Chương 21
Nhiều tác giả
28/11/2017
Ký ức oải hương
Tôi biết rằng thế giới không toàn là người lạ. Nó toàn là những người khác - những người đang chờ đợi được ta nói chuyện.
Beth Day
Khi Cotha Prior thong dong đi ngang qua cái cửa hiệu mới bán xà phòng và sữa dưỡng thể, những bánh xà phòng mùi hoa oải hương đặt trong cửa kính khiến bà chú ý. Monica con gái bà sẽ thích những thứ này lắm đây. Khi đã vào trong tiệm, Cotha cầm lấy bánh xà phòng gần nhất và đưa lên mũi. Mùi oải hương đưa bà trở về thời thơ ấu.
Bà nhớ Margie, cô bé học cùng lớp năm với bà, luôn ăn mặc nghèo nàn, và việc tắm rửa của cô bé không phải là một thói quen được làm đều đặn. Ngay cả khi còn rất nhỏ Cotha cũng đã biết được bạn bè thường có những định kiến trong cách chọn bạn, vì thế dù Cotha cảm thấy rất thương cho Margie nhưng Cotha cũng không dám kết bạn với cô ấy.
Rồi một chiều nọ, khi đang tô màu cho những bang trong bài tập địa lý làm ở nhà của mình, cô bé Cotha vô tình đề cập về Margie với mẹ. Người mẹ ngừng ngang công việc khuấy món hầm của mình để hỏi, "Thế gia đình bạn ấy thế nào?"
Cotha không ngẩng lên. "Ồ, con nghĩ là nghèo lắm," cô bé trả lời.
"Chà, có vẻ như con bé cần một người bạn lắm," bà Burnett nói. "Tại sao con không mời bạn ấy đến chơi với con vào tối thứ Sáu?"
Cotha ngẩng phắt lên. "Mẹ nói là đến đây ư? Chơi với con à? Nhưng mẹ ơi, bạn ấy hôi lắm."
"Cotha Helen." Khi mẹ gọi nguyên tên ra nghĩa là không được cãi gì cả, mọi việc đã được quyết. Không được làm gì khác ngoài việc mời Margie về nhà.
Sáng hôm sau Cotha do dự thì thào lời mời Margie vào cuối giờ ra chơi, trong lúc bạn bè của em đang treo áo gió lên và chải tóc lại. Margie nhìn hoài nghi, thế là Cotha nói thêm, "Mẹ mình nói bạn đến được. Đây là bức thư ngắn mẹ mình gửi cho bạn."
Hai ngày sau, chúng đi xe buýt từ trường về nhà, trong khi Cotha cố phớt lờ những ánh nhìn kinh ngạc trên gương mặt bạn bè của em khi chúng thấy hai em đi cùng nhau.
Có bao giờ có chuyện hai đứa con gái lớp Năm yên lặng hơn thế không? Cotha nghĩ đến những lúc em được mời đến chơi buổi tối với một người bạn. Chúng sẽ trò chuyện và cười rúc rích với nhau trên đường đến trạm xe buýt.
Cuối cùng Cotha quyết định miễn cưỡng nói với Margie, "Mình có một con mèo. Nó sắp đẻ mèo con rồi."
Mắt Margie sáng lên. "Mình thích mèo lắm." Thế rồi cô bé cau mày như thể điều này gợi đến một kỷ niệm đau lòng, rồi nói thêm, "Nhưng ba mình không thích."
Cotha chẳng biết nói gì nữa, thế là em quay sang chú ý đến những thứ bên ngoài cửa sổ xe buýt.
Cả hai cô bé im lặng cho đến khi xe buýt trờ tới một trạm dừng trước cửa ngôi nhà trắng có cửa chớp màu xanh lá.
Bà Burnett đang trong bếp. Bà chào đón Cotha và Margie một cách nồng nhiệt, rồi chìa tay về phía bàn, trên có hai ly sữa và bánh chuối. "Hai con gái ăn chút thức ăn nhẹ trong lúc mẹ chuẩn bị bữa tối nhé?"
Khi bánh chuối đã được thanh toán, bà Burnett chìa cho mỗi đứa một cuốn sách dạy làm búp bê giấy rất đẹp và cây kéo. Việc mặc những trang phục lấp lánh cho những cô nàng bằng giấy đem lại cho hai đứa trẻ cái gì đó chung với nhau để trò chuyện. Đến lúc chúng rửa tay đi ăn tối thì chúng đã có thể trò chuyện rất hào hứng về trường lớp.
Sau khi đĩa bát đã được dọn rửa, bà Burnett nói, "Đến lúc đi tắm trước khi ngủ rồi các con gái." Thế là bà lấy ra những bánh xà phòng ngát thơm gói trong tờ giấy có hình hoa oải hương. "Vì đây là một buổi tối đặc biệt nên mẹ nghĩ các con sẽ thích dùng những cục xà phòng thơm," bà nói. "Cotha đi tắm trước, mẹ sẽ kỳ lưng cho con."
Rồi đến lượt Margie. Nếu con bé ngần ngại chuyện có người lớn tắm cho nó, nó cũng không để lộ. Khi bồn tắm đã đầy, bà Burnett đổ vào đó hai nắp đầy xàbông tắm tạo bọt của riêng bà. "Con thích tắm xà bông bọt không Margie?" Bà hỏi cứ như thể ngày nào đứa trẻ này cũng tắm kiểu quý phái như vậy cả.
Bà quay lại và kéo chiếc váy lấm lem của Margie qua khỏi đầu em rồi nói, "Bác sẽ quay mặt đi khi con cởi quần ra, nhưng nhớ cẩn thận khi leo vào bồn tắm đấy nhé. Cái bọt tắm này trơn lắm đấy."
Khi Margie đã an vị trong làn nước ấm áp, bà Burnett quỳ xuống và bôi xà bông vào chiếc khăn tắm thật nhiều trước khi chà khắp lưng em.
"Ôi thơm quá," là những gì Margie thốt lên.
Bà Burnett trò chuyện về việc Cotha và Margie lớn nhanh ra sao và các em là những cô bé đáng yêu thế nào. Rồi bà lại trát xà bông vào khăn tắm và tiếp tục kỳ cọ cho đến khi làn da xám của Margie trở nên sáng hồng.
Cotha đã nghĩ,Sao mẹ lại có thể làm được nhỉ? Margie dơ đến thế kia mà.Nhưng bà Burnett vẫn tiếp tục kỳ cọ một cách vui vẻ, rồi gội đầu cho Margie vài lần. Khi Margie đã ra khỏi bồn tắm, bà Burnett lau khô lưng em và bôi phấn thơm lên đôi vai gầy guộc của em. Vì Margie không có mang theo áo ngủ nên bà Burnett đã tròng một chiếc áo ngủ sạch sẽ của Cotha vào cái đầu giờ đây đã sạch sẽ cho em.
Sau khi tấn mền gọn ghẽ cho hai trẻ, bà Burnett chồm người xuống hôn hai em chúc ngủ ngon. Margie nhoẻn miệng cười sung sướng. Khi bà Burnett thì thầm, "Ngủ ngon nhé các con gái," rồi tắt đèn, Margie kéo chiếc mền sạch lên tận mũi và thở thật sâu. Cô bé buồn ngủ gần như ngay lập tức.
Cotha rất kinh ngạc khi thấy cô bạn mới của em ngủ nhanh đến thế; thường thì em và các bạn khác phải trò chuyện và rúc rích cười một đỗi lâu mới ngủ được. Khi nghe tiếng thở êm êm của Margie, Cotha nhìn những bóng đen in trên tường và nghĩ về tất cả những gì mẹ em đã làm. Trong lúc Margie tắm, bà Burnett chưa từng nói điều gì làm hai đứa bối rối, và bà cũng chẳng bình phẩm gì về nước đục nhờ nhờ trong bồn sau khi Margie tắm xong. Bà chỉ tháo nước ra và hát khe khẽ suốt thời gian ấy. Bằng cách nào đó Cotha biết mẹ mình đã gột rửa không chỉ có làn da đen bẩn của Margie.
Những năm sau này cô bé Cotha giờ đã lớn đứng trước cửa hiệu hương liệu, bánh xà phòng mùi oải hương vẫn đang trong tay nàng, nàng tự hỏi không biết bây giờ Margie ở đâu. Margie chẳng bao giờ đề cập đến sự chăm sóc của mẹ Cotha, nhưng Cotha để ý thấy có sự khác biệt ở người bạn gái này. Không chỉ có việc Margie bắt đầu đến trường với vẻ ngoài sạch sẽ, thư thái, mà trong em còn có niềm hạnh phúc lấp lánh chiếu đến, có lẽ vì em biết có người quan tâm đến em. Đến hết năm học đó, Cotha và Margie cùng chơi với nhau trong giờ chơi, cùng ăn trưa với nhau. Khi gia đình Margie chuyển nhà đi vào cuối năm học đó, Cotha không còn nhận được tin gì của bạn, nhưng em biết cả hai đã được cách cư xử của mẹ Cotha ảnh hưởng, tác động.
Cotha mỉm cười rồi nhấc luôn bánh xà phòng mùi oải hương thứ hai lên. Nàng sẽ gửi một bánh cho mẹ kèm theo một bức thư nói rằng nàng nhớ những gì mẹ đã làm vào những năm đó - những việc làm không chỉ vì Margie mà còn vì Cotha nữa.
SANDRA PICKELSMER VÀ BOBBIE VALENTINE
Nghĩa cử cao đẹp
Tình bạn là sợi dây bằng vàng cột trái tim của cả thế giới.
John Evelyn
Beverly và tôi chơi thân với nhau đã nhiều năm, và như một chiếc áo len dùng nhiều lần, tình bạn của chúng tôi đã gắn liền vào đó, từ lúc chiếc áo len còn dày đến lúc nó sờn mỏng đi. Sau khi ly dị với chồng cách đây ba năm, cô ấy chuyển nhà đi hết bang này đến bang khác. Chúng tôi giữ liên lạc với nhau qua những tấm thiếp, những bức thư và qua những cuộc điện thoại hàng tuần. Cú điện thoại vào tối thứ Bảy trước của cô ấy đã làm thay đổi cuộc sống của cả hai chúng tôi.
Khi điện thoại reo, tôi hầu như có thể đoán được ai đang ở đầu dây bên kia. Tôi nhấc ống nghe lên và nói, "Allô?"
"Chào cậu," một giọng nói khẽ khàng đáp lại.
"Beverly, cậu sao rồi?" Im lặng.
"Tớ phát hiện có một khối u trong ngực tớ," cuối cùng cô ấy cũng thì thầm.
Một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng tôi. "Cậu có chắc không?" Tôi tưởng tượng ra cái ánh sáng lấp lánh thường xuất hiện trong đôi mắt của Beverly bỗng nhòe đi do nỗi khiếp sợ của bạn.
"Cậu đi khám chưa?" Tôi cắn môi dưới.
"Rồi. Kết quả sinh thiết dương tính. Ung thư rồi," cô ấy nức nở. "Tớ đã được hẹn lịch đi phẫu thuật vào thứ Ba."
Tôi cố gắng trấn an bạn, nhưng tôi biết Beverly đang rất khiếp sợ, và tôi cũng vậy. Tôi ra sức giấu nỗi sợ của mình. Chúng tôi trò chuyện với nhau thêm chút nữa, cố tránh đi chủ đề này. Sau khi gác máy, tôi kể cho chồng nghe và anh ấy đồng tình rằng tôi nên đi đặt vé máy bay. Dù sao thì tôi cũng không thể bỏ mặc Bev một mình đối mặt với một tương lai bất ổn.
Hai ngày hai đêm trôi qua. Cuối cùng rồi sáng thứ Hai cũng đã đến, tôi lái xe chạy một chặng dài đến phi trường gần nhất. Dù đường sá đông đúc xe cộ có làm tôi xao lãng, nhưng mọi suy nghĩ của tôi vẫn quay về với Bev.
Suốt chặng đường đi tôi liên tục cầu nguyện. Cái ý tưởng cho rằng "UT=C" (ung thư nghĩa là chết), cứ lan dần khắp đầu tôi. Bảy năm trước tôi đã mất mẹ vì căn bệnh này.
Khi đến phi trường, tôi ghi nơi đến và đẩy hành lý đến một thang máy đang mở cửa. Thang máy đưa tôi lên đến tầng bán vé; tôi xếp hàng chờ khoảng hai mươi phút thì đến lượt mình vào chỗ đặt mua vé và trao thẻ căn cước cho một cô tóc sẫm cao lớn.
Ngón tay của cô gõ bàn phím một lúc. Cô nhìn mãi màn hình. Khi cô ngẩng lên và trao lại thẻ căn cước cho tôi, cô nói, "Tôi xin lỗi phải thông báo cho chị chuyến bay này hiện thời đã có quá nhiều người đặt chỗ. Nếu chị có thể trở lại vào sáng mai, chúng tôi có thể xếp cho chị đi chuyến bay khác."
"Nhưng tôi phải đi chuyến bay này," tôi lắp bắp. "Đây không phải là chuyến đi nghỉ mát hay đại loại như thế. Bạn thân của tôi phải giải phẫu - cô ấy cần tôi." Một giọt nước mắt thành hình, lớn dần và lăn dài xuống gò má tôi.
"Tôi rất tiếc. Mọi người ai cũng phải đi, thường thì không phải là trường hợp này. Kể cả những hành khách vãng lai cũng không ngoại lệ."
"Nhưng tôi đã đặt chỗ."
"Vâng nhưng mới chỉ cách đây có hai ngày. Đó là lý do tại sao chị bị từ chối." Cô ta nhún vai và nói, "Người kế tiếp."
Tôi lê bước ra khỏi quầy mua vé và buông phịch người xuống một ghế trống để ngẫm nghĩ về hiện trạng của mình. Mặt tôi ướt đầm nước mắt. Tôi mò trong ví ra một cái khăn giấy, chậm chậm má và hỉ mũi. Tiếng người phát thanh thông báo đợt gọi đầu tiên lên máy bay cho các hàng từ hai mươi đến ba mươi. Tôi ngồi nhìn một số người đứng lên và vội vã chạy đến kiếm một chỗ trong hàng. Tôi nuốt nước bọt một cách khó khăn. Cảm giác nặng trĩu trong ngực tôi oằn xuống tận bụng. Thất vọng, tôi thở dài và cúi xuống thu dọn hành lý.
"Có lẽ tôi có thể giúp được cho chị," một giọng nói dịu dàng cất lên. "Tôi đã không ngăn được mình không nghe lén cuộc nói chuyện giữa chị và người đặt vé."
Tôi ngước lên nhìn và thấy một người phụ nữ lớn tuổi với đôi mắt xanh lơ tươi cười đang nhìn tôi. Những tia nắng sớm lọt qua mấy cửa sổ to tướng rọi chiếu làm ánh lên làn da trắng như ngà của bà. Mái tóc xám bạc mềm mại ôm lấy khuôn mặt bà. Tôi quệt nước mắt và hỏi, "Làm thế nào ạ?"
"À, tôi có vé và đã được xếp chỗ 7B. Tôi rất vui nếu chị nhận lấy chỗ của tôi." Bà vẫy vẫy tấm vé và giấy lên máy bay trước mặt tôi. Đôi mắt xúc động của bà như nài nỉ tôi nhận lấy.
Tôi muốn lắm nhưng thấy ngần ngại một chút và tự nhủ không hiểu chuyện này là thế nào.
"Em không thể lấy chỗ của chị được. Chị không nghĩ đến chuyện đi sao?"
Nụ cười của bà lịm tắt. "Chẳng có ai chờ đợi tôi ở nơi đó cả. Tôi sống một mình. Ở lại đây thêm một ngày cũng chẳng sao. Con gái tôi sẽ đến đón tôi về nhà nó. Chẳng nhẽ đám cháu của tôi sẽ không ngạc nhiên à?"
Tôi hầu như có thể cảm nhận được sự cô độc của bà. Tôi nói, "Điều này rất có ý nghĩa với em. Em sẽ không bao giờ có thể trả được ơn này cho chị. Chị có chắc là em có thể lấy vé của chị không?"
Ánh mắt bà hấp háy. "Đừng có ngốc thế. Đến chỗ người bạn đó đi." Bà trao cho tôi tấm vé.
Bị lòng tốt của bà thuyết phục, tôi đã chấp nhận. Chúng tôi cùng nhau trở lại quầy vé và làm những thủ tục thế chỗ cần thiết. Nhờ vào lòng cảm thông của bà mà tôi sẽ có thể đến với Beverly và trao cho bạn tình yêu thương cùng sự quan tâm hỗ trợ của mình. Cảm xúc biết ơn tràn ngập tâm hồn tôi.
Tôi quay về phía người phụ nữ quảng đại kỳ bí này và chìa tay ra. Bà nắm lấy nó và siết chặt rồi nói, "Một ngày nào đó chị sẽ nhìn thấy có một phụ nữ đang đau khổ và chị cũng sẽ làm y như tôi." Bà chớp mắt rồi buông tay tôi ra.
Chuyến đi của tôi thành công tốt đẹp. Mọi thứ đều ổn đối với Beverly: Bác sĩ giải phẫu bảo đảm với chúng tôi là ông đã lấy đi toàn bộ khối ung thư.
Đến ngày hôm nay tôi vẫn thường nghĩ đến người phụ nữ đặc biệt đã hy sinh sự tiện lợi của mình cho tình bạn của tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên được hành động tốt bụng của bà. Tôi hy vọng là khi đến lượt tôi, tôi cũng sẽ có thể cho đi một cách thoải mái như bà đã làm và truyền đi lòng tốt mà bà đã truyền cho tôi.
SUZANNE A. BAGINSKIE Đăng bởi: admin
Tôi biết rằng thế giới không toàn là người lạ. Nó toàn là những người khác - những người đang chờ đợi được ta nói chuyện.
Beth Day
Khi Cotha Prior thong dong đi ngang qua cái cửa hiệu mới bán xà phòng và sữa dưỡng thể, những bánh xà phòng mùi hoa oải hương đặt trong cửa kính khiến bà chú ý. Monica con gái bà sẽ thích những thứ này lắm đây. Khi đã vào trong tiệm, Cotha cầm lấy bánh xà phòng gần nhất và đưa lên mũi. Mùi oải hương đưa bà trở về thời thơ ấu.
Bà nhớ Margie, cô bé học cùng lớp năm với bà, luôn ăn mặc nghèo nàn, và việc tắm rửa của cô bé không phải là một thói quen được làm đều đặn. Ngay cả khi còn rất nhỏ Cotha cũng đã biết được bạn bè thường có những định kiến trong cách chọn bạn, vì thế dù Cotha cảm thấy rất thương cho Margie nhưng Cotha cũng không dám kết bạn với cô ấy.
Rồi một chiều nọ, khi đang tô màu cho những bang trong bài tập địa lý làm ở nhà của mình, cô bé Cotha vô tình đề cập về Margie với mẹ. Người mẹ ngừng ngang công việc khuấy món hầm của mình để hỏi, "Thế gia đình bạn ấy thế nào?"
Cotha không ngẩng lên. "Ồ, con nghĩ là nghèo lắm," cô bé trả lời.
"Chà, có vẻ như con bé cần một người bạn lắm," bà Burnett nói. "Tại sao con không mời bạn ấy đến chơi với con vào tối thứ Sáu?"
Cotha ngẩng phắt lên. "Mẹ nói là đến đây ư? Chơi với con à? Nhưng mẹ ơi, bạn ấy hôi lắm."
"Cotha Helen." Khi mẹ gọi nguyên tên ra nghĩa là không được cãi gì cả, mọi việc đã được quyết. Không được làm gì khác ngoài việc mời Margie về nhà.
Sáng hôm sau Cotha do dự thì thào lời mời Margie vào cuối giờ ra chơi, trong lúc bạn bè của em đang treo áo gió lên và chải tóc lại. Margie nhìn hoài nghi, thế là Cotha nói thêm, "Mẹ mình nói bạn đến được. Đây là bức thư ngắn mẹ mình gửi cho bạn."
Hai ngày sau, chúng đi xe buýt từ trường về nhà, trong khi Cotha cố phớt lờ những ánh nhìn kinh ngạc trên gương mặt bạn bè của em khi chúng thấy hai em đi cùng nhau.
Có bao giờ có chuyện hai đứa con gái lớp Năm yên lặng hơn thế không? Cotha nghĩ đến những lúc em được mời đến chơi buổi tối với một người bạn. Chúng sẽ trò chuyện và cười rúc rích với nhau trên đường đến trạm xe buýt.
Cuối cùng Cotha quyết định miễn cưỡng nói với Margie, "Mình có một con mèo. Nó sắp đẻ mèo con rồi."
Mắt Margie sáng lên. "Mình thích mèo lắm." Thế rồi cô bé cau mày như thể điều này gợi đến một kỷ niệm đau lòng, rồi nói thêm, "Nhưng ba mình không thích."
Cotha chẳng biết nói gì nữa, thế là em quay sang chú ý đến những thứ bên ngoài cửa sổ xe buýt.
Cả hai cô bé im lặng cho đến khi xe buýt trờ tới một trạm dừng trước cửa ngôi nhà trắng có cửa chớp màu xanh lá.
Bà Burnett đang trong bếp. Bà chào đón Cotha và Margie một cách nồng nhiệt, rồi chìa tay về phía bàn, trên có hai ly sữa và bánh chuối. "Hai con gái ăn chút thức ăn nhẹ trong lúc mẹ chuẩn bị bữa tối nhé?"
Khi bánh chuối đã được thanh toán, bà Burnett chìa cho mỗi đứa một cuốn sách dạy làm búp bê giấy rất đẹp và cây kéo. Việc mặc những trang phục lấp lánh cho những cô nàng bằng giấy đem lại cho hai đứa trẻ cái gì đó chung với nhau để trò chuyện. Đến lúc chúng rửa tay đi ăn tối thì chúng đã có thể trò chuyện rất hào hứng về trường lớp.
Sau khi đĩa bát đã được dọn rửa, bà Burnett nói, "Đến lúc đi tắm trước khi ngủ rồi các con gái." Thế là bà lấy ra những bánh xà phòng ngát thơm gói trong tờ giấy có hình hoa oải hương. "Vì đây là một buổi tối đặc biệt nên mẹ nghĩ các con sẽ thích dùng những cục xà phòng thơm," bà nói. "Cotha đi tắm trước, mẹ sẽ kỳ lưng cho con."
Rồi đến lượt Margie. Nếu con bé ngần ngại chuyện có người lớn tắm cho nó, nó cũng không để lộ. Khi bồn tắm đã đầy, bà Burnett đổ vào đó hai nắp đầy xàbông tắm tạo bọt của riêng bà. "Con thích tắm xà bông bọt không Margie?" Bà hỏi cứ như thể ngày nào đứa trẻ này cũng tắm kiểu quý phái như vậy cả.
Bà quay lại và kéo chiếc váy lấm lem của Margie qua khỏi đầu em rồi nói, "Bác sẽ quay mặt đi khi con cởi quần ra, nhưng nhớ cẩn thận khi leo vào bồn tắm đấy nhé. Cái bọt tắm này trơn lắm đấy."
Khi Margie đã an vị trong làn nước ấm áp, bà Burnett quỳ xuống và bôi xà bông vào chiếc khăn tắm thật nhiều trước khi chà khắp lưng em.
"Ôi thơm quá," là những gì Margie thốt lên.
Bà Burnett trò chuyện về việc Cotha và Margie lớn nhanh ra sao và các em là những cô bé đáng yêu thế nào. Rồi bà lại trát xà bông vào khăn tắm và tiếp tục kỳ cọ cho đến khi làn da xám của Margie trở nên sáng hồng.
Cotha đã nghĩ,Sao mẹ lại có thể làm được nhỉ? Margie dơ đến thế kia mà.Nhưng bà Burnett vẫn tiếp tục kỳ cọ một cách vui vẻ, rồi gội đầu cho Margie vài lần. Khi Margie đã ra khỏi bồn tắm, bà Burnett lau khô lưng em và bôi phấn thơm lên đôi vai gầy guộc của em. Vì Margie không có mang theo áo ngủ nên bà Burnett đã tròng một chiếc áo ngủ sạch sẽ của Cotha vào cái đầu giờ đây đã sạch sẽ cho em.
Sau khi tấn mền gọn ghẽ cho hai trẻ, bà Burnett chồm người xuống hôn hai em chúc ngủ ngon. Margie nhoẻn miệng cười sung sướng. Khi bà Burnett thì thầm, "Ngủ ngon nhé các con gái," rồi tắt đèn, Margie kéo chiếc mền sạch lên tận mũi và thở thật sâu. Cô bé buồn ngủ gần như ngay lập tức.
Cotha rất kinh ngạc khi thấy cô bạn mới của em ngủ nhanh đến thế; thường thì em và các bạn khác phải trò chuyện và rúc rích cười một đỗi lâu mới ngủ được. Khi nghe tiếng thở êm êm của Margie, Cotha nhìn những bóng đen in trên tường và nghĩ về tất cả những gì mẹ em đã làm. Trong lúc Margie tắm, bà Burnett chưa từng nói điều gì làm hai đứa bối rối, và bà cũng chẳng bình phẩm gì về nước đục nhờ nhờ trong bồn sau khi Margie tắm xong. Bà chỉ tháo nước ra và hát khe khẽ suốt thời gian ấy. Bằng cách nào đó Cotha biết mẹ mình đã gột rửa không chỉ có làn da đen bẩn của Margie.
Những năm sau này cô bé Cotha giờ đã lớn đứng trước cửa hiệu hương liệu, bánh xà phòng mùi oải hương vẫn đang trong tay nàng, nàng tự hỏi không biết bây giờ Margie ở đâu. Margie chẳng bao giờ đề cập đến sự chăm sóc của mẹ Cotha, nhưng Cotha để ý thấy có sự khác biệt ở người bạn gái này. Không chỉ có việc Margie bắt đầu đến trường với vẻ ngoài sạch sẽ, thư thái, mà trong em còn có niềm hạnh phúc lấp lánh chiếu đến, có lẽ vì em biết có người quan tâm đến em. Đến hết năm học đó, Cotha và Margie cùng chơi với nhau trong giờ chơi, cùng ăn trưa với nhau. Khi gia đình Margie chuyển nhà đi vào cuối năm học đó, Cotha không còn nhận được tin gì của bạn, nhưng em biết cả hai đã được cách cư xử của mẹ Cotha ảnh hưởng, tác động.
Cotha mỉm cười rồi nhấc luôn bánh xà phòng mùi oải hương thứ hai lên. Nàng sẽ gửi một bánh cho mẹ kèm theo một bức thư nói rằng nàng nhớ những gì mẹ đã làm vào những năm đó - những việc làm không chỉ vì Margie mà còn vì Cotha nữa.
SANDRA PICKELSMER VÀ BOBBIE VALENTINE
Nghĩa cử cao đẹp
Tình bạn là sợi dây bằng vàng cột trái tim của cả thế giới.
John Evelyn
Beverly và tôi chơi thân với nhau đã nhiều năm, và như một chiếc áo len dùng nhiều lần, tình bạn của chúng tôi đã gắn liền vào đó, từ lúc chiếc áo len còn dày đến lúc nó sờn mỏng đi. Sau khi ly dị với chồng cách đây ba năm, cô ấy chuyển nhà đi hết bang này đến bang khác. Chúng tôi giữ liên lạc với nhau qua những tấm thiếp, những bức thư và qua những cuộc điện thoại hàng tuần. Cú điện thoại vào tối thứ Bảy trước của cô ấy đã làm thay đổi cuộc sống của cả hai chúng tôi.
Khi điện thoại reo, tôi hầu như có thể đoán được ai đang ở đầu dây bên kia. Tôi nhấc ống nghe lên và nói, "Allô?"
"Chào cậu," một giọng nói khẽ khàng đáp lại.
"Beverly, cậu sao rồi?" Im lặng.
"Tớ phát hiện có một khối u trong ngực tớ," cuối cùng cô ấy cũng thì thầm.
Một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng tôi. "Cậu có chắc không?" Tôi tưởng tượng ra cái ánh sáng lấp lánh thường xuất hiện trong đôi mắt của Beverly bỗng nhòe đi do nỗi khiếp sợ của bạn.
"Cậu đi khám chưa?" Tôi cắn môi dưới.
"Rồi. Kết quả sinh thiết dương tính. Ung thư rồi," cô ấy nức nở. "Tớ đã được hẹn lịch đi phẫu thuật vào thứ Ba."
Tôi cố gắng trấn an bạn, nhưng tôi biết Beverly đang rất khiếp sợ, và tôi cũng vậy. Tôi ra sức giấu nỗi sợ của mình. Chúng tôi trò chuyện với nhau thêm chút nữa, cố tránh đi chủ đề này. Sau khi gác máy, tôi kể cho chồng nghe và anh ấy đồng tình rằng tôi nên đi đặt vé máy bay. Dù sao thì tôi cũng không thể bỏ mặc Bev một mình đối mặt với một tương lai bất ổn.
Hai ngày hai đêm trôi qua. Cuối cùng rồi sáng thứ Hai cũng đã đến, tôi lái xe chạy một chặng dài đến phi trường gần nhất. Dù đường sá đông đúc xe cộ có làm tôi xao lãng, nhưng mọi suy nghĩ của tôi vẫn quay về với Bev.
Suốt chặng đường đi tôi liên tục cầu nguyện. Cái ý tưởng cho rằng "UT=C" (ung thư nghĩa là chết), cứ lan dần khắp đầu tôi. Bảy năm trước tôi đã mất mẹ vì căn bệnh này.
Khi đến phi trường, tôi ghi nơi đến và đẩy hành lý đến một thang máy đang mở cửa. Thang máy đưa tôi lên đến tầng bán vé; tôi xếp hàng chờ khoảng hai mươi phút thì đến lượt mình vào chỗ đặt mua vé và trao thẻ căn cước cho một cô tóc sẫm cao lớn.
Ngón tay của cô gõ bàn phím một lúc. Cô nhìn mãi màn hình. Khi cô ngẩng lên và trao lại thẻ căn cước cho tôi, cô nói, "Tôi xin lỗi phải thông báo cho chị chuyến bay này hiện thời đã có quá nhiều người đặt chỗ. Nếu chị có thể trở lại vào sáng mai, chúng tôi có thể xếp cho chị đi chuyến bay khác."
"Nhưng tôi phải đi chuyến bay này," tôi lắp bắp. "Đây không phải là chuyến đi nghỉ mát hay đại loại như thế. Bạn thân của tôi phải giải phẫu - cô ấy cần tôi." Một giọt nước mắt thành hình, lớn dần và lăn dài xuống gò má tôi.
"Tôi rất tiếc. Mọi người ai cũng phải đi, thường thì không phải là trường hợp này. Kể cả những hành khách vãng lai cũng không ngoại lệ."
"Nhưng tôi đã đặt chỗ."
"Vâng nhưng mới chỉ cách đây có hai ngày. Đó là lý do tại sao chị bị từ chối." Cô ta nhún vai và nói, "Người kế tiếp."
Tôi lê bước ra khỏi quầy mua vé và buông phịch người xuống một ghế trống để ngẫm nghĩ về hiện trạng của mình. Mặt tôi ướt đầm nước mắt. Tôi mò trong ví ra một cái khăn giấy, chậm chậm má và hỉ mũi. Tiếng người phát thanh thông báo đợt gọi đầu tiên lên máy bay cho các hàng từ hai mươi đến ba mươi. Tôi ngồi nhìn một số người đứng lên và vội vã chạy đến kiếm một chỗ trong hàng. Tôi nuốt nước bọt một cách khó khăn. Cảm giác nặng trĩu trong ngực tôi oằn xuống tận bụng. Thất vọng, tôi thở dài và cúi xuống thu dọn hành lý.
"Có lẽ tôi có thể giúp được cho chị," một giọng nói dịu dàng cất lên. "Tôi đã không ngăn được mình không nghe lén cuộc nói chuyện giữa chị và người đặt vé."
Tôi ngước lên nhìn và thấy một người phụ nữ lớn tuổi với đôi mắt xanh lơ tươi cười đang nhìn tôi. Những tia nắng sớm lọt qua mấy cửa sổ to tướng rọi chiếu làm ánh lên làn da trắng như ngà của bà. Mái tóc xám bạc mềm mại ôm lấy khuôn mặt bà. Tôi quệt nước mắt và hỏi, "Làm thế nào ạ?"
"À, tôi có vé và đã được xếp chỗ 7B. Tôi rất vui nếu chị nhận lấy chỗ của tôi." Bà vẫy vẫy tấm vé và giấy lên máy bay trước mặt tôi. Đôi mắt xúc động của bà như nài nỉ tôi nhận lấy.
Tôi muốn lắm nhưng thấy ngần ngại một chút và tự nhủ không hiểu chuyện này là thế nào.
"Em không thể lấy chỗ của chị được. Chị không nghĩ đến chuyện đi sao?"
Nụ cười của bà lịm tắt. "Chẳng có ai chờ đợi tôi ở nơi đó cả. Tôi sống một mình. Ở lại đây thêm một ngày cũng chẳng sao. Con gái tôi sẽ đến đón tôi về nhà nó. Chẳng nhẽ đám cháu của tôi sẽ không ngạc nhiên à?"
Tôi hầu như có thể cảm nhận được sự cô độc của bà. Tôi nói, "Điều này rất có ý nghĩa với em. Em sẽ không bao giờ có thể trả được ơn này cho chị. Chị có chắc là em có thể lấy vé của chị không?"
Ánh mắt bà hấp háy. "Đừng có ngốc thế. Đến chỗ người bạn đó đi." Bà trao cho tôi tấm vé.
Bị lòng tốt của bà thuyết phục, tôi đã chấp nhận. Chúng tôi cùng nhau trở lại quầy vé và làm những thủ tục thế chỗ cần thiết. Nhờ vào lòng cảm thông của bà mà tôi sẽ có thể đến với Beverly và trao cho bạn tình yêu thương cùng sự quan tâm hỗ trợ của mình. Cảm xúc biết ơn tràn ngập tâm hồn tôi.
Tôi quay về phía người phụ nữ quảng đại kỳ bí này và chìa tay ra. Bà nắm lấy nó và siết chặt rồi nói, "Một ngày nào đó chị sẽ nhìn thấy có một phụ nữ đang đau khổ và chị cũng sẽ làm y như tôi." Bà chớp mắt rồi buông tay tôi ra.
Chuyến đi của tôi thành công tốt đẹp. Mọi thứ đều ổn đối với Beverly: Bác sĩ giải phẫu bảo đảm với chúng tôi là ông đã lấy đi toàn bộ khối ung thư.
Đến ngày hôm nay tôi vẫn thường nghĩ đến người phụ nữ đặc biệt đã hy sinh sự tiện lợi của mình cho tình bạn của tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên được hành động tốt bụng của bà. Tôi hy vọng là khi đến lượt tôi, tôi cũng sẽ có thể cho đi một cách thoải mái như bà đã làm và truyền đi lòng tốt mà bà đã truyền cho tôi.
SUZANNE A. BAGINSKIE Đăng bởi: admin
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.