Cha Dượng

Chương 35

Thiện Thấm

28/11/2022

Tự làm việc ra tiền cũng có điểm thú vị, thứ nhất, tôi phải cần kiệm nếu không muốn bị chết đói và thứ hai, lúc xài tiền do bản thân mình làm ra đương nhiên cảm thấy rất hãnh diện.

Tôi mua cho Trang Nhu que kem, hai đứa ngồi ngoài lề đường ăn đến mặt mũi tèm lem. Tôi dựa vô vai cô tranh thủ chùi chùi miệng thì bị cô phát hiện ra dụng ý, hất tôi ra, lườm nguýt.

- Muốn chết à?

- Bữa nay khách đông, mệt quá trời!

Trang Nhu hừ một tiếng lại nói:

- Cũng do ông thôi chứ trách ai, ở nhà làm công tử không chịu lại đòi học tự lập tự liếc cái gì. Tôi như ông, muốn ở không để được người ta cung phụng mà còn không có phước.

- Mày thì biết gì! Mà...dạo này thầy Khải có gọi điện nữa không?

Nhắc tới thầy Khải, Trang Nhu đột nhiên hơi trầm tư. Không nghe thấy cô nói gì nữa, tôi cọ tới cọ lui tìm tư thế dễ chịu nhưng bờ vai cô thật nhỏ, dựa vào chả thích chút nào. Một hồi lâu sau tôi mới nghe cô thở dài nói, thiểu não nói:

- Tôi không biết làm sao với thầy Khải nữa, thầy ấy tốt với tôi lắm. Nhưng Vân Đình...tôi nói rồi, tôi chỉ xem thầy ấy như người thầy, người anh thôi.

Tôi ngẩng đầu nhìn cô, mày thấp mày cao hỏi:

- Sao vậy? Cậu tao đẹp trai, tốt tính thế kia, mày ra đường lấy kính lúp cũng tìm ra người thứ hai đâu.

- Tôi...tôi có người để thích rồi!

- Ai? Nói thử nghe xem? Mày suốt ngày lẩn quẩn trước mặt tao, tao có thấy mày để ý tới ai đâu? Nói bừa hả gái?

- Đã...đã nói có thì có mà. Ông...ông lựa lời nói với thầy Khải giúp tôi đi, chứ thầy ấy cứ như vậy, tôi ngại lắm.

Tôi ngồi nghiêm túc suy nghĩ. Thật ra từ lâu rồi tôi cũng biết Trang Nhu không có tình cảm với thầy Khải, chỉ có điều cậu tư tôi vốn là người không dễ bỏ cuộc. Bây giờ Trang Nhu đã không còn học ở trường, bọn họ không còn bị gắn cái danh thầy – trò nữa nên nhiều lúc tôi muốn để thầy Khải thử chiêu "đẹp trai không bằng chai mặt". Nhưng bây giờ thấy Trang Nhu kiên quyết như thế, tôi cũng chả biết làm sao.

Tôi nhìn cô hỏi:

- Người mày thích có thích mày hông?

Trang Nhu nhát gừng đáp:

- Cũng...cũng có thể có...hoặc không...

- Vậy là mày chưa tỏ tình hả?

- Tôi...

- Trời ạ! Lỡ như người ta không thích mày, mày lại từ chối cậu của tao, mày không sợ ế chỏng chơ hả?

- Vấn để không phải ở chỗ đó. Thật ra...ngoài người đó, tôi không muốn ở cạnh ai nữa...

Tôi kinh ngạc trừng nhìn vẻ mặt si tình đáng quan ngại của Trang Nhu, hỏi:

- Nếu người ta không thích mày, mày vẫn muốn ở cạnh hả?

- Ừ!

- Sao ngu thế?

- Thì...thì thây kệ tôi đi!

Tôi thở dài, nhìn lên bầu trời đêm sao chi chít. Nghĩ trên đời hiếm lắm mới có người như Trang Nhu, một người vì yêu mà bất chấp, mạnh dạn nói ra rằng "ngoài người đó, tôi không muốn ở cạnh ai nữa". Những thứ cho mình mãnh liệt, cho mình điên cuồng là những thứ ăn mòn lý trí, tôi thấy tình yêu của cô là loại như vậy. Mà...nhìn Trang Nhu, tôi lại bất giác thấy bản thân mình phía sau tấm gương, mười tám tuổi đầu đời tất cả chúng tôi đều là những đóm lửa nóng nảy, bốc đồng và xuẩn ngốc hết thuốc chữa.

Đến tận sau này, tôi ở xa, rất rất xa nhìn cô ôm thằng Bin tráng quấn tang trắng, nước mắt đã khô cạn, rất muốn chạy đến ôm rồi an ủi cô, nói tôi cả đời này nợ cô không trả hết, nhưng không còn cơ hội. Ước gì ngày này tôi gặng hỏi người cô yêu là ai, ước gì tôi khuyên được cô ngừng yêu kẻ đó đi vì đó là người đàn ông không xứng đáng, như thế thì... viễn cảnh của bốn người có phải bớt bi đát hơn không?

Nhưng...không ai có năng lực biết trước tương lai.

*

*

*

Cả tháng Bách Tiệp không tới gặp tôi, thậm chí anh còn chẳng gọi cho tôi được một cuộc. Tôi nghĩ chắc là do anh giận vì ngày đó tôi giận quá mất khôn nên nói anh không có tư cách làm cha của tôi. Anh không đến, nhưng họa hoằn mẹ thì có, bà đem theo nhiều món tẩm bổ cho đứa con trai mà theo nhận xét của người xung quanh là nó càng ngày càng...gầy. Có bữa ở chỗ làm, áp lực nhiều nên tái phát bệnh mấy lần nhưng cũng may không nghiêm trọng lắm, suy cho cùng cũng hiếm ai chết vì suyễn. Mẹ đem đồ ăn qua cho tôi, ngồi ở nhà hỏi han được vài câu rồi cái điện thoại bận rộn lại kéo bà đi, mỗi lúc ăn thức ăn mà bà đem tới, tôi rất muốn nghĩ những thứ này do một tay mẹ nấu, mẹ làm cho đứa con trai đang rất chật vật học hành và mưu sinh của mình, nhưng đáng buồn thay vì...đồ ăn ngon quá!

Đến một ngày, tôi đang tất bật ở quán thì giật mình khi nghe thấy một nhân viên làm cùng khu hớn hở thốt lên: "Ê, ê mấy bà, anh bác sĩ đẹp trai lại tới kìa!"

Người kia nghi hoặc hỏi:



- Sao biết người ta là bác sĩ?

Nàng này hãnh diện đáp:

- Tui có người cô làm ở bệnh viện Vinmec CP, hôm vào thăm cô tui thì gặp anh này. Nghe nói ở bệnh viện ảnh được mến mộ lắm, phong độ quá chời mà lại còn là trưởng khoa hay gì nữa đó, giỏi lắm!

- Người như vậy thì chắc tiêu chuẩn cao lắm, không biết có vợ chưa ha?

- Người tốt như vậy thì sao lại không, chị em mình chỉ còn cách đứng từ xa nhìn thôi, hà hà...

Tôi đứng kế bên vừa lau chén tách vừa nhạt hỏi:

- Bộ người kia tới quán mấy lần rồi hả chị?

- Ừ em, mấy lần trước ảnh toàn ngồi bên khu tây thôi nên mấy đứa cưng không thấy, hôm nay ngồi bên khu tụi mình mới có dịp ngắm kĩ. Haha, thôi chị tới đó coi họ gọi món gì.

Tôi nhìn ra cách đó không xa, cái bóng người quen thuộc đập vào mắt là một thân sơ mi ổn trọng, ánh mắt vẫn dịu dàng hiền khô, nụ cười đạm nhiên, nhẹ tênh mà đẹp đẽ tựa cánh lông trắng trên mặt hồ thu phẳng lặng. Giữa một đám đông, anh luôn tỏa ra loại cốt cách khác biệt, không bao giờ trộn lẫn trong những điều hỗn tạp. Tôi nhìn đến ngây ngẩn, nhìn đến lúc anh đáp lại sự say sưa của tôi bằng ánh cho phép tôi có thể suиɠ sướиɠ định nghĩa đó là...nhung nhớ. Gặp lại anh, có một chút bâng khuâng, bồi hồi tráo dậy trong lòng như thiếu nữ độ tuổi xuân xanh gặp lại người yêu. Tôi tự hỏi anh có giống như tôi bấy giờ không? Thật muốn chạy tới ôm người trong mắt mà mình đang nhìn say đắm, nói với người đó rằng tôi nhớ người đó lắm, hỏi rằng người đó có nhớ tôi nhiều không?

Tôi và anh nhìn nhau, thiên ngôn vạn ngữ không thốt thành lời, nhìn nhau như thời gian đã ngưng đọng và xung quanh chúng tôi chẳng có một ai khác ngoài đối phương. Anh bỏ lại bè bạn của mình ngồi đó, bước tới trước mặt nhìn tôi bằng ánh mắt có một chút xót, cau mày không vui hỏi:

- Sao cứ càng ngày càng gầy?

Tôi chán ngắt đáp:

- Tại cực.

Mắt anh đỏ chạch lên, rồi anh cả giận nói:

- Chú biết ba con có cho tiền con mà? Cho nhiều là đằng khác! Rảnh rang không có việc làm thì lo học đi, còn ra ngoài làm lụng để làm gì?

Tôi cúi đầu cười thầm, không dám nói cho anh biết thật ra tiền của bác sĩ Vinh cho tôi đều trả lại hết. Mẹ với anh cũng không cho tôi đồng xu cắc bạc nào, ở nhà lăn tới lăn lui thì có nước chết đói từ mấy đời rồi.

Tôi khịt mũi, qua loa đáp:

- Cũng phải ra ngoài lăn lộn một chút để hiểu đời.

Anh kéo cánh tay tôi, rất nghiêm túc nhìn tôi nói tiếp:

- Vậy hiểu hết chưa? Hiểu rồi thì về! Về nhà chú lo cho con!

Cuối câu nói, tôi nghe ra đượm mùi xót xa. Nói gì thì nói, anh cũng là người một tay nuôi nấng tôi bảy năm qua, luôn tỉ mỉ mà cưng chiều tôi, thế nên, cũng không quá ngạc nhiên khi anh nổi giận vì "thành quả" của anh bây giờ vừa rời khỏi vòng tay anh một tháng đã bị đời vùi dập thành một cái bộ dạng rạc rài mà thích giả vờ kiên cường. Nhưng như đã nói, tôi không có ý nghĩ sẽ về với vòng tay ủ ấp của anh. Nếu bây giờ tôi trở về, chẳng khác nào tôi công nhận anh là "cha" của mình, như anh vẫn luôn mong muốn, anh sẽ lại thương yêu cưng chiều tôi, vẫn đứng trước mặt tôi với danh nghĩa là chồng của mẹ, là người tôi sẽ không bao giờ được phép tơ tưởng tới.

Tôi không muốn! Dù có chết ngoài đường cũng không muốn!

Tôi gạt tay anh ra, lắc đầu rồi mạnh dạn nói:

- Con đang sống tốt, tuy hơi cực, nhưng mọi thứ đều ổn.

Anh trầm ngâm nhìn tôi, nhìn tới lúc mấy cô nhân viên trong quán chụm đầu xù xì to nhỏ, khi anh chắc chắn rằng tôi sẽ không đổi ý nói lại, anh lạnh lùng sau cái quay phất lưng, nói:

- Chú mặc kệ con!

Những người bạn ngồi xung quanh anh đối với tôi chỉ là những gương mặt xa lạ, có điều là bạn anh, họ giống anh ở phần nhân cách, đều là dân tri thức nên họ không lỗ mãng, không như những kẻ thô tục ngồi xung quanh viện cớ đầu óc không còn minh mẫn mà càn quấy. Một gã say xỉn bịa chuyện tôi đem lên món không đúng theo yêu cầu của ông ta nên tới giờ đưa bill, ông ta ngồi lì đó không chịu trả tiền lại còn trách móc gương mặt, thái độ phục vụ như đưa tang của tôi. Bàn của anh ngay sát bên cạnh, nhưng anh ngồi đó không nói một tiếng, lãnh cảm, anh chứng tỏ cho tôi thấy rằng anh nói được thì làm được "mặc kệ con" thì là "mặc kệ con", ai bảo con không nghe lời chú, nên chú "mặc kệ con".

Một người bạn của anh tuy không biết tôi là ai nhưng vẫn thay tôi bất bình:

- Nếu không đúng món thì ban đầu sao anh không kêu thằng nhóc mang vào đổi? Ăn xong hết không chừa cái gì, bây giờ lại không chịu trả tiền, người lớn cả rồi, có ngang ngược quá không?

Ông ta lè nhè quát:

- Xía vô chuyện người ta làm mẹ gì? Tao không muốn trả tiền là vì cái mặt thằng này lếu láo, phục vụ gì mà cả tiếng mới đưa thức ăn lên, còn trưng cái mặt như đưa đám! Mày khinh tao không trả tiền nổi chứ gì?

Người bình thường nhìn vào ai mà chả thấy gã kia xỉn tới mức nói năng vô lý, lại phần ông ta đã say bí tỉ nên chắc cũng không biết mình đang nói gì. Bấy giờ ổng chỉ đi một mình, nhìn bộ dạng nôm là gã thất nghiệp nào đó vừa bị vợ con bỏ nhà theo trai nên tuyệt vọng hận đời, hận người. Ông ta viện cớ làm khó tôi để ăn quỵt thôi, chỉ có điều không ai dám ra can ngăn, nhất là khi thấy ổng đang lăm lăm cầm chai bia vỏ sành trên tay. Nhân viên trong khu thấy có biến lớn nên chạy vào kêu chị Mẫn Hoa, người đàn bà diêu diêu cái mông tròn hớt hải chạy ra đi tới bên cạnh tôi hỏi:

- Có chuyện gì?

Tôi thờ ơ trỏ ngón cái tới người đàn ông mặt dày kia nói:

- Ổng viện cớ ăn quỵt.

- Mày nói tao ăn quỵt hả thẳng quỷ nhỏ? – Gã ta quơ cái chai bia lên, làm bộ dạng hung tợn lắm.

Chị Mẫn Hoa sợ nhất loại người liều mạng này. Ổng chỉ có cái mạng quèn của ổng, lỡ như đem ra thí luôn, ổng bị gì thì mặc kệ nhưng còn ảnh hưởng tới người khác, ảnh hưởng tới chuyện buôn bán của quán thì rắc rối to. Người đàn bà giỏi tính toán lại khôn lỏi như Mẫn Hoa đương nhiên nhìn thấu được, tránh lùm xùm thế nên cô ta mới nhún nhường nói:

- Thôi, thôi, Vân Đình làm sai thì phải chịu thôi em. Bữa ăn này coi như đền bù cho ông ấy, kêu ông ấy đi đi, đi nhanh dùm cái!



Tôi tự hỏi "đền bù" cái l*n à?

Để ông ta đi thì tự nhận tôi là người làm sai trước hả? Vả lại tôi cũng đếch sợ hạng người này, nếu trên đời ai cũng viện cớ xỉn say đề càn quấy, để hống hách ăn quỵt thì pháp luật bỏ cho chó nó ăn.

Tôi nhìn xuống gã đàn ông đang lèm bèm ngồi trên ghế, mạnh dạn nói:

- Hôm nay ổng không trả tiền thì đem ổng lên đồn. Tôi không có làm sai cái gì mà cần "bỏ qua"!

Không khí bắt đầu căng thẳng hơn nhiều sau khi mọi người nghe tôi kiên quyết nói thế. Anh Liêm từ bên khu tây lật đật chạy qua ghé vô tai tôi khuyên nhỏ:

- Thôi đi em, chấp nhất với loại người này làm chi! Ổng có tỉnh táo gì đâu, lỡ như làm bậy...

Làm như muốn chứng minh lời vừa nói của anh Liêm, gã đàn ông lúc này loạng choạng đứng dậy rồi xông vào người tôi trong một khắc mà không ai ngờ. Tất cả mọi người đều sững sờ tới lúc nghe thấy tiếng va chạm mạnh. Lưng tôi đập vào chiếc bàn đằng sau, bàn tay vô tình vịn lên chiếc bếp nướng đang cháy đỏ rồi ngay lập tức cảm thấy da thịt mình xèo xèo đau rát. Gã đàn ông cầm chai sành vừa định đập xuống người tôi thì hốt nhiên một cú đấm vụt qua khiến cái chai trên tay ông ta vỡ nát chỉ trong vòng tích tắc giữa âm thanh sắc ngọt. Bóng người vụt tới lôi ông ta vật ra đất rồi sau đó kéo theo tiếng đấm huỳnh huỵch.

Hôm đó, gã đàn ông bị đánh cho ngất xỉu. Giữa những cặp mắt thảng thốt, anh lôi tôi một mạch ra ngoài, kéo tay tôi tới vòi nước.

Tôi vùng ra.

- Mặc kệ con!

Anh vẫn không nói một lời, dùng sức mạnh của một gã đàn ông trưởng thành để bắt ép một thằng nhóc gầy gò bệnh yếu phải làm theo ý mình. Tôi càng kiên quyết vùng vẫy, quát lên:

- Lúc nãy ai nói mặc kệ con? Vậy thì chú xía vào chuyện người ta làm gì? Buông!

- Con bướng bỉnh vừa thôi!

Tôi bị tiếng quát của anh làm giật mình, con bọ Hercules nhã nhặn, anh chẳng bao giờ có thể là kẻ vừa đấm cho một gã xỉn bất tỉnh nhân sự xong quay sang nạt vào mặt tôi như thế. Tôi nhìn vào đôi mắt ngun ngút giận của anh mà không dám nói gì nữa, im như thóc, cứ như một đứa trẻ làm sai vừa bị phụ huynh mắng xong, nó đứng như trời trồng ở đó mặc cho anh lau vết thương ở tay, lấy khăn sạch đắp lên. Anh làm xong thì đưa mắt nhìn tôi, rồi anh cúi xuống cẩn thận thổi lên vết thương bỏng rát. Từng cử chỉ dịu dàng, làn hơi thở của anh như thổi đến trận gió xuân ấm áp khiến cả cõi lòng tôi mềm nhũn.

Tôi thua!

Đứng trước mặt anh, tôi luôn là kẻ bại trận.

Chồm lên ôm lấy anh, tôi hít lấy mùi hương quen thuộc như khao khát bù đắp những thiếu vắng và nhớ nhung trong suốt một tháng ròng. Vòng ngực của anh vẫn rộng ấm như vậy, khiến tôi muốn rúc vào mãi mãi. Anh không ôm lại tôi, nhưng anh xoa đầu tôi, vuốt tóc tôi rồi mắng yêu:

- Cứng đầu đứng cổ!

Tôi tủi hờn nói:

- Sao chú không bỏ mặc con luôn đi, cả tháng nay cũng không thèm gọi cho con...

- Chú không gọi vì chú muốn con về nhà thôi. Mà con cũng có gọi cho chú đâu? Mỹ Hầu Vương ở nhà bỏ ăn, chú nghĩ nó nhớ con.

- Ngày mai con về thăm nó.

- ...Lý do chú giữ nó ở nhà, không cho con đem nó đi.

- Hả?

Tôi còn chưa nghe rõ ý tứ muốn hỏi lại, anh đã qua quýt lái sang chuyện cái tay, nói:

- Bữa nay xin về sớm, chú giúp con sát trùng vết thương không thôi lại nhiễm trùng.

Tôi ậm ừ, cọ cọ đầu lên cổ anh, như con mèo lâu ngày mới gặp lại chủ. Giữa đường đêm gió thổi heo hút, người qua lại thì ít mà hễ có ai đi qua là họ lại quăng cho bọn tôi cái ánh mắt hiếu kì, có người nghĩ chúng tôi là tình nhân vì ngoài tình nhân, không có hai thằng con trai nào lại đi ôm một cách nhiệt tình và thắm thiết như thế, họ kỳ thị nên họ lườm nguýt rồi bước đi nhanh. Cũng có người không kỳ thị, họ cười cười, ánh mắt thân thiện hình như đang khen bọn tôi xứng đôi lắm.

Mà tôi cũng mặc kệ, trong mắt tôi hiện giờ chỉ có anh mà thôi, một tháng qua là khoảng thời gian khổ sở nhất của tôi vì suốt bảy năm, đó là lần đầu tiên tôi và anh cách xa nhau lâu đến thế. Cười nghĩ, bản thân mình như cô vợ nhỏ"tiểu biệt thắng tân hôn", càng nhớ nhung anh, cảm giác "căn bệnh" trong lòng tôi lại ngày một lớn dần, yêu anh, thương nhớ tới mù quáng, tới không còn biết gì nữa.

Giọng anh vẫn luôn dịu dàng, anh rủ rỉ bên tai tôi cưng chiều, cười hỏi:

- Có nhớ chú không?

Tôi tủi hờn, cọ cọ vào cổ anh làm nũng, như mèo nhỏ đáp:

- Tất nhiên có! Nhớ chú...

Anh vỗ vai tôi, nói:

- Thôi đừng ôm chú nữa, người ta nhìn mình kìa.

Anh kéo tôi ra. Tôi ôm anh chưa đủ, không cam lòng nên để viền mắt đỏ hoe nhìn anh, anh cũng nhìn tôi. Không biết anh nghĩ gì nhưng thấy trong đôi mắt đen huyền như màn đêm vĩnh cửu của anh có vạn lời muốn nói, có điều, nói nhiều không phải tính cách của anh. Anh chỉ đứng như vậy nhìn tôi một hồi, rồi hốt nhiên lại ôm chầm lấy tôi, tôi ngỡ ngàng, lần đầu tiên anh chủ động ôm nên làm tôi lúng ta lúng túng. Gió đêm thổi đến một trận lành lạnh, cuốn đám lá khô bay thốc lên không trung, vẽ lên độ lãng mạn cho khung cảnh tình tứ giữa hai con người. Rồi gió cũng cướp lời anh, nhưng may thay tôi phong phanh nghe được một chút...

...

"...nhớ con.."

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Cha Dượng

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook