Chương 30
Thanh Thanh
25/01/2023
Chủ nhật, ánh nắng hiếm hoi tỏa trên mái nhà màu nâu của tòa lâu đài lộng lẫy, Lam lười biếng trở mình trên chiếc giường công chúa, đêm qua giấc ngủ không tìm đến nên hiện tại vầng mắt cô thâm quầng, gương mặt mệt mỏi thiếu sức sống. Ngay khi nữ giúp việc mở cửa phòng bước vào, nghe tiếng bước chân, Lam quay người lại hỏi:
— Chị có biết Chủ tịch đi công tác ở đâu không?
Nữ giúp việc thấy Lam dậy sớm hơn mọi ngày liền tò mò hỏi:
— Đêm qua tiểu thư ngủ ngon không? Hãy còn sớm, sao cô không ngủ thêm chút nữa? Chủ tịch đi công tác ở đâu, và đi trong bao lâu, những chuyện này tôi không biết được. Nhưng tôi nghĩ, có một người nắm rất rõ lịch trình của Chủ tịch!
Lam ngồi dậy ngay lập tức, đôi mắt to tròn của cô nhìn chằm chằm vào nữ giúp việc và không ngừng đặt câu hỏi truy vấn:
— Người đó là ai? Chị có thể nói cho em biết được không?
Nữ giúp việc tiến đến bên cửa sổ và kéo tấm rèm màu trắng sang hai bên. Những tia nắng vàng mỏng manh lập tức hùa vào phòng, bay lượn và nhảy múa. Dự báo thời tiết nói hôm nay và một vài ngày tới, Hà Nội sẽ đón những trận mưa rào rất to. Những tia nắng yếu ớt cố lách mình qua đám mây đen chiếu rọi xuống vạn vật không đủ để lấn át vẻ xám xịt của bầu trời trước cơn mưa.
— Ngoài cậu Dũng ra, làm gì có ai nắm rõ được lịch trình của Chủ tịch!?
Nữ giúp việc vui vẻ nhìn Lam và đáp lời, đồng thời đôi cánh tay nhanh nhẹn dọn dẹp phòng ốc như một thói quen thường lệ.
— Đúng rồi. Tại sao mình lại ngốc như thế này nhỉ? Muốn biết anh ấy đang ở đâu, chỉ cần hỏi anh Dũng sẽ rõ. Thế mà mình nằm cả đêm cũng không nghĩ ra.
Lam thầm nghĩ trong đầu. Liền sau đó cô đứng dậy nhìn ngắm quang cảnh bên ngoài khung cửa sổ. Tâm trạng bỗng vui lên trông thấy, Lam mở điện thoại và gọi cho Dũng, gọi đến 3 lần nhưng đầu dây bên kia không có ai nghe máy. Bây giờ hãy còn sớm, có lẽ Dũng còn đang ngủ. Mình không nên làm phiền anh ấy nữa. Lam tự an ủi mình rồi cô tắt điện thoại, lấy từ trong tủ đồ hai chiếc váy thêu hoa rất xinh và nói với nữ giúp việc:
— Em nghĩ, chị rất hợp với họa tiết và kiểu dáng của chiếc váy này. Em tặng nó cho chị đấy, chị giữ lấy, có dịp đi chơi, đi tiệc… chị mặc lên đảm bảo sẽ rất xinh.
Tự nhiên được tặng váy áo, nữ giúp việc vừa bất ngờ, vừa cảm động, mới chỉ nhìn thoáng qua nhưng chị cũng đoán được, hai chiếc váy trên tay Lam rất đắt tiền. Có thể rẻ tiền được ư? Cô ấy là thiên kim tiểu thư của ông trùm đá quý và bất động sản, những món đồ mà Lam sở hữu không có thứ gì tầm thường cả. Bởi vây, nữ giúp việc ngượng ngùng từ chối:
— Cảm ơn tấm lòng của tiểu thư. Món đồ giá trị và đẹp như vậy… tôi sợ là không hợp với người có thân hình thô kệch như tôi đâu. Nữa là, tôi bận rộn quanh năm, cũng chẳng khi nào biết đến những nơi sang trọng là gì…
— Chị đừng nói thế. Quần áo đắt tiền hay rẻ tiền, suy cho cùng cũng chỉ là một bộ trang phục. Giá trị của nó không nằm ở việc phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mua, quan trọng nhất là em thấy nó hợp với chị. Lâu lâu cũng nên thay đổi cách ăn mặc của mình một chút, đó cũng là cách để yêu bản thân mình hơn. Chị nhận cho em vui nhé!
— Tiểu thư vừa xinh đẹp lại vừa tâm lý…
— Chị nhận lấy đi, hôm nào rảnh em đưa chị đi xem mấy chỗ này cũng đẹp lắm.
— Tiểu thư tặng thì tôi xin nhận. Nhưng tôi không mua sắm gì đâu.
— Chị tiết kiệm như thế làm gì, thỉnh thoảng cũng phải chăm chút cho bản thân mình chứ?
— Tôi còn bố mẹ già ốm bệnh, tôi thực sự không cần đến những món đồ đẹp đẽ đó. Chỉ cần cậu chủ cho tôi công việc, tôi có tiền để lo cho gia đình, như vậy là tôi đã hạnh phúc lắm rồi.
Tâm trạng Lam đang vui, nghe câu chuyện của nữ giúp việc cô bỗng thộn mặt ra. Cũng dễ hiểu thôi, những người sinh ra ở vạch đích như cô, từ nhỏ đã ngậm thìa vàng thì sao hiểu được cuộc sống của những người nghèo khổ ngoài kia. Với cô, mua một vài món đồ hàng hiệu chỉ đơn giản trong nháy mắt. Còn với họ, số tiền cô mua sắm trong lúc ngẫu hứng ấy… họ phải lao động cả năm mới có được.
Suy nghĩ một lát, Lam chậm rãi nói:
— Chị làm việc của mình đi, em ra ngoài chạy thể dục một lát.
— Vâng. Chúc tiểu thư buổi sáng vui vẻ!
Không hổ danh là tòa lâu đài của ông trùm khoáng sản, Lam chạy bộ xung quanh khuôn viên một vòng cũng mệt đứt hơi, cô không nghĩ diện tích đất lại rộng như vậy. Cứ cách một quãng lại có một hồ nước kiến tạo tuyệt đẹp, những cây cổ thủ cao chót vót, những thảm cỏ xanh mướt cùng vô vàn các loại hoa xinh đẹp. Nhìn ngắm cảnh vật ở đây cả ngày cũng không khám phá được hết những điều mới mẻ. Bên trái của tòa lâu đài có chút cổ kính hơn, những dây leo màu xanh bám chắc trên tường khiến cho người ta có liên tưởng đang lạc vào một khung cảnh bên trời Âu. Thời tiết hôm nay buồn ảm đạm, đứng trước bức tường với những dây leo chằng chịt, Lam bỗng nhớ lại ký ức đẹp đẽ khi còn là du học sinh. Thời gian đổi khác quá nhiều, cô của hiện tại không còn ngây thơ hồn nhiên nữa, trong tâm trí luôn ngổn ngang những tâm sự chẳng thể giãi bày.
***
Cao Bằng, ngày chủ nhật bầu trời âm u. Đáp chuyến xe đến thành phố khi trời còn tờ mờ sáng, Yến vẫy taxi đưa bà về nhà. Sau một thời gian xa nhà, ngay khi về đến cổng, nhìn căn nhà cửa đóng im lìm khuất sau những hàng cây cao, bà Nhật không nén được xúc động. Cả quãng đường dài từ Hà Nội trở về, sức khỏe của bà rất tốt, đó là điều mà Yến cảm thấy may mắn nhất. Anh tài xế phụ Yến xách những túi đồ lớn nhỏ vào trong sân, hơn 2 tháng vắng nhà, lá cây rơi rụng khắp nơi, những chậu hoa nhỏ bên thềm cỏ mọc tốt tươi. Nhìn bức tường loang lổ những nấm mốc rêu phong, Yến không kìm được mà bồi hồi xúc động. Then cửa mở ra, cô buột miệng nói:
— Bà ơi, chúng ta về nhà rồi!!
Bà Nhật chậm rãi đi từng bước vào phòng khách, việc đầu tiên là bà tiến đến trước ban thờ có đặt di ảnh của người chồng đã quá cố. Cánh tay run run châm l,ửa thắp nén nhang cắm vào bát hương, miệng sì sụp khấn vái, rồi sau cùng, người phụ nữ ấy bật khóc rưng rức.
— Ông à, bà cháu tôi đã về rồi đây. Tôi cứ ngỡ mình đã sớm gặp ông dưới suối vàng rồi… Nhưng mà Diêm Vương chưa đón tôi đi. Nhà cửa lâu ngày vắng bóng người, may có ông trông giữ nên mọi thứ vẫn vẹn nguyên như thế.
Yến tất bật cầm cây chổi quét dọn khắp nhà, cô nhìn đâu cũng thấy mạng nhện giăng mắc. Cô gái nhỏ thoăn thoắt cánh tay không ngừng nghỉ, hết lau nhà, giặt sạch những tấm rèm cửa, Yến lại chạy ra phía trước nhổ cỏ cho những chậu hoa bé xinh, quét lá cây… Tất bật cả buổi sáng, cuối cùng mọi thứ cũng gọn gàng, sạch sẽ tinh tươm.
Gần trưa, bà Hoài có việc đi qua, thấy cổng nhà bà Nhật mở, bên trong lại có tiếng nói chuyện vọng ra, đoán hai bà cháu ở Hà Nội về nên bà Hoài chạy vội vào hỏi thăm:
— Chị Nhật về phải không? Chị Nhật ơi? Đau ốm thế nào mà nằm viện lâu quá!
Nghe giọng bà Hoài, bà Nhật chậm rãi bước ra và vui vẻ nói:
— Tôi đây. Dạo đi nghỉ dưỡng lâu quá, hai bà cháu mới về đến nhà lúc sáng, ngặt nỗi là nhà cửa lâu không ở nên hơi bẩn, hai bà cháu dọn sáng giờ nên chưa đi chào hỏi mọi người được. Cô Hoài vào đây chơi uống chén nước.
Bà Hoài ngồi xuống chiếc ghế bên hiên nhà rồi tò mò hỏi:
— Chị thấy trong người đã khỏe hơn chưa? Phẫu thuật có đau lắm không? Nghĩ cũng thương cho hoàn cảnh của hai bà cháu, nếu mà nằm ở viện tỉnh mình thì em chạy qua chạy lại đỡ đần được cho cái Yến, mà xa tận Hà Nội, cũng vướng bận nhiều thứ nên không đến thăm chị được…
— Cô lại cứ khách sáo như thế. Hỏi thăm và động viên tôi như thế là tôi mừng rồi. Cô chú cũng giữ gìn sức khỏe nhé, mình già rồi, bệnh tật hỏi thăm lúc nào cũng không đoán trước được đâu. Tôi cứ nghĩ mình khỏe lắm, cái Yến cứ giấu, bảo chỉ đi khám sức khỏe bình thường thôi… Ấy thế mà sau cùng lại phải động d,aoo k,éo. Tôi nghĩ lại vẫn còn sợ đấy.
— Chị khỏe mạnh được như này là tốt rồi.
Bà Hoài và bà Nhật cứ thế tâm tình, kể lể đủ thứ chuyện trong suốt thời gian vừa qua, Yến loay hoay ở bên dưới, cô chuẩn bị bữa trưa, đến khi lên nhà thấy có khách, Yến tỉ mỉ lấy bánh cốm và chút bánh kẹo đi đến gần và nhanh miệng nói:
— Cháu chào bà Hoài, lâu nay bà có khỏe không ạ?
— Chu choa, cái Yến đi chăm bà ốm mà ngày càng xinh xắn ra đấy nhé!
Bà Hoài tấm tắc khen khiến bà Nhật mỉm cười không thôi.
— Bà ơi, cháu có chút quà Hà Nội, bà nhận cho cháu vui nhé!?
— Xem kìa, sao bà Nhật lại có đứa cháu thơm thảo như thế này chứ? Hai bà cháu đi nằm viện tốn kém biết bao nhiêu lại còn chu đáo mua quà như này nữa. Sao phải bày vẽ thế làm gì hả cháu? Để tiền tẩm bổ cho bà.
— Chút quà bánh nhỏ không tốn kém lắm đâu ạ.
Bà Nhật nói thêm:
— Đúng đấy. Cô nhận đi cho bà cháu tôi vui. Cái Yến tranh thủ lúc tôi nằm viện còn đi làm kiếm thêm thu nhập nên cũng không khó khăn lắm đâu.
Bà Hoài nghe vậy càng thêm mừng rỡ:
— Lớp trẻ bây giờ năng động quá, ở đâu cũng thích nghi được. Như chị em mình rời nhà ra thì biết làm gì mà kiếm tiền chị nhỉ?
Yến cười cười rồi lặng lẽ bước vào trong nhường chỗ cho hai bà tâm sự. Nghĩ đến câu nói của bà Hoài, cô thấy lòng mình trùng xuống. Thực ra cô đâu có làm được gì ngoài ở bên người đàn ông đẹp trai và giàu có kia? Nghĩ đến Dương, Yến bỗng thấy nhớ anh da diết. 2 ngày nay không thấy anh hồi âm, một chút thông tin về anh cô cũng không biết.
***
Buổi trưa, bầu trời đổ cơn mưa như trút nước, Dương và Dũng vừa đi thị sát mỏ khai thác về đến khu tập thể dành cho công nhân thì sấm sét đánh ngang trời. Nước mưa rơi xuống hòa quện với bùn đất tạo thành dòng chảy nàu nâu cuồn cuộn khắp các lối đi lại. Tình hình thời tiết xấu tệ, cứ như thế này, anh không biết đến khi nào công việc mới xử lý xong.
Nơi này cây cối rậm rạp, thêm nữa là không khí ẩm thấp nên rất nhiều muỗi. Dương ngồi bên cửa sổ uống trà cùng quản lý dự án một lát mà bị muỗi đốt ngứa ngáy khắp người. Ngồi ở góc phòng, Dũng loay hoay soạn tin chat chit với ai đó, khu vực xa xôi hẻo lánh kèm thêm điều kiện khí hậu không tốt nên sóng điện thoại cũng kém. Vừa chat Dũng vừa cáu kỉnh nói chuyện một mình:
— Bực quá đi, có tin nhắn mà gửi mãi không xong!
Dũng vừa dứt lời thì điện thoại anh đổ chuông, nhìn tên người gọi, anh nghiêm giọng nghe máy:
— Anh đây, gọi anh có việc gì không?
Ở đầu dây bên kia, Lam hào hứng hỏi chuyện:
— Anh Dũng, anh đang ở đâu vậy?
— Anh đang đi công tác.
— Ý em là công tác ở đâu ấy.
— Anh đi công tác xa lắm. Mà em hỏi có việc gì?
— Cũng không có gì. Chỉ là muốn hỏi anh xem ở Hà Nội có chỗ nào đi chơi vui thi anh đưa em đi với. Về Việt Nam em chưa kết nối với đứa bạn nào nên buồn quá.
— Chỗ ăn chơi thì không thiếu, nhưng mà chắc sẽ lâu đấy, đợt này anh bận lắm, không có ở Hà Nội đâu.
— Anh bận việc gì mà đi công tác lâu vậy?
— Chuyện công ty em không hiểu được đâu.
— Em chỉ muốn biết anh đi công tác ở đâu thôi, em hiểu công việc của anh làm gì?
— Anh đi xa tận Cao Bằng cơ.
Lam như mở cờ trong bụng. Cô vui vẻ hỏi lại:
— Anh đi công tác cùng anh Dương đúng không? Khi nào thì hai người về?
— Em hỏi cungg anh đấy à?
— Em không dám. Em đang quan tâm mọi người mà.
— Sớm nhất thì nửa tháng, cũng tùy thuộc vào nhiều thứ khác nữa. Không nói trước được. Thế nhé, anh đang có việc, nói chuyện với em sau nha.
— Chị có biết Chủ tịch đi công tác ở đâu không?
Nữ giúp việc thấy Lam dậy sớm hơn mọi ngày liền tò mò hỏi:
— Đêm qua tiểu thư ngủ ngon không? Hãy còn sớm, sao cô không ngủ thêm chút nữa? Chủ tịch đi công tác ở đâu, và đi trong bao lâu, những chuyện này tôi không biết được. Nhưng tôi nghĩ, có một người nắm rất rõ lịch trình của Chủ tịch!
Lam ngồi dậy ngay lập tức, đôi mắt to tròn của cô nhìn chằm chằm vào nữ giúp việc và không ngừng đặt câu hỏi truy vấn:
— Người đó là ai? Chị có thể nói cho em biết được không?
Nữ giúp việc tiến đến bên cửa sổ và kéo tấm rèm màu trắng sang hai bên. Những tia nắng vàng mỏng manh lập tức hùa vào phòng, bay lượn và nhảy múa. Dự báo thời tiết nói hôm nay và một vài ngày tới, Hà Nội sẽ đón những trận mưa rào rất to. Những tia nắng yếu ớt cố lách mình qua đám mây đen chiếu rọi xuống vạn vật không đủ để lấn át vẻ xám xịt của bầu trời trước cơn mưa.
— Ngoài cậu Dũng ra, làm gì có ai nắm rõ được lịch trình của Chủ tịch!?
Nữ giúp việc vui vẻ nhìn Lam và đáp lời, đồng thời đôi cánh tay nhanh nhẹn dọn dẹp phòng ốc như một thói quen thường lệ.
— Đúng rồi. Tại sao mình lại ngốc như thế này nhỉ? Muốn biết anh ấy đang ở đâu, chỉ cần hỏi anh Dũng sẽ rõ. Thế mà mình nằm cả đêm cũng không nghĩ ra.
Lam thầm nghĩ trong đầu. Liền sau đó cô đứng dậy nhìn ngắm quang cảnh bên ngoài khung cửa sổ. Tâm trạng bỗng vui lên trông thấy, Lam mở điện thoại và gọi cho Dũng, gọi đến 3 lần nhưng đầu dây bên kia không có ai nghe máy. Bây giờ hãy còn sớm, có lẽ Dũng còn đang ngủ. Mình không nên làm phiền anh ấy nữa. Lam tự an ủi mình rồi cô tắt điện thoại, lấy từ trong tủ đồ hai chiếc váy thêu hoa rất xinh và nói với nữ giúp việc:
— Em nghĩ, chị rất hợp với họa tiết và kiểu dáng của chiếc váy này. Em tặng nó cho chị đấy, chị giữ lấy, có dịp đi chơi, đi tiệc… chị mặc lên đảm bảo sẽ rất xinh.
Tự nhiên được tặng váy áo, nữ giúp việc vừa bất ngờ, vừa cảm động, mới chỉ nhìn thoáng qua nhưng chị cũng đoán được, hai chiếc váy trên tay Lam rất đắt tiền. Có thể rẻ tiền được ư? Cô ấy là thiên kim tiểu thư của ông trùm đá quý và bất động sản, những món đồ mà Lam sở hữu không có thứ gì tầm thường cả. Bởi vây, nữ giúp việc ngượng ngùng từ chối:
— Cảm ơn tấm lòng của tiểu thư. Món đồ giá trị và đẹp như vậy… tôi sợ là không hợp với người có thân hình thô kệch như tôi đâu. Nữa là, tôi bận rộn quanh năm, cũng chẳng khi nào biết đến những nơi sang trọng là gì…
— Chị đừng nói thế. Quần áo đắt tiền hay rẻ tiền, suy cho cùng cũng chỉ là một bộ trang phục. Giá trị của nó không nằm ở việc phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mua, quan trọng nhất là em thấy nó hợp với chị. Lâu lâu cũng nên thay đổi cách ăn mặc của mình một chút, đó cũng là cách để yêu bản thân mình hơn. Chị nhận cho em vui nhé!
— Tiểu thư vừa xinh đẹp lại vừa tâm lý…
— Chị nhận lấy đi, hôm nào rảnh em đưa chị đi xem mấy chỗ này cũng đẹp lắm.
— Tiểu thư tặng thì tôi xin nhận. Nhưng tôi không mua sắm gì đâu.
— Chị tiết kiệm như thế làm gì, thỉnh thoảng cũng phải chăm chút cho bản thân mình chứ?
— Tôi còn bố mẹ già ốm bệnh, tôi thực sự không cần đến những món đồ đẹp đẽ đó. Chỉ cần cậu chủ cho tôi công việc, tôi có tiền để lo cho gia đình, như vậy là tôi đã hạnh phúc lắm rồi.
Tâm trạng Lam đang vui, nghe câu chuyện của nữ giúp việc cô bỗng thộn mặt ra. Cũng dễ hiểu thôi, những người sinh ra ở vạch đích như cô, từ nhỏ đã ngậm thìa vàng thì sao hiểu được cuộc sống của những người nghèo khổ ngoài kia. Với cô, mua một vài món đồ hàng hiệu chỉ đơn giản trong nháy mắt. Còn với họ, số tiền cô mua sắm trong lúc ngẫu hứng ấy… họ phải lao động cả năm mới có được.
Suy nghĩ một lát, Lam chậm rãi nói:
— Chị làm việc của mình đi, em ra ngoài chạy thể dục một lát.
— Vâng. Chúc tiểu thư buổi sáng vui vẻ!
Không hổ danh là tòa lâu đài của ông trùm khoáng sản, Lam chạy bộ xung quanh khuôn viên một vòng cũng mệt đứt hơi, cô không nghĩ diện tích đất lại rộng như vậy. Cứ cách một quãng lại có một hồ nước kiến tạo tuyệt đẹp, những cây cổ thủ cao chót vót, những thảm cỏ xanh mướt cùng vô vàn các loại hoa xinh đẹp. Nhìn ngắm cảnh vật ở đây cả ngày cũng không khám phá được hết những điều mới mẻ. Bên trái của tòa lâu đài có chút cổ kính hơn, những dây leo màu xanh bám chắc trên tường khiến cho người ta có liên tưởng đang lạc vào một khung cảnh bên trời Âu. Thời tiết hôm nay buồn ảm đạm, đứng trước bức tường với những dây leo chằng chịt, Lam bỗng nhớ lại ký ức đẹp đẽ khi còn là du học sinh. Thời gian đổi khác quá nhiều, cô của hiện tại không còn ngây thơ hồn nhiên nữa, trong tâm trí luôn ngổn ngang những tâm sự chẳng thể giãi bày.
***
Cao Bằng, ngày chủ nhật bầu trời âm u. Đáp chuyến xe đến thành phố khi trời còn tờ mờ sáng, Yến vẫy taxi đưa bà về nhà. Sau một thời gian xa nhà, ngay khi về đến cổng, nhìn căn nhà cửa đóng im lìm khuất sau những hàng cây cao, bà Nhật không nén được xúc động. Cả quãng đường dài từ Hà Nội trở về, sức khỏe của bà rất tốt, đó là điều mà Yến cảm thấy may mắn nhất. Anh tài xế phụ Yến xách những túi đồ lớn nhỏ vào trong sân, hơn 2 tháng vắng nhà, lá cây rơi rụng khắp nơi, những chậu hoa nhỏ bên thềm cỏ mọc tốt tươi. Nhìn bức tường loang lổ những nấm mốc rêu phong, Yến không kìm được mà bồi hồi xúc động. Then cửa mở ra, cô buột miệng nói:
— Bà ơi, chúng ta về nhà rồi!!
Bà Nhật chậm rãi đi từng bước vào phòng khách, việc đầu tiên là bà tiến đến trước ban thờ có đặt di ảnh của người chồng đã quá cố. Cánh tay run run châm l,ửa thắp nén nhang cắm vào bát hương, miệng sì sụp khấn vái, rồi sau cùng, người phụ nữ ấy bật khóc rưng rức.
— Ông à, bà cháu tôi đã về rồi đây. Tôi cứ ngỡ mình đã sớm gặp ông dưới suối vàng rồi… Nhưng mà Diêm Vương chưa đón tôi đi. Nhà cửa lâu ngày vắng bóng người, may có ông trông giữ nên mọi thứ vẫn vẹn nguyên như thế.
Yến tất bật cầm cây chổi quét dọn khắp nhà, cô nhìn đâu cũng thấy mạng nhện giăng mắc. Cô gái nhỏ thoăn thoắt cánh tay không ngừng nghỉ, hết lau nhà, giặt sạch những tấm rèm cửa, Yến lại chạy ra phía trước nhổ cỏ cho những chậu hoa bé xinh, quét lá cây… Tất bật cả buổi sáng, cuối cùng mọi thứ cũng gọn gàng, sạch sẽ tinh tươm.
Gần trưa, bà Hoài có việc đi qua, thấy cổng nhà bà Nhật mở, bên trong lại có tiếng nói chuyện vọng ra, đoán hai bà cháu ở Hà Nội về nên bà Hoài chạy vội vào hỏi thăm:
— Chị Nhật về phải không? Chị Nhật ơi? Đau ốm thế nào mà nằm viện lâu quá!
Nghe giọng bà Hoài, bà Nhật chậm rãi bước ra và vui vẻ nói:
— Tôi đây. Dạo đi nghỉ dưỡng lâu quá, hai bà cháu mới về đến nhà lúc sáng, ngặt nỗi là nhà cửa lâu không ở nên hơi bẩn, hai bà cháu dọn sáng giờ nên chưa đi chào hỏi mọi người được. Cô Hoài vào đây chơi uống chén nước.
Bà Hoài ngồi xuống chiếc ghế bên hiên nhà rồi tò mò hỏi:
— Chị thấy trong người đã khỏe hơn chưa? Phẫu thuật có đau lắm không? Nghĩ cũng thương cho hoàn cảnh của hai bà cháu, nếu mà nằm ở viện tỉnh mình thì em chạy qua chạy lại đỡ đần được cho cái Yến, mà xa tận Hà Nội, cũng vướng bận nhiều thứ nên không đến thăm chị được…
— Cô lại cứ khách sáo như thế. Hỏi thăm và động viên tôi như thế là tôi mừng rồi. Cô chú cũng giữ gìn sức khỏe nhé, mình già rồi, bệnh tật hỏi thăm lúc nào cũng không đoán trước được đâu. Tôi cứ nghĩ mình khỏe lắm, cái Yến cứ giấu, bảo chỉ đi khám sức khỏe bình thường thôi… Ấy thế mà sau cùng lại phải động d,aoo k,éo. Tôi nghĩ lại vẫn còn sợ đấy.
— Chị khỏe mạnh được như này là tốt rồi.
Bà Hoài và bà Nhật cứ thế tâm tình, kể lể đủ thứ chuyện trong suốt thời gian vừa qua, Yến loay hoay ở bên dưới, cô chuẩn bị bữa trưa, đến khi lên nhà thấy có khách, Yến tỉ mỉ lấy bánh cốm và chút bánh kẹo đi đến gần và nhanh miệng nói:
— Cháu chào bà Hoài, lâu nay bà có khỏe không ạ?
— Chu choa, cái Yến đi chăm bà ốm mà ngày càng xinh xắn ra đấy nhé!
Bà Hoài tấm tắc khen khiến bà Nhật mỉm cười không thôi.
— Bà ơi, cháu có chút quà Hà Nội, bà nhận cho cháu vui nhé!?
— Xem kìa, sao bà Nhật lại có đứa cháu thơm thảo như thế này chứ? Hai bà cháu đi nằm viện tốn kém biết bao nhiêu lại còn chu đáo mua quà như này nữa. Sao phải bày vẽ thế làm gì hả cháu? Để tiền tẩm bổ cho bà.
— Chút quà bánh nhỏ không tốn kém lắm đâu ạ.
Bà Nhật nói thêm:
— Đúng đấy. Cô nhận đi cho bà cháu tôi vui. Cái Yến tranh thủ lúc tôi nằm viện còn đi làm kiếm thêm thu nhập nên cũng không khó khăn lắm đâu.
Bà Hoài nghe vậy càng thêm mừng rỡ:
— Lớp trẻ bây giờ năng động quá, ở đâu cũng thích nghi được. Như chị em mình rời nhà ra thì biết làm gì mà kiếm tiền chị nhỉ?
Yến cười cười rồi lặng lẽ bước vào trong nhường chỗ cho hai bà tâm sự. Nghĩ đến câu nói của bà Hoài, cô thấy lòng mình trùng xuống. Thực ra cô đâu có làm được gì ngoài ở bên người đàn ông đẹp trai và giàu có kia? Nghĩ đến Dương, Yến bỗng thấy nhớ anh da diết. 2 ngày nay không thấy anh hồi âm, một chút thông tin về anh cô cũng không biết.
***
Buổi trưa, bầu trời đổ cơn mưa như trút nước, Dương và Dũng vừa đi thị sát mỏ khai thác về đến khu tập thể dành cho công nhân thì sấm sét đánh ngang trời. Nước mưa rơi xuống hòa quện với bùn đất tạo thành dòng chảy nàu nâu cuồn cuộn khắp các lối đi lại. Tình hình thời tiết xấu tệ, cứ như thế này, anh không biết đến khi nào công việc mới xử lý xong.
Nơi này cây cối rậm rạp, thêm nữa là không khí ẩm thấp nên rất nhiều muỗi. Dương ngồi bên cửa sổ uống trà cùng quản lý dự án một lát mà bị muỗi đốt ngứa ngáy khắp người. Ngồi ở góc phòng, Dũng loay hoay soạn tin chat chit với ai đó, khu vực xa xôi hẻo lánh kèm thêm điều kiện khí hậu không tốt nên sóng điện thoại cũng kém. Vừa chat Dũng vừa cáu kỉnh nói chuyện một mình:
— Bực quá đi, có tin nhắn mà gửi mãi không xong!
Dũng vừa dứt lời thì điện thoại anh đổ chuông, nhìn tên người gọi, anh nghiêm giọng nghe máy:
— Anh đây, gọi anh có việc gì không?
Ở đầu dây bên kia, Lam hào hứng hỏi chuyện:
— Anh Dũng, anh đang ở đâu vậy?
— Anh đang đi công tác.
— Ý em là công tác ở đâu ấy.
— Anh đi công tác xa lắm. Mà em hỏi có việc gì?
— Cũng không có gì. Chỉ là muốn hỏi anh xem ở Hà Nội có chỗ nào đi chơi vui thi anh đưa em đi với. Về Việt Nam em chưa kết nối với đứa bạn nào nên buồn quá.
— Chỗ ăn chơi thì không thiếu, nhưng mà chắc sẽ lâu đấy, đợt này anh bận lắm, không có ở Hà Nội đâu.
— Anh bận việc gì mà đi công tác lâu vậy?
— Chuyện công ty em không hiểu được đâu.
— Em chỉ muốn biết anh đi công tác ở đâu thôi, em hiểu công việc của anh làm gì?
— Anh đi xa tận Cao Bằng cơ.
Lam như mở cờ trong bụng. Cô vui vẻ hỏi lại:
— Anh đi công tác cùng anh Dương đúng không? Khi nào thì hai người về?
— Em hỏi cungg anh đấy à?
— Em không dám. Em đang quan tâm mọi người mà.
— Sớm nhất thì nửa tháng, cũng tùy thuộc vào nhiều thứ khác nữa. Không nói trước được. Thế nhé, anh đang có việc, nói chuyện với em sau nha.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.