Chương 6
Lan Rùa
22/06/2020
Hân thực sự không thể hiểu mình đã làm gì sai? Vì sao tới nông nỗi này? Vì sao người ta lại đối xử tàn nhẫn với cô như vậy, khi mà ngày vui của cô đang đến gần? Trách người ta một thì trách cô mười, vì sao cô có thể bất cẩn đến vậy? Ba Hậu đã cấm Hân không được ra khỏi nhà sau mười giờ đêm, nhưng cô nào có nghe lời? Ba năm trước trên vùng cậu Hoan có một trận siêu bão gây ra nhiều thiệt hại nặng nề về người và của. Bỏ ngoài tai lệnh cấm của ba, nghe hội bạn rủ rê, nửa đêm cô vẫn theo chuyến xe từ thành phố lên chỗ rừng núi hiểm trở để cứu trợ cho những người gặp nạn. Hai ngày đầu Hân hoạt động rất tích cực, cứu được rất nhiều người, nhưng tới ngày thứ ba, sau khi cố kéo chiếc xe thồ chở năm người bị thương ra khỏi vùng bùn lầy thì Hân kiệt sức ngã khuỵ. Lần ấy Hân bị hôn mê non nửa tháng, khi tỉnh lại cô đã rất lo bị ba mắng, nhưng rốt cuộc ba chỉ rầu rĩ cảm thán:
- Hến à! Con đã từng là một cô bé rất nghe lời cơ mà!
Nghe ba gọi mình bằng cái tên thân thương hồi nhỏ, Hân ứa nước mắt. Thế nhưng tật xấu khó bỏ, hễ nhận được điện thoại của người nhà bệnh nhân cô lại nóng lòng nóng ruột tìm cách trốn đi để tới khám bệnh cho người ta. Sợ bị ba quở trách nên Hân thường lén đi một mình. Tại Hân tự ý làm trái lời ba nên bây giờ gặp nạn cô không có gan gọi điện cho ba khóc lóc kể khổ. Cô cũng không đủ can đảm nhờ vả sự trợ giúp của bất kỳ ai cả, nỗi nhục nhã này, chỉ mình cô biết là đủ lắm rồi. Nước sông thấm vào da thịt lạnh buốt, nhưng chẳng thể lạnh bằng trái tim Hân lúc này. Cô run rẩy bò lên bờ, cố gắng tìm kiếm chút ít manh mối trong chiếc điện thoại bị xước màn hình của mình rớt ngay cạnh bánh xe. Tiếc rằng, số điện thoại gọi vào máy cô đêm qua chỉ là số ảo. Cảm giác bất lực, vô vọng, trầm uất, Hân như một người vô hồn ngồi bất động trên bãi cỏ, mãi tới mười giờ tối cô mới dám lái xe về nhà. Sợ đánh thức mọi người nên Hân nín thở bước từng bước lên cầu thang, rón rén đẩy cửa vào phòng mình, mệt mỏi ngã vật ra đất.
Sự tơi tả và những vết thương bầm tím trên cơ thể Hân khiến Sương rớt nước mắt. Vì phòng mình vô cùng bừa bộn nên ban nãy Sương phải chạy sang phòng Hân quay clip dạy trang điểm, đang quay thì nghe tiếng cửa mở, cô vội vã chui xuống gầm bàn, định bụng ú oà trêu Hân một trận. Cơ mà chưa kịp trêu, Hân đã khuỵ luôn rồi. Sương hốt hoảng lao ra lay chị gái hỏi chuyện:
- Hến à… Hến… nói gì với em đi… Hến có sao không Hến? Sao lại tím tái hết thế này… làm ơn nói với em Hến chỉ là bị té cầu thang thôi… làm ơn đi mà…
- Không phải… chị… chị bị… bị…
Tuy Hân không nói hết câu nhưng dựa vào thái độ và ngữ điệu của chị Sương đã hiểu ra được phần nào. Cô ức chế gào ầm lên:
- Là thằng chó nào? Em băm vằm nó!
Hân vội vã bịt miệng em gái, cô dặn em:
- Nói nhỏ thôi Sò, đừng để ba mẹ và Nghêu biết chuyện.
Ngoài tên thật ra thì thi thoảng chị Hân cũng hay gọi Sương và Nghĩa bằng tên cúng cơm hồi nhỏ, Sò và Nghêu. Sương tuy đã gật đầu đồng ý nhưng do không thể kiểm soát được cảm xúc nên cô vẫn khóc lóc tức tưởi. Hân sợ hãi bò dậy khoá chặt cửa phòng, thấy mặt Sương nhem nhuốc, Hân lại đi tắm gội qua loa rồi xấp nước khăn bông lau mặt mũi cho Sương. Sau đó Hân dìu Sương lên giường của mình, hai chị em nằm ôm rịt lấy nhau. Sương hiểu loại chuyện như này tuyệt đối không thể lộ ra ngoài, vì đó là danh dự của chị gái. Cô chỉ tò mò hỏi:
- Hến! Chị cố nhớ lại coi mình đã từng gây thù chuốc oán với ai chưa? Có đoán được là ai hại chị không?
- Chắc là có người muốn ngăn cản đám cưới của chị. Chắc có liên quan tới cậu Hoan, có thể là người thương thầm cậu, cũng có thể bất cứ ai trong gia đình bên đó bị ảnh hưởng quyền lợi khi chị về làm dâu.
Hân suy đoán. Sương giận run người, lũ ác ôn! Chắc tụi nó nghĩ loại con gái trọng thể diện như chị Hân bị làm nhục thì kiểu gì cũng xin huỷ hôn. Bọn ngu đấy chẳng hiểu chị gái cô chút nào cả, chị Hân đâu phải dạng tiểu thư nhõng nhẹo hồ đồ chỉ biết nghĩ tới lợi ích của bản thân. Huỷ hôn có thể giúp chị giữ chút sĩ diện trước mặt cậu Hoan, nhưng đâu thể giữ mặt mũi cho ba mẹ cô? Cỗ cưới ba mẹ đã đặt tiền, thiệp mời đã gửi từ lâu, họ hàng hai bên nội ngoại đã đặt may đồ đẹp, sẵn sàng lên lịch đi ăn cưới rồi, giờ tự dưng huỷ hôn thì còn ra thể thống gì nữa?
- Chị Hến! Có câu lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát, những đứa hại chị ý, kiểu gì cũng có ngày lộ sơ hở. Chị Hến nhớ phải để ý mà tóm sống tụi nó.
Sương dặn dò, Hân thơm má em gái, dịu dàng nói:
- Ừ, chị nhớ rồi. Sò an tâm.
- Thế kỷ hai mốt rồi, những chuyện như thế không còn quá quan trọng đâu. Hến nghe em đừng tự ti, cũng đừng suy nghĩ nhiều nhé! Bất cứ thằng đàn ông nào rước được Hến về nhà đều là phúc phận của nó. Mà em bảo này… Hến… đã uống thuốc ngừa thai chưa?
Sương lo lắng hỏi, Hân xoa lưng cho em gái rồi kêu em đừng lo, Hân là bác sĩ cơ mà. Sương an tâm rúc đầu vào lòng chị ngủ khì khì, sáng hôm sau cô thấy chị còn thức giấc sớm hơn cả mình. Tất cả những vết bầm tím đều được chị dặm phấn kỹ càng, thi thoảng bị ai hỏi sao mặt cứ man mác có nét buồn thế chị liền cười tươi rồi giả bộ thẹn thùng đáp rằng cô dâu nào sắp xa nhà chả tâm trạng. Mỗi lúc trông thấy chị như vậy, Sương lại chui vào phòng riêng nấc lên từng tiếng. Ba mẹ tưởng cô không muốn xa chị gái nên tình cảm an ủi:
- Sò ngoan! Đừng buồn con! Chị đi lấy chồng chứ có phải đi mất đâu! Rảnh chị lại về chơi mà!
- Nhưng… nhưng Sò… Sò nhớ chị Hến…
Sương nghẹn ngào làm Nghĩa cũng rơm rớm theo. Ông Hậu bà Hà trước mặt quan khách cứng rắn là thế, vậy mà sau khi tiễn Hân về nhà chồng, hai ông bà vội vã chạy lên ban công tầng cao nhất. Đứng nhìn đoàn xe hoa đang khuất dần, nước mắt bà Hà chảy không ngừng. Ánh mắt ông Hậu cũng rầu rĩ khó tả, ông nẫu nề cảm thán:
- Hến bé bỏng của ba… ngoảnh đi ngoảnh lại thế nào mà giờ Hến là đã thành con nhà người ta rồi!
Khác với ông bà thông gia, ông Tài cười phớ lớ như vừa trúng số độc đắc. Ông sẽ còn vui nữa nếu như không nhận được điện thoại của con dâu cả báo tin:
- Thầy Tài! Thằng Gù… nó… nó đi rồi thầy!
- Thằng mất nết! Sớm không đi! Muộn không đi! Cứ phải đi đúng ngày vui của cậu là sao?
Ông Tài cáu ầm ĩ. Mợ Phượng buồn lòng khủng khiếp, chẳng thấy con Hân huỷ hôn nên tối qua mợ sang phòng thằng Gù, định sai nó xuống thành phố bắt cóc con nhỏ rồi nhốt tạm ở đâu đó vài ngày cho mợ. Gọi mãi không thấy Gù ló mặt ra, mợ xông vào thì thấy nó đang ngồi co ro ở một góc phòng. Người nó lem luốc ướt sũng, nó kêu nó bị con Đào rượt nên trượt chân ngã xuống ao cá. Hồi tháng Giêng con Đào tới làm ở xưởng gỗ, nhanh nhẹn tháo vát rất được thầy Tài coi trọng. Mợ Phượng ghen ghét kêu thằng Gù làm nhục nó, nó vì uất ức quá nên đã tự tử.
- Nó chết rồi thì rượt mày bằng niềm tin hả?
Mợ Phượng nghi hoặc hỏi, thằng Gù quả quyết con Đào hiện hồn về trả thù nó. Buổi đêm Gù bị cảm lạnh, răng va vào nhau cứ ken két. Thầy Tài kêu mợ đưa nó tới bệnh viện thị xã. Vì còn nhờ vả vào nó nhiều nên mợ đã cầu nguyện suốt một đêm liền, mong nó sớm khỏi bệnh. Chỉ tiếc mệnh nó bạc, mặc dù được các bác sĩ tận tâm cứu chữa nhưng sáng ra nó đã đi luôn rồi. Mợ Phượng thương thằng nhỏ ghê lắm, nhưng mợ vẫn không quên lợi dụng cái chết của nó. Mợ sụt sịt ton hót với thầy Tài:
- Còn chưa rước con Hân về mà nhà đã có tang như thế này, chỉ sợ tới lúc rước về rồi lại tan hoang cửa nhà thì chết mất! Con này nó là sao chổi đích thực thầy ạ!
- Hến à! Con đã từng là một cô bé rất nghe lời cơ mà!
Nghe ba gọi mình bằng cái tên thân thương hồi nhỏ, Hân ứa nước mắt. Thế nhưng tật xấu khó bỏ, hễ nhận được điện thoại của người nhà bệnh nhân cô lại nóng lòng nóng ruột tìm cách trốn đi để tới khám bệnh cho người ta. Sợ bị ba quở trách nên Hân thường lén đi một mình. Tại Hân tự ý làm trái lời ba nên bây giờ gặp nạn cô không có gan gọi điện cho ba khóc lóc kể khổ. Cô cũng không đủ can đảm nhờ vả sự trợ giúp của bất kỳ ai cả, nỗi nhục nhã này, chỉ mình cô biết là đủ lắm rồi. Nước sông thấm vào da thịt lạnh buốt, nhưng chẳng thể lạnh bằng trái tim Hân lúc này. Cô run rẩy bò lên bờ, cố gắng tìm kiếm chút ít manh mối trong chiếc điện thoại bị xước màn hình của mình rớt ngay cạnh bánh xe. Tiếc rằng, số điện thoại gọi vào máy cô đêm qua chỉ là số ảo. Cảm giác bất lực, vô vọng, trầm uất, Hân như một người vô hồn ngồi bất động trên bãi cỏ, mãi tới mười giờ tối cô mới dám lái xe về nhà. Sợ đánh thức mọi người nên Hân nín thở bước từng bước lên cầu thang, rón rén đẩy cửa vào phòng mình, mệt mỏi ngã vật ra đất.
Sự tơi tả và những vết thương bầm tím trên cơ thể Hân khiến Sương rớt nước mắt. Vì phòng mình vô cùng bừa bộn nên ban nãy Sương phải chạy sang phòng Hân quay clip dạy trang điểm, đang quay thì nghe tiếng cửa mở, cô vội vã chui xuống gầm bàn, định bụng ú oà trêu Hân một trận. Cơ mà chưa kịp trêu, Hân đã khuỵ luôn rồi. Sương hốt hoảng lao ra lay chị gái hỏi chuyện:
- Hến à… Hến… nói gì với em đi… Hến có sao không Hến? Sao lại tím tái hết thế này… làm ơn nói với em Hến chỉ là bị té cầu thang thôi… làm ơn đi mà…
- Không phải… chị… chị bị… bị…
Tuy Hân không nói hết câu nhưng dựa vào thái độ và ngữ điệu của chị Sương đã hiểu ra được phần nào. Cô ức chế gào ầm lên:
- Là thằng chó nào? Em băm vằm nó!
Hân vội vã bịt miệng em gái, cô dặn em:
- Nói nhỏ thôi Sò, đừng để ba mẹ và Nghêu biết chuyện.
Ngoài tên thật ra thì thi thoảng chị Hân cũng hay gọi Sương và Nghĩa bằng tên cúng cơm hồi nhỏ, Sò và Nghêu. Sương tuy đã gật đầu đồng ý nhưng do không thể kiểm soát được cảm xúc nên cô vẫn khóc lóc tức tưởi. Hân sợ hãi bò dậy khoá chặt cửa phòng, thấy mặt Sương nhem nhuốc, Hân lại đi tắm gội qua loa rồi xấp nước khăn bông lau mặt mũi cho Sương. Sau đó Hân dìu Sương lên giường của mình, hai chị em nằm ôm rịt lấy nhau. Sương hiểu loại chuyện như này tuyệt đối không thể lộ ra ngoài, vì đó là danh dự của chị gái. Cô chỉ tò mò hỏi:
- Hến! Chị cố nhớ lại coi mình đã từng gây thù chuốc oán với ai chưa? Có đoán được là ai hại chị không?
- Chắc là có người muốn ngăn cản đám cưới của chị. Chắc có liên quan tới cậu Hoan, có thể là người thương thầm cậu, cũng có thể bất cứ ai trong gia đình bên đó bị ảnh hưởng quyền lợi khi chị về làm dâu.
Hân suy đoán. Sương giận run người, lũ ác ôn! Chắc tụi nó nghĩ loại con gái trọng thể diện như chị Hân bị làm nhục thì kiểu gì cũng xin huỷ hôn. Bọn ngu đấy chẳng hiểu chị gái cô chút nào cả, chị Hân đâu phải dạng tiểu thư nhõng nhẹo hồ đồ chỉ biết nghĩ tới lợi ích của bản thân. Huỷ hôn có thể giúp chị giữ chút sĩ diện trước mặt cậu Hoan, nhưng đâu thể giữ mặt mũi cho ba mẹ cô? Cỗ cưới ba mẹ đã đặt tiền, thiệp mời đã gửi từ lâu, họ hàng hai bên nội ngoại đã đặt may đồ đẹp, sẵn sàng lên lịch đi ăn cưới rồi, giờ tự dưng huỷ hôn thì còn ra thể thống gì nữa?
- Chị Hến! Có câu lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát, những đứa hại chị ý, kiểu gì cũng có ngày lộ sơ hở. Chị Hến nhớ phải để ý mà tóm sống tụi nó.
Sương dặn dò, Hân thơm má em gái, dịu dàng nói:
- Ừ, chị nhớ rồi. Sò an tâm.
- Thế kỷ hai mốt rồi, những chuyện như thế không còn quá quan trọng đâu. Hến nghe em đừng tự ti, cũng đừng suy nghĩ nhiều nhé! Bất cứ thằng đàn ông nào rước được Hến về nhà đều là phúc phận của nó. Mà em bảo này… Hến… đã uống thuốc ngừa thai chưa?
Sương lo lắng hỏi, Hân xoa lưng cho em gái rồi kêu em đừng lo, Hân là bác sĩ cơ mà. Sương an tâm rúc đầu vào lòng chị ngủ khì khì, sáng hôm sau cô thấy chị còn thức giấc sớm hơn cả mình. Tất cả những vết bầm tím đều được chị dặm phấn kỹ càng, thi thoảng bị ai hỏi sao mặt cứ man mác có nét buồn thế chị liền cười tươi rồi giả bộ thẹn thùng đáp rằng cô dâu nào sắp xa nhà chả tâm trạng. Mỗi lúc trông thấy chị như vậy, Sương lại chui vào phòng riêng nấc lên từng tiếng. Ba mẹ tưởng cô không muốn xa chị gái nên tình cảm an ủi:
- Sò ngoan! Đừng buồn con! Chị đi lấy chồng chứ có phải đi mất đâu! Rảnh chị lại về chơi mà!
- Nhưng… nhưng Sò… Sò nhớ chị Hến…
Sương nghẹn ngào làm Nghĩa cũng rơm rớm theo. Ông Hậu bà Hà trước mặt quan khách cứng rắn là thế, vậy mà sau khi tiễn Hân về nhà chồng, hai ông bà vội vã chạy lên ban công tầng cao nhất. Đứng nhìn đoàn xe hoa đang khuất dần, nước mắt bà Hà chảy không ngừng. Ánh mắt ông Hậu cũng rầu rĩ khó tả, ông nẫu nề cảm thán:
- Hến bé bỏng của ba… ngoảnh đi ngoảnh lại thế nào mà giờ Hến là đã thành con nhà người ta rồi!
Khác với ông bà thông gia, ông Tài cười phớ lớ như vừa trúng số độc đắc. Ông sẽ còn vui nữa nếu như không nhận được điện thoại của con dâu cả báo tin:
- Thầy Tài! Thằng Gù… nó… nó đi rồi thầy!
- Thằng mất nết! Sớm không đi! Muộn không đi! Cứ phải đi đúng ngày vui của cậu là sao?
Ông Tài cáu ầm ĩ. Mợ Phượng buồn lòng khủng khiếp, chẳng thấy con Hân huỷ hôn nên tối qua mợ sang phòng thằng Gù, định sai nó xuống thành phố bắt cóc con nhỏ rồi nhốt tạm ở đâu đó vài ngày cho mợ. Gọi mãi không thấy Gù ló mặt ra, mợ xông vào thì thấy nó đang ngồi co ro ở một góc phòng. Người nó lem luốc ướt sũng, nó kêu nó bị con Đào rượt nên trượt chân ngã xuống ao cá. Hồi tháng Giêng con Đào tới làm ở xưởng gỗ, nhanh nhẹn tháo vát rất được thầy Tài coi trọng. Mợ Phượng ghen ghét kêu thằng Gù làm nhục nó, nó vì uất ức quá nên đã tự tử.
- Nó chết rồi thì rượt mày bằng niềm tin hả?
Mợ Phượng nghi hoặc hỏi, thằng Gù quả quyết con Đào hiện hồn về trả thù nó. Buổi đêm Gù bị cảm lạnh, răng va vào nhau cứ ken két. Thầy Tài kêu mợ đưa nó tới bệnh viện thị xã. Vì còn nhờ vả vào nó nhiều nên mợ đã cầu nguyện suốt một đêm liền, mong nó sớm khỏi bệnh. Chỉ tiếc mệnh nó bạc, mặc dù được các bác sĩ tận tâm cứu chữa nhưng sáng ra nó đã đi luôn rồi. Mợ Phượng thương thằng nhỏ ghê lắm, nhưng mợ vẫn không quên lợi dụng cái chết của nó. Mợ sụt sịt ton hót với thầy Tài:
- Còn chưa rước con Hân về mà nhà đã có tang như thế này, chỉ sợ tới lúc rước về rồi lại tan hoang cửa nhà thì chết mất! Con này nó là sao chổi đích thực thầy ạ!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.