Chương 639: Vượt sông phá vây
Cao Nguyệt
05/01/2018
Thẩm Di nhướn mày, ông ta còn đang muốn điều thuyền ở Long Trung đến, quân sư lại lệnh cho ông ta phái thuyền đi Long Trung.
Cho dù Thẩm Di có chút không tình nguyện nhưng mệnh lệnh của Giả Hủ ông ta không dám không nghe theo. Ông quay đầu lại ra lệnh một gã Nha tướng:
- Chu tướng quân, lập tức dẫn bản bộ tới bến tàu Long Trung đi tuần tra mặt sông.
Nha tướng Chu Tín đáp lại một tiếng, xuống thuyền lớn, dẫn năm mươi chiến thuyền thoát ly trận hình phòng ngự, chạy theo hướng tây đến bến tàu Long Trung cách mấy chục dặm.
Văn Sính dẫn theo năm nghìn binh lính một mạch đuổi theo, quân đội cách con rạch vẫn còn mấy dặm. Từ xa phát hiện phía trước có ánh lửa, trong lòng Văn Sính nghi hoặc, lập tức cử trinh thám lên trước điều tra. Không bao lâu, trinh thám trở về bẩm báo:
- Khởi bẩm tướng quân, là cây cầu lớn trên suối bị quân Tào phóng hoả thiêu huỷ rồi!
Văn Sính sửng sốt, lại ngẩng đầu nhìn về phía nam thăm dò, chỉ thấy ngoài mười mấy dặm mơ hồ cũng có ánh lửa bùng lên, đó là một cây cầu khác cũng bị quân Tào phóng hoả thiêu huỷ. Việc này khiến Văn Sính giận dữ, lập tức ra lệnh:
- Lập tức chặt cây dựng cầu nổi!
Khe suối chỉ rộng có mấy trượng, dùng cây to là có thể trực tiếp bắc cầu qua sông. Hơn trăm tên lính nhanh chóng chặt mười mấy cây liễu rủ bên bờ sông, kéo về phía bờ sông, không ngờ đến bên bờ thì bờ bên kia đột nhiên có một loạt tiếng mõ vang lên, bốn phía dày đặc mũi tên bắn tới. Binh lính không kịp đề phòng, đều trúng tên ngã xuống, binh lính ở đằng sau sợ tới mức quay đầu tháo chạy.
- Tướng quân, bờ bên kia có quân Tào mai phục!
Một tên quân hầu khẩn cấp bẩm báo với Văn Sính.
Tin tức này khiến Văn Sính lập tức cảnh giác. Quân Tào lại có mai phục, ông ngẫm nghĩ một chút, quay đầu lệnh cho thuộc cấp Trương Nham:
- Dẫn một nghìn huynh đệ bắc cầu qua sông, coi chừng đối phương bắn lén!
Trương Nham đáp ứng một tiếng, dẫn một nghìn binh lính đi về phía khe suối bắc cầu. Văn Sính hết sức chăm chú nhìn bờ bên kia. Nếu vẫn có tên tập kích, ông có thể buộc phải vượt sông. Nếu không có động tĩnh gì nữa, ông lại cần đề phòng, có khả năng phía trước có mai phục.
Lúc này, quân Hán lại chặt hơn chục cây đại thụ, bắc qua mặt sông thành một cây cầu nổi cực kỳ thô sơ, nhưng không hề có tên bắn đến nữa, dường như cung thủ quân Tào đều chạy hết rồi. Trương Nham vừa định vượt sông, Văn Sính lập tức lệnh cho người ngăn gã lại. Ông thúc ngựa lên trước nói:
- Đây là kế dụ binh của quân địch, trên đường tất có mai phục, không thể bất cần tiến lên.
Trương Nham không hiểu hỏi:
- Bỉ chức không hiểu, đã không có tên chứng tỏ quân Tào chỉ quấy nhiễu chúng ta vượt sông, chắc hẳn không có mai phục mới đúng, tướng quân sao lại cho rằng có mai phục?
Văn Sính cưởi lạnh một tiếng:
- Phép dụng binh, thực hư hư thực, đối phương là danh tướng Trương Liêu, hắn sao có thể không biết cái khe suối nhỏ khó cản quân ta, hắn lại cố tình đốt cầu, cố ý phái người bắn lén tên chính là để dụ ta qua sông truy kích. Ta nếu nóng vội qua sông, chui vào vòng vây quân địch, đường lui bị cắt đứt, e rằng chúng ta sẽ bị tiêu diệt toàn quân.
- Tướng quân nói rất có lý, không bằng trước tiên cử trinh thám đi dò đường, sau khi không có gì bất thường thì chúng ta qua sông truy kích.
Văn Sính gật gật đầu:
- Được!
Trương Nham lập tức cử mấy tên thám báo đi thăm dò tin tức trước. Văn Sính dẫn năm nghìn quân lại không vội qua sông, kiên nhẫn đợi tin thám báo. Qua nửa canh giờ, một tên thám báo chạy về bẩm báo:
- Trong vòng mười dặm phía trước không có mai phục!
Trong lòng Văn Sính có chút nghi hoặc, lẽ nào mình phán đoán sai sao? Lúc này Trương Nham lại xin chỉ thị:
- Xin hỏi tướng quân có tiếp tục hành quân không?
Văn Sính gật đầu, ra lệnh ngay:
- Quân đội qua sông, tiếp tục hành quân!
Năm nghìn quân Hán vượt qua khe suối, tiếp tục truy kích về phía trước, một mạch truy theo mười mấy dặm. Lúc này Trương Nham chạy tới bẩm báo:
- Khởi bẩm tướng quân, tình hình có chút bất thưởng. Thám báo bỉ chức cử đi đều mất tích rồi, không thấy quay về.
Văn Sính cả kinh, vội ghìm chặt chiến mã, nhìn về bốn phía. Bọn họ đã tiến vào vùng núi Long Trung, phía trước ngoài hai dặm là trấn Long Trung, tứ phía đều là cao sơn cùng cốc, rất dễ bị địch mai phục. Ông lập tức ý thức được sự bất ổn, liền ra lệnh:
- Mau hồi quân!
Vừa dứt lời, chỉ nghe hai bên trong thung lũng tiếng trống vang dội, lửa cháy tứ phía, hai nhánh quân từ hai bên phải trái thung lung giết đi ra, trong bóng tối nhìn không rõ số lượng người có bao nhiêu, trong ánh lửa chỉ thấy một viên đại tướng vung thương lao ra, chính là đại tướng quân Tào Lý Điển.
Quân đội của Văn Sính hành quân kéo dài thành vào dặm, nhất thời không kịp tụ lại ứng chiến, lập tức bị quân Tào một đánh hai. Đội quân của Văn Sính lập tức náo loạn, Văn Sính vội vàng hô lớn với Trương Nham:
- Ổn định quân đội, phá vây quay về Tương Dương!
Ông vung liễu diệp đại đao lên, thúc ngựa hướng về phía Lý Điển, hét lớn một tiếng:
- Tặc tướng, nhận một đao của ta!
Trước mặt là một đao bổ tới, đao thế cực kỳ linh hoạt, sắc bén. Lý Điển cũng hét lớn một tiếng, vung thương nghênh chiến. Hai người chiến mã lần lượt giao nhau, cùng chiến đấu kịch liệt trên đường.
Văn Sính võ nghệ cao cường, từng là một trong ba mãngh tướng dưới tay Lưu Biểu. Về sau lại liệt vào một trong năm hổ tướng của Kinh Châu, mãi đến khi Mã Siêu và Bàng Đức đầu hàng, Văn Sính mới rút khỏi ngũ hổ tướng. Lý Điển cũng là danh tướng của Tào Tháo, văn võ song toàn, rất có mưu lược, kế sách đoạn cầu dụ binh là sự sắp xếp của gã, cuối cùng dụ được Văn Sính đến.
Nhưng về võ nghệ thì Lý Điển lại yếu hơn những người như Vu Cấm, Trương Liêu, cũng thua hơn Văn Sính một bậc. Hai người kịch chiến hai mươi mấy hiệp, Lý Điển dần dần không chống đỡ nổi, gã lợi dụng sơ hở điều ngựa thối lui khỏi vòng kịch chiến, thúc ngựa bại lui về hướng tây. Gã tháo chạy khiến cho thế công của quân Tào lập tức giảm đi vài phần.
Văn Sính nắm lấy cơ hội này, hô lớn:
- Các huynh đệ, phá vây ra ngoài!
Lúc này Trương Nham đã ổn định được tinh thần và trận hình quân Hán. Bọn họ dưới sự dẫn đầu của Văn Sính, một loạt hăng hái phá vòng vây của quân Tào, nhanh chóng lui về hướng thành Tương Dương. Lúc này, Lý Điển lại lao lên, gã thấy quân Hán đã tháo chạy liền không đuổi theo nữa, dẫn quân chạy về hướng bến tàu Long Trung.
Bến tàu Long Trung nhỏ bằng nửa bến tàu Tương Dương. Bờ bên kia là huyện Đặng. Cả vùng này địa thế bằng phẳng, cho dù không ở trên bến tàu thì cũng hoàn toàn có thể vượt sông, có thể lợi dụng bờ sông rộng mấy dặm, do quân Tào chủ yếu tập trung ở vùng Tương Phàn, do đó mặt sông Long Trung không phải là trọng điểm chiến thuyền quân Hán tuần phòng, chỉ có không đến hai mươi chiến thuyền.
Chiến thuyền chủ yếu là phòng ngự bờ bắc, vùng giáp bờ nam gần như không có chiến thuyền tuần tra. Quân của Trương Liêu đã dừng chân cách bến tàu khoảng một dặm. Binh lính thổi đủ bè da dê, rất nhanh hàng nghìn bè da dê đã chuẩn bị sẵn sàng.
Lúc này, một tên trinh thám chạy tới bẩm báo:
- Khởi bẩm tướng quân, trên sông gần bờ nam không có chiến thuyền quân địch, vùng bờ bắc có.
Trương Liêu lo chiến thuyền của quân Tương Dương đuổi kịp đến, y lập tức hạ lệnh:
- Xuất phát vượt sông!
Hơn hai vạn quân Tào khiêng bè da dê trùng trùng điệp điệp đi xông về phía bờ sông, từng chiếc bè được thả xuống sông. Binh lính ùn ùn nhảy lên bè, theo chế độ của quân Tào, mười người một bè, như vậy có Thập trưởng dẫn đầu để tiện chỉ huy và phân công, bốn tên lính dùng mái chèo gỗ rạch nước, sáu tên còn lại giương cung nỏ phụ trách việc cảnh giới bốn phía.
Chỉ trong chốc lát, trên sông xuất hiện chi chít hơn nghìn chiếc bè da dê, ra sức chèo sang bờ đối diện. Từ chỗ cao nhìn xuống, chỉ thấy vô số những chấm đen nhỏ trôi nổi trên mặt sông, thanh thế to lớn, đồ sộ.
Lúc này đã là canh tư, bóng đêm nặng nề, trên sông một mảng đen kịt, tiết xuân se lạnh, gió táp thấu xương. Chiến thuyền của quân Hán cuối cùng phát hiện sự bất thường ở bờ nam, hơn hai mươi chiến thuyền quay đầu chèo về phía nam mặt sông.
Chiến thuyền quân Hán trên sông Long Trung chủ yếu là chiến thuyền năm trăm thạch, cũng có chiến thuyền ngàn thạch, do một tên quân hầu thống soái. Gã nhìn thấy tình thế nguy hiểm, lập tức lệnh người chạy về Tương Dương cầu viện.
- Đụng ngã bọn chúng!
Quân hầu quân Hán lớn tiếng ra lệnh, tiếng trống trận thùng thùng vang lên trên mặt sông. Hơn hai mươi chiến thuyền quân Hán nhanh chóng xông tới đâm vào quân Tào. Khi thuyền gần đến gần, quân Tào trên bè da dê tới tấp giương cung bắn tên. Tên bay trên mặt sông như mưa, bắn vào những chiếc thuyền địch đang đâm tới.
- Ầm!
Một tiếng nổ lớn, một chiếc thuyền cầm đầu hung hăng đâm vào một chiếc bè da dê, tạo nên một con sóng lớn lật ngược cái bè. Trong một loạt tiếng kinh hô, mười tên lính Tào tới tấp rơi xuống nước, hoảng sợ scầu cứu.
Chiến thuyền không chút để ý, lại đón đầu một chiếc bè khác mà đâm. Chiến thuyền tuy chỉ to khoảng năm trăm thạch nhưng đối đầu với bè da dê vẫn có vẻ to lớn hơn, lực lượng cách xa nhưng về số lượng lại nhỏ hơn nhiều so với bè da dê nghìn thạch. Cho dù chiến thuyền đâm va lung tung trên mặt sông nhưng số lượng vẫn là ít quá, bè da dê của quân Tào xông qua phong toả Hán Thuỷ càng nhiều, vượt qua sông Hán Thuỷ.
Trương Liêu ở phía sau đội ngũ. Y muốn đợi quân của Lý Điển đuổi tới. Lúc này có binh lính đến báo, quân của Lý Điển đã qua trấn Long Trung, đang hăng hái đuổi tới bến tàu này. Lúc này Trương Liêu mới lên một cái bè da dê loại to ra, trên bè có năm mươi thân bình và hai chiến mã của y. Binh lính ra sức chèo thuyền, chèo về bờ đối diện.
Nhưng chính vào lúc này, xa xa trên mặt sông vọng lại tiếng kèn, “Ô…”, tiếng kèn vang vọng trên sông, tiếp sau đó là tiếng trống ù ù, bóng dáng mười mấy chiến thuyền của quân Hán hiện ra trên mặt sông. Đây là chiến thuyền mà thủ lĩnh Hán Thuỷ là Thẩm Di cử đến trợ giúp Long Trung, khoảng hơn năm mươi, bọn họ cũng biết có quân tình ở Long Trung, đang nhanh chóng đi về phía tây.
Lúc này, quân Tào còn có một nửa vẫn chưa vượt sông. Sắc mặt Trương Liêu biến đổi, lập tức ra lệnh:
- Mệnh lệnh hộ vệ quân nghênh chiến!
Trương Liêu ở Uyển Thành cũng huấn luyện một nhóm thuỷ quân Nam Dương hai nghìn người, so sánh với binh lính phương bắc, bọn họ am hiểu kỹ năng bơi hơn, có thể tác chiến trên sông. Trong kế hoạch vượt sông, Trương Liêu không hề suy tính việc thuỷ chiến với quân Hán Thuỷ, chỉ muốn mau chóng vượt sông, nhưng lúc này viện binh Hán Thuỷ tới, khiến y không thể không thay đổi kế hoạch.
“Tùng…tùng…tùng!”
Tiếng trống trận của quân Tào cũng gióng lên, kịch liệt nhưng lại có tiết tấu vang vọng trên mặt sông. Đây là mệnh lệnh xuất trận. Hai trăm chiếc bè da dê hộ vệ đang vượt sông bắt đầu nhanh chóng tập hợp, nghênh chiến với những chiếc chiến thuyền của quân Hán đang lao tới.
Nha tướng quân Hán là Chu Tín, lúc đầu ở Giang Lăng chính là gã bắt được Quan Vũ, cũng do đó từ Quân hầu được thăng làm Nha tướng. Sự thiện chiến dũng mãnh của gã chiếm được sự tán thưởng của Cam Ninh, đặc biệt cho gã làm phó tướng của Thẩm Di. Chu Tín là người sinh trưởng ở miền nam, trước nay chưa từng nhìn thấy bè da dê. Gã cũng có chút ngạc nhiên, nhưng lúc này, hai chiếc thuyền kỳ quái của quân Tào từ bốn phương tám hướng lao tới đội thuyền của gã, mũi tên trên mặt sông bắn như mưa, không ít binh lính trúng tên, gã không dám khinh địch, hạ lệnh:
- Dùng pháo đá công kích!
Pháo đá cũng chính là máy bắn đá, quân Tào gọi là Phích lịch pháo, giống một cái nỏ lớn, bắn những viên đá đi. Nó nhỏ hơn máy ném đá, bắn nhiều nhất cũng được hơn năm mươi bước, nhưng ưu thế của nó chính là khá chính xác, đặc biệt thích hợp sử dụng trên thuyền.
Chiến thuyền do Chu Tín dẫn đầu khác với thuyền tuần tra Long Trung, ít nhất một nửa là chiến thuyền chủ lực ngàn thạch, phần lớp lắp pháo đá. Theo tiếng bắn đá “Phịch!” vọng trên mặt sông, từng viên đá lớn hơn mười cân được ném tới bè da dê.
- Ầm!
Tiếng động cực lớn, một tảng đá to đập trúng một chiếc bè da dê, mấy tên lính Tào bị đập trúng, phát ra tiếng kêu thảm thiết, ngã từ bè da dê xuống nước, thuyền lớn theo đó đâm đến, đâm lật bè da dê. Hơn năm mươi chiến thuyền quân Hán vô cùng sắc bén, liền lúc đâm lật mười mấy chiếc bè. Trên mặt sông, chỗ nào cũng là binh lính quân Tào bị ngã xuống nước đang cầu cứu.
Nhưng sự phản kích mãnh liệt của quân Tào cũng khiến chiến thuyền quân Hán bị tổn hại nặng nề. Mấy chiếc bè da dê vây lấy một chiến thuyền ngàn thạch, binh lính quân Tào trên bè đem những bình gốm chất đầy dầu hoả ném sang thuyền lớn, dùng hoả tiễn đốt dầu hoả, thuyền lớn bắt đầu bị thiêu cháy mạnh, nhanh chóng bị lửa lớn nuốt chửng.
Quân Tào bắt chước làm theo, liên tiếp đốt cháy tám chiếc thuyền của quân Hán. Trên mặt sông lửa cháy ngút trời, khói đặc cuồn cuộn. Trên sông hai bên đang kịch chiến, vô số binh lính quân Tào liều mạng chèo thuyền, bè da dê dày đặc đang chèo sang bờ bên kia trong cơn sóng lớn.
Nhưng rất nhiều quân Tào bị ngã xuống nước cũng tìm được cách cứu mạng. Bọn họ dùng dao cắt dây thừng trên bè da dê, ôm một túi da dê bơm đầy khí, ra sức bơi sang bờ bên kia.
Cho dù Thẩm Di có chút không tình nguyện nhưng mệnh lệnh của Giả Hủ ông ta không dám không nghe theo. Ông quay đầu lại ra lệnh một gã Nha tướng:
- Chu tướng quân, lập tức dẫn bản bộ tới bến tàu Long Trung đi tuần tra mặt sông.
Nha tướng Chu Tín đáp lại một tiếng, xuống thuyền lớn, dẫn năm mươi chiến thuyền thoát ly trận hình phòng ngự, chạy theo hướng tây đến bến tàu Long Trung cách mấy chục dặm.
Văn Sính dẫn theo năm nghìn binh lính một mạch đuổi theo, quân đội cách con rạch vẫn còn mấy dặm. Từ xa phát hiện phía trước có ánh lửa, trong lòng Văn Sính nghi hoặc, lập tức cử trinh thám lên trước điều tra. Không bao lâu, trinh thám trở về bẩm báo:
- Khởi bẩm tướng quân, là cây cầu lớn trên suối bị quân Tào phóng hoả thiêu huỷ rồi!
Văn Sính sửng sốt, lại ngẩng đầu nhìn về phía nam thăm dò, chỉ thấy ngoài mười mấy dặm mơ hồ cũng có ánh lửa bùng lên, đó là một cây cầu khác cũng bị quân Tào phóng hoả thiêu huỷ. Việc này khiến Văn Sính giận dữ, lập tức ra lệnh:
- Lập tức chặt cây dựng cầu nổi!
Khe suối chỉ rộng có mấy trượng, dùng cây to là có thể trực tiếp bắc cầu qua sông. Hơn trăm tên lính nhanh chóng chặt mười mấy cây liễu rủ bên bờ sông, kéo về phía bờ sông, không ngờ đến bên bờ thì bờ bên kia đột nhiên có một loạt tiếng mõ vang lên, bốn phía dày đặc mũi tên bắn tới. Binh lính không kịp đề phòng, đều trúng tên ngã xuống, binh lính ở đằng sau sợ tới mức quay đầu tháo chạy.
- Tướng quân, bờ bên kia có quân Tào mai phục!
Một tên quân hầu khẩn cấp bẩm báo với Văn Sính.
Tin tức này khiến Văn Sính lập tức cảnh giác. Quân Tào lại có mai phục, ông ngẫm nghĩ một chút, quay đầu lệnh cho thuộc cấp Trương Nham:
- Dẫn một nghìn huynh đệ bắc cầu qua sông, coi chừng đối phương bắn lén!
Trương Nham đáp ứng một tiếng, dẫn một nghìn binh lính đi về phía khe suối bắc cầu. Văn Sính hết sức chăm chú nhìn bờ bên kia. Nếu vẫn có tên tập kích, ông có thể buộc phải vượt sông. Nếu không có động tĩnh gì nữa, ông lại cần đề phòng, có khả năng phía trước có mai phục.
Lúc này, quân Hán lại chặt hơn chục cây đại thụ, bắc qua mặt sông thành một cây cầu nổi cực kỳ thô sơ, nhưng không hề có tên bắn đến nữa, dường như cung thủ quân Tào đều chạy hết rồi. Trương Nham vừa định vượt sông, Văn Sính lập tức lệnh cho người ngăn gã lại. Ông thúc ngựa lên trước nói:
- Đây là kế dụ binh của quân địch, trên đường tất có mai phục, không thể bất cần tiến lên.
Trương Nham không hiểu hỏi:
- Bỉ chức không hiểu, đã không có tên chứng tỏ quân Tào chỉ quấy nhiễu chúng ta vượt sông, chắc hẳn không có mai phục mới đúng, tướng quân sao lại cho rằng có mai phục?
Văn Sính cưởi lạnh một tiếng:
- Phép dụng binh, thực hư hư thực, đối phương là danh tướng Trương Liêu, hắn sao có thể không biết cái khe suối nhỏ khó cản quân ta, hắn lại cố tình đốt cầu, cố ý phái người bắn lén tên chính là để dụ ta qua sông truy kích. Ta nếu nóng vội qua sông, chui vào vòng vây quân địch, đường lui bị cắt đứt, e rằng chúng ta sẽ bị tiêu diệt toàn quân.
- Tướng quân nói rất có lý, không bằng trước tiên cử trinh thám đi dò đường, sau khi không có gì bất thường thì chúng ta qua sông truy kích.
Văn Sính gật gật đầu:
- Được!
Trương Nham lập tức cử mấy tên thám báo đi thăm dò tin tức trước. Văn Sính dẫn năm nghìn quân lại không vội qua sông, kiên nhẫn đợi tin thám báo. Qua nửa canh giờ, một tên thám báo chạy về bẩm báo:
- Trong vòng mười dặm phía trước không có mai phục!
Trong lòng Văn Sính có chút nghi hoặc, lẽ nào mình phán đoán sai sao? Lúc này Trương Nham lại xin chỉ thị:
- Xin hỏi tướng quân có tiếp tục hành quân không?
Văn Sính gật đầu, ra lệnh ngay:
- Quân đội qua sông, tiếp tục hành quân!
Năm nghìn quân Hán vượt qua khe suối, tiếp tục truy kích về phía trước, một mạch truy theo mười mấy dặm. Lúc này Trương Nham chạy tới bẩm báo:
- Khởi bẩm tướng quân, tình hình có chút bất thưởng. Thám báo bỉ chức cử đi đều mất tích rồi, không thấy quay về.
Văn Sính cả kinh, vội ghìm chặt chiến mã, nhìn về bốn phía. Bọn họ đã tiến vào vùng núi Long Trung, phía trước ngoài hai dặm là trấn Long Trung, tứ phía đều là cao sơn cùng cốc, rất dễ bị địch mai phục. Ông lập tức ý thức được sự bất ổn, liền ra lệnh:
- Mau hồi quân!
Vừa dứt lời, chỉ nghe hai bên trong thung lũng tiếng trống vang dội, lửa cháy tứ phía, hai nhánh quân từ hai bên phải trái thung lung giết đi ra, trong bóng tối nhìn không rõ số lượng người có bao nhiêu, trong ánh lửa chỉ thấy một viên đại tướng vung thương lao ra, chính là đại tướng quân Tào Lý Điển.
Quân đội của Văn Sính hành quân kéo dài thành vào dặm, nhất thời không kịp tụ lại ứng chiến, lập tức bị quân Tào một đánh hai. Đội quân của Văn Sính lập tức náo loạn, Văn Sính vội vàng hô lớn với Trương Nham:
- Ổn định quân đội, phá vây quay về Tương Dương!
Ông vung liễu diệp đại đao lên, thúc ngựa hướng về phía Lý Điển, hét lớn một tiếng:
- Tặc tướng, nhận một đao của ta!
Trước mặt là một đao bổ tới, đao thế cực kỳ linh hoạt, sắc bén. Lý Điển cũng hét lớn một tiếng, vung thương nghênh chiến. Hai người chiến mã lần lượt giao nhau, cùng chiến đấu kịch liệt trên đường.
Văn Sính võ nghệ cao cường, từng là một trong ba mãngh tướng dưới tay Lưu Biểu. Về sau lại liệt vào một trong năm hổ tướng của Kinh Châu, mãi đến khi Mã Siêu và Bàng Đức đầu hàng, Văn Sính mới rút khỏi ngũ hổ tướng. Lý Điển cũng là danh tướng của Tào Tháo, văn võ song toàn, rất có mưu lược, kế sách đoạn cầu dụ binh là sự sắp xếp của gã, cuối cùng dụ được Văn Sính đến.
Nhưng về võ nghệ thì Lý Điển lại yếu hơn những người như Vu Cấm, Trương Liêu, cũng thua hơn Văn Sính một bậc. Hai người kịch chiến hai mươi mấy hiệp, Lý Điển dần dần không chống đỡ nổi, gã lợi dụng sơ hở điều ngựa thối lui khỏi vòng kịch chiến, thúc ngựa bại lui về hướng tây. Gã tháo chạy khiến cho thế công của quân Tào lập tức giảm đi vài phần.
Văn Sính nắm lấy cơ hội này, hô lớn:
- Các huynh đệ, phá vây ra ngoài!
Lúc này Trương Nham đã ổn định được tinh thần và trận hình quân Hán. Bọn họ dưới sự dẫn đầu của Văn Sính, một loạt hăng hái phá vòng vây của quân Tào, nhanh chóng lui về hướng thành Tương Dương. Lúc này, Lý Điển lại lao lên, gã thấy quân Hán đã tháo chạy liền không đuổi theo nữa, dẫn quân chạy về hướng bến tàu Long Trung.
Bến tàu Long Trung nhỏ bằng nửa bến tàu Tương Dương. Bờ bên kia là huyện Đặng. Cả vùng này địa thế bằng phẳng, cho dù không ở trên bến tàu thì cũng hoàn toàn có thể vượt sông, có thể lợi dụng bờ sông rộng mấy dặm, do quân Tào chủ yếu tập trung ở vùng Tương Phàn, do đó mặt sông Long Trung không phải là trọng điểm chiến thuyền quân Hán tuần phòng, chỉ có không đến hai mươi chiến thuyền.
Chiến thuyền chủ yếu là phòng ngự bờ bắc, vùng giáp bờ nam gần như không có chiến thuyền tuần tra. Quân của Trương Liêu đã dừng chân cách bến tàu khoảng một dặm. Binh lính thổi đủ bè da dê, rất nhanh hàng nghìn bè da dê đã chuẩn bị sẵn sàng.
Lúc này, một tên trinh thám chạy tới bẩm báo:
- Khởi bẩm tướng quân, trên sông gần bờ nam không có chiến thuyền quân địch, vùng bờ bắc có.
Trương Liêu lo chiến thuyền của quân Tương Dương đuổi kịp đến, y lập tức hạ lệnh:
- Xuất phát vượt sông!
Hơn hai vạn quân Tào khiêng bè da dê trùng trùng điệp điệp đi xông về phía bờ sông, từng chiếc bè được thả xuống sông. Binh lính ùn ùn nhảy lên bè, theo chế độ của quân Tào, mười người một bè, như vậy có Thập trưởng dẫn đầu để tiện chỉ huy và phân công, bốn tên lính dùng mái chèo gỗ rạch nước, sáu tên còn lại giương cung nỏ phụ trách việc cảnh giới bốn phía.
Chỉ trong chốc lát, trên sông xuất hiện chi chít hơn nghìn chiếc bè da dê, ra sức chèo sang bờ đối diện. Từ chỗ cao nhìn xuống, chỉ thấy vô số những chấm đen nhỏ trôi nổi trên mặt sông, thanh thế to lớn, đồ sộ.
Lúc này đã là canh tư, bóng đêm nặng nề, trên sông một mảng đen kịt, tiết xuân se lạnh, gió táp thấu xương. Chiến thuyền của quân Hán cuối cùng phát hiện sự bất thường ở bờ nam, hơn hai mươi chiến thuyền quay đầu chèo về phía nam mặt sông.
Chiến thuyền quân Hán trên sông Long Trung chủ yếu là chiến thuyền năm trăm thạch, cũng có chiến thuyền ngàn thạch, do một tên quân hầu thống soái. Gã nhìn thấy tình thế nguy hiểm, lập tức lệnh người chạy về Tương Dương cầu viện.
- Đụng ngã bọn chúng!
Quân hầu quân Hán lớn tiếng ra lệnh, tiếng trống trận thùng thùng vang lên trên mặt sông. Hơn hai mươi chiến thuyền quân Hán nhanh chóng xông tới đâm vào quân Tào. Khi thuyền gần đến gần, quân Tào trên bè da dê tới tấp giương cung bắn tên. Tên bay trên mặt sông như mưa, bắn vào những chiếc thuyền địch đang đâm tới.
- Ầm!
Một tiếng nổ lớn, một chiếc thuyền cầm đầu hung hăng đâm vào một chiếc bè da dê, tạo nên một con sóng lớn lật ngược cái bè. Trong một loạt tiếng kinh hô, mười tên lính Tào tới tấp rơi xuống nước, hoảng sợ scầu cứu.
Chiến thuyền không chút để ý, lại đón đầu một chiếc bè khác mà đâm. Chiến thuyền tuy chỉ to khoảng năm trăm thạch nhưng đối đầu với bè da dê vẫn có vẻ to lớn hơn, lực lượng cách xa nhưng về số lượng lại nhỏ hơn nhiều so với bè da dê nghìn thạch. Cho dù chiến thuyền đâm va lung tung trên mặt sông nhưng số lượng vẫn là ít quá, bè da dê của quân Tào xông qua phong toả Hán Thuỷ càng nhiều, vượt qua sông Hán Thuỷ.
Trương Liêu ở phía sau đội ngũ. Y muốn đợi quân của Lý Điển đuổi tới. Lúc này có binh lính đến báo, quân của Lý Điển đã qua trấn Long Trung, đang hăng hái đuổi tới bến tàu này. Lúc này Trương Liêu mới lên một cái bè da dê loại to ra, trên bè có năm mươi thân bình và hai chiến mã của y. Binh lính ra sức chèo thuyền, chèo về bờ đối diện.
Nhưng chính vào lúc này, xa xa trên mặt sông vọng lại tiếng kèn, “Ô…”, tiếng kèn vang vọng trên sông, tiếp sau đó là tiếng trống ù ù, bóng dáng mười mấy chiến thuyền của quân Hán hiện ra trên mặt sông. Đây là chiến thuyền mà thủ lĩnh Hán Thuỷ là Thẩm Di cử đến trợ giúp Long Trung, khoảng hơn năm mươi, bọn họ cũng biết có quân tình ở Long Trung, đang nhanh chóng đi về phía tây.
Lúc này, quân Tào còn có một nửa vẫn chưa vượt sông. Sắc mặt Trương Liêu biến đổi, lập tức ra lệnh:
- Mệnh lệnh hộ vệ quân nghênh chiến!
Trương Liêu ở Uyển Thành cũng huấn luyện một nhóm thuỷ quân Nam Dương hai nghìn người, so sánh với binh lính phương bắc, bọn họ am hiểu kỹ năng bơi hơn, có thể tác chiến trên sông. Trong kế hoạch vượt sông, Trương Liêu không hề suy tính việc thuỷ chiến với quân Hán Thuỷ, chỉ muốn mau chóng vượt sông, nhưng lúc này viện binh Hán Thuỷ tới, khiến y không thể không thay đổi kế hoạch.
“Tùng…tùng…tùng!”
Tiếng trống trận của quân Tào cũng gióng lên, kịch liệt nhưng lại có tiết tấu vang vọng trên mặt sông. Đây là mệnh lệnh xuất trận. Hai trăm chiếc bè da dê hộ vệ đang vượt sông bắt đầu nhanh chóng tập hợp, nghênh chiến với những chiếc chiến thuyền của quân Hán đang lao tới.
Nha tướng quân Hán là Chu Tín, lúc đầu ở Giang Lăng chính là gã bắt được Quan Vũ, cũng do đó từ Quân hầu được thăng làm Nha tướng. Sự thiện chiến dũng mãnh của gã chiếm được sự tán thưởng của Cam Ninh, đặc biệt cho gã làm phó tướng của Thẩm Di. Chu Tín là người sinh trưởng ở miền nam, trước nay chưa từng nhìn thấy bè da dê. Gã cũng có chút ngạc nhiên, nhưng lúc này, hai chiếc thuyền kỳ quái của quân Tào từ bốn phương tám hướng lao tới đội thuyền của gã, mũi tên trên mặt sông bắn như mưa, không ít binh lính trúng tên, gã không dám khinh địch, hạ lệnh:
- Dùng pháo đá công kích!
Pháo đá cũng chính là máy bắn đá, quân Tào gọi là Phích lịch pháo, giống một cái nỏ lớn, bắn những viên đá đi. Nó nhỏ hơn máy ném đá, bắn nhiều nhất cũng được hơn năm mươi bước, nhưng ưu thế của nó chính là khá chính xác, đặc biệt thích hợp sử dụng trên thuyền.
Chiến thuyền do Chu Tín dẫn đầu khác với thuyền tuần tra Long Trung, ít nhất một nửa là chiến thuyền chủ lực ngàn thạch, phần lớp lắp pháo đá. Theo tiếng bắn đá “Phịch!” vọng trên mặt sông, từng viên đá lớn hơn mười cân được ném tới bè da dê.
- Ầm!
Tiếng động cực lớn, một tảng đá to đập trúng một chiếc bè da dê, mấy tên lính Tào bị đập trúng, phát ra tiếng kêu thảm thiết, ngã từ bè da dê xuống nước, thuyền lớn theo đó đâm đến, đâm lật bè da dê. Hơn năm mươi chiến thuyền quân Hán vô cùng sắc bén, liền lúc đâm lật mười mấy chiếc bè. Trên mặt sông, chỗ nào cũng là binh lính quân Tào bị ngã xuống nước đang cầu cứu.
Nhưng sự phản kích mãnh liệt của quân Tào cũng khiến chiến thuyền quân Hán bị tổn hại nặng nề. Mấy chiếc bè da dê vây lấy một chiến thuyền ngàn thạch, binh lính quân Tào trên bè đem những bình gốm chất đầy dầu hoả ném sang thuyền lớn, dùng hoả tiễn đốt dầu hoả, thuyền lớn bắt đầu bị thiêu cháy mạnh, nhanh chóng bị lửa lớn nuốt chửng.
Quân Tào bắt chước làm theo, liên tiếp đốt cháy tám chiếc thuyền của quân Hán. Trên mặt sông lửa cháy ngút trời, khói đặc cuồn cuộn. Trên sông hai bên đang kịch chiến, vô số binh lính quân Tào liều mạng chèo thuyền, bè da dê dày đặc đang chèo sang bờ bên kia trong cơn sóng lớn.
Nhưng rất nhiều quân Tào bị ngã xuống nước cũng tìm được cách cứu mạng. Bọn họ dùng dao cắt dây thừng trên bè da dê, ôm một túi da dê bơm đầy khí, ra sức bơi sang bờ bên kia.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.