Chương 10: HỒNG GIÀ TRONG VƯỜN HỒNG
Xuân Thụ
07/07/2014
Một mùa xuân đã đến và lại sắp đi.
Một mùa xuân nữa lãng phí.
Họ mới vừa ngừng cấp khí nóng, và tôi vẫn còn mặc quần áo mùa đông. Tôi ghét bị lạnh. Trải qua cái mùa mà nhiệt độ tuy tăng nhưng không khí vẫn còn giá lạnh khiến tôi tưởng như chết đến nơi, mặc dù vậy mùa đông vẫn là mùa tôi thích nhất. Tiểu Dương ở ban nhạc “Những cô em vô đạo” nói rằng cậu ta gần đây có một núi việc, rằng mỗi ngày của anh ta đều kín đặc, và tôi đã rất vui khi nghe điều đó. Những người nhiều sức sống với vô số việc để làm thì tốt nhất là nên như thế. Còn tôi chẳng có gì đặc biệt để làm, ngọai trừ thỏa mãn những trò kỳ quặc của tôi và đọc sách. Có đến mất tuần liền, cứ mỗi chiều thứ năm, tôi vội vàng đạp xe về nhà để được xem truyền hình phát sóng tiết mục Very English, hy vọng rằng sẽ có vài tiết mục nhạc rock mà tôi thích. Đó là thứ duy nhất phá vỡ chuỗi ngày buồn chán của tôi.
Tôi không phải là lọai người đặt ra những mục tiêu cho cuộc sống. Chưa bao giờ. Và kể cả có một lớp vải màu hồng trước mắt, thì tôi cũng chẳng thể nhìn thấy được tương lai.
***
Có mưa phùn vào sáng thứ tư, và sau khi tỉnh dậy, tôi ngồi lì trên giường với quần áo ngủ xộc xệch, chẳng muốn động đậy…Làm gì đây? Tự do thực sự chưa bao giờ tồn tại trong thế giới này…Liệu tôi có nên chuyển trường?...Hay là bỏ học?...Hoa cỏ mùa xuân, những ngọn gió của mùa hè, hay mặt trời lặn khi mùa đông…Đó là những suy nghĩ ngốc nghếch của một cô gái trẻ u sầu…Cuối cùng tôi cố lê ra cửa, biết rằng mình sẽ bị muộn. Chỉ mất một giây là tôi biết điều mình sẽ làm. Tôi đạp xe ngang qua Hiệu sách Phương Chu rồi đạp ngược lại. Hiệu sách chưa mở cửa, vậy nên tôi đạp tới bưu điện trên đại lộ Tô Châu. Vây quanh tôi là những tiếng chuông xe đạp, dường như chỉ có tôi là con người vô tư lự. Tôi nhặt số tháng Ba của tạp chí Học sinh Trung học tại bưu điện và xem lướt qua. Tôi dừng mắt tại một bài thơ của một anh chàng tôi đã gặp tại quán “Con Ong Bận bịu”, một “nhà thơ trẻ” của Trường Nghệ thuật Quân đội – Thạch Quân. “Chuyện xảy ra đêm đó chẳng phải thứ ta nên nói ra”, anh ta viết vậy. Thật là buồn cười! Thực tế anh ta còn dùng những từ như là “ái tình” và “trụy lạc”. Chẳng có ý gì là mỉa mai. Tôi thấy muốn gọi điện thọai cho anh ta, để tặng anh ta mấy câu thơ này: “Một bài thơ chó chết, một nhà thơ chết tiệt.” Nhà thơ Y Sa đã nói: trong vườn hồng, một cây hồng già như hắn lúc nào cũng là kẻ thù của rock’n’roll.
Sáng hôm đó tôi đã định gọi cho vài đứa bạn nhưng lại thôi. Tôi muốn bọn chúng thấy tôi đọan tuyệt với cái hình tượng khốn khổ, bấn lọan, và tôi đi ăn sáng, rồi kéo tôi đi xả hơi với một quyển sách hoặc một tí nhạc nhẽo. Trong khi thực tế thì bọn chúng sẽ cáu tiết vì bị làm phiền, và sẽ lải nhải với tôi những câu hỏi dạng như vì sao tôi không đến trường, và kết thúc bằng hàng lô hàng lốc những điều hay lẽ phải vào tai tôi.
Ngày hôm đó vì bỏ học, tôi bảo mẹ viết giấy xin phép, và vì cô chủ nhiệm thiên vị tôi nên chẳng có chuyện gì cả. Nhưng rồi các ngày tiếp theo, tôi lại càng thấy ghê tởm trường lớp, và thường đến muộn hoặc bỏ học, đến nỗi nhà trường phải thiết quân luật, bắt tôi trình ra ba thứ mới được vắng mặt: giấy xin phép của gia đình, giấy chứng nhận của bác sĩ, và một đơn thuốc, không có ngọai lệ.
Càng ngày tôi càng chán nói chuyện và mọi hình thức tự biểu hiện. Tôi làm tất cả mọi điều có thể để tránh tiếp xúc với những kẻ ngớ ngẩn.
Tôi ra ngòai đi dạo với Quả Đống. Thọat đầu là đến công viên Địa Đàn, nơi mà anh phỏng vấn giọng ca rock và nhạc sĩ Phác Thụ vài hôm trước. Trời hơi buốt, anh cởi áo bò đưa cho tôi. Chúng tôi đến chỗ cái ghế băng nơi anh thực hiện phỏng vấn, và Quả Đống bảo với tôi rằng vào hôm đó Phác Thụ đã viết ra vài ca khúc trên đất, nhưng bọn tôi chẳng ai tìm thấy chúng nữa, dù đã nhìn ngó rất kỹ.
Tôi nhắc đến tên của một nhà phê bình âm nhạc. “Em không biết sao? Ông ấy mới tự tử rồi,” Quả Đống nói.
“Vậy sao?” tôi kêu lên. “Chuyện đó như thế nào?”
“Anh chẳng biết.”
Tôi thực sự ngưỡng mộ sự can đảm của người đàn ông đó, và nếu biết rằng ông ấy đang muốn tự sát thì thay vì cố ngăn cản ông, tôi muốn có một cuộc nói chuyện hay và dài với ông. Tôi không biết tại sao nhưng tôi giữ cái ý tưởng thô thiển rằng bất kỳ ai khinh miệt cuộc đời, ai chỉ nhìn cuộc sống như một đống cứt, ai thấy cuộc đời là vô nghĩa, chẳng mang đến điều gì ngòai sự chịu đựng triền miên thì chẳng còn sợ hãi gì, và can đảm…tóm lại là người trải đời. Đó là điều khiến tôi hưng phấn. Tôi, một kẻ bi quan đến tận xương tủy. Quả Đống có lần đã viết một bài luận mà tôi tình cờ vớ được vào một ngày mưa trên tầng cao nhất của Trường Nhạc Hòanh Hòa; nó ở trong số cũ của một tạp chí âm nhạc. Dưới đây là một đọan:
Mỗi lần rời khỏi nhà, tôi đều kiểm tra chìa khóa phòng, rồi sổ địa chỉ ghi hàng đống số điện thọai của tất cả những người tôi quen trong thành phố, rồi những cái đĩa mềm với tất cả những bài viết, bản thảo, rồi máy nhắn tin, và thẻ xe búyt. Nếu bất kỳ thứ gì trong số đó thiếu thì tôi không thể ra khỏi nhà được. Nhưng rồi, một lần khi tôi lên tàu trong một chuyến đi xa, tôi nhận ra rằng không một cái gì trong những thứ đó là tuyệt đối quan trọng.
Đôi khi tôi biết một người nào đó qua đời, và tôi buồn đau cho người chết và cho người thân của họ. Nhưng người chết đã không còn nữa, và đã mang đi cùng với họ tất cả mọi ký ức, trong khi những người thân mà họ bỏ lại sau lưng một ngày nào đó cũng hết sầu thương và bắt đầu quen với cuộc sống mới không có mặt họ. Chẳng khác gì một hòn sỏi ném xuống mặt hồ, những gợn sóng sẽ lan ra lan ra xa nữa cho đến một khi chúng biến mất. Vào những lúc như vậy, một giác ngộ đã đến với tôi, rằng sống trên đời này cũng không phải là điều tuyệt đối cần thiết.
Sống trên đời không phải là điều tuyệt đối cần thiết.
Những bài viết của Quả Đống hiện nay tôi không thích lắm. Anh ấy đã mất đi khả năng chuyển những tình cảm thông thường thành bài viết nghiêm túc. Còn trong những tác phẩm trước đây, sự chân thành sâu sắc của anh làm người ta đau đớn, khích động. Anh nắm bắt được vẻ đẹp của những gì hoang vắng và hư vô. Hiện thực thì làm người ta thất vọng, cho nên tôi thấy cái cách mà phần lớn đàn ông và thanh niên cứ mê mẩn khư khư bám chặt lấy cuộc sống thật là khó hiểu. Tại sao họ lại thích sống đến như vậy? Khi tôi thấy bài viết của Quả Đống, tôi nhấc máy điện thọai và gọi cho anh, bởi anh là người đàn ông đầu tiên tôi từng biết thực sự chán ghét cuộc sống. Tôi thích thế. Có thể là vì tôi bẩm sinh là người quá mẫn cảm, nhưng tôi khao khát tìm kiếm một tinh thần tử tế.
***
Chúng tôi ra ngòai đi ăn, và khi chúng tôi đã ở trên taxi, một cơn mưa nhỏ bắt đầu đổ xuống; nó hiện ra thật rõ qua ánh sáng đèn neon phía sau. Chúng tôi vào một tiệm fast-food, ngồi vào bàn gần bên cửa sổ. Sau khi đồ ăn được mang ra, Quả Đống hỏi tôi những chuyện ở nhà thế nào.
“Với em là tra tấn, với họ là phá phách.”
Một lúc sau tôi bắt đầu nói về chuyện đi phỏng vấn, và tôi đã xúc động đến mức bắt đầu khóc. Tôi kể với anh về cái lần tôi đi phỏng vấn ban nhạc Khai Trí Hãng, cô đơn và chẳng hề biết mình thật sự đang làm gì, và rồi đột nhiên tôi không kể được nữa. Quả Đống đưa cho tôi một cái khăn giấy, và tôi nói, “Đừng nìn em!”
Anh cười và, cùng một lúc có vẻ vừa mệt mỏi vừa quan tâm, anh nói, “Anh ghen với em. Đã lâu lắm rồi anh không khóc. Em đã trưởng thành lắm.”
“Không, em không,” tôi đáp.
“Vậy cuộc sống với em sẽ rất nặng nề.”
“Em sẽ không sống lâu đâu.”
“Vậy em định sống trong bao lâu đây?”
“Ai biết được? Nhưng ít nhất cũng phải sang thế kỷ hai mốt.”
Anh nói tôi đòi hỏi quá nhiều ở cuộc sống. Nhưng tôi phải thế nào để đòi hỏi ít?
Khi chúng tôi bước lên tàu điện, Quả Đống đột ngột nói, “Em đang học ở trường trung học nghề phải không?”
Ánh mắt tôi lóe lên.
“Vâng, em học ở trường trung học nghề, nhưng em muốn vào trường Bắc Đại. Anh có cho đó là điều không thể? Em muốn trở thành một phóng viên hạng nhất. Và em phải đến Bắc Đại.”
Quả Đống cúi xuống nhặt lên một cái phong bì. “Đây.” Anh nói, “cái này cho em. Chắc chắn em sẽ thi đậu vào trường. Bắc Đại chính là cái trường dành cho những người như em. Nếu em còn không vào được thì còn ai vào được. Cô em mẫn cảm.” Tôi mở phong bì. Bên trong là bức ảnh Hứa Ngụy trong buổi biểu diễn ngày mùng tám tháng tư cùng với ba bức ảnh quảng cáo phóng to của anh ta.
***
Tương lai làm tôi sợ. Tôi không muốn đau khổ. Nhưng đau khổ và niềm vui với tôi có khác nhau gì mấy. Những khi tôi được sung sướng thì cái giá phải trả lại là mặt trái của nó. Cho nên cách duy nhất để tránh đau khổ là vứt bỏ luôn cả niềm vui ra khỏi đời tôi. Tất cả rút lại vào một từ: Cái Chết! Không còn cảm giác. Miền đất cực lạc. Niết bàn. Tôi muốn hư vô tuyệt đối.
Vậy mà tôi lại khóc khi sắp đi hẹn hò mà không có quần mới và giày đẹp.
Tôi khóc bởi không mua nổi cái đàn guitar điện giá 1500 tệ.
Căn phòng của tôi trống trải. Không bạn bè. Tôi ghét những buổi chiều chủ nhật cô đơn. Tôi nằm đó và yếu ớt thổn thức, cảm thấy mình sẽ yếu đuối mãi mãi. Tôi khinh bỉ những gì tôi trông thấy. Sau khi đã khóc hết nước mắt, tôi thấy lạnh, tôi căm ghét bản thân.
Tôi biết nhiều người không chịu nổi những dòng tăm tối cùng cái giọng điệu suy đồi, bạn biết đấy, viết về mình như thể đang viết về một người khác. Nếu bạn là một người trong số đó thì hãy dừng đọc ở đây. Tôi sẽ không ép.
Một mùa xuân nữa lãng phí.
Họ mới vừa ngừng cấp khí nóng, và tôi vẫn còn mặc quần áo mùa đông. Tôi ghét bị lạnh. Trải qua cái mùa mà nhiệt độ tuy tăng nhưng không khí vẫn còn giá lạnh khiến tôi tưởng như chết đến nơi, mặc dù vậy mùa đông vẫn là mùa tôi thích nhất. Tiểu Dương ở ban nhạc “Những cô em vô đạo” nói rằng cậu ta gần đây có một núi việc, rằng mỗi ngày của anh ta đều kín đặc, và tôi đã rất vui khi nghe điều đó. Những người nhiều sức sống với vô số việc để làm thì tốt nhất là nên như thế. Còn tôi chẳng có gì đặc biệt để làm, ngọai trừ thỏa mãn những trò kỳ quặc của tôi và đọc sách. Có đến mất tuần liền, cứ mỗi chiều thứ năm, tôi vội vàng đạp xe về nhà để được xem truyền hình phát sóng tiết mục Very English, hy vọng rằng sẽ có vài tiết mục nhạc rock mà tôi thích. Đó là thứ duy nhất phá vỡ chuỗi ngày buồn chán của tôi.
Tôi không phải là lọai người đặt ra những mục tiêu cho cuộc sống. Chưa bao giờ. Và kể cả có một lớp vải màu hồng trước mắt, thì tôi cũng chẳng thể nhìn thấy được tương lai.
***
Có mưa phùn vào sáng thứ tư, và sau khi tỉnh dậy, tôi ngồi lì trên giường với quần áo ngủ xộc xệch, chẳng muốn động đậy…Làm gì đây? Tự do thực sự chưa bao giờ tồn tại trong thế giới này…Liệu tôi có nên chuyển trường?...Hay là bỏ học?...Hoa cỏ mùa xuân, những ngọn gió của mùa hè, hay mặt trời lặn khi mùa đông…Đó là những suy nghĩ ngốc nghếch của một cô gái trẻ u sầu…Cuối cùng tôi cố lê ra cửa, biết rằng mình sẽ bị muộn. Chỉ mất một giây là tôi biết điều mình sẽ làm. Tôi đạp xe ngang qua Hiệu sách Phương Chu rồi đạp ngược lại. Hiệu sách chưa mở cửa, vậy nên tôi đạp tới bưu điện trên đại lộ Tô Châu. Vây quanh tôi là những tiếng chuông xe đạp, dường như chỉ có tôi là con người vô tư lự. Tôi nhặt số tháng Ba của tạp chí Học sinh Trung học tại bưu điện và xem lướt qua. Tôi dừng mắt tại một bài thơ của một anh chàng tôi đã gặp tại quán “Con Ong Bận bịu”, một “nhà thơ trẻ” của Trường Nghệ thuật Quân đội – Thạch Quân. “Chuyện xảy ra đêm đó chẳng phải thứ ta nên nói ra”, anh ta viết vậy. Thật là buồn cười! Thực tế anh ta còn dùng những từ như là “ái tình” và “trụy lạc”. Chẳng có ý gì là mỉa mai. Tôi thấy muốn gọi điện thọai cho anh ta, để tặng anh ta mấy câu thơ này: “Một bài thơ chó chết, một nhà thơ chết tiệt.” Nhà thơ Y Sa đã nói: trong vườn hồng, một cây hồng già như hắn lúc nào cũng là kẻ thù của rock’n’roll.
Sáng hôm đó tôi đã định gọi cho vài đứa bạn nhưng lại thôi. Tôi muốn bọn chúng thấy tôi đọan tuyệt với cái hình tượng khốn khổ, bấn lọan, và tôi đi ăn sáng, rồi kéo tôi đi xả hơi với một quyển sách hoặc một tí nhạc nhẽo. Trong khi thực tế thì bọn chúng sẽ cáu tiết vì bị làm phiền, và sẽ lải nhải với tôi những câu hỏi dạng như vì sao tôi không đến trường, và kết thúc bằng hàng lô hàng lốc những điều hay lẽ phải vào tai tôi.
Ngày hôm đó vì bỏ học, tôi bảo mẹ viết giấy xin phép, và vì cô chủ nhiệm thiên vị tôi nên chẳng có chuyện gì cả. Nhưng rồi các ngày tiếp theo, tôi lại càng thấy ghê tởm trường lớp, và thường đến muộn hoặc bỏ học, đến nỗi nhà trường phải thiết quân luật, bắt tôi trình ra ba thứ mới được vắng mặt: giấy xin phép của gia đình, giấy chứng nhận của bác sĩ, và một đơn thuốc, không có ngọai lệ.
Càng ngày tôi càng chán nói chuyện và mọi hình thức tự biểu hiện. Tôi làm tất cả mọi điều có thể để tránh tiếp xúc với những kẻ ngớ ngẩn.
Tôi ra ngòai đi dạo với Quả Đống. Thọat đầu là đến công viên Địa Đàn, nơi mà anh phỏng vấn giọng ca rock và nhạc sĩ Phác Thụ vài hôm trước. Trời hơi buốt, anh cởi áo bò đưa cho tôi. Chúng tôi đến chỗ cái ghế băng nơi anh thực hiện phỏng vấn, và Quả Đống bảo với tôi rằng vào hôm đó Phác Thụ đã viết ra vài ca khúc trên đất, nhưng bọn tôi chẳng ai tìm thấy chúng nữa, dù đã nhìn ngó rất kỹ.
Tôi nhắc đến tên của một nhà phê bình âm nhạc. “Em không biết sao? Ông ấy mới tự tử rồi,” Quả Đống nói.
“Vậy sao?” tôi kêu lên. “Chuyện đó như thế nào?”
“Anh chẳng biết.”
Tôi thực sự ngưỡng mộ sự can đảm của người đàn ông đó, và nếu biết rằng ông ấy đang muốn tự sát thì thay vì cố ngăn cản ông, tôi muốn có một cuộc nói chuyện hay và dài với ông. Tôi không biết tại sao nhưng tôi giữ cái ý tưởng thô thiển rằng bất kỳ ai khinh miệt cuộc đời, ai chỉ nhìn cuộc sống như một đống cứt, ai thấy cuộc đời là vô nghĩa, chẳng mang đến điều gì ngòai sự chịu đựng triền miên thì chẳng còn sợ hãi gì, và can đảm…tóm lại là người trải đời. Đó là điều khiến tôi hưng phấn. Tôi, một kẻ bi quan đến tận xương tủy. Quả Đống có lần đã viết một bài luận mà tôi tình cờ vớ được vào một ngày mưa trên tầng cao nhất của Trường Nhạc Hòanh Hòa; nó ở trong số cũ của một tạp chí âm nhạc. Dưới đây là một đọan:
Mỗi lần rời khỏi nhà, tôi đều kiểm tra chìa khóa phòng, rồi sổ địa chỉ ghi hàng đống số điện thọai của tất cả những người tôi quen trong thành phố, rồi những cái đĩa mềm với tất cả những bài viết, bản thảo, rồi máy nhắn tin, và thẻ xe búyt. Nếu bất kỳ thứ gì trong số đó thiếu thì tôi không thể ra khỏi nhà được. Nhưng rồi, một lần khi tôi lên tàu trong một chuyến đi xa, tôi nhận ra rằng không một cái gì trong những thứ đó là tuyệt đối quan trọng.
Đôi khi tôi biết một người nào đó qua đời, và tôi buồn đau cho người chết và cho người thân của họ. Nhưng người chết đã không còn nữa, và đã mang đi cùng với họ tất cả mọi ký ức, trong khi những người thân mà họ bỏ lại sau lưng một ngày nào đó cũng hết sầu thương và bắt đầu quen với cuộc sống mới không có mặt họ. Chẳng khác gì một hòn sỏi ném xuống mặt hồ, những gợn sóng sẽ lan ra lan ra xa nữa cho đến một khi chúng biến mất. Vào những lúc như vậy, một giác ngộ đã đến với tôi, rằng sống trên đời này cũng không phải là điều tuyệt đối cần thiết.
Sống trên đời không phải là điều tuyệt đối cần thiết.
Những bài viết của Quả Đống hiện nay tôi không thích lắm. Anh ấy đã mất đi khả năng chuyển những tình cảm thông thường thành bài viết nghiêm túc. Còn trong những tác phẩm trước đây, sự chân thành sâu sắc của anh làm người ta đau đớn, khích động. Anh nắm bắt được vẻ đẹp của những gì hoang vắng và hư vô. Hiện thực thì làm người ta thất vọng, cho nên tôi thấy cái cách mà phần lớn đàn ông và thanh niên cứ mê mẩn khư khư bám chặt lấy cuộc sống thật là khó hiểu. Tại sao họ lại thích sống đến như vậy? Khi tôi thấy bài viết của Quả Đống, tôi nhấc máy điện thọai và gọi cho anh, bởi anh là người đàn ông đầu tiên tôi từng biết thực sự chán ghét cuộc sống. Tôi thích thế. Có thể là vì tôi bẩm sinh là người quá mẫn cảm, nhưng tôi khao khát tìm kiếm một tinh thần tử tế.
***
Chúng tôi ra ngòai đi ăn, và khi chúng tôi đã ở trên taxi, một cơn mưa nhỏ bắt đầu đổ xuống; nó hiện ra thật rõ qua ánh sáng đèn neon phía sau. Chúng tôi vào một tiệm fast-food, ngồi vào bàn gần bên cửa sổ. Sau khi đồ ăn được mang ra, Quả Đống hỏi tôi những chuyện ở nhà thế nào.
“Với em là tra tấn, với họ là phá phách.”
Một lúc sau tôi bắt đầu nói về chuyện đi phỏng vấn, và tôi đã xúc động đến mức bắt đầu khóc. Tôi kể với anh về cái lần tôi đi phỏng vấn ban nhạc Khai Trí Hãng, cô đơn và chẳng hề biết mình thật sự đang làm gì, và rồi đột nhiên tôi không kể được nữa. Quả Đống đưa cho tôi một cái khăn giấy, và tôi nói, “Đừng nìn em!”
Anh cười và, cùng một lúc có vẻ vừa mệt mỏi vừa quan tâm, anh nói, “Anh ghen với em. Đã lâu lắm rồi anh không khóc. Em đã trưởng thành lắm.”
“Không, em không,” tôi đáp.
“Vậy cuộc sống với em sẽ rất nặng nề.”
“Em sẽ không sống lâu đâu.”
“Vậy em định sống trong bao lâu đây?”
“Ai biết được? Nhưng ít nhất cũng phải sang thế kỷ hai mốt.”
Anh nói tôi đòi hỏi quá nhiều ở cuộc sống. Nhưng tôi phải thế nào để đòi hỏi ít?
Khi chúng tôi bước lên tàu điện, Quả Đống đột ngột nói, “Em đang học ở trường trung học nghề phải không?”
Ánh mắt tôi lóe lên.
“Vâng, em học ở trường trung học nghề, nhưng em muốn vào trường Bắc Đại. Anh có cho đó là điều không thể? Em muốn trở thành một phóng viên hạng nhất. Và em phải đến Bắc Đại.”
Quả Đống cúi xuống nhặt lên một cái phong bì. “Đây.” Anh nói, “cái này cho em. Chắc chắn em sẽ thi đậu vào trường. Bắc Đại chính là cái trường dành cho những người như em. Nếu em còn không vào được thì còn ai vào được. Cô em mẫn cảm.” Tôi mở phong bì. Bên trong là bức ảnh Hứa Ngụy trong buổi biểu diễn ngày mùng tám tháng tư cùng với ba bức ảnh quảng cáo phóng to của anh ta.
***
Tương lai làm tôi sợ. Tôi không muốn đau khổ. Nhưng đau khổ và niềm vui với tôi có khác nhau gì mấy. Những khi tôi được sung sướng thì cái giá phải trả lại là mặt trái của nó. Cho nên cách duy nhất để tránh đau khổ là vứt bỏ luôn cả niềm vui ra khỏi đời tôi. Tất cả rút lại vào một từ: Cái Chết! Không còn cảm giác. Miền đất cực lạc. Niết bàn. Tôi muốn hư vô tuyệt đối.
Vậy mà tôi lại khóc khi sắp đi hẹn hò mà không có quần mới và giày đẹp.
Tôi khóc bởi không mua nổi cái đàn guitar điện giá 1500 tệ.
Căn phòng của tôi trống trải. Không bạn bè. Tôi ghét những buổi chiều chủ nhật cô đơn. Tôi nằm đó và yếu ớt thổn thức, cảm thấy mình sẽ yếu đuối mãi mãi. Tôi khinh bỉ những gì tôi trông thấy. Sau khi đã khóc hết nước mắt, tôi thấy lạnh, tôi căm ghét bản thân.
Tôi biết nhiều người không chịu nổi những dòng tăm tối cùng cái giọng điệu suy đồi, bạn biết đấy, viết về mình như thể đang viết về một người khác. Nếu bạn là một người trong số đó thì hãy dừng đọc ở đây. Tôi sẽ không ép.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.