Chương 18: LẠI MỘT KẺ HÈN NHÁT NỮA
Xuân Thụ
07/07/2014
Sáng sớm, trời lạnh.
Tôi trông thấy Lộ Dịch bên ngoài tòa soạn, cô ta đeo kính râm, có vẻ phấn khởi. Có gì lạ đâu: Cha mẹ thông cảm, bạn trai giàu có, là kẻ nhẹ nhàng dễ dãi, mọi thứ đều xuôn sẻ theo ý cô, một kẻ thuộc cung Thiên Bình điển hình.
Tôi không hiểu vì sao, nhưng đột nhiên cảm thấy trào dâng mong muốn được đi học lại lớp mười một. Có thể tôi đang chạy trốn một điều gì đó. Tôi bảo với mẹ rằng mình muốn đi học lại. Tôi gọi cho tất cả những người quen để bảo rằng mình sẽ đi học lại, và tất cả họ đều kêu, “Tuyệt lắm!” Họ còn bảo lẽ ra tôi phải làm thế lâu rồi, và tôi cần học những thứ mới, hay ít nhất là lấy được cái bằng để làm cơ sở nếu tôi còn muốn tiếp tục sự học.
Chỉ có một người phản đối, đó là G. Cậu bảo, “Vì sao cậu lại phải học ở cái chỗ đó? Hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định.” Cậu biết tôi ghét ngôi trường đó, và tôi phải suy nghĩ mọi chuyện cho thấu đáo.
Tôi lại còn gọi cho các bạn cùng lớp cũ và bảo họ rằng tôi đang định trở lại trường. Đầu tiên là Tạ Tư Nghê, nhưng cô ta đi vắng, đi vui vẻ ở đâu đó. Trần Húc thì có nhà, và cô ta khoe mình xếp thứ nhất ở kỳ thi đầu vào của khóa đào tạo văn phòng. Tạ Tư Nghê, Thôi Hiểu Dịch cũng đã đỗ. Đỗ Viện thi vào khoa thương mại. “Điểm cô ta như thế thì làm sao mà vào được lớp văn phòng?” Trần Húc nói với vẻ khinh thị.
Tôi chờ 20 phút rồi quay lại số của Tạ Tư Nghê, cô ta nhận ra ngay giọng tôi. “Gia Phù à…”
“Mình đấy,” tôi bảo. “Mình sẽ đi học lại.”
“Tớ biết là sẽ thế mà.”
“Tại sao vậy?” Tôi hỏi.
“Chẳng sao cả. Cậu trở lại, tuyệt lắm. Vào khoa nào?”
“Mình chưa biết, chỉ biết là phải học lại năm lớp mười một.”
“Ê, một khi đã trở về trường rồi, thì điều đó có nghĩa gì đâu? Thế này thì chúng mình sẽ được gặp nhau luôn.”
Đêm đó tôi mơ một giấc mộng, mơ toàn về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Tôi cứ loay hoay chuyển từ trường nọ sang trường kia, nhưng chẳng thể nhớ được điều gì về chúng, ngoại trừ một người, Tạ Tư Nghê. Cô ta là tất cả những gì tôi nhớ được. Tôi thực sự mất trí. Tôi không thể nhớ gì, không thể nghĩ ngợi được gì, ngoại trừ một nhân vật cứ choán hết tâm trí, Tạ Tư Nghê, Tạ Tư Nghê.
Một tuần trước ngày trở lại trường, tôi tự nhủ với mình đã đến lúc phải bình tĩnh lại. Tôi lôi ra đống quần áo tập thể dục, đồng phục, nơ, khăn trải bàn, những thứ cần có ở trường. Tôi hình dung lại phải dậy từ lúc 6 giờ 30 hàng sáng.
Sáu tháng qua cứ như một giấc mơ. Phiêu diêu. Tôi hy vọng đã không hoài phí thời gian, rằng tôi đã hoàn thành được vài thứ mà tôi mong muốn.
Tôi nghĩ tới những gì mình đã làm trong thời gian đó, những gì tôi được và những gì tôi mất. Có vẻ tôi đã mất nhiều mà chẳng được bao nhiêu. Tôi nhuộm tóc, viết vài ba bài luận, chưa biểu diễn buổi nào, chưa viết tiểu thuyết, bị chửi rủa, trở nên mạnh mẽ, khó ngủ, lăn qua lăn lại trong đêm, hết giận dữ tới sợ hãi rồi thù hận. Tôi đã nghiện McDonald, đã khám phá ra vài nhãn quần áo rất hợp với mình, và biết rằng trong bộ trang điểm của mình vẫn còn thiếu bút chải mi và đồ dưỡng tóc.
Ngay trước khi tôi trở lại trường, trời đổ mưa phùn vài ngày không dứt. Tôi phải đi làm vài cuộc phỏng vấn, lúc nào cũng ở những chỗ lạ. Tôi bẩm sinh là kẻ chẳng có tí giác quan nào về phương hướng. Ngày cuối cùng, tôi ngồi bên cửa sổ tầng hai, ngắm nhìn đám cây cối, những con tàu điện đang bò lại bò qua, ánh đèn của chúng và những bóng người mờ ảo. Một bó lưu ly đỏ tía và một bông hồng ủ rũ trang trí cho cái bàn. Vì lý do nào đó mà tôi chẳng bao giờ gặp may với đám hoa đã cắt cuống. Tôi mua chúng hôm nay và ngày mai thì nhìn chúng héo.
***
Buổi sáng đầu tiên trở lại trường, tôi mặc bộ đồng phục lùng thùng – áo trắng với cái quần bắt buộc – tóc tôi trở lại màu đen, đương nhiên là nhuộm, chân mang giày vải xanh. Tôi thấy mình có đi đâu, làm gì cũng được, chừng nào vẫn còn đi giày vải Converse, tôi vẫn còn dễ chịu. Một lần nữa lại phóng xe đạp xuống đường Vành Đai Ba, trong lòng ngập tràn cảm xúc; sáu tháng qua tôi ít đi con đường này, cố tình tránh nó và tác động tình cảm của nó đối với tôi. Đường đang sửa chữa, bụi bay mù.
Trường, đó vẫn là nơi thật xa lạ, dù tôi thường nhớ đến nó trong mơ. Mọi thứ có còn như cũ? Giống như lần đầu tiên, tôi dắt xe đạp qua cánh cổng. Chủ nhiệm Vương chỉ vào tôi và bảo, “Em kia, đưa xe sang bên kia. Em là học sinh mới?” Khi nhận ra đó là Đại Lão Vương, tôi gần như nín thở, không dám trả lời. Hy vọng ông nghĩ tôi là người mới, tôi liền ngoan ngoãn làm theo. Tôi không được coi là một học sinh kỷ luật, và các giáo viên có lẽ đã thấy tên tôi.
Tôi gặp vài đưa bạn cùng lớp cũ, Trương Nham, Vu Đông, và họ nhìn tôi bằng cái nhìn hài hước. “Gia Phù, cậu trở lại trường ư?”
Tôi gật đầu và mỉm cười gượng gạo. “Phải, học lại lớp mười một.”
Họ chẳng có vẻ gì là ngạc nhiên quá, như thể đã biết. “Thế, lúc nào lên lớp bọn tớ nhé! Ở tầng ba của nhà mới ấy.”
Mẹ và tôi, kẻ trước người sau, cùng bước lên lầu. Tôi nhìn quanh, tất cả đều quen thuộc. Đám con gái mặc đồng phục, đeo nơ đang quét tước trong sảnh; tôi đã từng là một trong số đó, như thể tôi đến đây để lao động chứ không phải để học. Chúng tôi bước vào Phòng Giáo dục Chính trị và nhập vào đám phụ huynh cùng học sinh đang chờ đợi. Bà chủ nhiệm Lý đang đứng giữa cả đám, quá bận bịu để mà nhận ra chúng tôi sau một thời gian dài. “Gia Phù,” cuối cùng bà ta gọi, kéo dài giọng. Mẹ và tôi tiến tới trước người đàn bà lùn đang làm cái mặt dài ra và nói tướng lên, “Tôi hôm nay rất bận, không có thời gian cho hai người được. Hãy đến gặp tôi vào mùng hai tháng Chín, ngày bắt đầu năm học.” Tôi bước ra khỏi văn phòng và thở ra nhẹ nhõm. Ít nhất ngày hôm đó tôi không phải ở lại trường.
“A, kìa, phải Gia Phù không? Gia Phù!” Đó là hai cô bạn cùng lớp cũ, A và B. Trông bọn họ thực sự vui mừng khi gặp lại tôi. “Này, Gia Phù, cậu trở lại ư? Cậu ở lớp nào? Lớp mười hai à?”
“Không,” tôi đáp, “lớp mười một. Nhưng mình chẳng biết thuộc khoa nào. Mình thấy thương cho cái khoa nào vớ được mình đấy.”
Mẹ và tôi trở lại Trường Trung học Tây X vào bảy giờ sáng ngày mùng hai tháng Chín. Chủ nhiệm Lý bảo tôi được phân về lớp mười một số 7. “Đó là lớp tốt nhất ở đây, và tôi để em vào đó với sự chiếu cố đặc biệt. Đó là lớp Đào tạo Nghiệp vụ Thư ký Giao tế đối ngoại. Em phải học cho tốt học kỳ này,” bà nói nghiêm nghị. “Và không được đến muộn hay vắng mặt.” Trong lúc cô nói, các giáo viên vào phòng để viết báo cáo. Giáo viên Chính trị, tên là Tỉnh, bảo với Chủ nhiệm Lý rằng buổi lễ khai giảng sắp bắt đầu. Ông này chẳng thay đổi gì cả, và bỏ đi mà không nhìn tôi. Tôi nhận ra một chồng Sách Hướng dẫn Giáo viên Chủ nhiệm trong góc phòng, đang chờ để được phát. Có một dòng trên bìa sách như sau: “Chủ nhiệm nhỏ - Trách nhiệm lớn.” Tôi gượng gạo mỉm cười.
“Em sẽ không được vi phạm những nội quy của nhà trường… Em kẻ lông mày à?”
“Em…”
“Khi về thì phải lau đi, lần sau còn thế nữa sẽ bị trừ điểm. Bây giờ thì viết bản cam đoan, điền vào cái mẫu cam kết để được nhận học. Em chờ ở đây đến khi tôi trở lại.”
Tôi đứng đó, lặng lẽ ngắm cái mẫu cam kết. trong đó nói rằng nhà trường có quyền đuổi bất cứ học sinh nào vi phạm nội quy. Tôi đọc cẩn thận, rồi ký tên – Gia Phù. Trong nửa năm qua tôi dường như quên hẳn cái tên thật của mình. Tên thật của mình, bởi “Gia Phù” quá gắn với nhà trường, là nơi tôi muốn lánh xa càng nhiều càng tốt, để khỏi phải nghĩ về những thứ khó chịu ở đó. Mẹ tôi đứng bên cửa sổ, nhìn lá cờ được kéo lên biểu thị năm học mới bắt đầu, lắng nghe bài “diễn văn dưới cờ.” Tôi tự hỏi mẹ đang nghĩ gì? Có lẽ bà đang nghĩ bọn trẻ nhà khác tới trường trông mới tích cực và tràn trề sinh lực biết bao, trong khi con bà lại là đứa như tôi. Tôi không biết mẹ đã đương đầu với sáu tháng vừa qua ra sao, hay đã cùng bố tôi đau khổ thế nào?
Nghĩ ngợi như thế, tôi viết hết bản cam đoan:
Kính thưa cô Chủ nhiệm Lý và Ban Lãnh đạo nhà trường:
Em xin hứa sẽ tuân theo mọi qui định và phép tắc của nhà trường, sẽ học tập chăm chỉ, giữ gìn kỷ luật, đến lớp đúng giờ và không về sớm, quyết tâm thi đỗ tốt nghiệp. Nếu vi phạm một trong những điều trên, em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường.
Cô Chủ nhiệm Lý trở lại cùng một phụ nữ trẻ mà cô giới thiệu là giáo viên ngữ văn của lớp mười một số 7, tên là Miêu Thanh, chủ nhiệm mới của tôi. Cô này tóc ngắn như con trai, người vừa bé vừa lùn, mỏng manh như không chịu nổi gió; trông cô như cô giáo vườn trẻ, là điều mà sau này tôi thấy rất chính xác. Miêu Thanh chằm chằm nhìn tôi bằng đôi mắt to của cô. “Em là Gia Phù, phải không? Tôi đến để đón em vào lớp mười một số 7. Sao chúng ta không cùng về văn phòng tôi nói chuyện?” Mẹ và tôi theo cô giáo ra khỏi phòng phó hiệu trưởng, tới phòng giáo viên hướng nghiệp, nơi chúng tôi lại được vài giáo viên nữ khác dò xét nhìn ngó.
“Xin mời ngồi. Đây, em ăn kẹo này đi.” Miêu Thanh kéo hai cái ghế cho mẹ và tôi rồi chìa ra một gói kẹo hỗn hợp. Cô nói đó là một cô giáo mới lấy chồng. Tôi biết ngay là cô muốn gây thiện cảm với tôi, nhưng tôi hơi kháng cự. “Gia Phù, cô nghe là em được vào lớp mười một từ học kỳ một. Vậy tại sao lại bỏ?” Thế có nghĩa Chủ nhiệm Lý chưa bảo cho cô biết vì sao tôi bỏ học giữa năm.
Trước khi tôi kịp đáp, mẹ tôi đã nhảy lên: “Ồ, đó là vì sức khỏe… Sức khỏe của cháu…”
“Thế còn bây giờ?”
“Giờ em đỡ rồi,” tôi nói.
“Ồ.” Cô cũng chẳng xoáy thêm vào chuyện đó.
“Bác mua sách cho cháu cho học kỳ này chứ?” Miêu Thanh hỏi, ngước nhìn mẹ tôi.
“Em có thể dùng sách từ năm ngoái được không?” Tôi nói.
“Có một vài thay đổi, vậy nên tốt nhất là bác nên mua một bộ sách mới,” Miêu Thanh gợi ý, cái nhìn tỏ vẻ quan tâm.
“Vâng, có lẽ vậy, nếu có những thay đổi...” Mẹ tôi không còn biết đằng nào mà lần, và nhà trường chỉ còn nước mừng rỡ khi kiếm được ít tiền của một trong số học trò của mình.
Ngữ văn là tiết đầu của tôi, được cô chủ nhiệm dạy.
Chúng tôi cùng lên tầng ba. Lớp cũ của tôi. Các học sinh ngừng làm mọi thứ và căn phòng trở nên yên ắng khi tất cả nhìn chúng tôi chằm chằm.
“Tôi xun giới thiệu với các em một bạn học sinh mới, Lâm Gia Phù. Gia Phù từng học nửa năm ở lớp mười một số 6. Chúng ta cùng chào mừng bạn ấy.”
Cả lớp vỗ tay mừng.
Tôi bước tới cuối phòng và ngồi vào một cái bàn trống. Cô Miêu viết chương trình của cả học kỳ lên bảng. Đó sẽ là một học kỳ chán ngắt. Chúng tôi sẽ phải học ngữ văn, toán, tiếng Anh, chính trị, tài chính và kế toán (môn mới), rồi thì học trên hội trường, họp lớp, kỹ năng thư ký, cắm hoa (môn mới), tin học, tiếng Hán, thể dục, thư pháp, và những tiết kỹ thuật hàng ngày. Không lịch sử, không âm nhạc, không vật lý, không hóa học.
Khi hết giờ, mọi người đều vây lấy, hỏi tôi vì sao tôi không ở lớp trên. Tôi bảo họ đó là bởi vì lúc đầu tôi định đi học nước ngoài, nhưng lại gặp rắc rối khi xin visa, mất bao thì giờ khiến tôi phải học lại năm lớp mười một. Tôi cũng bảo họ tôi thấy vinh hạnh biết bao khi được phân về một tập thể ưu tú và sẽ không làm gì để ảnh hưởng tới danh tiếng của lớp, linh tinh linh tinh. Tôi có thể thấy họ đều tin những gì tôi nói, thậm chí còn có vẻ ghen tỵ - lẽ ra tôi đã ở một phương trời ngoại quốc nào đó nếu người ta không từ chối cấp visa cho tôi. Có lẽ họ cũng sung sướng khi thấy tôi gọi lớp họ là một tập thể ưu tú.
Nói ra sự thật không bao giờ là ý định của tôi.
Số con trai trong lớp ít một cách trầm trọng so với năm trước của tôi, chỉ có hai. Một tên là Hà Vũ, lớp trưởng; người kia là Triệu Nhất Nam, có chân trong đội thể dục. Phải mất vài ngày tôi mới quen với họ. Ngồi bên trái tôi là một cô gái hơi béo, tính tình trầm lặng, cô đeo kính và có làn da nhợt nhạt bất thường. Bằng một cái giọng như tiếng muỗi vo, cô ta bảo tôi tên mình là Vương Tuệ.
Có ba cô gái trong lớp muốn kết bạn với tôi ngay lập tức. Là Kỷ Tuyết Doanh hoạt bát, Vương Tử Kỳ, người trông như con búp bê và chẳng bao giờ có chính kiến về bất cứ chuyện gì, và Tống Lôi nhạt nhẽo. Họ cũng dễ thương, nhưng tôi không khỏi nghĩ rằng học sinh lớp này chẳng bằng các bạn lớp cũ của tôi, cả về hình thức lẫn cái đầu. Những người này chỉ thích những cửa hàng như Kim Tinh hay Thiên Thành, và không bao giờ chán miệng với những câu như, “Gia Phù, đoán xem cái ba lô kia giá bao nhiêu?”
Tôi liếc nhìn nó, “Năm mươi chăng?”
Lắc lắc cái túi một cách đắc thắng, họ kêu, “Sai. Hai mươi.” Rồi vài ngày sau, tôi lại nghe thấy, “Gia Phù, đoán xem cái hộp bút này giá bao nhiêu?”
Tôi nhìn qua. “Hai mươi.”
“Sai, năm tệ!”
Nếu khi đó tôi hỏi, “Cậu mua ở đâu vậy?” – mọi người thảy đều kinh hãi. Ở Kim Tinh, Thiên Thành hay Vạn Thông chứ còn đâu nữa! Một vài kẻ gàn dở hơn còn nghe H.O.T., nhưng chẳng ai có đọc báo hay tạp chí. Nhớ lại lớp cũ của tôi, nơi tất cả mọi người đều đọc Nhạc Hiện đại và Thụy Lệ… mà thấy buồn muốn khóc. Đó là chưa kể tới Thôi Hiểu Địch, người còn mua cả tờ Cuối tuần Miền Nam và Thanh niên Bắc Kinh Nhật báo. Làm thế nào mà tôi lại rơi vào một nơi ngớ ngẩn chết tiệt như thế chứ?
Đến buổi trưa, tôi lấy hộp cơm ra và đi xếp hàng ở nhà ăn cùng với mọi người. Đỗ Viện, vẫn mặc đồng phục, đứng ở ngưỡng cửa để theo dõi kỷ luật. Giờ đây, cô ta học lớp trên, và tôi nghe các cậu lớp mười một nói về cô ta, rằng cô là “hoa khôi trong trường.” Tất cả đám con gái tuổi tôi thường kêu cô ta là kẻ dễ dãi. Khi tôi đi ngang, cô nhìn tôi và thân mật gọi, “Ồ, cậu đấy à, Gia Phù.”
“Chào,” tôi đáp. Trông cô lúc nào dễ chịu, cặp giò còn thon thả hơn trước. Lông mày cô kẻ mảnh, mái tóc che kín nửa khuôn mặt.
Tôi ngồi ăn trưa cùng Kỷ Tuyết Doanh, Vương Tử Kỳ và Tống Lôi. Những học sinh khác cũng ngồi thành nhóm quanh nhà ăn, ngoại trừ Vương Tuệ, đang cúi đầu ngồi ăn một mình. Tôi hỏi Kỷ Tuyết Doanh tại sao vậy, cô ta thì thầm rằng chẳng ai thích ăn cùng Vương Tuệ, rằng cô này hơi lập dị. Cô ta chẳng mấy khi mở miệng ra, Kỷ Tuyết Doanh rúc rích cười bảo.
Sau bữa trưa, tôi xuống tầng xem bảng thông báo, xem danh sách các học sinh “ba tốt”, ảnh các lớp tiên tiến và triển lãm kỹ năng hướng nghiệp. Có bức hình chụp Đỗ Viện với Chủ nhiệm Vương, Chủ nhiệm Lý. Cô ta mặc cái áo choàng trắng muốt, miệng tươi như hoa nở, thật trẻ trung. Phía dưới bức ảnh có viết: “Đỗ Viện, chủ nhiệm câu lạc bộ văn học và nghệ thuật học sinh, người luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, luôn phấn đấu vì lợi ích của trường,” và cứ thế. Cô ta đã thành ra cái thứ rác rưởi đó từ khi nào vậy?
Hai tiết tin học đã được lên lịch cho buổi chiều, đó là môn tôi ghét nhất vì tôi gõ ký tự trên máy tính rất chậm và bởi vì tất cả phải làm trên một mảnh máy móc vô hồn. Thầy giáo mới của tôi không tồi, khả dĩ hơn cô Vương nhiều. Cô này đang nghỉ đẻ, nếu không thì sẽ rắc rối to khi phải thấy cô. Tôi quyết định sẽ học tập chăm chỉ.
36. TRÊN BẦU TRỜI VÀNG
Sau buổi học hôm đó, tôi trông thấy một cậu trai trẻ nhuộm tóc đi xuống phố, bộ ván trượt khoác sau lưng. Tôi phân vân không biết có quen cậu ta không, thế là tôi đi chậm lại, khi tôi quay sang nhìn thì cậu ta cũng nhìn thẳng vào tôi. Đó là một cậu Nhật Bản, nước da trắng với những vệt sẫm quanh mắt. Bỗng chốc, tôi thấy muốn nói hay làm một điều gì đó, dù không biết là gì, thế là tôi phóng đi.
Pha lê, tay trống của chúng tôi, đã bỏ đi. Biến mất, tan biến vào một chốn xa xôi. Giữa hiện thực và lý tưởng, anh đã chọn hiện thực. Đó là tính cách anh, và có lẽ anh đúng, nhưng đó không phải là lựa chọn của một con người mơ mộng. Chuyện đó chẳng có gì sai, chỉ là anh không giống chúng tôi.
Những ngày đầu tiên trở lại trường chậm chạp trôi qua. Các thầy cô của tôi thì phiền phức, ngột ngạt và mô phạm, chẳng ai trong số họ gây cho tôi chút hứng thú. Miêu Thanh dạy ngữ văn – đúng hơn là cô giết ngữ văn. Trong tất cả các tiết văn mà tôi đã học, từ khi còn là một đứa trẻ và có hàng ngàn tiết như thế, tôi chưa bao giờ phải học thứ gì buồn chán hơn! Mỗi tiết bắt đầu bằng việc đọc từ mới, sách giở ra trước mặt theo yêu cầu. Trong quá khứ, các giáo viên văn thường để tôi làm những việc khác trong giờ của họ, như đọc truyện, viết báo, cùng những thứ tương tự, khi họ thấy tôi biết hết bài giảng và thường đứng đầu trong thi cử. Tôi đã nghĩ cô Miêu Thanh cũng thấy tôi có khả năng trong môn văn mà chừa tôi ra. Nhưng tôi ngạc nhiên quá khi lần đầu lôi ra một quyển tạp chí trong lớp, để dưới gầm bàn và bắt đầu đọc thì cô liền nhìn tôi không dứt và bảo rằng chúng ta phải cùng làm những gì cả lớp đang làm và không được vi phạm nội quy…, điều làm tôi phát tởm. Từ giây phút đó, tôi chả còn hy vọng gì về cô.
Tôi đã không đến trường nhiều ngày khi nhận ra có chuyện gì đó buồn cười giữa Miêu Thanh và lớp trưởng Hà Vũ. Không phải việc cậu này là cánh tay phải hay trái của cô, nhưng họ như có quan hệ riêng tư. Bên cạnh đó, “tập thể ưu tú” này còn có những phép tắc, lề luật khiến đầu bạn muốn vỡ tung: Lớp mười một số 7 không bao giờ mất điểm hàng tuần về nền nếp, lúc nào cũng đứng thứ nhất, là niềm cảm hứng cho tất cả. Học sinh của lớp thà ngồi bàn học cả ngày còn hơn mất đi một điểm. Hà Vũ là kẻ được ngợi khen nhất vì thái độ mẫu mực này. Cậu ta và Miêu Thanh là hai người duy nhất có quyền lãnh đạo và phát ngôn cho lớp. Bảo rằng một ngày ở lớp này dài bằng một năm e rằng nói quá, nhưng nói một tháng bằng một năm thì chẳng quá tí nào. Tôi bắt đầu nhớ năm học đầu tiên của tôi ở trường trung học; nếu được trở lại thì tôi sẽ kiên nhẫn hơn… nhưng không. Thế thì đã không phải là tôi nữa.
***
Trở lại trường, tôi lại phải lần nữa trải qua khóa học quân sự dài cả tháng, cứ mỗi học kỳ một lần của Trung học Tây X.
“Kể từ hôm nay, phải đến trường lúc 7 giờ 30, ai trực nhật thì trước 7 giờ mười. Chúng ta tập trung dưới nhà.”
Tôi thấy xây xẩm cả người.
Nhưng tôi vẫn tuân thủ, sáng dậy đúng 7 giờ 15, rồi đi xuống tầng cùng với lớp để tập đội ngũ. Tôi không bỏ buổi nào, đây là khóa quân sự đầu tiên của tôi. Chủ nhiệm Lý ắt phải hài lòng khi thấy tôi với quyển sách mở ra mỗi lần đi kiểm tra bài mỗi sáng. Khối mười một do cô quản học kỳ này, và có lẽ tôi là vấn đề lớn nhất của cô trong số tất cả học sinh, dù tôi rất cố không gây phiền cho cô.
Nhưng tôi ngạc nhiên thấy Miêu Thanh chẳng hề hài lòng. Cô có lẽ không biết tới những rắc rối trước đây của tôi. Có thể hoặc bởi cô cứng nhắc không thể tưởng được. Cô không thích rằng tôi cứ phút cuối cùng mới đến trường, dù thế chẳng có gì sai, và lớp số 7 cũng chẳng vì thế mà mất điểm. Cô có thói quen – nói chuyện này nhưng lại cay cú chuyện khác. Tất cả mọi người trong lớp hiểu tôi là mục tiêu, nhưng cô chẳng báo giờ gọi đích danh cái con bé hư hỏng ấy, học sinh mới của lớp.
Chúng tôi không được phép mang ở bên ngoài vào trong lớp. Và chúng tôi không được gục đầu lên bàn trong giờ tự học. Không được viết thư. Không đọc tạp chí. Hà Vũ đảo mắt khắp lớp hết lượt này rồi đến lượt khác. Nhục nhã quá chừng. Mấy hôm sau, Miêu Thanh gọi tôi ra, bảo không nên đi giày vải màu đỏ, hồng hay vàng, và rằng nhà trường quy định chỉ đi giày đen, trắng, xanh cùng các màu giản dị khác. Trước đây không ai nói gì về giày vải của tôi, và tôi chợt nhớ tới hình ảnh đám học sinh trong đôi giày Triều Tiên đỏ thật nổi mà họ vẫn đi hàng ngày. Nhưng đã rơi vào một cái trường như thế, tôi còn có gì để nói?
***
Một hôm Vương Tuệ viết cho tôi:
Chúng mình nói chuyện tí đi.
Cậu kể rằng cậu đã phỏng vấn vài người đua xe, điều đó khiến mình nhớ tới một người bạn cùng lớp học trung học, một người ghiền xe đạp đến mê mẩn. Cậu bảo họ chẳng đẹp trai, nhưng mình nghĩ bạn mình trông không tồi. Cậu ấy bảo mọi người tập xe bằng những chiếc xe tốt, nhưng cậu ấy thì cưỡi một cái vừa cũ vừa xộc xệch đến long cả xương ra. Điều đó chẳng dễ tự dàng gì. Trong một buổi hội lớp, cậu ấy đã biểu diễn kỹ năng cho chúng mình xem. Cậu thì đã được xem nhiều tay đua nhào lộn. Mình cuộc là trông họ rất ngoạn mục.
Mình còn nghĩ cậu được sống một cuộc sống phong phú hơn mình. Cậu có ban nhạc riêng… Nhưng cậu lúc nào cũng kêu chán, và rằng sống trong thế giới này buồn chán kinh khủng. Đó là một cách nhìn đời ảm đạm. Về cái trường này thì mình biết… cậu có quan điểm riêng, và mình cũng khá đồng tình. Nhưng ngoài kia còn có bao điều vui và thú vị, cậu có thấy không? Như ban nhạc của cậu ấy. Rời trường, cậu lại là người tự do. Đồng ý rằng đây là một nơi vô vị, nhưng ai có thể làm gì được?
Tôi viết lại cho cô, và chúng tôi bắt đầu trao đổi thư từ gần như hàng ngày. Một hôm, Vương Tuệ giơ ra một quyển sổ mới tinh và đề nghị tôi viết vào đó. Chúng tôi bắt đầu ăn trưa cùng nhau, và cô không còn lẻ loi nữa.
Mình thấy rằng ai cũng có vấn đề. Mình cố học vì mình muốn thi đại học. Trong cái xã hội này, không có bằng cấp thì chẳng đâu người ta nhận. Thật ra mẹ mình không muốn mình đi thi. Cha mẹ mình ly dị nhau cho nên lương mẹ phải nuôi cả hai, còn học phí thì cao quá. Nhưng rồi mẹ cũng bảo cứ đi thi thử. Mẹ là người tốt, mình thì thấy có lỗi bởi tất cả gánh nặng của mình đổ lên vai mẹ.
Vương Tuệ bảo rằng cô và mẹ sống được, vui vẻ hơn trước đây, dù giờ đây cô béo lên và không gầy đi được. Cô nói cô là một cô gái nhạy cảm, việc gì cũng để trong lòng. Cô không phải là người thích im lặng suốt, nhưng bởi vì xã hội cứ lợi dụng những người không nói cái điều mà họ cần nói.
Nói chuyện với Vương Tuệ (chúng tôi chỉ trao đổi vài câu mỗi ngày, nhưng thường xuyên viết trên giấy cho nhau), tôi biết được rằng chúng tôi cùng tuổi, và hồi còn nhỏ cô đã nghỉ học vì bệnh nặng, rằng cô thích thư pháp, và là người hướng nội. Tôi hỏi cô nghĩ gì về lớp ta và nhà trường nói chung.
Mình từng cố thi vào trường trung học thường, nhưng không đỗ, thế là phải vào đây. Mình đã muốn bỏ, nhưng nhà mình đã mất quá nhiều tiền cho mình ở đây. Mình ghét cái trường này. Và mình không nghĩ đám bạn lớp này tử tế bằng các bạn thời cấp hai của mình. Một vài còn ích kỷ. Có vài người tốt, nhưng chẳng nhiều.
Năm ngoái cô Miêu Thanh và Hà Vũ mới làm cùng nhau (khi cậu ta là học sinh năm thứ hai), mình nghĩ họ còn hơn là bạn bè. Đó là những gì mình nghĩ về cái lớp này, nhưng làm gì được?
Tôi mơ tôi giết Từ Quyên, ngay trong phòng học, có người nhìn thấy. G cũng ở đó. Tôi ghét bà ta, và chửi rủa trong khi thọc dao vào cổ bà ta. Cái đầu bà ta gục xuống sàn. Tôi rất khích động. Tôi chạy tới chỗ G và bảo, “Cuối cùng tôi đã giết bà ta, bởi ghét bà ta quá, tôi sẵn sàng hy sinh đời mình để kết liễu đời bà ta!” G hoan hô tôi. Cả lớp cũng làm theo cậu. Tôi cười sung sướng.
Tôi gọi cho G và kể cho cậu nghe về giấc mơ, không sót điều gì. Thoạt đầu cậu chẳng nói gì, cuối cùng thầm thì, “Chúng mình sẽ mãi mãi bên nhau.” Đó là điều cậu muốn, nhưng chỉ nói thế thì chẳng làm tôi thanh thản.
Đó là điều tôi ghét ở cậu, cái thái độ thụ động ấy. “Một ngày nào đó cậu sẽ hiểu những gì mình phải chịu đựng vì chúng ta,” cậu nói. “Có những thứ thay đổi, nhưng con người thì vẫn vậy.”Cậu đã phải trải qua điều gì vậy? Cậu ấy? Có phải là sự nhẫn nhục và lặng im không cần thiết.
Cơn mưa thu đầu tiên đã rơi.
Trong cơn mưa đầu đó, tôi nhớ tới ánh nắng vàng ở quê tôi, phản chiếu trên những hạt lúa vàng, những cánh đồng vàng và đám hoa cải vàng. Trong ký ức của tôi, quê luôn có màu vàng, chan hòa ánh nắng và là nơi chốn hạnh phúc. Từ tuổi ấu thơ, tôi đã mơ tới màu vàng đó, mong được nó sưởi ấm cơ thể…
Tôi không biết làm thế nào tìm lại những đam mê đã mất, bởi những giấc mơ của tôi chưa thành hiện thực, nên tôi vẫn còn là một kẻ non dại.
Thứ Ba là ngày hội thao của chúng tôi. Một ngày buồn chán nữa, như bạn có thể tưởng tượng ra, may mà tôi còn có thể nghe nhạc bằng tai nghe. Để thi thử, chúng tôi phải đến trường lúc 7 giờ 15, các ngôi sao điền kinh thì gần như phát cuồng. Tôi đến trường đúng giờ, vẫn đang nhai cho xong. Sau hội thao, lịch trình lại thay đổi để các tiết bắt đầu vào lúc 7 giờ 30. Tôi không hiểu vì cái quái quỷ gì mà phải đến trường sớm thế, vì bài học sáng thường chỉ bắt đầu lúc 7 giờ 45.
Kỳ nghỉ Quốc khánh của chúng tôi bắt đầu từ mùng một tháng Mười và tuần nghỉ của tôi như sau: ngày một, đi chơi, vui vẻ; ngày hai, tập ban ở Huyện Thông; ngày ba, đi chơi, dạo quanh Tây Đơn, đến tối cùng bạn đi mua loa; ngày bốn, một ngày khốn khổ chết tiệt, chờ người gọi điện hay đến chơi, đến tối đi Phương Chu, gặp Nước Nóng; ngày năm… tôi quên mất đã làm gì; ngày sáu, tập, G chán nản, tôi cũng thế; ngày bảy, tới tòa soạn tạp chí.
Tôi thực lòng ao ước được trở lại thời gian. Tôi sắp mười bảy, tuổi nhiều thêm lên, và mọi đam mê của tôi cứ dần tan biến. Tôi tha thiết nhớ tới những lúc mình mười một, mười hai, khi tôi còn là một đứa bé con. Tôi không biết lúc nào thì mình thực sự là mình.
Vài người đã hỏi tôi mơ đến điều gì nhất, và một lô những thứ điên rồ liền lóe lên trong tâm trí: tiền bạc, việc làm, du lịch, nổi tiếng… nhưng tôi bảo rằng, “Tôi mong được trở lại tuổi thơ.”
***
Tôi có một giấc mơ điên rồ nhất. G và tôi đang đứng ở đường Nan Lễ Sĩ, bỗng một trận gió thổi đổ xe đạp của chúng tôi và một cái ô tô lăn lên người tôi. Chúng tôi chửi bới người lái xe, và bạn biết không? Đó là xe cảnh sát, và chúng tôi lại phải trốn tránh luật pháp. Thế rồi một anh công an trẻ mê tôi, tôi cũng mê anh. Hừm, một giấc mơ lãng mạn. Tôi cũng mơ tôi được trở lại thời gian. Trở lại làng quê tôi, thấy ông bà mình là một đôi còn trẻ và tôi hỏi họ hôm nay là ngày nào. Họ cho tôi biết ngày. Tôi lại hỏi đây là năm nào, họ đáp là năm 1922. Tôi đã quay ngược đồng hồ! Phấn khởi quá, tôi chạy vào trong nhà, nơi anh tôi đang ngồi trên cái giường lò, anh cùng một vài họ hàng nữa. Họ đang ăn tối. Tôi cầm tay anh, và bảo, “Cuối cùng em đã trở lại thời gian, lúc này đây em đang nghĩ đến anh. Em đã vặn ngược đồng hồ lại!” Xúc động, anh tôi bắt đầu khóc, và cả hai chúng tôi đều cố cầm nước mắt. Khi tỉnh dậy vào buổi sáng, tôi chẳng thể nào ra khỏi giường.
Đến mùa đông thì tôi lại muốn bỏ học. Tôi gọi cho Tiểu Thẩm, và anh ta rất phản đối, không cần biết gì hết. Nhưng tôi thật sự muốn nghe ý kiến thẳng thắn của anh. G bảo tôi nên bỏ, vì có thế nào tôi cũng chẳng học được gì ở đó.
Đó là một quyết định thực sự khó khăn, và người Trung Quốc hay tránh phải quyết định, ngay cả khi cuộc đời họ phụ thuộc vào đó, vì làm một quyết định thay đổi số phận mình thì mệt hơn là nhắm mắt và chờ cái chết tới mang đi.
Tôi nghĩ mình có quyền chọn một trong hai thứ: Sống tự do hay Chết.
Điều đáng ngạc nhiên là cậu bạn Nhật của tôi, người có cái tên Trung Quốc là Thôi Thần Thủy, gọi điện báo rằng tôi có thể ở chỗ cậu ấy. Điều đó thổi bùng lên chút hy vọng còn lại trong tôi. Tim tôi xốn xang, một phần bởi cái dự định tuyệt vời không thực tế, một phần bởi lòng tốt và sự quan tâm của cậu. Tôi bảo Vương Tuệ có thể tôi sẽ thôi học và chuyển tới ở với một người bạn, rằng nếu hôm sau không thấy tôi đến lớp thì đó là kế hoạch của tôi đã thành hiện thực. G có vẻ không thích thấy tôi ở xa đến thế, nhưng tôi còn chọn lựa nào? Cậu không thể giữ được.
Tinh mơ ngày thứ Hai, tôi lăn ra khỏi giường, nhặt vài thứ quần áo, đôi giày vải xanh mới, và bước ra, mặc đồng phục nhà trường, vai khoác ba lô, trong đó thậm chí vẫn còn sách vở của ngày hôm đó. Tôi thay quần áo trong toilet của cửa hàng McDonald và xịt tí nước hoa, nhưng trống ngực vẫn đập liên hồi. Tôi nhìn xuống đống quần áo vô dụng trong tay và tự hỏi không biết có nên đưa ai đó giữ hay chỉ đơn giản ném chúng vào thùng rác.
Tôi thấy mình không thể nào suy nghĩ cho sáng suốt, đó là điều làm tôi chán nản.
***
Thôi Thần Thủy đứng bên trái tôi, nghiêng người theo chuyển động của xe buýt, G đứng bên phải, tay ôm ngang hông tôi. Đèn bên trong đã tắt, và ánh đèn ngoài phố cùng những biển hiệu neon chiếu sáng khuôn mặt của tất cả hành khách. Những đường nét trên mặt Thôi Thần Thủy mờ mờ. Cậu ta đang nói về một người bạn chung, kể cho chúng tôi anh ta mới tuyệt làm sao, anh ta yêu bạn gái mình biết bao, rằng khi đi đây đi đó anh ta đã viết vào nhật ký rằng, “Em, ngôi sao sáng nhất trong các vì sao trên trời…” Thôi Thần Thủy diễn tả lại sự lãng mạn vô vọng của anh kia khiến tôi bật cười.
“Còn cậu là cái thứ rác rưởi gì?” Tôi mắng cậu ta.
“Cách đây không lâu, tớ có cô bạn đến ở chung. Trời ơi, thật là kỳ dị,” cậu ta nói bằng âm điệu Nhật. “Cô ta uống thuốc như điên, và lúc nào không có bạn trai thì cô ta có liền gã khác… bạn trai cô yêu cô đến quẫn trí, và nếu biết cô đang làm gì, anh ta sẽ phát điên.”
Thôi dẫn chúng tôi đến khu nhà cậu ta, và nơi ở của cậu một trăm lần tốt hơn là tôi tưởng. Nó đầy đủ mọi thứ, mọi tiện nghi của một ngôi nhà.
Buổi sáng hôm sau, Thôi và G rời nhà lúc 6 giờ, trước khi đi, cậu bảo tôi có thức ăn trong tủ lạnh. Tôi ngủ tới 8 giờ và không ngủ tiếp được nữa, dù vẫn nằm trên giường, cảm thấy chán. Cuối cùng khi dậy, tôi không quên gấp chăn và vuốt phẳng ga trải giường. Những người Nhật vốn ngăn nắp khủng khiếp trong hầu hết mọi thứ. Đêm trước, sau khi tôi và G tắm xong, Thôi liền vào cọ rửa nhà tắm một hồi lâu. Tôi rút kinh nghiệm. Tôi định sẽ giữ cho chỗ của cậu ta sạch sẽ gọn gàng trong thời gian ở đó.
Tôi xem trong bếp – chỉ có mì ăn liền và một ít mứt hoa quả. Tôi nhúng một gói mì Ông Khang vào tô nước và làm một tách cà phê. Ăn xong bữa sáng nhanh, tôi chẳng nhớ nổi phải làm gì tiếp.
Tôi bật ti vi lên, lướt qua các kênh mà chẳng thấy cái gì đáng xem. Chán. Tôi nhìn qua cửa sổ xuống mặt đất, và tất cả màu trắng đó khiến tôi nhẹ đầu. Tôi nghĩ tới chuyện xuống tầng và đi dạo, nhưng rồi thấy chẳng hấp dẫn, thế là tôi nghĩ tới việc gọi Thôi nhưng lại không biết nói gì với cậu ta.
Căn hộ lạnh lẽo, vì lò sưởi chưa được bật lên. Tôi không chịu được lạnh, cái thứ lạnh cứ lặn vào dưới da từng tí một. Nó làm tôi kinh hãi, khiến tôi co rúm lại. Tôi muốn nghe một chút nhạc, nhưng lại không biết bật radio, đầu video hay dàn điện tử của Thôi. Tôi cảm thấy như người bị đi đày, ngập tràn trong cảm giác vô vọng bất hạnh, hay cái gì đó không diễn tả nổi thành lời. Tôi bắt đầu khóc cay đắng.
Tôi muốn về nhà.
G trở về khoảng 7 giờ tối hôm đó. Cậu bắt đầu cằn nhằn từ khi bước vào cửa. Xe buýt quá đông, đi mất hai giờ, và cậu thấy kiệt sức. Nếu không phải vì tôi thì đã không mệt thế này…
Tôi bảo G tôi muốn về nhà. “Đã nghĩ kỹ chưa?” cậu hỏi.
“Rồi, tôi không thể ở trong căn phòng này lâu hơn nữa. Tôi sẽ phát điên. Chẳng có ai để nói, chẳng có gì để nghe.”
“Với bố mẹ cậu thì sao?”
“Tôi không biết. Về đến nhà hẵng hay,” tôi đáp.
Tôi để lại trên bàn ăn cái giấy cảm ơn Thôi Thần Thủy, cầm ba lô lên và bước ra.
Đêm đó tôi mở cửa nhà bằng cái chìa khóa của mình và đi thẳng về phòng. Bố mẹ đang ngủ, không có ai dậy để la mắng tôi, đứa con gái hoang tàng. Tôi tự hỏi vì sao ít ra họ không cố hiểu những phức tạp trong nội tâm tôi. Họ chẳng hề hay tôi đã sợ hãi, đã tuyệt vọng ra sao.
Buổi sáng đến, tôi nằm trong giường, đắm mình trong hơi ấm của chăn đệm. Hôm nay chẳng đến trường đâu, tôi nghĩ. Nhưng tôi biết rằng cứ lang thang khắp thế giới chỉ làm tôi suy nhược thêm, đến độ không còn đường trở lại.
“Mở cửa ra, Minh Minh.” Một tràng gõ cửa dồn dập lôi tôi ra khỏi cơn mơ màng. Mẹ tôi đang gọi tôi bằng cái tên hồi nhỏ.
“Minh Minh, mở cửa, mẹ muốn nói chuyện với con.” Cánh cửa nặng trĩu. Tôi không thể chịu nổi cái nhìn u tối trong mắt mẹ.
“Tí nữa mẹ sẽ đến trường con, thế con định ra sao? Mẹ sẽ nói gì với họ?...”
Mẹ đã nói nhiều hơn nữa, nhưng tôi không nghe, có lẽ là một phản ứng tâm lý. Đôi chút tôi nghe được cũng đủ để giết tôi. Tôi không thể diễn tả được cái cảm giác bối rối, có tội mà tôi cảm thấy với người phụ nữ âu lo đang đứng bên kia cánh cửa. Trước khi có thể nghĩ ngợi đâu ra đó, tôi đã khiến cuộc sống của người khác trở nên khốn khổ.
“Mẹ bảo họ là con không đến. Chúng ta có thể tìm một lớp tư thục mở rộng trong vài ngày tới.”
“Nhưng đó chỉ là ngắn hạn thôi. Con định làm gì sau đó?” Tôi nhận ra nỗi buồn ẩn sâu trong câu hỏi của mẹ.
“Đến lúc đó hẵng hay.”
Bước chân mẹ lùi xa, cánh cửa sập lại, mẹ đã bỏ đi.
Tôi nằm lại và lo lắng nhìn ra bầu trời âm u ngoài cửa sổ như một khuôn mặt mơ hồ, nhợt nhạt: một ngày mùa đông Bắc Kinh điển hình. Tôi nhớ đến chuyện đã không được lãng phí một giây trong buổi sáng đến trường, trời vẫn tối đã ra khỏi giường, và cái dải màu xanh vẫn còn chưa xuất hiện trên bầu trời mãi tới những tiết học sau.
Không biết bao giờ thì mẹ về. Tôi nghĩ tới một người tên là Trương Đông Húc, người đang viết một cuốn sách sắp xuất bản. Anh ta và tôi trạc tuổi, cùng học trung học, và anh ta đã viết xong cuốn tiểu thuyết. Mọi người sẽ mua và đọc nó, trong số đó sẽ có ít nhất một người thực sự thích nó.
Còn tôi thì bỏ học và bỏ nhà đi, chỉ để thấy rằng, lúc nào cũng vậy, tôi chỉ là một kẻ tay trắng, cùng đường. Có một câu của Lỗ Tấn đã nói lên tất cả: “Đời người khổ nhất là tỉnh cơn mơ để rồi thấy tương lai không còn đường quay bước.” Làm thế nào ông ấy lại viết ra một điều đau lòng đến thế?... không có đường thì tôi sẽ tạo ra đường.
Tôi tự hỏi không biết mình có thể viết văn để sống?
Khi tôi gọi cho Trương Đông Húc để hỏi về chuyện viết lách, anh ta bảo tôi rằng mới chỉ viết lách lằng nhằng từ trong năm nay, đầu tiên là những hình vẽ punk mà giờ đây anh thấy rằng khá ngốc nghếch. “Hoan hô Punk: anh thậm chí còn phun dòng đó lên cái tủ cốc trong lớp!”
“Thật ư?” Tôi biết ở trường tôi mà làm thế thì sẽ bị đuổi ngay. Dù mỉm cười nhưng tay tôi tê cóng, và tôi tự hỏi tại sao lại gọi cho anh ta vào một ngày lạnh giá như thế? Chẳng có sự gần gũi hay hiểu nhau nào ta có thể có được qua điện thọai – cố mà hình dung ra cuộc sống của ai đó sau một tấm màn luôn là thứ làm bạn thấy bất lực và cô đơn. Trời lạnh khổ sở, gió dữ dội thổi tới từ chân trời, khiến những cành cây giòn kêu răng rắc. Đột nhiên tôi thấy rối bời tâm trí, khi tự hỏi không biết ở ngoài kia có gì có thể an ủi được mình?
Đêm dần xuống, đêm mang đến sợ hãi và bóng tối, nhưng đôi khi cũng mang đến cả những dấu vết bình yên.
Tôi cẩn thận bôi một chút dưỡng môi trong bóng tối, rồi từ hình dung mình đánh giá mình qua con mắt một người đàn ông, một trò mà tôi thấy say mê dù biết như thế mình là kẻ yêu mình quá đáng. Từ hồi còn nhỏ tôi đã thích trang điểm bằng son phấn của mẹ và ngắm nhìn mình trong gương. Tôi thích bôi những thứ kỳ diệu đó lên khuôn mặt, ngắm nó từ từ biến đổi thành một cái gì độc đáo. Tôi thích những sắc thái sáng sủa đó, say mê những đồ của nước Mỹ thập kỷ bảy mươi, một cầu vồng huyền ảo, những vệt sáng mượt mà, lấp lánh màu, xa xăm, kỳ dị: kẻ mắt xanh lục, chải mi, phấn hồng với vàng, dầu bóng móng lấp lánh. Tôi yêu và ngưỡng mộ chúng.
***
Trong ngày tôi còn gọi điện cho một người tên là T đang cộng tác với tạp chí Gen X, người này trước đây là nhạc sĩ và nay viết phê bình âm nhạc. Chẳng vì cái gì, chỉ là thấy muốn nói chuyện với anh ta.
Không ngờ anh ta có giọng nói rất dễ nghe, trong trẻo và nhẹ nhàng. Chúng tôi nói chuyện về nhạc một hồi, anh hỏi tôi thích ban nhạc nào, tôi làm gì, những thứ đại loại như vậy. Anh khen bài viết của tôi, rằng anh đã đọc truyện ngắn “X X X” của tôi trong số ra mắt tạp chí. “Tôi thích truyện đó, không tồi, không tồi chút nào.”
“Ồ, đó là của một cô khác, bài của tôi nằm bên phải truyện đó,” tôi lịch sự cải chính.
“Thế ư? Tôi thực xin lỗi…”
“Không sao.”
Chúng tôi lại nói chuyện năm phút nữa, rồi anh bảo, “Sao em không cho tôi số điện thọai nhỉ, lát sau tôi sẽ gọi điện, được không?”
T gọi lại khoảng tám giờ tối hôm đó.
Chúng tôi lại nói chuyện một lúc, và anh ta nói ra trò. Tôi cứ nhìn đồng hồ khi nó chỉ từ tám tới mười giờ. Mỗi lần anh ngừng nói, tôi lại liếc đồng hồ và thấy rằng ít nhất 15 phút nữa lại trôi qua. Tôi cảm thấy anh ta có ấn tượng về tôi.
“Rồi em có nhớ đến tôi không? Ngày mai ấy?” anh ta hơi lắp bắp, bóng gió về sự chờ đợi đơn côi.
“Em nghĩ là có,” tôi đáp. “Chúng mình hãy giữ liên lạc.”
Tôi trông thấy Lộ Dịch bên ngoài tòa soạn, cô ta đeo kính râm, có vẻ phấn khởi. Có gì lạ đâu: Cha mẹ thông cảm, bạn trai giàu có, là kẻ nhẹ nhàng dễ dãi, mọi thứ đều xuôn sẻ theo ý cô, một kẻ thuộc cung Thiên Bình điển hình.
Tôi không hiểu vì sao, nhưng đột nhiên cảm thấy trào dâng mong muốn được đi học lại lớp mười một. Có thể tôi đang chạy trốn một điều gì đó. Tôi bảo với mẹ rằng mình muốn đi học lại. Tôi gọi cho tất cả những người quen để bảo rằng mình sẽ đi học lại, và tất cả họ đều kêu, “Tuyệt lắm!” Họ còn bảo lẽ ra tôi phải làm thế lâu rồi, và tôi cần học những thứ mới, hay ít nhất là lấy được cái bằng để làm cơ sở nếu tôi còn muốn tiếp tục sự học.
Chỉ có một người phản đối, đó là G. Cậu bảo, “Vì sao cậu lại phải học ở cái chỗ đó? Hãy suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định.” Cậu biết tôi ghét ngôi trường đó, và tôi phải suy nghĩ mọi chuyện cho thấu đáo.
Tôi lại còn gọi cho các bạn cùng lớp cũ và bảo họ rằng tôi đang định trở lại trường. Đầu tiên là Tạ Tư Nghê, nhưng cô ta đi vắng, đi vui vẻ ở đâu đó. Trần Húc thì có nhà, và cô ta khoe mình xếp thứ nhất ở kỳ thi đầu vào của khóa đào tạo văn phòng. Tạ Tư Nghê, Thôi Hiểu Dịch cũng đã đỗ. Đỗ Viện thi vào khoa thương mại. “Điểm cô ta như thế thì làm sao mà vào được lớp văn phòng?” Trần Húc nói với vẻ khinh thị.
Tôi chờ 20 phút rồi quay lại số của Tạ Tư Nghê, cô ta nhận ra ngay giọng tôi. “Gia Phù à…”
“Mình đấy,” tôi bảo. “Mình sẽ đi học lại.”
“Tớ biết là sẽ thế mà.”
“Tại sao vậy?” Tôi hỏi.
“Chẳng sao cả. Cậu trở lại, tuyệt lắm. Vào khoa nào?”
“Mình chưa biết, chỉ biết là phải học lại năm lớp mười một.”
“Ê, một khi đã trở về trường rồi, thì điều đó có nghĩa gì đâu? Thế này thì chúng mình sẽ được gặp nhau luôn.”
Đêm đó tôi mơ một giấc mộng, mơ toàn về những gì đã xảy ra trong quá khứ. Tôi cứ loay hoay chuyển từ trường nọ sang trường kia, nhưng chẳng thể nhớ được điều gì về chúng, ngoại trừ một người, Tạ Tư Nghê. Cô ta là tất cả những gì tôi nhớ được. Tôi thực sự mất trí. Tôi không thể nhớ gì, không thể nghĩ ngợi được gì, ngoại trừ một nhân vật cứ choán hết tâm trí, Tạ Tư Nghê, Tạ Tư Nghê.
Một tuần trước ngày trở lại trường, tôi tự nhủ với mình đã đến lúc phải bình tĩnh lại. Tôi lôi ra đống quần áo tập thể dục, đồng phục, nơ, khăn trải bàn, những thứ cần có ở trường. Tôi hình dung lại phải dậy từ lúc 6 giờ 30 hàng sáng.
Sáu tháng qua cứ như một giấc mơ. Phiêu diêu. Tôi hy vọng đã không hoài phí thời gian, rằng tôi đã hoàn thành được vài thứ mà tôi mong muốn.
Tôi nghĩ tới những gì mình đã làm trong thời gian đó, những gì tôi được và những gì tôi mất. Có vẻ tôi đã mất nhiều mà chẳng được bao nhiêu. Tôi nhuộm tóc, viết vài ba bài luận, chưa biểu diễn buổi nào, chưa viết tiểu thuyết, bị chửi rủa, trở nên mạnh mẽ, khó ngủ, lăn qua lăn lại trong đêm, hết giận dữ tới sợ hãi rồi thù hận. Tôi đã nghiện McDonald, đã khám phá ra vài nhãn quần áo rất hợp với mình, và biết rằng trong bộ trang điểm của mình vẫn còn thiếu bút chải mi và đồ dưỡng tóc.
Ngay trước khi tôi trở lại trường, trời đổ mưa phùn vài ngày không dứt. Tôi phải đi làm vài cuộc phỏng vấn, lúc nào cũng ở những chỗ lạ. Tôi bẩm sinh là kẻ chẳng có tí giác quan nào về phương hướng. Ngày cuối cùng, tôi ngồi bên cửa sổ tầng hai, ngắm nhìn đám cây cối, những con tàu điện đang bò lại bò qua, ánh đèn của chúng và những bóng người mờ ảo. Một bó lưu ly đỏ tía và một bông hồng ủ rũ trang trí cho cái bàn. Vì lý do nào đó mà tôi chẳng bao giờ gặp may với đám hoa đã cắt cuống. Tôi mua chúng hôm nay và ngày mai thì nhìn chúng héo.
***
Buổi sáng đầu tiên trở lại trường, tôi mặc bộ đồng phục lùng thùng – áo trắng với cái quần bắt buộc – tóc tôi trở lại màu đen, đương nhiên là nhuộm, chân mang giày vải xanh. Tôi thấy mình có đi đâu, làm gì cũng được, chừng nào vẫn còn đi giày vải Converse, tôi vẫn còn dễ chịu. Một lần nữa lại phóng xe đạp xuống đường Vành Đai Ba, trong lòng ngập tràn cảm xúc; sáu tháng qua tôi ít đi con đường này, cố tình tránh nó và tác động tình cảm của nó đối với tôi. Đường đang sửa chữa, bụi bay mù.
Trường, đó vẫn là nơi thật xa lạ, dù tôi thường nhớ đến nó trong mơ. Mọi thứ có còn như cũ? Giống như lần đầu tiên, tôi dắt xe đạp qua cánh cổng. Chủ nhiệm Vương chỉ vào tôi và bảo, “Em kia, đưa xe sang bên kia. Em là học sinh mới?” Khi nhận ra đó là Đại Lão Vương, tôi gần như nín thở, không dám trả lời. Hy vọng ông nghĩ tôi là người mới, tôi liền ngoan ngoãn làm theo. Tôi không được coi là một học sinh kỷ luật, và các giáo viên có lẽ đã thấy tên tôi.
Tôi gặp vài đưa bạn cùng lớp cũ, Trương Nham, Vu Đông, và họ nhìn tôi bằng cái nhìn hài hước. “Gia Phù, cậu trở lại trường ư?”
Tôi gật đầu và mỉm cười gượng gạo. “Phải, học lại lớp mười một.”
Họ chẳng có vẻ gì là ngạc nhiên quá, như thể đã biết. “Thế, lúc nào lên lớp bọn tớ nhé! Ở tầng ba của nhà mới ấy.”
Mẹ và tôi, kẻ trước người sau, cùng bước lên lầu. Tôi nhìn quanh, tất cả đều quen thuộc. Đám con gái mặc đồng phục, đeo nơ đang quét tước trong sảnh; tôi đã từng là một trong số đó, như thể tôi đến đây để lao động chứ không phải để học. Chúng tôi bước vào Phòng Giáo dục Chính trị và nhập vào đám phụ huynh cùng học sinh đang chờ đợi. Bà chủ nhiệm Lý đang đứng giữa cả đám, quá bận bịu để mà nhận ra chúng tôi sau một thời gian dài. “Gia Phù,” cuối cùng bà ta gọi, kéo dài giọng. Mẹ và tôi tiến tới trước người đàn bà lùn đang làm cái mặt dài ra và nói tướng lên, “Tôi hôm nay rất bận, không có thời gian cho hai người được. Hãy đến gặp tôi vào mùng hai tháng Chín, ngày bắt đầu năm học.” Tôi bước ra khỏi văn phòng và thở ra nhẹ nhõm. Ít nhất ngày hôm đó tôi không phải ở lại trường.
“A, kìa, phải Gia Phù không? Gia Phù!” Đó là hai cô bạn cùng lớp cũ, A và B. Trông bọn họ thực sự vui mừng khi gặp lại tôi. “Này, Gia Phù, cậu trở lại ư? Cậu ở lớp nào? Lớp mười hai à?”
“Không,” tôi đáp, “lớp mười một. Nhưng mình chẳng biết thuộc khoa nào. Mình thấy thương cho cái khoa nào vớ được mình đấy.”
Mẹ và tôi trở lại Trường Trung học Tây X vào bảy giờ sáng ngày mùng hai tháng Chín. Chủ nhiệm Lý bảo tôi được phân về lớp mười một số 7. “Đó là lớp tốt nhất ở đây, và tôi để em vào đó với sự chiếu cố đặc biệt. Đó là lớp Đào tạo Nghiệp vụ Thư ký Giao tế đối ngoại. Em phải học cho tốt học kỳ này,” bà nói nghiêm nghị. “Và không được đến muộn hay vắng mặt.” Trong lúc cô nói, các giáo viên vào phòng để viết báo cáo. Giáo viên Chính trị, tên là Tỉnh, bảo với Chủ nhiệm Lý rằng buổi lễ khai giảng sắp bắt đầu. Ông này chẳng thay đổi gì cả, và bỏ đi mà không nhìn tôi. Tôi nhận ra một chồng Sách Hướng dẫn Giáo viên Chủ nhiệm trong góc phòng, đang chờ để được phát. Có một dòng trên bìa sách như sau: “Chủ nhiệm nhỏ - Trách nhiệm lớn.” Tôi gượng gạo mỉm cười.
“Em sẽ không được vi phạm những nội quy của nhà trường… Em kẻ lông mày à?”
“Em…”
“Khi về thì phải lau đi, lần sau còn thế nữa sẽ bị trừ điểm. Bây giờ thì viết bản cam đoan, điền vào cái mẫu cam kết để được nhận học. Em chờ ở đây đến khi tôi trở lại.”
Tôi đứng đó, lặng lẽ ngắm cái mẫu cam kết. trong đó nói rằng nhà trường có quyền đuổi bất cứ học sinh nào vi phạm nội quy. Tôi đọc cẩn thận, rồi ký tên – Gia Phù. Trong nửa năm qua tôi dường như quên hẳn cái tên thật của mình. Tên thật của mình, bởi “Gia Phù” quá gắn với nhà trường, là nơi tôi muốn lánh xa càng nhiều càng tốt, để khỏi phải nghĩ về những thứ khó chịu ở đó. Mẹ tôi đứng bên cửa sổ, nhìn lá cờ được kéo lên biểu thị năm học mới bắt đầu, lắng nghe bài “diễn văn dưới cờ.” Tôi tự hỏi mẹ đang nghĩ gì? Có lẽ bà đang nghĩ bọn trẻ nhà khác tới trường trông mới tích cực và tràn trề sinh lực biết bao, trong khi con bà lại là đứa như tôi. Tôi không biết mẹ đã đương đầu với sáu tháng vừa qua ra sao, hay đã cùng bố tôi đau khổ thế nào?
Nghĩ ngợi như thế, tôi viết hết bản cam đoan:
Kính thưa cô Chủ nhiệm Lý và Ban Lãnh đạo nhà trường:
Em xin hứa sẽ tuân theo mọi qui định và phép tắc của nhà trường, sẽ học tập chăm chỉ, giữ gìn kỷ luật, đến lớp đúng giờ và không về sớm, quyết tâm thi đỗ tốt nghiệp. Nếu vi phạm một trong những điều trên, em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường.
Cô Chủ nhiệm Lý trở lại cùng một phụ nữ trẻ mà cô giới thiệu là giáo viên ngữ văn của lớp mười một số 7, tên là Miêu Thanh, chủ nhiệm mới của tôi. Cô này tóc ngắn như con trai, người vừa bé vừa lùn, mỏng manh như không chịu nổi gió; trông cô như cô giáo vườn trẻ, là điều mà sau này tôi thấy rất chính xác. Miêu Thanh chằm chằm nhìn tôi bằng đôi mắt to của cô. “Em là Gia Phù, phải không? Tôi đến để đón em vào lớp mười một số 7. Sao chúng ta không cùng về văn phòng tôi nói chuyện?” Mẹ và tôi theo cô giáo ra khỏi phòng phó hiệu trưởng, tới phòng giáo viên hướng nghiệp, nơi chúng tôi lại được vài giáo viên nữ khác dò xét nhìn ngó.
“Xin mời ngồi. Đây, em ăn kẹo này đi.” Miêu Thanh kéo hai cái ghế cho mẹ và tôi rồi chìa ra một gói kẹo hỗn hợp. Cô nói đó là một cô giáo mới lấy chồng. Tôi biết ngay là cô muốn gây thiện cảm với tôi, nhưng tôi hơi kháng cự. “Gia Phù, cô nghe là em được vào lớp mười một từ học kỳ một. Vậy tại sao lại bỏ?” Thế có nghĩa Chủ nhiệm Lý chưa bảo cho cô biết vì sao tôi bỏ học giữa năm.
Trước khi tôi kịp đáp, mẹ tôi đã nhảy lên: “Ồ, đó là vì sức khỏe… Sức khỏe của cháu…”
“Thế còn bây giờ?”
“Giờ em đỡ rồi,” tôi nói.
“Ồ.” Cô cũng chẳng xoáy thêm vào chuyện đó.
“Bác mua sách cho cháu cho học kỳ này chứ?” Miêu Thanh hỏi, ngước nhìn mẹ tôi.
“Em có thể dùng sách từ năm ngoái được không?” Tôi nói.
“Có một vài thay đổi, vậy nên tốt nhất là bác nên mua một bộ sách mới,” Miêu Thanh gợi ý, cái nhìn tỏ vẻ quan tâm.
“Vâng, có lẽ vậy, nếu có những thay đổi...” Mẹ tôi không còn biết đằng nào mà lần, và nhà trường chỉ còn nước mừng rỡ khi kiếm được ít tiền của một trong số học trò của mình.
Ngữ văn là tiết đầu của tôi, được cô chủ nhiệm dạy.
Chúng tôi cùng lên tầng ba. Lớp cũ của tôi. Các học sinh ngừng làm mọi thứ và căn phòng trở nên yên ắng khi tất cả nhìn chúng tôi chằm chằm.
“Tôi xun giới thiệu với các em một bạn học sinh mới, Lâm Gia Phù. Gia Phù từng học nửa năm ở lớp mười một số 6. Chúng ta cùng chào mừng bạn ấy.”
Cả lớp vỗ tay mừng.
Tôi bước tới cuối phòng và ngồi vào một cái bàn trống. Cô Miêu viết chương trình của cả học kỳ lên bảng. Đó sẽ là một học kỳ chán ngắt. Chúng tôi sẽ phải học ngữ văn, toán, tiếng Anh, chính trị, tài chính và kế toán (môn mới), rồi thì học trên hội trường, họp lớp, kỹ năng thư ký, cắm hoa (môn mới), tin học, tiếng Hán, thể dục, thư pháp, và những tiết kỹ thuật hàng ngày. Không lịch sử, không âm nhạc, không vật lý, không hóa học.
Khi hết giờ, mọi người đều vây lấy, hỏi tôi vì sao tôi không ở lớp trên. Tôi bảo họ đó là bởi vì lúc đầu tôi định đi học nước ngoài, nhưng lại gặp rắc rối khi xin visa, mất bao thì giờ khiến tôi phải học lại năm lớp mười một. Tôi cũng bảo họ tôi thấy vinh hạnh biết bao khi được phân về một tập thể ưu tú và sẽ không làm gì để ảnh hưởng tới danh tiếng của lớp, linh tinh linh tinh. Tôi có thể thấy họ đều tin những gì tôi nói, thậm chí còn có vẻ ghen tỵ - lẽ ra tôi đã ở một phương trời ngoại quốc nào đó nếu người ta không từ chối cấp visa cho tôi. Có lẽ họ cũng sung sướng khi thấy tôi gọi lớp họ là một tập thể ưu tú.
Nói ra sự thật không bao giờ là ý định của tôi.
Số con trai trong lớp ít một cách trầm trọng so với năm trước của tôi, chỉ có hai. Một tên là Hà Vũ, lớp trưởng; người kia là Triệu Nhất Nam, có chân trong đội thể dục. Phải mất vài ngày tôi mới quen với họ. Ngồi bên trái tôi là một cô gái hơi béo, tính tình trầm lặng, cô đeo kính và có làn da nhợt nhạt bất thường. Bằng một cái giọng như tiếng muỗi vo, cô ta bảo tôi tên mình là Vương Tuệ.
Có ba cô gái trong lớp muốn kết bạn với tôi ngay lập tức. Là Kỷ Tuyết Doanh hoạt bát, Vương Tử Kỳ, người trông như con búp bê và chẳng bao giờ có chính kiến về bất cứ chuyện gì, và Tống Lôi nhạt nhẽo. Họ cũng dễ thương, nhưng tôi không khỏi nghĩ rằng học sinh lớp này chẳng bằng các bạn lớp cũ của tôi, cả về hình thức lẫn cái đầu. Những người này chỉ thích những cửa hàng như Kim Tinh hay Thiên Thành, và không bao giờ chán miệng với những câu như, “Gia Phù, đoán xem cái ba lô kia giá bao nhiêu?”
Tôi liếc nhìn nó, “Năm mươi chăng?”
Lắc lắc cái túi một cách đắc thắng, họ kêu, “Sai. Hai mươi.” Rồi vài ngày sau, tôi lại nghe thấy, “Gia Phù, đoán xem cái hộp bút này giá bao nhiêu?”
Tôi nhìn qua. “Hai mươi.”
“Sai, năm tệ!”
Nếu khi đó tôi hỏi, “Cậu mua ở đâu vậy?” – mọi người thảy đều kinh hãi. Ở Kim Tinh, Thiên Thành hay Vạn Thông chứ còn đâu nữa! Một vài kẻ gàn dở hơn còn nghe H.O.T., nhưng chẳng ai có đọc báo hay tạp chí. Nhớ lại lớp cũ của tôi, nơi tất cả mọi người đều đọc Nhạc Hiện đại và Thụy Lệ… mà thấy buồn muốn khóc. Đó là chưa kể tới Thôi Hiểu Địch, người còn mua cả tờ Cuối tuần Miền Nam và Thanh niên Bắc Kinh Nhật báo. Làm thế nào mà tôi lại rơi vào một nơi ngớ ngẩn chết tiệt như thế chứ?
Đến buổi trưa, tôi lấy hộp cơm ra và đi xếp hàng ở nhà ăn cùng với mọi người. Đỗ Viện, vẫn mặc đồng phục, đứng ở ngưỡng cửa để theo dõi kỷ luật. Giờ đây, cô ta học lớp trên, và tôi nghe các cậu lớp mười một nói về cô ta, rằng cô là “hoa khôi trong trường.” Tất cả đám con gái tuổi tôi thường kêu cô ta là kẻ dễ dãi. Khi tôi đi ngang, cô nhìn tôi và thân mật gọi, “Ồ, cậu đấy à, Gia Phù.”
“Chào,” tôi đáp. Trông cô lúc nào dễ chịu, cặp giò còn thon thả hơn trước. Lông mày cô kẻ mảnh, mái tóc che kín nửa khuôn mặt.
Tôi ngồi ăn trưa cùng Kỷ Tuyết Doanh, Vương Tử Kỳ và Tống Lôi. Những học sinh khác cũng ngồi thành nhóm quanh nhà ăn, ngoại trừ Vương Tuệ, đang cúi đầu ngồi ăn một mình. Tôi hỏi Kỷ Tuyết Doanh tại sao vậy, cô ta thì thầm rằng chẳng ai thích ăn cùng Vương Tuệ, rằng cô này hơi lập dị. Cô ta chẳng mấy khi mở miệng ra, Kỷ Tuyết Doanh rúc rích cười bảo.
Sau bữa trưa, tôi xuống tầng xem bảng thông báo, xem danh sách các học sinh “ba tốt”, ảnh các lớp tiên tiến và triển lãm kỹ năng hướng nghiệp. Có bức hình chụp Đỗ Viện với Chủ nhiệm Vương, Chủ nhiệm Lý. Cô ta mặc cái áo choàng trắng muốt, miệng tươi như hoa nở, thật trẻ trung. Phía dưới bức ảnh có viết: “Đỗ Viện, chủ nhiệm câu lạc bộ văn học và nghệ thuật học sinh, người luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, luôn phấn đấu vì lợi ích của trường,” và cứ thế. Cô ta đã thành ra cái thứ rác rưởi đó từ khi nào vậy?
Hai tiết tin học đã được lên lịch cho buổi chiều, đó là môn tôi ghét nhất vì tôi gõ ký tự trên máy tính rất chậm và bởi vì tất cả phải làm trên một mảnh máy móc vô hồn. Thầy giáo mới của tôi không tồi, khả dĩ hơn cô Vương nhiều. Cô này đang nghỉ đẻ, nếu không thì sẽ rắc rối to khi phải thấy cô. Tôi quyết định sẽ học tập chăm chỉ.
36. TRÊN BẦU TRỜI VÀNG
Sau buổi học hôm đó, tôi trông thấy một cậu trai trẻ nhuộm tóc đi xuống phố, bộ ván trượt khoác sau lưng. Tôi phân vân không biết có quen cậu ta không, thế là tôi đi chậm lại, khi tôi quay sang nhìn thì cậu ta cũng nhìn thẳng vào tôi. Đó là một cậu Nhật Bản, nước da trắng với những vệt sẫm quanh mắt. Bỗng chốc, tôi thấy muốn nói hay làm một điều gì đó, dù không biết là gì, thế là tôi phóng đi.
Pha lê, tay trống của chúng tôi, đã bỏ đi. Biến mất, tan biến vào một chốn xa xôi. Giữa hiện thực và lý tưởng, anh đã chọn hiện thực. Đó là tính cách anh, và có lẽ anh đúng, nhưng đó không phải là lựa chọn của một con người mơ mộng. Chuyện đó chẳng có gì sai, chỉ là anh không giống chúng tôi.
Những ngày đầu tiên trở lại trường chậm chạp trôi qua. Các thầy cô của tôi thì phiền phức, ngột ngạt và mô phạm, chẳng ai trong số họ gây cho tôi chút hứng thú. Miêu Thanh dạy ngữ văn – đúng hơn là cô giết ngữ văn. Trong tất cả các tiết văn mà tôi đã học, từ khi còn là một đứa trẻ và có hàng ngàn tiết như thế, tôi chưa bao giờ phải học thứ gì buồn chán hơn! Mỗi tiết bắt đầu bằng việc đọc từ mới, sách giở ra trước mặt theo yêu cầu. Trong quá khứ, các giáo viên văn thường để tôi làm những việc khác trong giờ của họ, như đọc truyện, viết báo, cùng những thứ tương tự, khi họ thấy tôi biết hết bài giảng và thường đứng đầu trong thi cử. Tôi đã nghĩ cô Miêu Thanh cũng thấy tôi có khả năng trong môn văn mà chừa tôi ra. Nhưng tôi ngạc nhiên quá khi lần đầu lôi ra một quyển tạp chí trong lớp, để dưới gầm bàn và bắt đầu đọc thì cô liền nhìn tôi không dứt và bảo rằng chúng ta phải cùng làm những gì cả lớp đang làm và không được vi phạm nội quy…, điều làm tôi phát tởm. Từ giây phút đó, tôi chả còn hy vọng gì về cô.
Tôi đã không đến trường nhiều ngày khi nhận ra có chuyện gì đó buồn cười giữa Miêu Thanh và lớp trưởng Hà Vũ. Không phải việc cậu này là cánh tay phải hay trái của cô, nhưng họ như có quan hệ riêng tư. Bên cạnh đó, “tập thể ưu tú” này còn có những phép tắc, lề luật khiến đầu bạn muốn vỡ tung: Lớp mười một số 7 không bao giờ mất điểm hàng tuần về nền nếp, lúc nào cũng đứng thứ nhất, là niềm cảm hứng cho tất cả. Học sinh của lớp thà ngồi bàn học cả ngày còn hơn mất đi một điểm. Hà Vũ là kẻ được ngợi khen nhất vì thái độ mẫu mực này. Cậu ta và Miêu Thanh là hai người duy nhất có quyền lãnh đạo và phát ngôn cho lớp. Bảo rằng một ngày ở lớp này dài bằng một năm e rằng nói quá, nhưng nói một tháng bằng một năm thì chẳng quá tí nào. Tôi bắt đầu nhớ năm học đầu tiên của tôi ở trường trung học; nếu được trở lại thì tôi sẽ kiên nhẫn hơn… nhưng không. Thế thì đã không phải là tôi nữa.
***
Trở lại trường, tôi lại phải lần nữa trải qua khóa học quân sự dài cả tháng, cứ mỗi học kỳ một lần của Trung học Tây X.
“Kể từ hôm nay, phải đến trường lúc 7 giờ 30, ai trực nhật thì trước 7 giờ mười. Chúng ta tập trung dưới nhà.”
Tôi thấy xây xẩm cả người.
Nhưng tôi vẫn tuân thủ, sáng dậy đúng 7 giờ 15, rồi đi xuống tầng cùng với lớp để tập đội ngũ. Tôi không bỏ buổi nào, đây là khóa quân sự đầu tiên của tôi. Chủ nhiệm Lý ắt phải hài lòng khi thấy tôi với quyển sách mở ra mỗi lần đi kiểm tra bài mỗi sáng. Khối mười một do cô quản học kỳ này, và có lẽ tôi là vấn đề lớn nhất của cô trong số tất cả học sinh, dù tôi rất cố không gây phiền cho cô.
Nhưng tôi ngạc nhiên thấy Miêu Thanh chẳng hề hài lòng. Cô có lẽ không biết tới những rắc rối trước đây của tôi. Có thể hoặc bởi cô cứng nhắc không thể tưởng được. Cô không thích rằng tôi cứ phút cuối cùng mới đến trường, dù thế chẳng có gì sai, và lớp số 7 cũng chẳng vì thế mà mất điểm. Cô có thói quen – nói chuyện này nhưng lại cay cú chuyện khác. Tất cả mọi người trong lớp hiểu tôi là mục tiêu, nhưng cô chẳng báo giờ gọi đích danh cái con bé hư hỏng ấy, học sinh mới của lớp.
Chúng tôi không được phép mang ở bên ngoài vào trong lớp. Và chúng tôi không được gục đầu lên bàn trong giờ tự học. Không được viết thư. Không đọc tạp chí. Hà Vũ đảo mắt khắp lớp hết lượt này rồi đến lượt khác. Nhục nhã quá chừng. Mấy hôm sau, Miêu Thanh gọi tôi ra, bảo không nên đi giày vải màu đỏ, hồng hay vàng, và rằng nhà trường quy định chỉ đi giày đen, trắng, xanh cùng các màu giản dị khác. Trước đây không ai nói gì về giày vải của tôi, và tôi chợt nhớ tới hình ảnh đám học sinh trong đôi giày Triều Tiên đỏ thật nổi mà họ vẫn đi hàng ngày. Nhưng đã rơi vào một cái trường như thế, tôi còn có gì để nói?
***
Một hôm Vương Tuệ viết cho tôi:
Chúng mình nói chuyện tí đi.
Cậu kể rằng cậu đã phỏng vấn vài người đua xe, điều đó khiến mình nhớ tới một người bạn cùng lớp học trung học, một người ghiền xe đạp đến mê mẩn. Cậu bảo họ chẳng đẹp trai, nhưng mình nghĩ bạn mình trông không tồi. Cậu ấy bảo mọi người tập xe bằng những chiếc xe tốt, nhưng cậu ấy thì cưỡi một cái vừa cũ vừa xộc xệch đến long cả xương ra. Điều đó chẳng dễ tự dàng gì. Trong một buổi hội lớp, cậu ấy đã biểu diễn kỹ năng cho chúng mình xem. Cậu thì đã được xem nhiều tay đua nhào lộn. Mình cuộc là trông họ rất ngoạn mục.
Mình còn nghĩ cậu được sống một cuộc sống phong phú hơn mình. Cậu có ban nhạc riêng… Nhưng cậu lúc nào cũng kêu chán, và rằng sống trong thế giới này buồn chán kinh khủng. Đó là một cách nhìn đời ảm đạm. Về cái trường này thì mình biết… cậu có quan điểm riêng, và mình cũng khá đồng tình. Nhưng ngoài kia còn có bao điều vui và thú vị, cậu có thấy không? Như ban nhạc của cậu ấy. Rời trường, cậu lại là người tự do. Đồng ý rằng đây là một nơi vô vị, nhưng ai có thể làm gì được?
Tôi viết lại cho cô, và chúng tôi bắt đầu trao đổi thư từ gần như hàng ngày. Một hôm, Vương Tuệ giơ ra một quyển sổ mới tinh và đề nghị tôi viết vào đó. Chúng tôi bắt đầu ăn trưa cùng nhau, và cô không còn lẻ loi nữa.
Mình thấy rằng ai cũng có vấn đề. Mình cố học vì mình muốn thi đại học. Trong cái xã hội này, không có bằng cấp thì chẳng đâu người ta nhận. Thật ra mẹ mình không muốn mình đi thi. Cha mẹ mình ly dị nhau cho nên lương mẹ phải nuôi cả hai, còn học phí thì cao quá. Nhưng rồi mẹ cũng bảo cứ đi thi thử. Mẹ là người tốt, mình thì thấy có lỗi bởi tất cả gánh nặng của mình đổ lên vai mẹ.
Vương Tuệ bảo rằng cô và mẹ sống được, vui vẻ hơn trước đây, dù giờ đây cô béo lên và không gầy đi được. Cô nói cô là một cô gái nhạy cảm, việc gì cũng để trong lòng. Cô không phải là người thích im lặng suốt, nhưng bởi vì xã hội cứ lợi dụng những người không nói cái điều mà họ cần nói.
Nói chuyện với Vương Tuệ (chúng tôi chỉ trao đổi vài câu mỗi ngày, nhưng thường xuyên viết trên giấy cho nhau), tôi biết được rằng chúng tôi cùng tuổi, và hồi còn nhỏ cô đã nghỉ học vì bệnh nặng, rằng cô thích thư pháp, và là người hướng nội. Tôi hỏi cô nghĩ gì về lớp ta và nhà trường nói chung.
Mình từng cố thi vào trường trung học thường, nhưng không đỗ, thế là phải vào đây. Mình đã muốn bỏ, nhưng nhà mình đã mất quá nhiều tiền cho mình ở đây. Mình ghét cái trường này. Và mình không nghĩ đám bạn lớp này tử tế bằng các bạn thời cấp hai của mình. Một vài còn ích kỷ. Có vài người tốt, nhưng chẳng nhiều.
Năm ngoái cô Miêu Thanh và Hà Vũ mới làm cùng nhau (khi cậu ta là học sinh năm thứ hai), mình nghĩ họ còn hơn là bạn bè. Đó là những gì mình nghĩ về cái lớp này, nhưng làm gì được?
Tôi mơ tôi giết Từ Quyên, ngay trong phòng học, có người nhìn thấy. G cũng ở đó. Tôi ghét bà ta, và chửi rủa trong khi thọc dao vào cổ bà ta. Cái đầu bà ta gục xuống sàn. Tôi rất khích động. Tôi chạy tới chỗ G và bảo, “Cuối cùng tôi đã giết bà ta, bởi ghét bà ta quá, tôi sẵn sàng hy sinh đời mình để kết liễu đời bà ta!” G hoan hô tôi. Cả lớp cũng làm theo cậu. Tôi cười sung sướng.
Tôi gọi cho G và kể cho cậu nghe về giấc mơ, không sót điều gì. Thoạt đầu cậu chẳng nói gì, cuối cùng thầm thì, “Chúng mình sẽ mãi mãi bên nhau.” Đó là điều cậu muốn, nhưng chỉ nói thế thì chẳng làm tôi thanh thản.
Đó là điều tôi ghét ở cậu, cái thái độ thụ động ấy. “Một ngày nào đó cậu sẽ hiểu những gì mình phải chịu đựng vì chúng ta,” cậu nói. “Có những thứ thay đổi, nhưng con người thì vẫn vậy.”Cậu đã phải trải qua điều gì vậy? Cậu ấy? Có phải là sự nhẫn nhục và lặng im không cần thiết.
Cơn mưa thu đầu tiên đã rơi.
Trong cơn mưa đầu đó, tôi nhớ tới ánh nắng vàng ở quê tôi, phản chiếu trên những hạt lúa vàng, những cánh đồng vàng và đám hoa cải vàng. Trong ký ức của tôi, quê luôn có màu vàng, chan hòa ánh nắng và là nơi chốn hạnh phúc. Từ tuổi ấu thơ, tôi đã mơ tới màu vàng đó, mong được nó sưởi ấm cơ thể…
Tôi không biết làm thế nào tìm lại những đam mê đã mất, bởi những giấc mơ của tôi chưa thành hiện thực, nên tôi vẫn còn là một kẻ non dại.
Thứ Ba là ngày hội thao của chúng tôi. Một ngày buồn chán nữa, như bạn có thể tưởng tượng ra, may mà tôi còn có thể nghe nhạc bằng tai nghe. Để thi thử, chúng tôi phải đến trường lúc 7 giờ 15, các ngôi sao điền kinh thì gần như phát cuồng. Tôi đến trường đúng giờ, vẫn đang nhai cho xong. Sau hội thao, lịch trình lại thay đổi để các tiết bắt đầu vào lúc 7 giờ 30. Tôi không hiểu vì cái quái quỷ gì mà phải đến trường sớm thế, vì bài học sáng thường chỉ bắt đầu lúc 7 giờ 45.
Kỳ nghỉ Quốc khánh của chúng tôi bắt đầu từ mùng một tháng Mười và tuần nghỉ của tôi như sau: ngày một, đi chơi, vui vẻ; ngày hai, tập ban ở Huyện Thông; ngày ba, đi chơi, dạo quanh Tây Đơn, đến tối cùng bạn đi mua loa; ngày bốn, một ngày khốn khổ chết tiệt, chờ người gọi điện hay đến chơi, đến tối đi Phương Chu, gặp Nước Nóng; ngày năm… tôi quên mất đã làm gì; ngày sáu, tập, G chán nản, tôi cũng thế; ngày bảy, tới tòa soạn tạp chí.
Tôi thực lòng ao ước được trở lại thời gian. Tôi sắp mười bảy, tuổi nhiều thêm lên, và mọi đam mê của tôi cứ dần tan biến. Tôi tha thiết nhớ tới những lúc mình mười một, mười hai, khi tôi còn là một đứa bé con. Tôi không biết lúc nào thì mình thực sự là mình.
Vài người đã hỏi tôi mơ đến điều gì nhất, và một lô những thứ điên rồ liền lóe lên trong tâm trí: tiền bạc, việc làm, du lịch, nổi tiếng… nhưng tôi bảo rằng, “Tôi mong được trở lại tuổi thơ.”
***
Tôi có một giấc mơ điên rồ nhất. G và tôi đang đứng ở đường Nan Lễ Sĩ, bỗng một trận gió thổi đổ xe đạp của chúng tôi và một cái ô tô lăn lên người tôi. Chúng tôi chửi bới người lái xe, và bạn biết không? Đó là xe cảnh sát, và chúng tôi lại phải trốn tránh luật pháp. Thế rồi một anh công an trẻ mê tôi, tôi cũng mê anh. Hừm, một giấc mơ lãng mạn. Tôi cũng mơ tôi được trở lại thời gian. Trở lại làng quê tôi, thấy ông bà mình là một đôi còn trẻ và tôi hỏi họ hôm nay là ngày nào. Họ cho tôi biết ngày. Tôi lại hỏi đây là năm nào, họ đáp là năm 1922. Tôi đã quay ngược đồng hồ! Phấn khởi quá, tôi chạy vào trong nhà, nơi anh tôi đang ngồi trên cái giường lò, anh cùng một vài họ hàng nữa. Họ đang ăn tối. Tôi cầm tay anh, và bảo, “Cuối cùng em đã trở lại thời gian, lúc này đây em đang nghĩ đến anh. Em đã vặn ngược đồng hồ lại!” Xúc động, anh tôi bắt đầu khóc, và cả hai chúng tôi đều cố cầm nước mắt. Khi tỉnh dậy vào buổi sáng, tôi chẳng thể nào ra khỏi giường.
Đến mùa đông thì tôi lại muốn bỏ học. Tôi gọi cho Tiểu Thẩm, và anh ta rất phản đối, không cần biết gì hết. Nhưng tôi thật sự muốn nghe ý kiến thẳng thắn của anh. G bảo tôi nên bỏ, vì có thế nào tôi cũng chẳng học được gì ở đó.
Đó là một quyết định thực sự khó khăn, và người Trung Quốc hay tránh phải quyết định, ngay cả khi cuộc đời họ phụ thuộc vào đó, vì làm một quyết định thay đổi số phận mình thì mệt hơn là nhắm mắt và chờ cái chết tới mang đi.
Tôi nghĩ mình có quyền chọn một trong hai thứ: Sống tự do hay Chết.
Điều đáng ngạc nhiên là cậu bạn Nhật của tôi, người có cái tên Trung Quốc là Thôi Thần Thủy, gọi điện báo rằng tôi có thể ở chỗ cậu ấy. Điều đó thổi bùng lên chút hy vọng còn lại trong tôi. Tim tôi xốn xang, một phần bởi cái dự định tuyệt vời không thực tế, một phần bởi lòng tốt và sự quan tâm của cậu. Tôi bảo Vương Tuệ có thể tôi sẽ thôi học và chuyển tới ở với một người bạn, rằng nếu hôm sau không thấy tôi đến lớp thì đó là kế hoạch của tôi đã thành hiện thực. G có vẻ không thích thấy tôi ở xa đến thế, nhưng tôi còn chọn lựa nào? Cậu không thể giữ được.
Tinh mơ ngày thứ Hai, tôi lăn ra khỏi giường, nhặt vài thứ quần áo, đôi giày vải xanh mới, và bước ra, mặc đồng phục nhà trường, vai khoác ba lô, trong đó thậm chí vẫn còn sách vở của ngày hôm đó. Tôi thay quần áo trong toilet của cửa hàng McDonald và xịt tí nước hoa, nhưng trống ngực vẫn đập liên hồi. Tôi nhìn xuống đống quần áo vô dụng trong tay và tự hỏi không biết có nên đưa ai đó giữ hay chỉ đơn giản ném chúng vào thùng rác.
Tôi thấy mình không thể nào suy nghĩ cho sáng suốt, đó là điều làm tôi chán nản.
***
Thôi Thần Thủy đứng bên trái tôi, nghiêng người theo chuyển động của xe buýt, G đứng bên phải, tay ôm ngang hông tôi. Đèn bên trong đã tắt, và ánh đèn ngoài phố cùng những biển hiệu neon chiếu sáng khuôn mặt của tất cả hành khách. Những đường nét trên mặt Thôi Thần Thủy mờ mờ. Cậu ta đang nói về một người bạn chung, kể cho chúng tôi anh ta mới tuyệt làm sao, anh ta yêu bạn gái mình biết bao, rằng khi đi đây đi đó anh ta đã viết vào nhật ký rằng, “Em, ngôi sao sáng nhất trong các vì sao trên trời…” Thôi Thần Thủy diễn tả lại sự lãng mạn vô vọng của anh kia khiến tôi bật cười.
“Còn cậu là cái thứ rác rưởi gì?” Tôi mắng cậu ta.
“Cách đây không lâu, tớ có cô bạn đến ở chung. Trời ơi, thật là kỳ dị,” cậu ta nói bằng âm điệu Nhật. “Cô ta uống thuốc như điên, và lúc nào không có bạn trai thì cô ta có liền gã khác… bạn trai cô yêu cô đến quẫn trí, và nếu biết cô đang làm gì, anh ta sẽ phát điên.”
Thôi dẫn chúng tôi đến khu nhà cậu ta, và nơi ở của cậu một trăm lần tốt hơn là tôi tưởng. Nó đầy đủ mọi thứ, mọi tiện nghi của một ngôi nhà.
Buổi sáng hôm sau, Thôi và G rời nhà lúc 6 giờ, trước khi đi, cậu bảo tôi có thức ăn trong tủ lạnh. Tôi ngủ tới 8 giờ và không ngủ tiếp được nữa, dù vẫn nằm trên giường, cảm thấy chán. Cuối cùng khi dậy, tôi không quên gấp chăn và vuốt phẳng ga trải giường. Những người Nhật vốn ngăn nắp khủng khiếp trong hầu hết mọi thứ. Đêm trước, sau khi tôi và G tắm xong, Thôi liền vào cọ rửa nhà tắm một hồi lâu. Tôi rút kinh nghiệm. Tôi định sẽ giữ cho chỗ của cậu ta sạch sẽ gọn gàng trong thời gian ở đó.
Tôi xem trong bếp – chỉ có mì ăn liền và một ít mứt hoa quả. Tôi nhúng một gói mì Ông Khang vào tô nước và làm một tách cà phê. Ăn xong bữa sáng nhanh, tôi chẳng nhớ nổi phải làm gì tiếp.
Tôi bật ti vi lên, lướt qua các kênh mà chẳng thấy cái gì đáng xem. Chán. Tôi nhìn qua cửa sổ xuống mặt đất, và tất cả màu trắng đó khiến tôi nhẹ đầu. Tôi nghĩ tới chuyện xuống tầng và đi dạo, nhưng rồi thấy chẳng hấp dẫn, thế là tôi nghĩ tới việc gọi Thôi nhưng lại không biết nói gì với cậu ta.
Căn hộ lạnh lẽo, vì lò sưởi chưa được bật lên. Tôi không chịu được lạnh, cái thứ lạnh cứ lặn vào dưới da từng tí một. Nó làm tôi kinh hãi, khiến tôi co rúm lại. Tôi muốn nghe một chút nhạc, nhưng lại không biết bật radio, đầu video hay dàn điện tử của Thôi. Tôi cảm thấy như người bị đi đày, ngập tràn trong cảm giác vô vọng bất hạnh, hay cái gì đó không diễn tả nổi thành lời. Tôi bắt đầu khóc cay đắng.
Tôi muốn về nhà.
G trở về khoảng 7 giờ tối hôm đó. Cậu bắt đầu cằn nhằn từ khi bước vào cửa. Xe buýt quá đông, đi mất hai giờ, và cậu thấy kiệt sức. Nếu không phải vì tôi thì đã không mệt thế này…
Tôi bảo G tôi muốn về nhà. “Đã nghĩ kỹ chưa?” cậu hỏi.
“Rồi, tôi không thể ở trong căn phòng này lâu hơn nữa. Tôi sẽ phát điên. Chẳng có ai để nói, chẳng có gì để nghe.”
“Với bố mẹ cậu thì sao?”
“Tôi không biết. Về đến nhà hẵng hay,” tôi đáp.
Tôi để lại trên bàn ăn cái giấy cảm ơn Thôi Thần Thủy, cầm ba lô lên và bước ra.
Đêm đó tôi mở cửa nhà bằng cái chìa khóa của mình và đi thẳng về phòng. Bố mẹ đang ngủ, không có ai dậy để la mắng tôi, đứa con gái hoang tàng. Tôi tự hỏi vì sao ít ra họ không cố hiểu những phức tạp trong nội tâm tôi. Họ chẳng hề hay tôi đã sợ hãi, đã tuyệt vọng ra sao.
Buổi sáng đến, tôi nằm trong giường, đắm mình trong hơi ấm của chăn đệm. Hôm nay chẳng đến trường đâu, tôi nghĩ. Nhưng tôi biết rằng cứ lang thang khắp thế giới chỉ làm tôi suy nhược thêm, đến độ không còn đường trở lại.
“Mở cửa ra, Minh Minh.” Một tràng gõ cửa dồn dập lôi tôi ra khỏi cơn mơ màng. Mẹ tôi đang gọi tôi bằng cái tên hồi nhỏ.
“Minh Minh, mở cửa, mẹ muốn nói chuyện với con.” Cánh cửa nặng trĩu. Tôi không thể chịu nổi cái nhìn u tối trong mắt mẹ.
“Tí nữa mẹ sẽ đến trường con, thế con định ra sao? Mẹ sẽ nói gì với họ?...”
Mẹ đã nói nhiều hơn nữa, nhưng tôi không nghe, có lẽ là một phản ứng tâm lý. Đôi chút tôi nghe được cũng đủ để giết tôi. Tôi không thể diễn tả được cái cảm giác bối rối, có tội mà tôi cảm thấy với người phụ nữ âu lo đang đứng bên kia cánh cửa. Trước khi có thể nghĩ ngợi đâu ra đó, tôi đã khiến cuộc sống của người khác trở nên khốn khổ.
“Mẹ bảo họ là con không đến. Chúng ta có thể tìm một lớp tư thục mở rộng trong vài ngày tới.”
“Nhưng đó chỉ là ngắn hạn thôi. Con định làm gì sau đó?” Tôi nhận ra nỗi buồn ẩn sâu trong câu hỏi của mẹ.
“Đến lúc đó hẵng hay.”
Bước chân mẹ lùi xa, cánh cửa sập lại, mẹ đã bỏ đi.
Tôi nằm lại và lo lắng nhìn ra bầu trời âm u ngoài cửa sổ như một khuôn mặt mơ hồ, nhợt nhạt: một ngày mùa đông Bắc Kinh điển hình. Tôi nhớ đến chuyện đã không được lãng phí một giây trong buổi sáng đến trường, trời vẫn tối đã ra khỏi giường, và cái dải màu xanh vẫn còn chưa xuất hiện trên bầu trời mãi tới những tiết học sau.
Không biết bao giờ thì mẹ về. Tôi nghĩ tới một người tên là Trương Đông Húc, người đang viết một cuốn sách sắp xuất bản. Anh ta và tôi trạc tuổi, cùng học trung học, và anh ta đã viết xong cuốn tiểu thuyết. Mọi người sẽ mua và đọc nó, trong số đó sẽ có ít nhất một người thực sự thích nó.
Còn tôi thì bỏ học và bỏ nhà đi, chỉ để thấy rằng, lúc nào cũng vậy, tôi chỉ là một kẻ tay trắng, cùng đường. Có một câu của Lỗ Tấn đã nói lên tất cả: “Đời người khổ nhất là tỉnh cơn mơ để rồi thấy tương lai không còn đường quay bước.” Làm thế nào ông ấy lại viết ra một điều đau lòng đến thế?... không có đường thì tôi sẽ tạo ra đường.
Tôi tự hỏi không biết mình có thể viết văn để sống?
Khi tôi gọi cho Trương Đông Húc để hỏi về chuyện viết lách, anh ta bảo tôi rằng mới chỉ viết lách lằng nhằng từ trong năm nay, đầu tiên là những hình vẽ punk mà giờ đây anh thấy rằng khá ngốc nghếch. “Hoan hô Punk: anh thậm chí còn phun dòng đó lên cái tủ cốc trong lớp!”
“Thật ư?” Tôi biết ở trường tôi mà làm thế thì sẽ bị đuổi ngay. Dù mỉm cười nhưng tay tôi tê cóng, và tôi tự hỏi tại sao lại gọi cho anh ta vào một ngày lạnh giá như thế? Chẳng có sự gần gũi hay hiểu nhau nào ta có thể có được qua điện thọai – cố mà hình dung ra cuộc sống của ai đó sau một tấm màn luôn là thứ làm bạn thấy bất lực và cô đơn. Trời lạnh khổ sở, gió dữ dội thổi tới từ chân trời, khiến những cành cây giòn kêu răng rắc. Đột nhiên tôi thấy rối bời tâm trí, khi tự hỏi không biết ở ngoài kia có gì có thể an ủi được mình?
Đêm dần xuống, đêm mang đến sợ hãi và bóng tối, nhưng đôi khi cũng mang đến cả những dấu vết bình yên.
Tôi cẩn thận bôi một chút dưỡng môi trong bóng tối, rồi từ hình dung mình đánh giá mình qua con mắt một người đàn ông, một trò mà tôi thấy say mê dù biết như thế mình là kẻ yêu mình quá đáng. Từ hồi còn nhỏ tôi đã thích trang điểm bằng son phấn của mẹ và ngắm nhìn mình trong gương. Tôi thích bôi những thứ kỳ diệu đó lên khuôn mặt, ngắm nó từ từ biến đổi thành một cái gì độc đáo. Tôi thích những sắc thái sáng sủa đó, say mê những đồ của nước Mỹ thập kỷ bảy mươi, một cầu vồng huyền ảo, những vệt sáng mượt mà, lấp lánh màu, xa xăm, kỳ dị: kẻ mắt xanh lục, chải mi, phấn hồng với vàng, dầu bóng móng lấp lánh. Tôi yêu và ngưỡng mộ chúng.
***
Trong ngày tôi còn gọi điện cho một người tên là T đang cộng tác với tạp chí Gen X, người này trước đây là nhạc sĩ và nay viết phê bình âm nhạc. Chẳng vì cái gì, chỉ là thấy muốn nói chuyện với anh ta.
Không ngờ anh ta có giọng nói rất dễ nghe, trong trẻo và nhẹ nhàng. Chúng tôi nói chuyện về nhạc một hồi, anh hỏi tôi thích ban nhạc nào, tôi làm gì, những thứ đại loại như vậy. Anh khen bài viết của tôi, rằng anh đã đọc truyện ngắn “X X X” của tôi trong số ra mắt tạp chí. “Tôi thích truyện đó, không tồi, không tồi chút nào.”
“Ồ, đó là của một cô khác, bài của tôi nằm bên phải truyện đó,” tôi lịch sự cải chính.
“Thế ư? Tôi thực xin lỗi…”
“Không sao.”
Chúng tôi lại nói chuyện năm phút nữa, rồi anh bảo, “Sao em không cho tôi số điện thọai nhỉ, lát sau tôi sẽ gọi điện, được không?”
T gọi lại khoảng tám giờ tối hôm đó.
Chúng tôi lại nói chuyện một lúc, và anh ta nói ra trò. Tôi cứ nhìn đồng hồ khi nó chỉ từ tám tới mười giờ. Mỗi lần anh ngừng nói, tôi lại liếc đồng hồ và thấy rằng ít nhất 15 phút nữa lại trôi qua. Tôi cảm thấy anh ta có ấn tượng về tôi.
“Rồi em có nhớ đến tôi không? Ngày mai ấy?” anh ta hơi lắp bắp, bóng gió về sự chờ đợi đơn côi.
“Em nghĩ là có,” tôi đáp. “Chúng mình hãy giữ liên lạc.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.