Chương 38: Ngõ sau của quán rượu
Cổ Long
23/04/2013
Một lúc sau Đào Đại Gia nói :
- Có những người đến Cẩm Tú sơn trang chỉ để viếng thăm, không hiểu họ có dụng ý gì không thì không biết, nhưng có một số đến đây không phải với mục đích nhờ vã về tiền bạc, Liễu Phong Cốt là một trong số đó.
Vương tam nương hỏi :
- Còn về Lữ Ngọc Hồ? Đào huynh có biết nhiều về con người ấy hay không?
Đào Đại Gia đáp :
- Chưa từng gặp, nhưng nghe thì nhiều, hình như con người này thuộc vào hạng “vô thưởng vô phạt” trong võ lâm, ngoài trận chiến tại gò Bạch Hổ năm xưa với động cơ bởi một người con gái ra, không nghe hắn có hành tung gì nổi bật.
Trầm ngâm một chút, Vương tam nương vụt hỏi :
- Đào huynh có thể đến Giang Nam một bận không?
Đào Đại Gia hơi ngạc nhiên :
- Đi Giang Nam?
Vương tam nương gật đầu :
- Tiểu muội có một chuyện, không phải chuyện của tiểu muội mà chuyện này có quan hệ đến võ lâm, vì thế nên định nhờ Đào huynh...
Đào Đại Gia chận nói :
- Như Vương muội đã biết, ngu huynh chỉ giúp bằng hữu giang hồ trong những cơn túng ngặt về tiền tài, chứ từ lâu, sau ngày hạ sinh Thư Hương đến giờ, ngu huynh không hề xen vào với bất cứ chuyện gì của bất cứ phe phái nào cả, không phải vì sợ sệt mà ngu huynh muốn tạo cho con một cuộc sống yên lành, nhưng riêng đối với Vương muội...
Vương tam nương đưa tay chận lại cười :
- Đa tạ Đào huynh, điều đó thì tiểu muội có biết và thật sự thì chuyện tiểu muội nhờ Đào huynh vốn không phải là nhờ can thiệp mà là nhờ làm một cuộc thí nghiệm, muốn nhờ làm một chứng nhân, vì riêng tiểu muội và chung cho võ lâm, nói đúng hơn là một số bằng hữu võ lâm đang định khám phá một việc, vì thế...
Thấy Đào Đại Gia định nói, Vương tam nương đưa tay chận lại và nói tiếp :
- Tiểu muội chỉ nhờ Đào huynh làm một công việc thụ động, nghĩa là không nên có một phản ứng nào cả, trên con đường đi đến Giang Nam, nếu gặp chuyện gì bất trắc, Đào huynh cứ để mặc cho sự việc đến đâu hay đến đó, vì thế cho nên điều cần là Đào huynh chỉ đi một mình trên cỗ xe với tên đánh xe, tốt hơn hết là nên mướn xe, mướn luôn cả người đánh xe chớ đừng dùng xe nhà.
Đào Đại Gia cười :
- Không phản ứng thì vốn là cái nghề gần hai mươi năm nay của ngu huynh rồi, nhưng nếu gặp trường hợp nguy hiểm đến tánh mạng thì sao? Cũng cứ xuôi tay à?
Vương tam nương cũng bật cười :
- Tiểu muội chỉ bằng lòng chịu trể đến tuổi này thôi, chớ không khi nào chịu ở góa đến suốt đời đâu.
Đào Đại Gia nhìn cái cười, nhìn cái nghiêng nghiêng của người đẹp họ Vương, lòng ông ta bỗng nghe rộn rã...
* * * * *
Quán rượu.
Thường thường những quán rượu nho nhỏ lại hay có khách quen.
Có thể vì quá nhỏ nên khách đến không nhiều, những khách thường ngày là khách ở gần và nhất là khách... ăn chịu.
Quán rượu phía Nam thành là một quán rượu nổi tiếng vừa lớn vừa có rượu ngon, thức ăn tuyệt mà lại vừa có nhiều gái đẹp.
Quán rượu này có luôn khách điếm, phòng không nhiều nhưng luôn có sẵn và vì không phải thuần túy là khách điếm, nên người đến đây ở trọ không nhiều.
Thường thường phòng ở đây chỉ cho mướn giờ, mỗi khi khách nhậu cảm thấy hứng... nằm nghĩ thì chủ quán sẽ sẵn sàng tươm tất.
Cố nhiên là chủ quán đài thọ luôn khoản... gái và đổi lại, khách hàng sẽ chi số bạc hơn cho mướn phòng không dưới chín mười đêm.
Và thường đó là những khách quen.
Vì thế, tuy đây là một quán rượu lớn, nhưng khách quen lại cũng khá đông.
Có lẽ Trương Dị cũng là một trong những khách quen đó, nên thay vì chọn bàn, hắn vào quán rồi ngang nhiên đi thẳng ra sau.
Tên quản lý đưa mắt ra hiệu cho tên tiểu nhị, tên tiểu nhị đon đả chạy lại khúm núm :
- Dạ thưa... chẳng hay khách quan muốn chọn cở nào?
Trương Dị đáp :
- Cở... Lưu tiên sinh!
Tên tiểu nhị chừng như... mất hứng, hắn đưa mắt cho tên quản lý.
Bỏ bàn toán qua một bên, tên quản lý đi lại và Trương Dị lên tiếng trước :
- Lưu tiên sinh.
Tên quản lý tắt nụ cười, hắn nhìn Trương Dị từ đầu đến chân ấp a ấp úng nói không ra lời.
Cho tay vào túi lấy ra một đồng tiền, Trương Dị hất hàm :
- Đi!
Tên quản lý khúm núm và toét miệng cười ngay :
- Dạ phải... phải...
Hắn vẫy tên tiểu nhị :
- Đưa vị khách quan đây đi cho đàng hoàng nghe chưa.
Tên tiểu nhị vòng tay cười nịnh :
- Dạ, dạ... khách quan hãy theo tôi.
Trương Dị không nói thêm tiếng nào, hắn cứ lầm lũi đi theo.
* * * * *
Khỏi gian phòng ngủ là đến nhà cầu.
Tên tiểu nhị dẫn Trương Dị rẻ qua phía bên trái.
Lối đi này hơi tối và không được sạch.
Phía bên này là nhà cầu, phía bên kia là nhà bếp, con đường hẹp mà lại thêm có đường nước từ nhà bếp và nhà cầu đổ ra biến thành một thứ mùi... hổn tạp.
Qua khỏi dãy nhà cầu, bên trái có một cánh cửa nhỏ khép kín.
Tên tiểu nhị tháo chốt đưa tay ra hiệu cho Trương Dị đi theo và khép trái cánh cửa lại.
Bước qua cánh cửa thì một thứ mùi khác đập ngay vào mũi, mùi thuốc bắc.
Thứ mùi thuốc sống chớ không phải thuốc sắc trong siêu.
Qua cánh cửa cũng là một lối đi nhỏ, chỉ có điều bên này khá cao ráo sạch sẽ, hai bên lối đi nhỏ đó không phải vách tường mà là vách thuốc.
Bao lớn có, bao nhỏ có, thuốc được chất lên tới trần nhà.
Đây là bên sau của một hiệu thuốc bắc.
Trương Dị thiếu chút nữa đã bật cười.
Phải đi suốt con đường đẩm ướt, hôi hám bên kia, có lẽ nhờ thuốc này mà đỡ bịnh.
Quẹo qua hai ba bận loanh quanh là đến một bức vách, nơi đây cũng có một cánh cửa.
Tên tiểu nhị xô cách cửa.
Bên ngoài là một cái hẻm hẹp chừng một bước, ngỏ hẻm dài hun hút, rác rến ruồi bọ đổ loạn xạ, mùi hôi còn nặng hơn ngỏ hẻm bên quán rượu gấp mấy lần.
Đối diện với cánh cửa nhỏ bên tiệm thuốc là một cánh cửa cũng y như thế, cánh cửa này chỉ khép hờ.
Tên tiểu nhị kéo cánh cửa ra, bên trong không có người, chỉ thấy cây vụn chất từng đống cao nghiệu.
Những tấm ván dài ngắn không đều nhau, có tấm đã bào sạch, có tấm còn dấu cưa, chồng chất lên nhau không thứ tự gì cả và bụi đóng từng lớp như đã lâu ngày không ai mó tới.
Gian nhà này có lẽ dài lắm, phía trước nghe văng vẳng có tiếng cưa tiếng đục và kế gian phòng chất cây vụn này là một dãy hòm kê san sát vào nhau che lấp cả lối đi.
Đủ thứ quan tài, cái đã sơn rồi, cái thì chưa, lớn có, nhỏ có, chất dài ra phía trước và tiếng cưa tiếng đục ngoài xa hơn nữa.
Bây giờ thì Trương Dị đã biết đây là phía sau của một trại hòm.
Một lần nữa Trương Dị suýt bật cười.
Tiệm thuốc và trại hòm đâu đít vào nhau.
Có bịnh thì uống thuốc, không hết thì đã có trại hòm ở kế bên, kể ra thì người ta cũng khéo sắp đặt chu đáo quá.
Gian phòng chứa cây vụn có ba quan tài mà ván bên ngoài đã mục nhiều chỗ, có cái bị mọt ăn thủng nhiều lỗ.
Đây là ba cái mà có lẽ lâu quá không có người mua nên hư mục, trại hòm nào cũng thế, ít nhất là họ cũng phải có đến năm ba cái bỏ theo cây vụn.
Những cái đó vì ván xấu, rồi vì nhiều quá nên tồn lại, lâu ngày bị mọt, bị hơi nắng rọi vào và hư hại đi, nếu lúc thiếu cây, người ta cũng mang nó ra sửa lại, sơn phết lại để bán, nhưng những trại lớn, công việc đó chậm lắm, người ta lo làm cái mới hơn là sửa chửa lại cái đã hư.
Tên tiểu nhị chỉ cái đặt trong góc tối và nói :
- Cánh cửa bên trong, xin mời khách quan vào, tiểu nhân đã hết nhiệm vụ.
Trương Dị móc một nén bạc trao cho hắn, hắn cầm lấy bằng hai tay và khom mình xuống cám ơn rối tít.
Tên tiểu nhị quay trở vào tiệm thuốc.
Trương Dị bước thẳng tới chỗ quan tài trong góc, hắn đẩy cái nắp qua một bên và nhảy tót vào.
Một tay dở tấm ván đáy hòm, một tay kéo cái nắp lại như cũ, Trương Dị bước theo những bật thang bằng đá xuống hầm.
Bên dưới tối om om.
Đi xuống chừng hơn một trượng, thế dốc lai dần và cuối cùng là đất bằng.
Lối đi độc đạo.
Được hơn một khoảng nữa là gặp một cánh cửa chắn ngang, Trương Dị đưa tay gõ nhẹ.
Bên trong có tiếng động nho nhỏ, sau cùng có tiếng bước chân đi về phía cửa và cánh cửa hé ra.
Một vệt sáng bên trong chói hắt vào mặt Trương Dị, bên trong có tiếng reo :
- Ối cha, lâu quá vậy?
Trương Dị lách mình vào cười cười :
- Có rượu không?
Tiếng cười khà khà bên trong :
- Đâu có bao giờ mà lại không có rượu? Chỉ hiềm thiếu người đối ẩm đấy chớ.
Ánh sáng tuy không phải là sáng lắm, nhưng bên ngoài tối om, bước vào trong chợt thấy sáng như ban ngày, chủ nhân của gian hầm chìa tay mời khách với bộ mặt thật hết sức là đặc biệt.
Có nhiều con người, có nhiều bộ mặt, hoặc dữ hoặc hiền, hoặc gian xõa điêu ngoa, nhưng những người gặp qua vài lần là có thể quên ngay, vì trên đời những bộ mặt như thế quá nhiều.
Chỉ có bộ mặt của vị chủ nhân gian hầm này thì cho dầu chỉ phớt qua một lần ngoài đường, tới chết cũng khó lòng quên được.
Không phải đó là một bộ mặt... có nanh có vuốt, cũng không phải bộ mặt với những vết thẹo chằng chịt, mà đó là một bộ mặt dễ nhìn.
Bộ mặt tương đối sáng, chỉ có điều là da mặt men mét, nhưng cái làm cho người ta khó quên là ở cặp mắt của con người ấy.
Da mặt đã mét chẹt, đôi mắt lại ngơ ngơ, toàn bộ mặt không lộ ra một cái gì để người ta có thể phăng từ nơi ấy cá tánh của con người đó, nó không phải là bộ mặt của con người sống mà là bộ mặt của... thây ma.
* * * * *
Lưu tiên sinh.
Cũng với bộ mặt “chết” đó, nhưng bây giờ thì lại có điểm nụ cười, cố nhiên là nụ cười trông thật khó coi.
Hắn nâng chén rượu lên và nhướng mắt :
- Bao giờ đi?
Trương Dị đáp :
- Khỏi đi.
Lưu tiên sinh nhướng mắt :
- Sao vậy?
Trương Dị đáp :
- Hắn sẽ đến nạp mình...
Một thoáng ngần ngừ trên mặt, Trương Dị vụt hỏi :
- Nhưng cần gì phải làm như thế?
Lưu tiên sinh cười :
- Đã có tay trống rồi thì phải làm ngay, thứ nhất, để lâu biết đâu sẽ gặp trở ngại, thứ hai là đang cần vốn.
Trương Dị hỏi :
- Nhưng dầu thi hành ngay bây giờ thì cũng phải có một thời gian cho hợp lý chớ.
Lưu tiên sinh gật gật :
- Cố nhiên, nhưng cũng đâu cần phải lâu, sau khi công bố hôn lễ là có thể tiến hành, cái khó là phải phòng ngừa Vô Sắc.
Trương Dị nói :
- Hạ hắn.
Lưu tiên sinh lắc đầu :
- Không được, Vô Sắc đại sư thì có thể hạ được, nhưng bứt mây động rừng, gây oán với Thiếu Lâm trong lúc này thì chưa được.
Trương Dị vụt hỏi :
- Vị chưởng môn tiền nhiệm của Võ Đương là ai?
Lưu tiên sinh đáp :
- Thanh Nhiên Đạo Trưởng.
Trương Dị hỏi :
- So với Phương Trượng Thiếu Lâm thì người ấy như thế nào?
Lưu tiên sinh đáp :
- Võ công có phần sút hơn đôi chút, nhưng danh vọng thì ngang nhau.
Trương Dị cười :
- Hơn chớ ngang nhau sao được?
Lưu tiên sinh gật đầu :
- Hơn là vì Thanh Nhiên Đạo Trưởng liên hệ nhiều với tục gia đệ tử, vì thế nên vấn đề giao thiệp có rộng hơn.
Trương Dị hỏi tới :
- Ông ta mất tích bao giờ?
Lưu tiên sinh đáp :
- Trong khoảng mùa hạ hồi mười năm về trước.
Trương Dị hỏi :
- Trong trường hợp nào?
Lưu tiên sinh đáp :
- Trong một chuyến vân du Động Đình Hồ, nhưng nửa đường là mất tích.
Trương Dị hỏi :
- Nguyên nhân?
Lục Tinh Đường lắc đầu :
- Không biết!
Trương Dị gặn lại :
- Đến nay vẫn không ai biết?
Lưu tiên sinh gật đầu :
- Sợ mãi mãi không ai biết được, vì đến nay thì chẳng những Võ Đương mà cả các phái như Thiếu Lâm, Nga Mi, Không Động, cùng hợp sức điều tra, nhưng suốt hơn mười năm nay cũng đành thúc thủ.
Trương Dị hỏi :
- Như vậy những nhân vật danh vọng cũng có trường hợp chết mà không truy ra thủ phạm.
Lưu tiên sinh nhướng mắt :
- Chớ sao, chẳng những có mà từ trước đến nay lại còn có khá nhiều.
Trương Dị cười :
- Như vậy tại sao Vô Sắc đại sư không mất tích?
Lưu tiên sinh khựng ngang.
Trương Dị hỏi :
- Tại không có trường hợp thuận lợi?
Lưu tiên sinh gật đầu :
- Đúng rồi, hạ thủ tuy có khó, nhưng cũng không khó bằng không có trường hợp thuận lợi để cho người ta truy không được.
Trương Dị hơi trầm ngâm một chút rồi vụt hỏi :
- Thiên Sơn Nhất Quái chết hồi nào?
Lưu tiên sinh đáp :
- Hồi sáu năm trước.
Trương Dị hỏi :
- Ai lại có thể giết được con người mệnh danh là vô địch trong thiên hạ đó?
Lưu tiên sinh lắc đầu :
- Không ai có thể giết được cả, chưa có người nào là đối thủ của ông ta.
Trương Dị hỏi :
- Thế tại sao ông ta lại chết?
Lưu tiên sinh đáp :
- Họ tạo cơ hội lừa ông ta xuống con đường hầm dẫn từ lòng núi Thiên Sơn, rồi dồn khói đẩy dần ông ta ra thác nước.
Trương Dị hỏi :
- Nhưng một con người công lực vô địch như Thiên Sơn Nhất Quái lại không thể vượt thác nước được hay sao?
Lưu tiên sinh đáp :
- Ngay đầu thác nước, tức là lối thoát ra khỏi con đường ngầm đó, người ta đã đặt sẵn một thớt đá, đúng hơn là người ta đã làm cho gành đá nơi đó sụp sẵn và khi Thiên Sơn Nhất Quái vừa ló đầu ra là người ta cho gành đá sụp xuống đè luôn thây của ông ta dưới đáy nước.
Trương Dị hỏi :
- Nhưng nghe nói Thiên Sơn Nhất Quái đã ra vùng quan ngoại quá lâu, tại làm sao lại trở về Thiên Sơn?
Lưu tiên sinh cười :
- Đâu có khó, người ta có cách để dẫn dụ ông ta trở lại Thiên Sơn dễ như chơi.
Trương Dị gật gật đầu :
- Thanh Nhiên Đạo Trưởng mất tích, mười mấy năm nay không ai tìm ra thủ phạm, người ta lại có cách tạo cơ hội đến đúng một nơi để trừ Thiên Sơn Nhất Quái, thì tại sao không thể nhập hai chuyện lại để trừ Hòa Thượng Vô Sắc?
Lưu tiên sinh thoáng hơi khựng lại, nhưng hắn bật cười ngay :
- Đúng rồi, tạo cơ hội cho Vô Sắc đại sư đến chỗ mình có thể hạ thủ được, rồi sau đó là ông ta... mất tích.
Hắn gật gật và nói tiếp :
- Hay, nhưng làm sao tạo ra cơ hội đó?
Trương Dị nói :
- Tôi có cách.
Lưu tiên sinh hỏi :
- Cách nào?
Trương Dị đáp :
- Sau khi giải quyết xong vụ Cẩm Tú sơn trang.
Lưu tiên sinh nâng chén lên :
- Cạn cho hết cái này.
Trương Dị đưa tay chận lại :
- Khoan.
Lưu tiên sinh hỏi :
- Còn gì nữa?
Trương Dị cười :
- Tính trước chuyện chia chác đã chớ, làm cho kỷ để khỏi mất lòng sau.
Lưu tiên sinh cũng cười :
- Nói trước đi.
Trương Dị nói :
- Nếu thực hiện đúng được theo kế hoạch, thứ nhất thì chia hai cái sau, trường hợp không được thì giao trước cho tôi và thêm một phần ba cái sau nữa.
Lưu tiên sinh gặn lại :
- Sau hôn lễ?
Trương Dị gật đầu :
- Ngay sau đó.
Lưu tiên sinh nâng chén lên khỏi đầu :
- Quân tử nhất ngôn.
Trương Dị cũng đưa chén lên :
- Chỉ trừ trường hợp có kẻ phản trắc thì câu chuyện giao kết phải được thay đổi lại.
Lưu tiên sinh cười lớn :
- Nhưng chắc chắn là không có chuyện đó.
Cả hai kê chén vào miệng và cùng cạn một lần.
Khi Trương Dị ra gần tới cửa thì Lưu tiên sinh vụt nói :
- Lữ Ngọc Hồ.
Trương Dị gật đầu :
- Biết rồi...
Con đường hầm bị tắt mất ánh sáng khi cánh cửa được khép lại, bóng tối trầm trầm. Bóng tối của con đường hầm giống y như bóng tối trong lòng người khi có những âm mưu không sáng sủa...
* * * * *
Những kẻ làm chuyện ám muội thường thường hay đi trong bóng tối.
Vì bóng tối vừa làm cho người không thấy họ, mà chính họ cũng khỏi phải nhìn thấy ánh sáng, họ rất sợ ánh sáng, vì ánh sáng chói mắt làm cho những suy tính trong lòng họ không sâu sắc.
Nhưng những kẻ chính đại quanh minh lại cũng có lúc phải đi trong bóng tối.
Một là chỉ có vào bóng tối, họ mới có thể “moi” được những kẻ chuyên làm chuyện trong bóng tối, đó là nguyên tắc nhập địa ngục để tìm quỷ dọa xoa.
Trường hợp thứ hai, không phải quyết tâm khám phá việc gì, không có ý muốn tìm những kẻ trong bóng tối, nhưng con người chính đại quanh minh lại cũng phải đi trong bóng tối.
Đó là trường hợp lỡ đường.
* * * * *
Đào Đại Gia đang qua một cái truông.
Truông vốn đã ít khi sáng, bây giờ lại là về đêm, nên bóng tối càng dầy hơn nữa.
Cỗ xe không thể đi nhanh vì đường không thấy rõ.
Trước mặt là một khối đen ngòm, không thể biết đâu là rừng đâu là đường, bánh xe lăn từng vòng chậm chạp.
Tên đánh xe hình như hơi khiếp, hắn nói vọng vào xe :
- Đại Gia, tối quá.
Đào Đại Gia hỏi :
- Đã được bao xa rồi? Được nửa truông chưa?
Tên đánh xe đáp :
- Không biết được bao nhiêu, nhưng từ khi đến đầu truông đến giờ thì đã hơn một khắc thời gian rồi.
Đào Đại Gia cười :
- Đã không thể dừng lại thì phải đi luôn, chớ không lẽ quay lộn ngược lại? Bây giờ đâu còn nói chuyện tối sáng nữa, khi mới vào truông thì chính mình cũng đã biết tối rồi chớ đâu phải bây giờ mới biết.
Tên đánh xe làm thinh.
Hắn đâm tức mình ngang.
Quả thật, hồi ở đầu truông, hắn đã thấy trời bắt đầu tối, thế nhưng cho đến bây giờ thì hắn mới bắt đầu thấy sợ.
Những người khách đi biển, nếu không phải là thủy thủ, nếu không phải là những kẻ từng linh đinh trên biển cả thì tâm trạng của họ rất dị kỳ.
Khi mới bước chân xuống thuyền, họ cảm thấy chiếc thuyền lớn quá, vững quá, họ cảm thấy ngồi trên chiếc thuyền này còn vững hơn là ngồi trên bộ ván ở nhà.
Họ cảm thấy rằng cho dầu sóng gió cách nào, với một chiếc thuyền quá vững như thế này, ngàn đời cũng vẫn yên như bàn thạch.
Nhưng khi đã ra khơi, khi đã bị sóng cho nhồi lên hụp xuống khi họ nhìn thấy đâu đâu cũng là trời với nước, những bờ cây quen thuộc bây giờ đâu mất, y như mặt đất, cây cỏ, núi rừng đều bị biển cả nhận xuống đáy sâu...
Bây giờ thì họ mới thấy sức mạnh hãi hùng của biển cả, họ bỗng cảm thấy chiếc thuyền vững chắc của họ bây giờ giống như... thuyền giấy.
Họ bắt đầu rung.
Một khi đã rung rồi thì nhiều chuyện sợ khác nữa cứ theo tiếp đó mà... tiếp tục.
Chẳng hạn như họ thấy chiếc thuyền có thể vỡ ra từng mảnh, họ mường tượng như chiếc thuyền mục nát từ bao giờ, họ thấy chiếc thuyền chỗ nào cũng mỏng manh.
Họ lại sợ... biết đâu chừng có một con kình ngư phóng vào thuyền, chiếc thuyền chìm xuống rồi tất cả, cả người và cả chiếc thuyền sẽ được lùa vào bụng cá.
Con người là như thế, cứ một khi đã run rồi thì từ cái sợ này kéo theo nhiều cái sợ khác, có những cái sợ mà nếu khi còn ở trên đất liền, có ai nói ra chắc họ sẽ ôm bụng cười lăn, vì cái sợ quá vô lý, nhưng bây giờ, khi đã ra khơi rồi, khi cảm thấy không có chỗ nào bấu víu được lúc chiếc thuyền cứ như muốn đâm luôn xuống đáy biển như thế thì tất cả mọi thứ gì vô lý nhất cũng trở thành... có lý.
- Có những người đến Cẩm Tú sơn trang chỉ để viếng thăm, không hiểu họ có dụng ý gì không thì không biết, nhưng có một số đến đây không phải với mục đích nhờ vã về tiền bạc, Liễu Phong Cốt là một trong số đó.
Vương tam nương hỏi :
- Còn về Lữ Ngọc Hồ? Đào huynh có biết nhiều về con người ấy hay không?
Đào Đại Gia đáp :
- Chưa từng gặp, nhưng nghe thì nhiều, hình như con người này thuộc vào hạng “vô thưởng vô phạt” trong võ lâm, ngoài trận chiến tại gò Bạch Hổ năm xưa với động cơ bởi một người con gái ra, không nghe hắn có hành tung gì nổi bật.
Trầm ngâm một chút, Vương tam nương vụt hỏi :
- Đào huynh có thể đến Giang Nam một bận không?
Đào Đại Gia hơi ngạc nhiên :
- Đi Giang Nam?
Vương tam nương gật đầu :
- Tiểu muội có một chuyện, không phải chuyện của tiểu muội mà chuyện này có quan hệ đến võ lâm, vì thế nên định nhờ Đào huynh...
Đào Đại Gia chận nói :
- Như Vương muội đã biết, ngu huynh chỉ giúp bằng hữu giang hồ trong những cơn túng ngặt về tiền tài, chứ từ lâu, sau ngày hạ sinh Thư Hương đến giờ, ngu huynh không hề xen vào với bất cứ chuyện gì của bất cứ phe phái nào cả, không phải vì sợ sệt mà ngu huynh muốn tạo cho con một cuộc sống yên lành, nhưng riêng đối với Vương muội...
Vương tam nương đưa tay chận lại cười :
- Đa tạ Đào huynh, điều đó thì tiểu muội có biết và thật sự thì chuyện tiểu muội nhờ Đào huynh vốn không phải là nhờ can thiệp mà là nhờ làm một cuộc thí nghiệm, muốn nhờ làm một chứng nhân, vì riêng tiểu muội và chung cho võ lâm, nói đúng hơn là một số bằng hữu võ lâm đang định khám phá một việc, vì thế...
Thấy Đào Đại Gia định nói, Vương tam nương đưa tay chận lại và nói tiếp :
- Tiểu muội chỉ nhờ Đào huynh làm một công việc thụ động, nghĩa là không nên có một phản ứng nào cả, trên con đường đi đến Giang Nam, nếu gặp chuyện gì bất trắc, Đào huynh cứ để mặc cho sự việc đến đâu hay đến đó, vì thế cho nên điều cần là Đào huynh chỉ đi một mình trên cỗ xe với tên đánh xe, tốt hơn hết là nên mướn xe, mướn luôn cả người đánh xe chớ đừng dùng xe nhà.
Đào Đại Gia cười :
- Không phản ứng thì vốn là cái nghề gần hai mươi năm nay của ngu huynh rồi, nhưng nếu gặp trường hợp nguy hiểm đến tánh mạng thì sao? Cũng cứ xuôi tay à?
Vương tam nương cũng bật cười :
- Tiểu muội chỉ bằng lòng chịu trể đến tuổi này thôi, chớ không khi nào chịu ở góa đến suốt đời đâu.
Đào Đại Gia nhìn cái cười, nhìn cái nghiêng nghiêng của người đẹp họ Vương, lòng ông ta bỗng nghe rộn rã...
* * * * *
Quán rượu.
Thường thường những quán rượu nho nhỏ lại hay có khách quen.
Có thể vì quá nhỏ nên khách đến không nhiều, những khách thường ngày là khách ở gần và nhất là khách... ăn chịu.
Quán rượu phía Nam thành là một quán rượu nổi tiếng vừa lớn vừa có rượu ngon, thức ăn tuyệt mà lại vừa có nhiều gái đẹp.
Quán rượu này có luôn khách điếm, phòng không nhiều nhưng luôn có sẵn và vì không phải thuần túy là khách điếm, nên người đến đây ở trọ không nhiều.
Thường thường phòng ở đây chỉ cho mướn giờ, mỗi khi khách nhậu cảm thấy hứng... nằm nghĩ thì chủ quán sẽ sẵn sàng tươm tất.
Cố nhiên là chủ quán đài thọ luôn khoản... gái và đổi lại, khách hàng sẽ chi số bạc hơn cho mướn phòng không dưới chín mười đêm.
Và thường đó là những khách quen.
Vì thế, tuy đây là một quán rượu lớn, nhưng khách quen lại cũng khá đông.
Có lẽ Trương Dị cũng là một trong những khách quen đó, nên thay vì chọn bàn, hắn vào quán rồi ngang nhiên đi thẳng ra sau.
Tên quản lý đưa mắt ra hiệu cho tên tiểu nhị, tên tiểu nhị đon đả chạy lại khúm núm :
- Dạ thưa... chẳng hay khách quan muốn chọn cở nào?
Trương Dị đáp :
- Cở... Lưu tiên sinh!
Tên tiểu nhị chừng như... mất hứng, hắn đưa mắt cho tên quản lý.
Bỏ bàn toán qua một bên, tên quản lý đi lại và Trương Dị lên tiếng trước :
- Lưu tiên sinh.
Tên quản lý tắt nụ cười, hắn nhìn Trương Dị từ đầu đến chân ấp a ấp úng nói không ra lời.
Cho tay vào túi lấy ra một đồng tiền, Trương Dị hất hàm :
- Đi!
Tên quản lý khúm núm và toét miệng cười ngay :
- Dạ phải... phải...
Hắn vẫy tên tiểu nhị :
- Đưa vị khách quan đây đi cho đàng hoàng nghe chưa.
Tên tiểu nhị vòng tay cười nịnh :
- Dạ, dạ... khách quan hãy theo tôi.
Trương Dị không nói thêm tiếng nào, hắn cứ lầm lũi đi theo.
* * * * *
Khỏi gian phòng ngủ là đến nhà cầu.
Tên tiểu nhị dẫn Trương Dị rẻ qua phía bên trái.
Lối đi này hơi tối và không được sạch.
Phía bên này là nhà cầu, phía bên kia là nhà bếp, con đường hẹp mà lại thêm có đường nước từ nhà bếp và nhà cầu đổ ra biến thành một thứ mùi... hổn tạp.
Qua khỏi dãy nhà cầu, bên trái có một cánh cửa nhỏ khép kín.
Tên tiểu nhị tháo chốt đưa tay ra hiệu cho Trương Dị đi theo và khép trái cánh cửa lại.
Bước qua cánh cửa thì một thứ mùi khác đập ngay vào mũi, mùi thuốc bắc.
Thứ mùi thuốc sống chớ không phải thuốc sắc trong siêu.
Qua cánh cửa cũng là một lối đi nhỏ, chỉ có điều bên này khá cao ráo sạch sẽ, hai bên lối đi nhỏ đó không phải vách tường mà là vách thuốc.
Bao lớn có, bao nhỏ có, thuốc được chất lên tới trần nhà.
Đây là bên sau của một hiệu thuốc bắc.
Trương Dị thiếu chút nữa đã bật cười.
Phải đi suốt con đường đẩm ướt, hôi hám bên kia, có lẽ nhờ thuốc này mà đỡ bịnh.
Quẹo qua hai ba bận loanh quanh là đến một bức vách, nơi đây cũng có một cánh cửa.
Tên tiểu nhị xô cách cửa.
Bên ngoài là một cái hẻm hẹp chừng một bước, ngỏ hẻm dài hun hút, rác rến ruồi bọ đổ loạn xạ, mùi hôi còn nặng hơn ngỏ hẻm bên quán rượu gấp mấy lần.
Đối diện với cánh cửa nhỏ bên tiệm thuốc là một cánh cửa cũng y như thế, cánh cửa này chỉ khép hờ.
Tên tiểu nhị kéo cánh cửa ra, bên trong không có người, chỉ thấy cây vụn chất từng đống cao nghiệu.
Những tấm ván dài ngắn không đều nhau, có tấm đã bào sạch, có tấm còn dấu cưa, chồng chất lên nhau không thứ tự gì cả và bụi đóng từng lớp như đã lâu ngày không ai mó tới.
Gian nhà này có lẽ dài lắm, phía trước nghe văng vẳng có tiếng cưa tiếng đục và kế gian phòng chất cây vụn này là một dãy hòm kê san sát vào nhau che lấp cả lối đi.
Đủ thứ quan tài, cái đã sơn rồi, cái thì chưa, lớn có, nhỏ có, chất dài ra phía trước và tiếng cưa tiếng đục ngoài xa hơn nữa.
Bây giờ thì Trương Dị đã biết đây là phía sau của một trại hòm.
Một lần nữa Trương Dị suýt bật cười.
Tiệm thuốc và trại hòm đâu đít vào nhau.
Có bịnh thì uống thuốc, không hết thì đã có trại hòm ở kế bên, kể ra thì người ta cũng khéo sắp đặt chu đáo quá.
Gian phòng chứa cây vụn có ba quan tài mà ván bên ngoài đã mục nhiều chỗ, có cái bị mọt ăn thủng nhiều lỗ.
Đây là ba cái mà có lẽ lâu quá không có người mua nên hư mục, trại hòm nào cũng thế, ít nhất là họ cũng phải có đến năm ba cái bỏ theo cây vụn.
Những cái đó vì ván xấu, rồi vì nhiều quá nên tồn lại, lâu ngày bị mọt, bị hơi nắng rọi vào và hư hại đi, nếu lúc thiếu cây, người ta cũng mang nó ra sửa lại, sơn phết lại để bán, nhưng những trại lớn, công việc đó chậm lắm, người ta lo làm cái mới hơn là sửa chửa lại cái đã hư.
Tên tiểu nhị chỉ cái đặt trong góc tối và nói :
- Cánh cửa bên trong, xin mời khách quan vào, tiểu nhân đã hết nhiệm vụ.
Trương Dị móc một nén bạc trao cho hắn, hắn cầm lấy bằng hai tay và khom mình xuống cám ơn rối tít.
Tên tiểu nhị quay trở vào tiệm thuốc.
Trương Dị bước thẳng tới chỗ quan tài trong góc, hắn đẩy cái nắp qua một bên và nhảy tót vào.
Một tay dở tấm ván đáy hòm, một tay kéo cái nắp lại như cũ, Trương Dị bước theo những bật thang bằng đá xuống hầm.
Bên dưới tối om om.
Đi xuống chừng hơn một trượng, thế dốc lai dần và cuối cùng là đất bằng.
Lối đi độc đạo.
Được hơn một khoảng nữa là gặp một cánh cửa chắn ngang, Trương Dị đưa tay gõ nhẹ.
Bên trong có tiếng động nho nhỏ, sau cùng có tiếng bước chân đi về phía cửa và cánh cửa hé ra.
Một vệt sáng bên trong chói hắt vào mặt Trương Dị, bên trong có tiếng reo :
- Ối cha, lâu quá vậy?
Trương Dị lách mình vào cười cười :
- Có rượu không?
Tiếng cười khà khà bên trong :
- Đâu có bao giờ mà lại không có rượu? Chỉ hiềm thiếu người đối ẩm đấy chớ.
Ánh sáng tuy không phải là sáng lắm, nhưng bên ngoài tối om, bước vào trong chợt thấy sáng như ban ngày, chủ nhân của gian hầm chìa tay mời khách với bộ mặt thật hết sức là đặc biệt.
Có nhiều con người, có nhiều bộ mặt, hoặc dữ hoặc hiền, hoặc gian xõa điêu ngoa, nhưng những người gặp qua vài lần là có thể quên ngay, vì trên đời những bộ mặt như thế quá nhiều.
Chỉ có bộ mặt của vị chủ nhân gian hầm này thì cho dầu chỉ phớt qua một lần ngoài đường, tới chết cũng khó lòng quên được.
Không phải đó là một bộ mặt... có nanh có vuốt, cũng không phải bộ mặt với những vết thẹo chằng chịt, mà đó là một bộ mặt dễ nhìn.
Bộ mặt tương đối sáng, chỉ có điều là da mặt men mét, nhưng cái làm cho người ta khó quên là ở cặp mắt của con người ấy.
Da mặt đã mét chẹt, đôi mắt lại ngơ ngơ, toàn bộ mặt không lộ ra một cái gì để người ta có thể phăng từ nơi ấy cá tánh của con người đó, nó không phải là bộ mặt của con người sống mà là bộ mặt của... thây ma.
* * * * *
Lưu tiên sinh.
Cũng với bộ mặt “chết” đó, nhưng bây giờ thì lại có điểm nụ cười, cố nhiên là nụ cười trông thật khó coi.
Hắn nâng chén rượu lên và nhướng mắt :
- Bao giờ đi?
Trương Dị đáp :
- Khỏi đi.
Lưu tiên sinh nhướng mắt :
- Sao vậy?
Trương Dị đáp :
- Hắn sẽ đến nạp mình...
Một thoáng ngần ngừ trên mặt, Trương Dị vụt hỏi :
- Nhưng cần gì phải làm như thế?
Lưu tiên sinh cười :
- Đã có tay trống rồi thì phải làm ngay, thứ nhất, để lâu biết đâu sẽ gặp trở ngại, thứ hai là đang cần vốn.
Trương Dị hỏi :
- Nhưng dầu thi hành ngay bây giờ thì cũng phải có một thời gian cho hợp lý chớ.
Lưu tiên sinh gật gật :
- Cố nhiên, nhưng cũng đâu cần phải lâu, sau khi công bố hôn lễ là có thể tiến hành, cái khó là phải phòng ngừa Vô Sắc.
Trương Dị nói :
- Hạ hắn.
Lưu tiên sinh lắc đầu :
- Không được, Vô Sắc đại sư thì có thể hạ được, nhưng bứt mây động rừng, gây oán với Thiếu Lâm trong lúc này thì chưa được.
Trương Dị vụt hỏi :
- Vị chưởng môn tiền nhiệm của Võ Đương là ai?
Lưu tiên sinh đáp :
- Thanh Nhiên Đạo Trưởng.
Trương Dị hỏi :
- So với Phương Trượng Thiếu Lâm thì người ấy như thế nào?
Lưu tiên sinh đáp :
- Võ công có phần sút hơn đôi chút, nhưng danh vọng thì ngang nhau.
Trương Dị cười :
- Hơn chớ ngang nhau sao được?
Lưu tiên sinh gật đầu :
- Hơn là vì Thanh Nhiên Đạo Trưởng liên hệ nhiều với tục gia đệ tử, vì thế nên vấn đề giao thiệp có rộng hơn.
Trương Dị hỏi tới :
- Ông ta mất tích bao giờ?
Lưu tiên sinh đáp :
- Trong khoảng mùa hạ hồi mười năm về trước.
Trương Dị hỏi :
- Trong trường hợp nào?
Lưu tiên sinh đáp :
- Trong một chuyến vân du Động Đình Hồ, nhưng nửa đường là mất tích.
Trương Dị hỏi :
- Nguyên nhân?
Lục Tinh Đường lắc đầu :
- Không biết!
Trương Dị gặn lại :
- Đến nay vẫn không ai biết?
Lưu tiên sinh gật đầu :
- Sợ mãi mãi không ai biết được, vì đến nay thì chẳng những Võ Đương mà cả các phái như Thiếu Lâm, Nga Mi, Không Động, cùng hợp sức điều tra, nhưng suốt hơn mười năm nay cũng đành thúc thủ.
Trương Dị hỏi :
- Như vậy những nhân vật danh vọng cũng có trường hợp chết mà không truy ra thủ phạm.
Lưu tiên sinh nhướng mắt :
- Chớ sao, chẳng những có mà từ trước đến nay lại còn có khá nhiều.
Trương Dị cười :
- Như vậy tại sao Vô Sắc đại sư không mất tích?
Lưu tiên sinh khựng ngang.
Trương Dị hỏi :
- Tại không có trường hợp thuận lợi?
Lưu tiên sinh gật đầu :
- Đúng rồi, hạ thủ tuy có khó, nhưng cũng không khó bằng không có trường hợp thuận lợi để cho người ta truy không được.
Trương Dị hơi trầm ngâm một chút rồi vụt hỏi :
- Thiên Sơn Nhất Quái chết hồi nào?
Lưu tiên sinh đáp :
- Hồi sáu năm trước.
Trương Dị hỏi :
- Ai lại có thể giết được con người mệnh danh là vô địch trong thiên hạ đó?
Lưu tiên sinh lắc đầu :
- Không ai có thể giết được cả, chưa có người nào là đối thủ của ông ta.
Trương Dị hỏi :
- Thế tại sao ông ta lại chết?
Lưu tiên sinh đáp :
- Họ tạo cơ hội lừa ông ta xuống con đường hầm dẫn từ lòng núi Thiên Sơn, rồi dồn khói đẩy dần ông ta ra thác nước.
Trương Dị hỏi :
- Nhưng một con người công lực vô địch như Thiên Sơn Nhất Quái lại không thể vượt thác nước được hay sao?
Lưu tiên sinh đáp :
- Ngay đầu thác nước, tức là lối thoát ra khỏi con đường ngầm đó, người ta đã đặt sẵn một thớt đá, đúng hơn là người ta đã làm cho gành đá nơi đó sụp sẵn và khi Thiên Sơn Nhất Quái vừa ló đầu ra là người ta cho gành đá sụp xuống đè luôn thây của ông ta dưới đáy nước.
Trương Dị hỏi :
- Nhưng nghe nói Thiên Sơn Nhất Quái đã ra vùng quan ngoại quá lâu, tại làm sao lại trở về Thiên Sơn?
Lưu tiên sinh cười :
- Đâu có khó, người ta có cách để dẫn dụ ông ta trở lại Thiên Sơn dễ như chơi.
Trương Dị gật gật đầu :
- Thanh Nhiên Đạo Trưởng mất tích, mười mấy năm nay không ai tìm ra thủ phạm, người ta lại có cách tạo cơ hội đến đúng một nơi để trừ Thiên Sơn Nhất Quái, thì tại sao không thể nhập hai chuyện lại để trừ Hòa Thượng Vô Sắc?
Lưu tiên sinh thoáng hơi khựng lại, nhưng hắn bật cười ngay :
- Đúng rồi, tạo cơ hội cho Vô Sắc đại sư đến chỗ mình có thể hạ thủ được, rồi sau đó là ông ta... mất tích.
Hắn gật gật và nói tiếp :
- Hay, nhưng làm sao tạo ra cơ hội đó?
Trương Dị nói :
- Tôi có cách.
Lưu tiên sinh hỏi :
- Cách nào?
Trương Dị đáp :
- Sau khi giải quyết xong vụ Cẩm Tú sơn trang.
Lưu tiên sinh nâng chén lên :
- Cạn cho hết cái này.
Trương Dị đưa tay chận lại :
- Khoan.
Lưu tiên sinh hỏi :
- Còn gì nữa?
Trương Dị cười :
- Tính trước chuyện chia chác đã chớ, làm cho kỷ để khỏi mất lòng sau.
Lưu tiên sinh cũng cười :
- Nói trước đi.
Trương Dị nói :
- Nếu thực hiện đúng được theo kế hoạch, thứ nhất thì chia hai cái sau, trường hợp không được thì giao trước cho tôi và thêm một phần ba cái sau nữa.
Lưu tiên sinh gặn lại :
- Sau hôn lễ?
Trương Dị gật đầu :
- Ngay sau đó.
Lưu tiên sinh nâng chén lên khỏi đầu :
- Quân tử nhất ngôn.
Trương Dị cũng đưa chén lên :
- Chỉ trừ trường hợp có kẻ phản trắc thì câu chuyện giao kết phải được thay đổi lại.
Lưu tiên sinh cười lớn :
- Nhưng chắc chắn là không có chuyện đó.
Cả hai kê chén vào miệng và cùng cạn một lần.
Khi Trương Dị ra gần tới cửa thì Lưu tiên sinh vụt nói :
- Lữ Ngọc Hồ.
Trương Dị gật đầu :
- Biết rồi...
Con đường hầm bị tắt mất ánh sáng khi cánh cửa được khép lại, bóng tối trầm trầm. Bóng tối của con đường hầm giống y như bóng tối trong lòng người khi có những âm mưu không sáng sủa...
* * * * *
Những kẻ làm chuyện ám muội thường thường hay đi trong bóng tối.
Vì bóng tối vừa làm cho người không thấy họ, mà chính họ cũng khỏi phải nhìn thấy ánh sáng, họ rất sợ ánh sáng, vì ánh sáng chói mắt làm cho những suy tính trong lòng họ không sâu sắc.
Nhưng những kẻ chính đại quanh minh lại cũng có lúc phải đi trong bóng tối.
Một là chỉ có vào bóng tối, họ mới có thể “moi” được những kẻ chuyên làm chuyện trong bóng tối, đó là nguyên tắc nhập địa ngục để tìm quỷ dọa xoa.
Trường hợp thứ hai, không phải quyết tâm khám phá việc gì, không có ý muốn tìm những kẻ trong bóng tối, nhưng con người chính đại quanh minh lại cũng phải đi trong bóng tối.
Đó là trường hợp lỡ đường.
* * * * *
Đào Đại Gia đang qua một cái truông.
Truông vốn đã ít khi sáng, bây giờ lại là về đêm, nên bóng tối càng dầy hơn nữa.
Cỗ xe không thể đi nhanh vì đường không thấy rõ.
Trước mặt là một khối đen ngòm, không thể biết đâu là rừng đâu là đường, bánh xe lăn từng vòng chậm chạp.
Tên đánh xe hình như hơi khiếp, hắn nói vọng vào xe :
- Đại Gia, tối quá.
Đào Đại Gia hỏi :
- Đã được bao xa rồi? Được nửa truông chưa?
Tên đánh xe đáp :
- Không biết được bao nhiêu, nhưng từ khi đến đầu truông đến giờ thì đã hơn một khắc thời gian rồi.
Đào Đại Gia cười :
- Đã không thể dừng lại thì phải đi luôn, chớ không lẽ quay lộn ngược lại? Bây giờ đâu còn nói chuyện tối sáng nữa, khi mới vào truông thì chính mình cũng đã biết tối rồi chớ đâu phải bây giờ mới biết.
Tên đánh xe làm thinh.
Hắn đâm tức mình ngang.
Quả thật, hồi ở đầu truông, hắn đã thấy trời bắt đầu tối, thế nhưng cho đến bây giờ thì hắn mới bắt đầu thấy sợ.
Những người khách đi biển, nếu không phải là thủy thủ, nếu không phải là những kẻ từng linh đinh trên biển cả thì tâm trạng của họ rất dị kỳ.
Khi mới bước chân xuống thuyền, họ cảm thấy chiếc thuyền lớn quá, vững quá, họ cảm thấy ngồi trên chiếc thuyền này còn vững hơn là ngồi trên bộ ván ở nhà.
Họ cảm thấy rằng cho dầu sóng gió cách nào, với một chiếc thuyền quá vững như thế này, ngàn đời cũng vẫn yên như bàn thạch.
Nhưng khi đã ra khơi, khi đã bị sóng cho nhồi lên hụp xuống khi họ nhìn thấy đâu đâu cũng là trời với nước, những bờ cây quen thuộc bây giờ đâu mất, y như mặt đất, cây cỏ, núi rừng đều bị biển cả nhận xuống đáy sâu...
Bây giờ thì họ mới thấy sức mạnh hãi hùng của biển cả, họ bỗng cảm thấy chiếc thuyền vững chắc của họ bây giờ giống như... thuyền giấy.
Họ bắt đầu rung.
Một khi đã rung rồi thì nhiều chuyện sợ khác nữa cứ theo tiếp đó mà... tiếp tục.
Chẳng hạn như họ thấy chiếc thuyền có thể vỡ ra từng mảnh, họ mường tượng như chiếc thuyền mục nát từ bao giờ, họ thấy chiếc thuyền chỗ nào cũng mỏng manh.
Họ lại sợ... biết đâu chừng có một con kình ngư phóng vào thuyền, chiếc thuyền chìm xuống rồi tất cả, cả người và cả chiếc thuyền sẽ được lùa vào bụng cá.
Con người là như thế, cứ một khi đã run rồi thì từ cái sợ này kéo theo nhiều cái sợ khác, có những cái sợ mà nếu khi còn ở trên đất liền, có ai nói ra chắc họ sẽ ôm bụng cười lăn, vì cái sợ quá vô lý, nhưng bây giờ, khi đã ra khơi rồi, khi cảm thấy không có chỗ nào bấu víu được lúc chiếc thuyền cứ như muốn đâm luôn xuống đáy biển như thế thì tất cả mọi thứ gì vô lý nhất cũng trở thành... có lý.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.