Cha Giàu Cha Nghèo

Chương 20: Quyển 3 - Chương 4

Robert Kiyosaki Sharon Lechter

22/12/2016

Tác giả: Robert Kiyosaki và Sharon Lechter

Một ngày nọ, tôi đang ngồi đợi ông bố giàu trong phòng làm việc trong khi ông đang bận điện thoại. Ông nói những câu thật lạ tai, đại loại như: “Thế anh chơi dài ngày hôm nay à?”, “Nếu lãi suất đặc biệt thì hạ mức chênh lệch ra sao?”, “Được rồi, được rồi. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao anh lại đi mua hợp đồng quyền mua bán hai chiều để giữ được như mức cũ?”, “Anh tính chơi ngắn cổ phiếu đó à? Tại sao lại không dùng hợp đồng quyền mua cổ phiếu?”.

Khi ông buông điện thoại, tôi liền nói:”Con chẳng hiểu những gì bố nói trên điện thoại cả. Đầu tư thật là rối rắm khó hiểu”.

Ông mỉm cười: “Những gì ta nói không phải thực sự là đầu tư con ạ”.

Người bố giàu lại mỉm cười và nói: “Trước hết, những người khác thường quan niệm về đầu tư rất khác nhau. Chính điều đó làm cho đầu tư có vẻ rối rắm khó hiểu đó con. Thế nhưng những gì mà hầu hết mọi người gọi là đầu tư đều chẳng phải là đầu tư. Tất cả mọi người đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng họ lại tưởng rằng mình đều đang nói về cùng một đề tài”.

“Gì vậy bố?”, tôi thắc mắc không hiểu được, “Tất cả mọi người đều cùng đề cập đến những khía cạnh khác nhau, nhưng họ lại tưởng rằng mình đang cùng đề cập về một đề tài? Con không hiểu”.

Người bố giàu phá lên tiếng cười thật to. Và bài học bắt đầu.

“ĐẦU TƯ CÓ Ý NGHĨA KHÁC NHAU ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC NHAU”

Khi người bố giàu bắt đầu bài học ngày hôm đó, ông đã lặp đi lặp lại câu nói ấy.

Dưới đây là tóm tắt những gì tôi đã rút ra từ bài học quan trọng đó.

NHỮNG NGƯỜI KHÁC NHAU ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG THỨ KHÁC NHAU

• Một số người đầu tư bằng chính sách con thật nhiều. Có một đại gia đình chính là một phương cách đảm bảo cuộc sống của họ, sau này khi về già họ được các con cái của mình chăm sóc.

• Một người đầu tư vào nền học vấn tốt, có một công việc ổn định và nhiều phúc lợi. Bản thân họ và những kỹ năng có được trở thành tài sản của chính họ.

• Một người đầu tư vào những tài sản bên ngoài.

Khoảng 45% dân số nước Mỹ đều có cổ phiếu ở các công ty. Tỷ lệ này càng lúc càng tăng khi mọi người nhận ra sự an toàn ổn định trong công việc cũng như khả năng làm việc suốt cuộc đời.

• Có cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương, bất động sản, bảo hiểm, hàng hóa, tiền tiết kiệm, đồ sưu tập, kim loại quý hiếm, quỹ bảo đảm, v.v...

• Mỗi một nhóm trên lại được phân loại thành nhiều nhóm nhỏ, chẳng hạn:

Cổ phiếu có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau:

1. Cổ phiếu thông thường

2. Cổ phiếu ưu đãi

3. Cổ phiếu có bảo hành

4. Cổ phiếu các công ty nhỏ

5. Cổ phiếu các tập đoàn

6. Cổ phiếu chuyển đổi

7. Cổ phiếu kỹ thuật

8. Cổ phiếu ngành

9. Vân vân và vân vân

Bất động sản có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau:

1. Nhà ở

2. Văn phòng cho thuê

3. Trung tâm thương mại

4. Chung cư



5. Nhà kho

6. Bến bãi

7. Đất sản xuất

8. Đất sản xuất gần đường lộ

9. Vân vân và vân vân

Quỹ hỗ tương có thể chia thành những nhóm nhỏ sau:

1. Quỹ chỉ số

2. Quỹ tăng trưởng năng động

3. Quỹ khu vực

4. Quỹ thu nhập

5. Quỹ đóng

6. Quỹ cân bằng

7. Quỹ trái phiếu nhà nước

8. Vân vân và vân vân

Bảo hiểm có thể được chia thành những nhóm nhỏ sau:

1. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời, định kỳ hay biến đổi.

2. Bảo hiểm toàn bộ, hay toàn bộ biến đổi.

3. Bảo hiểm hỗn hợp (vừa trọn đời vừa theo định kỳ trong cùng một chính sách).

4. Bảo hiểm tử vong người đầu, người thứ hai hoặc người cuối cùng.

5. Bảo hiểm sử dụng để trợ vốn hợp đồng mua bán.

6. Bảo hiểm sử dụng cho tăng trưởng quản trị và các khoản thưởng khác trong chi trả ngay.

7. Bảo hiểm sử dụng để chi trả các khoản phúc lợi hưu trí không điều kiện.

8. Bảo hiểm sử dụng các khoản phúc lợi hưu trí không điều kiện.

9. Vân vân và vân vân

• Có nhiều sản phẩm đầu tư khác nhau dùng cho mục đích khác nhau. Đó là lý do đề tài đầu tư thường rối rắm khó hiểu.

CÓ NHIỀU CÔNG CỤ ĐẦU TƯ KHÁC NHAU

Người bố già thường dùng từ “kiểu” để ám chỉ cho những kỹ thuật, phương pháp hoặc công thức mua bán, trao đổi hay giữ các sản phẩm đầu tư.

- Mua, giữ và cầu nguyện (chơi dài).

- Mua rồi bán (trao đổi).

- Bán rồi mua (chơi ngắn).

- Quyền mua và quyền bán.

- Giữ trung bình chi phối đồng đô.

- Môi giới (trao đổi không kiếm lời).



- Tiết kiệm.

Nhiều người đầu tư được phân loại theo kiểu đầu tư và hình thức đầu tư của họ.

- Tôi là người mua bán chứng khoán.

- Tôi đầu cơ vào địa ốc.

- Tôi sưu tầm các đồng tiền quý hiếm.

- Tôi mua bán các quyền hợp đồng Future hàng hoá.

- Tôi là người mua bán hàng ngày.

- Tôi tin tưởng vào tiền gửi ngân hàng.

Đó chính là ví dụ về các loại đầu tư khác nhau, sản phẩm đầu tư chuyên biệt và các kiểu đầu tư khác nhau của họ. Tất cả những điều đó càng làm tăng sự rối rắm của đầu tư, bởi vì núp dưới thuật ngữ “đầu tư” những người ấy chỉ thực sự là:

- Những kẻ cờ bạc

- Những tay đầu cơ tích trữ

- Những người mua bán

- Những người tiết kiệm

- Những kẻ mơ mộng

- Những kẻ thất bại

CHẲNG CÓ AI LÀ KẺ SÀNH SỎI MỌI THỨ

“Đầu tư có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau”, người bố giàu nói. “Không có ai sành sỏi về mọi thứ bởi vì có rất nhiều sản phẩm đầu tư và kiểu đầu tư khác nhau”.

MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ MỘT KHUYNH HƯỚNG RIÊNG CỦA MÌNH

Một người thường chơi chứng khoán sẽ nói, “Cổ phiếu là hình thức đầu tư tuyệt vời nhất”. Một người đam mê địa ốc sẽ nói, “Bất động sản chính là nền tảng của mọi sự giàu có”. Còn một người không ưa vàng sẽ phát biểu: “Vàng là một thứ hàng hoá đã quá lỗi thời”.

Và nếu như bạn thêm vào đó các kiểu đầu tư khác nhau, chắc chắn bạn sẽ bị rối ngay. Một số người cho rằng: “Hãy đa dạng hoá. Đừng bỏ hết mọi quả trứng bạn có trong một cái tổ”. Thế nhưng những người khác như Warren Buffet – nhà đầu tư vĩ đại nhất của nước Mỹ chẳng hạn, lại nói: “Đừng đa dạng hoá. Hãy bỏ hết quả trứng bạn có vào trong một cái tổ và theo dõi nó cẩn thận”.

Tất cả những khuynh hướng rất cá nhân của những người được gọi là chuyên gia đầu tư, càng làm cho đầu tư trở thành một đề tài rắc rối và hết sức khó hiểu.

CÙNG MỘT THỊ TRƯỜNG NHƯNG CÓ NHIỀU HƯỚNG KHÁC NHAU

Mỗi người có một cái nhìn, cách đánh giá khác nhau về hướng chuyển động của thị trường và tương lai nền kinh tế thế giới, điều này càng làm cho việc đâu tư thêm rối rắm. Nếu bạn thường xem các chuyên mục tài chính trển tivi, bạn sẽ thấy một vị chuyên gia nào đó hùng hổ phát biểu: “Thị trường đã quá nhiều rồi. Trong vòng sáu tuần tới, chúng ta sẽ sụp đổ” Thế nhưng chỉ mười phút sau một vị chuyên gia khác lại xuất hiện trên màn hình và trấn an: “Thị trường sẽ còn đi lên nữa. Sẽ không có khủng hoảng xảy ra”.

NHẬP CUỘC TRỄ

Một người bạn gần đây đã hỏi tôi: “Cứ mỗi lần tôi nghe thấy một cổ phiếu hấp dẫn nào đó, khi tôi nhảy vào mua là giá thị trường lại sụp. Điều đó chẳng khác nào tôi đi mua ở giá cao và ngày hôm sau, cổ phiếu được giao là hấp dẫn đó lại bắt đầu tụt giá. Tại sao tôi cứ luôn bị nhập cuộc trễ vậy anh?”.

Một than phiền khác mà tôi thường nghe là: “Cổ phiếu ấy giảm giá nên tôi bán đi. Thế mà qua ngày hôm sau, nó leo lên trở lại. Tại sao vậy?”.

Tôi gọi đó là hiện tượng “nhập cuộc trễ” hoặc hiện tượng “bán quá sớm”.Vấn đề với đầu tư thường ở chỗ một khi cổ phiếu hay một quỹ đầu tư nào đó được đánh giá, xếp hạng số một trên thị trường trong vòng hai năm qua thường là cổ phiếu đó, hay quỹ đó đã được các nhà đầu tư thực sự kiếm lời rồi. Những người ấy đã biết nhảy vào cuộc chơi ngay từ đầu và biết nhảy ra khi ở mức giá cao nhất. Đối với tôi, chẳng có gì đáng sợ hơn khi nghe một người nào đó huênh hoang: “Tôi mua cổ phiếu ở mức giá 2 đô và hiện đang là 35 đo.” Những câu chuyện như thế, hay những mách nước như thế chẳng làm cho tôi được lợi lộc gì cả mà chỉ làm tôi kinh khiếp. Đó chính là lý do tại sao mà ngày nay mỗi khi tôi nghe câu chuyện kiếm tiền hay làm giàu nhanh chóng như thế trên thị trường tôi chỉ lặng lẽ bỏ đi mà không cần phải nghe thêm gì cả. Đối với tôi, những điều đó không phải là đầu tư thực sự.

ĐÂY CHÍNH LÀ LÝ DO TẠI SAO ĐẦU TƯ LẠI TRỞ NÊN RỐI RẮM PHỨC TẠP

Người bố giàu thường nói: “Đầu tư sở dĩ trở nên rối rắm, phức tạp bởi vì nó là một đề tài rộng lớn. Nếu con nhìn quanh con sẽ thấy mọi người đầu tư vào những thứ khác nhau. hãy nhìn những thiết bị điện trong nhà con xem. Chúng chính là những sản phẩm của những công ty mà người khác bỏ tiền vào đầu tư. Nguồn điện mà con đang sài chính là từ một công ty điện lực cung cấp mà người ta đầu tư vào. Một khi con hiểu được điều đó con sẽ nhìn ra cùng một bức tranh đối với chiếc xe của con, bình ga, vỏ xe, dây thắt an toàn, cây gạt nước, bộ đề máy, đường xá, các giải phân cách trên đường, lon nước ngọt, đồ đạc nội thất, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, ngân hàng, khách sạn, v.v... Tất cả những thứ đó sở dĩ xuất hiện và tồn tại do một người nào đó đã đầu tư sản xuất ra chúng, làm cho sản phẩm hàng hóa xã hội phong phú và đời sống con người ngày một văn minh. Đó mới chính là đầu tư thực sự đấy con ạ”.

Và người bố giàu đã kết thúc bài học của mình về đầu tư với câu nói thế này, “Đối với hầu hết mọi người đầu tư là một vấn đề phức tạp và rối rắm chỉ bởi vì những gì mà mọi người gọi là đầu tư không phải là đầu tư thực sự”.

Trong những chương tiếp theo người bố già đã hướng dẫn tôi giảm bớt sự phức tạp khó hiểu của đầu tư và chỉ cho tôi thấy đầu tư thực sự là gì.

MỜI ĐÓN ĐỌC TẬP 4

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Cha Giàu Cha Nghèo

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook