Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi
Chương 8: Vườn trường xanh xanh
Bạch Lạc Mai
14/05/2015
Tôi không nỡ nhìn anh vui vẻ, điều ấy càng khiến tôi buồn lòng hơn! Tạm biệt! Nhân sinh hợp tan, vốn là bình thường, dù thế nào chúng tôi vẫn sẽ có một ngày chia tay đầy nước mắt!
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Tháng ngày im lìm, khi bạn tựa cửa nghe mưa rơi, ngồi trên lầu gác ngắm mây bay, thì năm tháng đã trôi qua thật xa. Con người đi giữa thế gian, đều phải đeo những chiếc mặt nạ khác nhau. Không phải vì giả tạo, mà là rất nhiều lúc cần phải trốn tránh tự nhiên, thuận theo hoàn cảnh. Nếu bạn không thể thay đổi cuộc sống, thì phải vì cuộc sống mà đổi thay chính mình.
Khi còn rất nhỏ, Trương Ái Linh đã hiểu được đạo lý này. Cha tái hôn, khiến cô dẫu chán ghét nhưng vẫn phải quay về căn nhà ấm dương hỗn độn đó. Nhìn em trai chịu sự ngược đãi, nhưng lại không biết trốn tránh ở đâu, cô thấy đau lòng cực độ. Đối mặt với sự châm chọc cạnh khóe của mẹ kế, cô cũng bó tay hết cách, chỉ cảm thấy nhục nhã muôn phần. Nhìn gương mặt khóc lóc của mình trong gương, cô từng nghiến răng thề: “Sẽ có một ngày ta phải báo thù”.
Sau này, Trương Ái Linh từng nói, những năm trung học cô sống không hề vui vẻ, nội tâm bị đè nén, đối diện với những người những việc mà mình không thể làm gì được, cô luôn giữ im lặng. Chỉ khi đến nhà người cô hoặc là khi ở trường, ngày tháng của cô mới được coi là tinh khiết giản đơn như nước, sáng tỏ thấu triệt như tranh.
Những năm trung học của Trương Ái Linh không phải chỉ toàn mưa thảm gió sầu. Cô cũng từng có rất nhiều niềm vui đơn thuần của một nữ sinh, từng trải qua những ngày rực rỡ nắm tay nhau giữa mùa xuân. Tính cô hướng nội, tư chất thẩm mỹ trời cho đều vượt trội so với đám bạn bè cùng trang lứa, hơn nữa cô thường không quan tâm để ý đến những chuyện vụn vặt của cuộc sống. Nhưng cô cũng thường cùng các chị em họ dạo phố, xem phim, dẫn em trai đi mua đồ ăn vặt.
Khi gặp người lạ, đa phần cô đều im lặng. Chỉ có khi đi cùng chị em họ và những người bạn học thân thiết, cô mới thể hiện là người vô cùng vui vẻ. Đặc biệt khi nhắc đến những bộ tiểu thuyết, bộ phim và những vở kịch mà cô thích, gương mặt cô hớn hở, bàn tán thao thao bất tuyệt. Khi ấy, bạn sẽ hoàn toàn quên mất rằng, cô là một cô gái tính tình lạnh lùng, trong lòng ẩn chứa vết thương sâu kín.
Mỗi người đều có nhiều tính cách, tùy những hoàn cảnh khác nhau mà thể hiện những cái tôi khác nhau, hoặc vui vẻ hoặc lạnh lùng; hoặc đơn giản, hoặc già dặn. Có lẽ chỉ khi phải đối diện với tâm hồn mình, con người mới có thể gỡ chiếc mặt nạ đang đeo đi, nhìn thấy cái tôi chân thực nhất của chính mình. Bởi dẫu có ở bên cạnh người mình yêu quý, cũng khó tránh khỏi cảm giác xa lạ và quạnh quẽ.
Khi học trung học, Trương Ái Linh đã say mê sáng tác và nhân lúc mọi người không chuẩn bị, đã một mình âm thầm cực khổ sáng tác. Do quá ham đọc sách, nên khi học trung học, cô đã bị cận thị, phải đeo kính. Dáng người cô cao, lại gầy, tuy mặc bộ đồ đơn giản nhưng vẫn không che giấu được khí chất văn nhã của người đọc sách. Có thể cô không đủ xinh đẹp, nhưng xưa nay cô luôn mang đến một cảm giác phi phàm, xuất chúng cho những người tiếp xúc với mình. Có người nói, một tài nữ như cô, chỉ cần có duyên đi lướt qua, là buộc phải ngoái lại nhìn.
Năm Trương Ái Linh mười hai tuổi, cô đã được đăng truyện ngắn đầu tiên Cô gái bất hạnh trên tập san Phượng Tảo của trường nữ sinh St’s Maria. Tuy chỉ vỏn vẹn một nghìn bốn trăm chữ, tình tiết cũng đơn giản non nớt, nhưng đối với một nữ sinh tuổi đời mới mười hai mà nói, chắc chắn đây là một chuyện kinh ngạc và tuyệt vời; đối với sự nghiệp sáng tác của cô thì đây cũng là một khởi đầu tốt đẹp và phi thường. Cô gái bất hạnh kể về bi kịch của một cô gái xinh đẹp thuần khiết bị hủy hoại, đối mặt với vận mệnh, nữ nhân vật chính chỉ có thể bỏ trốn, sống phiêu bạt suốt quãng đời còn lại của mình.
“Tôi không nỡ nhìn thấy anh vui vẻ, điều ấy càng khiến tôi buồn lòng hơn nữa! Tạm biệt! Nhân sinh hợp tan, vốn là bình thường, dù thế nào, chúng tôi vẫn sẽ có một ngày chia tay đầy nước mắt!”. Trương Ái Linh khi ấy, đã sớm quen với sự ly hợp của đời người. Hơn nữa đối diện với sự biệt ly, cô còn học được cách lạnh lùng trước mặt người khác, quay người mới rơi nước mắt. Cô biết, chặng đường nhân sinh đầy gian truân, đa phần chỉ có mình ta độc hành mà thôi.
Năm thứ hai, Trương Ái Linh lại tiếp tục đăng bài tản văn đầu tiên Chạng vạng trên tập san Phượng Tảo. Bài tản văn này thể hiện những suy nghĩ không hợp với lứa tuổi của cô. Trong sắc xuân rực rỡ mà mắt nhìn không xuể đó, cô lại than thở tuổi xuân đời người ngắn ngủi trôi mau, không được như những cánh bướm sớm sinh tối chết khiến người ta ngưỡng mộ biết mấy. Trong những năm tháng thanh xuân đẹp như hoa ấy, đáng lẽ cái cô nên nhìn là non xanh nước biếc mơn mởn. Nhưng lòng cô lại hướng đến những tâm sự đầy trắc đầy trắc trở, cảm thán cho mây khói đời người, cho mỹ nhân buổi xế chiều. Có lẽ, đây chính là điểm vượt trội của Trương Ái Linh, khiến chúng ta nhìn thấy một cô gái, đứng trong buổi hoàng hôn tuyệt đẹp, ngắm nhìn thời gian trôi qua như nước chảy, chầm chậm đi xa dần, xa dần.
Trương Ái Linh yêu những năm tháng ở trường học, cô thông minh bẩm sinh, thành tích các môn đều đứng đầu. Và điều quan trọng nhất là ở trường học, cô có thể tự do sáng tác. Nghe những lời khen ngợi của giáo viên, nhìn ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè, tự đáy lòng cô nảy sinh sự an ủi và niềm tự hào mà người bình thường đều có. Tình yêu sâu đậm với văn chương ấy, trong rất nhiều đêm tối trăng sáng sao thưa, càng trở nên sục sôi hơn nữa.
Trương Ái Linh thích học những tiết quốc văn (ngữ văn), vừa hay trường học lại mới có một thầy Uông tài hoa, có kiến thức sâu rộng và cực kỳ chú trọng môn quốc văn mới chuyển đến. Lúc đầu, thầy Uông chú ý đến Trương Ái Linh là vì một bài tập làm văn có tựa đề Ngắm mây với lối hành văn trôi chảy và từ ngữ hoa lệ của cô. Sau đó thầy Uông chủ động quan tâm đến cô ngày một nhiều lên. Khi ấy Trương Ái Linh cao ráo, nên ngồi ở góc trong của bàn cuối lớp với khuôn mặt không biểu cảm và cách ăn mặc tùy ý. Cô không xinh đẹp, nhưng ở cô lại toát lên một khí chất đặc biệt khiến người ta phải nhiều lần ngoái nhìn.
Trương Ái Linh yêu thích văn chương, tài tình xuất chúng, ngoài viết bài cho tập san của trường ra, cô không tham gia bất cứ hội thơ hay nhóm nhạc nào. Ấn tượng mà nữ sinh đặc biệt này để lại cho thầy giáo và bạn học là vừa cao ngạo lại vừa nhạt nhòa. Cô không chạy theo thói tục, cho nên giữa dòng người, thật khó nắm bắt được bóng dáng của cô. Thế nhưng cái tên Trương Ái Linh vẫn hiện hữu ở bất kỳ nơi đâu.
Về sau, trên tập san Quốc hưng của trường, Trương Ái Linh đăng những truyện ngắn như Trâu, Bá vương biệt Cơ, Ba nguyên tắc đọc sách báo cáo và Nhượng Hinh bình, trên tập san Phượng Tảo cho đăng Bàn về tương lai của truyện tranh. Trong đó, Bá vương biệt Cơ được đông đảo giáo viên và học sinh quan tâm và yêu thích. Thầy Uông cực kỳ tán thưởng bài văn này: “So với Cái chết của Sở Bá Vương[1] của Quách Mạt Nhượng, đơn giản có thể nói chỉ có hơn chứ không có kém, nếu cứ tiếp tục cố gắng, tiền đồ tương lai thật không thể đánh giá hết được!”.
[1] Viết đúng phải là Sở Bá Vương tự sát.
Nàng Ngu Cơ trong truyện ngắn này, không phải chết khi Hạng Vũ thất bại vì đường cùng quẫn bách không lối thoát, mà là chết khi hưng thịnh nhất, dẫn đến quá trình suy tàn đó. Người con gái tên gọi là Ngu Cơ dự báo trước được kết cục, nhân khi tất cả còn chưa đến điểm tận cùng, đã quyết liệt hủy diệt chính mình. Câu nói sau cùng của nàng là: “Ta thích kết cục đó”. Trương Ái Linh của năm ấy, mới mười bảy tuổi. Một thiếu nữ mười bảy tuổi, lại có thể nhìn thấu đời người như thế.
Mấy năm học trường nữ sinh St’s Maria, hoạt động mà Trương Ái Linh thực sự say mê là nghiên cứu Hồng lâu mộng. Thậm chí cô còn dành thời gian ngoài giờ học, để viết một bộ tiểu thuyết chương hồi tên là Hồng lâu mộng hiện đại, gồm hai tập thượng và hạ. Khi ấy, cô đã biết hiện đại hóa các nhân vật cổ điển, lối viết của cô rất đặc sắc mới mẻ, lại nghiêm khắc phê phán thế thái nhân tình. Cha cô đọc xong, cũng tán dương không ngớt. Cứ cách khoảng dăm ba năm, Trương Ái Linh lại đọc lại Hồng lâu mộng một lần. Cô từng than rằng: “Ấn tượng mỗi lần đều khác nhau. Hiện tại đọc lại chỉ thấy những phiền não nảy sinh giữa con người với con người. Khả năng thưởng thức của con người là có hạn, nhưng Hồng lâu mộng mãi mãi là tác phẩm ‘đòi một được mười’[2]”.
[2]“Đòi một được mười”: Một thành ngữ Trung Quốc, có nghĩa là bạn yêu cầu một phần, nhưng đối phương lại đưa cho bạn mười phần. Đây là lời khen ngợi tột bậc đối với tác phẩm.
Thời trung học đã đi đến hồi kết lúc nào không hay. Dường như có một giấc mơ đầy xúc động lưu giữ trong buổi sớm mùa xuân nào đó, còn chưa từng thức tỉnh. Còn có một thiếu niên dịu dàng, đứng dưới ngọn đèn đường bên ngoài trường học, chưa từng nắm tay, đã bỏ lỡ nhau. Những tháng ngày thanh xuân đã từng muốn lướt qua ấy rạng rỡ chói lòa như pháo hoa, tan thành tro bụi, không để dấu vết.
Đối với Trương Ái Linh, quãng thời gian học trung học này hẳn là khó quên. Nhiều năm về sau, cô vẫn sẽ nhớ đến rừng mai trong trường, những con đường nhỏ giao nhau chằng chịt và gác chuông cổ kính. Trong mái trường ấy, cô đã viết nên những áng văn vừa tươi mới lại vừa non nớt đó, cô đã quên đi rất nhiều điều không vui ở nhà. Đó cũng là nơi đã tác thành cho giấc mộng văn chương khiến cô kiêu hãnh một đời.
Trước lúc ra đi, Trương Ái Linh đã tự tay vẽ truyện tranh tặng cho lễ tốt nghiệp của các bạn nữ trên tập san của nhà trường. Mỗi người đều được cô tặng cho những vai diễn khác nhau. Trông rất sinh động có thần, thú vị và đa dạng. Cô tự vẽ mình thành một bà thầy bói tay cầm một quả cầu thủy tinh, chỉ là không biết, cô có thể bói cho vận mệnh của ai.
Bao năm trôi qua, chúng ta còn có thể nhìn thấy bức ảnh cũ của nữ sinh trường St’s Maria. Những nữ sinh tóc cắt ngắn, mặc sườn xám nhạt màu, thuần khiết biết bao, thánh thiện biết bao. Dầu cho đó chỉ là bức ảnh đen trắng, hơn nữa còn nhòe nhoẹt không rõ. Nhưng dòng sông thiếu niên ấy trong trẻo đến mức có thể nhìn xuyên đáy. Ký ức của những ngày xưa trầm tĩnh, an nhiên dưới đáy nước sâu. Nhìn mãi nhìn mãi, khiến người ta phải xúc động mà rơi lệ. Đó là vì chúng ta đều đã từng xinh đẹp, chỉ là không còn trẻ trung nữa mà thôi.
Tạm biệt, mái trường thuần khiết như sương sớm. Tạm biệt, tháng ngày làm bạn với tuổi thanh xuân. Phải tin rằng, ở bên bờ của năm tháng, sẽ có một con thuyền vượt sông, chở chúng ta đến một phương xa nào đó. Đóng cánh cửa quá khứ lại, trong ngõ nhỏ mà tháng năm vẫn còn lưu luyến, dường như luôn có một giọng nói đang hỏi: Có hay chăng một loại thanh xuân, mang tên trở lại?
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Tháng ngày im lìm, khi bạn tựa cửa nghe mưa rơi, ngồi trên lầu gác ngắm mây bay, thì năm tháng đã trôi qua thật xa. Con người đi giữa thế gian, đều phải đeo những chiếc mặt nạ khác nhau. Không phải vì giả tạo, mà là rất nhiều lúc cần phải trốn tránh tự nhiên, thuận theo hoàn cảnh. Nếu bạn không thể thay đổi cuộc sống, thì phải vì cuộc sống mà đổi thay chính mình.
Khi còn rất nhỏ, Trương Ái Linh đã hiểu được đạo lý này. Cha tái hôn, khiến cô dẫu chán ghét nhưng vẫn phải quay về căn nhà ấm dương hỗn độn đó. Nhìn em trai chịu sự ngược đãi, nhưng lại không biết trốn tránh ở đâu, cô thấy đau lòng cực độ. Đối mặt với sự châm chọc cạnh khóe của mẹ kế, cô cũng bó tay hết cách, chỉ cảm thấy nhục nhã muôn phần. Nhìn gương mặt khóc lóc của mình trong gương, cô từng nghiến răng thề: “Sẽ có một ngày ta phải báo thù”.
Sau này, Trương Ái Linh từng nói, những năm trung học cô sống không hề vui vẻ, nội tâm bị đè nén, đối diện với những người những việc mà mình không thể làm gì được, cô luôn giữ im lặng. Chỉ khi đến nhà người cô hoặc là khi ở trường, ngày tháng của cô mới được coi là tinh khiết giản đơn như nước, sáng tỏ thấu triệt như tranh.
Những năm trung học của Trương Ái Linh không phải chỉ toàn mưa thảm gió sầu. Cô cũng từng có rất nhiều niềm vui đơn thuần của một nữ sinh, từng trải qua những ngày rực rỡ nắm tay nhau giữa mùa xuân. Tính cô hướng nội, tư chất thẩm mỹ trời cho đều vượt trội so với đám bạn bè cùng trang lứa, hơn nữa cô thường không quan tâm để ý đến những chuyện vụn vặt của cuộc sống. Nhưng cô cũng thường cùng các chị em họ dạo phố, xem phim, dẫn em trai đi mua đồ ăn vặt.
Khi gặp người lạ, đa phần cô đều im lặng. Chỉ có khi đi cùng chị em họ và những người bạn học thân thiết, cô mới thể hiện là người vô cùng vui vẻ. Đặc biệt khi nhắc đến những bộ tiểu thuyết, bộ phim và những vở kịch mà cô thích, gương mặt cô hớn hở, bàn tán thao thao bất tuyệt. Khi ấy, bạn sẽ hoàn toàn quên mất rằng, cô là một cô gái tính tình lạnh lùng, trong lòng ẩn chứa vết thương sâu kín.
Mỗi người đều có nhiều tính cách, tùy những hoàn cảnh khác nhau mà thể hiện những cái tôi khác nhau, hoặc vui vẻ hoặc lạnh lùng; hoặc đơn giản, hoặc già dặn. Có lẽ chỉ khi phải đối diện với tâm hồn mình, con người mới có thể gỡ chiếc mặt nạ đang đeo đi, nhìn thấy cái tôi chân thực nhất của chính mình. Bởi dẫu có ở bên cạnh người mình yêu quý, cũng khó tránh khỏi cảm giác xa lạ và quạnh quẽ.
Khi học trung học, Trương Ái Linh đã say mê sáng tác và nhân lúc mọi người không chuẩn bị, đã một mình âm thầm cực khổ sáng tác. Do quá ham đọc sách, nên khi học trung học, cô đã bị cận thị, phải đeo kính. Dáng người cô cao, lại gầy, tuy mặc bộ đồ đơn giản nhưng vẫn không che giấu được khí chất văn nhã của người đọc sách. Có thể cô không đủ xinh đẹp, nhưng xưa nay cô luôn mang đến một cảm giác phi phàm, xuất chúng cho những người tiếp xúc với mình. Có người nói, một tài nữ như cô, chỉ cần có duyên đi lướt qua, là buộc phải ngoái lại nhìn.
Năm Trương Ái Linh mười hai tuổi, cô đã được đăng truyện ngắn đầu tiên Cô gái bất hạnh trên tập san Phượng Tảo của trường nữ sinh St’s Maria. Tuy chỉ vỏn vẹn một nghìn bốn trăm chữ, tình tiết cũng đơn giản non nớt, nhưng đối với một nữ sinh tuổi đời mới mười hai mà nói, chắc chắn đây là một chuyện kinh ngạc và tuyệt vời; đối với sự nghiệp sáng tác của cô thì đây cũng là một khởi đầu tốt đẹp và phi thường. Cô gái bất hạnh kể về bi kịch của một cô gái xinh đẹp thuần khiết bị hủy hoại, đối mặt với vận mệnh, nữ nhân vật chính chỉ có thể bỏ trốn, sống phiêu bạt suốt quãng đời còn lại của mình.
“Tôi không nỡ nhìn thấy anh vui vẻ, điều ấy càng khiến tôi buồn lòng hơn nữa! Tạm biệt! Nhân sinh hợp tan, vốn là bình thường, dù thế nào, chúng tôi vẫn sẽ có một ngày chia tay đầy nước mắt!”. Trương Ái Linh khi ấy, đã sớm quen với sự ly hợp của đời người. Hơn nữa đối diện với sự biệt ly, cô còn học được cách lạnh lùng trước mặt người khác, quay người mới rơi nước mắt. Cô biết, chặng đường nhân sinh đầy gian truân, đa phần chỉ có mình ta độc hành mà thôi.
Năm thứ hai, Trương Ái Linh lại tiếp tục đăng bài tản văn đầu tiên Chạng vạng trên tập san Phượng Tảo. Bài tản văn này thể hiện những suy nghĩ không hợp với lứa tuổi của cô. Trong sắc xuân rực rỡ mà mắt nhìn không xuể đó, cô lại than thở tuổi xuân đời người ngắn ngủi trôi mau, không được như những cánh bướm sớm sinh tối chết khiến người ta ngưỡng mộ biết mấy. Trong những năm tháng thanh xuân đẹp như hoa ấy, đáng lẽ cái cô nên nhìn là non xanh nước biếc mơn mởn. Nhưng lòng cô lại hướng đến những tâm sự đầy trắc đầy trắc trở, cảm thán cho mây khói đời người, cho mỹ nhân buổi xế chiều. Có lẽ, đây chính là điểm vượt trội của Trương Ái Linh, khiến chúng ta nhìn thấy một cô gái, đứng trong buổi hoàng hôn tuyệt đẹp, ngắm nhìn thời gian trôi qua như nước chảy, chầm chậm đi xa dần, xa dần.
Trương Ái Linh yêu những năm tháng ở trường học, cô thông minh bẩm sinh, thành tích các môn đều đứng đầu. Và điều quan trọng nhất là ở trường học, cô có thể tự do sáng tác. Nghe những lời khen ngợi của giáo viên, nhìn ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè, tự đáy lòng cô nảy sinh sự an ủi và niềm tự hào mà người bình thường đều có. Tình yêu sâu đậm với văn chương ấy, trong rất nhiều đêm tối trăng sáng sao thưa, càng trở nên sục sôi hơn nữa.
Trương Ái Linh thích học những tiết quốc văn (ngữ văn), vừa hay trường học lại mới có một thầy Uông tài hoa, có kiến thức sâu rộng và cực kỳ chú trọng môn quốc văn mới chuyển đến. Lúc đầu, thầy Uông chú ý đến Trương Ái Linh là vì một bài tập làm văn có tựa đề Ngắm mây với lối hành văn trôi chảy và từ ngữ hoa lệ của cô. Sau đó thầy Uông chủ động quan tâm đến cô ngày một nhiều lên. Khi ấy Trương Ái Linh cao ráo, nên ngồi ở góc trong của bàn cuối lớp với khuôn mặt không biểu cảm và cách ăn mặc tùy ý. Cô không xinh đẹp, nhưng ở cô lại toát lên một khí chất đặc biệt khiến người ta phải nhiều lần ngoái nhìn.
Trương Ái Linh yêu thích văn chương, tài tình xuất chúng, ngoài viết bài cho tập san của trường ra, cô không tham gia bất cứ hội thơ hay nhóm nhạc nào. Ấn tượng mà nữ sinh đặc biệt này để lại cho thầy giáo và bạn học là vừa cao ngạo lại vừa nhạt nhòa. Cô không chạy theo thói tục, cho nên giữa dòng người, thật khó nắm bắt được bóng dáng của cô. Thế nhưng cái tên Trương Ái Linh vẫn hiện hữu ở bất kỳ nơi đâu.
Về sau, trên tập san Quốc hưng của trường, Trương Ái Linh đăng những truyện ngắn như Trâu, Bá vương biệt Cơ, Ba nguyên tắc đọc sách báo cáo và Nhượng Hinh bình, trên tập san Phượng Tảo cho đăng Bàn về tương lai của truyện tranh. Trong đó, Bá vương biệt Cơ được đông đảo giáo viên và học sinh quan tâm và yêu thích. Thầy Uông cực kỳ tán thưởng bài văn này: “So với Cái chết của Sở Bá Vương[1] của Quách Mạt Nhượng, đơn giản có thể nói chỉ có hơn chứ không có kém, nếu cứ tiếp tục cố gắng, tiền đồ tương lai thật không thể đánh giá hết được!”.
[1] Viết đúng phải là Sở Bá Vương tự sát.
Nàng Ngu Cơ trong truyện ngắn này, không phải chết khi Hạng Vũ thất bại vì đường cùng quẫn bách không lối thoát, mà là chết khi hưng thịnh nhất, dẫn đến quá trình suy tàn đó. Người con gái tên gọi là Ngu Cơ dự báo trước được kết cục, nhân khi tất cả còn chưa đến điểm tận cùng, đã quyết liệt hủy diệt chính mình. Câu nói sau cùng của nàng là: “Ta thích kết cục đó”. Trương Ái Linh của năm ấy, mới mười bảy tuổi. Một thiếu nữ mười bảy tuổi, lại có thể nhìn thấu đời người như thế.
Mấy năm học trường nữ sinh St’s Maria, hoạt động mà Trương Ái Linh thực sự say mê là nghiên cứu Hồng lâu mộng. Thậm chí cô còn dành thời gian ngoài giờ học, để viết một bộ tiểu thuyết chương hồi tên là Hồng lâu mộng hiện đại, gồm hai tập thượng và hạ. Khi ấy, cô đã biết hiện đại hóa các nhân vật cổ điển, lối viết của cô rất đặc sắc mới mẻ, lại nghiêm khắc phê phán thế thái nhân tình. Cha cô đọc xong, cũng tán dương không ngớt. Cứ cách khoảng dăm ba năm, Trương Ái Linh lại đọc lại Hồng lâu mộng một lần. Cô từng than rằng: “Ấn tượng mỗi lần đều khác nhau. Hiện tại đọc lại chỉ thấy những phiền não nảy sinh giữa con người với con người. Khả năng thưởng thức của con người là có hạn, nhưng Hồng lâu mộng mãi mãi là tác phẩm ‘đòi một được mười’[2]”.
[2]“Đòi một được mười”: Một thành ngữ Trung Quốc, có nghĩa là bạn yêu cầu một phần, nhưng đối phương lại đưa cho bạn mười phần. Đây là lời khen ngợi tột bậc đối với tác phẩm.
Thời trung học đã đi đến hồi kết lúc nào không hay. Dường như có một giấc mơ đầy xúc động lưu giữ trong buổi sớm mùa xuân nào đó, còn chưa từng thức tỉnh. Còn có một thiếu niên dịu dàng, đứng dưới ngọn đèn đường bên ngoài trường học, chưa từng nắm tay, đã bỏ lỡ nhau. Những tháng ngày thanh xuân đã từng muốn lướt qua ấy rạng rỡ chói lòa như pháo hoa, tan thành tro bụi, không để dấu vết.
Đối với Trương Ái Linh, quãng thời gian học trung học này hẳn là khó quên. Nhiều năm về sau, cô vẫn sẽ nhớ đến rừng mai trong trường, những con đường nhỏ giao nhau chằng chịt và gác chuông cổ kính. Trong mái trường ấy, cô đã viết nên những áng văn vừa tươi mới lại vừa non nớt đó, cô đã quên đi rất nhiều điều không vui ở nhà. Đó cũng là nơi đã tác thành cho giấc mộng văn chương khiến cô kiêu hãnh một đời.
Trước lúc ra đi, Trương Ái Linh đã tự tay vẽ truyện tranh tặng cho lễ tốt nghiệp của các bạn nữ trên tập san của nhà trường. Mỗi người đều được cô tặng cho những vai diễn khác nhau. Trông rất sinh động có thần, thú vị và đa dạng. Cô tự vẽ mình thành một bà thầy bói tay cầm một quả cầu thủy tinh, chỉ là không biết, cô có thể bói cho vận mệnh của ai.
Bao năm trôi qua, chúng ta còn có thể nhìn thấy bức ảnh cũ của nữ sinh trường St’s Maria. Những nữ sinh tóc cắt ngắn, mặc sườn xám nhạt màu, thuần khiết biết bao, thánh thiện biết bao. Dầu cho đó chỉ là bức ảnh đen trắng, hơn nữa còn nhòe nhoẹt không rõ. Nhưng dòng sông thiếu niên ấy trong trẻo đến mức có thể nhìn xuyên đáy. Ký ức của những ngày xưa trầm tĩnh, an nhiên dưới đáy nước sâu. Nhìn mãi nhìn mãi, khiến người ta phải xúc động mà rơi lệ. Đó là vì chúng ta đều đã từng xinh đẹp, chỉ là không còn trẻ trung nữa mà thôi.
Tạm biệt, mái trường thuần khiết như sương sớm. Tạm biệt, tháng ngày làm bạn với tuổi thanh xuân. Phải tin rằng, ở bên bờ của năm tháng, sẽ có một con thuyền vượt sông, chở chúng ta đến một phương xa nào đó. Đóng cánh cửa quá khứ lại, trong ngõ nhỏ mà tháng năm vẫn còn lưu luyến, dường như luôn có một giọng nói đang hỏi: Có hay chăng một loại thanh xuân, mang tên trở lại?
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.