Chương 5:
Nhà văn Trà Bình
17/04/2023
Đã gần hết ngày thứ hai mà Từ Viên vẫn chưa tỉnh lại, Kỳ Lâm đứng trước thềm nhìn về phía trời xa, những vệt nắng cuối ngày lấp ló sau những tán lá, Kỳ Lâm thầm nghĩ: “ráng chiều hôm nay đẹp quá nhưng sao người này vẫn chưa tỉnh”. Vừa lúc mặt trời lặn, màn đêm trùng xuống là lúc hồn phách của Từ Viên được trả về thể xác, bỗng chân tay anh cử động rồi mở mắt:
- Đây là đâu?
Kỳ Lâm mừng rỡ:
- Đây là nhà tôi!
Từ Viên nghiêng mặt nhìn Kỳ Lâm:
- Sao cháu lại ở đây?
Kỳ Lâm đỡ Từ Viên ngồi dậy, đưa cho anh một ly nước:
- Cậu uống đi, khi nào cậu khỏe lại tôi sẽ kể cho cậu nghe!
Từ Viên ở nhờ ngôi nhà ngoài bìa rừng đã hơn một tuần, anh rất tò mò về người đàn ông sống một mình, ít khi nào thấy Kỳ Lâm cười. Buổi tối Từ Viên nhìn ra bên ngoài có nhiều con đom đóm sáng lập lòe, Kỳ Lâm nhìn thẳng vào đôi mắt của Từ Viên:
- Cậu sợ đóm đóm không?
Từ Viên ấp úng:
- Dạ, không ạ!
Kỳ Lâm bước lại gần:
- Tôi biết cậu sợ đom đóm.
Từ Viên nghĩ thầm: “sao chú ấy hay vậy, đọc được cả suy nghĩ của mình”. Thấy Kỳ Lâm cởi mở nên Từ Viên liều hỏi:
- Chú Kỳ Lâm ở một mình nơi đây, chú có cảm thấy buồn không?
Kỳ Lâm quay mặt nhìn ra cửa sổ lảng tránh câu hỏi, Từ Viên biết ý:
- Cháu đi ngủ nha chú! Chú cũng đi ngủ sớm cho khỏe! Cháu thấy chú hay thức khuya!
- Cảm ơn cậu, tôi biết rồi!
Sáng hôm sau Kỳ Lâm dậy sớm ra phía đầu bếp chặt những cành cây khô làm củi, Từ Viên thấy vậy vội đi ra:
- Chú để cháu!
Từ viên cởi chiếc áo thun bước lại gần đống củi, Kỳ Lâm giật mình nhìn thấy vết bớt phía sau lưng Từ Viên, trong đầu mâu thuẫn “sao lại giống quá!”. Từ Viên xếp những cành củi ngay ngắn lại rồi nói:
- Chú ơi, cháu tính ngày mai quay về phòng trọ cũ và cháu sẽ tìm phòng mới rồi chuyển đến, chứ cháu ăn trực nhà chú nhiều quá rồi! Kỳ Lâm không để ý những lời Từ Viên vừa nói mà suy nghĩ về vết bớt ở lưng Từ Viên, bỗng Kỳ Lâm hỏi:
- Từ hôm gặp cậu tôi chưa biết cậu họ gì?
Từ Viên vui vẻ đáp:
- Dạ, cháu họ Diệp.
Kỳ Lâm hỏi tiếp:
- Cha mẹ cậu làm nghề gì?
Từ Viên trầm giọng kể:
- Mẹ cháu mất ngay lúc sinh ra cháu, còn cha cháu làm nghề đánh cá trên biển, năm ấy khi cháu còn rất nhỏ có một cơn bão lớn càn quyét những con tàu đánh cá ngoài khơi và từ đó cha cháu và nhiều ngư dân khác, họ đã không trở về.
Nghe lời kể của Từ Viên đến đó Kỳ Lâm như chết đứng tại chỗ, miệng ông ta không thốt nên lời, Từ Viên thấy vậy liền hỏi:
- Chú Kỳ Lâm, chú sao vậy?
Kỳ Lâm lắc đầu rồi lặng lẽ đi vào nhà mở ngăn tủ lấy ra một chiếc hộp nhỏ làm bằng gỗ, bên trong chiếc hộp đựng một chiếc kiềng đeo tay bằng đồng màu đã cũ, trên chiếc kiềng có một chữ 日(nhật) nổi, Từ Viên đứng phía sau bỡ ngỡ và cũng lấy ra chiếc kiềng đeo tay của mình, chỉ khác là chiếc kiềng của anh có chữ 月(nguyệt) nổi.
- Chú ơi, cháu cũng có một chiếc kiềng giống chiếc của chú.
Kỳ Lâm cầm hai chiếc kiềng:
- Sao cậu có chiếc kiềng này?
Từ Viên trả lời:
- Là chiếc kiềng của mẹ cháu.
Kỳ Lâm xúc động:
- Kiềng nhật nguyệt đã bao nhiêu năm rồi…
Kỳ Lâm khóc nấc lên, Từ Viên bước tới đứng trước mặt:
- Chú Kỳ Lâm, chú, chú…
Bỗng Kỳ Lâm ôm chặt Từ Viên:
- Con trai của cha! Đúng là con trai của cha đây rồi!
Từ Viên nghe thấy vậy hoảng hốt vội đẩy Kỳ Lâm ra:
- Không! Không! Chú không phải, cha cháu đã chết từ lâu rồi!
- Ta, ta không phải là Kỳ Lâm, ta, ta chính là Diệp Quang Vũ, là cha của con.
Kỳ Lâm ngồi bệt xuống, Từ Viên bỏ chạy ra ngoài quỳ gối trên bãi cỏ, ngẩng mặt nhìn trời xanh hỏi:
- Ông trời ơi! Đang có chuyện gì xảy ra với con thế này?
Kỳ Lâm đứng phía sau:
-Từ Viên, cha xin lỗi! Con hãy nghe cha nói, ngày đó khi cơn bão và những con sóng dữ phá tan chiếc tàu đánh cá ngoài khơi thì cha và nhiều người khác đã đối mặt với tử thần, ngoài biển kia có rất nhiều con sóng dữ nhưng đã có con sóng nào đó đưa cha dạt vào bờ, lúc tỉnh dậy cha mới biết mình còn sống sót nằm bên cạnh một mảng gỗ của con tàu, sau đó cha trở về làng ngư mình thì chú thím đã mang con đi nơi khác mà chẳng ai rõ ở đâu, bao nhiêu năm qua cha đi tìm con khắp nơi, có lúc cha tuyệt vọng vì không tìm thấy con.
Chuyện đang xảy ra là sự thật làm cho Từ Viên không thể tưởng tượng được, bao nhiêu năm qua anh vẫn nghĩ cha mình đã mất, đã bị sóng biển cuốn đi và mỗi năm anh vẫn làm giỗ cả cha và mẹ. Một lát sau Từ Viên bình tĩnh đứng dậy đến gần ôm chặt lấy cha mình:
- Cha ơi! Có thật cha là cha của con không? Những năm qua nhiều đêm con rất nhớ cha, từ lúc sinh ra con đã không còn mẹ, con tưởng rằng cha sẽ ở bên con, nhưng cơn bão năm ấy đã để con lạc mất cha.
- Con trai của cha, từ nay cha sẽ ở bên con, sẽ không có gì chia cắt được cha con mình đâu!
Cuộc đời con người có những định mệnh khiến người ta đi tìm câu giải đáp, những giọt nước mắt lăn dài trên suốt quãng thời gian xa cách, hai cha con Kỳ Lâm vui mừng trong nước mắt.
Ngày hôm sau Từ Viên đưa cha mình trở về nhà trọ cũ, vừa đến cổng ông Năm chủ nhà vội chạy ra:
- Cái cậu này, đi đâu mà bây giờ mới về? Tôi lo gần chết!
Kỳ Lâm mở lời chào:
- Chào anh Năm.
Ông Năm nhìn Từ Viên, Từ Viên giới thiệu:
- Đây là cha cháu!
Ông năm trố mắt ngạc nhiên:
- Sao trong các giấy tờ của cậu ghi là cha đã mất?
Từ Viên cười:
- Chuyện dài lắm bác Năm.
Ông Năm gật đầu lia lịa:
- Ờ, thôi hai cha con lại bàn ngồi uống nước đã nào!
Kỳ Lâm trả lời:
- Cảm ơn anh!
Ông Năm cười:
- Tôi chưa năm mươi đâu, gọi tôi bằng anh là hơi già, vợ tôi mới sinh thêm đứa nữa, mót mãi lần này lần thứ sáu mới ra được cô con gái, năm lần trước là năm công tử.
Từ Viên cũng bất ngờ:
- Chúc mừng bác Năm.
Ông năm cười sảng khoái:
- Tôi biết là cậu quay về dọn đồ đạc, nhưng bây giờ trời cũng sắp tối rồi, hai cha con ở lại đây ngày mai hãy về!
Kỳ Lâm đáp:
- Cảm ơn anh!
Ông Năm lại cười:
- Xưng anh Năm nữa rồi!
Buổi tối sau khi dùng bữa cùng vợ chồng ông Năm, Từ Viên xếp gọn đồ đạc vào những chiếc thùng rồi hai cha con anh đi ngủ sớm để ngày mai quay về. Bên nhà ông Năm tiếng trẻ sơ sinh khóc giữa đêm, Từ Viên cảm thấy những tiếng khóc đó rất quen thuộc, tiếng trẻ con khóc mãi làm anh lịm dần vào giấc ngủ miên man, rồi anh lại mơ thấy cảnh âm gian, trần thế! Thấy ma nữ Lý Diệu Hoa được siêu thoát và chuyển kiếp vào con gái của vợ chồng ông Năm.
Sáng hôm sau hai cha con Từ Viên đã rời khỏi nhà trọ Đồng Khanh trở về nhà, trên đường về có những đàn bướm bay lượn dập dìu đẹp đến lạ thường, chim trên cây cất tiếng líu lo, bình minh nắng sớm đón chào một ngày mới.
- Đây là đâu?
Kỳ Lâm mừng rỡ:
- Đây là nhà tôi!
Từ Viên nghiêng mặt nhìn Kỳ Lâm:
- Sao cháu lại ở đây?
Kỳ Lâm đỡ Từ Viên ngồi dậy, đưa cho anh một ly nước:
- Cậu uống đi, khi nào cậu khỏe lại tôi sẽ kể cho cậu nghe!
Từ Viên ở nhờ ngôi nhà ngoài bìa rừng đã hơn một tuần, anh rất tò mò về người đàn ông sống một mình, ít khi nào thấy Kỳ Lâm cười. Buổi tối Từ Viên nhìn ra bên ngoài có nhiều con đom đóm sáng lập lòe, Kỳ Lâm nhìn thẳng vào đôi mắt của Từ Viên:
- Cậu sợ đóm đóm không?
Từ Viên ấp úng:
- Dạ, không ạ!
Kỳ Lâm bước lại gần:
- Tôi biết cậu sợ đom đóm.
Từ Viên nghĩ thầm: “sao chú ấy hay vậy, đọc được cả suy nghĩ của mình”. Thấy Kỳ Lâm cởi mở nên Từ Viên liều hỏi:
- Chú Kỳ Lâm ở một mình nơi đây, chú có cảm thấy buồn không?
Kỳ Lâm quay mặt nhìn ra cửa sổ lảng tránh câu hỏi, Từ Viên biết ý:
- Cháu đi ngủ nha chú! Chú cũng đi ngủ sớm cho khỏe! Cháu thấy chú hay thức khuya!
- Cảm ơn cậu, tôi biết rồi!
Sáng hôm sau Kỳ Lâm dậy sớm ra phía đầu bếp chặt những cành cây khô làm củi, Từ Viên thấy vậy vội đi ra:
- Chú để cháu!
Từ viên cởi chiếc áo thun bước lại gần đống củi, Kỳ Lâm giật mình nhìn thấy vết bớt phía sau lưng Từ Viên, trong đầu mâu thuẫn “sao lại giống quá!”. Từ Viên xếp những cành củi ngay ngắn lại rồi nói:
- Chú ơi, cháu tính ngày mai quay về phòng trọ cũ và cháu sẽ tìm phòng mới rồi chuyển đến, chứ cháu ăn trực nhà chú nhiều quá rồi! Kỳ Lâm không để ý những lời Từ Viên vừa nói mà suy nghĩ về vết bớt ở lưng Từ Viên, bỗng Kỳ Lâm hỏi:
- Từ hôm gặp cậu tôi chưa biết cậu họ gì?
Từ Viên vui vẻ đáp:
- Dạ, cháu họ Diệp.
Kỳ Lâm hỏi tiếp:
- Cha mẹ cậu làm nghề gì?
Từ Viên trầm giọng kể:
- Mẹ cháu mất ngay lúc sinh ra cháu, còn cha cháu làm nghề đánh cá trên biển, năm ấy khi cháu còn rất nhỏ có một cơn bão lớn càn quyét những con tàu đánh cá ngoài khơi và từ đó cha cháu và nhiều ngư dân khác, họ đã không trở về.
Nghe lời kể của Từ Viên đến đó Kỳ Lâm như chết đứng tại chỗ, miệng ông ta không thốt nên lời, Từ Viên thấy vậy liền hỏi:
- Chú Kỳ Lâm, chú sao vậy?
Kỳ Lâm lắc đầu rồi lặng lẽ đi vào nhà mở ngăn tủ lấy ra một chiếc hộp nhỏ làm bằng gỗ, bên trong chiếc hộp đựng một chiếc kiềng đeo tay bằng đồng màu đã cũ, trên chiếc kiềng có một chữ 日(nhật) nổi, Từ Viên đứng phía sau bỡ ngỡ và cũng lấy ra chiếc kiềng đeo tay của mình, chỉ khác là chiếc kiềng của anh có chữ 月(nguyệt) nổi.
- Chú ơi, cháu cũng có một chiếc kiềng giống chiếc của chú.
Kỳ Lâm cầm hai chiếc kiềng:
- Sao cậu có chiếc kiềng này?
Từ Viên trả lời:
- Là chiếc kiềng của mẹ cháu.
Kỳ Lâm xúc động:
- Kiềng nhật nguyệt đã bao nhiêu năm rồi…
Kỳ Lâm khóc nấc lên, Từ Viên bước tới đứng trước mặt:
- Chú Kỳ Lâm, chú, chú…
Bỗng Kỳ Lâm ôm chặt Từ Viên:
- Con trai của cha! Đúng là con trai của cha đây rồi!
Từ Viên nghe thấy vậy hoảng hốt vội đẩy Kỳ Lâm ra:
- Không! Không! Chú không phải, cha cháu đã chết từ lâu rồi!
- Ta, ta không phải là Kỳ Lâm, ta, ta chính là Diệp Quang Vũ, là cha của con.
Kỳ Lâm ngồi bệt xuống, Từ Viên bỏ chạy ra ngoài quỳ gối trên bãi cỏ, ngẩng mặt nhìn trời xanh hỏi:
- Ông trời ơi! Đang có chuyện gì xảy ra với con thế này?
Kỳ Lâm đứng phía sau:
-Từ Viên, cha xin lỗi! Con hãy nghe cha nói, ngày đó khi cơn bão và những con sóng dữ phá tan chiếc tàu đánh cá ngoài khơi thì cha và nhiều người khác đã đối mặt với tử thần, ngoài biển kia có rất nhiều con sóng dữ nhưng đã có con sóng nào đó đưa cha dạt vào bờ, lúc tỉnh dậy cha mới biết mình còn sống sót nằm bên cạnh một mảng gỗ của con tàu, sau đó cha trở về làng ngư mình thì chú thím đã mang con đi nơi khác mà chẳng ai rõ ở đâu, bao nhiêu năm qua cha đi tìm con khắp nơi, có lúc cha tuyệt vọng vì không tìm thấy con.
Chuyện đang xảy ra là sự thật làm cho Từ Viên không thể tưởng tượng được, bao nhiêu năm qua anh vẫn nghĩ cha mình đã mất, đã bị sóng biển cuốn đi và mỗi năm anh vẫn làm giỗ cả cha và mẹ. Một lát sau Từ Viên bình tĩnh đứng dậy đến gần ôm chặt lấy cha mình:
- Cha ơi! Có thật cha là cha của con không? Những năm qua nhiều đêm con rất nhớ cha, từ lúc sinh ra con đã không còn mẹ, con tưởng rằng cha sẽ ở bên con, nhưng cơn bão năm ấy đã để con lạc mất cha.
- Con trai của cha, từ nay cha sẽ ở bên con, sẽ không có gì chia cắt được cha con mình đâu!
Cuộc đời con người có những định mệnh khiến người ta đi tìm câu giải đáp, những giọt nước mắt lăn dài trên suốt quãng thời gian xa cách, hai cha con Kỳ Lâm vui mừng trong nước mắt.
Ngày hôm sau Từ Viên đưa cha mình trở về nhà trọ cũ, vừa đến cổng ông Năm chủ nhà vội chạy ra:
- Cái cậu này, đi đâu mà bây giờ mới về? Tôi lo gần chết!
Kỳ Lâm mở lời chào:
- Chào anh Năm.
Ông Năm nhìn Từ Viên, Từ Viên giới thiệu:
- Đây là cha cháu!
Ông năm trố mắt ngạc nhiên:
- Sao trong các giấy tờ của cậu ghi là cha đã mất?
Từ Viên cười:
- Chuyện dài lắm bác Năm.
Ông Năm gật đầu lia lịa:
- Ờ, thôi hai cha con lại bàn ngồi uống nước đã nào!
Kỳ Lâm trả lời:
- Cảm ơn anh!
Ông Năm cười:
- Tôi chưa năm mươi đâu, gọi tôi bằng anh là hơi già, vợ tôi mới sinh thêm đứa nữa, mót mãi lần này lần thứ sáu mới ra được cô con gái, năm lần trước là năm công tử.
Từ Viên cũng bất ngờ:
- Chúc mừng bác Năm.
Ông năm cười sảng khoái:
- Tôi biết là cậu quay về dọn đồ đạc, nhưng bây giờ trời cũng sắp tối rồi, hai cha con ở lại đây ngày mai hãy về!
Kỳ Lâm đáp:
- Cảm ơn anh!
Ông Năm lại cười:
- Xưng anh Năm nữa rồi!
Buổi tối sau khi dùng bữa cùng vợ chồng ông Năm, Từ Viên xếp gọn đồ đạc vào những chiếc thùng rồi hai cha con anh đi ngủ sớm để ngày mai quay về. Bên nhà ông Năm tiếng trẻ sơ sinh khóc giữa đêm, Từ Viên cảm thấy những tiếng khóc đó rất quen thuộc, tiếng trẻ con khóc mãi làm anh lịm dần vào giấc ngủ miên man, rồi anh lại mơ thấy cảnh âm gian, trần thế! Thấy ma nữ Lý Diệu Hoa được siêu thoát và chuyển kiếp vào con gái của vợ chồng ông Năm.
Sáng hôm sau hai cha con Từ Viên đã rời khỏi nhà trọ Đồng Khanh trở về nhà, trên đường về có những đàn bướm bay lượn dập dìu đẹp đến lạ thường, chim trên cây cất tiếng líu lo, bình minh nắng sớm đón chào một ngày mới.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.