Chương 59: Phần II: Chương 1: Vì đâu mà Lợn thay đổi?
Đỗ Vũ Hoàng Ngân
13/07/2024
Trời xui đất khiến thế nào ấy, thôi nôi bé Dừa trùng với ngày giỗ thầy Tài, thế là có một cuộc cãi vã lớn nổ ra đến từ vị trí của hai người phụ nữ trong gia đình.
Đầu dây mối nhợ cũng do bu Thắm mà ra, bu đòi dời lại ngày thôi nôi của bé Dừa một hôm để làm giỗ cho thầy Tài trước, Mận thì nói rõ cái lý của mình cho bu nghe, nó bảo nhà ai nấy làm chả liên quan đến, mà bu vẫn không chịu.
Mận một câu, bu Thắm một câu, thế là cãi.
Bu Thắm với Mận choảng nhau ì xèo, choảng từ trong nhà ra đến ngoài thôn, báo hại thằng Lợn đang cắt cỏ thuê cho nhà địa chủ thôn bên cũng phải ba chân bốn cẳng chạy về để can ngăn.
Lợn về tới nơi thì hai người mới ngưng khẩu chiến, hàng xóm láng giềng kéo nhau ra, tụm bảy tụm ba bàn tán xôn xao, Lợn giải tán hết một thể, ai về nhà nấy, xí xô xí xào đến là xấu hổ.
Hai người đó choảng nhau cho sướng cái mồm, rồi người phải xấu hổ sau cùng là Lợn chứ ai? Đi từ đầu thôn tới cuối thôn, ai giờ cũng biết mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu giữa bu Thắm và Mận bất hoà, nhục không biết để đâu cho hết?.
Bu là bu ứa cái con ranh này lâu lắm rồi, ngày trước bu tưởng nó nết na, ngoan hiền, dễ dạy dễ bảo, sốc vác việc nhà, lại thêm cái nó cũng cảm mến thằng Lợn nên bu ưng cái bụng dữ lắm.
Bu tính để cho Lợn cưới nó về hầu hạ sớm hôm cho bu, việc nhà không cần trả công cũng có người làm, mà bu tính sai rồi, con này chẳng những trắc nết mà còn hỗn xược, mất dạy.
Nó ăn nằm rồi chửa con của người khác cho đã đời rồi vu khống cho thằng Lợn, bu mắt nhắm mắt mở cho qua, nhưng con này chả biết điều là gì, rước nó về chẳng khác gì rước thêm bà nội, ham ăn biếng làm đã thế nó còn chua ngoa.
Ôi chao ôi cái ngữ con dâu gì mà láo toa láo toét, mẹ chồng chửi một câu là đớp lại xon xỏn, mẹ chồng lỡ tay đánh nó vài cái, nó đã chạy ra ngoài đình bêu rếu bà với tất cả mọi người rồi, đời thuở, cái ngữ con dâu nào như nó? Công dung ngôn hạnh quẳng cho chó ăn rồi.
- Anh Lợn tui bảo anh này, nay mà anh không dạy lại con vợ anh cái đạo làm vợ làm dâu thì sau này anh cũng đừng gọi tui là bu nữa.
Anh Lợn với chả tui? Cách xưng hô xa cách này là mỗi khi bu dỗi hay không vừa ý việc gì đó với Lợn, bu đều xưng như vậy. Lợn thì quen rồi chẳng sao, có con Mận là thấy ngứa hết cả tai.
Lợn là Lợn nhịn, còn Mận là Mận chiến, chồng của Mận tới lượt bu chì chiết hả?.
- Nè, tui nói bu nghe, đây là chuyện giữa tui với bu thôi nghen, liên quan gì đến chồng tui mà bu đòi cắt đứt quan hệ ruột thịt.
- Ôi, con tao thì tao dạy gì chả được, tao nói là nó phải nghe, kể cả khi tao bảo nó bỏ mi thì nó cũng không dám cãi lại, tao là bu nó, tao có quyền, mi hiểu chửa?
- Bu tưởng bu là bu thì bu nói gì cũng đúng chắc? Có cái ngữ mẹ chồng nào khốn nạn xúi con bỏ vợ như bu? Bu có coi chồng tui là con bu bao giờ, bu nói tui mới biết chồng tui cũng là con do bu đẻ ra đấy, đó giờ tui tưởng bu chỉ có anh cả với thằng Tí.
- Đó anh coi mà về dạy lại con vợ anh đi, bu nói một câu là cãi lại một câu, dâu với chả con gì cái loại vô phép như nó, tui đúng là vô phúc mà.
- Bu tưởng tui thèm vào à? Chẳng qua là vì tui thương chồng tui bu hiểu chửa? Chứ gặp đứa khác mà làm dâu bu ngày đầu thôi là nó đã chạy mất dép rồi, bu làm như bu báu lắm ấy.
Con Mận cãi hỗn, nhưng có phần đúng, bu cãi không lại, bu thẹn, bu giận.
Bu la bu gào lên, bu khóc rống ôm bàn thờ của thầy Tài, đi làm mệt thì chớ, về nhà còn gặp phải cảnh này, điếc hết cả tai.
Cái số thằng Lợn, sao mà nó nhọ?.
Đoạn, Lợn quăng cho bu một quan tiền coi như là để bu lo giỗ thầy Tài, một quan là bằng cả tháng tiền công của Lợn rồi ý, vậy mà bu còn chê ít, bu đòi thêm.
Bu nói một quan của Lợn không mua được gì cả, nào là muốn cơm trắng phải nấu bằng gạo ngon, muốn cá tươi phải mua ngoài chợ huyện, rượu phải là rượu gạo, thịt là thịt ba rọi, trứng là phải trứng ngan, hoa dâng lên thầy phải là hoa cúc đồng tiền.
Ti tỉ ti tỉ các thứ, bu là bu còn muốn đãi thêm mấy bàn nữa để mời bạn bè của thằng Tí qua, vừa cho thầy Tài có cái giỗ lớn, vừa cho thằng Tí mát mặt với bạn bè.
Con Mận càng nghe càng thấy máu nóng sắp dồn lên máu não, nó định trả lời câu -“Cúng cho thầy Tài chứ có phải cúng cho bu đâu mà đòi hỏi lắm thế?”. Nhưng chưa kịp để chữ thoát ra khỏi miệng nữa đã bị Lợn bịt miệng túm về rồi.
Mận tưởng Lợn sẽ im im như mọi khi để bu chửi cho đã, nhưng vừa bước ra khỏi cửa, Lợn đã quay đầu lại, đáp trả.
- Bu chê ít thì bu tự kiếm thêm đi. Thầy Tài mà biết bu thương thầy như vậy chắc cái lòng thầy ở dưới cũng ấm lắm đó bu.
Bu Thắm nghe xong thì cứng họng, mà tiền thì bu vội lận vào lưng váy mất tiêu rồi, bu đứng như trời trồng được một lúc đến khi hai vợ chồng thằng Lợn rời đi rồi bu mới khuỵu chân xuống.
Lợn không còn là Lợn ngày xưa của bu nữa rồi, ngày xưa bu nói gì làm gì nó còn chẳng dám ho he với bu, từ ngày phú ông cho nó lên núi luyện võ gì đấy, hai năm sau nó về thì tính cách cũng thay đổi.
Nó ít nói chuyện với bu hơn lúc trước, cái ánh nhìn của nó dành cho bu không còn trìu mến nữa rồi. Bu không hiểu, rốt cuộc là bu đã sai ở đâu?.
Nó được chấp thêm đôi cánh cũng tự ý sổ lồng, càng ngày càng nó càng bay cao hơn, vượt khỏi tầm với của bu, bu đang cố chấp bắt lấy con chim đó, nhưng thứ bu nhận được chỉ là một sợi lông.
Vì đâu mà Lợn thay đổi?.
Đầu dây mối nhợ cũng do bu Thắm mà ra, bu đòi dời lại ngày thôi nôi của bé Dừa một hôm để làm giỗ cho thầy Tài trước, Mận thì nói rõ cái lý của mình cho bu nghe, nó bảo nhà ai nấy làm chả liên quan đến, mà bu vẫn không chịu.
Mận một câu, bu Thắm một câu, thế là cãi.
Bu Thắm với Mận choảng nhau ì xèo, choảng từ trong nhà ra đến ngoài thôn, báo hại thằng Lợn đang cắt cỏ thuê cho nhà địa chủ thôn bên cũng phải ba chân bốn cẳng chạy về để can ngăn.
Lợn về tới nơi thì hai người mới ngưng khẩu chiến, hàng xóm láng giềng kéo nhau ra, tụm bảy tụm ba bàn tán xôn xao, Lợn giải tán hết một thể, ai về nhà nấy, xí xô xí xào đến là xấu hổ.
Hai người đó choảng nhau cho sướng cái mồm, rồi người phải xấu hổ sau cùng là Lợn chứ ai? Đi từ đầu thôn tới cuối thôn, ai giờ cũng biết mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu giữa bu Thắm và Mận bất hoà, nhục không biết để đâu cho hết?.
Bu là bu ứa cái con ranh này lâu lắm rồi, ngày trước bu tưởng nó nết na, ngoan hiền, dễ dạy dễ bảo, sốc vác việc nhà, lại thêm cái nó cũng cảm mến thằng Lợn nên bu ưng cái bụng dữ lắm.
Bu tính để cho Lợn cưới nó về hầu hạ sớm hôm cho bu, việc nhà không cần trả công cũng có người làm, mà bu tính sai rồi, con này chẳng những trắc nết mà còn hỗn xược, mất dạy.
Nó ăn nằm rồi chửa con của người khác cho đã đời rồi vu khống cho thằng Lợn, bu mắt nhắm mắt mở cho qua, nhưng con này chả biết điều là gì, rước nó về chẳng khác gì rước thêm bà nội, ham ăn biếng làm đã thế nó còn chua ngoa.
Ôi chao ôi cái ngữ con dâu gì mà láo toa láo toét, mẹ chồng chửi một câu là đớp lại xon xỏn, mẹ chồng lỡ tay đánh nó vài cái, nó đã chạy ra ngoài đình bêu rếu bà với tất cả mọi người rồi, đời thuở, cái ngữ con dâu nào như nó? Công dung ngôn hạnh quẳng cho chó ăn rồi.
- Anh Lợn tui bảo anh này, nay mà anh không dạy lại con vợ anh cái đạo làm vợ làm dâu thì sau này anh cũng đừng gọi tui là bu nữa.
Anh Lợn với chả tui? Cách xưng hô xa cách này là mỗi khi bu dỗi hay không vừa ý việc gì đó với Lợn, bu đều xưng như vậy. Lợn thì quen rồi chẳng sao, có con Mận là thấy ngứa hết cả tai.
Lợn là Lợn nhịn, còn Mận là Mận chiến, chồng của Mận tới lượt bu chì chiết hả?.
- Nè, tui nói bu nghe, đây là chuyện giữa tui với bu thôi nghen, liên quan gì đến chồng tui mà bu đòi cắt đứt quan hệ ruột thịt.
- Ôi, con tao thì tao dạy gì chả được, tao nói là nó phải nghe, kể cả khi tao bảo nó bỏ mi thì nó cũng không dám cãi lại, tao là bu nó, tao có quyền, mi hiểu chửa?
- Bu tưởng bu là bu thì bu nói gì cũng đúng chắc? Có cái ngữ mẹ chồng nào khốn nạn xúi con bỏ vợ như bu? Bu có coi chồng tui là con bu bao giờ, bu nói tui mới biết chồng tui cũng là con do bu đẻ ra đấy, đó giờ tui tưởng bu chỉ có anh cả với thằng Tí.
- Đó anh coi mà về dạy lại con vợ anh đi, bu nói một câu là cãi lại một câu, dâu với chả con gì cái loại vô phép như nó, tui đúng là vô phúc mà.
- Bu tưởng tui thèm vào à? Chẳng qua là vì tui thương chồng tui bu hiểu chửa? Chứ gặp đứa khác mà làm dâu bu ngày đầu thôi là nó đã chạy mất dép rồi, bu làm như bu báu lắm ấy.
Con Mận cãi hỗn, nhưng có phần đúng, bu cãi không lại, bu thẹn, bu giận.
Bu la bu gào lên, bu khóc rống ôm bàn thờ của thầy Tài, đi làm mệt thì chớ, về nhà còn gặp phải cảnh này, điếc hết cả tai.
Cái số thằng Lợn, sao mà nó nhọ?.
Đoạn, Lợn quăng cho bu một quan tiền coi như là để bu lo giỗ thầy Tài, một quan là bằng cả tháng tiền công của Lợn rồi ý, vậy mà bu còn chê ít, bu đòi thêm.
Bu nói một quan của Lợn không mua được gì cả, nào là muốn cơm trắng phải nấu bằng gạo ngon, muốn cá tươi phải mua ngoài chợ huyện, rượu phải là rượu gạo, thịt là thịt ba rọi, trứng là phải trứng ngan, hoa dâng lên thầy phải là hoa cúc đồng tiền.
Ti tỉ ti tỉ các thứ, bu là bu còn muốn đãi thêm mấy bàn nữa để mời bạn bè của thằng Tí qua, vừa cho thầy Tài có cái giỗ lớn, vừa cho thằng Tí mát mặt với bạn bè.
Con Mận càng nghe càng thấy máu nóng sắp dồn lên máu não, nó định trả lời câu -“Cúng cho thầy Tài chứ có phải cúng cho bu đâu mà đòi hỏi lắm thế?”. Nhưng chưa kịp để chữ thoát ra khỏi miệng nữa đã bị Lợn bịt miệng túm về rồi.
Mận tưởng Lợn sẽ im im như mọi khi để bu chửi cho đã, nhưng vừa bước ra khỏi cửa, Lợn đã quay đầu lại, đáp trả.
- Bu chê ít thì bu tự kiếm thêm đi. Thầy Tài mà biết bu thương thầy như vậy chắc cái lòng thầy ở dưới cũng ấm lắm đó bu.
Bu Thắm nghe xong thì cứng họng, mà tiền thì bu vội lận vào lưng váy mất tiêu rồi, bu đứng như trời trồng được một lúc đến khi hai vợ chồng thằng Lợn rời đi rồi bu mới khuỵu chân xuống.
Lợn không còn là Lợn ngày xưa của bu nữa rồi, ngày xưa bu nói gì làm gì nó còn chẳng dám ho he với bu, từ ngày phú ông cho nó lên núi luyện võ gì đấy, hai năm sau nó về thì tính cách cũng thay đổi.
Nó ít nói chuyện với bu hơn lúc trước, cái ánh nhìn của nó dành cho bu không còn trìu mến nữa rồi. Bu không hiểu, rốt cuộc là bu đã sai ở đâu?.
Nó được chấp thêm đôi cánh cũng tự ý sổ lồng, càng ngày càng nó càng bay cao hơn, vượt khỏi tầm với của bu, bu đang cố chấp bắt lấy con chim đó, nhưng thứ bu nhận được chỉ là một sợi lông.
Vì đâu mà Lợn thay đổi?.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.