Chương 93: Tin tốt lành
Cao Nguyệt
22/06/2017
Một danh y dẫn Lưu Cảnh đi băng bó trị liệu. Thái
Mạo cũng tự cảm thấy không hứng thú, cáo lui trở về quân trước, Lý Khuê
thì ngày khác sẽ báo cáo tiếp với Lưu Biểu, cũng cáo từ; trong phòng chỉ còn lại có hai người Lưu Biểu và Khoái Việt.
Lưu Biểu đứng ở trước cửa sổ, nhìn chăm chú vào mấy gốc đại thụ ngoài cửa sổ, vẻ mặt có chút cô đơn. Ô không biết tại sao trong lòng mình lại có cảm giác thất vọng, có lẽ là do hai đứa con trai của ông không nói được những lời như Lưu Cảnh.
Lưu Biểu cuối cùng đã bị thuyết phục, ông đương nhiên là muốn suy xét toàn cục. Lúc trước quyết định mượn đao diệt trừ Lưu Bị, ông cũng không có ý thức được chuyện này sẽ có liên quan đến Đông Ngô. Là Lưu Cảnh đã làm sáng tỏ lợi và hại; hơn nữa khiến cho ông ý thức được, diệt trừ Lưu Bị đối với chính mình hại nhiều hơn lợi như thế nào. Quyết tâm của Lưu Biểu rốt cục dao động rồi.
Khoái Việt ngồi tại chỗ, bình tĩnh nhìn chăm chú vào bóng lưng của Lưu Biểu, y theo Lưu Biểu mười mấy năm, với tâm tình của Lưu Biểu rõ như lòng bàn tay, y biết Lưu Biểu đã bị thuyết phục rồi, sự căng thẳng trong lòng Khoái Việt cũng hạ xuống.
- Chủ công chẳng lẽ không vì có con cháu như vậy mà cảm thấy vui mừng sao?
Khoái Việt có thể cảm thấy được sự thất vọng của Lưu Biểu, mất mát, cũng hiểu được vì sao ông ta thất vọng. Cho nên y nhấn mạnh từ "Con cháu' để nhắc nhở Lưu Biểu, ở một mức độ nào đó thì con cháu đều là giống nhau.
Lưu Biểu thầm cười khổ, chậm rãi xoay người ôn hòa nói:
- Dị Độ suy xét quá nhiều rồi! Ta đương nhiên vì có cháu trai như thế mà cảm thấy vui mừng. Nói thật, ngay cả ngươi và Đức Khuê đều không thể nhìn ra ý của Tào Tháo ở Đông Ngô; mà cháu của ta lại nhìn thấu, ngươi nói ta có thể không cảm thấy đắc ý sao?
Khoái Việt ngửa đầu cười, cũng cảm khái nói:
- Trường Giang sóng sau đè sóng trước, chúng ta đều già rồi, hẳn là cho bọn vãn bối một ít cơ hội! Nói thật, lần này Cảnh công từ biểu hiện quả thật biết tròn biết méo, không chỉ là vì kiến thức hôm nay. Đêm qua, hắn chiến đấu ở trong Tào quân đã càng làm người nhiệt huyết sôi trào, làm cho người ta cảm giác, thiên hạ là thuộc về bọn hắn.
Lưu Biểu gật gật đầu, bảo:
- Ngươi nói rất đúng! Ta là phải cho người trẻ tuổi một ít cơ hội, lúc này đây Cảnh nhi khiến ta hiểu, nó hoàn toàn có thể thay ta độc trấn một phương rồi.
Khoái Việt mừng rỡ, vội vàng nói:
- Thuộc hạ đề cử Cảnh công tử là tướng phòng giữ Giang Hạ, làm phó tướng cho Hoàng Thái thú. Chủ công thấy thế nào?
Trong mắt Lưu Biểu hơi hơi hiện lên một tia không vui. Tối hôm qua đứa con cả cũng là khuyên mình an trí Cảnh nhi ở Giang Hạ, hôm nay Khoái Việt cũng nói như vậy; hai người này không phải là lén thông đồng với nhau chứ?
Lưu Biểu không biểu lộ cảm xúc, nói:
- Không vội, đợi hắn khỏe hắn rồi bàn tiếp. Ta sẽ sắp xếp cho hắn, lúc này ta đã biết năng lực của hắn, đương nhiên sẽ trọng dụng.
Nói tới đây, Lưu Biểu lại nghĩ tới một chuyện, cười nói:
- Còn về hôn sự giữa Kỳ nhi và Tĩnh nhi, Kỳ nhi tuổi cũng không nhỏ, để nó thành hôn với Tĩnh nhi sớm một chút đi! Cũng đỡ phải bể khiến trên chúng ta luôn quan tâm chúng. Ngươi xem thế nào?
Tĩnh nhi chính là cháu họ Khoái Việt, con gái của Khoái Lương, hình thức đoan trang thanh tú xinh đẹp, điềm đạm nho nhã dễ thân. Lưu Biểu đã sớm vừa lòng với nàng, cũng từng vui đùa muốn nàng là con dâu mình; hôm nay ông nói ra lời nói này, coi như là ông đã chính thức tỏ thái độ.
Khoái Việt mừng rỡ, vội vàng đứng dậy thi lễ, đáp:
- Khoái gia cảm tạ chủ công để mắt tới! Nguyện đem hôn sự này trở thành sợi dây gắn bó giữa hai nhà Lưu - Khoái thêm chặt chẽ.
Lưu Biểu gật gật đầu, bảo:
- Hai ngày nữa, ta mời mai mối tới cửa cầu hôn.
…
Lưu Biểu cuối cùng quyết định xuất bình cứu viện Lưu Bị. Ông lập tức lệnh Văn Sinh, Thái Mạo và Trượng Doãn thuỷ bộ đồng tiến, dẫn ba vạn quân Kinh Châu tiến công vây khốn Tào quân ở Tân Dã.
Quân Kinh Châu và quân Lưu Bị nội ứng ngoại hợp, liên hợp tiến công Tào quân. Hạ Hầu Đôn đại bại, hao binh tổn tướng trốn về Uyển Thành. Trong lòng Hạ Hầu Đôn không cam lòng, muốn chỉnh binh tái chiến, thì đúng lúc này, Trương Phi dẫn kỵ binh tập kích ban đêm giành được huyện Diệp, một mồi lửa thiểu hủy đồ quân nhu lương thảo Tào quân, khiến lương thảo Tào quân tổn thất thể thảm và nghiêm trọng.
Hạ Hầu Đôn không thể không buông tha cho kế hoạch tiếp tục đánh Tân Dã, dâng thư thỉnh tội với Tào Tháo.
Tào quân một hồi khí thế hung hăng xâm nhập phía nam, cuối cùng bị quân Kinh Châu và quân Lưu Bị liên hợp chống lại đã thất bại.
Tin tức này khiến trên dưới Kinh Châu vui mừng, khua chiêng gõ trống, chúc mừng thắng lợi, cũng khiến uy vọng của Lưu Biểu được cao hơn.
Nhưng trong lòng Lưu Biểu ngược lại không qua cao hứng, đối với ông mà nói, đây không phải kết cục tốt nhất.
Vào đêm, Lưu Biểu nằm trên giường không thể ngủ được, mắt nhìn trướng đỉnh, ông còn đang suy nghĩ việc để Lưu Cảnh đi Giang Hạ. Kỳ thật Lưu Biểu sớm đã có tính toán, để con cả Lưu Kỳ hoặc là con thứ Lưu Tông đi Giang Hạ, cũng là bởi vì ông không quá yên tâm về Hoàng Tổ.
Tuy rằng Hoàng Tổ từng là tâm phúc của ông, nhưng sau khi Tôn Kiên chết, Hoàng Tổ liền ngày càng ngang ngược kiêu ngạo, đã đã dần dần khống chế Giang Hạ. Y đảm nhiệm Thái Thú Giang Hạ bảy tám năm, Giang Hạ gần như liền biến thành lãnh địa của Hoàng gia.
Hai năm trước, Tào quân lần thứ hai tiến công Nam Dương, chấn động Tương Phàn. Lưu Biểu mệnh Hoàng Tổ hoả tốc dẫn quân Giang Hạ đến giúp, nhưng Hoàng Tổ lại thoái thác uy hiếp Giang Đông, không chịu phái binh. Mùa thu năm ngoái, Tào quân tiến công Nhữ Nam, Hoàng Tổ lại lấy cớ không chịu điều quân Giang Hạ đến Tương Dương, việc này khiến Lưu Biểu cực kỳ bất mãn, trong lòng có nghị kỵ với Hoàng Tổ.
Nhưng Lưu Biểu lại lo lắng con cả Kỳ nhi và con thứ Tông nhi không phải là đối thủ của Hoàng Tổ, cho nên chậm chạp không đưa ra chủ ý. Lúc này đây Lưu Cảnh biểu hiện tài hoa ra ngoài, khiến Lưu Biểu nhìn với cặp mắt khác xưa; đưa Lưu Cảnh đi Giang Hạ cũng có thể, tuy nhiên. . . Lưu Biểu cảm thấy cần tìm cho hắn một trợ thủ đắc lực.
…
Sáng sớm ngày hôm sau, trong thư phòng, Lưu Biểu đang cùng một gã lão tướng ngoài năm mươi tuổi thảo luận việc học võ của cháu họ Lưu Cảnh.
Viên lão tướng này chính là danh tướng Kinh Châu Hoàng Trung. Hoàng Trung thân cao hơn tám thước, thể hình to lớn, cường tráng khoẻ mạnh, hai cánh tay có ngàn cân lực, sử dụng Xích Long đao nặng tám mươi cân. Đao pháp của lão xuất quỷ nhập thần, xứng với thực danh đệ nhất mãnh tướng Kinh Châu.
Hơn nữa lão có thể mở bắn cung hai thạch, thần tiễn bách phát bách trúng, lại được xưng đệ nhất tiễn Kinh Châu; mặc dù qua năm mươi tuôi, râu tóc hơi bạc, nhưng hùng phong như trước không giảm.
Hoàng Trung được phong là Trung Lang Tướng, ở Kinh Châu cũng là đại tướng tiếng tăm lừng lẫy, nhập ngũ hơn ba mươi năm, ở trong quân Kinh Châu uy vọng cao.
Ở trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hoàng Trung thuộc loại lão tướng đại tài trưởng thành muộn, nhưng trên thực tế, lão chẳng qua là ít lộ mặt ở Trung Nguyên, sự tích nửa đời trước của lão không ai biết.
Nhưng lão cùng Lưu Biểu tranh đoạt Kinh Châu, cùng đi theo Lưu Biểu nam chinh bắc chiến, hơn nữa trong trận bình định cha con phản loạn Trương Tiễn tại quận Trường Sa đã lập được chiến công hiển hách, từng bước một thẳng chức làm Trung Lang Tướng hai ngàn thạch.
Tuy nhiên Hoàng Trung cũng không phải tâm phúc của Lưu Biểu, đây cũng là sự thật không chối cãi được. Hoàng Trung cuối cùng là phụ tá cho cháu của Lưu Biểu là Lưu Khánh, mà không hề phụ tá Lưu Kỳ hoặc Lưu Tông, bởi vậy có thể thấy được Hoàng Trung không hề tiến vào trung tâm vòng tròn quyền lực.
Trong nguyên nhân này ít nhiều có liên quan đến Hoàng Tổ ở Giang Hạ. Gia tộc Hoàng thị Kinh Châu chia làm hai chi, một chi là Hoàng thị Giang Hạ, lấy Hoàng Tổ là gia chủ; một chi khác đó là Nam Dương Hoàng thị, lấy danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn là gia chủ.
Hoàng Trung chính là nhân vật trọng yếu trong gia tộc Hoàng thị Nam Dương. Bởi vì Tào quân đã công hãm quận Nam Dương, Hoàng Thừa Ngạn liền dời gia tộc đến Kinh Châu, cũng trở thành một trong những thế gia nổi danh tại Kinh Châu.
Mặc dù đều là đồng tông Hoàng thị, nhưng hai chi gia tộc Hoàng thị cũng không hòa thuận, bị vây trong một trạng thái âm thầm đọ sức. Hoàng Tổ dựa vào quan hệ cá nhân thâm sâu giữa y và Lưu Biểu, khiến cho Giang Hạ Hoàng thị chiếm cứ thượng phong trong cuộc chiến tranh giành của lưỡng Hoàng. Hơn nữa Nam Dương Hoàng thị thuộc loại thế gia ngoại lai, cho nên trong lòng Lưu Biểu ít nhiều có thái độ bài xích không phải là người bản địa với Hoàng Trung.
Tuy nhiên Hoàng Trung có uy vọng cao ở trong quân, khiến cho Lưu Biểu cũng không dám khình thị lão. Lão cũng đưa mình trở thành một trong Sáu đại tướng quân Kinh Châu gồm Hoàng Tổ, Văn Sính, Vương Uy, Hoàng Trung, Ngô Cự, Trương Doãn. Hoàng Trung chưởng quản đại doanh một vạn quân đội phía nam Tương Dương.
- Vốn ta tính để Chí Công dạy tiểu tử kia luyện võ, nhưng lại cảm thấy không ổn. Dù sao thì Chí Công là cấp trên của nó, dạy nó không tiện, quan trọng hơn là nó không muốn theo Chí Công học võ. Lần trước ta hỏi nó, cảm giác được nó rất sùng kính ngươi, không biết Hoàng tướng quân có nguyện ý dạy đứa cháu kém cỏi này của ta hay không?
Chí Công mà Lưu Biểu nói tới chính là Vương Uy. Ngày hôm qua Vương Uy viết một phong thư cho Lưu Biểu, khen ngợi biểu hiện ba tháng này của Lưu Cảnh, khen hắn có năng lực thống soái trời sinh, hy vọng Lưu Biểu có thể tiến hành bồi dưỡng Lưu Cảnh, trở thành trụ cột Kinh Châu.
Được Vương Uy khích lệ thật không dễ dàng, hơn nữa Vương Uy là tâm phúc của Lưu Biểu, được ông tín nhiệm nhất, đề nghị của y so với lời khuyên của Lưu Bị càng có sức thuyết phục hơn.
Lưu Biểu suy tính một đêm, quả thật ông cần phải bồi dưỡng thêm cho ba đứa cháu trai của mình, để chúng thay mình trấn thủ tứ phương. Trong ba người thì ông coi trọng Lưu Cảnh hơn cả.
Cho nên sáng sớm hôm nay, Lưu Biểu liên mời Hoàng Trung đêm, hy vọng lão có thể dạy Lưu Cảnh luyện võ.
Kỳ thật từ mấy tháng trước lúc Lưu Cảnh thắng Thái Tiến, Hoàng Trung đã muốn nhận Lưu Cảnh làm đồ đệ, một kiếm cuối cùng của Lưu Cảnh vững như núi lại bình tĩnh để lại cho lão một ấn tượng cực kỳ sâu sắc, thiếu niên bình tĩnh như vậy là lần đầu tiên lão gặp.
Tuy nhiên sau đó Hoàng Trung biết được Lưu Cảnh theo Triệu Vân học võ, lão liền bỏ ý niệm nhận Lưu Cảnh làm đồ đệ trong đầu. Quân tử không đoạt thứ yêu thích của người khác, đây là nguyên tắc làm người nhất quán của Hoàng Trung lão.
Lần này Lưu Biểu để lão dạy Lưu Cảnh học võ, Hoàng Trung cũng rất khó xử. Mặc dù đã biết Lưu Cảnh cũng không hề bái Triệu Vân là sư phụ, nhưng muốn Lưu Cảnh chuyển nhập môn hạ của lão vẫn không quá thực tế, dù sao đây cũng không phải ý nguyện của tự Lưu Cảnh.
Mà thật ra còn có một nguyên nhân khiến Hoàng Trung do dự, chính là Lưu Cảnh năm nay đã mười bảy tuổi, đã trưởng thành, không có Trúc Cơ cải tạo gân cốt nữa. Như thế, hắn sao có thể học được Đoạn Long đao pháp của mình?
Chỉ có điều Lưu Biểu kính nhờ khiến lão không thể cự tuyệt. Hoàng Trung đành phải khom người ôm quyền nói:
- Chủ công có lệnh, mạt tướng Sao dám không theo, chỉ cần Cảnh công tử nguyện ý, mạt tướng bất cứ lúc nào cũng có thể dạy hắn.
Lưu Biểu đứng ở trước cửa sổ, nhìn chăm chú vào mấy gốc đại thụ ngoài cửa sổ, vẻ mặt có chút cô đơn. Ô không biết tại sao trong lòng mình lại có cảm giác thất vọng, có lẽ là do hai đứa con trai của ông không nói được những lời như Lưu Cảnh.
Lưu Biểu cuối cùng đã bị thuyết phục, ông đương nhiên là muốn suy xét toàn cục. Lúc trước quyết định mượn đao diệt trừ Lưu Bị, ông cũng không có ý thức được chuyện này sẽ có liên quan đến Đông Ngô. Là Lưu Cảnh đã làm sáng tỏ lợi và hại; hơn nữa khiến cho ông ý thức được, diệt trừ Lưu Bị đối với chính mình hại nhiều hơn lợi như thế nào. Quyết tâm của Lưu Biểu rốt cục dao động rồi.
Khoái Việt ngồi tại chỗ, bình tĩnh nhìn chăm chú vào bóng lưng của Lưu Biểu, y theo Lưu Biểu mười mấy năm, với tâm tình của Lưu Biểu rõ như lòng bàn tay, y biết Lưu Biểu đã bị thuyết phục rồi, sự căng thẳng trong lòng Khoái Việt cũng hạ xuống.
- Chủ công chẳng lẽ không vì có con cháu như vậy mà cảm thấy vui mừng sao?
Khoái Việt có thể cảm thấy được sự thất vọng của Lưu Biểu, mất mát, cũng hiểu được vì sao ông ta thất vọng. Cho nên y nhấn mạnh từ "Con cháu' để nhắc nhở Lưu Biểu, ở một mức độ nào đó thì con cháu đều là giống nhau.
Lưu Biểu thầm cười khổ, chậm rãi xoay người ôn hòa nói:
- Dị Độ suy xét quá nhiều rồi! Ta đương nhiên vì có cháu trai như thế mà cảm thấy vui mừng. Nói thật, ngay cả ngươi và Đức Khuê đều không thể nhìn ra ý của Tào Tháo ở Đông Ngô; mà cháu của ta lại nhìn thấu, ngươi nói ta có thể không cảm thấy đắc ý sao?
Khoái Việt ngửa đầu cười, cũng cảm khái nói:
- Trường Giang sóng sau đè sóng trước, chúng ta đều già rồi, hẳn là cho bọn vãn bối một ít cơ hội! Nói thật, lần này Cảnh công từ biểu hiện quả thật biết tròn biết méo, không chỉ là vì kiến thức hôm nay. Đêm qua, hắn chiến đấu ở trong Tào quân đã càng làm người nhiệt huyết sôi trào, làm cho người ta cảm giác, thiên hạ là thuộc về bọn hắn.
Lưu Biểu gật gật đầu, bảo:
- Ngươi nói rất đúng! Ta là phải cho người trẻ tuổi một ít cơ hội, lúc này đây Cảnh nhi khiến ta hiểu, nó hoàn toàn có thể thay ta độc trấn một phương rồi.
Khoái Việt mừng rỡ, vội vàng nói:
- Thuộc hạ đề cử Cảnh công tử là tướng phòng giữ Giang Hạ, làm phó tướng cho Hoàng Thái thú. Chủ công thấy thế nào?
Trong mắt Lưu Biểu hơi hơi hiện lên một tia không vui. Tối hôm qua đứa con cả cũng là khuyên mình an trí Cảnh nhi ở Giang Hạ, hôm nay Khoái Việt cũng nói như vậy; hai người này không phải là lén thông đồng với nhau chứ?
Lưu Biểu không biểu lộ cảm xúc, nói:
- Không vội, đợi hắn khỏe hắn rồi bàn tiếp. Ta sẽ sắp xếp cho hắn, lúc này ta đã biết năng lực của hắn, đương nhiên sẽ trọng dụng.
Nói tới đây, Lưu Biểu lại nghĩ tới một chuyện, cười nói:
- Còn về hôn sự giữa Kỳ nhi và Tĩnh nhi, Kỳ nhi tuổi cũng không nhỏ, để nó thành hôn với Tĩnh nhi sớm một chút đi! Cũng đỡ phải bể khiến trên chúng ta luôn quan tâm chúng. Ngươi xem thế nào?
Tĩnh nhi chính là cháu họ Khoái Việt, con gái của Khoái Lương, hình thức đoan trang thanh tú xinh đẹp, điềm đạm nho nhã dễ thân. Lưu Biểu đã sớm vừa lòng với nàng, cũng từng vui đùa muốn nàng là con dâu mình; hôm nay ông nói ra lời nói này, coi như là ông đã chính thức tỏ thái độ.
Khoái Việt mừng rỡ, vội vàng đứng dậy thi lễ, đáp:
- Khoái gia cảm tạ chủ công để mắt tới! Nguyện đem hôn sự này trở thành sợi dây gắn bó giữa hai nhà Lưu - Khoái thêm chặt chẽ.
Lưu Biểu gật gật đầu, bảo:
- Hai ngày nữa, ta mời mai mối tới cửa cầu hôn.
…
Lưu Biểu cuối cùng quyết định xuất bình cứu viện Lưu Bị. Ông lập tức lệnh Văn Sinh, Thái Mạo và Trượng Doãn thuỷ bộ đồng tiến, dẫn ba vạn quân Kinh Châu tiến công vây khốn Tào quân ở Tân Dã.
Quân Kinh Châu và quân Lưu Bị nội ứng ngoại hợp, liên hợp tiến công Tào quân. Hạ Hầu Đôn đại bại, hao binh tổn tướng trốn về Uyển Thành. Trong lòng Hạ Hầu Đôn không cam lòng, muốn chỉnh binh tái chiến, thì đúng lúc này, Trương Phi dẫn kỵ binh tập kích ban đêm giành được huyện Diệp, một mồi lửa thiểu hủy đồ quân nhu lương thảo Tào quân, khiến lương thảo Tào quân tổn thất thể thảm và nghiêm trọng.
Hạ Hầu Đôn không thể không buông tha cho kế hoạch tiếp tục đánh Tân Dã, dâng thư thỉnh tội với Tào Tháo.
Tào quân một hồi khí thế hung hăng xâm nhập phía nam, cuối cùng bị quân Kinh Châu và quân Lưu Bị liên hợp chống lại đã thất bại.
Tin tức này khiến trên dưới Kinh Châu vui mừng, khua chiêng gõ trống, chúc mừng thắng lợi, cũng khiến uy vọng của Lưu Biểu được cao hơn.
Nhưng trong lòng Lưu Biểu ngược lại không qua cao hứng, đối với ông mà nói, đây không phải kết cục tốt nhất.
Vào đêm, Lưu Biểu nằm trên giường không thể ngủ được, mắt nhìn trướng đỉnh, ông còn đang suy nghĩ việc để Lưu Cảnh đi Giang Hạ. Kỳ thật Lưu Biểu sớm đã có tính toán, để con cả Lưu Kỳ hoặc là con thứ Lưu Tông đi Giang Hạ, cũng là bởi vì ông không quá yên tâm về Hoàng Tổ.
Tuy rằng Hoàng Tổ từng là tâm phúc của ông, nhưng sau khi Tôn Kiên chết, Hoàng Tổ liền ngày càng ngang ngược kiêu ngạo, đã đã dần dần khống chế Giang Hạ. Y đảm nhiệm Thái Thú Giang Hạ bảy tám năm, Giang Hạ gần như liền biến thành lãnh địa của Hoàng gia.
Hai năm trước, Tào quân lần thứ hai tiến công Nam Dương, chấn động Tương Phàn. Lưu Biểu mệnh Hoàng Tổ hoả tốc dẫn quân Giang Hạ đến giúp, nhưng Hoàng Tổ lại thoái thác uy hiếp Giang Đông, không chịu phái binh. Mùa thu năm ngoái, Tào quân tiến công Nhữ Nam, Hoàng Tổ lại lấy cớ không chịu điều quân Giang Hạ đến Tương Dương, việc này khiến Lưu Biểu cực kỳ bất mãn, trong lòng có nghị kỵ với Hoàng Tổ.
Nhưng Lưu Biểu lại lo lắng con cả Kỳ nhi và con thứ Tông nhi không phải là đối thủ của Hoàng Tổ, cho nên chậm chạp không đưa ra chủ ý. Lúc này đây Lưu Cảnh biểu hiện tài hoa ra ngoài, khiến Lưu Biểu nhìn với cặp mắt khác xưa; đưa Lưu Cảnh đi Giang Hạ cũng có thể, tuy nhiên. . . Lưu Biểu cảm thấy cần tìm cho hắn một trợ thủ đắc lực.
…
Sáng sớm ngày hôm sau, trong thư phòng, Lưu Biểu đang cùng một gã lão tướng ngoài năm mươi tuổi thảo luận việc học võ của cháu họ Lưu Cảnh.
Viên lão tướng này chính là danh tướng Kinh Châu Hoàng Trung. Hoàng Trung thân cao hơn tám thước, thể hình to lớn, cường tráng khoẻ mạnh, hai cánh tay có ngàn cân lực, sử dụng Xích Long đao nặng tám mươi cân. Đao pháp của lão xuất quỷ nhập thần, xứng với thực danh đệ nhất mãnh tướng Kinh Châu.
Hơn nữa lão có thể mở bắn cung hai thạch, thần tiễn bách phát bách trúng, lại được xưng đệ nhất tiễn Kinh Châu; mặc dù qua năm mươi tuôi, râu tóc hơi bạc, nhưng hùng phong như trước không giảm.
Hoàng Trung được phong là Trung Lang Tướng, ở Kinh Châu cũng là đại tướng tiếng tăm lừng lẫy, nhập ngũ hơn ba mươi năm, ở trong quân Kinh Châu uy vọng cao.
Ở trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hoàng Trung thuộc loại lão tướng đại tài trưởng thành muộn, nhưng trên thực tế, lão chẳng qua là ít lộ mặt ở Trung Nguyên, sự tích nửa đời trước của lão không ai biết.
Nhưng lão cùng Lưu Biểu tranh đoạt Kinh Châu, cùng đi theo Lưu Biểu nam chinh bắc chiến, hơn nữa trong trận bình định cha con phản loạn Trương Tiễn tại quận Trường Sa đã lập được chiến công hiển hách, từng bước một thẳng chức làm Trung Lang Tướng hai ngàn thạch.
Tuy nhiên Hoàng Trung cũng không phải tâm phúc của Lưu Biểu, đây cũng là sự thật không chối cãi được. Hoàng Trung cuối cùng là phụ tá cho cháu của Lưu Biểu là Lưu Khánh, mà không hề phụ tá Lưu Kỳ hoặc Lưu Tông, bởi vậy có thể thấy được Hoàng Trung không hề tiến vào trung tâm vòng tròn quyền lực.
Trong nguyên nhân này ít nhiều có liên quan đến Hoàng Tổ ở Giang Hạ. Gia tộc Hoàng thị Kinh Châu chia làm hai chi, một chi là Hoàng thị Giang Hạ, lấy Hoàng Tổ là gia chủ; một chi khác đó là Nam Dương Hoàng thị, lấy danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn là gia chủ.
Hoàng Trung chính là nhân vật trọng yếu trong gia tộc Hoàng thị Nam Dương. Bởi vì Tào quân đã công hãm quận Nam Dương, Hoàng Thừa Ngạn liền dời gia tộc đến Kinh Châu, cũng trở thành một trong những thế gia nổi danh tại Kinh Châu.
Mặc dù đều là đồng tông Hoàng thị, nhưng hai chi gia tộc Hoàng thị cũng không hòa thuận, bị vây trong một trạng thái âm thầm đọ sức. Hoàng Tổ dựa vào quan hệ cá nhân thâm sâu giữa y và Lưu Biểu, khiến cho Giang Hạ Hoàng thị chiếm cứ thượng phong trong cuộc chiến tranh giành của lưỡng Hoàng. Hơn nữa Nam Dương Hoàng thị thuộc loại thế gia ngoại lai, cho nên trong lòng Lưu Biểu ít nhiều có thái độ bài xích không phải là người bản địa với Hoàng Trung.
Tuy nhiên Hoàng Trung có uy vọng cao ở trong quân, khiến cho Lưu Biểu cũng không dám khình thị lão. Lão cũng đưa mình trở thành một trong Sáu đại tướng quân Kinh Châu gồm Hoàng Tổ, Văn Sính, Vương Uy, Hoàng Trung, Ngô Cự, Trương Doãn. Hoàng Trung chưởng quản đại doanh một vạn quân đội phía nam Tương Dương.
- Vốn ta tính để Chí Công dạy tiểu tử kia luyện võ, nhưng lại cảm thấy không ổn. Dù sao thì Chí Công là cấp trên của nó, dạy nó không tiện, quan trọng hơn là nó không muốn theo Chí Công học võ. Lần trước ta hỏi nó, cảm giác được nó rất sùng kính ngươi, không biết Hoàng tướng quân có nguyện ý dạy đứa cháu kém cỏi này của ta hay không?
Chí Công mà Lưu Biểu nói tới chính là Vương Uy. Ngày hôm qua Vương Uy viết một phong thư cho Lưu Biểu, khen ngợi biểu hiện ba tháng này của Lưu Cảnh, khen hắn có năng lực thống soái trời sinh, hy vọng Lưu Biểu có thể tiến hành bồi dưỡng Lưu Cảnh, trở thành trụ cột Kinh Châu.
Được Vương Uy khích lệ thật không dễ dàng, hơn nữa Vương Uy là tâm phúc của Lưu Biểu, được ông tín nhiệm nhất, đề nghị của y so với lời khuyên của Lưu Bị càng có sức thuyết phục hơn.
Lưu Biểu suy tính một đêm, quả thật ông cần phải bồi dưỡng thêm cho ba đứa cháu trai của mình, để chúng thay mình trấn thủ tứ phương. Trong ba người thì ông coi trọng Lưu Cảnh hơn cả.
Cho nên sáng sớm hôm nay, Lưu Biểu liên mời Hoàng Trung đêm, hy vọng lão có thể dạy Lưu Cảnh luyện võ.
Kỳ thật từ mấy tháng trước lúc Lưu Cảnh thắng Thái Tiến, Hoàng Trung đã muốn nhận Lưu Cảnh làm đồ đệ, một kiếm cuối cùng của Lưu Cảnh vững như núi lại bình tĩnh để lại cho lão một ấn tượng cực kỳ sâu sắc, thiếu niên bình tĩnh như vậy là lần đầu tiên lão gặp.
Tuy nhiên sau đó Hoàng Trung biết được Lưu Cảnh theo Triệu Vân học võ, lão liền bỏ ý niệm nhận Lưu Cảnh làm đồ đệ trong đầu. Quân tử không đoạt thứ yêu thích của người khác, đây là nguyên tắc làm người nhất quán của Hoàng Trung lão.
Lần này Lưu Biểu để lão dạy Lưu Cảnh học võ, Hoàng Trung cũng rất khó xử. Mặc dù đã biết Lưu Cảnh cũng không hề bái Triệu Vân là sư phụ, nhưng muốn Lưu Cảnh chuyển nhập môn hạ của lão vẫn không quá thực tế, dù sao đây cũng không phải ý nguyện của tự Lưu Cảnh.
Mà thật ra còn có một nguyên nhân khiến Hoàng Trung do dự, chính là Lưu Cảnh năm nay đã mười bảy tuổi, đã trưởng thành, không có Trúc Cơ cải tạo gân cốt nữa. Như thế, hắn sao có thể học được Đoạn Long đao pháp của mình?
Chỉ có điều Lưu Biểu kính nhờ khiến lão không thể cự tuyệt. Hoàng Trung đành phải khom người ôm quyền nói:
- Chủ công có lệnh, mạt tướng Sao dám không theo, chỉ cần Cảnh công tử nguyện ý, mạt tướng bất cứ lúc nào cũng có thể dạy hắn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.