Chương 13: Tặng tranh
Miang
13/08/2020
Editor: Ân PhiBeta: Tửu ThanhThấy Tống Chẩm Hà phải khổ cực chạy một mạch về Thái Diên nên Tiêu Tuấn Trì chỉ hỏi thăm vài câu rồi đuổi hắn về phủ nghỉ ngơi.
Nhưng Tống Chẩm Hà không chịu đi, cứ đứng chần chừ trong thư phòng mãi.
Tiêu Tuấn Trì không hứng thú với tân vương phi lắm, hắn xoay chuỗi hạt đỏ thẫm trong tay, mắt chăm chú nhìn quyển kinh văn không mới cũng không cũ đặt trên bàn. Những trang sách có nhiều nếp gấp, gáy sách cũng hơi lỏng lẻo, có vẻ như ai đó đã đọc cuốn sách này rất thường xuyên. Trên trang sách có dòng chữ “Bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”(1), đôi mắt Tiêu Tuấn Trì lướt nhanh trên từng trang sách và không hề có ý dừng lại.
(1) Đây là câu kinh văn khá phổ biến của Trung Quốc trong bộ kinh ‘般若波罗蜜 多心经’ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tam Kinh). Có nghĩa là: “Không sach không nhơ, không tăng không giảm.”
Tống Chẩm Hà nóng vội, chẳng bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Thấy Tiêu Tuấn Trì chăm chú đọc sách, không thèm để ý đến hắn, hắn liền bước tới chỗ Phí Tư Bật đang đứng, buồn bã hỏi: “Phí tiên sinh, ngài nói xem, nước Tề có tới bốn vị Công chúa, sao Vương gia lại nhất quyết phải cưới Hà Dương công chúa nhỉ?”
Phí Tư Bật cười đầy ẩn ý, vuốt chòm râu đã điểm bạc, ông thật thà trả lời: “Chẩm Hà à, Hà Dương công chúa là nàng Công chúa được ban phong hào. Địa vị của một nàng Công chúa có phong hào và Công chúa không có phong hào chẳng khác gì khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, một mây một bùn, một ngọc một ngói, đâu thể sánh bằng.”
Tống Chẩm Hà còn đang định nói thêm cái gì đó thì nghe thấy “Bộp” một tiếng, đó là tiếng phát ra từ quyển kinh thư trên tay của người đàn ông ngồi sau bàn.
“Chẩm Hà, sao ngươi không trực tiếp hỏi ta?” Tiêu Tuấn Trì hất tay hỏi.
“Nếu thần hỏi mà Vương gia lại không thèm trả lời thì chẳng phải sẽ rất xấu hổ sao?” Tống Chẩm Hà trả lời.
“Vậy ngươi hỏi lại đi.” Tiêu Tuấn Trì lên tiếng.
“Vương gia… xin hỏi, nước Tề có bốn vị Công chúa, tại sao người lại nhất định phải cưới Hà Dương công chúa?” Tống Chẩm Hà không dám đùa cợt, vội vàng giả vờ đặt câu hỏi một cách thật nghiêm túc.
Tiêu Tuấn Trì hơi dựa lưng vào ghế, trên khuôn mặt nở một nụ cười thật ranh mãnh.
“Cưới thê tử cũng phải cưới người xinh đẹp một chút chứ?” Khác hẳn sự nghiêm túc và lạnh lùng thường ngày, giọng nói của Tiêu Tuấn Trì mang đầy vẻ đùa cợt đáng ghét: “Bắc có Lương Phi, Nam có Hà Dương, ý của câu này là Hà Dương công chúa có lẽ là người xinh đẹp nhất nước ta, một vẻ đẹp rực rỡ khó ai sánh bằng.”
Tống Chẩm Hà: “…”
Lời nói của Vương gia quả thực là rất có lý, hắn không còn gì để nói.
“Đẹp đến mức nào được cơ chứ?” Tống Chẩm Hà buồn bực mở miệng: “Cũng chỉ có hai con mắt với một cái miệng thôi mà.”
“Ta có một bức tranh.” Tiêu Tuấn Trì đứng dậy, rút một cuộn tranh từ giá sách sau lưng rồi chậm rãi mở tranh ra dưới ngọn đèn vàng mờ ảo. Hắn vừa đưa tay vuốt bức tranh vừa nói: “Đây chính là bức tranh mà Tề đế phái người đưa đến cho ta. Nhưng công việc thường ngày quá bận rộn nên ta cũng chưa có cơ hội xem kỹ.”
Trên bức tranh là dáng hình của một cô nương nhỏ nhắn, dịu dàng đang cầm quạt lụa đứng bên cửa sổ cung điện.
Tuy họa sĩ đã cố vẽ rất tỉ mỉ và chi tiết nhưng cách vẽ của người này quá mông lung, một khuôn mặt trắng, hai đường kẻ mắt mỏng, Tống Chẩm Hà thật sự không thể nhìn rõ được khuôn mặt nàng.
Quá mông lung.
Quá mơ mộng.
Quá mê say.
Ngoài bộ xiêm y được tô bằng những màu xanh nhạt, họa sĩ đã sử dụng cách vẽ “Tam bạch pháp” khiến cô nương trong tranh có gò má, chiếc cằm và vầng trán trắng xóa. Còn má thì lại đỏ bừng, hai vệt má hồng tròn vo trông y như mặt trời của ngày mới vậy.
Tống Chẩm Hà muốn nói lại thôi, nhưng không nói thì hắn lại không chịu được.
“Cô nương này có đôi mắt dài, trán cao, miệng nhỏ như quả anh đào đỏ, lưng khom xuống, dùng ống tay áo che mặt… Nếu đây thật sự là Hà Dương công chúa thì… Thần chỉ có thế nói rằng, mắt thẩm mĩ của người Tề lạ thật đấy.” Tống Chẩm Hà thở dài.
Lời nói của hai người đã khiến Phí Tư Bật chú ý.
Ông đến bên bàn sách nhìn lướt qua bức tranh. Tầm mắt vừa dừng lại trên khuôn mặt của cô gái trong tranh, Phí Tư Bật đã nhẹ nhàng “Ồ” một tiếng, nhướng mày lẩm bẩm: “Đẹp! Quá Đẹp!”
Tống Chẩm Hà: “?”
“Chẩm Hà không biết đó thôi, tranh của người Ngụy chất phác và thực tế, nhưng tranh của người Tề lại chú trọng vào ý cảnh. Vì vậy trong tranh tả người của họ, hầu như ngàn bức tranh chỉ sử dụng đúng một khuôn mặt. Điều đặc biệt ở đây là nét yêu kiều, mềm mại và khí chất toát lên từ dáng hình mỗi người kìa.”
Tống Chẩm Hà: “?”
“Ngươi nhìn thử cô gái trong tranh xem, lông mày như dáng núi mùa thu, môi lại mềm tựa anh đào. Đôi mắt không tô mà có tình, chỉ điểm chút phấn má mà khuôn mặt đã bừng sáng đầy sinh động. Chưa kể đến những gam màu thanh nhã và tươi sáng, nét bút đậm nhạt khác nhau lại càng khiến khuôn mặt nàng thêm trầm tĩnh. Nhấn bút có lực, nhấc bút nhẹ nhàng, vừa mạnh mẽ vừa tinh tế, mỗi thứ trên bức tranh đều toát lên sự tao nhã khác thường…”
Tống Chẩm Hà: “…”
Lúc này, hắn chỉ muốn nói “Kẻ hèn này xin cáo biệt”, “Ta phải đi đây” hoặc là “Kẻ hèn này không thể hầu hạ ngài được nữa…”, nhưng vì mặt mũi của Phí Tư Bật, Tống Chẩm Hà đành phải kìm lại.
Phí Tư Bật đánh giá bức tranh, khen mãi không dứt, lải nhải không ngừng.
Dần dần không chỉ có Tống Chẩm Hà cảm thấy khó xử, ngay cả Tiêu Tuấn Trì cũng chán nản xoay chiếc nhẫn ngọc ban chỉ trên tay, ánh mắt trống rỗng. Một lúc sau, hắn lấy tay che miệng khẽ ngáp một cái rồi giả vờ vô tình chuyển chủ đề, ngắt lời Phí Tư Bật.
“Ta có một bức tranh của Hà Dương công chúa, có qua có lại, bổn vương cũng phải đưa một bức tranh qua đó mới phải.” Hắn nói.
“Vương gia, chuyện này hãy giao cho thần!” Tống Chẩm Hà cười hì hì tiếp lời.
Tiêu Tuấn Trì hơi nghi ngờ.
Tống Chẩm Hà đào đâu ra tranh của hắn?
Cũng may, hắn không quan tâm tới Hà Dương công chúa lắm, có chăng chỉ là lúc nghe tin Hà Dương công chúa gặp nạn ở Trần Vương cốc, hắn kinh ngạc trong chốc lát vì sợ rằng nếu nàng chết ở quận Cạnh Lăng thì sẽ chọc giận nước Tề. Thế nên hắn cũng chẳng hỏi nhiều.
Gần tới giờ Tý (2), Tống Chẩm Hà vui vẻ rời khỏi phủ Nhiếp Chính vương.
(2) Giờ Tý: giờ giấc của thời xưa, là khoảng 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng.
***
Tiêu Tuấn Trì không muốn gặp Khương Linh Châu, Khương Linh Châu cũng chẳng muốn thấy Tiêu Tuấn Trì.
Nàng cảm thấy hơi nhớ nhà.
Càng nhớ nhà nàng lại càng không muốn gặp Tiêu Tuấn Trì, chỉ mong rằng tên phu quân tương lai trên danh nghĩa này đừng bao giờ về phủ Cạnh Lăng vương nữa, tốt nhất là để nàng sống thật yên ổn và thoải mái trong cái lồng này cả đời cũng được.
Nhưng trên đời này có một thứ gọi là “Hoàng đế không lo, thái giám đã vội”. Tiêu Tuấn Trì không lo thì đã có Tống Chẩm Hà lo thay cho hắn, Khương Linh Châu không vội thì đã có Bạch Lộ tức giận thay nàng.
Khương Linh Châu biết, Bạch Lộ vẫn còn nhỏ và ngây thơ, tưởng rằng phu xướng phụ tùy (3), cử án tề mi (4) chính là chuyện tốt nhất trên đời này. Nàng ấy không biết rằng trên thế gian có nhiều cặp phu thê ghét nhau đến mức chỉ muốn đường ai nấy đi, không bao giờ phải nhìn mặt nhau nữa.
(3) Phu xướng phụ tùy: Chồng hát vợ hầu. Một quan niệm phong kiến, cho rằng người phụ nữ luôn phải phục tùng chồng mình.
(4) Cử án tề mi: Nâng mâm ngang mày. Lấy từ một điển tích nổi tiếng của Trung Quốc, ý chỉ vợ chồng hòa thuận, tôn trọng nhau như khách trong nhà.
Nàng gả đến nước Ngụy đúng lúc trăng tròn hóa khuyết. Chẳng bao lâu sau, mảnh trăng khuyết lại biến thành vầng trăng tròn sáng trưng. Lúc Khương Linh Châu đến nước Ngụy đã bỏ lỡ Trung thu, giờ sang tháng chín rồi. Sắc thu lạnh lẽo, trăng sáng sao thưa, ánh trăng trở nên vô cùng trong trẻo và dịu dàng.
Đêm xuống, Khương Linh Châu ngắm nhìn mặt trăng ngoài cửa sổ, khi đang nghĩ ngợi linh tinh, nàng không khỏi nghĩ tới những câu thơ mà huynh trưởng đã dạy lúc nhỏ.
Người Tề cho rằng con gái không nên học quá nhiều chữ, họ quan niệm “Nữ tử không Tài mới là Đức”. Cho dù Hoàng hậu, Thái hậu hay là một tiểu thư quý tộc thì cũng biết rất ít chữ. Chẳng qua là từ nhỏ Khương Linh Châu đã rất thích đọc sách ngâm thơ, Hoàng đế chiều theo ý nàng nên nàng mới được phép đi học cùng huynh trưởng.
Lúc Khương Linh Châu đang chăm chú ngắm trăng thì một dáng người đỏ thắm lướt qua cửa sổ.
Trong phủ Cạnh Lăng vương, chỉ có Tống Thái Vi mới thích mặc những bộ đồ rực rỡ và bắt mắt đến thế.
Khương Linh Châu không quá thân thiết với Tống Thái Vi, nhưng dù gì thì nàng cũng là chủ nhân duy nhất đang sống trong phủ Cạnh Lăng vương. Mà Khương Linh Châu lại không nghe thấy tiếng chuông trên tóc của A Như, sợ Tống Thái Vi ngã ở đâu đó, nàng bèn dẫn theo vài tỳ nữ đi ra cửa nhỏ của Xoan Hoa viên.
Tống Thái Vi đứng ở cuối hành lang, nhắm mắt nâng váy. Tuy hai mắt không thế nhìn thấy nhưng tiếng bước chân trên thềm đá của nàng ấy rất chắc chắn và rõ ràng. Chiếc trâm cài lần trước Khương Linh Châu tìm giúp nàng ấy được cài trên búi tóc mềm mại rủ xuống.
Khương Linh Châu chưa bước đến gần Tống Thái Vi thì đã nghe được giọng nói nhỏ nhẹ của nàng ấy vang lên: “Công chúa, có phải là Thái Vi đã làm phiền người không?” Vừa dứt lời, nàng ấy liền hành lễ.
Khương Linh Châu kinh ngạc, hỏi: “Tống tiểu thư, sao ngươi biết là ta mà không phải người khác?”
Tống Thái Vi nhẹ nhàng cười một tiếng, để lộ hàm răng trắng của mình, đáp: “Đàn ông hay phụ nữ, trẻ con hay người già, tôi tớ hay chủ nhân, mỗi người đều có một tiếng bước chân riêng.” Nàng vốn là một người có học, giọng nói cũng dịu dàng mềm mại, nhìn nàng chẳng khác gì một chú thỏ con thông minh: “Bước chân của Công chúa chậm rãi và trầm lặng, khác biệt hẳn với tiếng bước chân của những người xung quanh.”
“Ta không bị làm phiền đâu, đừng lo lắng.” Khương Linh Châu thấy dáng vẻ sợ hãi của nàng ấy thì liền lên tiếng an ủi. Nàng ngước mắt nhìn trăng tròn trên trời, lại nói: “Đêm nay là đêm trăng tròn, tự nhiên ta cảm thấy hơi nhớ quê nhà nên mới ra ngoài đi dạo một lát.”
Tống Thái Vi gật đầu một cái, nói: “Hóa ra đêm nay là đêm trăng tròn. Tiếc rằng Thái Vi bị mù, không thể ngắm trăng cùng Công chúa.”
“Không sao cả.” Khương Linh Châu khẽ tới gần nàng ấy, cười nói: “Nếu ngươi muốn biết hình dáng của trăng, ta nói cho ngươi nghe là được.”
“Công chúa chăm lo cho Thái Vi như vậy…” Tống Thái Vi nắm chặt nắm lá thơm vừa hái, cất giọng đầy lo lắng: “Thái Vi chỉ là một dân nữ bình thường, mà Công chúa lại là lá ngọc cành vàng. Thái Vi đâu dám gây phiền hà cho Công chúa.”
Dù Tống Thái Vi sợ hãi nhưng giọng nói của nàng ấy lại ẩn chứa một niềm khao khát vô cùng mãnh liệt.
Dứt lời, nàng ấy còn mở to đôi mắt luôn nhắm chặt, ngước lên bầu trời đêm. Tiếc rằng đôi mắt của nàng ấy bị phủ một lớp màng trắng mịt mờ, đôi mắt trắng xóa trống rỗng như bầu trời ngày tuyết rơi vậy.
Khương Linh Châu khẽ thở dài trong lòng.
Nhưng ngoài mặt nàng lại cười nói: “Từng có một vị trích tiên nói rằng “Tiểu thời bất thượng nguyệt, hô tác bạch ngọc bàn. Hựu nghi dao đài kính, phi tại thanh vân đoan” (5), lại có người viết “Ngân hán vô thanh chuyển ngọc bàn” (6). Trăng của đêm nay cũng giống như mâm ngọc và gương bạc vậy, rất tròn trịa và sáng trong.”
(5) Đây là bốn câu thơ trong bài thơ Cổ Lãng Nguyệt Hành của Lý Bạch. Dịch thơ:
Thuở bé chưa biết trăng,
Gọi là mâm ngọc trắng.
Dao Đài ngỡ là gương,
Bay giữa tầng mây thẳm.
(Bản dịch của Ngô Văn Phú, NXB Văn học)
(6) Câu thơ trong bài thơ Dương quan khúc của Tô Thức thời Bắc Tống. Dịch thơ:
Ngân hà lặng lẽ đẩy trăng sang
(Trích Thivien.net)
Tống Thái Vi nhẹ nhàng mỉm cười.
Nàng ấy lần mò hoa văn chạm trổ trên lan can trước mặt mình, cười nói: “Suốt mười mấy năm nay, Thái Vi không còn được nhìn thấy trăng tròn, nhưng Công chúa chỉ nói một câu mà đã làm trăng tròn hiện lên ngay trước mắt Thái Vi.”
Ngừng một chút, Tống Thái Vi lại thì thào bằng một chất giọng vô cùng đau lòng: “Khi còn bé, Thái Vi cũng từng được thấy trăng sáng, nhưng sau đó hai mắt bị mù, từ đó không thể ngắm trăng được nữa. Chỉ vì không thể thấy trăng tròn mà Thái Vi đã đau lòng đến vậy, Công chúa lại phải gả đến quận Cạnh Lăng xa xôi, không thể gặp lại những người bạn đã ở cạnh mình suốt mười mấy năm, chẳng phải sẽ buồn lắm sao?”
Khương Linh Châu không ngờ nàng ấy sẽ nghĩ xa đến vậy, trong lòng nàng cũng cảm thấy hơi buồn bã. Nhưng từ trước đến nay nàng không thích để lộ sự yếu đuối của bản thân trước mặt người khác, nhất là trước mặt cô nương còn yếu đuối hơn cả mình. Vì vậy, nàng cố gắng ổn định lại tâm trạng, cười nói: “Thật ra… cũng không hẳn. Có nhà thơ từng nói “Thượng hải sinh minh nguyệt, thiên nhai cộng thử thời” (7). Đối với ta, chỉ cần có thể cùng ngắm một vầng trăng với người nhà. Như vậy là đủ rồi.”
(7) Hai câu thơ trong bài thơ Ngắm trăng nhớ người xưa của nhà thơ Trương Cửu Linh đời Đường. Dịch thơ:
Vầng trăng mọc ở biển khơi,
Cùng chung một lúc góc trời soi chung.
Khi hai người đang trò chuyện, một tiếng chuông bạc bất ngờ vang lên. Là tỳ nữ A Như vừa chui ra khỏi một bụi cây với mái tóc dính đầy lá xanh, nàng ta cẩn thận dâng những chiếc lá trên tay lên như báu vật, nói: “Tiểu thư, nô tỳ tìm thấy rồi này!”
A Như khẽ liếc mắt một cái, vừa thấy Khương Linh Châu, nàng ta hốt hoảng quỳ xuống đất, thật thà hành đại lễ: “Tham kiến Vương phi!”
Tống Thái Vi cúi người ngửi chiếc lá trên tay A Như, giọng nói nhỏ nhẹ nhưng chứa đầy vẻ bất đắc dĩ: “A Như, em hái sai rồi…”
Mấy tỳ nữ Tống Thái Vi đợi đã trở lại, nàng ấy không dám ở lại quấy rầy Khương Linh Châu lâu hơn nữa nên hành lễ cáo từ.
Khương Linh Châu đợi khi hai người đó đã đi xa mới xoay người trở về Xoan Hoa viện. Chưa đi được mấy bước, nàng đã thấy Lan cô cô mặt lạnh đứng dưới mái hiên, hai tay bà đang ôm một cái hộp dài, mái tóc hoa râm được chải chuốt gọn gàng.
Khương Linh Châu thấy gương mặt lạnh lùng của Lan cô cô, trong lòng cũng cảm thấy hơi sợ hãi.
Không biết những lời nàng vừa nói với Tống Thái Vi, Lan cô cô đã nghe được bao nhiêu rồi. Nếu đúng như nàng lo lắng, bà hiểu lầm rằng nàng đang muốn tìm cách quay về nước Tề thì sẽ rất phiền phức.
“Đã khuya lắm rồi, sao Lan cô cô còn tới đây tìm ta?” Khương Linh Châu hỏi.
“Hồi bẩm công chúa, đây là bức tranh mà Vương gia sai người mang về từ Thái Diên.” Lan cô cô cúi người thi lễ, đưa chiếc hộp dài trên tay đưa cho Kiêm Hà rồi nói: “Vương gia sẽ không về Cạnh Lăng trong một khoảng thời gian nữa, ngài sợ công chúa cảm thấy lo lắng nên mới sai lão thân tặng tranh cho người.”
“Tặng tranh ư?” Khương Linh Châu buồn bực lên tiếng.
“Thưa… vâng.” Lan cô cô đáp.
Một lát sau, Lan cô cô lại tiếp lời: “Không biết Công chúa còn yêu cầu gì nữa không ạ? Lan Cẩm sẽ sai người đặt mua ngay.”
“… Giờ ta cũng chẳng muốn mua thứ gì cả.” Khương Linh Châu nói: “Mọi thứ đều ổn. Chỉ có điều mùa đông ở Cạnh Lăng có vẻ hơi đơn điệu, thiếu đi những sắc màu sinh động và tràn đầy sức sống của hoa cỏ. Không biết ở nước Ngụy hoa gì sẽ nở vào mùa đông nhỉ?”
Lan cô cô gật đầu một cái.
Khương Linh Châu cho Lan cô cô lui, quay trở về phòng, nàng mở hộp gỗ lấy cuộn tranh rồi đặt lên bàn, từ từ mở ra.
Nhưng trên bức tranh lại là hình ảnh một đứa trẻ mặc chiếc yếm đã bị bung, dạng hai chân ngồi trên mặt đất, cánh tay trái mập mập cầm trống lắc, tay phải cầm cây kiếm gỗ, vẻ mặt ngốc nghếch, nhìn y như con trai của lão Vương nhà bên. Dưới góc phải có một dấu ấn nhỏ kèm dòng chữ: “Tam hoàng tử Tiêu Tuấn Trì cầm trống giơ kiếm trong tiệc đầy tháng của mình”.
Ánh mắt mang nét cười ngây ngô của đứa bé trong bức tranh như đang nhìn thẳng vào Khương Linh Châu.
Khương Linh Châu: “…”
???
???????
Hết hồn!!!
~~~ Tác giả có lời muốn nói: Hết hồn!!
Phu quân của nàng lại là…!!!
Không nói nữa, không nói nữa, ta về nhà đây, đi đây đi đây, cáo từ.
Nhưng Tống Chẩm Hà không chịu đi, cứ đứng chần chừ trong thư phòng mãi.
Tiêu Tuấn Trì không hứng thú với tân vương phi lắm, hắn xoay chuỗi hạt đỏ thẫm trong tay, mắt chăm chú nhìn quyển kinh văn không mới cũng không cũ đặt trên bàn. Những trang sách có nhiều nếp gấp, gáy sách cũng hơi lỏng lẻo, có vẻ như ai đó đã đọc cuốn sách này rất thường xuyên. Trên trang sách có dòng chữ “Bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”(1), đôi mắt Tiêu Tuấn Trì lướt nhanh trên từng trang sách và không hề có ý dừng lại.
(1) Đây là câu kinh văn khá phổ biến của Trung Quốc trong bộ kinh ‘般若波罗蜜 多心经’ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tam Kinh). Có nghĩa là: “Không sach không nhơ, không tăng không giảm.”
Tống Chẩm Hà nóng vội, chẳng bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Thấy Tiêu Tuấn Trì chăm chú đọc sách, không thèm để ý đến hắn, hắn liền bước tới chỗ Phí Tư Bật đang đứng, buồn bã hỏi: “Phí tiên sinh, ngài nói xem, nước Tề có tới bốn vị Công chúa, sao Vương gia lại nhất quyết phải cưới Hà Dương công chúa nhỉ?”
Phí Tư Bật cười đầy ẩn ý, vuốt chòm râu đã điểm bạc, ông thật thà trả lời: “Chẩm Hà à, Hà Dương công chúa là nàng Công chúa được ban phong hào. Địa vị của một nàng Công chúa có phong hào và Công chúa không có phong hào chẳng khác gì khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, một mây một bùn, một ngọc một ngói, đâu thể sánh bằng.”
Tống Chẩm Hà còn đang định nói thêm cái gì đó thì nghe thấy “Bộp” một tiếng, đó là tiếng phát ra từ quyển kinh thư trên tay của người đàn ông ngồi sau bàn.
“Chẩm Hà, sao ngươi không trực tiếp hỏi ta?” Tiêu Tuấn Trì hất tay hỏi.
“Nếu thần hỏi mà Vương gia lại không thèm trả lời thì chẳng phải sẽ rất xấu hổ sao?” Tống Chẩm Hà trả lời.
“Vậy ngươi hỏi lại đi.” Tiêu Tuấn Trì lên tiếng.
“Vương gia… xin hỏi, nước Tề có bốn vị Công chúa, tại sao người lại nhất định phải cưới Hà Dương công chúa?” Tống Chẩm Hà không dám đùa cợt, vội vàng giả vờ đặt câu hỏi một cách thật nghiêm túc.
Tiêu Tuấn Trì hơi dựa lưng vào ghế, trên khuôn mặt nở một nụ cười thật ranh mãnh.
“Cưới thê tử cũng phải cưới người xinh đẹp một chút chứ?” Khác hẳn sự nghiêm túc và lạnh lùng thường ngày, giọng nói của Tiêu Tuấn Trì mang đầy vẻ đùa cợt đáng ghét: “Bắc có Lương Phi, Nam có Hà Dương, ý của câu này là Hà Dương công chúa có lẽ là người xinh đẹp nhất nước ta, một vẻ đẹp rực rỡ khó ai sánh bằng.”
Tống Chẩm Hà: “…”
Lời nói của Vương gia quả thực là rất có lý, hắn không còn gì để nói.
“Đẹp đến mức nào được cơ chứ?” Tống Chẩm Hà buồn bực mở miệng: “Cũng chỉ có hai con mắt với một cái miệng thôi mà.”
“Ta có một bức tranh.” Tiêu Tuấn Trì đứng dậy, rút một cuộn tranh từ giá sách sau lưng rồi chậm rãi mở tranh ra dưới ngọn đèn vàng mờ ảo. Hắn vừa đưa tay vuốt bức tranh vừa nói: “Đây chính là bức tranh mà Tề đế phái người đưa đến cho ta. Nhưng công việc thường ngày quá bận rộn nên ta cũng chưa có cơ hội xem kỹ.”
Trên bức tranh là dáng hình của một cô nương nhỏ nhắn, dịu dàng đang cầm quạt lụa đứng bên cửa sổ cung điện.
Tuy họa sĩ đã cố vẽ rất tỉ mỉ và chi tiết nhưng cách vẽ của người này quá mông lung, một khuôn mặt trắng, hai đường kẻ mắt mỏng, Tống Chẩm Hà thật sự không thể nhìn rõ được khuôn mặt nàng.
Quá mông lung.
Quá mơ mộng.
Quá mê say.
Ngoài bộ xiêm y được tô bằng những màu xanh nhạt, họa sĩ đã sử dụng cách vẽ “Tam bạch pháp” khiến cô nương trong tranh có gò má, chiếc cằm và vầng trán trắng xóa. Còn má thì lại đỏ bừng, hai vệt má hồng tròn vo trông y như mặt trời của ngày mới vậy.
Tống Chẩm Hà muốn nói lại thôi, nhưng không nói thì hắn lại không chịu được.
“Cô nương này có đôi mắt dài, trán cao, miệng nhỏ như quả anh đào đỏ, lưng khom xuống, dùng ống tay áo che mặt… Nếu đây thật sự là Hà Dương công chúa thì… Thần chỉ có thế nói rằng, mắt thẩm mĩ của người Tề lạ thật đấy.” Tống Chẩm Hà thở dài.
Lời nói của hai người đã khiến Phí Tư Bật chú ý.
Ông đến bên bàn sách nhìn lướt qua bức tranh. Tầm mắt vừa dừng lại trên khuôn mặt của cô gái trong tranh, Phí Tư Bật đã nhẹ nhàng “Ồ” một tiếng, nhướng mày lẩm bẩm: “Đẹp! Quá Đẹp!”
Tống Chẩm Hà: “?”
“Chẩm Hà không biết đó thôi, tranh của người Ngụy chất phác và thực tế, nhưng tranh của người Tề lại chú trọng vào ý cảnh. Vì vậy trong tranh tả người của họ, hầu như ngàn bức tranh chỉ sử dụng đúng một khuôn mặt. Điều đặc biệt ở đây là nét yêu kiều, mềm mại và khí chất toát lên từ dáng hình mỗi người kìa.”
Tống Chẩm Hà: “?”
“Ngươi nhìn thử cô gái trong tranh xem, lông mày như dáng núi mùa thu, môi lại mềm tựa anh đào. Đôi mắt không tô mà có tình, chỉ điểm chút phấn má mà khuôn mặt đã bừng sáng đầy sinh động. Chưa kể đến những gam màu thanh nhã và tươi sáng, nét bút đậm nhạt khác nhau lại càng khiến khuôn mặt nàng thêm trầm tĩnh. Nhấn bút có lực, nhấc bút nhẹ nhàng, vừa mạnh mẽ vừa tinh tế, mỗi thứ trên bức tranh đều toát lên sự tao nhã khác thường…”
Tống Chẩm Hà: “…”
Lúc này, hắn chỉ muốn nói “Kẻ hèn này xin cáo biệt”, “Ta phải đi đây” hoặc là “Kẻ hèn này không thể hầu hạ ngài được nữa…”, nhưng vì mặt mũi của Phí Tư Bật, Tống Chẩm Hà đành phải kìm lại.
Phí Tư Bật đánh giá bức tranh, khen mãi không dứt, lải nhải không ngừng.
Dần dần không chỉ có Tống Chẩm Hà cảm thấy khó xử, ngay cả Tiêu Tuấn Trì cũng chán nản xoay chiếc nhẫn ngọc ban chỉ trên tay, ánh mắt trống rỗng. Một lúc sau, hắn lấy tay che miệng khẽ ngáp một cái rồi giả vờ vô tình chuyển chủ đề, ngắt lời Phí Tư Bật.
“Ta có một bức tranh của Hà Dương công chúa, có qua có lại, bổn vương cũng phải đưa một bức tranh qua đó mới phải.” Hắn nói.
“Vương gia, chuyện này hãy giao cho thần!” Tống Chẩm Hà cười hì hì tiếp lời.
Tiêu Tuấn Trì hơi nghi ngờ.
Tống Chẩm Hà đào đâu ra tranh của hắn?
Cũng may, hắn không quan tâm tới Hà Dương công chúa lắm, có chăng chỉ là lúc nghe tin Hà Dương công chúa gặp nạn ở Trần Vương cốc, hắn kinh ngạc trong chốc lát vì sợ rằng nếu nàng chết ở quận Cạnh Lăng thì sẽ chọc giận nước Tề. Thế nên hắn cũng chẳng hỏi nhiều.
Gần tới giờ Tý (2), Tống Chẩm Hà vui vẻ rời khỏi phủ Nhiếp Chính vương.
(2) Giờ Tý: giờ giấc của thời xưa, là khoảng 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng.
***
Tiêu Tuấn Trì không muốn gặp Khương Linh Châu, Khương Linh Châu cũng chẳng muốn thấy Tiêu Tuấn Trì.
Nàng cảm thấy hơi nhớ nhà.
Càng nhớ nhà nàng lại càng không muốn gặp Tiêu Tuấn Trì, chỉ mong rằng tên phu quân tương lai trên danh nghĩa này đừng bao giờ về phủ Cạnh Lăng vương nữa, tốt nhất là để nàng sống thật yên ổn và thoải mái trong cái lồng này cả đời cũng được.
Nhưng trên đời này có một thứ gọi là “Hoàng đế không lo, thái giám đã vội”. Tiêu Tuấn Trì không lo thì đã có Tống Chẩm Hà lo thay cho hắn, Khương Linh Châu không vội thì đã có Bạch Lộ tức giận thay nàng.
Khương Linh Châu biết, Bạch Lộ vẫn còn nhỏ và ngây thơ, tưởng rằng phu xướng phụ tùy (3), cử án tề mi (4) chính là chuyện tốt nhất trên đời này. Nàng ấy không biết rằng trên thế gian có nhiều cặp phu thê ghét nhau đến mức chỉ muốn đường ai nấy đi, không bao giờ phải nhìn mặt nhau nữa.
(3) Phu xướng phụ tùy: Chồng hát vợ hầu. Một quan niệm phong kiến, cho rằng người phụ nữ luôn phải phục tùng chồng mình.
(4) Cử án tề mi: Nâng mâm ngang mày. Lấy từ một điển tích nổi tiếng của Trung Quốc, ý chỉ vợ chồng hòa thuận, tôn trọng nhau như khách trong nhà.
Nàng gả đến nước Ngụy đúng lúc trăng tròn hóa khuyết. Chẳng bao lâu sau, mảnh trăng khuyết lại biến thành vầng trăng tròn sáng trưng. Lúc Khương Linh Châu đến nước Ngụy đã bỏ lỡ Trung thu, giờ sang tháng chín rồi. Sắc thu lạnh lẽo, trăng sáng sao thưa, ánh trăng trở nên vô cùng trong trẻo và dịu dàng.
Đêm xuống, Khương Linh Châu ngắm nhìn mặt trăng ngoài cửa sổ, khi đang nghĩ ngợi linh tinh, nàng không khỏi nghĩ tới những câu thơ mà huynh trưởng đã dạy lúc nhỏ.
Người Tề cho rằng con gái không nên học quá nhiều chữ, họ quan niệm “Nữ tử không Tài mới là Đức”. Cho dù Hoàng hậu, Thái hậu hay là một tiểu thư quý tộc thì cũng biết rất ít chữ. Chẳng qua là từ nhỏ Khương Linh Châu đã rất thích đọc sách ngâm thơ, Hoàng đế chiều theo ý nàng nên nàng mới được phép đi học cùng huynh trưởng.
Lúc Khương Linh Châu đang chăm chú ngắm trăng thì một dáng người đỏ thắm lướt qua cửa sổ.
Trong phủ Cạnh Lăng vương, chỉ có Tống Thái Vi mới thích mặc những bộ đồ rực rỡ và bắt mắt đến thế.
Khương Linh Châu không quá thân thiết với Tống Thái Vi, nhưng dù gì thì nàng cũng là chủ nhân duy nhất đang sống trong phủ Cạnh Lăng vương. Mà Khương Linh Châu lại không nghe thấy tiếng chuông trên tóc của A Như, sợ Tống Thái Vi ngã ở đâu đó, nàng bèn dẫn theo vài tỳ nữ đi ra cửa nhỏ của Xoan Hoa viên.
Tống Thái Vi đứng ở cuối hành lang, nhắm mắt nâng váy. Tuy hai mắt không thế nhìn thấy nhưng tiếng bước chân trên thềm đá của nàng ấy rất chắc chắn và rõ ràng. Chiếc trâm cài lần trước Khương Linh Châu tìm giúp nàng ấy được cài trên búi tóc mềm mại rủ xuống.
Khương Linh Châu chưa bước đến gần Tống Thái Vi thì đã nghe được giọng nói nhỏ nhẹ của nàng ấy vang lên: “Công chúa, có phải là Thái Vi đã làm phiền người không?” Vừa dứt lời, nàng ấy liền hành lễ.
Khương Linh Châu kinh ngạc, hỏi: “Tống tiểu thư, sao ngươi biết là ta mà không phải người khác?”
Tống Thái Vi nhẹ nhàng cười một tiếng, để lộ hàm răng trắng của mình, đáp: “Đàn ông hay phụ nữ, trẻ con hay người già, tôi tớ hay chủ nhân, mỗi người đều có một tiếng bước chân riêng.” Nàng vốn là một người có học, giọng nói cũng dịu dàng mềm mại, nhìn nàng chẳng khác gì một chú thỏ con thông minh: “Bước chân của Công chúa chậm rãi và trầm lặng, khác biệt hẳn với tiếng bước chân của những người xung quanh.”
“Ta không bị làm phiền đâu, đừng lo lắng.” Khương Linh Châu thấy dáng vẻ sợ hãi của nàng ấy thì liền lên tiếng an ủi. Nàng ngước mắt nhìn trăng tròn trên trời, lại nói: “Đêm nay là đêm trăng tròn, tự nhiên ta cảm thấy hơi nhớ quê nhà nên mới ra ngoài đi dạo một lát.”
Tống Thái Vi gật đầu một cái, nói: “Hóa ra đêm nay là đêm trăng tròn. Tiếc rằng Thái Vi bị mù, không thể ngắm trăng cùng Công chúa.”
“Không sao cả.” Khương Linh Châu khẽ tới gần nàng ấy, cười nói: “Nếu ngươi muốn biết hình dáng của trăng, ta nói cho ngươi nghe là được.”
“Công chúa chăm lo cho Thái Vi như vậy…” Tống Thái Vi nắm chặt nắm lá thơm vừa hái, cất giọng đầy lo lắng: “Thái Vi chỉ là một dân nữ bình thường, mà Công chúa lại là lá ngọc cành vàng. Thái Vi đâu dám gây phiền hà cho Công chúa.”
Dù Tống Thái Vi sợ hãi nhưng giọng nói của nàng ấy lại ẩn chứa một niềm khao khát vô cùng mãnh liệt.
Dứt lời, nàng ấy còn mở to đôi mắt luôn nhắm chặt, ngước lên bầu trời đêm. Tiếc rằng đôi mắt của nàng ấy bị phủ một lớp màng trắng mịt mờ, đôi mắt trắng xóa trống rỗng như bầu trời ngày tuyết rơi vậy.
Khương Linh Châu khẽ thở dài trong lòng.
Nhưng ngoài mặt nàng lại cười nói: “Từng có một vị trích tiên nói rằng “Tiểu thời bất thượng nguyệt, hô tác bạch ngọc bàn. Hựu nghi dao đài kính, phi tại thanh vân đoan” (5), lại có người viết “Ngân hán vô thanh chuyển ngọc bàn” (6). Trăng của đêm nay cũng giống như mâm ngọc và gương bạc vậy, rất tròn trịa và sáng trong.”
(5) Đây là bốn câu thơ trong bài thơ Cổ Lãng Nguyệt Hành của Lý Bạch. Dịch thơ:
Thuở bé chưa biết trăng,
Gọi là mâm ngọc trắng.
Dao Đài ngỡ là gương,
Bay giữa tầng mây thẳm.
(Bản dịch của Ngô Văn Phú, NXB Văn học)
(6) Câu thơ trong bài thơ Dương quan khúc của Tô Thức thời Bắc Tống. Dịch thơ:
Ngân hà lặng lẽ đẩy trăng sang
(Trích Thivien.net)
Tống Thái Vi nhẹ nhàng mỉm cười.
Nàng ấy lần mò hoa văn chạm trổ trên lan can trước mặt mình, cười nói: “Suốt mười mấy năm nay, Thái Vi không còn được nhìn thấy trăng tròn, nhưng Công chúa chỉ nói một câu mà đã làm trăng tròn hiện lên ngay trước mắt Thái Vi.”
Ngừng một chút, Tống Thái Vi lại thì thào bằng một chất giọng vô cùng đau lòng: “Khi còn bé, Thái Vi cũng từng được thấy trăng sáng, nhưng sau đó hai mắt bị mù, từ đó không thể ngắm trăng được nữa. Chỉ vì không thể thấy trăng tròn mà Thái Vi đã đau lòng đến vậy, Công chúa lại phải gả đến quận Cạnh Lăng xa xôi, không thể gặp lại những người bạn đã ở cạnh mình suốt mười mấy năm, chẳng phải sẽ buồn lắm sao?”
Khương Linh Châu không ngờ nàng ấy sẽ nghĩ xa đến vậy, trong lòng nàng cũng cảm thấy hơi buồn bã. Nhưng từ trước đến nay nàng không thích để lộ sự yếu đuối của bản thân trước mặt người khác, nhất là trước mặt cô nương còn yếu đuối hơn cả mình. Vì vậy, nàng cố gắng ổn định lại tâm trạng, cười nói: “Thật ra… cũng không hẳn. Có nhà thơ từng nói “Thượng hải sinh minh nguyệt, thiên nhai cộng thử thời” (7). Đối với ta, chỉ cần có thể cùng ngắm một vầng trăng với người nhà. Như vậy là đủ rồi.”
(7) Hai câu thơ trong bài thơ Ngắm trăng nhớ người xưa của nhà thơ Trương Cửu Linh đời Đường. Dịch thơ:
Vầng trăng mọc ở biển khơi,
Cùng chung một lúc góc trời soi chung.
Khi hai người đang trò chuyện, một tiếng chuông bạc bất ngờ vang lên. Là tỳ nữ A Như vừa chui ra khỏi một bụi cây với mái tóc dính đầy lá xanh, nàng ta cẩn thận dâng những chiếc lá trên tay lên như báu vật, nói: “Tiểu thư, nô tỳ tìm thấy rồi này!”
A Như khẽ liếc mắt một cái, vừa thấy Khương Linh Châu, nàng ta hốt hoảng quỳ xuống đất, thật thà hành đại lễ: “Tham kiến Vương phi!”
Tống Thái Vi cúi người ngửi chiếc lá trên tay A Như, giọng nói nhỏ nhẹ nhưng chứa đầy vẻ bất đắc dĩ: “A Như, em hái sai rồi…”
Mấy tỳ nữ Tống Thái Vi đợi đã trở lại, nàng ấy không dám ở lại quấy rầy Khương Linh Châu lâu hơn nữa nên hành lễ cáo từ.
Khương Linh Châu đợi khi hai người đó đã đi xa mới xoay người trở về Xoan Hoa viện. Chưa đi được mấy bước, nàng đã thấy Lan cô cô mặt lạnh đứng dưới mái hiên, hai tay bà đang ôm một cái hộp dài, mái tóc hoa râm được chải chuốt gọn gàng.
Khương Linh Châu thấy gương mặt lạnh lùng của Lan cô cô, trong lòng cũng cảm thấy hơi sợ hãi.
Không biết những lời nàng vừa nói với Tống Thái Vi, Lan cô cô đã nghe được bao nhiêu rồi. Nếu đúng như nàng lo lắng, bà hiểu lầm rằng nàng đang muốn tìm cách quay về nước Tề thì sẽ rất phiền phức.
“Đã khuya lắm rồi, sao Lan cô cô còn tới đây tìm ta?” Khương Linh Châu hỏi.
“Hồi bẩm công chúa, đây là bức tranh mà Vương gia sai người mang về từ Thái Diên.” Lan cô cô cúi người thi lễ, đưa chiếc hộp dài trên tay đưa cho Kiêm Hà rồi nói: “Vương gia sẽ không về Cạnh Lăng trong một khoảng thời gian nữa, ngài sợ công chúa cảm thấy lo lắng nên mới sai lão thân tặng tranh cho người.”
“Tặng tranh ư?” Khương Linh Châu buồn bực lên tiếng.
“Thưa… vâng.” Lan cô cô đáp.
Một lát sau, Lan cô cô lại tiếp lời: “Không biết Công chúa còn yêu cầu gì nữa không ạ? Lan Cẩm sẽ sai người đặt mua ngay.”
“… Giờ ta cũng chẳng muốn mua thứ gì cả.” Khương Linh Châu nói: “Mọi thứ đều ổn. Chỉ có điều mùa đông ở Cạnh Lăng có vẻ hơi đơn điệu, thiếu đi những sắc màu sinh động và tràn đầy sức sống của hoa cỏ. Không biết ở nước Ngụy hoa gì sẽ nở vào mùa đông nhỉ?”
Lan cô cô gật đầu một cái.
Khương Linh Châu cho Lan cô cô lui, quay trở về phòng, nàng mở hộp gỗ lấy cuộn tranh rồi đặt lên bàn, từ từ mở ra.
Nhưng trên bức tranh lại là hình ảnh một đứa trẻ mặc chiếc yếm đã bị bung, dạng hai chân ngồi trên mặt đất, cánh tay trái mập mập cầm trống lắc, tay phải cầm cây kiếm gỗ, vẻ mặt ngốc nghếch, nhìn y như con trai của lão Vương nhà bên. Dưới góc phải có một dấu ấn nhỏ kèm dòng chữ: “Tam hoàng tử Tiêu Tuấn Trì cầm trống giơ kiếm trong tiệc đầy tháng của mình”.
Ánh mắt mang nét cười ngây ngô của đứa bé trong bức tranh như đang nhìn thẳng vào Khương Linh Châu.
Khương Linh Châu: “…”
???
???????
Hết hồn!!!
~~~ Tác giả có lời muốn nói: Hết hồn!!
Phu quân của nàng lại là…!!!
Không nói nữa, không nói nữa, ta về nhà đây, đi đây đi đây, cáo từ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.