Quyển 1 - Chương 30: Chương 7.2
Cửu Bả Đao
23/08/2016
Dặm xanh đúng là một
bộ phim cảm động lòng người, phim được cải biên từ câu chuyện của tiểu
thuyết gia chuyên viết truyện kinh dị Stephen King, kể lại những tao ngộ của một người da đen to béo sở hữu siêu năng lực trị liệu kỳ dị trong
một nhà tù chết chóc, mặc dù chúng tôi buộc phải hợp sức xử lý hết ba
chục quả trứng rán trong quá trình xem phim, nhưng tôi vẫn cảm động đến
rơi cả nước mắt.
Lúc khóc, tôi rút lấy mấy tờ giấy ăn, phát hiện anh Bạo cũng đang khóc.
"Hay quá nhỉ." Đôi mắt hổ của anh Bạo long lanh ngấn lệ, miệng ăn trứng rán.
"Siêu hay." Tôi khóc lớn, đột nhiên, anh Bạo dường như không còn đáng sợ như lúc trước nữa.
Bộ phim kết thúc, đèn sáng, trứng rán cũng đã hết.
"Phim về nhà tù thì Nhà tù Shawshank cũng hay lắm, có thể xếp hạng một trong mười phim hay nhất em từng xem." Tôi lau nước mắt, bụng căng phồng.
"Anh xem ba mươi mốt lần rồi." Anh Bạo lạnh lùng đáp, coi như đồng ý lời tôi nói.
"Anh Bạo từng đi tù khổ sai, vì vậy anh ấy đặc biệt nhiều cảm xúc khi xem các phim về nhà tù." A Thác giải thích, tôi có thể tưởng tượng được.
"Có đi lính hay không chẳng quan trọng, nhưng làm một người đàn ông trong đời nhất định phải đi tù khổ sai một lần, A Thác, cậu phải nhớ kỹ." Anh Bạo đứng dậy, chỉ vào vết đao chém vắt ngang mặt, hằn học nói.
"Em không cần." A Thác thẳng thừng đáp lại. Đúng là không cần mạng sống nữa mà.
"Nếu không ngồi tù, làm cái sẹo cũng miễn cưỡng coi là được." Anh Bạo chỉ vết sẹo trên mặt, sau lại kéo áo len chỉ vào mấy vết sẹo trên người, nói: "Một người đàn ông trong đời nhất định phải có một vết sẹo đẹp, anh quen cậu chính là nhờ vết sẹo này đây, sớm muộn, rồi cậu cũng sẽ có vết sẹo thuộc về mình." Vừa nói, anh vừa chỉ vết sẹo trên lưng.
"Em không cần." A Thác nhún nhún vai, căn bản không để tâm.
Anh Bạo đành buồn bực ngồi xuống, sau đó quay sang hỏi tôi: "Có ăn trứng rán nữa không? Mỗi lần khó chịu anh lại ăn trứng rán."
Tôi vội vàng bảo có, anh Bạo rõ ràng cực kỳ khó chịu vì A Thác trả treo với anh, nếu ăn thêm mấy quả trứng rán mà không phải thấy đổ máu, vậy thì tôi ăn cũng được.
"Anh Bạo đừng chèo kéo cô ấy nữa, tâm trạng Tư Huỳnh hôm nay không được tốt." A Thác vội ngăn anh Bạo đi rán trứng.
"Vậy hôm nay anh ngủ phòng khách nhé!" Anh Bạo lại móc trong túi quần ra một dây bao cao su, tôi sắp ngất xỉu đến nơi rồi.
Phương thức giải quyết khi tâm trạng người khác không được tốt của vị tiên sinh xã hội đen này cũng thật là... Vậy mà A Thác còn nói anh ta là đối tượng rất tốt để trò chuyện nữa chứ, thì ra cách anh ta dẹp yên bất bình đều tầm bậy tầm bạ như vậy.
"Người mà Tư Huỳnh thích dạo gần đây hình như không được thuận lợi lắm, nên tâm trạng cô ấy không được tốt." A Thác cầm đĩa thức ăn đậy lên đống bao cao su trông chướng cả mắt.
"Thì ra thế, cho anh biết thằng ấy là ai, anh sẽ tìm nó, nói lý lẽ." Anh Bạo đột nhiên mắt lộ hung quang.
Tôi vội lắc đầu, sau đó thanh minh sự việc thực ra không nghiêm trọng đến thế, tất cả chẳng qua chỉ là ảo tưởng màu hồng của con gái thôi, không cần phiền đến anh Bạo suốt ngày bận rộn chém người ta phải đi chém thêm một người nữa làm gì.
"Kẻ thù của em chính là kẻ thù của anh, có phiền phức, cứ tìm đến anh." Anh Bạo đùng đùng nổi giận, dù tôi hoàn toàn chẳng hiểu anh ta tức giận chuyện gì.
"Không phải kẻ thù, em thích anh ấy mà." Tôi nhăn tít mặt lại giải thích.
Sau đó tôi kể lại tỉ mỉ chuyện mình thích Trạch Vu, để anh Bạo khỏi tiếp tục hiểu lầm.
A Thác vừa nghe vừa gật đầu, còn anh Bạo lại vừa nghe vừa lắc đầu.
Sau đó anh Bạo bắt đầu khuyên bảo tôi, dưới hình thức một câu chuyện.
Đó là câu chuyện về người bạn gái trước trước trước nữa đã chết trong lòng anh, đại để là một bài ca buồn về giới xã hội đen kiêm thiên sử thi bi thương về nhi nữ giang hồ tình dài ý càng dài.
Trong câu chuyện có đao, khoảng chừng hơn bảy chục thanh, sau đó cũng có cả súng, áng chừng hai mươi mấy khẩu, đạn bay qua bay lại thì nhiều vô số kể, những vai kẻ thù và kẻ thù giả thiết đại khái chừng ba mươi đến bốn mươi người, nếu phân biệt theo phép nhị nguyên, tức chia làm phe chính nghĩa và phe tà ác, đại khái là một cục diện thế lực quân bình.
Sau đó đám đàn ông bắt đầu chém giết, đám đàn bà cũng chạy qua chạy lại cổ vũ, thỉnh thoảng còn thay đàn ông đỡ đạn bày tỏ lòng trung thành sâu sắc, thỉnh thoảng cũng cầm lựu đạn uy hiếp kẻ thù háo sắc để thể hiện tiết tháo kiên trinh, thỉnh thoảng lại ra đường giúp đàn ông trả nợ, ánh đao bóng máu, mỗi bước đều có sát cơ, đường dài rình dài, tình nhi nữ lại càng dài, anh Bạo rất thông thuộc các thủ pháp kể chuyện của điện ảnh, thuật lại tất cả một cách tương đối sinh động.
"Cuối cùng, anh giật mặt nạ da người của gã đàn ông trong lòng ra, mới phát giác đó chính là Tú Trinh của anh, trời ơi, thì ra Tú Trinh muốn giải quyết khúc mắc giữa anh và Vương Đổng cha cô ấy, không ngờ đã xả thân vì nghĩa, mong anh đừng trả thù, trời ơi, thế nhưng sự việc đã rồi, chuyện quá khứ chỉ còn lại trong hồi ức." Anh Bạo thâm trầm nói, nước mắt còn tuôn rơi.
Tôi muốn giơ tay nói kết cục cuối cùng hoàn toàn giống đoạn Kiều Phong ngộ sát A Châu trong truyện Thiên Long Bát Bộ (2), nhưng rốt cuộc vẫn kìm lại được, thậm chí còn khóc khan mấy tiếng bày tỏ lòng chia buồn.
(2) Trong truyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung. Kiều Phong muốn giết Đoàn Chính Thuần để trả thù cho cha, nhưng không biết đó là cha của A Châu, người yêu chàng. A Châu muốn hóa giải mối thù này nên đã hóa trang thành Đoàn Chính Thuần, để rồi bị Kiều Phong ngộ sát.
"Vì vậy, cái thằng Trạch Vu kia mà đám trêu hoa ghẹo cỏ bên ngoài, cứ bảo anh." Anh Bạo lau khô nước mắt, lạnh lùng đưa ra kết luận: "Anh chém chết nó."
"Cảm ơn anh Bạo, tâm trạng em đỡ hơn nhiều rồi." Tôi chắp hai tay trước ngực, đầu óc rối tinh rối mù cả lên.
Lúc chở tôi rời khỏi nhà anh Bạo, A Thác cứ luôn miệng xin lỗi.
"Xin lỗi, lần trước anh thất tình, anh Bạo cũng khuyên giải anh y như vậy đấy, bảo phải giúp anh chém Albus hay là treo cổ Loan Loan, nói thực lòng, anh ấy nghĩa khí như vậy làm tâm trạng anh dễ chịu hơn nhiều, nhưng anh vốn tưởng anh ấy sẽ tùy mỗi người mỗi khác cơ, không ngờ vẫn nói cùng một kiểu ấy." A Thác cứ xin lỗi mãi không thôi, xem chừng anh ta thực sự rất áy náy.
"Anh phải bồi thường đi, em bị tổn thương tinh thần". Tai có cảm giác trong đầu mình toàn là đao với súng, không sao phục hồi lại bóng lưng u uất của Trạch Vu nữa. Tổn thất hết sức nặng nề.
"Được rồi, chuyện đó tất nhiên không thành vấn đề." A Thác nhìn đồng hồ, nói: "Mười một giờ rưỡi rồi, muộn quá, lần sau đi."
"Anh A Thác, xin hỏi anh định bồi thường như thế nào?" Tôi hỏi. Tôi đi làm cả bảy ngày trong tuần, nhưng nếu phương án bồi thường hay ho, tôi có thể suy nghĩ đến việc xin bà chủ cho nghỉ một hôm.
"Bí mật, chỉ cần em rảnh, bất cứ lúc nào cũng có thể gọi điện cho anh."
Nghe A Thác nói vậy, tôi mới nhớ ra tôi không hề có số điện thoại của anh ta.
Vậy là A Thác dừng xe ở đầu ngõ nhà tôi, sau đó lấy bút bi viết vào lòng bàn tay tôi một số điện thoại di động.
"Tối nay vẫn phải cảm ơn anh, vì Dặm xanh rất hay." Tôi nhìn dãy số trong lòng bàn tay, nói: "Vả lại em cũng không sợ anh Bạo như lần trước nữa rồi".
"Anh Bạo vốn không hề đáng sợ mà." A Thác nói, sau đó nắm chặt lấy tay tôi. Luồng nội lực mạnh mẽ ấy lại nghiến chặt khiến tôi tái mét cả mặt.
"Em đừng gấp, cứ từ từ đợi, vàng thật không sợ lửa, tình yêu không ngại đợi chờ." A Thác chân thành cổ vũ tôi: "Em tốt như thế, Trạch Vu nhất định sẽ phát hiện ra em thôi."
Những lời thiết tha này của A Thác, về sau đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến tôi.
Mỗi lần rơi vào tâm trạng chán chường, mỗi lần muốn bỏ cuộc, tôi lại nhớ đến ma thuật trong những lời A Thác nói.
Để tôi kiên định không rời, để tôi kiên định không lời, để tôi kiên định không rời .
Trạch Vu mãi vẫn không vui vẻ trở lại, tôi chỉ dám chuyền giấy nhắn với anh, xin anh hãy cố lên.
Chỉ những lúc dẫn các đàn em trong câu lạc bộ đến quán thảo luận về giải thi đấu hùng biện giành cúp Sinh Viên Mới, anh mới mở khóa gông xiềng cùm chặt hai hàng lông mày, thao thao bất tuyệt dẫn dắt đám sinh viên mới thảo luận các luận điểm tấn công và phòng thủ.
Lúc đó, anh vừa đẹp trai, lại vừa thông minh.
Tôi bấy lâu nay vẫn cứ nghĩ đề mục thi hùng biện chỉ toàn các vấn đề siêu hình, kiểu như "Đàn ông có nên để phụ nữ khóc hay không", "Tình yêu quan trọng hay bánh mì quan trọng", "Thất tình có phải là bài học mà một người nhất thiết phải trải qua trong đời hay không" chẳng hạn.
Tất nhiên là tôi sai, sai đến không để đâu cho hết.
Riêng đề mục bán kết của cuộc thi hùng biện dành cho sinh viên mới trường đại học Giao Thông đã là "Nước ta có nên áp dụng chế độ cho thôi học 2/1 (3) hay không", còn đề mục trong vòng thi chung kết thì là "Không nên hợp pháp hóa cái chết an lạc", toàn những thứ nghiêm túc cực kỳ.
(3) Chế độ buộc thôi học đối với những sinh viên không hoàn thành học phần của mình dù trong thời gian gấp đôi thời gian tiêu chuẩn.
Cũng vì vậy, tôi rất thích tranh thủ lúc vắng khách, ngồi bên cạnh nghe bọn họ thảo luận.
"Các em phải nhớ kỹ, có nhiều sách lược để nói về việc có nên hợp pháp hóa cái chết an lạc hay không, giả dụ các em đi từ phương diện giá trị đạo đức thì đại khái chia thành hai dạng, phải xem là nhắm vào mệnh đề giá trị cao như quyền tự chủ định đối với tính mạng hay là nhắm vào mệnh đề giá trị thấp như sự hợp tình hợp lý. Nếu nhắm vào cái trước, vậy thì phải chú ý xem có phải ai cũng có quyền tự chủ đối với tính mạng của mình hay không? Ai có thể nắm quyền tự chủ đối với sinh mạng của người khác? Vả lại, còn phải phân biệt rõ tại sao quan tòa có thể quyết định mạng sống của phạm nhân, nhưng bác sĩ lại không có quyền quyết định kỳ hạn sinh mạng của người bệnh? Nhất thiết phải bám chặt lấy những luận điểm này, sau đó..." Trạch Vu nói rõ ràng rành mạch, tôi ở bên cạnh nghe ngóng mà cũng không kìm được gật đầu lia lịa.
Về sau, đội sinh viên năm nhất khoa Công trình do Trạch Vu dẫn dắt quả nhiên giành được quán quân, còn đến quán ăn một bữa thả cửa để chúc mừng.
Có lẽ có thể thấy được tư chất của một người thông qua câu lạc bộ mà họ tham gia nhỉ?
Trạch Vu tham gia câu lạc bộ hùng biện, bất kể là trước khi tham gia anh đã cực thông minh hay sau khi tham gia mới trở nên sáng láng, tóm lại cuối cùng vẫn là hạng đầu óc thông minh; còn A Thác với anh trai tôi ở trong câu lạc bộ trượt patin, tôi thấy đều là đồ ngốc cả.
Nói tới đây, tôi cũng chẳng hiểu bản thân mình rốt cuộc vì sao cứ muốn quy kết một nguyên nhân nào đó như thế.
Từ cà phê, từ câu lạc bộ, từ bất cứ chi tiết nhỏ nhặt nào, tôi luôn cảm thấy nhìn mặt mà bắt hình dong là rất có lý, có thể giúp tôi hiểu về một người trong thời gian rất ngắn.
Nhưng A Thác thì khác. Anh ta cảm thấy muốn nhìn một người thì phải nhìn vào bản thân người ấy, những thứ khác đều vô dụng cả.
Thứ Bảy, A Thác đến quán để tôi mời một cốc cà phê Sumatra low-caf như đã hứa.
"Xin nghỉ đi, anh phải dạy gia sư hộ bạn, sẽ dẫn em đi gặp một người khiến em quên hết mọi phiền não."
A Thác chỉ vào đồng hồ đeo tay, uống một hơi cạn sạch cốc cà phê tôi dày công pha chế.
"Không phải chứ? Bây giờ? Đi làm gia sư với anh." Tôi gần như không nói được lời nào. Lần trước bảo A Thác phải bồi thường tổn thất tinh thần cho tôi chỉ là nói đùa thôi, nên tôi cũng chẳng gọi điện lại cho anh ta làm gì.
"Đi đi, quán có tôi là được rồi." Albus lạnh lùng nói.
"Cảm ơn nhé! Chúng ta đi thôi!" A Thác nắm chặt tay Albus, chân mày Albus nhíu lại, rõ ràng đã bị nội lực của A Thác tấn công.
Vậy là A Thác vội vàng chở tôi phóng xe máy về phía Trúc Đông.
Dọc đường, A Thác giới thiệu trước với tôi về gia cảnh của học sinh này, tôi nghe mà chỉ biết trầm trồ ngạc nhiên.
Đó là một anh chàng đã thi lại đại học đến lần thứ năm, vì gầy quá nên không phải đi lính, đồng thời cũng vì nhất quyết gắng thi đại học hết năm này sang năm khác, nên cả ban xã hội lẫn ban tự nhiên đều đã trải qua, nhưng do điểm số quá thấp mà chẳng vào được trường nào hết.
"Đáng thương quá, em hiểu ý anh rồi, anh muốn dùng anh ta để khích lệ em phải học hành chăm chỉ, gặp anh ta xong em sẽ cảm thấy mình rất hạnh phúc, vì vậy trong lòng sẽ như trời cao biển rộng, đúng không hả?"
Tôi ngồi đằng sau kêu toáng lên, kỳ thực anh không cần phải phiền phức như vậy đâu.
"Tất nhiên là không phải. Cậu ta chỉ có cái tật dễ phân tâm chứ không hề ngốc. Vậy nên đa tài đa nghệ lắm." A Thác nói lớn, qua chỗ rẽ liền tăng tốc.
Xe dừng lại dưới mái hiên của một tiệm tạp hóa.
"A Thác! Tí nữa đừng có chạy vội đấy nhé, đánh với bác ván cờ!"
Một người đàn ông trung niên để mình trần đang cạy rốn, nhiệt tình hét lên.
"Để cháu dạy xong đã! Bác chuẩn bị tinh thần thua đi!"
A Thác kéo tôi vào cửa hàng tạp hóa, bước sầm sập lên cầu thang xi măng.
Hình như tôi đã dần quen với cảnh tượng kiểu này rồi, đây chính là thế giới của A Thác.
"Chào em, anh tên là Tiểu Tài, chào mừng em đến tham quan câu chuyện kỳ diệu không thể tin nổi về cơ thể con người."
Một anh chàng gầy đến mức cơ hồ phải bị bác sĩ thả dù xuống cửa hàng Mc Donald để tiếp tế đứng dậy, trịnh trọng bắt tay tôi.
Anh ta chính là học sinh A Thác dạy gia sư, phụ đạo tất cả các môn, vì môn nào của anh ta cũng be bét.
Trong phòng Tiểu Tài chất đầy những thứ đạo cụ và đồ chơi chẳng có tác dụng thực tế gì, ngoài ra còn có rất nhiều truyện tranh và băng video, sách tham khảo, tất nhiên không thể tránh khỏi hiện trạng chất đầy một tủ to, ở giữa tủ còn nhét một con búp bê bơm hơi.
"Chào anh, cho hỏi tại sao lại là câu chuyện kỳ diệu về cơ thể con người?" Tôi chìa tay ra, nhưng vừa mới chạm nhẹ vào lòng bàn tay anh ta, Tiểu Tài đã bay ngược về phía sau một cách khoa trương. Tôi giật thót mình, kinh ngạc nhìn gã trai nằm dưới sàn nhà.
Anh ta đang sùi bọt mép trắng xóa, tay chân co giật một chặp.
Lúc khóc, tôi rút lấy mấy tờ giấy ăn, phát hiện anh Bạo cũng đang khóc.
"Hay quá nhỉ." Đôi mắt hổ của anh Bạo long lanh ngấn lệ, miệng ăn trứng rán.
"Siêu hay." Tôi khóc lớn, đột nhiên, anh Bạo dường như không còn đáng sợ như lúc trước nữa.
Bộ phim kết thúc, đèn sáng, trứng rán cũng đã hết.
"Phim về nhà tù thì Nhà tù Shawshank cũng hay lắm, có thể xếp hạng một trong mười phim hay nhất em từng xem." Tôi lau nước mắt, bụng căng phồng.
"Anh xem ba mươi mốt lần rồi." Anh Bạo lạnh lùng đáp, coi như đồng ý lời tôi nói.
"Anh Bạo từng đi tù khổ sai, vì vậy anh ấy đặc biệt nhiều cảm xúc khi xem các phim về nhà tù." A Thác giải thích, tôi có thể tưởng tượng được.
"Có đi lính hay không chẳng quan trọng, nhưng làm một người đàn ông trong đời nhất định phải đi tù khổ sai một lần, A Thác, cậu phải nhớ kỹ." Anh Bạo đứng dậy, chỉ vào vết đao chém vắt ngang mặt, hằn học nói.
"Em không cần." A Thác thẳng thừng đáp lại. Đúng là không cần mạng sống nữa mà.
"Nếu không ngồi tù, làm cái sẹo cũng miễn cưỡng coi là được." Anh Bạo chỉ vết sẹo trên mặt, sau lại kéo áo len chỉ vào mấy vết sẹo trên người, nói: "Một người đàn ông trong đời nhất định phải có một vết sẹo đẹp, anh quen cậu chính là nhờ vết sẹo này đây, sớm muộn, rồi cậu cũng sẽ có vết sẹo thuộc về mình." Vừa nói, anh vừa chỉ vết sẹo trên lưng.
"Em không cần." A Thác nhún nhún vai, căn bản không để tâm.
Anh Bạo đành buồn bực ngồi xuống, sau đó quay sang hỏi tôi: "Có ăn trứng rán nữa không? Mỗi lần khó chịu anh lại ăn trứng rán."
Tôi vội vàng bảo có, anh Bạo rõ ràng cực kỳ khó chịu vì A Thác trả treo với anh, nếu ăn thêm mấy quả trứng rán mà không phải thấy đổ máu, vậy thì tôi ăn cũng được.
"Anh Bạo đừng chèo kéo cô ấy nữa, tâm trạng Tư Huỳnh hôm nay không được tốt." A Thác vội ngăn anh Bạo đi rán trứng.
"Vậy hôm nay anh ngủ phòng khách nhé!" Anh Bạo lại móc trong túi quần ra một dây bao cao su, tôi sắp ngất xỉu đến nơi rồi.
Phương thức giải quyết khi tâm trạng người khác không được tốt của vị tiên sinh xã hội đen này cũng thật là... Vậy mà A Thác còn nói anh ta là đối tượng rất tốt để trò chuyện nữa chứ, thì ra cách anh ta dẹp yên bất bình đều tầm bậy tầm bạ như vậy.
"Người mà Tư Huỳnh thích dạo gần đây hình như không được thuận lợi lắm, nên tâm trạng cô ấy không được tốt." A Thác cầm đĩa thức ăn đậy lên đống bao cao su trông chướng cả mắt.
"Thì ra thế, cho anh biết thằng ấy là ai, anh sẽ tìm nó, nói lý lẽ." Anh Bạo đột nhiên mắt lộ hung quang.
Tôi vội lắc đầu, sau đó thanh minh sự việc thực ra không nghiêm trọng đến thế, tất cả chẳng qua chỉ là ảo tưởng màu hồng của con gái thôi, không cần phiền đến anh Bạo suốt ngày bận rộn chém người ta phải đi chém thêm một người nữa làm gì.
"Kẻ thù của em chính là kẻ thù của anh, có phiền phức, cứ tìm đến anh." Anh Bạo đùng đùng nổi giận, dù tôi hoàn toàn chẳng hiểu anh ta tức giận chuyện gì.
"Không phải kẻ thù, em thích anh ấy mà." Tôi nhăn tít mặt lại giải thích.
Sau đó tôi kể lại tỉ mỉ chuyện mình thích Trạch Vu, để anh Bạo khỏi tiếp tục hiểu lầm.
A Thác vừa nghe vừa gật đầu, còn anh Bạo lại vừa nghe vừa lắc đầu.
Sau đó anh Bạo bắt đầu khuyên bảo tôi, dưới hình thức một câu chuyện.
Đó là câu chuyện về người bạn gái trước trước trước nữa đã chết trong lòng anh, đại để là một bài ca buồn về giới xã hội đen kiêm thiên sử thi bi thương về nhi nữ giang hồ tình dài ý càng dài.
Trong câu chuyện có đao, khoảng chừng hơn bảy chục thanh, sau đó cũng có cả súng, áng chừng hai mươi mấy khẩu, đạn bay qua bay lại thì nhiều vô số kể, những vai kẻ thù và kẻ thù giả thiết đại khái chừng ba mươi đến bốn mươi người, nếu phân biệt theo phép nhị nguyên, tức chia làm phe chính nghĩa và phe tà ác, đại khái là một cục diện thế lực quân bình.
Sau đó đám đàn ông bắt đầu chém giết, đám đàn bà cũng chạy qua chạy lại cổ vũ, thỉnh thoảng còn thay đàn ông đỡ đạn bày tỏ lòng trung thành sâu sắc, thỉnh thoảng cũng cầm lựu đạn uy hiếp kẻ thù háo sắc để thể hiện tiết tháo kiên trinh, thỉnh thoảng lại ra đường giúp đàn ông trả nợ, ánh đao bóng máu, mỗi bước đều có sát cơ, đường dài rình dài, tình nhi nữ lại càng dài, anh Bạo rất thông thuộc các thủ pháp kể chuyện của điện ảnh, thuật lại tất cả một cách tương đối sinh động.
"Cuối cùng, anh giật mặt nạ da người của gã đàn ông trong lòng ra, mới phát giác đó chính là Tú Trinh của anh, trời ơi, thì ra Tú Trinh muốn giải quyết khúc mắc giữa anh và Vương Đổng cha cô ấy, không ngờ đã xả thân vì nghĩa, mong anh đừng trả thù, trời ơi, thế nhưng sự việc đã rồi, chuyện quá khứ chỉ còn lại trong hồi ức." Anh Bạo thâm trầm nói, nước mắt còn tuôn rơi.
Tôi muốn giơ tay nói kết cục cuối cùng hoàn toàn giống đoạn Kiều Phong ngộ sát A Châu trong truyện Thiên Long Bát Bộ (2), nhưng rốt cuộc vẫn kìm lại được, thậm chí còn khóc khan mấy tiếng bày tỏ lòng chia buồn.
(2) Trong truyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung. Kiều Phong muốn giết Đoàn Chính Thuần để trả thù cho cha, nhưng không biết đó là cha của A Châu, người yêu chàng. A Châu muốn hóa giải mối thù này nên đã hóa trang thành Đoàn Chính Thuần, để rồi bị Kiều Phong ngộ sát.
"Vì vậy, cái thằng Trạch Vu kia mà đám trêu hoa ghẹo cỏ bên ngoài, cứ bảo anh." Anh Bạo lau khô nước mắt, lạnh lùng đưa ra kết luận: "Anh chém chết nó."
"Cảm ơn anh Bạo, tâm trạng em đỡ hơn nhiều rồi." Tôi chắp hai tay trước ngực, đầu óc rối tinh rối mù cả lên.
Lúc chở tôi rời khỏi nhà anh Bạo, A Thác cứ luôn miệng xin lỗi.
"Xin lỗi, lần trước anh thất tình, anh Bạo cũng khuyên giải anh y như vậy đấy, bảo phải giúp anh chém Albus hay là treo cổ Loan Loan, nói thực lòng, anh ấy nghĩa khí như vậy làm tâm trạng anh dễ chịu hơn nhiều, nhưng anh vốn tưởng anh ấy sẽ tùy mỗi người mỗi khác cơ, không ngờ vẫn nói cùng một kiểu ấy." A Thác cứ xin lỗi mãi không thôi, xem chừng anh ta thực sự rất áy náy.
"Anh phải bồi thường đi, em bị tổn thương tinh thần". Tai có cảm giác trong đầu mình toàn là đao với súng, không sao phục hồi lại bóng lưng u uất của Trạch Vu nữa. Tổn thất hết sức nặng nề.
"Được rồi, chuyện đó tất nhiên không thành vấn đề." A Thác nhìn đồng hồ, nói: "Mười một giờ rưỡi rồi, muộn quá, lần sau đi."
"Anh A Thác, xin hỏi anh định bồi thường như thế nào?" Tôi hỏi. Tôi đi làm cả bảy ngày trong tuần, nhưng nếu phương án bồi thường hay ho, tôi có thể suy nghĩ đến việc xin bà chủ cho nghỉ một hôm.
"Bí mật, chỉ cần em rảnh, bất cứ lúc nào cũng có thể gọi điện cho anh."
Nghe A Thác nói vậy, tôi mới nhớ ra tôi không hề có số điện thoại của anh ta.
Vậy là A Thác dừng xe ở đầu ngõ nhà tôi, sau đó lấy bút bi viết vào lòng bàn tay tôi một số điện thoại di động.
"Tối nay vẫn phải cảm ơn anh, vì Dặm xanh rất hay." Tôi nhìn dãy số trong lòng bàn tay, nói: "Vả lại em cũng không sợ anh Bạo như lần trước nữa rồi".
"Anh Bạo vốn không hề đáng sợ mà." A Thác nói, sau đó nắm chặt lấy tay tôi. Luồng nội lực mạnh mẽ ấy lại nghiến chặt khiến tôi tái mét cả mặt.
"Em đừng gấp, cứ từ từ đợi, vàng thật không sợ lửa, tình yêu không ngại đợi chờ." A Thác chân thành cổ vũ tôi: "Em tốt như thế, Trạch Vu nhất định sẽ phát hiện ra em thôi."
Những lời thiết tha này của A Thác, về sau đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến tôi.
Mỗi lần rơi vào tâm trạng chán chường, mỗi lần muốn bỏ cuộc, tôi lại nhớ đến ma thuật trong những lời A Thác nói.
Để tôi kiên định không rời, để tôi kiên định không lời, để tôi kiên định không rời .
Trạch Vu mãi vẫn không vui vẻ trở lại, tôi chỉ dám chuyền giấy nhắn với anh, xin anh hãy cố lên.
Chỉ những lúc dẫn các đàn em trong câu lạc bộ đến quán thảo luận về giải thi đấu hùng biện giành cúp Sinh Viên Mới, anh mới mở khóa gông xiềng cùm chặt hai hàng lông mày, thao thao bất tuyệt dẫn dắt đám sinh viên mới thảo luận các luận điểm tấn công và phòng thủ.
Lúc đó, anh vừa đẹp trai, lại vừa thông minh.
Tôi bấy lâu nay vẫn cứ nghĩ đề mục thi hùng biện chỉ toàn các vấn đề siêu hình, kiểu như "Đàn ông có nên để phụ nữ khóc hay không", "Tình yêu quan trọng hay bánh mì quan trọng", "Thất tình có phải là bài học mà một người nhất thiết phải trải qua trong đời hay không" chẳng hạn.
Tất nhiên là tôi sai, sai đến không để đâu cho hết.
Riêng đề mục bán kết của cuộc thi hùng biện dành cho sinh viên mới trường đại học Giao Thông đã là "Nước ta có nên áp dụng chế độ cho thôi học 2/1 (3) hay không", còn đề mục trong vòng thi chung kết thì là "Không nên hợp pháp hóa cái chết an lạc", toàn những thứ nghiêm túc cực kỳ.
(3) Chế độ buộc thôi học đối với những sinh viên không hoàn thành học phần của mình dù trong thời gian gấp đôi thời gian tiêu chuẩn.
Cũng vì vậy, tôi rất thích tranh thủ lúc vắng khách, ngồi bên cạnh nghe bọn họ thảo luận.
"Các em phải nhớ kỹ, có nhiều sách lược để nói về việc có nên hợp pháp hóa cái chết an lạc hay không, giả dụ các em đi từ phương diện giá trị đạo đức thì đại khái chia thành hai dạng, phải xem là nhắm vào mệnh đề giá trị cao như quyền tự chủ định đối với tính mạng hay là nhắm vào mệnh đề giá trị thấp như sự hợp tình hợp lý. Nếu nhắm vào cái trước, vậy thì phải chú ý xem có phải ai cũng có quyền tự chủ đối với tính mạng của mình hay không? Ai có thể nắm quyền tự chủ đối với sinh mạng của người khác? Vả lại, còn phải phân biệt rõ tại sao quan tòa có thể quyết định mạng sống của phạm nhân, nhưng bác sĩ lại không có quyền quyết định kỳ hạn sinh mạng của người bệnh? Nhất thiết phải bám chặt lấy những luận điểm này, sau đó..." Trạch Vu nói rõ ràng rành mạch, tôi ở bên cạnh nghe ngóng mà cũng không kìm được gật đầu lia lịa.
Về sau, đội sinh viên năm nhất khoa Công trình do Trạch Vu dẫn dắt quả nhiên giành được quán quân, còn đến quán ăn một bữa thả cửa để chúc mừng.
Có lẽ có thể thấy được tư chất của một người thông qua câu lạc bộ mà họ tham gia nhỉ?
Trạch Vu tham gia câu lạc bộ hùng biện, bất kể là trước khi tham gia anh đã cực thông minh hay sau khi tham gia mới trở nên sáng láng, tóm lại cuối cùng vẫn là hạng đầu óc thông minh; còn A Thác với anh trai tôi ở trong câu lạc bộ trượt patin, tôi thấy đều là đồ ngốc cả.
Nói tới đây, tôi cũng chẳng hiểu bản thân mình rốt cuộc vì sao cứ muốn quy kết một nguyên nhân nào đó như thế.
Từ cà phê, từ câu lạc bộ, từ bất cứ chi tiết nhỏ nhặt nào, tôi luôn cảm thấy nhìn mặt mà bắt hình dong là rất có lý, có thể giúp tôi hiểu về một người trong thời gian rất ngắn.
Nhưng A Thác thì khác. Anh ta cảm thấy muốn nhìn một người thì phải nhìn vào bản thân người ấy, những thứ khác đều vô dụng cả.
Thứ Bảy, A Thác đến quán để tôi mời một cốc cà phê Sumatra low-caf như đã hứa.
"Xin nghỉ đi, anh phải dạy gia sư hộ bạn, sẽ dẫn em đi gặp một người khiến em quên hết mọi phiền não."
A Thác chỉ vào đồng hồ đeo tay, uống một hơi cạn sạch cốc cà phê tôi dày công pha chế.
"Không phải chứ? Bây giờ? Đi làm gia sư với anh." Tôi gần như không nói được lời nào. Lần trước bảo A Thác phải bồi thường tổn thất tinh thần cho tôi chỉ là nói đùa thôi, nên tôi cũng chẳng gọi điện lại cho anh ta làm gì.
"Đi đi, quán có tôi là được rồi." Albus lạnh lùng nói.
"Cảm ơn nhé! Chúng ta đi thôi!" A Thác nắm chặt tay Albus, chân mày Albus nhíu lại, rõ ràng đã bị nội lực của A Thác tấn công.
Vậy là A Thác vội vàng chở tôi phóng xe máy về phía Trúc Đông.
Dọc đường, A Thác giới thiệu trước với tôi về gia cảnh của học sinh này, tôi nghe mà chỉ biết trầm trồ ngạc nhiên.
Đó là một anh chàng đã thi lại đại học đến lần thứ năm, vì gầy quá nên không phải đi lính, đồng thời cũng vì nhất quyết gắng thi đại học hết năm này sang năm khác, nên cả ban xã hội lẫn ban tự nhiên đều đã trải qua, nhưng do điểm số quá thấp mà chẳng vào được trường nào hết.
"Đáng thương quá, em hiểu ý anh rồi, anh muốn dùng anh ta để khích lệ em phải học hành chăm chỉ, gặp anh ta xong em sẽ cảm thấy mình rất hạnh phúc, vì vậy trong lòng sẽ như trời cao biển rộng, đúng không hả?"
Tôi ngồi đằng sau kêu toáng lên, kỳ thực anh không cần phải phiền phức như vậy đâu.
"Tất nhiên là không phải. Cậu ta chỉ có cái tật dễ phân tâm chứ không hề ngốc. Vậy nên đa tài đa nghệ lắm." A Thác nói lớn, qua chỗ rẽ liền tăng tốc.
Xe dừng lại dưới mái hiên của một tiệm tạp hóa.
"A Thác! Tí nữa đừng có chạy vội đấy nhé, đánh với bác ván cờ!"
Một người đàn ông trung niên để mình trần đang cạy rốn, nhiệt tình hét lên.
"Để cháu dạy xong đã! Bác chuẩn bị tinh thần thua đi!"
A Thác kéo tôi vào cửa hàng tạp hóa, bước sầm sập lên cầu thang xi măng.
Hình như tôi đã dần quen với cảnh tượng kiểu này rồi, đây chính là thế giới của A Thác.
"Chào em, anh tên là Tiểu Tài, chào mừng em đến tham quan câu chuyện kỳ diệu không thể tin nổi về cơ thể con người."
Một anh chàng gầy đến mức cơ hồ phải bị bác sĩ thả dù xuống cửa hàng Mc Donald để tiếp tế đứng dậy, trịnh trọng bắt tay tôi.
Anh ta chính là học sinh A Thác dạy gia sư, phụ đạo tất cả các môn, vì môn nào của anh ta cũng be bét.
Trong phòng Tiểu Tài chất đầy những thứ đạo cụ và đồ chơi chẳng có tác dụng thực tế gì, ngoài ra còn có rất nhiều truyện tranh và băng video, sách tham khảo, tất nhiên không thể tránh khỏi hiện trạng chất đầy một tủ to, ở giữa tủ còn nhét một con búp bê bơm hơi.
"Chào anh, cho hỏi tại sao lại là câu chuyện kỳ diệu về cơ thể con người?" Tôi chìa tay ra, nhưng vừa mới chạm nhẹ vào lòng bàn tay anh ta, Tiểu Tài đã bay ngược về phía sau một cách khoa trương. Tôi giật thót mình, kinh ngạc nhìn gã trai nằm dưới sàn nhà.
Anh ta đang sùi bọt mép trắng xóa, tay chân co giật một chặp.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.