Chương 6: TAN VỠ
Ly_Thanh_Duong
02/04/2014
Người ta cho tôi cây kẹo, sau đó cướp đi của tôi một đồng tiền. Vẫn biết ông Trời không cho không ai, cũng chả vô lý cướp đi của ai cái gì. Vậy mà có một loại người vừa muốn ăn kẹo lại không muốn trả giá, đến cuối cùng ngay cả đồng xu rách cũng không còn, mà tôi trong đêm ấy một chút hy vọng cũng bị người ta tàn nhẫn tước đoạt.
Vừa bước chân vào nhà, cảnh tượng trước mắt khiến tôi chết lặng.
Đôi guốc lạ ngoài cửa, sự thay đổi của bố, người đó thường xuyên sang nhà tôi... rất nhiều nghi vấn đều tìm được giải thích phù hợp, nhưng một khi sự thật được phơi bày kẻ ngoài cuộc như tôi không cách nào chấp nhận...
Thất thần lùi lại một bước cách khỏi căn phòng sát cầu thang, trái banh trên tay tôi mất kiểm soát mà ném mạnh về cánh cửa khép hờ, đôi nam nữ bên trong thất kinh, hô thành tiếng.
Không để cho họ kịp phản ứng, tôi vội vã bỏ ra ngoài.
“Ăng ơi! Cái này nướng ngon lắm...”
“Ăng đi đâu đấy?”
Nhìn thấy nụ cười này, cơn giận của tôi như trào ra, gần như ngay lập tức quăng cho nó một cái tát. Bánh Bột Gạo gã vật ra sân, từng bắp ngô trên tay rơi xuống, lăn lóc nhiễm đầy đất bẩn.
“Ăng...”
“Ngậm mồm! Không cho phép giống con hoang gọi tao!”
Ngỡ ngàng đan xen khó hiểu, định dùng nét mặt ngây thơ này để lừa tôi sao?
“Chả phải mày muốn biết con hoang là gì chứ, ‘con hoang’ nghĩa là mày không có bố, mẹ mày làm đĩ rồi đẻ ra mày đấy rõ chưa! Nhìn gì? Oan lắm đấy mà khóc!”
“Bốp” Một tiếng, trước vẻ hoảng hốt của Bánh Bột Gạo và sự bất ngờ của tôi. Bàn tay to lớn chưa kịp thu về, trên trán người đàn ông nổi đầy gân xanh. Bố tôi trợn trừng trừng, hai tay ông ta nắm chặt như thể kiềm chế khỏi việc tát tôi thêm một nhát nữa.
“Ai cho phép mày dám...”
“Tôi làm sao? Ông đang trách tôi phá hỏng việc tốt của ông à?” Tôi không phải là đứa trẻ ba tuổi, trong phim ảnh, sách báo chất đống những vụ việc tương tự, tôi biết cái gì là “ngoại tình”. Chẳng qua sức tưởng tượng của tôi có hạn, ngờ đâu bố tôi lại là một ông chồng có bồ nhí, còn vác hẳn vào nhà. Dù biết không nên đặt hy vọng quá lớn, vậy chí ít ông ta phải để cho con cái mình giữ chút lòng tin...
“Tao… thằng chết tiệt mày…” Tôi nhìn ra sự phẫn nộ tận sâu trong con người ông ta, trên hết là chút gấp gáp biểu hiện mỗi khi gặp phải ca phẫu thuật khó nhằn, tôi tiếp tục công kích.
“Ông tự nhìn lại mình xem! Có ai lại ngủ với hàng xóm không?”
“Bốp” tiếng nữa, một bên má đau đến tê dại, tôi khiên cưỡng ngồi dậy, ngẩng đầu cười to.
“Ông nói ông là ai? Bố tôi? Bác sĩ? Là cái thá gì hả? Tôi khinh!”
“Tao hối hận có đứa con như mày!”
Ông ta gần điên lên rồi, tôi còn nổi khùng hơn, lúc ấy chả sợ mọi thứ, ngay cả chết luôn!
“Ông nói câu này hơi nhiều lần rồi nhá. Ai bảo ông muốn đẻ ra tôi chứ? Tôi ép ông bà à? Nói thật là tôi chẳng tha thiết gì với cái ra đình chết tiệt này! Có trách thì trách mười tám đời nhà ông ăn ở thất đức nên mới nặn ra thứ rác rưởi là tôi đây này!!!”
“Mày câm mồm...”
“Tôi cứ nói! Muốn nói to nữa cơ, cho cả thế giới này biết ông là một kẻ khốn nạn thế nào!” Tôi hét to, hét cho nát cái dáng vẻ đạo mạo giả dối của ông ta, tôi biết rằng qua ngày hôm nay ông ta không còn là bố tôi nữa.
“Tao đâm chết mày!”
Người phụ nữ từ trong nhà chạy ra giữ lấy tay bố tôi, liên tục xin tha.
“Anh đừng nóng, trẻ con nó...”
“Bà không phải giả tốt thế đâu! Con mẹ đĩ à!”
“Hôm nay tao không đánh chết mày, tao không xứng làm bố!”
“Ông còn nghĩ mình đáng làm bố tôi sao? Tôi thà không có bố hơn hơn phải nhận cái loại súc sinh như ông!”
“Thằng mất dạy... tao sẽ...” Ông ta rút ngay cây chổi ngay sát tường, hùng hổ quất lên người tôi. Tôi không tránh, cũng không kháng cự, chỉ nghiến răng chịu đựng. Một đòn giữa lưng, bả vai, chân, mỗi lần cán chổi quét qua là nhân thêm một lần đau đớn. Tôi gồng mình chịu đựng, tự biến mình thành một cỗ máy, vậy mà bên tai vẫn văng vẳng tiếng khóc quen thuộc.
“Bác ơi… bác đừng đắng ăng…”
“Cháu xin bác đấy…”
“Cháu lạy bác… bác đắng ăng sẽ đau…”
Bánh Bột Gạo kéo ống quần bố, giương đôi mắt ngập nước dõi về phía tôi. Tôi nhắm chặt mắt, tránh thoát khỏi gương mặt nó. Những hình ảnh bố và con bé hàng xóm, mẹ nó và bố tôi,… tất cả đồng loạt xâm chiếm tâm trí, lấp đầy khiến đầu tôi rạn nứt, đứng cũng không vững.
Không biết trải qua bao nhiêu đòn roi, bố tôi được mụ đàn bà kia dùng lời ngon tiếng ngọt lôi kéo nhà, chỉ còn mình tôi đứng lặng lẽ với những cảm xúc tê dại.
“Ăng ơi!”
“Người ăng chảy máu…ăng có đau không?”
“Đừng gọi tao!” Hất mạnh Bánh Bột Gạo mới phát giác toàn thân kêu gào đau nhức, sức lực bị rút cạn sau trận đòn. Nó từ trên đất ngồi dậy vội vàng đỡ tôi, dù trên mặt tái mét nhưng vẫn cương quyết giữ lấy ống tay áo tôi hệt trước đây, nước mắt to bằng hạt đậu nặng trĩu đua nhau tràn ra.
“…Cẩn thận ngã… Ăng.. ăng ơi...”
“Cút đi! Đừng có về nhà tao!”
Nâng mắt nhìn người đang ông qua ô cửa kính, tôi bật cười như một thằng điên.
“Muốn đuổi cũng không tới phiên ông!”
“Đừng cười nữa... động đến vết thương... đau lắm! Đau đó ăng ơi...”
Ăng? Tôi sực tỉnh, hóa ra từ trước đến giờ từ “ăng” này không có nghĩa là “anh hàng xóm” hay “anh bạn” mà lại là “anh trai”. Trái tim kịch liệt đau đớn, gỡ từng ngón, từng ngón bé xíu ra khỏi tay mình, tôi loạng choạng bám vào cánh cổng che kín cây dâm bụt. Sắc tối tô đậm cành lá xanh thẫm xen kẽ nhau, bứng bít nổi bật sắc hoa nở rộ. Còn nhớ có hai đứa bé cuối buổi học nào cũng ngồi ở đây, đua nhau hút mật hoa. Đứa con gái cười thật tươi giắt hoa vào tóc mai, vẻ mặt rặng ngời hơn ánh mặt trời…
Tôi ngắt một đoa hoa, tức thì xé nó làm đôi, cánh hoa lả tả rơi trên nền đất, dưới đôi chân thường theo sau lưng tôi.
Chạng vạng sắc chiều, từng đoá dâm bụt toả ra một thứ màu sắc chói loá, hệt đốm lửa tận tình cháy rực vào lần cuối cùng.
“Đừng bao giờ theo tao!”
Thời tiết đầu thu thay đổi thất thường, vừa nắng đã mưa được ngay. Tôi ngồi trên triền cỏ dưới sườn dốc, đưa mắt về dòng sông trùm đặc bởi khí lạnh và mưa bụi. Một chú chim lạc đàn chao đảo từ cuối chân trời, cánh chim bị gió táp nghiêng đi, yếu ớt chỉ đợi rơi. Đáy lòng bỗng dấy lên cảm giác ưu thương vô hạn…
Đã mất bao nhiêu lâu, có lẽ là rất lâu… khi bóng đêm đè bẹp hoàng hôn tím, tôi lảo đảo đứng dậy, cố găng giữ bản thân đứng thật vững mới dám bước đi. Con đường nhỏ hẹp tự nhiên trở lên tăm tối không lối về, tôi mang chút sợ hãi một chút mông lung, bước đi như người mộng du.
Mưa lạnh ngắt đâm thẳng vào mặt, vào cổ, dưới cơn mưa mù mịt không phân biệt được đâu là nước mưa đâu là nước mắt, chỉ có hương vị mặt chát đọng lại trên môi. Tôi là ai? Trên đời này liệu còn có người đáng để tôi tin tưởng hay sao?
Dừng chân trước hàng tạp hóa đầu phố, ngẩn người hồi lâu, phải tới khi bà chủ quán bực bội thúc giục. Tôi mới móc tay vào túi, dốc sạch chỗ tiền ướt nhẹp, vẩy khô rồi trải phẳng trên mặt bàn.
“Cho cháu bao thuốc!”
Bà chủ quán dáng người phốp pháp, đon đả hỏi tôi mua cho bố à. Thấy tôi không trả lời bà ta càng nghi ngờ, hỏi đi hỏi lại xem có đúng là mua cho bố không. Tôi thầm chửi đồ đàn bà điên lắm mồm lại dè chừng bà ta sinh khí, chuyện bé xé to.
“Mua về tự dùng”
“Hở?” Quét mắt đánh giá tôi một lượt bà ta cẩn thận đem bao thuốc rút về.
“Này nhãi, bao nhiêu tuổi?”
“Tóm lại là có bán không để còn sang hàng khác.” Tôi cáu, bà ta vội vã vất bao thuốc, cười cười.
“Có gì chú mày cứ đến chỗ cô nhé!”
Rất nhiều sau khi đã là khách quen, quan hệ mật thiết với quán. Bà chủ nói với tôi rằng năm đó gặp một thằng bé gầy tong teo bước chân vật vờ, sắc mặt âm trầm như đội mồ chui lên làm bà ta lầm tưởng tôi định mua thuốc giết người.
Chạy một mạch về nhà, đứng trước sân do dự một lúc mới bước vào. Qua phòng khách im ắng, ánh đèn phòng bếp lờ mờ khiến tiếng nói mẹ tôi nghe càng nhỏ hơn.
“Tối muộn rồi con còn đi đâu?”
“Mua đồ!”
Bà dặn tôi buổi tối không nên ra đường, trời mưa gió, rất nguy hiểm. Tôi nói tôi không phải trẻ con, bà nghĩ ngợi một lát sau, gọi tôi ngồi ăn cơm.
“Con không đói!”
“Con lại đây đi!” Cảm giác được bà có điều muốn nói, không tiện từ chối nhiều liền ngồi xuống. Bà đặt vài món ăn trên mặt bàn, sắp một bát cơm đặt vào tay tôi.
“Con gầy quá, ăn nhiều vào mới lớn được!”
“Mẹ biết rồi phải không?” Khi thốt ra câu này, ánh mắt bà trở nên biến đổi trong chốc lát, nhưng chỉ rất nhanh nét mặt bà quay về nguyên trạng, nhợt nhạt mỉm cười.
“Làm gì có chuyện...”
“Con biết cả rồi, mẹ không phải giấu.”
Bà im bặt, ngón tay miết theo đường hoa văn trên mặt bàn, chần chừ...
“Con không hiểu đâu.”
“Mẹ đừng coi con là trẻ con, nếu mẹ tức giận cứ nói ra, hà cớ gì phải chịu...”
“Tao mới là người phải chịu đựng hai mẹ con mày!” Nói rồi ông ta hằm hằm phi người từ cầu thang xuống, nếu không có mẹ che chắn đằng trước rất có thể tôi chả còn giữ nổi cái mạng này.
“Cô giỏi lắm, dám bao che cơ à?”
“Anh ghét em cũng được, lanh nhạt cũng không sao, đằng nào nó là con chúng ta cơ mà... anh... vì sao đối xử với nó...”
“Con tôi?” Ông ta bật cười chế nhạo, cười đến nỗi bờ vai gầy còm của mẹ trở nên run rẩy. “Người muốn đẻ nó là cô, là một mình cô muốn sinh nó! Cô lúc nào cũng vậy, làm việc gì đã từng hỏi qua ý kiến của tôi chưa?”
“... em biết ai sai rồi... em cũng trả giá đến bây giờ... anh đừng trút giận lên con nữa.”
“Cô cũng biết sai? Cấm sử dụng cái vẻ yếu đuối tội nghiệp này trước mặt tôi, nên nhớ tôi đâu phải là thằng thanh niên ngu xuẩn bị cô đánh lừa!”
Mẹ khóc, khóc như mưa,...
Bố dùng vẻ mặt ngạo nghễ ngó xuống người phụ nữ quỳ phục dưới chân mình như thể đang thưởng thức vở diễn của con hát thấp hèn. Đầu óc tôi mù mịt... chuyện gì vậy? Tôi không hiểu, chỉ biết giữa họ luôn có một rào cản vô hình, ngăn cách thế giới của người đàn ông kia với mẹ con tôi.
“Mẹ, tại sao?”
“Đấy, con trai cô đang hỏi cô này, trả lời đi chứ!”
Ông ta chỉ thẳng tay vào mặt mẹ, dằn từng chữ một, mỗi chữ lại khiến đầu bà càng cúi thấp hơn. Nhận được sự phục tùng từ bà, ông ta trở nên đắc ý.
“Biết điều là tốt, bằng không đừng trách tôi vô tình!”
Môi mím chặt vào nhau tưởng chừng chảy máu, tôi hệt một con thú lao vào kẻ đốn mạt kia, mặc sức gào thét:
“Mẹ tôi sai ở đâu? Rốt cuộc là ở đâu mà ông hành hạ bà đến thế! Ông không xứng mặt làm đàn ông. Một chút cũng không!”
“Thằng nghiệt chủng!” Vung cánh tay lên, thay vì hứng trọn một cú đánh trời giáng tôi chỉ thấy một bóng người đẩy tôi ra, mở mắt phát hiện mẹ nằm trên sàn đá lạnh lẽo, cả người co quắp lẩy bẩy, tay khum khum ôm một bên má sưng vù.
Mắt tôi mở trừng trừng, không chớp mắt nhìn thẳng vào ông ta. Sau khi đánh người, theo thói quen bố tôi cuộn chặt tay mình, quay người quẳng lại một câu.
“Tất cả là tự cô gây nên!”
Thay quần áo tắm rửa xong xuôi, tôi nằm lên giường, lại không cách nào chợp mắt, trong đầu quẩn quanh đoạn đối thoại trước cửa phòng mẹ.
“Ông ta ghét mẹ, mẹ cần gì ở bên ông ta nhiều năm vậy?”
Mẹ cười, trong trí nhớ tôi mẹ luôn luôn mang một vẻ mỏng manh u sầu, tôi từng trông tấm ảnh hồi trẻ của bà giấu dưới ngăn bàn, hồi đó bà đứng trên bục cao nhận thưởng, nụ cười rất rạng ngời, chẳng lẽ vì sinh tôi nên bà mới chuốc lấy khổ đau?
“Con đừng hận cha con, ông ấy rất tốt, đang tiếc là... ông ấy không yêu mẹ...”
Yêu? Yêu là giống mẹ ư? Là bị bố giày xéo đến chết vẫn cười như mẹ?
Lật người, tôi sực nhớ ra bao thuốc còn trong túi quần, nhanh lấy ra một điếu. Căn phòng tôi om chỉ còn ánh lửa bật bùng, hít một hơn sâu, chất nicotin choáng ngợp tâm thần. Khói bay mù mịt bay lượn trong khoảng không ngược lại làm đầu óc tôi tỉnh táo ra vài phần.
Tôi cứ nghĩ cuộc đời này thật đơn giản, ai làm sai người ấy sẽ chịu, biết đâu rằng thế giới người lớn phức tạp như thế. Với trẻ con chỉ cần mày cho tao một đấm, tao trả mày một tát. Mai gặp nhau, cùng ăn chung cây kẹo, lại cùng bật cười xí xóa. Người lớn hoàn toàn khác, anh có lỗi với tôi, tôi bằng mọi giá trả lại anh gấp bội, đến chết vẫn còn dằn vặt nhau. Từ một đứa trẻ bị ép trưởng thành lên trong vòng một đêm là điều không tưởng, vậy mà suốt đêm này không biết bằng cách nào tôi không thể trở về y nguyên đứa trẻ của buổi ban đầu.
Từ đó tôi luyện cho mình suy nghĩ, trước mặt không có tương lai, sau lưng chả có đường lui. Hậu quả của việc dồn một con thú cùng đường là bị nó cắn cho tơi tả, sau đó dù có đánh chết nó, dịch bệnh cũng đã lây nhiễm toàn thân.
***
Bị đánh, thức suốt đêm và dầm mưa dẫn đến hậu quả là tôi bị ốm liệt giường!
Đang nằm mơ màng bỗng có tiếng gõ cửa, tiếng động càng ngày càng lớn, tôi khiên cưỡng thức dậy mới thấy bên cạnh ô cửa sổ có một khuôn mặt quen thuộc. Sáng đã dặn mẹ chỉ cần Bánh Bột Gạo đến là đuổi nó đi ngay, có biết được là nó dai thế, tìm ra cách này nữa. Tôi trở mình nằm nghiêng sang một bên, vùi đầu vào gối.
“Ăng ơi... ăng bị ốm có nặng không?”
“À, hôm nay em được điểm mười môn toán đấy!”
“Em giỏi không ăng???”
“Ăng nói đi…Ăng ơi...”
…
Tôi bật người dậy, đẩy tung cửa sổ.
“Im mồm!”
“Em chỉ muốn...”
“Mày dai thế! Chẳng lẽ giống đĩ đều dai dẳng hết sao?” Từ trên cao nhìn xuống chỉ thấy đỉnh đầu cúi thật thấp, chơi với nó bấy lâu tôi thừa hiểu tính cách của Bánh Bột Gạo, một khi chưa đạt mục đích thì sẽ chưa đi.
“Mày giống hệt con mẹ mày, làm việc không từ thủ đoạn. Bám bố tao còn chưa đủ qua đây lấy lòng tao nữa! Mày cút!!!! Cút xéo ngay khỏi tầm mắt tao!”
“Ăng cũng giống mấy bạn ở lớp...” Rõ ràng nó hỏi tôi, lại như tự nói với mình, chợt ngẩng mặt lên, đôi mắt trong veo xoáy sâu vào người đối diện.
“Ăng ơi em đáng ghét lắm ư...”
Tim hơi thắt lại, lòng bàn tay rịn ướt mồ hôi, vậy mà tôi nghe được giọng mình thản nhiên như không.
“Cả nhà mày đều là giống đĩ, chơi với mày chỉ chuốc nhục nhã. Đi đi, tao không bao giờ muốn nói chuyện với mày!”
Nó đi, Bánh Bột Gạo đi thật! Suốt cả quãng đường hầu như không một lần nó ngẩng đầu lên, đuôi váy trắng hơi lấm bẩn vì bụi đường hay vẫn là bị đánh? Bên bàn tay trái loáng thoáng một bọc nhỏ, màu nâu sẫm lại dưới bóng cây hoè già.
“Mẹ bảo nếu được mười điểm toán mẹ sẽ thưởng quà... ăng thích ăn ô mai không... ?”
“Chắc chết già tao cũng chẳng có vinh hạnh ăn đồ của mày!”
“Ăng đợi đấy đi, em sẽ cố mà!”
Đóng sập lại cửa kính. Đúng là cả đời này, tôi với nó không còn cơ hội ngồi cười nói vô tư thêm một lần nào...
Vừa bước chân vào nhà, cảnh tượng trước mắt khiến tôi chết lặng.
Đôi guốc lạ ngoài cửa, sự thay đổi của bố, người đó thường xuyên sang nhà tôi... rất nhiều nghi vấn đều tìm được giải thích phù hợp, nhưng một khi sự thật được phơi bày kẻ ngoài cuộc như tôi không cách nào chấp nhận...
Thất thần lùi lại một bước cách khỏi căn phòng sát cầu thang, trái banh trên tay tôi mất kiểm soát mà ném mạnh về cánh cửa khép hờ, đôi nam nữ bên trong thất kinh, hô thành tiếng.
Không để cho họ kịp phản ứng, tôi vội vã bỏ ra ngoài.
“Ăng ơi! Cái này nướng ngon lắm...”
“Ăng đi đâu đấy?”
Nhìn thấy nụ cười này, cơn giận của tôi như trào ra, gần như ngay lập tức quăng cho nó một cái tát. Bánh Bột Gạo gã vật ra sân, từng bắp ngô trên tay rơi xuống, lăn lóc nhiễm đầy đất bẩn.
“Ăng...”
“Ngậm mồm! Không cho phép giống con hoang gọi tao!”
Ngỡ ngàng đan xen khó hiểu, định dùng nét mặt ngây thơ này để lừa tôi sao?
“Chả phải mày muốn biết con hoang là gì chứ, ‘con hoang’ nghĩa là mày không có bố, mẹ mày làm đĩ rồi đẻ ra mày đấy rõ chưa! Nhìn gì? Oan lắm đấy mà khóc!”
“Bốp” Một tiếng, trước vẻ hoảng hốt của Bánh Bột Gạo và sự bất ngờ của tôi. Bàn tay to lớn chưa kịp thu về, trên trán người đàn ông nổi đầy gân xanh. Bố tôi trợn trừng trừng, hai tay ông ta nắm chặt như thể kiềm chế khỏi việc tát tôi thêm một nhát nữa.
“Ai cho phép mày dám...”
“Tôi làm sao? Ông đang trách tôi phá hỏng việc tốt của ông à?” Tôi không phải là đứa trẻ ba tuổi, trong phim ảnh, sách báo chất đống những vụ việc tương tự, tôi biết cái gì là “ngoại tình”. Chẳng qua sức tưởng tượng của tôi có hạn, ngờ đâu bố tôi lại là một ông chồng có bồ nhí, còn vác hẳn vào nhà. Dù biết không nên đặt hy vọng quá lớn, vậy chí ít ông ta phải để cho con cái mình giữ chút lòng tin...
“Tao… thằng chết tiệt mày…” Tôi nhìn ra sự phẫn nộ tận sâu trong con người ông ta, trên hết là chút gấp gáp biểu hiện mỗi khi gặp phải ca phẫu thuật khó nhằn, tôi tiếp tục công kích.
“Ông tự nhìn lại mình xem! Có ai lại ngủ với hàng xóm không?”
“Bốp” tiếng nữa, một bên má đau đến tê dại, tôi khiên cưỡng ngồi dậy, ngẩng đầu cười to.
“Ông nói ông là ai? Bố tôi? Bác sĩ? Là cái thá gì hả? Tôi khinh!”
“Tao hối hận có đứa con như mày!”
Ông ta gần điên lên rồi, tôi còn nổi khùng hơn, lúc ấy chả sợ mọi thứ, ngay cả chết luôn!
“Ông nói câu này hơi nhiều lần rồi nhá. Ai bảo ông muốn đẻ ra tôi chứ? Tôi ép ông bà à? Nói thật là tôi chẳng tha thiết gì với cái ra đình chết tiệt này! Có trách thì trách mười tám đời nhà ông ăn ở thất đức nên mới nặn ra thứ rác rưởi là tôi đây này!!!”
“Mày câm mồm...”
“Tôi cứ nói! Muốn nói to nữa cơ, cho cả thế giới này biết ông là một kẻ khốn nạn thế nào!” Tôi hét to, hét cho nát cái dáng vẻ đạo mạo giả dối của ông ta, tôi biết rằng qua ngày hôm nay ông ta không còn là bố tôi nữa.
“Tao đâm chết mày!”
Người phụ nữ từ trong nhà chạy ra giữ lấy tay bố tôi, liên tục xin tha.
“Anh đừng nóng, trẻ con nó...”
“Bà không phải giả tốt thế đâu! Con mẹ đĩ à!”
“Hôm nay tao không đánh chết mày, tao không xứng làm bố!”
“Ông còn nghĩ mình đáng làm bố tôi sao? Tôi thà không có bố hơn hơn phải nhận cái loại súc sinh như ông!”
“Thằng mất dạy... tao sẽ...” Ông ta rút ngay cây chổi ngay sát tường, hùng hổ quất lên người tôi. Tôi không tránh, cũng không kháng cự, chỉ nghiến răng chịu đựng. Một đòn giữa lưng, bả vai, chân, mỗi lần cán chổi quét qua là nhân thêm một lần đau đớn. Tôi gồng mình chịu đựng, tự biến mình thành một cỗ máy, vậy mà bên tai vẫn văng vẳng tiếng khóc quen thuộc.
“Bác ơi… bác đừng đắng ăng…”
“Cháu xin bác đấy…”
“Cháu lạy bác… bác đắng ăng sẽ đau…”
Bánh Bột Gạo kéo ống quần bố, giương đôi mắt ngập nước dõi về phía tôi. Tôi nhắm chặt mắt, tránh thoát khỏi gương mặt nó. Những hình ảnh bố và con bé hàng xóm, mẹ nó và bố tôi,… tất cả đồng loạt xâm chiếm tâm trí, lấp đầy khiến đầu tôi rạn nứt, đứng cũng không vững.
Không biết trải qua bao nhiêu đòn roi, bố tôi được mụ đàn bà kia dùng lời ngon tiếng ngọt lôi kéo nhà, chỉ còn mình tôi đứng lặng lẽ với những cảm xúc tê dại.
“Ăng ơi!”
“Người ăng chảy máu…ăng có đau không?”
“Đừng gọi tao!” Hất mạnh Bánh Bột Gạo mới phát giác toàn thân kêu gào đau nhức, sức lực bị rút cạn sau trận đòn. Nó từ trên đất ngồi dậy vội vàng đỡ tôi, dù trên mặt tái mét nhưng vẫn cương quyết giữ lấy ống tay áo tôi hệt trước đây, nước mắt to bằng hạt đậu nặng trĩu đua nhau tràn ra.
“…Cẩn thận ngã… Ăng.. ăng ơi...”
“Cút đi! Đừng có về nhà tao!”
Nâng mắt nhìn người đang ông qua ô cửa kính, tôi bật cười như một thằng điên.
“Muốn đuổi cũng không tới phiên ông!”
“Đừng cười nữa... động đến vết thương... đau lắm! Đau đó ăng ơi...”
Ăng? Tôi sực tỉnh, hóa ra từ trước đến giờ từ “ăng” này không có nghĩa là “anh hàng xóm” hay “anh bạn” mà lại là “anh trai”. Trái tim kịch liệt đau đớn, gỡ từng ngón, từng ngón bé xíu ra khỏi tay mình, tôi loạng choạng bám vào cánh cổng che kín cây dâm bụt. Sắc tối tô đậm cành lá xanh thẫm xen kẽ nhau, bứng bít nổi bật sắc hoa nở rộ. Còn nhớ có hai đứa bé cuối buổi học nào cũng ngồi ở đây, đua nhau hút mật hoa. Đứa con gái cười thật tươi giắt hoa vào tóc mai, vẻ mặt rặng ngời hơn ánh mặt trời…
Tôi ngắt một đoa hoa, tức thì xé nó làm đôi, cánh hoa lả tả rơi trên nền đất, dưới đôi chân thường theo sau lưng tôi.
Chạng vạng sắc chiều, từng đoá dâm bụt toả ra một thứ màu sắc chói loá, hệt đốm lửa tận tình cháy rực vào lần cuối cùng.
“Đừng bao giờ theo tao!”
Thời tiết đầu thu thay đổi thất thường, vừa nắng đã mưa được ngay. Tôi ngồi trên triền cỏ dưới sườn dốc, đưa mắt về dòng sông trùm đặc bởi khí lạnh và mưa bụi. Một chú chim lạc đàn chao đảo từ cuối chân trời, cánh chim bị gió táp nghiêng đi, yếu ớt chỉ đợi rơi. Đáy lòng bỗng dấy lên cảm giác ưu thương vô hạn…
Đã mất bao nhiêu lâu, có lẽ là rất lâu… khi bóng đêm đè bẹp hoàng hôn tím, tôi lảo đảo đứng dậy, cố găng giữ bản thân đứng thật vững mới dám bước đi. Con đường nhỏ hẹp tự nhiên trở lên tăm tối không lối về, tôi mang chút sợ hãi một chút mông lung, bước đi như người mộng du.
Mưa lạnh ngắt đâm thẳng vào mặt, vào cổ, dưới cơn mưa mù mịt không phân biệt được đâu là nước mưa đâu là nước mắt, chỉ có hương vị mặt chát đọng lại trên môi. Tôi là ai? Trên đời này liệu còn có người đáng để tôi tin tưởng hay sao?
Dừng chân trước hàng tạp hóa đầu phố, ngẩn người hồi lâu, phải tới khi bà chủ quán bực bội thúc giục. Tôi mới móc tay vào túi, dốc sạch chỗ tiền ướt nhẹp, vẩy khô rồi trải phẳng trên mặt bàn.
“Cho cháu bao thuốc!”
Bà chủ quán dáng người phốp pháp, đon đả hỏi tôi mua cho bố à. Thấy tôi không trả lời bà ta càng nghi ngờ, hỏi đi hỏi lại xem có đúng là mua cho bố không. Tôi thầm chửi đồ đàn bà điên lắm mồm lại dè chừng bà ta sinh khí, chuyện bé xé to.
“Mua về tự dùng”
“Hở?” Quét mắt đánh giá tôi một lượt bà ta cẩn thận đem bao thuốc rút về.
“Này nhãi, bao nhiêu tuổi?”
“Tóm lại là có bán không để còn sang hàng khác.” Tôi cáu, bà ta vội vã vất bao thuốc, cười cười.
“Có gì chú mày cứ đến chỗ cô nhé!”
Rất nhiều sau khi đã là khách quen, quan hệ mật thiết với quán. Bà chủ nói với tôi rằng năm đó gặp một thằng bé gầy tong teo bước chân vật vờ, sắc mặt âm trầm như đội mồ chui lên làm bà ta lầm tưởng tôi định mua thuốc giết người.
Chạy một mạch về nhà, đứng trước sân do dự một lúc mới bước vào. Qua phòng khách im ắng, ánh đèn phòng bếp lờ mờ khiến tiếng nói mẹ tôi nghe càng nhỏ hơn.
“Tối muộn rồi con còn đi đâu?”
“Mua đồ!”
Bà dặn tôi buổi tối không nên ra đường, trời mưa gió, rất nguy hiểm. Tôi nói tôi không phải trẻ con, bà nghĩ ngợi một lát sau, gọi tôi ngồi ăn cơm.
“Con không đói!”
“Con lại đây đi!” Cảm giác được bà có điều muốn nói, không tiện từ chối nhiều liền ngồi xuống. Bà đặt vài món ăn trên mặt bàn, sắp một bát cơm đặt vào tay tôi.
“Con gầy quá, ăn nhiều vào mới lớn được!”
“Mẹ biết rồi phải không?” Khi thốt ra câu này, ánh mắt bà trở nên biến đổi trong chốc lát, nhưng chỉ rất nhanh nét mặt bà quay về nguyên trạng, nhợt nhạt mỉm cười.
“Làm gì có chuyện...”
“Con biết cả rồi, mẹ không phải giấu.”
Bà im bặt, ngón tay miết theo đường hoa văn trên mặt bàn, chần chừ...
“Con không hiểu đâu.”
“Mẹ đừng coi con là trẻ con, nếu mẹ tức giận cứ nói ra, hà cớ gì phải chịu...”
“Tao mới là người phải chịu đựng hai mẹ con mày!” Nói rồi ông ta hằm hằm phi người từ cầu thang xuống, nếu không có mẹ che chắn đằng trước rất có thể tôi chả còn giữ nổi cái mạng này.
“Cô giỏi lắm, dám bao che cơ à?”
“Anh ghét em cũng được, lanh nhạt cũng không sao, đằng nào nó là con chúng ta cơ mà... anh... vì sao đối xử với nó...”
“Con tôi?” Ông ta bật cười chế nhạo, cười đến nỗi bờ vai gầy còm của mẹ trở nên run rẩy. “Người muốn đẻ nó là cô, là một mình cô muốn sinh nó! Cô lúc nào cũng vậy, làm việc gì đã từng hỏi qua ý kiến của tôi chưa?”
“... em biết ai sai rồi... em cũng trả giá đến bây giờ... anh đừng trút giận lên con nữa.”
“Cô cũng biết sai? Cấm sử dụng cái vẻ yếu đuối tội nghiệp này trước mặt tôi, nên nhớ tôi đâu phải là thằng thanh niên ngu xuẩn bị cô đánh lừa!”
Mẹ khóc, khóc như mưa,...
Bố dùng vẻ mặt ngạo nghễ ngó xuống người phụ nữ quỳ phục dưới chân mình như thể đang thưởng thức vở diễn của con hát thấp hèn. Đầu óc tôi mù mịt... chuyện gì vậy? Tôi không hiểu, chỉ biết giữa họ luôn có một rào cản vô hình, ngăn cách thế giới của người đàn ông kia với mẹ con tôi.
“Mẹ, tại sao?”
“Đấy, con trai cô đang hỏi cô này, trả lời đi chứ!”
Ông ta chỉ thẳng tay vào mặt mẹ, dằn từng chữ một, mỗi chữ lại khiến đầu bà càng cúi thấp hơn. Nhận được sự phục tùng từ bà, ông ta trở nên đắc ý.
“Biết điều là tốt, bằng không đừng trách tôi vô tình!”
Môi mím chặt vào nhau tưởng chừng chảy máu, tôi hệt một con thú lao vào kẻ đốn mạt kia, mặc sức gào thét:
“Mẹ tôi sai ở đâu? Rốt cuộc là ở đâu mà ông hành hạ bà đến thế! Ông không xứng mặt làm đàn ông. Một chút cũng không!”
“Thằng nghiệt chủng!” Vung cánh tay lên, thay vì hứng trọn một cú đánh trời giáng tôi chỉ thấy một bóng người đẩy tôi ra, mở mắt phát hiện mẹ nằm trên sàn đá lạnh lẽo, cả người co quắp lẩy bẩy, tay khum khum ôm một bên má sưng vù.
Mắt tôi mở trừng trừng, không chớp mắt nhìn thẳng vào ông ta. Sau khi đánh người, theo thói quen bố tôi cuộn chặt tay mình, quay người quẳng lại một câu.
“Tất cả là tự cô gây nên!”
Thay quần áo tắm rửa xong xuôi, tôi nằm lên giường, lại không cách nào chợp mắt, trong đầu quẩn quanh đoạn đối thoại trước cửa phòng mẹ.
“Ông ta ghét mẹ, mẹ cần gì ở bên ông ta nhiều năm vậy?”
Mẹ cười, trong trí nhớ tôi mẹ luôn luôn mang một vẻ mỏng manh u sầu, tôi từng trông tấm ảnh hồi trẻ của bà giấu dưới ngăn bàn, hồi đó bà đứng trên bục cao nhận thưởng, nụ cười rất rạng ngời, chẳng lẽ vì sinh tôi nên bà mới chuốc lấy khổ đau?
“Con đừng hận cha con, ông ấy rất tốt, đang tiếc là... ông ấy không yêu mẹ...”
Yêu? Yêu là giống mẹ ư? Là bị bố giày xéo đến chết vẫn cười như mẹ?
Lật người, tôi sực nhớ ra bao thuốc còn trong túi quần, nhanh lấy ra một điếu. Căn phòng tôi om chỉ còn ánh lửa bật bùng, hít một hơn sâu, chất nicotin choáng ngợp tâm thần. Khói bay mù mịt bay lượn trong khoảng không ngược lại làm đầu óc tôi tỉnh táo ra vài phần.
Tôi cứ nghĩ cuộc đời này thật đơn giản, ai làm sai người ấy sẽ chịu, biết đâu rằng thế giới người lớn phức tạp như thế. Với trẻ con chỉ cần mày cho tao một đấm, tao trả mày một tát. Mai gặp nhau, cùng ăn chung cây kẹo, lại cùng bật cười xí xóa. Người lớn hoàn toàn khác, anh có lỗi với tôi, tôi bằng mọi giá trả lại anh gấp bội, đến chết vẫn còn dằn vặt nhau. Từ một đứa trẻ bị ép trưởng thành lên trong vòng một đêm là điều không tưởng, vậy mà suốt đêm này không biết bằng cách nào tôi không thể trở về y nguyên đứa trẻ của buổi ban đầu.
Từ đó tôi luyện cho mình suy nghĩ, trước mặt không có tương lai, sau lưng chả có đường lui. Hậu quả của việc dồn một con thú cùng đường là bị nó cắn cho tơi tả, sau đó dù có đánh chết nó, dịch bệnh cũng đã lây nhiễm toàn thân.
***
Bị đánh, thức suốt đêm và dầm mưa dẫn đến hậu quả là tôi bị ốm liệt giường!
Đang nằm mơ màng bỗng có tiếng gõ cửa, tiếng động càng ngày càng lớn, tôi khiên cưỡng thức dậy mới thấy bên cạnh ô cửa sổ có một khuôn mặt quen thuộc. Sáng đã dặn mẹ chỉ cần Bánh Bột Gạo đến là đuổi nó đi ngay, có biết được là nó dai thế, tìm ra cách này nữa. Tôi trở mình nằm nghiêng sang một bên, vùi đầu vào gối.
“Ăng ơi... ăng bị ốm có nặng không?”
“À, hôm nay em được điểm mười môn toán đấy!”
“Em giỏi không ăng???”
“Ăng nói đi…Ăng ơi...”
…
Tôi bật người dậy, đẩy tung cửa sổ.
“Im mồm!”
“Em chỉ muốn...”
“Mày dai thế! Chẳng lẽ giống đĩ đều dai dẳng hết sao?” Từ trên cao nhìn xuống chỉ thấy đỉnh đầu cúi thật thấp, chơi với nó bấy lâu tôi thừa hiểu tính cách của Bánh Bột Gạo, một khi chưa đạt mục đích thì sẽ chưa đi.
“Mày giống hệt con mẹ mày, làm việc không từ thủ đoạn. Bám bố tao còn chưa đủ qua đây lấy lòng tao nữa! Mày cút!!!! Cút xéo ngay khỏi tầm mắt tao!”
“Ăng cũng giống mấy bạn ở lớp...” Rõ ràng nó hỏi tôi, lại như tự nói với mình, chợt ngẩng mặt lên, đôi mắt trong veo xoáy sâu vào người đối diện.
“Ăng ơi em đáng ghét lắm ư...”
Tim hơi thắt lại, lòng bàn tay rịn ướt mồ hôi, vậy mà tôi nghe được giọng mình thản nhiên như không.
“Cả nhà mày đều là giống đĩ, chơi với mày chỉ chuốc nhục nhã. Đi đi, tao không bao giờ muốn nói chuyện với mày!”
Nó đi, Bánh Bột Gạo đi thật! Suốt cả quãng đường hầu như không một lần nó ngẩng đầu lên, đuôi váy trắng hơi lấm bẩn vì bụi đường hay vẫn là bị đánh? Bên bàn tay trái loáng thoáng một bọc nhỏ, màu nâu sẫm lại dưới bóng cây hoè già.
“Mẹ bảo nếu được mười điểm toán mẹ sẽ thưởng quà... ăng thích ăn ô mai không... ?”
“Chắc chết già tao cũng chẳng có vinh hạnh ăn đồ của mày!”
“Ăng đợi đấy đi, em sẽ cố mà!”
Đóng sập lại cửa kính. Đúng là cả đời này, tôi với nó không còn cơ hội ngồi cười nói vô tư thêm một lần nào...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.