Các Trận Chiến Làm Thay Đổi Thế Giới
Chương 6: Trận ARBELA(GAUGAMELA) 331 Trước Công Nguyên Macedonia, Hy Lạp VS Ba Tư
Nhiều tác giả
14/04/2017
1. Nước tham gia: Liên quân Macdeonia-Hy Lạp vs Ba Tư.
Tướng cầm quân: Alexander Đại Đế(Macedonia) vs Hoàng đế Darius( Ba Tư).
Năm 331 BC Alexander nước Macedonia đã đánh bại Hoàng Đế Darius III của đế chế Ba Tư-Persia trong trận Gaugamela-một địa danh nằm ở phía Bắc nước Iraq ngày nay, nó cũng ko xa thành phố Arbela nên trận đánh này còn đưọc gọi là trận Arbela. Phe liên quân Macedonia-Hy Lạp có 40.000 bộ binh, 7000 kỵ binh còn phía quân Ba Tư đông gấp bội với 56.000 bộ binh, 35.000 kỵ binh, 200 chiến xa và 15 voi chiến. Kết quả đương nhiên Alexander vĩ đại đã giành chiến thắng chỉ với thiệt hại 3000 bộ binh + 1000 kỵ binh còn 100.000 quân Ba Tư gần như bị tiêu diệt toàn bộ số còn lại đều bị bắt hay bị thương.
2. Tình hình trước trận chiến
Alexander Đại đế được coi là người có những đóng góp lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại. Ông có tham vọng thống nhất phương Đông và phương Tây về một mối với khẩu hiệu "Tất cả trên thế gian đều là anh em" (World brotherhood of all men). Nhưng cái chết ở tuổi 33 khiến mơ ước của ông không bao giờ thành hiện thực
Alexander đã chiến thắng người Ba Tư hai lần trước trận Arbela này. Đó là trận chiến với 20000 kỵ binh Ba Tư ở sông Granicus và trận chiến với 20000 bộ binh Hy Lạp đánh thuê của vua Memnon xứ Rhodes. Sau khi chiến thắng, ông tha chết cho toàn bộ quân Ba Tư tù binh nhưng xử tử hết đám lính đánh thuê Hy Lạp, và gọi chúng là quân phản quốc. Sau cái chết của Philip, cha mình, Alexander hoàn toàn nắm toàn quyền trong tay, ông nắm giữ vùng Tiểu Á, sau đó hành quân xuống bờ biển Địa Trung Hải nghênh chiến với Hải quân Ba Tư. Alexander muốn làm sạch quân địch phía sau trước khi tiến quân nghênh chiến với bộ binh Ba Tư. Đây là cuộc chiến quyết định để "làm cỏ" toàn bộ đế quốc Ba Tư.
3. Diến biến:
Ngày 1/10/331 BC, Lúc mặt trời mọc, Alexander dẫn quân đội của mình chiếm lĩnh trận địa. Sau đó, ông dàn quân theo chiến thuật mà người Ba Tư chưa bao giờ được thấy trước đó: cho quân di chuyển theo hướng xiên về cánh phải. Cánh phải là đội quân xáp trận với quân Ba Tư trước tiên. Một đội hình bộ binh nhẹ che chắn phía trước. Để đẩy lui đợt tấn công của đội quân Ba Tư có số lượng áp đảo, Alexander cho bố trí kỵ binh và bộ binh bọc phía sau. Cánh quân này có thế di chuyển sang phải, trái hoặc lùi về phía sau khi cần, hỗ trợ cho cánh quân chủ lực bên phải.
Đội hình hình xiên của Alexander.
Bố trí của quân Ba Tư.
Darius nhận thấy rằng người Hy Lạp, trong khi di chuyển về phía trước, cũng di chuyển xa địa hình bố trí phục kích của quân Ba Tư. Để ngăn hướng di chuyển sẽ xé toang đội hình kỵ binh của mình, Darius điều kỵ binh nặng lên ứng chiến với cánh phải của Alexander. Sau đó, Darius tung chariot-chiến xa ngựa kéo ra ứng chiến.
Hai bên giao chiến.
Trong lúc đàn giao chiến với kỵ binh Ba Tư, Alexander điều các đơn vị bộ binh sang bên sườn đội hình, thọc vào đội hình quân Ba Tư. Quân Ba Tư cố gắng tấn công phá vòng vây, mở ta một khoảng cách phía trước đội hình của mình. Alexander nhận thấy khoảng cách. Ông đã tách quân, gồm một số hypaspist(bộ binh được trang bị giáp, khiên, kiếm hoặc giáo), và bốn tiểu đoàn bộ binh pha-lăng và đánh thẳng vào đội hình của Darius. Quân Ba Tư rối loạn vì đội hình chính diện tan vỡ. Darious tháo chạy. Nhưng cánh phải của quân Ba Tư, chọc thủng sườn trái quân Macedon và đánh vào doanh trại Macedon để mở đường máu cho Darius. Alexander chuyển quân về phía sau và tấn công. Quân Macedon đuổi theo tàn quân Ba Tư 35 dặm đường, giết hàng ngàn người.
Quân Ba Tư mở đường máu và rút chạy.
Nếu nhận xét về mặt chiến thuật quân sự thuần tuý đây đúng trận hay nhất trong lịch sử. Thay vì dàn quân thành hàng ngang như các tướng lĩnh đương thời thường làm, Alexander xếp quân thành hình cánh cung, ông dụ cho quân địch, vốn nhiều kỵ binh tiến lên trước đánh thọc sườn, 2 bên ông bố trí lính cầm thương chuyên chống kỵ mã để cầm chân quân địch. Sau đó Alexander dẫn đạo kỵ binh Macedonia cực kỳ thiện chiến xông thẳng vào vị trí Darius đang đứng. Đội hình Ba Tư lập tức rối loạn, họ tưởng rằng Alexander sẽ bối rối khi bị kỵ binh đánh thọc sườn và phải cho kỵ binh của mình hỗ trợ. Nhưng đằng này ông lại co cụm phòng thủ bằng giáo dài rồi bất ngờ vây đánh chủ tướng. Kết quả, đạo quân Ba Tư khổng lồ nhanh chóng tan rã, Hoàng Đế Darius bỏ chạy bán sống bán chết. Đây có lẽ là chiến thắng quan trọng nhất, huy hoàng nhất trong cuộc đời binh nghiệp vốn dĩ vô cùng vẻ vang của Alexander đại đế.
Trận này, quân Ba Tư có sự tham gia của 15 voi chiến, có thể nói đây là một trong những trận đánh đầu tiên trên thế giới của tượng binh. Nhưng 15 chú voi nay do di chuyển xa nên chỉ ra chiến trường... làm cảnh. Quân Macedon ban đầu cũng bối rối với tượng binh. Sau khi chiến thắng, Alexander đã bắt 15 con voi đầu tiên này vào quân đội của mình, tiếp tục bổ sung thêm một số nữa khi đánh chiếm phần còn lại của Ba tư.
4. Kết quả trận chiến:
Nền văn minh Phương Tây theo bước chân chinh phạt của Alexander mà mở rộng sang phía Đông, tiến đến sát biên giới Ấn Độ.
Alexander vào thành Babylon và tự xưng là Đại đế mới của Ba Tư, truyền bá nền văn minh phương Tây đến Châu Á, áp đặt nền "cộng hòa", "dân chủ kiểu Hy Lạp" lên thể chế phong kiến vốn có của Châu Á. Bởi vì cuộc chinh phục của mình, người châu Âu sẽ không bao giờ trở thành nô lệ của một vị vua thần thánh, như ở Ba Tư hay Ai Cập.
Tướng cầm quân: Alexander Đại Đế(Macedonia) vs Hoàng đế Darius( Ba Tư).
Năm 331 BC Alexander nước Macedonia đã đánh bại Hoàng Đế Darius III của đế chế Ba Tư-Persia trong trận Gaugamela-một địa danh nằm ở phía Bắc nước Iraq ngày nay, nó cũng ko xa thành phố Arbela nên trận đánh này còn đưọc gọi là trận Arbela. Phe liên quân Macedonia-Hy Lạp có 40.000 bộ binh, 7000 kỵ binh còn phía quân Ba Tư đông gấp bội với 56.000 bộ binh, 35.000 kỵ binh, 200 chiến xa và 15 voi chiến. Kết quả đương nhiên Alexander vĩ đại đã giành chiến thắng chỉ với thiệt hại 3000 bộ binh + 1000 kỵ binh còn 100.000 quân Ba Tư gần như bị tiêu diệt toàn bộ số còn lại đều bị bắt hay bị thương.
2. Tình hình trước trận chiến
Alexander Đại đế được coi là người có những đóng góp lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại. Ông có tham vọng thống nhất phương Đông và phương Tây về một mối với khẩu hiệu "Tất cả trên thế gian đều là anh em" (World brotherhood of all men). Nhưng cái chết ở tuổi 33 khiến mơ ước của ông không bao giờ thành hiện thực
Alexander đã chiến thắng người Ba Tư hai lần trước trận Arbela này. Đó là trận chiến với 20000 kỵ binh Ba Tư ở sông Granicus và trận chiến với 20000 bộ binh Hy Lạp đánh thuê của vua Memnon xứ Rhodes. Sau khi chiến thắng, ông tha chết cho toàn bộ quân Ba Tư tù binh nhưng xử tử hết đám lính đánh thuê Hy Lạp, và gọi chúng là quân phản quốc. Sau cái chết của Philip, cha mình, Alexander hoàn toàn nắm toàn quyền trong tay, ông nắm giữ vùng Tiểu Á, sau đó hành quân xuống bờ biển Địa Trung Hải nghênh chiến với Hải quân Ba Tư. Alexander muốn làm sạch quân địch phía sau trước khi tiến quân nghênh chiến với bộ binh Ba Tư. Đây là cuộc chiến quyết định để "làm cỏ" toàn bộ đế quốc Ba Tư.
3. Diến biến:
Ngày 1/10/331 BC, Lúc mặt trời mọc, Alexander dẫn quân đội của mình chiếm lĩnh trận địa. Sau đó, ông dàn quân theo chiến thuật mà người Ba Tư chưa bao giờ được thấy trước đó: cho quân di chuyển theo hướng xiên về cánh phải. Cánh phải là đội quân xáp trận với quân Ba Tư trước tiên. Một đội hình bộ binh nhẹ che chắn phía trước. Để đẩy lui đợt tấn công của đội quân Ba Tư có số lượng áp đảo, Alexander cho bố trí kỵ binh và bộ binh bọc phía sau. Cánh quân này có thế di chuyển sang phải, trái hoặc lùi về phía sau khi cần, hỗ trợ cho cánh quân chủ lực bên phải.
Đội hình hình xiên của Alexander.
Bố trí của quân Ba Tư.
Darius nhận thấy rằng người Hy Lạp, trong khi di chuyển về phía trước, cũng di chuyển xa địa hình bố trí phục kích của quân Ba Tư. Để ngăn hướng di chuyển sẽ xé toang đội hình kỵ binh của mình, Darius điều kỵ binh nặng lên ứng chiến với cánh phải của Alexander. Sau đó, Darius tung chariot-chiến xa ngựa kéo ra ứng chiến.
Hai bên giao chiến.
Trong lúc đàn giao chiến với kỵ binh Ba Tư, Alexander điều các đơn vị bộ binh sang bên sườn đội hình, thọc vào đội hình quân Ba Tư. Quân Ba Tư cố gắng tấn công phá vòng vây, mở ta một khoảng cách phía trước đội hình của mình. Alexander nhận thấy khoảng cách. Ông đã tách quân, gồm một số hypaspist(bộ binh được trang bị giáp, khiên, kiếm hoặc giáo), và bốn tiểu đoàn bộ binh pha-lăng và đánh thẳng vào đội hình của Darius. Quân Ba Tư rối loạn vì đội hình chính diện tan vỡ. Darious tháo chạy. Nhưng cánh phải của quân Ba Tư, chọc thủng sườn trái quân Macedon và đánh vào doanh trại Macedon để mở đường máu cho Darius. Alexander chuyển quân về phía sau và tấn công. Quân Macedon đuổi theo tàn quân Ba Tư 35 dặm đường, giết hàng ngàn người.
Quân Ba Tư mở đường máu và rút chạy.
Nếu nhận xét về mặt chiến thuật quân sự thuần tuý đây đúng trận hay nhất trong lịch sử. Thay vì dàn quân thành hàng ngang như các tướng lĩnh đương thời thường làm, Alexander xếp quân thành hình cánh cung, ông dụ cho quân địch, vốn nhiều kỵ binh tiến lên trước đánh thọc sườn, 2 bên ông bố trí lính cầm thương chuyên chống kỵ mã để cầm chân quân địch. Sau đó Alexander dẫn đạo kỵ binh Macedonia cực kỳ thiện chiến xông thẳng vào vị trí Darius đang đứng. Đội hình Ba Tư lập tức rối loạn, họ tưởng rằng Alexander sẽ bối rối khi bị kỵ binh đánh thọc sườn và phải cho kỵ binh của mình hỗ trợ. Nhưng đằng này ông lại co cụm phòng thủ bằng giáo dài rồi bất ngờ vây đánh chủ tướng. Kết quả, đạo quân Ba Tư khổng lồ nhanh chóng tan rã, Hoàng Đế Darius bỏ chạy bán sống bán chết. Đây có lẽ là chiến thắng quan trọng nhất, huy hoàng nhất trong cuộc đời binh nghiệp vốn dĩ vô cùng vẻ vang của Alexander đại đế.
Trận này, quân Ba Tư có sự tham gia của 15 voi chiến, có thể nói đây là một trong những trận đánh đầu tiên trên thế giới của tượng binh. Nhưng 15 chú voi nay do di chuyển xa nên chỉ ra chiến trường... làm cảnh. Quân Macedon ban đầu cũng bối rối với tượng binh. Sau khi chiến thắng, Alexander đã bắt 15 con voi đầu tiên này vào quân đội của mình, tiếp tục bổ sung thêm một số nữa khi đánh chiếm phần còn lại của Ba tư.
4. Kết quả trận chiến:
Nền văn minh Phương Tây theo bước chân chinh phạt của Alexander mà mở rộng sang phía Đông, tiến đến sát biên giới Ấn Độ.
Alexander vào thành Babylon và tự xưng là Đại đế mới của Ba Tư, truyền bá nền văn minh phương Tây đến Châu Á, áp đặt nền "cộng hòa", "dân chủ kiểu Hy Lạp" lên thể chế phong kiến vốn có của Châu Á. Bởi vì cuộc chinh phục của mình, người châu Âu sẽ không bao giờ trở thành nô lệ của một vị vua thần thánh, như ở Ba Tư hay Ai Cập.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.