Chương 5: Nhà giam tại Du-Ráp
Nam Quân
18/04/2017
Á Minh vui vẻ vì có dịp được giúp bạn, sốt sắng đưa Việt Kim tới tòa đại sảnh, trụ sở Nội các của chính phủ Du-Ráp.
Vây quanh tòa nhà chính đồ sộ, là những kiến trúc tròn bằng đá trắng, cao vút, chóp hình cầu tròn như những trái banh khổng lồ sơn màu vàng, xanh lấp lánh dưới tia nắng mặt trời.
Một lá cờ Du-Ráp rất lớn bay phấp phới giữa mặt trước tòa dinh thự và nhiều cờ nhỏ hơn trên chóp các mái nhà tròn, những tháp canh, màu sắc sặc sỡ như những chiếc za-đa muôn màu.
Á Minh ghé vào tai Việt Kim:
- Chúng mình đi lối sau, gần văn phòng của ba em hơn, chị Kim!
Bên trong đại sảnh mát rượi, khác hẳn bên ngoài nắng lớn oi bức. Rất nhiều quạt trần thòng xuống thật thấp, thong thả quay cánh khua động không khí nhẹ lâng lâng.
Việt Kim mạnh bạo bước chân trên sàn gạch bông bóng loáng, tiến thẳng tới mục tiêu: cái bàn giấy vĩ đại như một cái sập bằng gỗ gụ thiết trí nơi cuối phòng. Á Minh bước theo, đưa nhanh tay giữ bạn lại:
- Chị Kim! Văn phòng Na-Dép, bí thư của ba em đó! Lão này hách ghê lắm. Ngay đến cả em, nếu muốn gặp ba, em cũng phải bảo tùy phái vào báo cho ông ta biết trước đấy! Coi chừng! Em vẫn ngán cái ông này quá!
Thường ngày Việt Kim rất nghiêm trang, vậy mà khi ngó thấy ông Bí thư Na-Dép, cũng suýt bật phì cười nếu em không kìm lại kịp. Quả thật, nụ cười xã giao giả tạo của nhân vật tên Na-Dép phô hàm răng có thể nói là trắng... nhất thế giới. Bên trên hàm răng trắng phát ngán ấy là một bộ râu rất kỳ quái. Đen nhánh, bẹt dí như dán sát vào da, dài có tới mười phân, nguệch ra hai bên mép rồi cong vút vòng lên lỗ mũi, như hai cái sừng trâu nhọn hoắt. Thân hình nhỏ thó của Na-Dép nhẩy tưng tưng, cúi rạp xuống vô cùng trịnh trọng:
- Xin chào, xin chào, xin chào hai cô đã quá bộ tới văn phòng của Na-Dép! H..ừ..m! Na-Dép, vị Tổng bí thư, Tổng bí thư thân tín của Thủ tướng A Ba Lư-hà-Sa!
Giọng nói của búp bê Á Minh chẳng có vẻ "búp bê" chút nào. Nó sắc lạnh, nghiêm nghị như giọng nói của người lớn, bề trên:
- À thôi đủ rồi! Ông Na-Dép! Có tôi đây, ông khỏi cần phải dài dòng giới thiệu trịnh trọng quá như vậy! Ba tôi đâu! Tôi có việc cần gặp người ngay bây giờ.
Âm thanh câu nói của Á Minh nghe ngắn gọn, dõng dạc như một vị nữ tướng ra lệnh. Nó khác hẳn cái giọng nói nhõng nhẽo của cô thiếu nữ búp bê hôm trước.
Na-Dép cũng nghiêm nghị không kém. Y ngả đầu:
- Vị Thủ tướng đáng kính, ba của cô, sáng nay bận nhiều việc lắm. Không lúc nào người rời khỏi ống điện thoại hết. Và tôi có nhiệm vụ phải coi sóc trong ngoài để tránh cho người khỏi bị quấy rộn.
Á Minh đứng ngay người, trừng mặt, rít qua kẽ răng:
- Việc của tôi cần lắm!
Tổng bí thư Na-Dép cũng không vừa. Y giương đôi mắt ngó ngay mặt Á Minh, tia nhìn ánh lên chút phẫn nộ, hai đầu nhọn cong của bộ râu "sừng trâu" rung rung rất quái dị:
- Cần hay không là do Tổng bí thư Na-Dép xét định!
Á Minh giận run lên, dậm dậm hai chân mang giầy đế da nghe lộp cộp. Em cất giọng ra lệnh chứ không nói chuyện ôn hòa nữa:
- Ông kêu điện thoại cho ba tôi ngay lập tức đi! Mau lên!
Na-Dép nhấc nhanh ống điện thoại, cất tiếng nói như thét. Và ông ta mỉm cười, hình như có vẻ thú vị khi được các tay thuộc hạ trả lời một cách cung kính với "thượng cấp tối cao"... Tổng bí thư của Thủ tướng.
Na-Dép gác ống nói, nhìn Á Minh, dịu giọng:
- Hai cô hiểu giùm cho! Tôi đã quay gọi đủ khắp các văn phòng mà không được gặp Thủ tướng!
Rồi chợt bắt gặp tia mắt của Á Minh quắc lên, ông ta lại vội vã:
- Thôi được, được! Để tôi quay một lần cuối cùng nữa xem sao!
Đoạn ông ta quơ tay gạt nhanh đống giấy tờ bừa bãi trên bàn giấy để nắm lấy ống điện thoại. Tia mắt sắc bén của Việt Kim thoáng trông thấy một vật gì nhỏ bằng kim khí sáng lấp lánh và tai em nghe rõ tiếng lách cách phát ra khi vật ấy bị xô đẩy nhẹ trên mặt bàn. Mấy tờ giấy theo đầu ngón tay của Na-Dép lại che kín cái vật đó rất nhanh. Nhanh ghê lắm! Nhưng cũng đã đủ để Việt Kim nhận ra cái vật sáng lấp lánh đó... giống hệt cái khuy áo em đã lượm được bữa đi chơi chợ... và giống hệt cái nút đính trên tà áo măng tô của bà Phan Hoàng Mỹ nơi bức hình in trên tờ nhật báo.
Nhanh như chớp và dẻo quẹo như cần cổ một con rắn độc, bàn tay Na-Dép chộp lẹ chiếc khuy kỳ lạ. Rồi cái bàn tay ấy vẫn bất động mà cái khuy đã biến đâu mất như trong một màn trình diễn ảo thuật. Đồng thời ông Tổng bí thư hét lớn vào ống nói như có ý lấp liếm.
Việt Kim bất giác cau cặp chân mày.
Việc cái khuy lạ xuất hiện rồi chợt biến mất quá nhanh như thế khiến em bâng khuâng tự hỏi chẳng hiểu mình tỉnh hay mơ. Và điều khó hiểu này liệu Việt Kim có dám đột ngột hỏi thẳng cái ông Tổng bí thư "hách sì sằng" này không. Ấy là chưa kể đến khía cạnh chính ông ta có ý muốn dấu biệt chiếc khuy đó đi và ngó cái bộ mặt râu vểnh, xem chừng cũng không có một điểm nào có thể tín nhiệm được cả.
Na-Dép lại mỉm một nụ cười xã giao giả dối, tay gác ống nghe lên máy:
- Rất tiếc thưa hai cô! Không hy vọng gặp được Thủ tướng sáng nay đâu hai cô à!
Đoạn, tia nhìn khó hiểu của ông ngó Việt Kim, hai ngón tay giơ ra một cái hộp gì hình tròn, mạ vàng óng ánh:
- Hai cô coi cái này có đẹp không?
Hai ngón tay bóp khẽ một cái: một lưỡi kiếm nhỏ xíu mỏng như lá lúa bật ra, rung rinh, sáng lấp loé, chiều dài có tới 20 phân tây.
Cái đầu có bộ mặt râu vểnh gật gù, miệng chép chép cất lời khen tấm tắc:
- Ha, hà! Khéo thật! Tài thật! Cả một lưỡi bảo kiếm sắc như nước, dài thế này, cứng thế này (tay ông ta nắm mũi kiếm uốn thử mấy cái) mà lại nằm gọn được trong cái "khuy" này. Hà! Hà! Giỏi thật! Mấy tay thợ kim hoàn Du-Ráp thật là giỏi quá! Vô địch! Vô địch!
Việt Kim giả vờ chăm chú ngắm nhìn lưỡi kiếm lạ. Em thầm nghĩ: "Tay Na-Dép này sảo quyệt thật! Y có ý làm cho mình tưởng vật lạ lúc nãy là cái hộp mạ vàng đựng lưỡi kiếm quý này đây! Nhưng bịp mình làm sao được! Cái khuy đó, lầm sao được! Mới ở trên bàn đây này. Na-Dép lẹ tay dấu biến đi, nhanh thật. Lại còn làm bộ làm tịch ba hoa mãi về cái lưỡi kiếm "tròn" này! Hừ!"
Na-Dép hứng thú vẫn chưa hết ba hoa:
- Hai cô tha lỗi nhé. Miễn chấp! Xin miễn chấp! Không thể nào gặp Thủ tướng Lư-hà-Sa sáng nay được đâu! Hề! Hề!
Cánh cửa chợt "klic" một tiếng khẽ. Ba người quay đầu lại: như một câu trả lời "tréo cẳng ngỗng" cho tiếng cười ngạo nghễ của bí thư họ Na, một bóng người đứng sừng sững: Thủ tướng Lư-hà-Sa! Ông reo lên:
- Đi đâu vậy các con! Bữa nay sao lại rảnh mà mò tới đây vậy! Ba-ga-ra không còn chổ nào thích thú hấp dẫn được hai chị em nữa sao?
Chưa ai kịp nói gì, viên Tổng bí thư Na-Dép đã mau miệng phát thanh tía lia:
- Kính thưa Thủ tướng, kẻ nô bộc này không dè là người vẫn có mặt trong dinh nên đã khiến hai cô đây phải chờ đợi mãi.
Rồi y nói thao thao như có ý lấp liếm cái dụng ý xấu của mình hồi nãy, gãi đầu, gãi tai xin lỗi mãi chủ nhân, nhưng chẳng một ai thèm để ý đến những lời lải nhải dai như giẻ rách của y.
Ông Lư-hà-Sa đưa hai chị em vào văn phòng. Việt Kim quay nhìn ông Thủ tướng, nói ngay:
- Thưa ông Lư-hà-Sa, ba cháu và cháu cứ thắc mắc không hiểu tại sao cảnh sát mới đây lại bắt giữ bà Phan Hoàng Mỹ để hỏi cung cái gì đó. Ba cháu sai cháu tới đây để mong ông cho biết rõ. Cháu tới tìm Á Minh, rồi Á Minh đưa cháu đến đây. Có việc gì rắc rối đã xẩy ra vậy, thưa ông?
Giọng nói của ông Thủ tướng họ Lư rất ôn tồn:
- Không! Có gì đâu! Chỉ là một sự hiểu lầm đó thôi! Tòa đại sứ Việt Nam cũng vừa đánh điện hỏi và tôi cũng đã giải thích như vậy đó. Trước sau gì người ta cũng trả tự do cho bà Mỹ mà!
- Nhưng thưa ông, tại sao cảnh sát lại bắt giữ bà ấy chứ ạ?
- Thì tôi vừa nói đó. Chỉ là một sự hiểu lầm thôi mà. Có điều, ở đây, một khi cơ quan cảnh sát, guồng máy an ninh mà đã bắt đầu một chiến dịch gì, thì việc đình hoãn lại tức khắc, là một điều rất khó lòng thực hiện. Hừ, khó lắm, tôi cũng không biết giải thích cách nào cho ba cháu và cháu hiểu đây chứ!
Nghe giọng nói thì hình như Thủ tướng Lư-hà-Sa có vẻ coi việc này không có gì quan trọng lắm, chỉ là một sự hiểu lầm thôi. Đột nhiên giọng nói ông đổi khác hẳn:
- Tại sao hai chị em không đi tới thăm bà Phan Hoàng Mỹ xem có gì lạ và hỏi coi bà có cần cái gì không?
Á Minh reo lên thích thú:
- Ồ phải đấy! Đi tới đó đi, chị Kim!
Việt Kim nét mặt đăm chiêu coi bộ không mấy thỏa mãn vì sự giải thích của ông Lư-hà-Sa. Em định hỏi ông một vài câu nữa nhưng nghĩ sao lại nín kịp. Có lẽ ông không muốn trả lời hoặc không thể trả lời gì hơn nữa được. Vậy thì đi tìm bà Phan Hoàng Mỹ, may ra có nhiều cái bổ ích hơn.
Á Minh sốt ruột hối thúc:
- Sao, chị Kim? Tụi mình đi chứ?
- Thì đi! Chị cũng đang mong gặp bà Phan Hoàng Mỹ lắm đây.
Hai chị em vừa đặt chân tới trước cửa nhà giam đã chạm trán ngay với một tên cai ngục mặt khó đăm đăm, béo phục phịch như lợn ỉ, đi không buồn cất bước, trông có vẻ lúc nào cũng muốn đánh một giấc ngủ. Chợt ngó thấy hai cô gái, đôi mắt hùm hụp hấp hím lười biếng ngước lên nhìn khinh khỉnh, bàn tay ngón chuối mắn hất hất, như có ý nói: "Đi chỗ khác chơi, đến đây làm gì, hả?"
Á Minh lấy tờ giấy đặc biệt ra đưa cho y coi: mảnh giấy bé xíu, cứng như một tấm danh thiếp quả có phép nhiệm mầu. Tên cai ngục nhẩy dựng như bị ong đốt, cúi rạp người xuống, chào theo kiểu Du-Ráp và đưa tay gạt tấm cửa lưới sắt, né người qua một bên tránh lối cho hai cô gái bước vào.
Việt Kim, Á Minh đặt bước đi trong một cái hàng ba xây bằng đá xám dài hun hút, tên cai ngục theo sát gót. Y giơ tay chỉ một căn buồng hẹp, sạch sẽ nhưng có vẻ lạnh lẽo âm u. Cả phòng chỉ có một hay hai món đồ gỗ chỏng trơ. Hắn cất tiếng nói bằng ngôn ngữ Du-Ráp:
- Đây!
Dứt lời, tên cai ngục rút từ ống tay áo ra một xâu chìa khóa lựa một chiếc, lùa vào ổ xoay một vòng rồi xô mạnh cánh cửa chấn song sắt.
Một thiếu phụ nằm trên chiếc giường gỗ; khi thấy người bước vào, ngóc đầu lên giương mắt ngó.
Việt Kim tiến tới hai ba bước và giật thót mình khi nghe tiếng cánh cửa sắt nặng nề đóng sập lại. Tên cai ngục, đứng ở phía ngoài, xoay một vòng khóa, hạ thanh sắt chấn ngang chốt cửa: cả ba người đã bị cầm tù!
Thiếu phụ chống tay ngồi dậy, đứng xuống sàn, đưa tay sửa lại tà áo. Việt Kim vừa kịp nhận thấy cái bàn tay mệt mỏi đưa lên vuốt lại mái tóc lốm đốm muối tiêu và cái trán rộng trắng bệch như ngà. Ý nghĩ thắc mắc thầm kín nổi lên trong đầu em: "Quái! Sao bà ta có vẻ xanh xao quá vậy? Thường ngày làm việc ngoài công trường, lẽ ra da dẻ phải rám nắng hồng hào mới đúng chứ?"
Đôi mắt trong chiếu tia nhìn lên mặt Việt Kim rồi đảo qua ngó Á Minh. Một nụ cười tươi chợt xuất hiện trên vành môi nhợt nhạt. Bà Phan Hoàng Mỹ đã nhận ra người quen:
- Cô bé là Á Minh, con gái yêu của Thủ tướng Lư-hà-Sa?
Giọng nói thiếu phụ nghe êm dịu như tiếng dương cầm, Á Minh vui mừng:
- Bà vẫn nhớ cháu hả? Đây là Việt Kim cũng người Việt Nam, bạn cháu đó bà!... Ba cháu sai tụi cháu tới đây thăm bà cho bà được vui một chút.
- Việt Kim! Nguyễn Thị Việt Kim! A, vậy ra cô em đây là con gái của ký giả Hải Âu đó hả? Ký giả Hải Âu vẫn liên lạc thơ từ với nhà tôi về vấn đề khảo cổ tại vùng Can Pác đây mà! Trời! Được biết cô em, tôi vui mừng lắm!
Việt Kim thốt có cảm giác nơi đây là một phòng trà tại Saigon, không có vẻ gì là trại giam nữa.
Bà Phan Hoàng Mỹ, thái độ và cử chỉ rất dễ dàng, tự nhiên. Sự kiện này chứng tỏ trại giam Du-Ráp chắc cũng không đến nỗi kinh khủng lắm.
Việt Kim nhìn bà Phan Hoàng Mỹ:
- Cháu được gặp bà đây cũng mừng lắm! Ba Á Minh sai chúng cháu tới để nói cho bà biết việc bà bị tạm giữ đây chỉ là một chuyện hiểu lầm thôi. Rồi mọi việc sẽ được thu xếp ổn thỏa. Bà cứ yên trí!
- À! Vậy thì tôi cũng đỡ lo!
Lạ! Thiếu phụ bảo "đỡ lo" mà sao giọng nói của bà nghe chẳng có vẻ gì là đỡ lo, chẳng có chút xíu nào hân hoan hy vọng cả.
Đôi mắt sắc bén của Việt Kim đăm đăm ngó kỹ sắc diện bà Phan Hoàng Mỹ, cố gắng tìm hiểu con người thực của thiếu phụ.
Rồi trong khi bà ta ríu rít chuyện trò với búp bê Á Minh, em quay đầu đưa mắt quan sát căn phòng giam.
Một ô cửa sổ nhỏ ở mãi tít phía trên cao để lọt vào phòng một thứ ánh sáng vàng vọt bệnh hoạn. Cửa sổ cũng lại hình tò vò, chung quanh điểm những nét trạm trổ đặc biệt Ả-Rập, chấn song sắt to bằng cổ tay con nít.
Ngay dưới thành cửa sổ, ghim vào tường ba bốn cái móc sắt. Một chiếc treo một chiếc áo dài trắng. Đúng chiếc áo "măng tô" Việt Kim đã thấy in hình trên trang báo. Em nhẹ tay gỡ chiếc áo đem lại chỗ hai người đang ngồi nói chuyện:
- Cái áo choàng này coi kiểu lạ quá, giống một cái "chador" nhưng lại không phải chador!
Bà Phan Hoàng Mỹ quay lại:
- Em nói đúng! Vốn nó là một cái chador đấy, nhưng không mặc quen, tôi liền chữa lại thành măng tô mặc cho tiện. Có cả khuy nữa đó! Ôi chà! Bộ khuy đẹp và lạ lắm. Tôi có tính ham thích khuy đẹp và những cái túi may khéo lắm kia!
Việt Kim ngạc nhiên:
- Nhưng thưa bà, khuy đâu mà cháu chẳng thấy cái nào?
Bà Mỹ đỡ tấm áo từ tay cô gái:
- Ủa! Không còn cái nào nữa hả? Thế là mất hết rồi đó! - giọng nói thiếu phụ vẫn thản nhiên, - thế thì Un-sa-Cơ chắc sẽ buồn lắm đấy! Bộ khuy đó rất hiếm có, ông ta quý tôi và thấy tôi thích sưu tầm khuy đẹp, lạ, mới cho đấy.
Việt Kim ngơ ngác:
- Un Sa Cơ?
- Ờ! Un Sa Cơ! Ông ta làm việc với tụi tôi mà. Người tử tế lắm. Khi nghe tôi nói muốn có một bộ khuy đẹp để đính lên áo choàng, ông ta đã cho tôi bốn cái đó. Bốn cái khuy thật kỳ lạ, đẹp vô cùng, tôi chưa từng thấy bao giờ. Có lẽ Un Sa Cơ mày mò mua được ngoài chợ Ba-ga-ra đấy.
- Và bà đã đính cả bộ khuy kỳ lạ đó lên chiếc áo này?
- Đúng vậy! Tôi đã cẩn thận đính rất chắc mà! Tại sao bây giờ lại mất hết trơn vậy! Tôi không để ý nên không biết đấy! - giọng nói của bà Hoàng Mỹ đượm vẻ tiếc rẻ thực tình, - Mà sao lại có thể mất luôn cả bốn cái một lượt chứ? Kỳ quái và tiếc ghê vậy đó! Buồn quá tôi chưa thấy bộ khuy nào lại thích mắt như bốn cái đó!
Việt Kim định nói cho bà ta hay tin em đã lượm được một chiếc, nhưng đột nhiên... một bóng người thoáng hiện nơi ô cửa sổ khiến em sửng sốt ngẩng phắt đầu. Lại hai con mắt cú vọ ngó trừng trừng vào đôi mắt em. Thời gian ánh chớp, bóng người biến mất. Đúng rồi! Lại vẫn đôi mắt ốc bươu trắng dã của gã đàn ông đã theo hút em hôm đi chơi chợ. Đôi mắt đã làm em sởn gai ốc cùng mình. Giờ đây gã lại theo em nữa! Mà để làm gì chứ? Đi lại phía cửa sổ, Việt Kim móc trả lại cái áo về chổ cũ. Đầu óc em sôi sục không khác nồi cơm đặt trên bếp than hồng. Nguy quá! Có nên báo động cho người khác biết không? Gã đàn ông bí mật đó muốn tìm kiếm cái gì vậy? Việt Kim? Bà Phan Hoàng Mỹ? Á Minh? Hay là tất cả ba người?
Chợt bà Phan Hoàng Mỹ run rẩy toàn thân và, rất nhanh, ngồi sán lại gần Việt Kim. Hai bàn tay nuột nà trắng xanh lật bật níu cánh tay em:
- Hai cháu cố làm cái gì giúp tôi nhé!
Tiếng nói người thiếu phụ trẻ đẹp mất hết âm thanh trong trẻo. Giây phút này giọng khàn hẳn lại xúc động một cách ghê gớm. Việt Kim im lặng chú ý hết tinh thần để nhận xét. Á Minh đang thoải mái nằm nghĩ trên giường cũng vội vàng quấn lại chiếc "zađa", ngồi nhỏm lên. Tiếng nói thất thanh của bà Mỹ, thái độ, sắc mặt biến đổi của bà quả là những điểm rất gở. Nhưng rõ ràng là bà vẫn cố gắng thu hết nghị lực để mấp máy đôi môi nhợt nhạt:
- Nhé! Hai cháu nhớ nhé! Nhớ đi tìm gặp nhà tôi tức là kỹ sư Ngô Văn Hoàng nhé! Và nhắn với nhà tôi là tôi vẫn bình an mạnh giỏi. Mọi cái chỉ là do một sự hiểu lầm thôi nhé! Và rồi sớm muộn gì tôi cũng được trả tự do... Hứa đi! Hai chị em hứa là sẽ đi giùm tôi việc đó đi!
Tia nhìn của Việt Kim in sâu vào đáy đôi mắt đang thất thần vì hãi sợ. Một câu hỏi chợt loé lên trong đầu em: "Chắc bà Mỹ cũng đã nhìn thấy đôi mắt cú hâu ngoài cửa sổ hồi nãy rồi!"
Và bất giác nét mặt Việt Kim rắn đanh lại, Việt Kim rít qua kẽ răng:
- Dạ, xin bà cứ yên trí! Hai đứa cháu hứa sẽ giúp bà!
Vây quanh tòa nhà chính đồ sộ, là những kiến trúc tròn bằng đá trắng, cao vút, chóp hình cầu tròn như những trái banh khổng lồ sơn màu vàng, xanh lấp lánh dưới tia nắng mặt trời.
Một lá cờ Du-Ráp rất lớn bay phấp phới giữa mặt trước tòa dinh thự và nhiều cờ nhỏ hơn trên chóp các mái nhà tròn, những tháp canh, màu sắc sặc sỡ như những chiếc za-đa muôn màu.
Á Minh ghé vào tai Việt Kim:
- Chúng mình đi lối sau, gần văn phòng của ba em hơn, chị Kim!
Bên trong đại sảnh mát rượi, khác hẳn bên ngoài nắng lớn oi bức. Rất nhiều quạt trần thòng xuống thật thấp, thong thả quay cánh khua động không khí nhẹ lâng lâng.
Việt Kim mạnh bạo bước chân trên sàn gạch bông bóng loáng, tiến thẳng tới mục tiêu: cái bàn giấy vĩ đại như một cái sập bằng gỗ gụ thiết trí nơi cuối phòng. Á Minh bước theo, đưa nhanh tay giữ bạn lại:
- Chị Kim! Văn phòng Na-Dép, bí thư của ba em đó! Lão này hách ghê lắm. Ngay đến cả em, nếu muốn gặp ba, em cũng phải bảo tùy phái vào báo cho ông ta biết trước đấy! Coi chừng! Em vẫn ngán cái ông này quá!
Thường ngày Việt Kim rất nghiêm trang, vậy mà khi ngó thấy ông Bí thư Na-Dép, cũng suýt bật phì cười nếu em không kìm lại kịp. Quả thật, nụ cười xã giao giả tạo của nhân vật tên Na-Dép phô hàm răng có thể nói là trắng... nhất thế giới. Bên trên hàm răng trắng phát ngán ấy là một bộ râu rất kỳ quái. Đen nhánh, bẹt dí như dán sát vào da, dài có tới mười phân, nguệch ra hai bên mép rồi cong vút vòng lên lỗ mũi, như hai cái sừng trâu nhọn hoắt. Thân hình nhỏ thó của Na-Dép nhẩy tưng tưng, cúi rạp xuống vô cùng trịnh trọng:
- Xin chào, xin chào, xin chào hai cô đã quá bộ tới văn phòng của Na-Dép! H..ừ..m! Na-Dép, vị Tổng bí thư, Tổng bí thư thân tín của Thủ tướng A Ba Lư-hà-Sa!
Giọng nói của búp bê Á Minh chẳng có vẻ "búp bê" chút nào. Nó sắc lạnh, nghiêm nghị như giọng nói của người lớn, bề trên:
- À thôi đủ rồi! Ông Na-Dép! Có tôi đây, ông khỏi cần phải dài dòng giới thiệu trịnh trọng quá như vậy! Ba tôi đâu! Tôi có việc cần gặp người ngay bây giờ.
Âm thanh câu nói của Á Minh nghe ngắn gọn, dõng dạc như một vị nữ tướng ra lệnh. Nó khác hẳn cái giọng nói nhõng nhẽo của cô thiếu nữ búp bê hôm trước.
Na-Dép cũng nghiêm nghị không kém. Y ngả đầu:
- Vị Thủ tướng đáng kính, ba của cô, sáng nay bận nhiều việc lắm. Không lúc nào người rời khỏi ống điện thoại hết. Và tôi có nhiệm vụ phải coi sóc trong ngoài để tránh cho người khỏi bị quấy rộn.
Á Minh đứng ngay người, trừng mặt, rít qua kẽ răng:
- Việc của tôi cần lắm!
Tổng bí thư Na-Dép cũng không vừa. Y giương đôi mắt ngó ngay mặt Á Minh, tia nhìn ánh lên chút phẫn nộ, hai đầu nhọn cong của bộ râu "sừng trâu" rung rung rất quái dị:
- Cần hay không là do Tổng bí thư Na-Dép xét định!
Á Minh giận run lên, dậm dậm hai chân mang giầy đế da nghe lộp cộp. Em cất giọng ra lệnh chứ không nói chuyện ôn hòa nữa:
- Ông kêu điện thoại cho ba tôi ngay lập tức đi! Mau lên!
Na-Dép nhấc nhanh ống điện thoại, cất tiếng nói như thét. Và ông ta mỉm cười, hình như có vẻ thú vị khi được các tay thuộc hạ trả lời một cách cung kính với "thượng cấp tối cao"... Tổng bí thư của Thủ tướng.
Na-Dép gác ống nói, nhìn Á Minh, dịu giọng:
- Hai cô hiểu giùm cho! Tôi đã quay gọi đủ khắp các văn phòng mà không được gặp Thủ tướng!
Rồi chợt bắt gặp tia mắt của Á Minh quắc lên, ông ta lại vội vã:
- Thôi được, được! Để tôi quay một lần cuối cùng nữa xem sao!
Đoạn ông ta quơ tay gạt nhanh đống giấy tờ bừa bãi trên bàn giấy để nắm lấy ống điện thoại. Tia mắt sắc bén của Việt Kim thoáng trông thấy một vật gì nhỏ bằng kim khí sáng lấp lánh và tai em nghe rõ tiếng lách cách phát ra khi vật ấy bị xô đẩy nhẹ trên mặt bàn. Mấy tờ giấy theo đầu ngón tay của Na-Dép lại che kín cái vật đó rất nhanh. Nhanh ghê lắm! Nhưng cũng đã đủ để Việt Kim nhận ra cái vật sáng lấp lánh đó... giống hệt cái khuy áo em đã lượm được bữa đi chơi chợ... và giống hệt cái nút đính trên tà áo măng tô của bà Phan Hoàng Mỹ nơi bức hình in trên tờ nhật báo.
Nhanh như chớp và dẻo quẹo như cần cổ một con rắn độc, bàn tay Na-Dép chộp lẹ chiếc khuy kỳ lạ. Rồi cái bàn tay ấy vẫn bất động mà cái khuy đã biến đâu mất như trong một màn trình diễn ảo thuật. Đồng thời ông Tổng bí thư hét lớn vào ống nói như có ý lấp liếm.
Việt Kim bất giác cau cặp chân mày.
Việc cái khuy lạ xuất hiện rồi chợt biến mất quá nhanh như thế khiến em bâng khuâng tự hỏi chẳng hiểu mình tỉnh hay mơ. Và điều khó hiểu này liệu Việt Kim có dám đột ngột hỏi thẳng cái ông Tổng bí thư "hách sì sằng" này không. Ấy là chưa kể đến khía cạnh chính ông ta có ý muốn dấu biệt chiếc khuy đó đi và ngó cái bộ mặt râu vểnh, xem chừng cũng không có một điểm nào có thể tín nhiệm được cả.
Na-Dép lại mỉm một nụ cười xã giao giả dối, tay gác ống nghe lên máy:
- Rất tiếc thưa hai cô! Không hy vọng gặp được Thủ tướng sáng nay đâu hai cô à!
Đoạn, tia nhìn khó hiểu của ông ngó Việt Kim, hai ngón tay giơ ra một cái hộp gì hình tròn, mạ vàng óng ánh:
- Hai cô coi cái này có đẹp không?
Hai ngón tay bóp khẽ một cái: một lưỡi kiếm nhỏ xíu mỏng như lá lúa bật ra, rung rinh, sáng lấp loé, chiều dài có tới 20 phân tây.
Cái đầu có bộ mặt râu vểnh gật gù, miệng chép chép cất lời khen tấm tắc:
- Ha, hà! Khéo thật! Tài thật! Cả một lưỡi bảo kiếm sắc như nước, dài thế này, cứng thế này (tay ông ta nắm mũi kiếm uốn thử mấy cái) mà lại nằm gọn được trong cái "khuy" này. Hà! Hà! Giỏi thật! Mấy tay thợ kim hoàn Du-Ráp thật là giỏi quá! Vô địch! Vô địch!
Việt Kim giả vờ chăm chú ngắm nhìn lưỡi kiếm lạ. Em thầm nghĩ: "Tay Na-Dép này sảo quyệt thật! Y có ý làm cho mình tưởng vật lạ lúc nãy là cái hộp mạ vàng đựng lưỡi kiếm quý này đây! Nhưng bịp mình làm sao được! Cái khuy đó, lầm sao được! Mới ở trên bàn đây này. Na-Dép lẹ tay dấu biến đi, nhanh thật. Lại còn làm bộ làm tịch ba hoa mãi về cái lưỡi kiếm "tròn" này! Hừ!"
Na-Dép hứng thú vẫn chưa hết ba hoa:
- Hai cô tha lỗi nhé. Miễn chấp! Xin miễn chấp! Không thể nào gặp Thủ tướng Lư-hà-Sa sáng nay được đâu! Hề! Hề!
Cánh cửa chợt "klic" một tiếng khẽ. Ba người quay đầu lại: như một câu trả lời "tréo cẳng ngỗng" cho tiếng cười ngạo nghễ của bí thư họ Na, một bóng người đứng sừng sững: Thủ tướng Lư-hà-Sa! Ông reo lên:
- Đi đâu vậy các con! Bữa nay sao lại rảnh mà mò tới đây vậy! Ba-ga-ra không còn chổ nào thích thú hấp dẫn được hai chị em nữa sao?
Chưa ai kịp nói gì, viên Tổng bí thư Na-Dép đã mau miệng phát thanh tía lia:
- Kính thưa Thủ tướng, kẻ nô bộc này không dè là người vẫn có mặt trong dinh nên đã khiến hai cô đây phải chờ đợi mãi.
Rồi y nói thao thao như có ý lấp liếm cái dụng ý xấu của mình hồi nãy, gãi đầu, gãi tai xin lỗi mãi chủ nhân, nhưng chẳng một ai thèm để ý đến những lời lải nhải dai như giẻ rách của y.
Ông Lư-hà-Sa đưa hai chị em vào văn phòng. Việt Kim quay nhìn ông Thủ tướng, nói ngay:
- Thưa ông Lư-hà-Sa, ba cháu và cháu cứ thắc mắc không hiểu tại sao cảnh sát mới đây lại bắt giữ bà Phan Hoàng Mỹ để hỏi cung cái gì đó. Ba cháu sai cháu tới đây để mong ông cho biết rõ. Cháu tới tìm Á Minh, rồi Á Minh đưa cháu đến đây. Có việc gì rắc rối đã xẩy ra vậy, thưa ông?
Giọng nói của ông Thủ tướng họ Lư rất ôn tồn:
- Không! Có gì đâu! Chỉ là một sự hiểu lầm đó thôi! Tòa đại sứ Việt Nam cũng vừa đánh điện hỏi và tôi cũng đã giải thích như vậy đó. Trước sau gì người ta cũng trả tự do cho bà Mỹ mà!
- Nhưng thưa ông, tại sao cảnh sát lại bắt giữ bà ấy chứ ạ?
- Thì tôi vừa nói đó. Chỉ là một sự hiểu lầm thôi mà. Có điều, ở đây, một khi cơ quan cảnh sát, guồng máy an ninh mà đã bắt đầu một chiến dịch gì, thì việc đình hoãn lại tức khắc, là một điều rất khó lòng thực hiện. Hừ, khó lắm, tôi cũng không biết giải thích cách nào cho ba cháu và cháu hiểu đây chứ!
Nghe giọng nói thì hình như Thủ tướng Lư-hà-Sa có vẻ coi việc này không có gì quan trọng lắm, chỉ là một sự hiểu lầm thôi. Đột nhiên giọng nói ông đổi khác hẳn:
- Tại sao hai chị em không đi tới thăm bà Phan Hoàng Mỹ xem có gì lạ và hỏi coi bà có cần cái gì không?
Á Minh reo lên thích thú:
- Ồ phải đấy! Đi tới đó đi, chị Kim!
Việt Kim nét mặt đăm chiêu coi bộ không mấy thỏa mãn vì sự giải thích của ông Lư-hà-Sa. Em định hỏi ông một vài câu nữa nhưng nghĩ sao lại nín kịp. Có lẽ ông không muốn trả lời hoặc không thể trả lời gì hơn nữa được. Vậy thì đi tìm bà Phan Hoàng Mỹ, may ra có nhiều cái bổ ích hơn.
Á Minh sốt ruột hối thúc:
- Sao, chị Kim? Tụi mình đi chứ?
- Thì đi! Chị cũng đang mong gặp bà Phan Hoàng Mỹ lắm đây.
Hai chị em vừa đặt chân tới trước cửa nhà giam đã chạm trán ngay với một tên cai ngục mặt khó đăm đăm, béo phục phịch như lợn ỉ, đi không buồn cất bước, trông có vẻ lúc nào cũng muốn đánh một giấc ngủ. Chợt ngó thấy hai cô gái, đôi mắt hùm hụp hấp hím lười biếng ngước lên nhìn khinh khỉnh, bàn tay ngón chuối mắn hất hất, như có ý nói: "Đi chỗ khác chơi, đến đây làm gì, hả?"
Á Minh lấy tờ giấy đặc biệt ra đưa cho y coi: mảnh giấy bé xíu, cứng như một tấm danh thiếp quả có phép nhiệm mầu. Tên cai ngục nhẩy dựng như bị ong đốt, cúi rạp người xuống, chào theo kiểu Du-Ráp và đưa tay gạt tấm cửa lưới sắt, né người qua một bên tránh lối cho hai cô gái bước vào.
Việt Kim, Á Minh đặt bước đi trong một cái hàng ba xây bằng đá xám dài hun hút, tên cai ngục theo sát gót. Y giơ tay chỉ một căn buồng hẹp, sạch sẽ nhưng có vẻ lạnh lẽo âm u. Cả phòng chỉ có một hay hai món đồ gỗ chỏng trơ. Hắn cất tiếng nói bằng ngôn ngữ Du-Ráp:
- Đây!
Dứt lời, tên cai ngục rút từ ống tay áo ra một xâu chìa khóa lựa một chiếc, lùa vào ổ xoay một vòng rồi xô mạnh cánh cửa chấn song sắt.
Một thiếu phụ nằm trên chiếc giường gỗ; khi thấy người bước vào, ngóc đầu lên giương mắt ngó.
Việt Kim tiến tới hai ba bước và giật thót mình khi nghe tiếng cánh cửa sắt nặng nề đóng sập lại. Tên cai ngục, đứng ở phía ngoài, xoay một vòng khóa, hạ thanh sắt chấn ngang chốt cửa: cả ba người đã bị cầm tù!
Thiếu phụ chống tay ngồi dậy, đứng xuống sàn, đưa tay sửa lại tà áo. Việt Kim vừa kịp nhận thấy cái bàn tay mệt mỏi đưa lên vuốt lại mái tóc lốm đốm muối tiêu và cái trán rộng trắng bệch như ngà. Ý nghĩ thắc mắc thầm kín nổi lên trong đầu em: "Quái! Sao bà ta có vẻ xanh xao quá vậy? Thường ngày làm việc ngoài công trường, lẽ ra da dẻ phải rám nắng hồng hào mới đúng chứ?"
Đôi mắt trong chiếu tia nhìn lên mặt Việt Kim rồi đảo qua ngó Á Minh. Một nụ cười tươi chợt xuất hiện trên vành môi nhợt nhạt. Bà Phan Hoàng Mỹ đã nhận ra người quen:
- Cô bé là Á Minh, con gái yêu của Thủ tướng Lư-hà-Sa?
Giọng nói thiếu phụ nghe êm dịu như tiếng dương cầm, Á Minh vui mừng:
- Bà vẫn nhớ cháu hả? Đây là Việt Kim cũng người Việt Nam, bạn cháu đó bà!... Ba cháu sai tụi cháu tới đây thăm bà cho bà được vui một chút.
- Việt Kim! Nguyễn Thị Việt Kim! A, vậy ra cô em đây là con gái của ký giả Hải Âu đó hả? Ký giả Hải Âu vẫn liên lạc thơ từ với nhà tôi về vấn đề khảo cổ tại vùng Can Pác đây mà! Trời! Được biết cô em, tôi vui mừng lắm!
Việt Kim thốt có cảm giác nơi đây là một phòng trà tại Saigon, không có vẻ gì là trại giam nữa.
Bà Phan Hoàng Mỹ, thái độ và cử chỉ rất dễ dàng, tự nhiên. Sự kiện này chứng tỏ trại giam Du-Ráp chắc cũng không đến nỗi kinh khủng lắm.
Việt Kim nhìn bà Phan Hoàng Mỹ:
- Cháu được gặp bà đây cũng mừng lắm! Ba Á Minh sai chúng cháu tới để nói cho bà biết việc bà bị tạm giữ đây chỉ là một chuyện hiểu lầm thôi. Rồi mọi việc sẽ được thu xếp ổn thỏa. Bà cứ yên trí!
- À! Vậy thì tôi cũng đỡ lo!
Lạ! Thiếu phụ bảo "đỡ lo" mà sao giọng nói của bà nghe chẳng có vẻ gì là đỡ lo, chẳng có chút xíu nào hân hoan hy vọng cả.
Đôi mắt sắc bén của Việt Kim đăm đăm ngó kỹ sắc diện bà Phan Hoàng Mỹ, cố gắng tìm hiểu con người thực của thiếu phụ.
Rồi trong khi bà ta ríu rít chuyện trò với búp bê Á Minh, em quay đầu đưa mắt quan sát căn phòng giam.
Một ô cửa sổ nhỏ ở mãi tít phía trên cao để lọt vào phòng một thứ ánh sáng vàng vọt bệnh hoạn. Cửa sổ cũng lại hình tò vò, chung quanh điểm những nét trạm trổ đặc biệt Ả-Rập, chấn song sắt to bằng cổ tay con nít.
Ngay dưới thành cửa sổ, ghim vào tường ba bốn cái móc sắt. Một chiếc treo một chiếc áo dài trắng. Đúng chiếc áo "măng tô" Việt Kim đã thấy in hình trên trang báo. Em nhẹ tay gỡ chiếc áo đem lại chỗ hai người đang ngồi nói chuyện:
- Cái áo choàng này coi kiểu lạ quá, giống một cái "chador" nhưng lại không phải chador!
Bà Phan Hoàng Mỹ quay lại:
- Em nói đúng! Vốn nó là một cái chador đấy, nhưng không mặc quen, tôi liền chữa lại thành măng tô mặc cho tiện. Có cả khuy nữa đó! Ôi chà! Bộ khuy đẹp và lạ lắm. Tôi có tính ham thích khuy đẹp và những cái túi may khéo lắm kia!
Việt Kim ngạc nhiên:
- Nhưng thưa bà, khuy đâu mà cháu chẳng thấy cái nào?
Bà Mỹ đỡ tấm áo từ tay cô gái:
- Ủa! Không còn cái nào nữa hả? Thế là mất hết rồi đó! - giọng nói thiếu phụ vẫn thản nhiên, - thế thì Un-sa-Cơ chắc sẽ buồn lắm đấy! Bộ khuy đó rất hiếm có, ông ta quý tôi và thấy tôi thích sưu tầm khuy đẹp, lạ, mới cho đấy.
Việt Kim ngơ ngác:
- Un Sa Cơ?
- Ờ! Un Sa Cơ! Ông ta làm việc với tụi tôi mà. Người tử tế lắm. Khi nghe tôi nói muốn có một bộ khuy đẹp để đính lên áo choàng, ông ta đã cho tôi bốn cái đó. Bốn cái khuy thật kỳ lạ, đẹp vô cùng, tôi chưa từng thấy bao giờ. Có lẽ Un Sa Cơ mày mò mua được ngoài chợ Ba-ga-ra đấy.
- Và bà đã đính cả bộ khuy kỳ lạ đó lên chiếc áo này?
- Đúng vậy! Tôi đã cẩn thận đính rất chắc mà! Tại sao bây giờ lại mất hết trơn vậy! Tôi không để ý nên không biết đấy! - giọng nói của bà Hoàng Mỹ đượm vẻ tiếc rẻ thực tình, - Mà sao lại có thể mất luôn cả bốn cái một lượt chứ? Kỳ quái và tiếc ghê vậy đó! Buồn quá tôi chưa thấy bộ khuy nào lại thích mắt như bốn cái đó!
Việt Kim định nói cho bà ta hay tin em đã lượm được một chiếc, nhưng đột nhiên... một bóng người thoáng hiện nơi ô cửa sổ khiến em sửng sốt ngẩng phắt đầu. Lại hai con mắt cú vọ ngó trừng trừng vào đôi mắt em. Thời gian ánh chớp, bóng người biến mất. Đúng rồi! Lại vẫn đôi mắt ốc bươu trắng dã của gã đàn ông đã theo hút em hôm đi chơi chợ. Đôi mắt đã làm em sởn gai ốc cùng mình. Giờ đây gã lại theo em nữa! Mà để làm gì chứ? Đi lại phía cửa sổ, Việt Kim móc trả lại cái áo về chổ cũ. Đầu óc em sôi sục không khác nồi cơm đặt trên bếp than hồng. Nguy quá! Có nên báo động cho người khác biết không? Gã đàn ông bí mật đó muốn tìm kiếm cái gì vậy? Việt Kim? Bà Phan Hoàng Mỹ? Á Minh? Hay là tất cả ba người?
Chợt bà Phan Hoàng Mỹ run rẩy toàn thân và, rất nhanh, ngồi sán lại gần Việt Kim. Hai bàn tay nuột nà trắng xanh lật bật níu cánh tay em:
- Hai cháu cố làm cái gì giúp tôi nhé!
Tiếng nói người thiếu phụ trẻ đẹp mất hết âm thanh trong trẻo. Giây phút này giọng khàn hẳn lại xúc động một cách ghê gớm. Việt Kim im lặng chú ý hết tinh thần để nhận xét. Á Minh đang thoải mái nằm nghĩ trên giường cũng vội vàng quấn lại chiếc "zađa", ngồi nhỏm lên. Tiếng nói thất thanh của bà Mỹ, thái độ, sắc mặt biến đổi của bà quả là những điểm rất gở. Nhưng rõ ràng là bà vẫn cố gắng thu hết nghị lực để mấp máy đôi môi nhợt nhạt:
- Nhé! Hai cháu nhớ nhé! Nhớ đi tìm gặp nhà tôi tức là kỹ sư Ngô Văn Hoàng nhé! Và nhắn với nhà tôi là tôi vẫn bình an mạnh giỏi. Mọi cái chỉ là do một sự hiểu lầm thôi nhé! Và rồi sớm muộn gì tôi cũng được trả tự do... Hứa đi! Hai chị em hứa là sẽ đi giùm tôi việc đó đi!
Tia nhìn của Việt Kim in sâu vào đáy đôi mắt đang thất thần vì hãi sợ. Một câu hỏi chợt loé lên trong đầu em: "Chắc bà Mỹ cũng đã nhìn thấy đôi mắt cú hâu ngoài cửa sổ hồi nãy rồi!"
Và bất giác nét mặt Việt Kim rắn đanh lại, Việt Kim rít qua kẽ răng:
- Dạ, xin bà cứ yên trí! Hai đứa cháu hứa sẽ giúp bà!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.