Chương 68: Tiền là của bu, nhưng mồ hôi nước mắt là của Lợn
Đỗ Vũ Hoàng Ngân
13/08/2024
Trời vẫn chưa sáng hẳn, Mận đã sớm thức dậy, vấn tóc gọn gàng để xuống bếp đun thuốc cho Lợn, rồi còn nấu xôi, mần gà nấu cháo.
Canh tư, anh Ruộng có ghé qua nhà giúp Mận vặt lông gà, sẵn tiện biếu thêm hai đòn giò thủ, Mận ngại không dám lấy nhưng Ruộng đã nhanh chóng dúi vào tay Mận rồi nhanh chóng lảng sang chuyện khác.
- Tình trạng bệnh tình của Lợn đã đỡ hơn chưa Mận?.
Ruộng vừa đổ nước sôi vào con gà đã được cắt cổ vừa quay sang hỏi Mận.
Mận vừa nhóm lửa vừa trả lời Ruộng.
- Khi nãy tui mới đút thuốc Lợn, sờ trán thì thấy mát rồi, nhưng mà Lợn cứ ngủ li bì như vậy làm tui lo quá.
Ruộng im lặng một hồi, rồi mới trả lời.
- Mận đừng lo quá, Lợn sẽ sớm khoẻ thôi, nhớ chú ý giữ gìn sức khoẻ, trời này dễ bị cảm mạo lắm! Tui cũng họ sù sụ mấy bữa nay.
- Ôi, thế anh Ruộng đã thuốc thang gì chưa?
- Cảm ơn Mận, tui xông vài đợt lá bưởi với sả là hết ngay thôi ý.
- Anh đừng có ỷ y nha chửa, phải nhớ thuốc thang đều đặn với cả mặc ấm vào.
- Tui biết rồi.
- Ừa, để có gì thôi nôi xong xuôi tui ra vườn hái cho anh mở lá bưởi với mấy củ gừng, gì chớ cái đó Lợn nhà tui trồng nhiều lắm.- Thế, tui cảm ơn Mận nhiều.
- Hơi, ơn nghĩa gì! Anh cũng giúp vợ chồng tui không ít, cứ coi như là có qua có lại đi.
- Được, tui nghe Mận vậy.
Ruộng nhìn Mận cười trìu mến, Mận thì lo chụm củi với ngâm đậu trắng nấu chè nên đâu có để ý, những giây phút ở bên Mận như này đối với Ruộng mà nói chính là khoảnh khắc hạnh phúc nhất đời mình.
Tuy là ngắn ngủi, nhưng Ruộng cam tâm tình nguyện mà đắm chìm trong đó. Nom cái dáng Mận nhỏ bé lủi thủi dưới bếp, vậy mà làm được bao nhiêu là việc, rồi khi Mận thổi lửa, khói xông thẳng lên mặt, Mận cay quá phải ho sặc sụa sao mà vừa có một người vụng về mà lại đáng yêu thế kia.
Canh năm gà gáy, hai người họ đã làm xong hai mâm cúng đơn sơ, một mâm cúng mười hai bà mụ và đức ông, mâm còn lại cúng thần tài và thổ địa, Mận kiểm đi kiểm lại hai ba lần coi còn thiếu sót gì không.
Chè đậu trắng, xôi gấc, cháo gà đậu xanh, bộ tam sên, lợn quay, rượu nếp, nhang, đèn, hoa cúng, trái cây...
Đều đã đủ hết, nhưng vẫn còn thiếu trầu têm và một quả cau. Trầu thì dễ rồi, chỉ cần hái là được, cau thì khó hơn, phải trèo lên cây để hái, bình thường có Lợn chỉ cần nói một tiếng, Lợn chạy ra ngoài không lâu đã đem cả buồng cau về rồi.
Bây giờ, Lợn ốm, Mận lao đao, Mận khốn khổ, như là rắn bị mất đầu vậy. Mận quýnh quáng cả lên, anh Ruộng sốt ruột bảo Mận đừng lo rồi nhanh chóng xoạc dép chạy xuống vườn cau nhà phú ông để xin một buồng.Giỗ của thầy Tài, bu Thắm chỉ cúng một mâm nhỏ, cũng không có mời thêm ai.
Tí không dám nói, nhưng nó cảm thấy bất bình. Rõ ràng mấy ngày trước Lợn đưa bu Thắm tận một quan, vậy mà hôm nay giỗ thầy, bu lại cúng mỗi một mâm nhỏ, mà chưa kể đến mâm nhỏ bu cúng lại sơ sài chẳng khác gì một bữa ăn bình thường.
Tính sương sương chỉ có hai quả trứng luộc, một tô canh măng, mười thanh đậu phụ, xôi với chè là chị Mận đem qua, còn gà luộc là con gà suy dinh dưỡng, bu nuôi không nổi nên bu thịt luôn con gà. Đến là ngán ngẩm.
- Bu ơi bu, sao mâm cúng năm nay của thầy Tài lại sơ sài thế hả bu.
Tí đợi bu Thắm thắp nhang khấn vái tổ tiên xong mới dám hỏi.
- Tiền nhiều cúng nhiều, tiền ít thì cúng ít, có vậy cũng hỏi nữa? Mệt gớm
- Con nhớ hôm bữa anh Lợn có đưa bu một quan tiền lận mà.
- Một quan của chúng bây to bằng bánh xe bò chắc? Còn không đủ để bu đi chợ.
- Những một quan mà không bu bảo không đủ đi chợ? Chứ bao nhiêu là đủ hả bu? Một quan bằng một tháng lương người hầu rồi bu ạ.
Bu Thắm nhai trầu chẹp chẹp, trừng mắt nhìn Ti.
- Dạo này vật giá leo thang, cầm một quan ra chợ chẳng mua được cái qué gì sát.
- Cứ cho vật giá leo thang đi, nhưng con nghĩ một quan cũng phải mua được vài cân lợn quay để cúng thầy, bu nhỉ?- Ôi dào, mày đang trả treo với bu đó sao?
Phận con cái nào dám trả treo bu, nhưng mà con thấy lời nói và hành động của bu sao mà mâu thuẫn quá bu, bu bảo một quan ra chợ không mua được gì cúng giỗ thầy? Vậy bu cầm một quan đi sơn móng vàng móng đỏ thì được gọi là gì hả bu?
Bu Thắm chột dạ, nhanh chóng che giấu đôi bàn tay vừa được sơn phết bóng loáng sau hông váy.
Bu gằn giọng.
- Mày câm, tiền thắng Lợn đưa bu, bu xài cho việc gì, không đến lượt mày lên tiếng, hiểu chửa?
- Vâng, tiền là của bu, nhưng mồ hôi và nước mắt là của anh Lợn, bu xài sao mà không thấy trái với lương tâm thì bu cứ xài.
- Ông Tài ơi ngó xuống mà coi đến cả con trai út của ông cũng muốn cãi lại tui đây này, cái số của tui sao mà nó khốn nó khổ thế này hả ông Tài?
Bu lại giở trò ôm bàn thờ thầy Tài gào khóc thảm thiết, lúc trước có mấy lần bu mắng nhiếc anh Lợn bu cũng làm như vậy, nhưng bu lặp đi lặp lại hành động này nhiều quá thành ra cũng nhàm, Tí chẳng còn thấy sợ.
Mặc kệ bu gào thét rùm trời đất, Tí chạy qua nhà thăm vợ chồng anh Lợn với xách theo dây khô chục con cá thù lù để biếu hai anh chị, Tí của mười ba tuổi đã người lớn và hiểu chuyện hơn nhiều rồi.
Cậu Hai từng nói Tí ngu, đợi Tí lớn hơn thì sẽ hiểu, bây giờ Tí lớn rồi và Tí đã hiểu, đã thấm thía từng lời dạy của cậu Hai.
Canh tư, anh Ruộng có ghé qua nhà giúp Mận vặt lông gà, sẵn tiện biếu thêm hai đòn giò thủ, Mận ngại không dám lấy nhưng Ruộng đã nhanh chóng dúi vào tay Mận rồi nhanh chóng lảng sang chuyện khác.
- Tình trạng bệnh tình của Lợn đã đỡ hơn chưa Mận?.
Ruộng vừa đổ nước sôi vào con gà đã được cắt cổ vừa quay sang hỏi Mận.
Mận vừa nhóm lửa vừa trả lời Ruộng.
- Khi nãy tui mới đút thuốc Lợn, sờ trán thì thấy mát rồi, nhưng mà Lợn cứ ngủ li bì như vậy làm tui lo quá.
Ruộng im lặng một hồi, rồi mới trả lời.
- Mận đừng lo quá, Lợn sẽ sớm khoẻ thôi, nhớ chú ý giữ gìn sức khoẻ, trời này dễ bị cảm mạo lắm! Tui cũng họ sù sụ mấy bữa nay.
- Ôi, thế anh Ruộng đã thuốc thang gì chưa?
- Cảm ơn Mận, tui xông vài đợt lá bưởi với sả là hết ngay thôi ý.
- Anh đừng có ỷ y nha chửa, phải nhớ thuốc thang đều đặn với cả mặc ấm vào.
- Tui biết rồi.
- Ừa, để có gì thôi nôi xong xuôi tui ra vườn hái cho anh mở lá bưởi với mấy củ gừng, gì chớ cái đó Lợn nhà tui trồng nhiều lắm.- Thế, tui cảm ơn Mận nhiều.
- Hơi, ơn nghĩa gì! Anh cũng giúp vợ chồng tui không ít, cứ coi như là có qua có lại đi.
- Được, tui nghe Mận vậy.
Ruộng nhìn Mận cười trìu mến, Mận thì lo chụm củi với ngâm đậu trắng nấu chè nên đâu có để ý, những giây phút ở bên Mận như này đối với Ruộng mà nói chính là khoảnh khắc hạnh phúc nhất đời mình.
Tuy là ngắn ngủi, nhưng Ruộng cam tâm tình nguyện mà đắm chìm trong đó. Nom cái dáng Mận nhỏ bé lủi thủi dưới bếp, vậy mà làm được bao nhiêu là việc, rồi khi Mận thổi lửa, khói xông thẳng lên mặt, Mận cay quá phải ho sặc sụa sao mà vừa có một người vụng về mà lại đáng yêu thế kia.
Canh năm gà gáy, hai người họ đã làm xong hai mâm cúng đơn sơ, một mâm cúng mười hai bà mụ và đức ông, mâm còn lại cúng thần tài và thổ địa, Mận kiểm đi kiểm lại hai ba lần coi còn thiếu sót gì không.
Chè đậu trắng, xôi gấc, cháo gà đậu xanh, bộ tam sên, lợn quay, rượu nếp, nhang, đèn, hoa cúng, trái cây...
Đều đã đủ hết, nhưng vẫn còn thiếu trầu têm và một quả cau. Trầu thì dễ rồi, chỉ cần hái là được, cau thì khó hơn, phải trèo lên cây để hái, bình thường có Lợn chỉ cần nói một tiếng, Lợn chạy ra ngoài không lâu đã đem cả buồng cau về rồi.
Bây giờ, Lợn ốm, Mận lao đao, Mận khốn khổ, như là rắn bị mất đầu vậy. Mận quýnh quáng cả lên, anh Ruộng sốt ruột bảo Mận đừng lo rồi nhanh chóng xoạc dép chạy xuống vườn cau nhà phú ông để xin một buồng.Giỗ của thầy Tài, bu Thắm chỉ cúng một mâm nhỏ, cũng không có mời thêm ai.
Tí không dám nói, nhưng nó cảm thấy bất bình. Rõ ràng mấy ngày trước Lợn đưa bu Thắm tận một quan, vậy mà hôm nay giỗ thầy, bu lại cúng mỗi một mâm nhỏ, mà chưa kể đến mâm nhỏ bu cúng lại sơ sài chẳng khác gì một bữa ăn bình thường.
Tính sương sương chỉ có hai quả trứng luộc, một tô canh măng, mười thanh đậu phụ, xôi với chè là chị Mận đem qua, còn gà luộc là con gà suy dinh dưỡng, bu nuôi không nổi nên bu thịt luôn con gà. Đến là ngán ngẩm.
- Bu ơi bu, sao mâm cúng năm nay của thầy Tài lại sơ sài thế hả bu.
Tí đợi bu Thắm thắp nhang khấn vái tổ tiên xong mới dám hỏi.
- Tiền nhiều cúng nhiều, tiền ít thì cúng ít, có vậy cũng hỏi nữa? Mệt gớm
- Con nhớ hôm bữa anh Lợn có đưa bu một quan tiền lận mà.
- Một quan của chúng bây to bằng bánh xe bò chắc? Còn không đủ để bu đi chợ.
- Những một quan mà không bu bảo không đủ đi chợ? Chứ bao nhiêu là đủ hả bu? Một quan bằng một tháng lương người hầu rồi bu ạ.
Bu Thắm nhai trầu chẹp chẹp, trừng mắt nhìn Ti.
- Dạo này vật giá leo thang, cầm một quan ra chợ chẳng mua được cái qué gì sát.
- Cứ cho vật giá leo thang đi, nhưng con nghĩ một quan cũng phải mua được vài cân lợn quay để cúng thầy, bu nhỉ?- Ôi dào, mày đang trả treo với bu đó sao?
Phận con cái nào dám trả treo bu, nhưng mà con thấy lời nói và hành động của bu sao mà mâu thuẫn quá bu, bu bảo một quan ra chợ không mua được gì cúng giỗ thầy? Vậy bu cầm một quan đi sơn móng vàng móng đỏ thì được gọi là gì hả bu?
Bu Thắm chột dạ, nhanh chóng che giấu đôi bàn tay vừa được sơn phết bóng loáng sau hông váy.
Bu gằn giọng.
- Mày câm, tiền thắng Lợn đưa bu, bu xài cho việc gì, không đến lượt mày lên tiếng, hiểu chửa?
- Vâng, tiền là của bu, nhưng mồ hôi và nước mắt là của anh Lợn, bu xài sao mà không thấy trái với lương tâm thì bu cứ xài.
- Ông Tài ơi ngó xuống mà coi đến cả con trai út của ông cũng muốn cãi lại tui đây này, cái số của tui sao mà nó khốn nó khổ thế này hả ông Tài?
Bu lại giở trò ôm bàn thờ thầy Tài gào khóc thảm thiết, lúc trước có mấy lần bu mắng nhiếc anh Lợn bu cũng làm như vậy, nhưng bu lặp đi lặp lại hành động này nhiều quá thành ra cũng nhàm, Tí chẳng còn thấy sợ.
Mặc kệ bu gào thét rùm trời đất, Tí chạy qua nhà thăm vợ chồng anh Lợn với xách theo dây khô chục con cá thù lù để biếu hai anh chị, Tí của mười ba tuổi đã người lớn và hiểu chuyện hơn nhiều rồi.
Cậu Hai từng nói Tí ngu, đợi Tí lớn hơn thì sẽ hiểu, bây giờ Tí lớn rồi và Tí đã hiểu, đã thấm thía từng lời dạy của cậu Hai.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.