Cáo Sa Mạc

Chương 1

Mary Higgins Clark

18/09/2022

Hắn ngồi bất động trước máy truyền hình trong phòng 932 của khách sạn Biltmore. Chiếc đồng hồ báo thức reo vang lúc 6 giờ, nhưng hắn đã dậy từ lâu rồi. Chính làn gió thổi mạnh làm lay động các tấm cửa kính đã đánh thức hắn, lôi hắn ra khỏi giấc ngủ chập chờn.

Đã bắt đầu bản tin thời sự buổi sáng, nhưng hắn không vặn to âm thanh. Hắn không quan tâm đến tin tức, mà cũng chẳng để ý đến chương trình quan trọng khác. Hắn chỉ cần xem phần phỏng vấn thôi.

Hắn ngồi trên chiếc ghế cứng, bồn chồn hết tréo chân lại với nhau rồi lại duỗi ra. Hắn đã tắm rửa, cạo râu và mặc bộ áo quần bằng vải téc gan màu xanh, bộ áo quần mà hắn mặc khi đến khách sạn vào tối qua. Cứ nghĩ đến ngày trọng đại đang bắt đầu, tay hắn run run khi cạo râu, khiến lưỡi dao đã làm rách môi hắn. Chỗ rách vẫn còn rỉ máu, mùi máu mằn mặn trong miệng làm cho hắn buồn nôn.

Hắn rất ghê tởm máu.

Tối hôm qua, khi bước vào phòng tiếp khách của khách sạn, hắn cảm thấy người tiếp tân liếc mắt nhìn vào áo quần của hắn. Hắn đã cố tình đặt chiếc áo khoác trên tay để trông có vẻ bảnh bao hơn. Bộ quần áo hắn mặc còn mới, hắn phải dành dụm khá lâu mới may được. Thế nhưng anh chàng tiếp viên khách sạn vẫn xem hắn là loại dân nghèo anh ta hỏi hắn đã giữ phòng trước ở khách sạn chưa.

Hắn chưa bao giờ ở khách sạn, nhưng hắn biết rõ cách thức khi vào thuê phòng, hắn trả lời bằng giọng cộc lốc:

- Rồi, tôi đã báo giữ phòng rồi. - Anh chàng tiếp viên có vẻ ngần ngừ, sau khi nghe hắn cho biết hắn không có thẻ tín dụng và trả bằng tiền mặt, nụ cười châm biếm trên môi anh ta mới biến mất. Hắn nói:

- Tôi sẽ trả phòng vào sáng thứ Tư.

Giá phòng trong ba đêm mất hết một trăm bốn mươi đô-la, hắn chỉ còn lại ba mươi đô-la. Cũng vừa đủ chi tiêu trong mấy ngày, vì chắc chắn đến thứ tư hắn sẽ có tám mươi hai ngàn đô-la.

Khuôn mặt người thiếu phụ hiện ra chập chờn trước mắt hắn. Hắn nháy mắt để xua đuổi hình ảnh ấy đi, hình ảnh đôi mắt mở to sáng quắc cứ theo dõi hắn khắp nơi, dòm ngó hắn mãi không thôi.

Hắn thích uống thêm một tách cà phê nữa, mới sáng tinh mơ, hắn đã gọi bồi phòng, yêu cầu anh ta làm theo lời dặn dò của hắn. Người ta đã mang cà phê đến cho hắn. Cà phê còn một ít, nhưng hắn đã rửa tách đĩa, ly nước cam và súc bình cà phê, để khay trên nền nhà ngoài hành lang.

Mục quảng cáo trên tivi đã hết, hắn bỗng chồm người tới gần máy chú ý nhìn. Mục phỏng vấn bắt đầu, hắn quay nút âm thanh về phía phải.

Khuôn mặt quen thuộc của người thực hiện mục phỏng vấn Tom Brokaw hiện ra trên màn hình, bằng giọng trầm, rõ ràng, anh ta nói:

- Việc phục hồi án tử hình đã trở thành vấn đề nóng bỏng, gây nhiều tranh luận cho cả nước kể từ khi xảy ra chiến tranh ở Việt Nam. Đúng 52 giờ nữa, vào lúc 11 giờ 30 ngày 24 tháng Ba, sẽ diễn ra vụ hành quyết thứ 6 trong năm nay, tội nhân là Ronald Thompson, 19 tuổi, sẽ lên ghế điện. - Và đây là khách mời của chúng tôi...

Máy Camera quay qua hai nhân vật ngồi hai bên Tom Brokaw. Người đàn ông ngồi bên phải khoảng ngoài 30 tuổi, mái tóc màu xám tro đậm, hơi lòa xòa trước trán. Hai bàn tay đâu lại với nhau, mấy ngón tay xòe ra chỉa lên trên. Anh tựa cằm lên đầu mấy ngón tay, cặp lông mày rậm uốn cong trên đôi mắt xanh, khiến người ta nghĩ anh đang cầu nguyện.

Phía bên kia là một thiếu nữ, cô ngồi thẳng người trên ghế, búi tóc màu vàng mật sau gáy. Cô bặm chặt hai bàn tay để trên đầu gối, liếm ướt môi, và đưa tay hất mấy sợi tóc rơi trước trán.

Tom Brokaw nói:

- Vào lần xuất hiện trên màn hình trước đây, hai vị khách được mời của chúng ta đã trình bày rõ ràng quan điểm của họ về án tử hình rồi. Nhà báo Sharon Martin đồng thời cũng là tác giả cuốn sách bán chạy nhất: Trọng án tử hình. Còn Steve Peterson - chủ bút tạp chí Biến cố, là nhân vật được giới truyền thông đại chúng mến chuộng, ủng hộ việc thiết lập lại án tử hình trong nước.

Giọng anh rất sinh động, anh quay qua phía Steve:

- Thưa ông Peterson, xin phép được biết ý kiến ông trước. Sau khi đã thăm dò dư luận quần chúng về những vụ hành quyết vừa qua, ông có nghĩ rằng quan điểm của ông được mọi người ủng hộ không?



Steve nghiêng người tới trước, anh đáp, giọng rất bình tĩnh:

- Tôi hoàn toàn nghĩ thế.

Người dẫn chương trình quay qua vị khách kia:

- Còn cô, thưa cô Sharon Martin, ý kiến của cô ra sao?

Sharon từ từ quay mặt qua nhìn người hỏi, trông cô có vẻ mệt mỏi, suốt tháng vừa qua, cô làm việc mỗi ngày 20 giờ liền. Cô tiếp xúc với những nhân vật quan trọng - thượng nghị sĩ, dân biểu quốc hội, quan tòa, các nhân vật chủ chốt của các tổ chức từ thiện. Tổ chức nhữnng buổi hội thảo tại các trường đại học, ở các hội phụ nữ, thúc đẩy họ viết thư hay gởi điện tin đến chính quyền bang Connecticut để phản đối việc hành quyết Ronald Thompson. Cô đã gặt gái được nhiều kết quả khả quan, cô tin rằng thế nào chính quyền cũng xét lại quyết định của mình. Cô đang lựa lời để nói.

- Tôi nghĩ và tin rằng đất nước chúng ta đã đi thụt lùi vào thời trung cổ. - Cô cầm chồng báo bên cạnh đưa lên cao - Xin quý vị xem các hàng tít lớn trên báo chí sáng nay thì biết. Xin quý vị cứ phân tích cho kỹ thì biết! Rất khát máu! - Cô lật nhanh chồng báo vừa nói - Tờ này... cho rằng "Chính quyền Connecticut quyết dùng ghế điện", tờ kia thì "Mười tám tuổi phải chết vào thứ Tư", còn tờ này thì "Tên sát nhân không ngớt kêu oan". Tất cả các bài báo đều giống nhau, đều giật gân, bạo động. - Cô bặm môi lại.

Steve liếc mắt nhìn cô, hai người vừa được tin chính quyền từ chối không cho hoãn thi hành án tử hình của Thompson. Tin này làm cho Sharon đau đớn vô cùng. Nghe tin này mà cô không ngã bệnh thì cũng lạ thật. Đáng ra họ không nên đến dự buổi phát sóng hôm nay mới phải, quyết định của chính quyền đã làm cho sự hiện diện của Sharon trở thành vô ích, và chỉ có Chúa mới biết Steve có thích đến dự hay không. Thế nhưng chắc anh phải có ý kiến gì đấy.

- Tôi nghĩ rằng tất cả những người thành thật đều xót xa trước quyết định cương quyết phải áp dụng mức án tử hình - Anh nói - Nhưng xin quý vị đừng quên rằng không bao giờ người ta ra quyết định mà không xem xét kỹ lưỡng các trường hợp giảm khinh. Không có bản án tử hình nào "hoàn toàn vô cớ".

Brokaw bình tĩnh hỏi:

- Cô phải ông tin rằng trường hợp của Ronald Thompson đã được xem xét kỹ lưỡng vì hắn đã 17 tuổi khi phạm tội gϊếŧ người, nên không thể giao cho các tòa án trẻ con chứ gì?

Steve đáp:

- Đó là theo ý nghĩ của ông, còn tôi thì tôi không bàn gì về trường hợp của Thompson nữa, trường hợp này đã hoàn toàn dứt điểm rồi.

- Tôi hiểu nỗi khổ đau của ông, ông Peterson à, - Người dẫn chương trình nói - nhưng ông đã có quan điểm này nhiều năm... - Anh ta dừng lại một lát mới nói tiếp bằng giọng rất thản nhiên - Trước khi Ronald Thompson gϊếŧ vợ ông.

"Trước khi Ronald Thompson gϊếŧ vợ ông", câu nói ấy vẫn còn làm cho Steve khϊếp hãi. Sau hai năm rưỡi, mỗi khi nhắc đến cái chết của Nina là anh vẫn còn cảm thấy kinh hoàng, vì cái chết của vợ anh quá tàn nhẫn, chị đã bị một kẻ lạ mặt vào nhà, choàng chiếc khăn quàng quanh cổ dùng tay xiết mạnh làm cho chị ngộp thở đến chết.

Cố xua đuổi hình ảnh rùng rợn ấy ra khỏi tâm trí, anh nhìn thẳng phía trước, nói:

- Trước đây có một thời gian tôi hy vọng sẽ xóa bỏ hoàn toàn án tử hình trên đất nước chúng ta. Nhưng, như quý vị đã thấy đấy, ngay trước khi gia đình tôi gặp cảnh bi thảm, tôi đã chủ trương rằng nếu chúng ta muốn bảo vệ được quyền cơ bản nhất của con người... quyền tự do đi lại mà không lo sợ gì, quyền được sống tự do yên ổn trong nhà mình, thì chúng ta phải chặn đứng những kẻ bạo hành. Khốn thay, chúng ta chỉ có một cách duy nhất để chặn đứng hữu hiệu những kẻ sát nhân thôi: đó là phải mạnh tay đối xử với chúng như chúng đã đối xử với các nạn nhân. Nhờ vụ hành quyết đầu tiên cách nay hai năm mà số trường hợp gϊếŧ người đã giảm đáng kể trong các thành phố lớn trên đất nước chúng ta.

Sharon nghiêng người tới trước, thốt lên:

- Anh nói thế là quá máy móc. Anh có biết hầu hết 45% những vụ gϊếŧ người đều do các thanh niên chưa đầy 25 tuổi gây nên, mà phần lớn đã sống trong những gia đình tệ hại, đau khổ trước cảnh bố mẹ chia tay nhau không?

Vị khán giả cô đơn trong phòng 932 ở khách sạn Biltmore rời mắt khỏi Steve Peterson để nhìn sang người thiếu nữ. Chính cô ta đấy, là nhà văn mà người ta thấy cặp kè với Steve khắp nơi. Cô ta không giống vợ anh ấy, cô ta cao lớn hơn, thân hình mảnh khảnh, rắn rỏi như một vận động viên. Còn vợ của Steve thì lại nhỏ con, chị có bộ n9ực tròn trịa, mái tóc đen huyền uốn cong xõa xuống trán rất gợi cảm.



Cặp mắt của Sharon Martin nhắc hắn nhớ đến màu xanh của nước biển vào hôm hắn đi chơi biển mùa hè năm ngoái. Hắn nghe người ta nói đến bãi Jones Beach, nơi lý tưởng để gặp gỡ con gái, nhưng đối với hắn, chuyện này chẳng đi đến đâu. Cô gái hắn định ve vãn dưới nước ở đấy đã gọi "Bob", và thế là chỉ một phút sau, hắn thấy xuất hiện một anh chàng tiến đến hỏi hắn muốn làm trò gì. Hắn đành lên bãi, trải khăn lên cát, nằm nhìn ra đại dương. Màu nước biển xanh ngắt, màu xanh lung linh óng ánh. Hắn thích những đôi mắt có màu xanh nước biển như thế này.

Steve đã nói gì nhỉ? A! phải rồi, anh xót thương nạn nhân chứ không thương bọn gϊếŧ người, anh thương "những người không có phương tiện để tự vệ".

- Tôi cũng rất thương xót cho họ, - Cô đáp - nhưng không phân biệt người này hay người nọ. Anh nghĩ rằng những kẻ như Ronald Thompson lãnh bản án tù chung thân là đủ rồi hay sao? - Cô quên Tom Brokaw, quên máy quay phim đang chĩa vào mình, một lần nữa cô cố để thắng Steve - Tại sao anh có thể... anh là người rất nhân đức... là người đóng góp cho đời nhiều thành quả giá trị... lại muốn đóng vai Thượng đế? Tại sao có người cứ muốn đóng vai Thượng đế nhỉ?

Họ trở lại vấn đề tranh cãi như lần trước cách nay đã sáu tháng, lần ấy hai người đã gặp nhau ở đây, cũng để tham dự một buổi phát sóng như thế này. Cuối cùng, Tom Brokaw lên tiếng.

- Thời gian phát sóng của chúng ta đã hết, chúng ta có thể kết luận rằng, mặc dù các tội nhân đã nổi loạn phản đối trong các nhà tù, mặc dù sinh viên ở khắp nước đã biểu tình chống đối, nhưng, thưa ông Peterson, ông vẫn cương quyết giữ nguyên lập trường cho rằng những kẻ gϊếŧ người thì phải mang án tử hình?

- Tôi tin rằng vì nhiệm vụ cao cả đối với xã hội mà chính quyền có bổn phận phải che chở cho mọi người, bảo vệ quyền tự do thiêng liêng của cư dân trong xã hội. - Steve đáp.

- Còn cô, thưa cô Sharon Martin? - Brokaw quay qua hỏi cô.

- Tôi tin án tử hình là điều vô lý, không xứng đáng cho người trong xã hội văn minh. Tôi nghĩ là chúng ta nên có biện pháp ngăn ngừa xảy ra tội phạm, để bảo vệ an ninh cho gia đình và xã hội thì hơn. Chúng ta chỉ dùng hình phạt buộc họ lao động, lập ra những trung tâm lao động dành cho những kẻ phạm pháp, trả lương cho nhân viên canh giữ là được. Tôi tin là chúng ta nên làm thế để tôn trọng giá trị của cuộc sống đối với cá nhân như đối với xã hội.

Tom Brokaw vội vã kết luận:

- Thưa cô Sharon Martin, thưa ông Steve Peterson, xin cám ơn quý vị đã tham dự buổi truyền hình này. Hy vọng chúng ta sẽ có buổi phát sóng nữa trong những kỳ tới.

Máy truyền hình trong phòng 932 của khách sạn Biltmore tắt. Gã đàn ông vạm vỡ mặc áo quần kẻ ô vuông màu xanh ngồi yên trên ghế một hồi, mắt vẫn nhìn vào màn hình tối đen. Một lần nữa, hắn nghĩ đến kế hoạch hành động của hắn: trước hết là phải đem những tấm ảnh và cái va-li vào trong căn phòng bí mật ở Nhà Ga lớn Trung tâm 1, rồi sau đó sẽ dẫn Neil - đứa con trai của Steve Peterson - đến đó vào tối nay. Nhưng trước hết có một việc phải quyết định dứt khoát. Chiều nay, Sharon Martin sẽ có mặt ở nhà Steve. Cô có nhiệm vụ canh chừng Neil cho đến khi bố nó về nhà.

Hắn đã tính đến chuyện gϊếŧ cô ấy.

Nhưng có nên gϊếŧ cô ta không? Cô ta đẹp đấy.

Hắn nhớ lại đôi mắt của cô, đôi mắt màu xanh nước biển, bối rối, dịu dàng.

Hắn cảm thấy khi cô nhìn thẳng vào máy Camera, trông như cô đang nhìn hắn.

Trông như cô mời gọi hắn.

Có thể cô ta sẽ yêu hắn lắm chứ?

Nếu cô ta không yêu hắn, thì việc thanh toán cô ta cũng dễ thôi.

Hắn cứ nhốt cô ta vào căn phòng bí mật ở Nhà ga với thằng bé cho đến sáng thứ Tư là hay hơn hết.

Đến mười một giờ ba mươi hôm ấy khi quả bom nổ tung, Sharon Martin sẽ biến mất luôn, hắn sẽ khỏi lo sợ cái gì nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
Nguyên Tôn

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Cáo Sa Mạc

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook