Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi
Chương 30: Khép chặt cửa lòng
Bạch Lạc Mai
15/05/2015
Chỉ có người trẻ tuổi mới tự do. Khi tuổi tác đã cao, liền từng chút, từng chút một rơi vào vũng lầy của thói quen. Những người cô độc đều có vũng lầy của riêng họ.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Ai đó từng nói, hãy để tôi ở một thị trấn nhỏ bị lãng quên, sống cuộc đời bị người đời lãng quên. Làm thế nào mới có thể bị người đời lãng quên, và làm thế nào mới có thể hoàn toàn tránh xa cõi trần nhốn nháo? Dựng một túp lều bên bờ suối giữa lưng chừng mây, tìm một ngôi miếu giữa rừng sâu núi thẳm, hoặc xây một gian nhà tranh ở đường cổ thôn quê. Đó chưa phải là ẩn cư thực sự, bởi vì đứng giữ trời đất mênh mang tĩnh mịch, bạn sẽ nhận thấy bản thân trang nghiêm đến thế, nổi trội đến thế. Người xưa nói, bậc đại ẩn cư giữa thành thị. Thực sự muốn bị người đời lãng quên, không gì bằng ẩn cư giữa chốn hồng trần, giữa ngựa xe ồn ã và biển người hỗn loạn, bạn chính là một hạt bụi nhỏ nhoi, chẳng đáng kể gì.
Rất nhiều người không thể lý giải cách sống của Trương Ái Linh vào những năm cuối đời. Tại sao bà phải một mình trốn tránh ở nơi đất khách quên người, sống cuộc sống cách biệt với con người? Bà đang nhàn ẩn sao? Nếu một người nội tâm bình tĩnh, thì hà cớ gì lại sợ hãi trước mưa gió trần thế? Sau khi Reyer qua đời, Trương Ái Linh hợp tác với Nhà xuất bản Hoàng Quán, bà đã có đủ tiền để có thể sống yên ổn. Thậm chí bà có thể về nước, về Thượng Hải mà bà yêu quý, tìm một căn hộ chung cư trang nhã, sống cuộc sống mà bà mong muốn. Sườn xám vận thân, hồng trà điểm tâm, cùng người cô Trương Mậu Uyên, trốn trong tòa lầu nhỏ, mặc cho xuân hạ thu đông trôi qua.
Nhưng bà lại muốn từ bỏ thế gian, chứ không phải ẩn cư, bà đang trốn chạy. Thực ra, Trương Ái Linh là một người dũng cảm trước năm tháng, rốt cuộc bà vẫn cô độc an nhiên già đi, không tự kết thúc cuộc sống. Bà không muốn quay về quê cũ, không muốn đi dưới ánh mặt trời, là vì bà cảm thấy những tháng ngày tươi đẹp cuộc đời đắc ý, vó ngựa buông mau đã đi thật xa rồi. Bà không muốn đau buồn và tiếc nuối một cách vô vị, cho nên bà lựa chọn cuộc sống tự do tản mạn. Có lẽ đến bản thân bà, cũng không biết là vì sao.
Ở California, Trương Ái Linh còn phá lệ tiếp đãi một vị khách cố chấp trong một thời gian dài. Sau lần này, bà định cư ở Los Angeles và không còn tiếp xúc với ai lâu dài nữa. Vị khách may mắn đó, là Thủy Tinh, tên thật là Dương Nghi, tốt nghiệp khoa Ngoại văn Đại học Đài Loan, sau thuyên chuyển đến dạy học ở Đại học California của Mỹ. Tháng 9 năm 1970, anh ta giành được cơ hội học tiến tu một năm ở Đại học Berkeley, cho nên đã có duyên phận gặp gỡ với Trương Ái Linh.
Khi còn học ở Đại học Đài Loan, Thủy Tinh vô cùng say mê tác phẩm của Trương Ái Linh. Nghe nói người bạn tốt Vương Trinh Hòa đã từng tiếp đón Trương Ái Linh ở Đài Bắc, anh ta cực kỳ hâm mộ. Lần này có cơ hội ở ngay gần bà, Thủy Tinh không muốn bỏ lỡ dễ dàng. Nhưng anh ta không biết, gặp mặt Trương Ái Linh một lần, rốt cuộc lại khó khăn như thế. Đã mấy lần anh ta đến gõ cửa xin gặp, gọi điện thoại, đều bị Trương Ái Linh khéo léo từ chối. Khi sắp rời Đại học Berkeley, anh ta lại bất ngờ nhận được thư của Trương Ái Linh, nói hy vọng có thể gặp mặt trước khi anh ta khởi hành.
Thủy Tinh cảm tạ sự ân sủng của trời xanh, đã để anh cuối cùng có thể gặp mặt Trương Ái Linh, hơn nữa còn chuyện trò thoải mái trong suốt bảy tiếng đồng hồ. Lần đầu Trương Ái Linh gặp Hồ Lan Thành, cũng chỉ trò chuyện không quá năm tiếng đồng hồ. Vị Thủy Tinh tiên sinh này, thật sự đã được bà hậu đãi. Bước vào chỗ ở của Trương Ái Linh, Thủy Tinh nhớ đến lời của Hồ Lan Thành, gặp Trương Ái Linh, thế giới đều dấy lên cái loại chấn động, trong phòng bà ngập tràn không khí chiến tranh. Thế nhưng, khi thực sự gặp bà rồi, lại hoàn toàn khác với tưởng tượng, loại cảm giác đó khó có thể diễn tả bằng lời, nhưng lại bị bà thu phục hoàn toàn.
Thủy Tinh tiên sinh dùng ngòi bút tinh tế tỉ mỉ của mình, miêu tả lại căn phòng của Trương Ái Linh: “Bà xây nhà ở mà giống như hang tuyết vậy, trên tường không có lấy một đồ trang trí hay một bức ảnh nào, đối diện là một loạt cửa sổ bằng kính dài. Bà đứng dậy vén tấm rèm lụa trắng ra, những cây ngô đồng Pháp cao chọc trời, dưới ánh đèn đường, những phiến lá xanh mướt đung đưa lay động khiến người xem chói mắt. Phía xa, có thể nhìn trọn cảnh đêm của cả San Francisco. Những ngọn núi trên biển của vịnh San Francisco xanh biêng biếc, những ngọn đèn nhấp nháy liên tục, giống một câu trong Cái gông vàng, ‘Một ngôi sao đỏ lấp lánh bay, rồi lại một ngôi sao xanh khác’”.
Khi Thủy Tinh gặp Trương Ái Linh, bà đã quá ngũ tuần, qua lời văn của anh, chúng ta có thể hình dung ra rất rõ ràng hình dáng của Trương Ái Linh ở tuổi năm mươi mốt: “Đương nhiên bà ấy rất gầy, đã nhiều người viết về dáng vẻ gầy guộc này của bà, đặc biệt là hai cánh tay khẳng khiu, nếu như mượn thơ của Đỗ Phủ để hình dung thì đây chính là ‘Thanh huy ngọc tí hàn’ (Cánh tay ngọc trắng màu sáng trong)[1]. Dường như mọi sức mạnh và tâm huyết mà bà có được trong sinh mệnh, đều lũ lượt đổ vào từng hàng chữ trên bản thảo”.
[1] Trích bài Nguyệt dạ của Đỗ Phủ, Tản Đà dịch thơ.
Dường như hết thảy mọi thứ của Trương Ái Linh, đều chảy vào từng chữ trên bản thảo. Còn linh hồn lại nằm trong đôi mắt lớn mà rực sáng của bà. Thế nhưng, Trương Ái Linh dù đã trải hết dâu bể, nhưng không hề có dáng vẻ tiều tụy lạnh nhạt, khi gặp độc giả của mình, bà mặc một chiếc sườn xám cao cổ màu violet, hơi ngẩng mặt lên, khẽ ngã người trên ghế sofa, hứng thú trào dâng, rạng rỡ tươi cười.
“Tiếng cười của bà nghe thoảng chút mệt mỏi, ngây dại khúc khích, là kiểu tiếng cười của một cô bé khoảng mười tuổi, khiến người ta hoàn toàn không dám tin, bà đã sống đến già nửa thế kỷ”. Nếu không tiếp xúc gần gũi với Trương Ái Linh, thật sự sẽ không thể nào biết được dáng vẻ của bà. Bà đương nhiên không giống người bình thường, khí chất khác biệt đó của bà, duy chỉ có thực sự gặp mặt, mới có thể cảm nhận một cách sâu sắc. Nhưng tôi tin rằng, đã không còn ai có thể đến gần nội tâm của bà, có lẽ xưa nay cũng chưa từng có người bước vào trong đó.
Cuộc nói chuyện kéo dài này, đề cập đến rất nhiều vấn đề, bàn luận cũng rất chuyên sâu. Chủ đề đề cập đến một số tác phẩm, như Bán sinh duyên, Oán nữ, Hiết Phố Triều, Hoa trên biển, Mối tình khuynh thành, Lư hương đầu tiên, Kim Bình Mai… Trương Ái Linh còn nhắc đến những tác giả từ thời Ngũ Tứ trở ra, bà cực kỳ thích đọc tác phẩm của Thẩm Tùng Vân. Rồi lại bàn sang một số tác giả Đài Loan, bà cảm thấy tác giả Đài Loan thường xuyên tụ họp, kỳ thực như vậy cũng không tốt. Bà cho rằng các tác giả phải phân tán một chút mới tốt, tránh được chuyện người này cản trở người kia.
Trong quá trình đàm luận này, Trương Ái Linh uống cà phê nhiều lần. Thậm chí bà còn nói với Thủy Tinh, thực ra bà rất thích uống trà, chỉ là ở Mỹ không thể mua được trà ngon, cho nên đành phải uống cà phê. Trước đây, Hồ Lan Thành từng nói, Trương Ái Linh thích pha một chén hồng trà đậm đặc thật lớn, buổi chiều vừa đọc một cuốn sách vừa ăn điểm tâm. Thật ra, từ trong cốt tủy, bà rất thích cuộc sống nhàn tản như vậy, rất Trung Quốc, rất truyền thống. Chỉ là đời người đảo điên, đã đổi cho bà sang cách sống này, bà cũng phải chấp nhận, mạo hiểm đánh cược một lần để bước tiếp.
Lần nói chuyện kéo dài này, đối với Trương Ái Linh, dường như là lần duy nhất trong cuộc đời. Còn những buổi gặp mặt bạn bè, có khi, cả cuộc đời bà cũng chỉ có một lần. Sở dĩ bà tiếp Thủy Tinh, thực ra cũng không phải là trùng hợp, mà chỉ là bà ngẫu nhiên hứng thú. Đối với bà, sự ngẫu nhiên này là vô tình. Nhưng Thủy Tinh lại khắc cốt ghi tâm, suốt đời không quên.
Sau này, trong bài Ve – đêm gặp Trương Ái Linh, anh đã có một so sánh rất tuyệt vời về Trương Ái Linh: “Tôi nghĩ Trương Ái Linh rất giống một chú ve, đôi cánh mỏng tang tuy yếu ớt, cơ thể xốp nhưng lại rất chắc chắn, chứa đựng một sức mạnh tiềm tàng lớn, hơn nữa, một khi đã bay là có thể trốn tận chỗ kín đáo nhất của rặng liễu”. Chỉ là, Trương Ái Linh trốn tận nơi kín đáo nhất của rặng liễu, lại luôn kêu lên một tiếng khiến mọi người kinh ngạc. Bình thường chúng ta luôn bị chấn động, cảm động bởi tiếng nói trong văn chương của bà, nhưng lại không biết bà ở nơi nào, không biết bà có an lành hay không?
Năm 1973, Trương Ái Linh định cư ở Los Angeles. Từ đó bà đã khép chặt cánh cửa lòng nặng nề, không màng tới hồng trần thế sự. Trương Ái Linh nhờ Trang Tín Chính tiên sinh giúp bà tìm một chỗ ở thích hợp. Trang Tín Chính đã tìm cho bà một chung cư khá tốt ở khu Hollywood. Có chỗ ở ổn định, Trương Ái Linh hoàn toàn tĩnh tâm phiên dịch Hoa trên biển và nghiên cứu Hồng lâu mộng.
Toàn bộ đối thoại của Hoa trên biển đều viết bằng tiếng Tô Châu, đối với độc giả không hiểu tiếng địa phương thì thực sự rất khó hiểu. Trương Ái Linh đã dịch Hoa trên biển ra quốc ngữ và tiếng Anh. Chính nhờ sự nỗ lực và kiên trì này của bà, sự tiếc nuối và trống vắng trong lòng của vô vàn người đã được lấp đầy.
Công việc vất vả nhất, giày vò nhất lại chính là khảo chứng Hồng lâu mộng. Trương Ái Linh từng nói, đời người có ba nỗi hận: Một là hận hoa hải đường không hương, hai là hận cá trích lắm xương, ba là hận Hồng lâu mộng dang dở. Trương Ái Linh tự cảm thấy đời người đã không còn màu sắc, cái gì nên đến thì hãy đến, cái gì nên đi thì hãy đi. Thứ bà muốn và thứ bà có được, cho dù không phải nhiều như thế, nhưng bà đã không còn mong muốn gì nữa. Bà hy vọng bản thân có thể dùng ngòi bút gầy yếu và trái tim băng khiết của mình, hoàn thành giấc mộng lầu hồng dang dở đó.
Người bạn thân của Trương Ái Linh cứ cách vài ngày, lại viết thư đến hỏi thăm bà: “Hồng lâu mộng yểm của cô viết đến đâu rồi?”. Dường như giấc mộng này vĩnh viễn không thể tỉnh giấc, vĩnh viễn đều là ý vị bất tận như thế. Trương Ái Linh nghiên cứu Hồng lâu mộng suốt mười một năm, năm 1977, Hồng lâu mộng yểm gồm 24 vạn chữ, cuối cùng đã được Nhà xuất bản Hoàng Quán Đài Bắc xuất bản. Cùng với việc cảm nhận niềm vui thu hoạch, trái tim của bà cũng trống rỗng vô cùng, bởi vì mục tiêu của cuộc đời bà đã thiếu đi một thứ.
Mưa gió mười năm, câu chuyện mười năm, cuộc đời bà còn có mấy cái mười năm, còn có mấy cái bắt đầu? “Hạ màn là bi kịch của thời gian, thời niên thiếu một khi đã đi qua, liền bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Sự cố phát sinh trong nhà, chính là xảy ra giữa thế giới tăm tối, tầm thường của người lớn. Còn con đường sự nghiệp bằng phẳng lại không chịu nổi một cú đả kích, không đáng tin như vậy. Sau khi đã hiểu thấu, cuối cùng Bảo Ngọc xuất gia, thực hiện lời thề tưởng chừng không đáng tin với Đại Ngọc trước đây”.
Lời như thế chung quy không đáng tin cậy, cho dù là có thực hiện hay không, hoặc căn bản không hề thực hiện, thì cũng đừng so đo. Khi mở màn ồn ào chiêng trống ầm ĩ, là phải biết là khi hạ màn sẽ lạnh lẽo đèn tắt tối om. Cuộc đời mỗi con người đều có điều tiếc nuối, Tào Tuyết Cần tiếc Hồng lâu mộng chưa hoàn thành, Trương Ái Linh tiếc Tiểu đoàn viên dang dở.
Trương Ái Linh dùng những ngày còn lại để chỉnh lý Đối chiếu ký của bà. Bà thu nhập một số chuyện cũ chân thực, ghi chép những năm tháng rải rác trước kia. Về sau, Trương Ái Linh chuyển nhà vô số lần, đã vứt bỏ rất nhiều đồ đạc, duy chỉ có cuốn album cũ bung chỉ, bám đầy bụi đó, vẫn luôn đi cùng bà. Tác giả nổi tiếng Lý Bích Hoa nói: “Những tấm ảnh cũ may mắn ấy, không những quý giá, mà chúng còn rất có mùi vị, là một thứ ‘dư vị’ ngoài văn chương. Cầm trên tay, lật giở từng trang từng trang một, giống như trong đám hỗn loạn loáng thoáng hiện lên một bức chân dung tự họa: non nớt, trưởng thành, thịnh vượng, hoang tàn…”.
Thời gian là một tấm gương lớn, ngồi trước gương, có thể nhìn thấy dung nhan biến đổi thất thường, hành trình đã qua, dòng người đã đi, những chuyện đã xảy ra trong cả một đời. Chỉ là bạn không thể thay đổi, chỉ có thể ngắm nhìn, nhìn mãi, cho đến khi hình bóng trong gương, nhòa đi không rõ. Cho đến một ngày, bạn cũng không còn tồn tại nữa.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Ai đó từng nói, hãy để tôi ở một thị trấn nhỏ bị lãng quên, sống cuộc đời bị người đời lãng quên. Làm thế nào mới có thể bị người đời lãng quên, và làm thế nào mới có thể hoàn toàn tránh xa cõi trần nhốn nháo? Dựng một túp lều bên bờ suối giữa lưng chừng mây, tìm một ngôi miếu giữa rừng sâu núi thẳm, hoặc xây một gian nhà tranh ở đường cổ thôn quê. Đó chưa phải là ẩn cư thực sự, bởi vì đứng giữ trời đất mênh mang tĩnh mịch, bạn sẽ nhận thấy bản thân trang nghiêm đến thế, nổi trội đến thế. Người xưa nói, bậc đại ẩn cư giữa thành thị. Thực sự muốn bị người đời lãng quên, không gì bằng ẩn cư giữa chốn hồng trần, giữa ngựa xe ồn ã và biển người hỗn loạn, bạn chính là một hạt bụi nhỏ nhoi, chẳng đáng kể gì.
Rất nhiều người không thể lý giải cách sống của Trương Ái Linh vào những năm cuối đời. Tại sao bà phải một mình trốn tránh ở nơi đất khách quên người, sống cuộc sống cách biệt với con người? Bà đang nhàn ẩn sao? Nếu một người nội tâm bình tĩnh, thì hà cớ gì lại sợ hãi trước mưa gió trần thế? Sau khi Reyer qua đời, Trương Ái Linh hợp tác với Nhà xuất bản Hoàng Quán, bà đã có đủ tiền để có thể sống yên ổn. Thậm chí bà có thể về nước, về Thượng Hải mà bà yêu quý, tìm một căn hộ chung cư trang nhã, sống cuộc sống mà bà mong muốn. Sườn xám vận thân, hồng trà điểm tâm, cùng người cô Trương Mậu Uyên, trốn trong tòa lầu nhỏ, mặc cho xuân hạ thu đông trôi qua.
Nhưng bà lại muốn từ bỏ thế gian, chứ không phải ẩn cư, bà đang trốn chạy. Thực ra, Trương Ái Linh là một người dũng cảm trước năm tháng, rốt cuộc bà vẫn cô độc an nhiên già đi, không tự kết thúc cuộc sống. Bà không muốn quay về quê cũ, không muốn đi dưới ánh mặt trời, là vì bà cảm thấy những tháng ngày tươi đẹp cuộc đời đắc ý, vó ngựa buông mau đã đi thật xa rồi. Bà không muốn đau buồn và tiếc nuối một cách vô vị, cho nên bà lựa chọn cuộc sống tự do tản mạn. Có lẽ đến bản thân bà, cũng không biết là vì sao.
Ở California, Trương Ái Linh còn phá lệ tiếp đãi một vị khách cố chấp trong một thời gian dài. Sau lần này, bà định cư ở Los Angeles và không còn tiếp xúc với ai lâu dài nữa. Vị khách may mắn đó, là Thủy Tinh, tên thật là Dương Nghi, tốt nghiệp khoa Ngoại văn Đại học Đài Loan, sau thuyên chuyển đến dạy học ở Đại học California của Mỹ. Tháng 9 năm 1970, anh ta giành được cơ hội học tiến tu một năm ở Đại học Berkeley, cho nên đã có duyên phận gặp gỡ với Trương Ái Linh.
Khi còn học ở Đại học Đài Loan, Thủy Tinh vô cùng say mê tác phẩm của Trương Ái Linh. Nghe nói người bạn tốt Vương Trinh Hòa đã từng tiếp đón Trương Ái Linh ở Đài Bắc, anh ta cực kỳ hâm mộ. Lần này có cơ hội ở ngay gần bà, Thủy Tinh không muốn bỏ lỡ dễ dàng. Nhưng anh ta không biết, gặp mặt Trương Ái Linh một lần, rốt cuộc lại khó khăn như thế. Đã mấy lần anh ta đến gõ cửa xin gặp, gọi điện thoại, đều bị Trương Ái Linh khéo léo từ chối. Khi sắp rời Đại học Berkeley, anh ta lại bất ngờ nhận được thư của Trương Ái Linh, nói hy vọng có thể gặp mặt trước khi anh ta khởi hành.
Thủy Tinh cảm tạ sự ân sủng của trời xanh, đã để anh cuối cùng có thể gặp mặt Trương Ái Linh, hơn nữa còn chuyện trò thoải mái trong suốt bảy tiếng đồng hồ. Lần đầu Trương Ái Linh gặp Hồ Lan Thành, cũng chỉ trò chuyện không quá năm tiếng đồng hồ. Vị Thủy Tinh tiên sinh này, thật sự đã được bà hậu đãi. Bước vào chỗ ở của Trương Ái Linh, Thủy Tinh nhớ đến lời của Hồ Lan Thành, gặp Trương Ái Linh, thế giới đều dấy lên cái loại chấn động, trong phòng bà ngập tràn không khí chiến tranh. Thế nhưng, khi thực sự gặp bà rồi, lại hoàn toàn khác với tưởng tượng, loại cảm giác đó khó có thể diễn tả bằng lời, nhưng lại bị bà thu phục hoàn toàn.
Thủy Tinh tiên sinh dùng ngòi bút tinh tế tỉ mỉ của mình, miêu tả lại căn phòng của Trương Ái Linh: “Bà xây nhà ở mà giống như hang tuyết vậy, trên tường không có lấy một đồ trang trí hay một bức ảnh nào, đối diện là một loạt cửa sổ bằng kính dài. Bà đứng dậy vén tấm rèm lụa trắng ra, những cây ngô đồng Pháp cao chọc trời, dưới ánh đèn đường, những phiến lá xanh mướt đung đưa lay động khiến người xem chói mắt. Phía xa, có thể nhìn trọn cảnh đêm của cả San Francisco. Những ngọn núi trên biển của vịnh San Francisco xanh biêng biếc, những ngọn đèn nhấp nháy liên tục, giống một câu trong Cái gông vàng, ‘Một ngôi sao đỏ lấp lánh bay, rồi lại một ngôi sao xanh khác’”.
Khi Thủy Tinh gặp Trương Ái Linh, bà đã quá ngũ tuần, qua lời văn của anh, chúng ta có thể hình dung ra rất rõ ràng hình dáng của Trương Ái Linh ở tuổi năm mươi mốt: “Đương nhiên bà ấy rất gầy, đã nhiều người viết về dáng vẻ gầy guộc này của bà, đặc biệt là hai cánh tay khẳng khiu, nếu như mượn thơ của Đỗ Phủ để hình dung thì đây chính là ‘Thanh huy ngọc tí hàn’ (Cánh tay ngọc trắng màu sáng trong)[1]. Dường như mọi sức mạnh và tâm huyết mà bà có được trong sinh mệnh, đều lũ lượt đổ vào từng hàng chữ trên bản thảo”.
[1] Trích bài Nguyệt dạ của Đỗ Phủ, Tản Đà dịch thơ.
Dường như hết thảy mọi thứ của Trương Ái Linh, đều chảy vào từng chữ trên bản thảo. Còn linh hồn lại nằm trong đôi mắt lớn mà rực sáng của bà. Thế nhưng, Trương Ái Linh dù đã trải hết dâu bể, nhưng không hề có dáng vẻ tiều tụy lạnh nhạt, khi gặp độc giả của mình, bà mặc một chiếc sườn xám cao cổ màu violet, hơi ngẩng mặt lên, khẽ ngã người trên ghế sofa, hứng thú trào dâng, rạng rỡ tươi cười.
“Tiếng cười của bà nghe thoảng chút mệt mỏi, ngây dại khúc khích, là kiểu tiếng cười của một cô bé khoảng mười tuổi, khiến người ta hoàn toàn không dám tin, bà đã sống đến già nửa thế kỷ”. Nếu không tiếp xúc gần gũi với Trương Ái Linh, thật sự sẽ không thể nào biết được dáng vẻ của bà. Bà đương nhiên không giống người bình thường, khí chất khác biệt đó của bà, duy chỉ có thực sự gặp mặt, mới có thể cảm nhận một cách sâu sắc. Nhưng tôi tin rằng, đã không còn ai có thể đến gần nội tâm của bà, có lẽ xưa nay cũng chưa từng có người bước vào trong đó.
Cuộc nói chuyện kéo dài này, đề cập đến rất nhiều vấn đề, bàn luận cũng rất chuyên sâu. Chủ đề đề cập đến một số tác phẩm, như Bán sinh duyên, Oán nữ, Hiết Phố Triều, Hoa trên biển, Mối tình khuynh thành, Lư hương đầu tiên, Kim Bình Mai… Trương Ái Linh còn nhắc đến những tác giả từ thời Ngũ Tứ trở ra, bà cực kỳ thích đọc tác phẩm của Thẩm Tùng Vân. Rồi lại bàn sang một số tác giả Đài Loan, bà cảm thấy tác giả Đài Loan thường xuyên tụ họp, kỳ thực như vậy cũng không tốt. Bà cho rằng các tác giả phải phân tán một chút mới tốt, tránh được chuyện người này cản trở người kia.
Trong quá trình đàm luận này, Trương Ái Linh uống cà phê nhiều lần. Thậm chí bà còn nói với Thủy Tinh, thực ra bà rất thích uống trà, chỉ là ở Mỹ không thể mua được trà ngon, cho nên đành phải uống cà phê. Trước đây, Hồ Lan Thành từng nói, Trương Ái Linh thích pha một chén hồng trà đậm đặc thật lớn, buổi chiều vừa đọc một cuốn sách vừa ăn điểm tâm. Thật ra, từ trong cốt tủy, bà rất thích cuộc sống nhàn tản như vậy, rất Trung Quốc, rất truyền thống. Chỉ là đời người đảo điên, đã đổi cho bà sang cách sống này, bà cũng phải chấp nhận, mạo hiểm đánh cược một lần để bước tiếp.
Lần nói chuyện kéo dài này, đối với Trương Ái Linh, dường như là lần duy nhất trong cuộc đời. Còn những buổi gặp mặt bạn bè, có khi, cả cuộc đời bà cũng chỉ có một lần. Sở dĩ bà tiếp Thủy Tinh, thực ra cũng không phải là trùng hợp, mà chỉ là bà ngẫu nhiên hứng thú. Đối với bà, sự ngẫu nhiên này là vô tình. Nhưng Thủy Tinh lại khắc cốt ghi tâm, suốt đời không quên.
Sau này, trong bài Ve – đêm gặp Trương Ái Linh, anh đã có một so sánh rất tuyệt vời về Trương Ái Linh: “Tôi nghĩ Trương Ái Linh rất giống một chú ve, đôi cánh mỏng tang tuy yếu ớt, cơ thể xốp nhưng lại rất chắc chắn, chứa đựng một sức mạnh tiềm tàng lớn, hơn nữa, một khi đã bay là có thể trốn tận chỗ kín đáo nhất của rặng liễu”. Chỉ là, Trương Ái Linh trốn tận nơi kín đáo nhất của rặng liễu, lại luôn kêu lên một tiếng khiến mọi người kinh ngạc. Bình thường chúng ta luôn bị chấn động, cảm động bởi tiếng nói trong văn chương của bà, nhưng lại không biết bà ở nơi nào, không biết bà có an lành hay không?
Năm 1973, Trương Ái Linh định cư ở Los Angeles. Từ đó bà đã khép chặt cánh cửa lòng nặng nề, không màng tới hồng trần thế sự. Trương Ái Linh nhờ Trang Tín Chính tiên sinh giúp bà tìm một chỗ ở thích hợp. Trang Tín Chính đã tìm cho bà một chung cư khá tốt ở khu Hollywood. Có chỗ ở ổn định, Trương Ái Linh hoàn toàn tĩnh tâm phiên dịch Hoa trên biển và nghiên cứu Hồng lâu mộng.
Toàn bộ đối thoại của Hoa trên biển đều viết bằng tiếng Tô Châu, đối với độc giả không hiểu tiếng địa phương thì thực sự rất khó hiểu. Trương Ái Linh đã dịch Hoa trên biển ra quốc ngữ và tiếng Anh. Chính nhờ sự nỗ lực và kiên trì này của bà, sự tiếc nuối và trống vắng trong lòng của vô vàn người đã được lấp đầy.
Công việc vất vả nhất, giày vò nhất lại chính là khảo chứng Hồng lâu mộng. Trương Ái Linh từng nói, đời người có ba nỗi hận: Một là hận hoa hải đường không hương, hai là hận cá trích lắm xương, ba là hận Hồng lâu mộng dang dở. Trương Ái Linh tự cảm thấy đời người đã không còn màu sắc, cái gì nên đến thì hãy đến, cái gì nên đi thì hãy đi. Thứ bà muốn và thứ bà có được, cho dù không phải nhiều như thế, nhưng bà đã không còn mong muốn gì nữa. Bà hy vọng bản thân có thể dùng ngòi bút gầy yếu và trái tim băng khiết của mình, hoàn thành giấc mộng lầu hồng dang dở đó.
Người bạn thân của Trương Ái Linh cứ cách vài ngày, lại viết thư đến hỏi thăm bà: “Hồng lâu mộng yểm của cô viết đến đâu rồi?”. Dường như giấc mộng này vĩnh viễn không thể tỉnh giấc, vĩnh viễn đều là ý vị bất tận như thế. Trương Ái Linh nghiên cứu Hồng lâu mộng suốt mười một năm, năm 1977, Hồng lâu mộng yểm gồm 24 vạn chữ, cuối cùng đã được Nhà xuất bản Hoàng Quán Đài Bắc xuất bản. Cùng với việc cảm nhận niềm vui thu hoạch, trái tim của bà cũng trống rỗng vô cùng, bởi vì mục tiêu của cuộc đời bà đã thiếu đi một thứ.
Mưa gió mười năm, câu chuyện mười năm, cuộc đời bà còn có mấy cái mười năm, còn có mấy cái bắt đầu? “Hạ màn là bi kịch của thời gian, thời niên thiếu một khi đã đi qua, liền bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Sự cố phát sinh trong nhà, chính là xảy ra giữa thế giới tăm tối, tầm thường của người lớn. Còn con đường sự nghiệp bằng phẳng lại không chịu nổi một cú đả kích, không đáng tin như vậy. Sau khi đã hiểu thấu, cuối cùng Bảo Ngọc xuất gia, thực hiện lời thề tưởng chừng không đáng tin với Đại Ngọc trước đây”.
Lời như thế chung quy không đáng tin cậy, cho dù là có thực hiện hay không, hoặc căn bản không hề thực hiện, thì cũng đừng so đo. Khi mở màn ồn ào chiêng trống ầm ĩ, là phải biết là khi hạ màn sẽ lạnh lẽo đèn tắt tối om. Cuộc đời mỗi con người đều có điều tiếc nuối, Tào Tuyết Cần tiếc Hồng lâu mộng chưa hoàn thành, Trương Ái Linh tiếc Tiểu đoàn viên dang dở.
Trương Ái Linh dùng những ngày còn lại để chỉnh lý Đối chiếu ký của bà. Bà thu nhập một số chuyện cũ chân thực, ghi chép những năm tháng rải rác trước kia. Về sau, Trương Ái Linh chuyển nhà vô số lần, đã vứt bỏ rất nhiều đồ đạc, duy chỉ có cuốn album cũ bung chỉ, bám đầy bụi đó, vẫn luôn đi cùng bà. Tác giả nổi tiếng Lý Bích Hoa nói: “Những tấm ảnh cũ may mắn ấy, không những quý giá, mà chúng còn rất có mùi vị, là một thứ ‘dư vị’ ngoài văn chương. Cầm trên tay, lật giở từng trang từng trang một, giống như trong đám hỗn loạn loáng thoáng hiện lên một bức chân dung tự họa: non nớt, trưởng thành, thịnh vượng, hoang tàn…”.
Thời gian là một tấm gương lớn, ngồi trước gương, có thể nhìn thấy dung nhan biến đổi thất thường, hành trình đã qua, dòng người đã đi, những chuyện đã xảy ra trong cả một đời. Chỉ là bạn không thể thay đổi, chỉ có thể ngắm nhìn, nhìn mãi, cho đến khi hình bóng trong gương, nhòa đi không rõ. Cho đến một ngày, bạn cũng không còn tồn tại nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.