã thanh niên đi xe mô tô phân khối lớn ngày hôm ấy, nhưng công an không cho gặp, tôi có đưa một xấp phong bì dày thì bọn họ vẫn chỉ lắc đầu:
– Chị cầm về đi, chúng tôi chỉ làm theo quy định thôi. Trong thời gian tạm giam, ngoài thân nhân và người bào chữa thì những người khác sẽ không được gặp.
– Tôi là người bị hại.
– Cũng không thuộc trường hợp được gặp.
Anh công an thở dài:
– Chị yên tâm, chúng tôi sẽ điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Pháp luật cũng sẽ xử lý đúng người đúng tội. Bây giờ chị cứ về đi, có thông tin gì chúng tôi sẽ thông báo sau.
– Có thể linh động cho tôi gặp một lúc được không, chỉ 2 phút thôi, tôi hỏi cậu ta một câu rồi đi ngay.
– Không được. Mời chị về đi.
Nghe nói gã đi moto kia đâm tôi xong thì bỏ chạy, nhưng chỉ hai ngày sau đã bị công an bắt lại. Lúc lấy lời khai mới biết hắn không quen gì tôi, việc đâm vào tôi cũng là ngoài ý muốn, hắn sợ c.hế.t người nên mới bỏ chạy.
Tôi không tin có chuyện trùng hợp như thế nên khăng khăng nói:
– Anh công an, anh có vợ con chưa? Anh có biết mang một em bé trong bụng hơn 8 tháng trời, háo hức chờ đợi ngày được gặp con, nhưng ngày con ra đời lại cũng là ngày mất của con. Anh có biết cảm giác đó như thế nào không?
– Tôi hiểu. Tôi rất thông cảm với nỗi đau của gia đình chị. Nhưng quy định là quy định, tôi không thể làm trái được.
– Tôi chỉ cần gặp đúng 2 phút, hỏi nó mấy câu để lòng thanh thản thôi. Nửa tháng qua tôi chịu đựng đủ rồi, không gặp được kẻ đ.â.m c.hết con tôi thì tôi trầm cảm mất. Tôi chỉ cần nhìn thấy nó còn sống, biết nó sẽ phải trả giá trước pháp luật để tôi yên tâm thôi.
– …
– Nếu hôm nay tôi nhảy cầu t.ự t.ử thì cũng có một phần trách nhiệm của anh đấy.
Anh công an nhìn tôi một lượt, có lẽ vì sắc mặt tôi tiều tụy thấy rõ, cũng có thể vì sự kiên quyết trong ánh mắt tôi, cuối cùng anh ấy cũng mủi lòng cho tôi vào gặp, nhưng dặn đi dặn lại tôi không được kích động làm loạn, nếu không, ngay cả anh ấy cũng sẽ bị kỷ luật.
Tôi ngoan ngoãn gật đầu, lẽo đẽo theo anh công an đi vào khu tạm giam. Lúc đến nơi thì thấy hắn đang ngồi rúm ró một góc, mặt mũi bầm tím, hai mắt sưng húp lên như hai quả cà chua, vừa thấy người vào đã hét lên:
– Tôi không biết gì hết, tôi không làm gì hết, đừng có đánh tôi. Tôi không biết gì hết.
Nhìn thấy hắn, tôi lại nhớ tới cảnh tượng cả chiếc xe mô tô kia lao thẳng vào người tôi, cơn phẫn nộ phừng phừng trào dâng, hận đến mức chỉ muốn xông lại bóp c.hế.t hắn.
Nhưng có anh công an đang kè kè đi phía sau nên tôi cố nhịn, tôi chỉ nhìn chằm chằm hắn rồi hỏi một câu:
– Mày nhận tiền của ai à?
– Tiền gì? Tôi không biết, không biết. Lần trước đã nói rồi còn gì, chẳng ai sai tôi cả. Tôi không biết cô, tôi lạc tay lái nên mới đâm vào cô, tôi không biết, không biết.
– Không biết mà vẫn nhận ra được tao à? Lúc đó mày đi nhanh, tao lại bầu bì, khác bây giờ, thế mà mày vẫn nhận được ra à?
Vẻ mặt của gã đi moto ngay lập tức cứng lại, hắn nhận ra mình đã lỡ lời nên vội vàng sửa lại:
– Thì… chỉ có cô mới hỏi thế thôi, không phải cô thì là ai.
Tôi cười nhạt, không thèm nói nữa, bởi vì lúc này đã có thể khẳng định suy nghĩ của tôi là đúng. Hắn chột dạ có nghĩa là hắn có biết tôi, hắn nhớ được mặt tôi là vì hắn đã có chủ đích từ trước, còn tại sao một người không quen biết lại đ.âm vào tôi như thế thì phải điều tra thêm mới được.
Mỗi tội, hắn vẫn đang bị tạm giam ở đây, mà tôi thì chưa thể vạch trần hắn nên chỉ có thể quay đầu đi. Lúc đến cửa, gã đi mô tô đột nhiên lại gào lên bảo tôi:
– Tôi sẽ đền tiền, tôi không cố ý, tôi sẽ đền tiền cho cô. Xin cô làm đơn giảm nhẹ hình phạt cho tôi. Tôi không muốn ngồi tù, ở nhà tôi còn mẹ già 90 tuổi, cô thương tình tha cho tôi đi. Tôi còn phải về nhà chăm sóc mẹ già.
– …
– Mẹ tôi già lắm rồi, chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau thôi, tôi van xin cô, cô tha cho tôi đi mà.
Tôi không dừng bước, vẫn tiếp tục rảo bước trên con đường hành lang lạnh lẽo cũ kỹ.
Thật buồn cười, hắn muốn tôi tha thứ để về chăm sóc mẹ già, nhưng tôi tha thứ cho hắn thì ai tha thứ cho tôi? Ai buông tha cho nỗi đau mất con của tôi? Ai trả lại Mimi cho tôi?
Không, tôi sẽ không tha thứ cho bất cứ ai gây ra cái c.hế.t của con tôi cả. Vĩnh viễn không tha thứ được. Thế nên dù có phải đánh đổi bất cứ cái giá nào để kéo hắn vào địa ngục thì tôi cũng làm, tôi sẽ bắt hắn phải đền mạng cho con tôi.
Thế nên, lúc ra khỏi khu tạm giam, tôi mới đề nghị bảo lãnh cho hắn được tại ngoại. Anh công an ban nãy thấy tôi vẫn kiên quyết muốn hắn phải chịu sự trừng trị của pháp luật, giờ đột nhiên lại muốn bảo lãnh cho kẻ đã hại con mình thì kinh ngạc không sao tin được, cứ tròn mắt nhìn tôi:
– Chị chắc chắn muốn bảo lãnh?
– Vâng. Tôi muốn viết đơn xin giảm nhẹ tội, đồng thời bảo lãnh cho cậu ta ra ngoài.
– Không được.
– Tại sao vậy ạ?
– Phải đợi khi kết thúc quá trình điều tra, nếu cảm thấy cần thiết, viện kiểm sát sẽ gia hạn thời hạn tạm giam, còn nếu không thì sẽ thay đổi biện pháp ngăn chặn thành cấm đi khỏi nơi cư trú. Bây giờ chưa kết thúc điều tra nên chưa thể bảo lãnh được.
– Bình thường tôi thấy những vụ tai nạn giao thông thế này điều tra rất nhanh, mà lúc đó cũng có rất nhiều người chứng kiến, vụ việc rõ như ban ngày rồi, tại sao điều tra kéo dài nửa tháng vẫn chưa xong ạ?
– Cái này do bên điều tra, xét thấy cần thiết phải điều tra kỹ thì chúng tôi phải kéo dài thời gian.
Anh công an nhìn tôi đầy nghi hoặc:
– Theo bình thường thì rất ít người tự nguyện bảo lãnh cho bị can. Tại sao vừa rồi chị vẫn muốn hắn phải vào tù, bây giờ lại muốn bảo lãnh?
Tất nhiên, tôi không muốn nói thật rằng tôi muốn bảo lãnh hắn ra ngoài để dùng “luật rừng”, tôi biết với tội của hắn thì cùng lắm chỉ là phải bóc lịch vài năm, mà như thế thì quá không công bằng đối với con tôi, và nếu hắn cứ trốn mãi trong tù thì tôi khó mà ép hắn phải nói ra người đứng sau giật dây là ai được.
Thế nên, cuối cùng tôi chỉ bảo:
– Tôi thấy hắn nói nhà chỉ còn một mẹ già 90 tuổi nên mủi lòng. Với cả đúng sai thì cũng có pháp luật xử lý rồi, tôi chỉ muốn bảo lãnh để hắn tại ngoại trong thời gian này để về chăm sóc mẹ già thôi.
– Ừ, tạm thời vẫn chưa được bảo lãnh đâu, nên chị cứ về đi, có gì bên tôi sẽ gọi điện thông báo.
– Vâng, nhờ anh khi nào được bảo lãnh thì báo với tôi một tiếng. Số điện thoại của tôi là …
Trong thời gian chờ đợi gã khốn k.iế.p kia được ra khỏi phòng tạm giam, tôi một mặt vẫn tìm kiếm thông tin về chị Uyên, một mặt vẫn điều hành Hằng Phong.
Nhờ có những hướng dẫn mà Thành ghi chú, cộng thêm sự giúp sức đắc lực của cậu trợ lý mà anh để lại, tôi cũng dần dần thích nghi và làm quen được. Nhưng có làm mới biết công việc ở đây quá mệt, không những phải đối phó với hai bà cô luôn tìm cách chọc ngoáy và mấy cổ đông luôn tìm cách chống đối, tôi còn phải đi gặp gỡ khách hàng rất nhiều.
Có một hôm, tôi tình cờ đụng mặt anh Khoa trong một nhà hàng lớn. Lâu ngày không gặp, vừa thấy tôi anh Khoa đã rảo bước tiến lại:
– Quỳnh Chi.
– Ơ, anh Khoa, anh cũng đến đây à?
– Ừ, hôm nay anh có gặp khách hàng ở đây. Lâu rồi không gặp em, sao dạo này em gầy thế? Xanh nữa?
Vì lần trước bố chồng đã dặn dò như vậy, nên tôi cũng rất hiếm khi liên lạc với anh Khoa, mỗi lần anh ấy nhắn tin hay gọi điện thoại đến là tôi chỉ ậm ừ nói mấy câu rồi kiếm cớ cúp máy. Anh Khoa có lẽ cũng cảm nhận được tôi có ý trốn tránh nên dần dần cũng ít liên lạc với tôi.
Xa mặt rồi cách lòng là chuyện khó tránh khỏi, nhưng lâu ngày gặp lại, anh Khoa vẫn vui vẻ quan tâm như vậy khiến tôi cũng thấy đỡ khó xử đi nhiều. Tôi cười bảo:
– Vâng, em ốm suốt, vừa mới khỏe đấy chứ. Dạo này anh có khỏe không? Kiến Vũ vẫn tốt chứ ạ?
– Vẫn tốt. Mọi người hay hỏi thăm em lắm đấy. Bảo lâu rồi không thấy em về, nhớ em nhưng sợ gọi điện lại làm phiền em.
– Phiền gì đâu, tại dạo này em bận quá, không sắp xếp thời gian để đi đâu cả.
– Anh nghe nói em bắt đầu điều hành Hằng Phong rồi à?
– Thông tin của anh nhanh thế?
Anh Khoa mỉm cười:
– Không phải thông tin của anh nhanh, mà lúc nào anh cũng dõi theo em.
– À… Vâng.
– Em còn tiếp khách lâu không? Chắc giờ này cũng sắp xong rồi chứ?
Tôi hơi liếc đồng hồ đeo tay, thấy giờ này cũng đã bắt đầu muộn rồi nên gật đầu:
– Vâng, chắc là sắp xong rồi. Anh sắp về chưa?
– Anh chờ em rồi cùng về luôn.
– Em có xe mà, anh cứ về trước đi. Hôm nào rảnh rỗi thì em sẽ về Kiến Vũ thăm mọi người, lúc đó anh phải nhớ mua trà đào cho em đấy nhé?
– Ừ, đồng ý luôn.
Nói chuyện thêm một lúc thì tôi mới quay trở lại phòng gặp gỡ khách hàng, dây dưa kéo dài hơn một tiếng đồng hồ nữa, cuối cùng mới được ra về.
Cứ nghĩ giờ ấy thì anh Khoa đã về rồi, thế mà lúc đi ra vẫn thấy anh ấy đang đứng chờ tôi. Anh Khoa ngỏ ý muốn đưa tôi về, từ chối mãi thì cũng ngại nên tôi đành bảo trợ lý tự lái xe về trước, còn tôi thì ngồi xe anh ấy về.
Thấy tôi bảo đưa đến bệnh viện, anh Khoa mới tròn xoe mắt hỏi tôi:
– Sao giờ này em lại đến bệnh viện? Em bị sao à? Đau ở đâu?
– Đâu, ông em ốm, nằm trong này. Em vào chăm ông rồi ngủ lại luôn.
– À… Thế mà anh cứ tưởng…
– Anh cứ như ông cụ non ấy.
Anh Khoa cười cười, vừa lái xe vừa hỏi chuyện tôi thời gian qua. Tôi vẫn như cũ, chỉ kể những chuyện vui, còn những chuyện buồn tôi giữ lại cho riêng mình tôi biết.
Anh Khoa hỏi một rồi rồi bỗng dưng quay sang nhìn tôi, ánh mắt chất chứa rất nhiều hàm ý sâu xa:
– Quỳnh Chi, có xảy ra chuyện gì thì cũng phải giữ gìn sức khỏe nhé. Em phải ăn nhiều vào, gầy như thế không có sức gánh vác Hằng Phong đâu.
– Em biết mà, anh đừng lo.
Giờ ấy muộn rồi, đường vắng nên xe chạy rất nhanh, chỉ một loáng là về đến bệnh viện. Anh Khoa lịch sự xuống mở cửa xe cho tôi, dặn dò tôi thêm mấy câu, hẹn ngày tôi quay lại Kiến Vũ gặp mọi người rồi mới ra về.
Đợi xe anh ấy đi khỏi rồi, tôi mới lững thững xách túi lên phòng bệnh của ông. Lúc vừa lên đến hành lang thì tình cờ lại gặp một bóng hình quen thuộc đang đứng hút thuốc trước cửa sổ.
Từ nhỏ đến lớn tôi chưa từng thấy anh hút thuốc, thế mà lúc này khói thuốc phảng phất quanh gương mặt anh, từng động tác rít vào rồi thở ra không hề giống như người vừa mới học hút cái thứ chứa đầy nicotin này.
Nghe tiếng bước chân tôi, anh mới lẳng lặng quay đầu lại rồi dập thuốc. Giọng anh nhàn nhạt:
– Em về rồi à?
– Tôi tưởng giờ này anh phải rời khỏi bệnh viện rồi.
– Anh đang chuẩn bị về.
Từ khi anh rời khỏi Hằng Phong, vì tôi cố tình tránh mặt nên dù cả hai đều đến thăm ông hàng ngày nhưng lại không đụng nhau bao giờ. Nghe nói thời gian này anh đã về quản lý công ty của gia đình, cũng lấn sân vào lĩnh vực bất động sản, nhưng không liên quan đến Hằng Phong nên tôi không để tâm.
Tôi không nhìn anh nữa, cũng chẳng có chuyện gì để nói nên chỉ lạnh lùng bước ngang qua. Có điều, khi lướt qua nhau, bỗng dưng anh lại đưa tay ra nắm lấy cổ tay tôi.
Tôi khẽ nhíu mày, nhìn cổ tay rồi lại nhìn anh. Cứ nghĩ anh sẽ nói mấy lời giải thích gì đó, nhưng anh lại nói:
– Em gầy đi nhiều rồi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.