Chương 119
Maximus
30/10/2014
“Mắt nai nhay nháy
Mắt xinh xinh
Tóc xõa ngang vai
Tóc xoăn dài
Bé con kiêu kì
Kiêu kì thế
Cho tim bồi hồi
Bồi hồi ghê…!”
—————————
Chẳng mấy chốc sau những ngày hè ảm đạm kể từ khi rời nhà nội trở về cái đất Sài Gòn này, ngày nhập học cũng đã đến. Tâm trạng của tôi hiện giở chả biết nên vui hay nên buồn, nó trống không, rỗng tuếch như quả bóng xì hơi, cũng bởi chân tôi vẫn còn mất cảm giác chưa đi được, suốt ngày ở nhà tôi chỉ biết lăn xe vòng quanh, hoặc ra đường khi người đã vắng hẳn, nếu lỡ gặp cái bọn mặt ngựa trong xóm thấy tôi như thế này chắc bị nó chọc hết ngẫng đầu lên được mất. Cho nên giờ đã đến lúc đi học lại tôi cứ lưỡng lự vừa háo hức, lại vừa lo sợ chẳng biết sẽ ra sao khi tôi đến trường, chắc là bị dìm cho chìm xuồng mất thôi.
-Thằng Phong đâu, trời gần sáng rồi có ra không thì bảo?
Tiếng ba của tôi vang vọng ngoài cửa nghe dợn sống lưng.
Cũng phải nói qua rằng, ba của tôi vì nghe tin tôi bị thương cặp giò nên đã xin nghỉ ở nhà một thời gian để trông chừng cho tôi. Nhưng trông chừng chỉ là một phần, thật ra là về đốc thúc cho tôi luyện gân cốt sớm ngày bình phục thì đúng hơn. Ngày nào cũng vậy cứ mỗi buổi sáng trưa chiều ông lại bắt tôi phải tập luyện, luyện đến khi mệt nhừ mới thôi, làm riết tôi đâm hoảng, muốn trốn lại sợ bàn tay sắt của ông nện phát chắc chết tươi nên phải y theo lệnh mà tuân. Nay thời gian nhập học đã đến, tôi mừng như mở cờ, ít ra cũng trốn được một buổi rèn chân vào buổi sáng, sướng gì đâu!
Tôi lật đật chuẩn bị đổ đạc rồi lăn xe ra ngoài, vừa mở cửa đã bị ông cốc phát vào đầu muốn tóe nước mắt:
-Chậm trễ thế, lại ngủ quên à?
-Đâu có đâu ba, đang bị cái chân mà!
-Đấy, đánh nhau cho cố sát vào!
-Được rồi mà ba, con đói rồi xuống ăn sáng đã!
Ông tặc lưỡi lườm vài phát làm tôi lạnh cả người rồi đẩy xe từ từ xuống mấy bậc thang cao tít dẫn xuống nhà dưới. Cứ xuống mỗi bậc thang, tôi phải cắn răng, nhắm mắt chịu sốc tung chảo một cái, cứ thế cho đến khi xuống đến bậc thang cuối cùng cả người tôi cứ lâng lâng, quay quay đến choáng cả mặt. Nhưng chịu thôi, dù gì mấy ngay này tôi cũng đã quen rồi mà, duy chỉ có một điều tôi vẫn chưa quen được, đó chính là sự xuất hiện của con nhỏ Nhung trong nhà.
Không sai, như lời ba tôi đã nói lúc trước, nhỏ Nhung sang năm 11 sẽ lên Sài Gòn học và ở nhà tôi một thời gian trước khi tìm được nhà trọ để dọn ra ngoài, đổi với ba tôi thì không hề gì, vì buổi tối ông ra ngoài võ đường của một người bạn dạy võ rồi ngủ luôn ở đó rồi, chỉ có mình tôi ở nhà với nhỏ Nhung thì làm sao mà tự nhiên sống được. nếu trước đây Hoàng Mai sống ở đây, tôi hoàn toàn thoải mái bởi hai đứa chẳng có gì phải giấu diếm cả, còn bây giờ là nhỏ Nhung, cứ mỗi lần muốn đi đâu tôi cứ thấy nhồn nhột như có ai đang dòm ngó, mất tự nhiên đến khó mà tả được.
-Con làm đồ ăn xong rồi, hôm nay vẫn là mì trứng, mọi người ăn đỡ nha!
Nhỏ khệ nệ bưng hai tô mì nghi ngút khói ra đặt trên bàn.
-Sao con không ăn luôn, Nhung?
-Dạ, chú Ba cứ ăn trước, lên lên thay đồ rồi xuống sau ạ?
Rồi nhỏ chạy lên cầu thang một mạch.
Cũng phải công nhận là nhỏ Nhung nấu ăn không tệ nếu không muốn nói là khá ngon. Nhất là mấy món miền Tây thì phải gọi là số dách. Còn nhớ khi hai chị em nhỏ Nhung lên nhà tôi vào dịp tết, nhỏ có nấu mấy món đơn giản như kho thịt thôi tôi đã ăn mê tít rồi, đúng là không gì bằng con gái biết nấu ăn, yêu ngay từ lần ăn đầu tiên luôn.
Ấy thế mà thời gian trôi qua, cho đến khi tôi và ba đã ăn xong tô mi sạch bách, nhỏ Nhung vẫn chưa thấy tăm hơi đâu. Ba tôi hoàn toàn bình thường, chẳng có chút biểu cảm gì, chỉ có riêng tôi là cực kì nôn nóng thôi. Bởi lẽ, năm nay chính là năm học đầu tiên trường tôi áp dụng đồng phục váy cho nữ sinh, đương nhiên là cho tất cả nữ sinh trong trường bao gồm tất cả các khối. Qua đó nhỏ Nhung mới vào trường cũng phải mặc đồng phục luôn cho bằng anh bằng chị vì nhỏ cũng học chung trường với tôi mà. Tuy nhiên chờ mãi chẳng thấy ra, tôi mới mượn cớ gần tới giờ học để đốc thúc nhỏ:
-Bà Nhung đâu rồi, gần tới giờ học rồi kia, ra nhanh đi!
-Ờ, biết rồi, chờ tý!
Chốc sau, nhỏ cũng rụt rè đi từng bước lê lết xuống cầu thang. Ấn tượng đầu tiên của tôi về bộ đồng phục là nó quá ư chững chạc. lấy tông màu xanh dương làm chủ đạo, váy đồng phục của trường tôi là váy thẳng chứ không sọc ca rô đỏ một cách đáng yêu như trường Nguyễn Hưu Thọ ngoài kia, do đó nó làm cho người mặc trông trưởng thành hẳn và nhất là với gương mặt sắc góc như của nhỏ Nhung, nhìn chẳng khác nhân viên công sở là bao.
Thấy tôi cứ tia hia nhìn mãi, nhỏ Nhung gượng gạo bật lại;
-Nè, nhìn gì? Chưa thấy người đẹp à?
-À thì thấy rồi, nhưng người đẹp như bà mặc váy thì lần đầu!
-Ê, tui hông giỡn à nghen!
-Thôi thôi, mấy đứa đi học lẹ đi kẻo trễ đó!
Ba tôi đứng dậy choàng chiếc áo khoác vào sửa soạn lên đường.
Trong thời gian sắp tới, ba tôi sẽ dùng xe chờ nhỏ Nhung đến trường để nhỏ quen không khí trước khi tự thân đi được. Còn tôi, tuy là phận thương binh nhưng chẳng bao giờ được ưu ái, nếu không có Lam Ngọc hứa sẽ chở tôi đi học thì chắc cũng chẳng biết nhờ ai nữa, thằng Toàn thì mắc chở bé Phương, còn thằng Khanh thì nhà khá xa coi như loại. Đã thế, từ nãy đến giờ ngồi ngoài cổng chờ Lam Ngọc đến mỏi cả cổ mà chẳng thấy nàng đâu. Nhỏ Nhung và ba tôi đã đi trước rồi, càng làm tôi thấy nôn nóng tột độ, dù sao tôi cũng muốn nhìn thấy Lam Ngọc mặc váy mà.
Chờ hoài một lúc, một bóng người mặc đồng phục trường tôi bỗng xuất hiện từ xa, cứ mỗi lúc nó càng đến gần tôi hơn. Lúc đầu tôi cũng không quan tâm lắm, dù gì con đường ngoài ngõ nhà tôi cũng có nhiều học sinh đi ngang mà, chỉ khi cái bóng đó dừng lại trước cổng nhà, tôi mới trố mắt:
-Ớ, mày à Toàn?
-Còn ai vào đây nữa?
-Lam Ngọc đâu?
-Mày chờ nhỏ Ngọc à, nhỏ không tới đâu, mới sáng nhỏ gọi cho tao nhờ đến đón mày lên trường giúp mà!
-Ẹc. thật à?
-Xì, tao biết tổng mày đang chờ xem nhỏ Ngọc mặc váy chứ gì, đừng giấu bố, con trai à?
-Uầy, thì thế!
-Hế hế, tao cũng muốn xem mà, thôi nhanh bố đỡ cho lên xe!
Phải khó khăn xoay sở muốn té vài bận tôi mới leo lên được chiếc xe leo núi cao nghêu của Toàn phởn. Đúng thật là sau khi đổi đồng phục, mức độ hưởng ứng của các nường lớn hẳn, dọc đường, đâu đâu cũng thấy nữ sinh mắc váy, xe đạp có, đạp điện có, khiến tôi phải lóa cả mắt lên choáng ngợp, mà nôm ai ai cũng xinh mới ghê, đúng là một làn gió mới cho năm học mới.
-Sao ku, thích con gái mặc váy hay thích con gái mặc áo dài?
Toàn phởn cười đểu nhướng mày nhìn tôi.
-Thì…chắc là mặc váy đẹp hơn?
-Chắc không?
-Chắc thế!
-Uầy, thiệt là tình cái bọn này!
-Sao thế, mày tiếc áo dài á?
-Ùi, sao mà…mấy tụi bây suy nghĩ…giống tao thế?
-Á sặc!!!
-Hế hế, tao cũng chờ em Phương của tao mặc váy thế nào, tại mày với nhỏ Ngọc mà sáng nay tao không được đón em Phương đó!
-Thì từ từ rồi cũng gặp mà, gấp gáp làm gì, cái thằng!
Rề rà một lúc ngắm gái, bọn tôi cũng đến trường. Quan cảnh đúng thật là bắt mắt với toàn bộ nữ sinh đều mặc váy ngắn đẹp đến mê hồn, tôi với thằng Toàn thí đều vẫn còn đứng giữa sân ngắm tiếp nếu không có sự xuất hiện của bé Phương từ đằng sau véo tai cả hai thằng xách ngược:
-Hai người hay quá ha, đứng ở đây ngắm cái gì đấy!
-Au da, Toàn đứng đây đợi Phương mà!
-Phải đó, anh với thằng Toàn đứng đây đợi em vào đó, hề hề!
-Hừm, cả hai người dẻo miệng như nhau!
Bé Phương phồng má chu mỏ lườm cả hai tụi tôi đúng kiểu đặc trưng từ đó đến giờ.
-Mà khoang, giờ mới để ý đó nghen! Ra đây cho Toàn ngắm cái nà!
Toàn phởn bỗng sáng rực cả mắt khi nhìn thấy bé Phương đang trong bộ đồng phục váy xinh xắn.
-Thôi, có gì đâu mà ngắm, từ sáng đến giờ đi đâu ai cũng nhìn ngại lắm!
-Hề hề, nhìn là phải rồi, bé Phương của Toàn mặc váy xinh thế kia mà!
-Xì, đừng có nói xạo, hông tin!
-Thôi thôi, hai người bớt tình cảm cái, để thằng Toàn cổng tui vào lớp đã muốn làm gì làm!
Chứng kiến cảnh hai đứa chọc ghẹo nhau trực tiếp trên lưng của thằng Toàn, tôi xốn mắt vô cùng, đang FA nên rất kị đi gần mấy cặp đôi thế này lắm, ấm ức không chịu nổi. Thế nên tôi vội thúc hông thằng Toàn vào lớp ngay để tránh nổ não mà chết tức. Nhưng đó không phải là nguyên nhân chính khiến tôi rối lên như vậy, các bạn hãy thử tưởng tượng xem, bạn bị thương một chỗ nào đó không thể đi lại được, nhờ một người khác cõng ở giữa chốn đông người, bọn họ nhìn bạn, ai nấy cũng đều cười bởn cợt như khinh thường, bạn sẽ cảm thấy thế nào, hẳn là rất ấm ức, khó chịu phải không, đó chính là cảm giác của tôi lúc này khi xung quanh ai ai cũng đều nhìn tôi với ánh mắt lạ lẫm rằng “thằng này bị gì mà bắt người ta cõng?”, “thằng này bị què chăng?”, Thằng này bị dị tật chăng?”. Nó khiến máu nóng trong người tôi cứ sôi sùng sục nhưng chẳng làm được gì ngoài nghiến răng chịu đựng cho đến khi vào lớp.
Lớp tôi vẫn vậy, vẫn chẳng thay đổi gì chỉ có khác là vị trí phòng học đã thay đổi, nó không còn nằm ở lầu 3 nữa mà đã chuyển xuống lầu 2 và tôi bây giờ đã là học sinh lớp 11. Ngồi vào vị trí của mình năm trước, tôi dõi mắt đánh một vòng quanh sát cả lớp, tất cả vẫn y như cũ, vẫn là mấy nhỏ con gái sáng nào cũng nói luyên thuyên um cả một góc lớp, hôm nay gặp lại các nường lại nói càng dữ dội hơn, cứ như câm mới nói được lại vậy. Nhưng khoang…
Một thằng con trai lạ hoắc bỗng dưng đi vào lớp tôi, chốc sau lại thêm một thằng nữa, ba thằng rồi bốn thằng, đếm tổng cộng lại là 15 thằng con trai trong lớp tính luôn cả tôi và đám thằng Toàn. Ngay cả bọn con gái cũng phải trố mắt trước những gì xảy ra trước mặt mình, cái đám con trai mới này là ai thế, vào kiếm gái đẹp hay sao, nhỏ Thu đâu rồi, Lam Ngọc đâu rồi vào làm việc cái đám này đi chứ, sao để nó vào lớp ngồi vậy.
-Ê Toàn, mày có quen cái đám này không?
Tôi bàng hoàng quay xuống hỏi Toàn phởn.
-Tao cũng không rành lắm, hình như đây là học sinh mới chuyển xuống lớp mình!
-Mới chuyển xuống á?
-Ừ, còn từ đâu chuyển về thì tao không biết, nhưng chắc chắn là có một số đứa thành tích xấu lớp mình sẽ chuyển đi để có chỗ trống cho cái bọn này!
-Uầy, sao chứ! Giờ Lam Ngọc còn chưa dzô nữa!
-Bà Ngọc à, không chừng hôm nay không đi học đâu!
Giật mình bởi câu nói của thằng Toàn, tôi lại hốt hoảng quay xuống:
-Mày nói cái gì, không đi học á?
-Ừ, chắc vậy! Lúc sáng tao hỏi hôm nay có đi học hay không mà sao không rướt mày, nhỏ bảo không biết!
-Sặc…! Hôm nay là ngay gì sao mà xúi quẩy thế này?
-Chịu khó đi con trai, thôi bố làm việc tiếp nhé!
Nó lại tiếp tục tâm tình với bé Phương để mặc cho tôi nằm dài ường, chán ngây trên bàn mà chẳng có ai ngồi cạnh, thằng quỷ Khanh khờ giờ này cũng dong theo nhỏ Kiều ẹo mất tiêu rồi, còn mấy thằng mới toanh kia thằng nào thắng nấy đều có bạn ngồi chung cả, dường như bọn nó học chung lớp hay sao ấy, nhìn cung cách nói chuyện cứ như quen nhau lâu rồi, thậm chí còn có vài thằng bạo gan sáp lại ngồi chung với các nường lớp tôi nữa, ấy thế mà mấy nhỏ này thích mới ghê, kiểu như thiếu hơi trai lâu rồi vậy. Tự dưng giữa khung cảnh nhộn nhịp đó, tôi lại nghĩ tới Ngọc Lan…
Nếu bây giờ có nàng ở đây chắc vui lắm, thế nào tôi cũng sẽ bị nàng chọc ghẹo khi nằm dài ường trên bàn thế này thôi. Ngay cả mấy thằng mới vào này nữa, chắc chắn cả thẩy sẽ phải đổ gục trước đôi mắt xanh biếc đó, đôi mắt không biết buồn…Nhưng giờ thì dãy bàn chỗ nàng đã được thay vào là một đám con trai cười nói quậy phá chí chóe làm nỗi buồn trong lòng tôi đã đau nay lại càng đau hơn gấp mấy lần.
“Chéri à, em bây giờ đang làm gì bên đó vậy?”
Chờ mãi rồi cũng đến tiết sinh hoạt đầu khóa.
Hôm nay chúng tôi sẽ gặp giáo viên chủ nhiệm của mình và sắp xếp lại chỗ ngồi, cũng như ban cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi kì này là một thầy giáo dạy Toán, môn học tôi ngán ngẫm nhất, như thế tôi sẽ không được làm học trò cưng như hồi lớp 10 của cô Thanh nữa. Tuy nhiên, điều đó không phải là điều tôi lo nhất, vì cho đến giờ này, tôi chẳng thấy Lam Ngọc đâu cả, nếu như thế có thể chức lớp trưởng sẽ vào tay người khác, vào tay bọn con gái lớp tôi thì chẳng nói gì, còn nếu vào tay bọn con trai kia đó mới là đều đáng lo nhất, chẳng biết bọn nó sẽ biến cái lớp này thành gì nữa.
-Ê, ai thập thò ngoài cửa kìa! Sao giống Lam Ngọc thế?
-Đâu, có thấy ai đâu?
-Đó, đang lấp ló đó!
-À thấy rồi, giống Lam Ngọc ghê!
Giật mình bởi những tiếng bàn tán xôn xao, tôi tia mắt ra ngoài cửa lớp nơi được cho là có hiện tượng đặc biệt. Quả thật nhìn được một lúc, tôi bỗng phát hiện ra một cái bóng con gái đang lấp ló. Nhìn kĩ một chút, cái bóng đó hình như đang mặc đồng phục váy của trường tôi, nhìn kĩ thêm chút nữa, đôi má mủm mĩm quen thuộc chợt hiện lên và chỉ khi nhìn thật kĩ qua cái khe cửa bí té kia, tôi mới giật thót rằng Lam Ngọc đang đứng rụt rè ngoài đó, trong bộ đồng phục váy mà chẳng dám bước vào.
-Ngọc, vào đi! Đứng ngoài đó làm gì?
-Gần bắt đầu sinh hoạt rồi đó!
Trong khi cả đám con gái đang the thé hối thúc Lam Ngọc vào lớp thì mấy thằng con trai kia lại tăm tia nhăn sắc của nàng qua những cử chỉ vuốt cằm gật gù trông phát bực. Nhưng tôi cũng chẳng để tâm đến bọn đấy lắm, bây giờ tôi chỉ muốn Lam Ngọc vào lớp vào trình làng bộ đồng phục tinh tươm của nàng thôi
Và rồi, sau một hồi lưỡng lự, Lam Ngọc cũng quyết định vào lớp, chỉ mới vừa xuất hiện, cả lớp đã ộ lên một cách thích thú khi thấy Lam Ngọc trong bộ váy ngắn đang ngượng ngùng bước vào lớp. Nhưng kì thực, nàng mặc váy đẹp quá, vượt xa sức tưởng tượng của tôi lúc đầu. Cứ tưởng nàng sẽ giống một nhân viên công sở y như bé Phương nhưng chính số 87 đã phá băng hình tượng đó và thay vào là một thiếu nữ trẻ trung, xinh xắn với đôi má hây hây làm nền cho những lọn tóc mai buông dài huyễn hoặc.
Lam Ngọc đi một bước, bọn nọ lại ộ lên một tiếng, nàng đi nhanh bước, bọn nó lại ộ một tràng làm cho nàng bối rối chẳng biết mình phải làm gì cứ đứng khựng trước cả lớp mà chẳng biết neo đậu ở đâu. Cuối cùng nàng đành phải hạ cánh vào một cái bàn trống gần đó để không làm tậm điểm của cả lớp nữa. Nhưng khổ nổi bàn đó đã có một người ngồi trước, lại là 1 trong số những thằng con trai mới đến ở đây, khỏi phải nói khi được Lam Ngọc ngồi cạnh mặt nó phởn ra thấy rõ liền tìm cách bắt chuyện ngay trong cái nhìn đầu tiên.
Xét về mặt tiền, nôm mặt mũi thằng này cũng sáng sủa, bảnh bao và nhất là cái miệng của nó lúc nào cũng ba hoa, tíu tít với Lam Ngọc làm tôi thấy ngứa ngấy vô cùng. Đã thế chẳng hiểu sao Lam Ngọc lại cười tự nhiên với nó, cứ như đã quen biết trước rồi vậy. “Nhưng Ngọc ơi, Ngọc có biết làm như thế này, máu nóng trong người Phong nó cứ sôi sùng sục không hả?” Nhìn thấy thế, thật là muốn tọng vào cái bản mặt công tử của thằng đó một đấm cho hạ dạ chứ chẳng chơi.
-Ề mày Phong, quay lên kìa ông thầy đang nhìn mày đó!
Tôi nhìn lên bảng và chợt giật thót khi ông thầy chủ nhiệm đã nhìn tôi chăm chăm từ lúc nào, và thế là tôi phải ngậm ngùi quay lên trước mặt để nghe cho trọng tiết sinh hoạt hôm nay nếu không muốn bị để ý và có tên trong danh sách đen của ổng.
Hắn giọng vài tiếng, ông thầy bắt đầu tiết sinh hoạt:
-Chào các em, thầy xin phép được tự giới thiệu thầy tên là Tuấn dạy môn toán, sau này sẽ là giáo viên chủ nhiệm của các em trong suốt năm học này!
Vừa dứt câu, một tràn pháo tay theo tinh thần hưởng ứng được chúng tôi sướng lên nghe rộ cả một lớp. Sau đó, thầy Tuấn bắt đầu nói tiếp:
-Đầu tiên thì thầy sẽ thông báo với em một thông tin mà chắc các em cũng đang thắc mắc! Các bạn nam mới trong lớp ta là từ A5 chuyển lên và một số từ A3 chuyển xuống, cho nên lớp chúng ta cố gắng hòa đồng với các bạn mới nhé!
-Dạ…!
Bọn con trai tụi tôi thì mở miệng một cách ỉu xìu, chỉ có bọn con gái mới nhiệt liệt hưởng ứng cái đám choai choai ấy thôi. Mà tôi không ngại cái bọn A5 lắm, vì bọn chung cũng đã từng qua lớp tôi giao lưu trong dịp trại hè vừa rồi nên cũng có chút hữu nghị, duy chỉ có bọn A3 lúc nào cũng là kịnh địch kèo trên của lớp tôi nên tôi khác là có ác cảm với tụi nó.
-Thôi được rồi, bây giờ là đến phần bầu ban cán sự mới nhé! Những ban cán sự cũ năm trước đứng lên để thầy biết nào!
Ngay lập tức lớp trưởng Lam Ngọc, lớp phó lao động Thu, lớp phó học tập Toàn phởn và cả các cán sự bộ môn năm cũ đều đồng loạt đứng dậy, nhưng chỉ riêng cán sự anh văn là tôi không thể đứng lên được. Điều đó sớm bị thầy Tuấn phát hiện ra:
-Cán sự lớp anh văn đâu rồi, hôm nay có đi học không?
-Dạ có ạ?
-Sao em không đứng lên để thầy biết?
-Dạ, em đứng không được!
-Sao lại không đứng được, em có chân không?
-Dạ, nhưng chân em không đứng được!
-Thầy hỏi lại, sao lại không đứng được?
-Chân em bị thương…
-Đâu cho thầy coi – ông đùng đùng chạy xuống chỗ tôi – đôi chân lành lặn thế này mà bị thương gì, trả treo với tôi à?
-Nhưng chân em bị…
Thực lòng thì tôi chẳng muốn nói chút nào những từ đáng ghét đó, kể từ khi biết mình bị đôi chân đến nay tôi đã thề sẽ không nhắc đến hai từ đó tới trừ khi tôi đã lâm vào bước tuyệt vọng nhất, không thể cứu chữa, nhưng giờ đây thầy chủ nhiêm đang đứng trước mặt tôi, vẻ mặt hơi cáu gắt vì lầm tưởng tôi đang bởn cợt, thế cho nên cách duy nhất lúc này chỉ là im lặng chịu trận mà thôi.
-Em tên gì?
Thầy Tuấn bỗng trầm giọng nhíu mày nhìn tôi đăm đăm.
-Dạ, em tên Phong?
-Thôi được, thầy sẽ ghi tên em vào sổ đầu bài!
-Khoang đã, thầy?
Lam Ngọc bỗng lớn giọng gọi giật.
-Em là ban cán sự năm trước à?
-Dạ, em là lớp trưởng năm trước! Chân của bạn Phong bị liệt ạ, không đứng lên được!
-Phải đó thầy, sáng này em cõng bạn ấy đi học mà!
-Thật thế à Phong?
Thầy chuyển sang nhìn tôi nhíu mày.
-Dạ…
-Hừm…có thế mà sao không nói được chứ? Thôi chúng ta tiếp tục buổi bầu chọn ban cán sự nào!
Thầy lại quay bước trở lại bục giảng cũng nhanh như xuống chỗ tôi lúc nãy vậy.
Quả thật là tôi chẳng có can đảm để nói rằng chân mình bị liệt tại thời điểm đó, với tôi nó là một nỗi ám ảnh, một nổi kinh hoàng lớn nhất trong cuộc đời tôi mắc phải. Chắc chắn sẽ có những người bảo tôi cứng đầu, bảo thủ nhưng tôi lúc đó là vậy, nóng nảy, cọc cằn và cực kì háo thắng…
Mắt xinh xinh
Tóc xõa ngang vai
Tóc xoăn dài
Bé con kiêu kì
Kiêu kì thế
Cho tim bồi hồi
Bồi hồi ghê…!”
—————————
Chẳng mấy chốc sau những ngày hè ảm đạm kể từ khi rời nhà nội trở về cái đất Sài Gòn này, ngày nhập học cũng đã đến. Tâm trạng của tôi hiện giở chả biết nên vui hay nên buồn, nó trống không, rỗng tuếch như quả bóng xì hơi, cũng bởi chân tôi vẫn còn mất cảm giác chưa đi được, suốt ngày ở nhà tôi chỉ biết lăn xe vòng quanh, hoặc ra đường khi người đã vắng hẳn, nếu lỡ gặp cái bọn mặt ngựa trong xóm thấy tôi như thế này chắc bị nó chọc hết ngẫng đầu lên được mất. Cho nên giờ đã đến lúc đi học lại tôi cứ lưỡng lự vừa háo hức, lại vừa lo sợ chẳng biết sẽ ra sao khi tôi đến trường, chắc là bị dìm cho chìm xuồng mất thôi.
-Thằng Phong đâu, trời gần sáng rồi có ra không thì bảo?
Tiếng ba của tôi vang vọng ngoài cửa nghe dợn sống lưng.
Cũng phải nói qua rằng, ba của tôi vì nghe tin tôi bị thương cặp giò nên đã xin nghỉ ở nhà một thời gian để trông chừng cho tôi. Nhưng trông chừng chỉ là một phần, thật ra là về đốc thúc cho tôi luyện gân cốt sớm ngày bình phục thì đúng hơn. Ngày nào cũng vậy cứ mỗi buổi sáng trưa chiều ông lại bắt tôi phải tập luyện, luyện đến khi mệt nhừ mới thôi, làm riết tôi đâm hoảng, muốn trốn lại sợ bàn tay sắt của ông nện phát chắc chết tươi nên phải y theo lệnh mà tuân. Nay thời gian nhập học đã đến, tôi mừng như mở cờ, ít ra cũng trốn được một buổi rèn chân vào buổi sáng, sướng gì đâu!
Tôi lật đật chuẩn bị đổ đạc rồi lăn xe ra ngoài, vừa mở cửa đã bị ông cốc phát vào đầu muốn tóe nước mắt:
-Chậm trễ thế, lại ngủ quên à?
-Đâu có đâu ba, đang bị cái chân mà!
-Đấy, đánh nhau cho cố sát vào!
-Được rồi mà ba, con đói rồi xuống ăn sáng đã!
Ông tặc lưỡi lườm vài phát làm tôi lạnh cả người rồi đẩy xe từ từ xuống mấy bậc thang cao tít dẫn xuống nhà dưới. Cứ xuống mỗi bậc thang, tôi phải cắn răng, nhắm mắt chịu sốc tung chảo một cái, cứ thế cho đến khi xuống đến bậc thang cuối cùng cả người tôi cứ lâng lâng, quay quay đến choáng cả mặt. Nhưng chịu thôi, dù gì mấy ngay này tôi cũng đã quen rồi mà, duy chỉ có một điều tôi vẫn chưa quen được, đó chính là sự xuất hiện của con nhỏ Nhung trong nhà.
Không sai, như lời ba tôi đã nói lúc trước, nhỏ Nhung sang năm 11 sẽ lên Sài Gòn học và ở nhà tôi một thời gian trước khi tìm được nhà trọ để dọn ra ngoài, đổi với ba tôi thì không hề gì, vì buổi tối ông ra ngoài võ đường của một người bạn dạy võ rồi ngủ luôn ở đó rồi, chỉ có mình tôi ở nhà với nhỏ Nhung thì làm sao mà tự nhiên sống được. nếu trước đây Hoàng Mai sống ở đây, tôi hoàn toàn thoải mái bởi hai đứa chẳng có gì phải giấu diếm cả, còn bây giờ là nhỏ Nhung, cứ mỗi lần muốn đi đâu tôi cứ thấy nhồn nhột như có ai đang dòm ngó, mất tự nhiên đến khó mà tả được.
-Con làm đồ ăn xong rồi, hôm nay vẫn là mì trứng, mọi người ăn đỡ nha!
Nhỏ khệ nệ bưng hai tô mì nghi ngút khói ra đặt trên bàn.
-Sao con không ăn luôn, Nhung?
-Dạ, chú Ba cứ ăn trước, lên lên thay đồ rồi xuống sau ạ?
Rồi nhỏ chạy lên cầu thang một mạch.
Cũng phải công nhận là nhỏ Nhung nấu ăn không tệ nếu không muốn nói là khá ngon. Nhất là mấy món miền Tây thì phải gọi là số dách. Còn nhớ khi hai chị em nhỏ Nhung lên nhà tôi vào dịp tết, nhỏ có nấu mấy món đơn giản như kho thịt thôi tôi đã ăn mê tít rồi, đúng là không gì bằng con gái biết nấu ăn, yêu ngay từ lần ăn đầu tiên luôn.
Ấy thế mà thời gian trôi qua, cho đến khi tôi và ba đã ăn xong tô mi sạch bách, nhỏ Nhung vẫn chưa thấy tăm hơi đâu. Ba tôi hoàn toàn bình thường, chẳng có chút biểu cảm gì, chỉ có riêng tôi là cực kì nôn nóng thôi. Bởi lẽ, năm nay chính là năm học đầu tiên trường tôi áp dụng đồng phục váy cho nữ sinh, đương nhiên là cho tất cả nữ sinh trong trường bao gồm tất cả các khối. Qua đó nhỏ Nhung mới vào trường cũng phải mặc đồng phục luôn cho bằng anh bằng chị vì nhỏ cũng học chung trường với tôi mà. Tuy nhiên chờ mãi chẳng thấy ra, tôi mới mượn cớ gần tới giờ học để đốc thúc nhỏ:
-Bà Nhung đâu rồi, gần tới giờ học rồi kia, ra nhanh đi!
-Ờ, biết rồi, chờ tý!
Chốc sau, nhỏ cũng rụt rè đi từng bước lê lết xuống cầu thang. Ấn tượng đầu tiên của tôi về bộ đồng phục là nó quá ư chững chạc. lấy tông màu xanh dương làm chủ đạo, váy đồng phục của trường tôi là váy thẳng chứ không sọc ca rô đỏ một cách đáng yêu như trường Nguyễn Hưu Thọ ngoài kia, do đó nó làm cho người mặc trông trưởng thành hẳn và nhất là với gương mặt sắc góc như của nhỏ Nhung, nhìn chẳng khác nhân viên công sở là bao.
Thấy tôi cứ tia hia nhìn mãi, nhỏ Nhung gượng gạo bật lại;
-Nè, nhìn gì? Chưa thấy người đẹp à?
-À thì thấy rồi, nhưng người đẹp như bà mặc váy thì lần đầu!
-Ê, tui hông giỡn à nghen!
-Thôi thôi, mấy đứa đi học lẹ đi kẻo trễ đó!
Ba tôi đứng dậy choàng chiếc áo khoác vào sửa soạn lên đường.
Trong thời gian sắp tới, ba tôi sẽ dùng xe chờ nhỏ Nhung đến trường để nhỏ quen không khí trước khi tự thân đi được. Còn tôi, tuy là phận thương binh nhưng chẳng bao giờ được ưu ái, nếu không có Lam Ngọc hứa sẽ chở tôi đi học thì chắc cũng chẳng biết nhờ ai nữa, thằng Toàn thì mắc chở bé Phương, còn thằng Khanh thì nhà khá xa coi như loại. Đã thế, từ nãy đến giờ ngồi ngoài cổng chờ Lam Ngọc đến mỏi cả cổ mà chẳng thấy nàng đâu. Nhỏ Nhung và ba tôi đã đi trước rồi, càng làm tôi thấy nôn nóng tột độ, dù sao tôi cũng muốn nhìn thấy Lam Ngọc mặc váy mà.
Chờ hoài một lúc, một bóng người mặc đồng phục trường tôi bỗng xuất hiện từ xa, cứ mỗi lúc nó càng đến gần tôi hơn. Lúc đầu tôi cũng không quan tâm lắm, dù gì con đường ngoài ngõ nhà tôi cũng có nhiều học sinh đi ngang mà, chỉ khi cái bóng đó dừng lại trước cổng nhà, tôi mới trố mắt:
-Ớ, mày à Toàn?
-Còn ai vào đây nữa?
-Lam Ngọc đâu?
-Mày chờ nhỏ Ngọc à, nhỏ không tới đâu, mới sáng nhỏ gọi cho tao nhờ đến đón mày lên trường giúp mà!
-Ẹc. thật à?
-Xì, tao biết tổng mày đang chờ xem nhỏ Ngọc mặc váy chứ gì, đừng giấu bố, con trai à?
-Uầy, thì thế!
-Hế hế, tao cũng muốn xem mà, thôi nhanh bố đỡ cho lên xe!
Phải khó khăn xoay sở muốn té vài bận tôi mới leo lên được chiếc xe leo núi cao nghêu của Toàn phởn. Đúng thật là sau khi đổi đồng phục, mức độ hưởng ứng của các nường lớn hẳn, dọc đường, đâu đâu cũng thấy nữ sinh mắc váy, xe đạp có, đạp điện có, khiến tôi phải lóa cả mắt lên choáng ngợp, mà nôm ai ai cũng xinh mới ghê, đúng là một làn gió mới cho năm học mới.
-Sao ku, thích con gái mặc váy hay thích con gái mặc áo dài?
Toàn phởn cười đểu nhướng mày nhìn tôi.
-Thì…chắc là mặc váy đẹp hơn?
-Chắc không?
-Chắc thế!
-Uầy, thiệt là tình cái bọn này!
-Sao thế, mày tiếc áo dài á?
-Ùi, sao mà…mấy tụi bây suy nghĩ…giống tao thế?
-Á sặc!!!
-Hế hế, tao cũng chờ em Phương của tao mặc váy thế nào, tại mày với nhỏ Ngọc mà sáng nay tao không được đón em Phương đó!
-Thì từ từ rồi cũng gặp mà, gấp gáp làm gì, cái thằng!
Rề rà một lúc ngắm gái, bọn tôi cũng đến trường. Quan cảnh đúng thật là bắt mắt với toàn bộ nữ sinh đều mặc váy ngắn đẹp đến mê hồn, tôi với thằng Toàn thí đều vẫn còn đứng giữa sân ngắm tiếp nếu không có sự xuất hiện của bé Phương từ đằng sau véo tai cả hai thằng xách ngược:
-Hai người hay quá ha, đứng ở đây ngắm cái gì đấy!
-Au da, Toàn đứng đây đợi Phương mà!
-Phải đó, anh với thằng Toàn đứng đây đợi em vào đó, hề hề!
-Hừm, cả hai người dẻo miệng như nhau!
Bé Phương phồng má chu mỏ lườm cả hai tụi tôi đúng kiểu đặc trưng từ đó đến giờ.
-Mà khoang, giờ mới để ý đó nghen! Ra đây cho Toàn ngắm cái nà!
Toàn phởn bỗng sáng rực cả mắt khi nhìn thấy bé Phương đang trong bộ đồng phục váy xinh xắn.
-Thôi, có gì đâu mà ngắm, từ sáng đến giờ đi đâu ai cũng nhìn ngại lắm!
-Hề hề, nhìn là phải rồi, bé Phương của Toàn mặc váy xinh thế kia mà!
-Xì, đừng có nói xạo, hông tin!
-Thôi thôi, hai người bớt tình cảm cái, để thằng Toàn cổng tui vào lớp đã muốn làm gì làm!
Chứng kiến cảnh hai đứa chọc ghẹo nhau trực tiếp trên lưng của thằng Toàn, tôi xốn mắt vô cùng, đang FA nên rất kị đi gần mấy cặp đôi thế này lắm, ấm ức không chịu nổi. Thế nên tôi vội thúc hông thằng Toàn vào lớp ngay để tránh nổ não mà chết tức. Nhưng đó không phải là nguyên nhân chính khiến tôi rối lên như vậy, các bạn hãy thử tưởng tượng xem, bạn bị thương một chỗ nào đó không thể đi lại được, nhờ một người khác cõng ở giữa chốn đông người, bọn họ nhìn bạn, ai nấy cũng đều cười bởn cợt như khinh thường, bạn sẽ cảm thấy thế nào, hẳn là rất ấm ức, khó chịu phải không, đó chính là cảm giác của tôi lúc này khi xung quanh ai ai cũng đều nhìn tôi với ánh mắt lạ lẫm rằng “thằng này bị gì mà bắt người ta cõng?”, “thằng này bị què chăng?”, Thằng này bị dị tật chăng?”. Nó khiến máu nóng trong người tôi cứ sôi sùng sục nhưng chẳng làm được gì ngoài nghiến răng chịu đựng cho đến khi vào lớp.
Lớp tôi vẫn vậy, vẫn chẳng thay đổi gì chỉ có khác là vị trí phòng học đã thay đổi, nó không còn nằm ở lầu 3 nữa mà đã chuyển xuống lầu 2 và tôi bây giờ đã là học sinh lớp 11. Ngồi vào vị trí của mình năm trước, tôi dõi mắt đánh một vòng quanh sát cả lớp, tất cả vẫn y như cũ, vẫn là mấy nhỏ con gái sáng nào cũng nói luyên thuyên um cả một góc lớp, hôm nay gặp lại các nường lại nói càng dữ dội hơn, cứ như câm mới nói được lại vậy. Nhưng khoang…
Một thằng con trai lạ hoắc bỗng dưng đi vào lớp tôi, chốc sau lại thêm một thằng nữa, ba thằng rồi bốn thằng, đếm tổng cộng lại là 15 thằng con trai trong lớp tính luôn cả tôi và đám thằng Toàn. Ngay cả bọn con gái cũng phải trố mắt trước những gì xảy ra trước mặt mình, cái đám con trai mới này là ai thế, vào kiếm gái đẹp hay sao, nhỏ Thu đâu rồi, Lam Ngọc đâu rồi vào làm việc cái đám này đi chứ, sao để nó vào lớp ngồi vậy.
-Ê Toàn, mày có quen cái đám này không?
Tôi bàng hoàng quay xuống hỏi Toàn phởn.
-Tao cũng không rành lắm, hình như đây là học sinh mới chuyển xuống lớp mình!
-Mới chuyển xuống á?
-Ừ, còn từ đâu chuyển về thì tao không biết, nhưng chắc chắn là có một số đứa thành tích xấu lớp mình sẽ chuyển đi để có chỗ trống cho cái bọn này!
-Uầy, sao chứ! Giờ Lam Ngọc còn chưa dzô nữa!
-Bà Ngọc à, không chừng hôm nay không đi học đâu!
Giật mình bởi câu nói của thằng Toàn, tôi lại hốt hoảng quay xuống:
-Mày nói cái gì, không đi học á?
-Ừ, chắc vậy! Lúc sáng tao hỏi hôm nay có đi học hay không mà sao không rướt mày, nhỏ bảo không biết!
-Sặc…! Hôm nay là ngay gì sao mà xúi quẩy thế này?
-Chịu khó đi con trai, thôi bố làm việc tiếp nhé!
Nó lại tiếp tục tâm tình với bé Phương để mặc cho tôi nằm dài ường, chán ngây trên bàn mà chẳng có ai ngồi cạnh, thằng quỷ Khanh khờ giờ này cũng dong theo nhỏ Kiều ẹo mất tiêu rồi, còn mấy thằng mới toanh kia thằng nào thắng nấy đều có bạn ngồi chung cả, dường như bọn nó học chung lớp hay sao ấy, nhìn cung cách nói chuyện cứ như quen nhau lâu rồi, thậm chí còn có vài thằng bạo gan sáp lại ngồi chung với các nường lớp tôi nữa, ấy thế mà mấy nhỏ này thích mới ghê, kiểu như thiếu hơi trai lâu rồi vậy. Tự dưng giữa khung cảnh nhộn nhịp đó, tôi lại nghĩ tới Ngọc Lan…
Nếu bây giờ có nàng ở đây chắc vui lắm, thế nào tôi cũng sẽ bị nàng chọc ghẹo khi nằm dài ường trên bàn thế này thôi. Ngay cả mấy thằng mới vào này nữa, chắc chắn cả thẩy sẽ phải đổ gục trước đôi mắt xanh biếc đó, đôi mắt không biết buồn…Nhưng giờ thì dãy bàn chỗ nàng đã được thay vào là một đám con trai cười nói quậy phá chí chóe làm nỗi buồn trong lòng tôi đã đau nay lại càng đau hơn gấp mấy lần.
“Chéri à, em bây giờ đang làm gì bên đó vậy?”
Chờ mãi rồi cũng đến tiết sinh hoạt đầu khóa.
Hôm nay chúng tôi sẽ gặp giáo viên chủ nhiệm của mình và sắp xếp lại chỗ ngồi, cũng như ban cán sự lớp. Giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi kì này là một thầy giáo dạy Toán, môn học tôi ngán ngẫm nhất, như thế tôi sẽ không được làm học trò cưng như hồi lớp 10 của cô Thanh nữa. Tuy nhiên, điều đó không phải là điều tôi lo nhất, vì cho đến giờ này, tôi chẳng thấy Lam Ngọc đâu cả, nếu như thế có thể chức lớp trưởng sẽ vào tay người khác, vào tay bọn con gái lớp tôi thì chẳng nói gì, còn nếu vào tay bọn con trai kia đó mới là đều đáng lo nhất, chẳng biết bọn nó sẽ biến cái lớp này thành gì nữa.
-Ê, ai thập thò ngoài cửa kìa! Sao giống Lam Ngọc thế?
-Đâu, có thấy ai đâu?
-Đó, đang lấp ló đó!
-À thấy rồi, giống Lam Ngọc ghê!
Giật mình bởi những tiếng bàn tán xôn xao, tôi tia mắt ra ngoài cửa lớp nơi được cho là có hiện tượng đặc biệt. Quả thật nhìn được một lúc, tôi bỗng phát hiện ra một cái bóng con gái đang lấp ló. Nhìn kĩ một chút, cái bóng đó hình như đang mặc đồng phục váy của trường tôi, nhìn kĩ thêm chút nữa, đôi má mủm mĩm quen thuộc chợt hiện lên và chỉ khi nhìn thật kĩ qua cái khe cửa bí té kia, tôi mới giật thót rằng Lam Ngọc đang đứng rụt rè ngoài đó, trong bộ đồng phục váy mà chẳng dám bước vào.
-Ngọc, vào đi! Đứng ngoài đó làm gì?
-Gần bắt đầu sinh hoạt rồi đó!
Trong khi cả đám con gái đang the thé hối thúc Lam Ngọc vào lớp thì mấy thằng con trai kia lại tăm tia nhăn sắc của nàng qua những cử chỉ vuốt cằm gật gù trông phát bực. Nhưng tôi cũng chẳng để tâm đến bọn đấy lắm, bây giờ tôi chỉ muốn Lam Ngọc vào lớp vào trình làng bộ đồng phục tinh tươm của nàng thôi
Và rồi, sau một hồi lưỡng lự, Lam Ngọc cũng quyết định vào lớp, chỉ mới vừa xuất hiện, cả lớp đã ộ lên một cách thích thú khi thấy Lam Ngọc trong bộ váy ngắn đang ngượng ngùng bước vào lớp. Nhưng kì thực, nàng mặc váy đẹp quá, vượt xa sức tưởng tượng của tôi lúc đầu. Cứ tưởng nàng sẽ giống một nhân viên công sở y như bé Phương nhưng chính số 87 đã phá băng hình tượng đó và thay vào là một thiếu nữ trẻ trung, xinh xắn với đôi má hây hây làm nền cho những lọn tóc mai buông dài huyễn hoặc.
Lam Ngọc đi một bước, bọn nọ lại ộ lên một tiếng, nàng đi nhanh bước, bọn nó lại ộ một tràng làm cho nàng bối rối chẳng biết mình phải làm gì cứ đứng khựng trước cả lớp mà chẳng biết neo đậu ở đâu. Cuối cùng nàng đành phải hạ cánh vào một cái bàn trống gần đó để không làm tậm điểm của cả lớp nữa. Nhưng khổ nổi bàn đó đã có một người ngồi trước, lại là 1 trong số những thằng con trai mới đến ở đây, khỏi phải nói khi được Lam Ngọc ngồi cạnh mặt nó phởn ra thấy rõ liền tìm cách bắt chuyện ngay trong cái nhìn đầu tiên.
Xét về mặt tiền, nôm mặt mũi thằng này cũng sáng sủa, bảnh bao và nhất là cái miệng của nó lúc nào cũng ba hoa, tíu tít với Lam Ngọc làm tôi thấy ngứa ngấy vô cùng. Đã thế chẳng hiểu sao Lam Ngọc lại cười tự nhiên với nó, cứ như đã quen biết trước rồi vậy. “Nhưng Ngọc ơi, Ngọc có biết làm như thế này, máu nóng trong người Phong nó cứ sôi sùng sục không hả?” Nhìn thấy thế, thật là muốn tọng vào cái bản mặt công tử của thằng đó một đấm cho hạ dạ chứ chẳng chơi.
-Ề mày Phong, quay lên kìa ông thầy đang nhìn mày đó!
Tôi nhìn lên bảng và chợt giật thót khi ông thầy chủ nhiệm đã nhìn tôi chăm chăm từ lúc nào, và thế là tôi phải ngậm ngùi quay lên trước mặt để nghe cho trọng tiết sinh hoạt hôm nay nếu không muốn bị để ý và có tên trong danh sách đen của ổng.
Hắn giọng vài tiếng, ông thầy bắt đầu tiết sinh hoạt:
-Chào các em, thầy xin phép được tự giới thiệu thầy tên là Tuấn dạy môn toán, sau này sẽ là giáo viên chủ nhiệm của các em trong suốt năm học này!
Vừa dứt câu, một tràn pháo tay theo tinh thần hưởng ứng được chúng tôi sướng lên nghe rộ cả một lớp. Sau đó, thầy Tuấn bắt đầu nói tiếp:
-Đầu tiên thì thầy sẽ thông báo với em một thông tin mà chắc các em cũng đang thắc mắc! Các bạn nam mới trong lớp ta là từ A5 chuyển lên và một số từ A3 chuyển xuống, cho nên lớp chúng ta cố gắng hòa đồng với các bạn mới nhé!
-Dạ…!
Bọn con trai tụi tôi thì mở miệng một cách ỉu xìu, chỉ có bọn con gái mới nhiệt liệt hưởng ứng cái đám choai choai ấy thôi. Mà tôi không ngại cái bọn A5 lắm, vì bọn chung cũng đã từng qua lớp tôi giao lưu trong dịp trại hè vừa rồi nên cũng có chút hữu nghị, duy chỉ có bọn A3 lúc nào cũng là kịnh địch kèo trên của lớp tôi nên tôi khác là có ác cảm với tụi nó.
-Thôi được rồi, bây giờ là đến phần bầu ban cán sự mới nhé! Những ban cán sự cũ năm trước đứng lên để thầy biết nào!
Ngay lập tức lớp trưởng Lam Ngọc, lớp phó lao động Thu, lớp phó học tập Toàn phởn và cả các cán sự bộ môn năm cũ đều đồng loạt đứng dậy, nhưng chỉ riêng cán sự anh văn là tôi không thể đứng lên được. Điều đó sớm bị thầy Tuấn phát hiện ra:
-Cán sự lớp anh văn đâu rồi, hôm nay có đi học không?
-Dạ có ạ?
-Sao em không đứng lên để thầy biết?
-Dạ, em đứng không được!
-Sao lại không đứng được, em có chân không?
-Dạ, nhưng chân em không đứng được!
-Thầy hỏi lại, sao lại không đứng được?
-Chân em bị thương…
-Đâu cho thầy coi – ông đùng đùng chạy xuống chỗ tôi – đôi chân lành lặn thế này mà bị thương gì, trả treo với tôi à?
-Nhưng chân em bị…
Thực lòng thì tôi chẳng muốn nói chút nào những từ đáng ghét đó, kể từ khi biết mình bị đôi chân đến nay tôi đã thề sẽ không nhắc đến hai từ đó tới trừ khi tôi đã lâm vào bước tuyệt vọng nhất, không thể cứu chữa, nhưng giờ đây thầy chủ nhiêm đang đứng trước mặt tôi, vẻ mặt hơi cáu gắt vì lầm tưởng tôi đang bởn cợt, thế cho nên cách duy nhất lúc này chỉ là im lặng chịu trận mà thôi.
-Em tên gì?
Thầy Tuấn bỗng trầm giọng nhíu mày nhìn tôi đăm đăm.
-Dạ, em tên Phong?
-Thôi được, thầy sẽ ghi tên em vào sổ đầu bài!
-Khoang đã, thầy?
Lam Ngọc bỗng lớn giọng gọi giật.
-Em là ban cán sự năm trước à?
-Dạ, em là lớp trưởng năm trước! Chân của bạn Phong bị liệt ạ, không đứng lên được!
-Phải đó thầy, sáng này em cõng bạn ấy đi học mà!
-Thật thế à Phong?
Thầy chuyển sang nhìn tôi nhíu mày.
-Dạ…
-Hừm…có thế mà sao không nói được chứ? Thôi chúng ta tiếp tục buổi bầu chọn ban cán sự nào!
Thầy lại quay bước trở lại bục giảng cũng nhanh như xuống chỗ tôi lúc nãy vậy.
Quả thật là tôi chẳng có can đảm để nói rằng chân mình bị liệt tại thời điểm đó, với tôi nó là một nỗi ám ảnh, một nổi kinh hoàng lớn nhất trong cuộc đời tôi mắc phải. Chắc chắn sẽ có những người bảo tôi cứng đầu, bảo thủ nhưng tôi lúc đó là vậy, nóng nảy, cọc cằn và cực kì háo thắng…
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.