Chương 10
Phạm Kiều Trang
13/01/2023
Sáng hôm sau, Hà Phương tỉnh dậy rất sớm. Lúc đến đây cô chỉ có một ba lô đựng quần áo và laptop, khi ra về cũng vậy. Cô đi chào một vòng tất cả mọi người, lúc quay về ký túc xá lại thấy lũ nhóc trường tiểu học A Tứ đứng chờ sẵn, trên tay đứa nào cũng có một xâu đồ ăn.
A Sùng không mang thịt chuột nữa, nó cầm một xâu bắp ngô đưa cho Hà Phương: “Cô Phương ơi, hôm nay cô Phương về nhà phải không?”
Hà Phương không muốn nói với lũ nhóc chuyện mình rời đi, cô sợ cảm giác quyến luyến chia ly thế này, nhưng không hiểu sao lũ trẻ vẫn biết. Cô cười cười: “Cô về nhà, có dịp sẽ quay lại. Bút màu của mấy đứa về sau cô giáo Lam và cô giáo Lương sẽ biến ra, mấy đứa mau mang đồ này đến gặp cô giáo để đổi bút màu đi”.
“Không, cái này em mang cho cô Phương mà”. Mấy đứa nhóc mếu máo khóc ầm lên: “Cô Phương về rồi, có phải không bao giờ quay lại đây nữa không?”
Hà Phương sầm mặt: “Nói vớ vẩn. Phải quay lại để còn ăn thịt chuột với bánh cooc mò chứ. Cô về một thời gian, có dịp sẽ trở lại. Đừng có khóc nữa”.
“Nhưng cô giáo Lam nói cô sẽ không bao giờ quay lại nữa”. Lũ trẻ càng khóc to hơn: “Cô Phương nói dối bọn con”.
Mười mấy đứa trẻ thi nhau khóc, đau cả đầu, Hà Phương vừa thương lại vừa chẳng biết nói sao, cuối cùng đành lúng túng dỗ bọn nhỏ: “Chúng ta sẽ còn gặp lại”.
“Thật không ạ?”
“Thật”. Cô gật đầu chắc nịch: “Nếu cô không về, sau này mấy đứa đi tìm cô là được chứ gì. Mấy đứa học giỏi, được ra huyện đi học, sau này còn xuống Hà Nội thi đại học. Cô ở Hà Nội, chừng nào mấy đứa xuống đó sẽ gặp được cô”
Lũ trẻ ở đây chỉ muốn đi học để biết chữ, chuyện đi ra huyện hoặc học đến Đại Học là một ước mơ rất xa vời, chẳng đứa nào nghĩ tới. Thế nhưng khi nghe Hà Phương nói vậy, tất cả đều kinh ngạc “ồ” lên: “Thật ạ?”
“Thật”.
“Thế thì con sẽ cố gắng học Đại học”.
Một đứa khác cũng nói: “Con cũng thế”
“Con cũng thế”.
Hà Phương bật cười, cô xoa đầu mấy đứa nhóc: “Được rồi, mấy đứa mang đồ ăn cất vào bếp đi, lát nữa cô Lương làm cơm cho ăn”. Nói xong, cô rút một bắp ngô: “Cô ăn ít lắm, chỉ ăn một bắp ngô là no rồi. Cô lấy một bắp ngô”
A Sùng che miệng có hai chiếc răng cửa gãy, cười phì phì: “Cô Phương ăn ít quá, heo nhà A Sùng còn ăn nhiều hơn cô Phương nữa”.
A Văn đang dắt xe đứng bên cạnh đó nghe vậy thì cười ngặt cười nghẽo: “Được rồi, mấy đứa vào học đi. Nhanh lên, chú Việt sắp đánh trống rồi đó”.
Nghe thế, Hà Phương mới ngước lên, ở đoạn hành lang nối giữa trường tiểu học và trạm xá, Đình Việt đang cầm sẵn dùi trống, đôi mắt đen thẫm của anh đang nhìn về phía cô.
Hà Phương mỉm cười, khoác ba lô lên vai, khẽ nói với anh bằng khẩu hình: “Tạm biệt. Chúng ta sẽ gặp lại”.
Anh không đáp, chẳng rõ có nhìn được ra cô nói gì hay không, chỉ có dùi trống trong tay khẽ đánh xuống, một loạt tiếng trống dài vang lên. Lũ trẻ cố nán lại thêm một ít thời gian, bịn rịn chia tay Hà Phương xong thì vội vàng co giò chạy vào lớp. Cô cũng chẳng thể để A Văn chờ lâu thêm, đành trèo lên xe rồi rời khỏi bản A Tứ.
Xe máy xóc nảy đi trên con đường mòn dẫn ra bản Tam, Hà Phương ngồi trên xe, không nhịn được quay đầu nhìn ngôi trường nhỏ mình đã ở bấy lâu, nhìn cả bóng áo blouse trắng đứng bên cạnh chiếc trống trên hành lang. Cô nhìn mãi, nhìn mãi, đến khi cây cối che khuất toàn bộ tầm mắt, không còn thấy gì ngoài màu xanh của lá nữa cô mới thở dài, lặng lẽ dời mắt đi.
Đình Việt cũng nhìn theo cô một lúc lâu, khi không còn trông thấy Hà Phương nữa, anh mới chầm chậm nói một tiếng trong lòng: “Tạm biệt”.
***
A Văn lái xe rất chậm, mất gần 20 phút mới ra được đến bản Tam, Hà Phương nói đến đó là được, nhưng cậu ta nhất định chở cô ra đến tận ngã tư Cổ Lương.
“Xe chở hàng có phải ngày nào cũng vào bản Tam đâu, em chở chị ra ngã tư Cổ Lương cho dễ bắt xe”. Cậu ta cười cười: “Chị Phương, sau này nếu em có dịp xuống Hà Nội, chị nhớ mời em một bữa đấy nhé”.
“Cậu muốn ăn món gì, tôi đãi cậu 2 suất”.
“Hào phóng thế. Em muốn ăn tất cả các món ngon nhất của Hà Nội”.
Hà Phương bật cười: “Cậu đã đến Hà Nội lần nào chưa?”
“Chưa ạ. Lần trước em được đi học tập huấn mấy ngày ở ngoại thành thôi. Chưa được vào đến nội thành, nghe nói ở Hà Nội có nhiều nhà cao tầng lắm phải không chị? Còn có cả xe bus điện nữa”.
“Ừ, nhiều lắm. Khi nào cậu xuống tôi dẫn cậu đi một vòng”.
“Cảm ơn chị”.
Giữa trưa, hai người bọn họ mới đến ngã tư Cổ Lương. Trong lúc chờ xe, Hà Phương lại muốn đến tiệm tạp hóa của bà cụ lần trước mua thuốc, nhưng khi sờ đến túi ô mai của Đình Việt, cuối cùng lại đành thôi.
A Văn rút ra hai chiếc bánh cooc mò đưa cô: “Sáng chị đi sớm, chưa kịp nấu gì cả. Đi đường xa mà không có gì bỏ bụng thì mệt lắm. Chị cầm lấy hai cái bánh cooc mò này, đói thì lấy ra ăn nhé”.
Tình cảm của những người ở bản A Tứ rất giản đơn, nhưng cũng rất sâu đậm, Hà Phương cảm nhận rõ ràng hết, lại cảm thấy yêu quý hơn tất cả ở nơi này. Cô xúc động nhận lấy hai chiếc bánh cooc mò, nói: “Cảm ơn A Văn, xuống Hà Nội nhất định phải gọi tôi. Dù tôi ở đâu cũng sẽ phi về đón cậu”.
A Văn bật cười: “Em nhất định sẽ đến”.
***
Hà Nội, cuối hè không khí vẫn oi bức, từng tòa nhà cao tầng san sát, xe cộ đông đúc chật như nêm, Hà Phương ngồi trên taxi có điều hòa mát rượi vẫn cảm thấy khó chịu.
Đi từ bản A Tứ về đến đây cũng đã một đêm ngồi trên xe, sáng nay về đến Hà Nội đúng giờ cao điểm tắc đường, đi từ sân bay về nhà cũng tốn 3 tiếng, mãi đến giữa trưa mới đặt chân đến chung cư.
Nhà cửa rất lâu không có ai ở đã phủ một lớp bụi dày, Hà Phương sẵn mệt, còn phải dọn dẹp nên mệt bở hơi tai, 4h chiều đặt lưng xuống giường là ngủ say như c.hế.t, mãi đến ngày hôm sau mới bò dậy kiếm cái gì bỏ vào miệng.
Nhà hàng xóm có một anh chàng mới chuyển đến, có lẽ rất lâu không thấy người ở căn hộ bên cạnh nên khi thấy Hà Phương bước ra, không khỏi ngạc nhiên: “Cô mới chuyển đến à?”
Hà Phương nhìn anh ta từ đầu đến chân một lượt, da trắng, tóc vuốt gel tạo kiểu, trên mặt đeo một chiếc kính gọng vàng, đúng kiểu con trai thành thị. Cô lịch sự cười đáp: “Chuyển đến từ 4 năm trước thì có tính là mới không?”
Anh ta nghe vậy, vẻ mặt sượt qua vài tia xấu hổ: “Xin lỗi, tại không thấy cô ở đây thường xuyên nên tôi nghĩ cô mới chuyển đến”.
Hà Phương đi thẳng đến thang máy, ấn nút: “Anh chuyển đến đây bao lâu rồi?”
“Hơn nửa tháng”. Anh ta cũng đi đến đứng bên cạnh cô: “Tôi thấy nhà cô đóng cửa suốt”.
“Ừ, tôi ít khi về nhà”
“Ở tầng này không có nhiều nhà lắm, dù sao cũng là hàng xóm, chúng ta làm quen được không?”. Anh ta cười bảo: “Có mấy lần bảo vệ chung cư gửi giấy tờ, bọn họ không gặp được cô nên gửi sang nhà tôi. Tôi không có cách nào liên lạc với cô cả”.
Hà Phương hiểu ý anh ta nên rút điện thoại ra: “Anh add Zalo tôi đi”.
“Tôi tên Minh, Vũ Nam Minh”.
“Tôi tên Phương, Hà Phương”.
Hai người bọn họ cùng xuống siêu thị dưới sảnh, Hà Phương nhặt rất nhiều mì ăn liền, còn Nam Minh thì mua thực phẩm tươi. Lúc ra tính tiền, hai người đụng mặt ở quầy thanh toán lần nữa, Nam Minh thấy giỏ đồ của cô thì cười: “Ăn nhiều mì ăn liền không tốt”
“Tôi lười nấu ăn”. Cô không để ý đến anh ta.
“Hôm nay tôi cũng mua nhiều đồ, hay là cô sang nhà tôi ăn cơm đi, tôi nấu thêm một phần cho cô”.
“Thôi, hẹn dịp khác, hôm nay tôi thèm mì tôm”.
Chàng trai kia cũng không mời mọc cô nữa, chỉ nói: “Lúc nào muốn ăn cơm thì cứ gõ cửa nhà tôi nhé”.
“Cảm ơn”.
Về đến nhà, Hà Phương vừa ăn mì vừa bắt tay vào viết sách. Cô đọc lại bản thảo một lượt, trong lòng không kìm được lại nhớ đến bản A Tứ, nhớ mọi người ở đây, Hà Phương nghĩ không biết lũ trẻ hôm nay thế nào rồi, liệu có mấy đứa được điểm 10, còn A Văn và Đình Việt đi tiêm chủng ở trong thôn giờ này đã về chưa.
Hà Phương mở điện thoại ra, ở Hà Nội sóng tốt, tin nhắn Zalo của bạn bè hiện đầy trong máy, có tin của cậu hàng xóm nhà bên cạnh, Nam Minh gửi mấy bức ảnh chụp giấy thông báo của chung cư gửi đến. Hà Phương chỉ đọc lướt qua, không rep.
Cô tìm kiếm một tin nhắn của Đình Việt, nhưng anh không hề nhắn tin cho cô.
Hà Phương buồn bực định gọi cho anh, nhưng cuối cùng ấn số xong lại vứt điện thoại sang một bên, vùi đầu tiếp tục viết bản thảo. Giày vò cả một đêm, ngày hôm sau 7h sáng cô tỉnh dậy, thay một bộ quần áo trông có vẻ đứng đắn sạch sẽ rồi tự lái xe đến trường đại học Ngoại Thương.
Lễ tốt nghiệp của sinh viên năm cuối được trang hoàng rất lộng lẫy, những chiếc bóng áo cử nhân dày đặc trong sân trường. Mọi người đều mang hoa đến tặng người thân của mình, chỉ có Hà Phương đi tay không, cô tìm một góc ở gần khán đài, tựa vào thân cây, ngứa răng muốn hút thuốc.
Cô vừa bỏ một hạt ô mai vào miệng thì bỗng dưng có một bóng áo cử nhân chạy như bay lại: “Chị Phương, chị Phương”.
Hà Phương ngay lập tức nhíu mày: “Nói bé thôi”.
Việt Anh tóm lấy tay cô lắc lắc, ánh mắt sáng rực: “Chị về từ lúc nào thế? Mẹ bảo chị sẽ về mà em không tin. Em gọi cho chị mấy cuộc nhưng không được”.
Hà Phương không trả lời, chỉ nhìn Việt Anh từ đầu đến chân một lượt, cười cười: “Ra dáng người lớn rồi đấy”.
“Em lớn rồi, tốt nghiệp loại giỏi đấy. Còn có người yêu nữa”. Việt Anh chỉ về phía một cô bạn đứng cách đó không xa. Cô bé ấy có đôi mắt to tròn trong suốt, gương mặt hơi bầu bĩnh, mái tóc xoăn dài, trông rất giống búp bê: “Bạn gái của em đấy”.
Nói xong liền giơ tay vẫy cô bé kia.
Cô bé đó bẽn lẽn chạy lại, khi nhìn thấy Hà Phương liền cúi đầu chào một tiếng: “Chào chị ạ, em nghe Việt Anh nhắc đến chị nhiều rồi, thấy tên chị trên báo nhiều nữa. Đến bây giờ mới gặp được chị. Chị xinh và trẻ thật đấy”.
Hà Phương cười cười: “Khéo miệng thật. Hai đứa quen nhau lâu chưa?”
“Hơn một năm rồi ạ. Anh Việt Anh học trên em một khóa, anh ấy tốt nghiệp trước, năm sau em mới ra trường”.
Việt Anh nói: “Không phải bọn em quen nhau vì học cùng trường đâu, bọn em có duyên lắm đấy. Hôm đi tiệc, bố Thùy Chi dẫn theo cô ấy, bố mẹ dẫn theo em, bọn em gặp nhau ở tiệc, nói chuyện xong mới biết học cùng trường”.
Bữa tiệc được bố mẹ dẫn đi theo, chắc hẳn là tiệc của giới thượng lưu, như vậy, cô bé này chắc hẳn cũng là con cái nhà giàu.
Hà Phương không hỏi đoạn tình cảm này có bao nhiêu phần thật giả, chỉ nói với hai đứa mấy câu. Một lát sau, cuối cùng cũng thấy mẹ cô và dượng đi đến. Sau một thời gian dài không gặp, mẹ cô thấy con gái đã đen đi nhiều thì nhíu mày:
“Con về từ lúc nào? Sao lại đen đi nhiều thế?”.
Dượng cô cũng nói: “Phương về lâu chưa con?”
Hà Phương cười: “Con về từ hôm qua nhưng bận, sáng hôm nay tranh thủ đến trường dự lễ tốt nghiệp của Việt Anh một lúc”.
“Lâu lắm mới có dịp cả nhà đoàn tụ, tối nay con về ăn cơm một bữa nhé. Dượng với mẹ con làm canh sườn hạt sen cho con”. Nói rồi, dượng quay sang nhìn mẹ cô: “Trưa nay về phải rẽ qua siêu thị mua đồ mới được”.
Mẹ Hà Phương vẫn nhìn được ra con gái có thành kiến với mình, nhưng cũng chẳng có cách nào, đành gượng gạo cười: “Ừ, chiều nay Phương về đi, mọi người cùng ăn mừng Việt Anh tốt nghiệp. Mẹ nấu mấy món con thích, ở ngoài bao lâu nhiêu, gầy đi nhiều rồi”.
Hà Phương vốn không thích những bữa cơm thế này, cô không có cảm giác gia đình trọn vẹn, nhưng dù sao xa người thân đã lâu, cũng nên về ăn một bữa cơm, cho nên cô nói: “Vâng, được ạ”.
Hà Nội sầm uất xô bồ, chỉ có trong căn biệt thự rộng rãi ở tiểu khu dành cho người giàu là yên tĩnh.
Trong phòng ăn trang trí theo phong cách hiện đại sang trọng, bàn ăn dài bằng đá cẩm thạch bày rất nhiều đồ ăn ngon, thơm nức mũi. Mọi người ăn rất ít, hầu như chỉ làm để mỗi món nếm thử một chút, chỉ có mình Hà Phương không nếm ra được mùi vị gì.
Cô nhớ chiếc bàn dài bằng gỗ cũ kỹ ở ngoài sân ký túc xá bản A Tứ, nhớ những bữa cơm rau dưa, nhớ cả món thịt chuột của thằng nhóc A Sùng. Đồ ăn ở đây quá nhiều, quá lãng phí, nếu có thể đem cho bọn trẻ thì tốt biết mấy.
Mẹ thấy cô không ăn mới nói: “Phương ăn đi, gầy quá rồi, không cần phải giữ dáng đâu. Có sức khỏe mới làm việc được”.
Thằng nhóc Việt Anh cũng nói: “Đúng đấy, làm nhà văn vất vả lắm, chị ăn nhiều vào. Với cả chị xinh đẹp như thế, có mập lên chút nữa thì dáng vẫn đỉnh lắm”.
Hà Phương không thích nghe mấy lời nịnh nọt, chỉ cười: “Lo cho em trước đi”.
Ăn uống xong, Việt Anh vẫn bám theo cô: “Chị, em nghe mẹ nói chị vừa đi lấy tư liệu viết sách à? Chị đi chỗ nào thế?”
Hà Phương bấm điều khiển tivi trong tay: “Một nơi xa, có nói em cũng không biết được”.
“Ở đó có gì hay ho không ạ?”. Việt Anh rất ngưỡng mộ Hà Phương, cũng từng đọc toàn bộ sách cô viết, ở đó từng câu từng chữ đều sống động như thật, đọc mãi cũng không chán.
“Có rất nhiều thứ hay ho”. Nghĩ đến Đình Việt, bất giác khóe môi Hà Phương cong cong, nở một nụ cười mà chính cô cũng không hề hay biết.
Việt Anh ngay lập tức bắt được nụ cười này, cậu ta tủm tỉm ghé sát cô, cười hỏi: “Có phải đàn ông không?”
Hà Phương quay đầu lườm Việt Anh một cái: “Trẻ con, biết gì mà nói”
“Em có người yêu rồi đấy, không còn là trẻ con nữa, em lớn rồi. Chị, chị nhìn xem, em còn cao hơn chị rồi đây này”.
Đúng là cao thật, nhưng vẫn chưa cao bằng Đình Việt, hơn nữa Việt Anh dù có tập gym nhưng cơ bắp không như anh, không có vẻ đẹp của đàn ông mạnh mẽ và trưởng thành. Hà Phương xùy một tiếng: “Tốt nghiệp xong định làm gì?”
“Em làm ở công ty của bố, bố nói rồi, vài năm nữa em sẽ phải tiếp quản công ty. Chị, chị có muốn đến làm ở công ty bố không?”
“Không thích”. Con nhà giàu là vậy, học hành bình thường, nhưng sinh ra đã ở vạch đích, không cần cố gắng. Hà Phương cũng đã có một khối tài sản kếch xù nhưng cô không bao giờ ngó ngàng đến, cũng không có hứng làm kinh doanh, chỉ nói vậy rồi xoay người bỏ đi.
Việt Anh nhìn theo bóng dáng cô cho đến khi đi khuất mới khẽ lẩm bẩm: “Dù sao em cũng thích chị là nhà văn hơn”.
***
Thời gian thấm thoắt trôi qua, chẳng mấy chốc đã đến mùa thu, Hà Phương bắt đầu quen với nhịp sống mới ở thành thị phồn hoa, nỗi nhớ một nơi xa xôi nào đó cũng không còn làm lòng dạ cô cồn cào như ban đầu, nhưng có rất nhiều đêm, cô đặt lưng xuống giường đều ngửi thấy mùi bồ kết thoang thoảng.
Đình Việt và cô không liên lạc, những người ở bản A Tứ cũng chẳng có cách nào liên lạc với cô. Hà Phương nghĩ có lẽ anh đã thực sự quên mình nên không gọi điện, dù sao cũng là bèo nước gặp nhau, ở nơi đó anh có nhiều người chú ý đến thế, còn có cô giáo Nhã Lam, mỗi khi cần giải quyết đều có người ân cần phục vụ, anh làm sao nhớ đến một kẻ hễ mở miệng là đòi làm với anh như cô chứ?
Bận rộn chỉnh sửa bản thảo và hoàn thành sách trong thời gian này nên chẳng mấy khi Hà Phương đi đâu. Thỉnh thoảng Việt Anh sẽ dẫn cô bạn gái sang nhà cô để đọc mấy tác phẩm đã xuất bản đọc trên kệ, bị Hà Phương đuổi về mấy lần nhưng lũ trẻ hình như rất yêu thích mấy cuốn sách cô viết, cứ cách mấy bữa lại sang.
Có một đêm khuya, Hà Phương đi mua một cốc café từ siêu thị về, vừa vào đến thang máy đã gặp Nam Minh trong đó.
Anh ta nhìn thấy cô, khẽ nhoẻn miệng cười: “Mì ăn liền và café không tốt”
“Quen rồi”. Cô thờ ơ đáp: “Đi làm về muộn thế sao?”
“Ừ, công việc của tôi hơi bận”. Nam Minh tỏ vẻ bất đắc dĩ: “Bận đến nỗi ngay cả bạn gái cũng không có”.
“Thế thì phải tự giảm thời gian để tìm bạn gái thôi. Tiền thì kiếm được, nhưng trôi qua thời gian cưới vợ rồi, tìm vợ rất khó đấy”. Cô nói đùa.
“Cô thì sao? Cô có bạn trai chưa?”
“Chưa có”.
“Cô thấy tôi có được không?”.
Thời gian này, Nam Minh thỉnh thoảng vẫn mang một ít đồ ăn sang nhà biếu cô, Hà Phương ban đầu không nhận, nhưng thấy anh ta có vẻ nhiệt tình nên cũng đành cầm lấy, sau đó lại mang tặng anh ta những thứ khác. Hai người trao đổi qua lại như vậy, không ai nợ ai, mối quan hệ dần dần cũng có chút tiến triển.
Nhưng nói đến việc có bạn trai, Hà Phương chưa từng nghĩ và chắc chắn sẽ không bao giờ muốn có. Cho nên cô chỉ cười: “Tôi chỉ thích tình một đêm, về vấn đề bạn trai không có hứng thú”.
Vẻ mặt Nam Minh trong thoáng chốc hơi ngây ra, anh ta kinh ngạc nhìn cô, mấy giây sau lại bật cười: “Cô đang nói đùa phải không?”
“Tôi nói thật”
“Vậy…”. Nam Minh khó khăn nuốt khan một ngụm nước bọt: “Tiêu chuẩn chọn tình một đêm của cô thế nào?”
Hà Phương nhếch môi: “Tôi không có tiêu chuẩn gì cả, nhìn hợp mắt là được”.
Thang máy mở ra, cô cũng lười nói thêm, chỉ gật đầu chào anh ta đi thẳng về phía cửa nhà, nhưng mới vừa mở cửa đã thì cổ tay đã bị một người nắm lấy. Nam Minh đẩy cô vào bên trong, đè cô lên tường, hơi thở nóng hổi kề cận khuôn mặt Hà Phương:
“Cô thấy tôi thế nào?”. Người anh ta có mùi rượu, không nồng không nhạt, phả lên chóp mũi cô: “Có vừa mắt không?”.
A Sùng không mang thịt chuột nữa, nó cầm một xâu bắp ngô đưa cho Hà Phương: “Cô Phương ơi, hôm nay cô Phương về nhà phải không?”
Hà Phương không muốn nói với lũ nhóc chuyện mình rời đi, cô sợ cảm giác quyến luyến chia ly thế này, nhưng không hiểu sao lũ trẻ vẫn biết. Cô cười cười: “Cô về nhà, có dịp sẽ quay lại. Bút màu của mấy đứa về sau cô giáo Lam và cô giáo Lương sẽ biến ra, mấy đứa mau mang đồ này đến gặp cô giáo để đổi bút màu đi”.
“Không, cái này em mang cho cô Phương mà”. Mấy đứa nhóc mếu máo khóc ầm lên: “Cô Phương về rồi, có phải không bao giờ quay lại đây nữa không?”
Hà Phương sầm mặt: “Nói vớ vẩn. Phải quay lại để còn ăn thịt chuột với bánh cooc mò chứ. Cô về một thời gian, có dịp sẽ trở lại. Đừng có khóc nữa”.
“Nhưng cô giáo Lam nói cô sẽ không bao giờ quay lại nữa”. Lũ trẻ càng khóc to hơn: “Cô Phương nói dối bọn con”.
Mười mấy đứa trẻ thi nhau khóc, đau cả đầu, Hà Phương vừa thương lại vừa chẳng biết nói sao, cuối cùng đành lúng túng dỗ bọn nhỏ: “Chúng ta sẽ còn gặp lại”.
“Thật không ạ?”
“Thật”. Cô gật đầu chắc nịch: “Nếu cô không về, sau này mấy đứa đi tìm cô là được chứ gì. Mấy đứa học giỏi, được ra huyện đi học, sau này còn xuống Hà Nội thi đại học. Cô ở Hà Nội, chừng nào mấy đứa xuống đó sẽ gặp được cô”
Lũ trẻ ở đây chỉ muốn đi học để biết chữ, chuyện đi ra huyện hoặc học đến Đại Học là một ước mơ rất xa vời, chẳng đứa nào nghĩ tới. Thế nhưng khi nghe Hà Phương nói vậy, tất cả đều kinh ngạc “ồ” lên: “Thật ạ?”
“Thật”.
“Thế thì con sẽ cố gắng học Đại học”.
Một đứa khác cũng nói: “Con cũng thế”
“Con cũng thế”.
Hà Phương bật cười, cô xoa đầu mấy đứa nhóc: “Được rồi, mấy đứa mang đồ ăn cất vào bếp đi, lát nữa cô Lương làm cơm cho ăn”. Nói xong, cô rút một bắp ngô: “Cô ăn ít lắm, chỉ ăn một bắp ngô là no rồi. Cô lấy một bắp ngô”
A Sùng che miệng có hai chiếc răng cửa gãy, cười phì phì: “Cô Phương ăn ít quá, heo nhà A Sùng còn ăn nhiều hơn cô Phương nữa”.
A Văn đang dắt xe đứng bên cạnh đó nghe vậy thì cười ngặt cười nghẽo: “Được rồi, mấy đứa vào học đi. Nhanh lên, chú Việt sắp đánh trống rồi đó”.
Nghe thế, Hà Phương mới ngước lên, ở đoạn hành lang nối giữa trường tiểu học và trạm xá, Đình Việt đang cầm sẵn dùi trống, đôi mắt đen thẫm của anh đang nhìn về phía cô.
Hà Phương mỉm cười, khoác ba lô lên vai, khẽ nói với anh bằng khẩu hình: “Tạm biệt. Chúng ta sẽ gặp lại”.
Anh không đáp, chẳng rõ có nhìn được ra cô nói gì hay không, chỉ có dùi trống trong tay khẽ đánh xuống, một loạt tiếng trống dài vang lên. Lũ trẻ cố nán lại thêm một ít thời gian, bịn rịn chia tay Hà Phương xong thì vội vàng co giò chạy vào lớp. Cô cũng chẳng thể để A Văn chờ lâu thêm, đành trèo lên xe rồi rời khỏi bản A Tứ.
Xe máy xóc nảy đi trên con đường mòn dẫn ra bản Tam, Hà Phương ngồi trên xe, không nhịn được quay đầu nhìn ngôi trường nhỏ mình đã ở bấy lâu, nhìn cả bóng áo blouse trắng đứng bên cạnh chiếc trống trên hành lang. Cô nhìn mãi, nhìn mãi, đến khi cây cối che khuất toàn bộ tầm mắt, không còn thấy gì ngoài màu xanh của lá nữa cô mới thở dài, lặng lẽ dời mắt đi.
Đình Việt cũng nhìn theo cô một lúc lâu, khi không còn trông thấy Hà Phương nữa, anh mới chầm chậm nói một tiếng trong lòng: “Tạm biệt”.
***
A Văn lái xe rất chậm, mất gần 20 phút mới ra được đến bản Tam, Hà Phương nói đến đó là được, nhưng cậu ta nhất định chở cô ra đến tận ngã tư Cổ Lương.
“Xe chở hàng có phải ngày nào cũng vào bản Tam đâu, em chở chị ra ngã tư Cổ Lương cho dễ bắt xe”. Cậu ta cười cười: “Chị Phương, sau này nếu em có dịp xuống Hà Nội, chị nhớ mời em một bữa đấy nhé”.
“Cậu muốn ăn món gì, tôi đãi cậu 2 suất”.
“Hào phóng thế. Em muốn ăn tất cả các món ngon nhất của Hà Nội”.
Hà Phương bật cười: “Cậu đã đến Hà Nội lần nào chưa?”
“Chưa ạ. Lần trước em được đi học tập huấn mấy ngày ở ngoại thành thôi. Chưa được vào đến nội thành, nghe nói ở Hà Nội có nhiều nhà cao tầng lắm phải không chị? Còn có cả xe bus điện nữa”.
“Ừ, nhiều lắm. Khi nào cậu xuống tôi dẫn cậu đi một vòng”.
“Cảm ơn chị”.
Giữa trưa, hai người bọn họ mới đến ngã tư Cổ Lương. Trong lúc chờ xe, Hà Phương lại muốn đến tiệm tạp hóa của bà cụ lần trước mua thuốc, nhưng khi sờ đến túi ô mai của Đình Việt, cuối cùng lại đành thôi.
A Văn rút ra hai chiếc bánh cooc mò đưa cô: “Sáng chị đi sớm, chưa kịp nấu gì cả. Đi đường xa mà không có gì bỏ bụng thì mệt lắm. Chị cầm lấy hai cái bánh cooc mò này, đói thì lấy ra ăn nhé”.
Tình cảm của những người ở bản A Tứ rất giản đơn, nhưng cũng rất sâu đậm, Hà Phương cảm nhận rõ ràng hết, lại cảm thấy yêu quý hơn tất cả ở nơi này. Cô xúc động nhận lấy hai chiếc bánh cooc mò, nói: “Cảm ơn A Văn, xuống Hà Nội nhất định phải gọi tôi. Dù tôi ở đâu cũng sẽ phi về đón cậu”.
A Văn bật cười: “Em nhất định sẽ đến”.
***
Hà Nội, cuối hè không khí vẫn oi bức, từng tòa nhà cao tầng san sát, xe cộ đông đúc chật như nêm, Hà Phương ngồi trên taxi có điều hòa mát rượi vẫn cảm thấy khó chịu.
Đi từ bản A Tứ về đến đây cũng đã một đêm ngồi trên xe, sáng nay về đến Hà Nội đúng giờ cao điểm tắc đường, đi từ sân bay về nhà cũng tốn 3 tiếng, mãi đến giữa trưa mới đặt chân đến chung cư.
Nhà cửa rất lâu không có ai ở đã phủ một lớp bụi dày, Hà Phương sẵn mệt, còn phải dọn dẹp nên mệt bở hơi tai, 4h chiều đặt lưng xuống giường là ngủ say như c.hế.t, mãi đến ngày hôm sau mới bò dậy kiếm cái gì bỏ vào miệng.
Nhà hàng xóm có một anh chàng mới chuyển đến, có lẽ rất lâu không thấy người ở căn hộ bên cạnh nên khi thấy Hà Phương bước ra, không khỏi ngạc nhiên: “Cô mới chuyển đến à?”
Hà Phương nhìn anh ta từ đầu đến chân một lượt, da trắng, tóc vuốt gel tạo kiểu, trên mặt đeo một chiếc kính gọng vàng, đúng kiểu con trai thành thị. Cô lịch sự cười đáp: “Chuyển đến từ 4 năm trước thì có tính là mới không?”
Anh ta nghe vậy, vẻ mặt sượt qua vài tia xấu hổ: “Xin lỗi, tại không thấy cô ở đây thường xuyên nên tôi nghĩ cô mới chuyển đến”.
Hà Phương đi thẳng đến thang máy, ấn nút: “Anh chuyển đến đây bao lâu rồi?”
“Hơn nửa tháng”. Anh ta cũng đi đến đứng bên cạnh cô: “Tôi thấy nhà cô đóng cửa suốt”.
“Ừ, tôi ít khi về nhà”
“Ở tầng này không có nhiều nhà lắm, dù sao cũng là hàng xóm, chúng ta làm quen được không?”. Anh ta cười bảo: “Có mấy lần bảo vệ chung cư gửi giấy tờ, bọn họ không gặp được cô nên gửi sang nhà tôi. Tôi không có cách nào liên lạc với cô cả”.
Hà Phương hiểu ý anh ta nên rút điện thoại ra: “Anh add Zalo tôi đi”.
“Tôi tên Minh, Vũ Nam Minh”.
“Tôi tên Phương, Hà Phương”.
Hai người bọn họ cùng xuống siêu thị dưới sảnh, Hà Phương nhặt rất nhiều mì ăn liền, còn Nam Minh thì mua thực phẩm tươi. Lúc ra tính tiền, hai người đụng mặt ở quầy thanh toán lần nữa, Nam Minh thấy giỏ đồ của cô thì cười: “Ăn nhiều mì ăn liền không tốt”
“Tôi lười nấu ăn”. Cô không để ý đến anh ta.
“Hôm nay tôi cũng mua nhiều đồ, hay là cô sang nhà tôi ăn cơm đi, tôi nấu thêm một phần cho cô”.
“Thôi, hẹn dịp khác, hôm nay tôi thèm mì tôm”.
Chàng trai kia cũng không mời mọc cô nữa, chỉ nói: “Lúc nào muốn ăn cơm thì cứ gõ cửa nhà tôi nhé”.
“Cảm ơn”.
Về đến nhà, Hà Phương vừa ăn mì vừa bắt tay vào viết sách. Cô đọc lại bản thảo một lượt, trong lòng không kìm được lại nhớ đến bản A Tứ, nhớ mọi người ở đây, Hà Phương nghĩ không biết lũ trẻ hôm nay thế nào rồi, liệu có mấy đứa được điểm 10, còn A Văn và Đình Việt đi tiêm chủng ở trong thôn giờ này đã về chưa.
Hà Phương mở điện thoại ra, ở Hà Nội sóng tốt, tin nhắn Zalo của bạn bè hiện đầy trong máy, có tin của cậu hàng xóm nhà bên cạnh, Nam Minh gửi mấy bức ảnh chụp giấy thông báo của chung cư gửi đến. Hà Phương chỉ đọc lướt qua, không rep.
Cô tìm kiếm một tin nhắn của Đình Việt, nhưng anh không hề nhắn tin cho cô.
Hà Phương buồn bực định gọi cho anh, nhưng cuối cùng ấn số xong lại vứt điện thoại sang một bên, vùi đầu tiếp tục viết bản thảo. Giày vò cả một đêm, ngày hôm sau 7h sáng cô tỉnh dậy, thay một bộ quần áo trông có vẻ đứng đắn sạch sẽ rồi tự lái xe đến trường đại học Ngoại Thương.
Lễ tốt nghiệp của sinh viên năm cuối được trang hoàng rất lộng lẫy, những chiếc bóng áo cử nhân dày đặc trong sân trường. Mọi người đều mang hoa đến tặng người thân của mình, chỉ có Hà Phương đi tay không, cô tìm một góc ở gần khán đài, tựa vào thân cây, ngứa răng muốn hút thuốc.
Cô vừa bỏ một hạt ô mai vào miệng thì bỗng dưng có một bóng áo cử nhân chạy như bay lại: “Chị Phương, chị Phương”.
Hà Phương ngay lập tức nhíu mày: “Nói bé thôi”.
Việt Anh tóm lấy tay cô lắc lắc, ánh mắt sáng rực: “Chị về từ lúc nào thế? Mẹ bảo chị sẽ về mà em không tin. Em gọi cho chị mấy cuộc nhưng không được”.
Hà Phương không trả lời, chỉ nhìn Việt Anh từ đầu đến chân một lượt, cười cười: “Ra dáng người lớn rồi đấy”.
“Em lớn rồi, tốt nghiệp loại giỏi đấy. Còn có người yêu nữa”. Việt Anh chỉ về phía một cô bạn đứng cách đó không xa. Cô bé ấy có đôi mắt to tròn trong suốt, gương mặt hơi bầu bĩnh, mái tóc xoăn dài, trông rất giống búp bê: “Bạn gái của em đấy”.
Nói xong liền giơ tay vẫy cô bé kia.
Cô bé đó bẽn lẽn chạy lại, khi nhìn thấy Hà Phương liền cúi đầu chào một tiếng: “Chào chị ạ, em nghe Việt Anh nhắc đến chị nhiều rồi, thấy tên chị trên báo nhiều nữa. Đến bây giờ mới gặp được chị. Chị xinh và trẻ thật đấy”.
Hà Phương cười cười: “Khéo miệng thật. Hai đứa quen nhau lâu chưa?”
“Hơn một năm rồi ạ. Anh Việt Anh học trên em một khóa, anh ấy tốt nghiệp trước, năm sau em mới ra trường”.
Việt Anh nói: “Không phải bọn em quen nhau vì học cùng trường đâu, bọn em có duyên lắm đấy. Hôm đi tiệc, bố Thùy Chi dẫn theo cô ấy, bố mẹ dẫn theo em, bọn em gặp nhau ở tiệc, nói chuyện xong mới biết học cùng trường”.
Bữa tiệc được bố mẹ dẫn đi theo, chắc hẳn là tiệc của giới thượng lưu, như vậy, cô bé này chắc hẳn cũng là con cái nhà giàu.
Hà Phương không hỏi đoạn tình cảm này có bao nhiêu phần thật giả, chỉ nói với hai đứa mấy câu. Một lát sau, cuối cùng cũng thấy mẹ cô và dượng đi đến. Sau một thời gian dài không gặp, mẹ cô thấy con gái đã đen đi nhiều thì nhíu mày:
“Con về từ lúc nào? Sao lại đen đi nhiều thế?”.
Dượng cô cũng nói: “Phương về lâu chưa con?”
Hà Phương cười: “Con về từ hôm qua nhưng bận, sáng hôm nay tranh thủ đến trường dự lễ tốt nghiệp của Việt Anh một lúc”.
“Lâu lắm mới có dịp cả nhà đoàn tụ, tối nay con về ăn cơm một bữa nhé. Dượng với mẹ con làm canh sườn hạt sen cho con”. Nói rồi, dượng quay sang nhìn mẹ cô: “Trưa nay về phải rẽ qua siêu thị mua đồ mới được”.
Mẹ Hà Phương vẫn nhìn được ra con gái có thành kiến với mình, nhưng cũng chẳng có cách nào, đành gượng gạo cười: “Ừ, chiều nay Phương về đi, mọi người cùng ăn mừng Việt Anh tốt nghiệp. Mẹ nấu mấy món con thích, ở ngoài bao lâu nhiêu, gầy đi nhiều rồi”.
Hà Phương vốn không thích những bữa cơm thế này, cô không có cảm giác gia đình trọn vẹn, nhưng dù sao xa người thân đã lâu, cũng nên về ăn một bữa cơm, cho nên cô nói: “Vâng, được ạ”.
Hà Nội sầm uất xô bồ, chỉ có trong căn biệt thự rộng rãi ở tiểu khu dành cho người giàu là yên tĩnh.
Trong phòng ăn trang trí theo phong cách hiện đại sang trọng, bàn ăn dài bằng đá cẩm thạch bày rất nhiều đồ ăn ngon, thơm nức mũi. Mọi người ăn rất ít, hầu như chỉ làm để mỗi món nếm thử một chút, chỉ có mình Hà Phương không nếm ra được mùi vị gì.
Cô nhớ chiếc bàn dài bằng gỗ cũ kỹ ở ngoài sân ký túc xá bản A Tứ, nhớ những bữa cơm rau dưa, nhớ cả món thịt chuột của thằng nhóc A Sùng. Đồ ăn ở đây quá nhiều, quá lãng phí, nếu có thể đem cho bọn trẻ thì tốt biết mấy.
Mẹ thấy cô không ăn mới nói: “Phương ăn đi, gầy quá rồi, không cần phải giữ dáng đâu. Có sức khỏe mới làm việc được”.
Thằng nhóc Việt Anh cũng nói: “Đúng đấy, làm nhà văn vất vả lắm, chị ăn nhiều vào. Với cả chị xinh đẹp như thế, có mập lên chút nữa thì dáng vẫn đỉnh lắm”.
Hà Phương không thích nghe mấy lời nịnh nọt, chỉ cười: “Lo cho em trước đi”.
Ăn uống xong, Việt Anh vẫn bám theo cô: “Chị, em nghe mẹ nói chị vừa đi lấy tư liệu viết sách à? Chị đi chỗ nào thế?”
Hà Phương bấm điều khiển tivi trong tay: “Một nơi xa, có nói em cũng không biết được”.
“Ở đó có gì hay ho không ạ?”. Việt Anh rất ngưỡng mộ Hà Phương, cũng từng đọc toàn bộ sách cô viết, ở đó từng câu từng chữ đều sống động như thật, đọc mãi cũng không chán.
“Có rất nhiều thứ hay ho”. Nghĩ đến Đình Việt, bất giác khóe môi Hà Phương cong cong, nở một nụ cười mà chính cô cũng không hề hay biết.
Việt Anh ngay lập tức bắt được nụ cười này, cậu ta tủm tỉm ghé sát cô, cười hỏi: “Có phải đàn ông không?”
Hà Phương quay đầu lườm Việt Anh một cái: “Trẻ con, biết gì mà nói”
“Em có người yêu rồi đấy, không còn là trẻ con nữa, em lớn rồi. Chị, chị nhìn xem, em còn cao hơn chị rồi đây này”.
Đúng là cao thật, nhưng vẫn chưa cao bằng Đình Việt, hơn nữa Việt Anh dù có tập gym nhưng cơ bắp không như anh, không có vẻ đẹp của đàn ông mạnh mẽ và trưởng thành. Hà Phương xùy một tiếng: “Tốt nghiệp xong định làm gì?”
“Em làm ở công ty của bố, bố nói rồi, vài năm nữa em sẽ phải tiếp quản công ty. Chị, chị có muốn đến làm ở công ty bố không?”
“Không thích”. Con nhà giàu là vậy, học hành bình thường, nhưng sinh ra đã ở vạch đích, không cần cố gắng. Hà Phương cũng đã có một khối tài sản kếch xù nhưng cô không bao giờ ngó ngàng đến, cũng không có hứng làm kinh doanh, chỉ nói vậy rồi xoay người bỏ đi.
Việt Anh nhìn theo bóng dáng cô cho đến khi đi khuất mới khẽ lẩm bẩm: “Dù sao em cũng thích chị là nhà văn hơn”.
***
Thời gian thấm thoắt trôi qua, chẳng mấy chốc đã đến mùa thu, Hà Phương bắt đầu quen với nhịp sống mới ở thành thị phồn hoa, nỗi nhớ một nơi xa xôi nào đó cũng không còn làm lòng dạ cô cồn cào như ban đầu, nhưng có rất nhiều đêm, cô đặt lưng xuống giường đều ngửi thấy mùi bồ kết thoang thoảng.
Đình Việt và cô không liên lạc, những người ở bản A Tứ cũng chẳng có cách nào liên lạc với cô. Hà Phương nghĩ có lẽ anh đã thực sự quên mình nên không gọi điện, dù sao cũng là bèo nước gặp nhau, ở nơi đó anh có nhiều người chú ý đến thế, còn có cô giáo Nhã Lam, mỗi khi cần giải quyết đều có người ân cần phục vụ, anh làm sao nhớ đến một kẻ hễ mở miệng là đòi làm với anh như cô chứ?
Bận rộn chỉnh sửa bản thảo và hoàn thành sách trong thời gian này nên chẳng mấy khi Hà Phương đi đâu. Thỉnh thoảng Việt Anh sẽ dẫn cô bạn gái sang nhà cô để đọc mấy tác phẩm đã xuất bản đọc trên kệ, bị Hà Phương đuổi về mấy lần nhưng lũ trẻ hình như rất yêu thích mấy cuốn sách cô viết, cứ cách mấy bữa lại sang.
Có một đêm khuya, Hà Phương đi mua một cốc café từ siêu thị về, vừa vào đến thang máy đã gặp Nam Minh trong đó.
Anh ta nhìn thấy cô, khẽ nhoẻn miệng cười: “Mì ăn liền và café không tốt”
“Quen rồi”. Cô thờ ơ đáp: “Đi làm về muộn thế sao?”
“Ừ, công việc của tôi hơi bận”. Nam Minh tỏ vẻ bất đắc dĩ: “Bận đến nỗi ngay cả bạn gái cũng không có”.
“Thế thì phải tự giảm thời gian để tìm bạn gái thôi. Tiền thì kiếm được, nhưng trôi qua thời gian cưới vợ rồi, tìm vợ rất khó đấy”. Cô nói đùa.
“Cô thì sao? Cô có bạn trai chưa?”
“Chưa có”.
“Cô thấy tôi có được không?”.
Thời gian này, Nam Minh thỉnh thoảng vẫn mang một ít đồ ăn sang nhà biếu cô, Hà Phương ban đầu không nhận, nhưng thấy anh ta có vẻ nhiệt tình nên cũng đành cầm lấy, sau đó lại mang tặng anh ta những thứ khác. Hai người trao đổi qua lại như vậy, không ai nợ ai, mối quan hệ dần dần cũng có chút tiến triển.
Nhưng nói đến việc có bạn trai, Hà Phương chưa từng nghĩ và chắc chắn sẽ không bao giờ muốn có. Cho nên cô chỉ cười: “Tôi chỉ thích tình một đêm, về vấn đề bạn trai không có hứng thú”.
Vẻ mặt Nam Minh trong thoáng chốc hơi ngây ra, anh ta kinh ngạc nhìn cô, mấy giây sau lại bật cười: “Cô đang nói đùa phải không?”
“Tôi nói thật”
“Vậy…”. Nam Minh khó khăn nuốt khan một ngụm nước bọt: “Tiêu chuẩn chọn tình một đêm của cô thế nào?”
Hà Phương nhếch môi: “Tôi không có tiêu chuẩn gì cả, nhìn hợp mắt là được”.
Thang máy mở ra, cô cũng lười nói thêm, chỉ gật đầu chào anh ta đi thẳng về phía cửa nhà, nhưng mới vừa mở cửa đã thì cổ tay đã bị một người nắm lấy. Nam Minh đẩy cô vào bên trong, đè cô lên tường, hơi thở nóng hổi kề cận khuôn mặt Hà Phương:
“Cô thấy tôi thế nào?”. Người anh ta có mùi rượu, không nồng không nhạt, phả lên chóp mũi cô: “Có vừa mắt không?”.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.