Chương 18: Chó rừng
Thẩm Thạch Khê
24/03/2016
Tên Latinh của chó rừng: Cuon alpines
Phân loại động vật học
Chó rừng thuộc lớp động vật có vú, bộ ăn thịt, họ Chó, chi chó rừng. Do lông chúng có màu đỏ, nên còn được gọi là sói đỏ. Mặc dù theo phân loại động vật học, chó rừng, sói và chó đều thuộc họ chó, nhưng thuộc các chi khác nhau, nguyên nhân bao gồm ba phương diện sau: một là chó rừng chỉ có 40 chiếc răng, ít hơn động vật trong chi Chó hai chiếc; hai là số bầu vú của chúng nhiều hơn động vật thuộc chi Chó từ bốn đến sáu cái; tổng cộng có 14 đến 16 cái; ba là giữa gót chân và đệm thịt của chúng có lông, nhưng động vật thuộc chi chó không có.
Chó rừng được chia thành nhiều loại nhỏ, nổi tiếng nhất phải kể đến chó rừng lưng bạc, chỉ sinh trưởng ở vùng Siberia. So với các loại chó rừng khác, lông chó rừng lưng bạc dày và mềm mượt hơn nhiều, đặc trưng rõ ràng nhất chính là giữa lớp lông màu hồng nâu trên lưng có một đường lông trắng tinh, từ trên gáy kéo thẳng xuống góc đuôi, giống như đeo một dải bạc lộng lẫy.
Phân bố địa lý
Chó rừng có phân bố khá rộng, các khu vực Tây Nam, Hoa Nam, Đông Bắc Trung Quốc đều có chó rừng qua lại, các vùng Siberia của Nga, Mông Cổ, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan cũng có dấu vết hoạt động của chó rừng.
Vai trò trong tự nhiên
Chó rừng là động vật ăn thịt cỡ vừa điển hình. Thân hình chó rừng nhỏ hơn so với sói, nếu sắp xếp theo thể lực của cá thể đơn lẻ, lẽ ra nên xếp ở khoảng giữa của chuỗi thức ăn. Nhưng chó rừng tính tình hung dữ, thích sống thành đàn, một đàn chó rừng ít thì mười mấy con, nhiều thì hàng trăm con, mặc dù thân hình chúng không lớn, nhưng đàn chó rừng tập trung lại còn hung hãn hơn cả sói, có thể nói là đánh đâu thắng đó, chẳng những hạ được trâu, mà còn thường tấn công cả gấu, báo và hổ. Còn sói thường không dám chủ động đối địch với những loài lớn hơn. Hổ mặc dù được coi là “chúa sơn lâm”, nhưng nếu gặp phải đàn chó rừng, cũng sẽ biết điều mà lặng lẽ tránh xa. Từ đó có thể thấy, đàn chó rừng mới là chúa tể thực sự của rừng xanh.
Chó rừng săn động vật sống, cũng ăn cả xác chết, không kén chọn thức ăn, gặp gì ăn nấy, thuộc loại động vật ăn tạp. Cùng với kền kền và quạ, chó rừng được xem là một trong ba “công nhân dọn xác” hàng đầu trong rừng sâu.
Chó rừng trong con mắt loài người
Mọi người đều công nhận rằng, chó rừng chưa từng gây tổn thương cho loài người. Đến nay, trên thế giới chưa có ghi chép về việc chó rừng ăn thịt người. Mặc dù vậy, con người chưa từng có thiện cảm với chó rừng. Sài lang hổ báo, chó sói hoành hành, sài lang cầm quyền, chó rừng đứng đầu trong các loài ác thú, dường như trở thành từ thay thế cho “tội ác tày trời”.
Từ thế kỉ XVIII, nhà tự nhiên học nổi tiếng người Pháp Buffon trong cuốn Chân dung các loài động vật đã mô tả chó rừng là loài “tập trung sự vô sỉ của chó và sự đê tiện của sói, mang đầy đủ bẩm tính của cả hai loài, dường như chỉ là một sự kết hợp ghê tởm của tất cả những sản phẩm xấu xa của cả hai loài chó và sói”, đồng thời gọi chó rừng là “quạ đen trong số các loài động vật bốn chân”.
Đặc trưng hành vi
Đuôi chó rừng lớn hơn đuôi sói, nhưng không xù như đuôi cáo; tai chúng khá nhỏ, bốn chân cũng khá ngắn, lông toàn thân dày nhưng thô, thường mang màu nâu đỏ, chót đuôi màu đen, bụng và cổ màu trắng, có khi xen lẫn màu đỏ.
Chó rừng thường dừng chân ở vùng rừng rậm núi cao, chúng không biết làm tổ, thường sống trong khe đá hoặc các động thiên nhiên, hoặc ẩn mình trong các khóm cây rậm rạp. Phần lớn chúng hoạt động vào sáng sớm và chiều tà, tấn công các loài thú cỡ vừa và nhỏ.
Chó rừng có một kỹ năng đi săn mà không một loài động vật nào khác thuộc họ chó có được, đó là móc ruột của con mồi. Khi gặp được những loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như trâu bò, chó rừng không thể cắn vào điểm chí mạng của con mồi, chúng liền áp dụng chiến thuật tập kích từ sau lưng.
Thường thì trước tiên vài con chó rừng sẽ giả vờ tấn công trực diện, xông lên cắn vào cổ con trâu nhằm thu hút hết sự chú ý của nó. Chó rừng đầu đàn thân thể to lớn, động tác nhanh nhẹn sẽ vòng ra sau lưng con trâu, đột nhiên nhảy lên phía sau nó, giống như con đỉa bám thật chặt lên mình trâu. Chó rừng ngậm lấy đuôi trâu, giương móng vuốt, dùng lực đâm thẳng vào hậu môn, thọc vào trong bụng con trâu, móng vuốt như cái móc sẽ túm lấy ruột trâu, rút ra ngoài như chơi kéo co. Hai con chó rừng khác sẽ lập tức xông lên giúp sức, ngoạm lấy ruột trâu ra sức kéo, con trâu càng giãy dụa, ruột sẽ bị lòi ra càng nhanh. Chó rừng không chỉ móc ruột khi trâu vẫn đang sống, mà còn ăn tươi luôn, con trâu dẫu có khỏe mạnh đến đâu, một khi bị chó rừng móc ruột, cũng nhanh chóng trở thành một đống thịt mặc cho đàn chó rừng tha hồ mổ xẻ. Cách này mặc dù rất hiệu quả, nhưng cũng rất hạ lưu bỉ ổi, đây có lẽ là một nguyên nhân quan trọng khiến cho chó rừng phải mang tiếng xấu.
Những câu chuyện thú vị
Các con vật trong vườn thú đều được xếp chỗ và có khẩu phần cố định. Chó rừng là động vật ăn thịt, trong vườn thú mỗi ngày mỗi con chó rừng được cung ứng một cân rưỡi thịt tươi. Nhưng lượng thịt tươi được cung cấp cho một con chó rừng trong một tuần lại không phải là 1,5 x 7 = 10,5 cân, mà chỉ có 9 cân. Đó là bởi vì mỗi tuần đều có một ngày phải ngừng cho chó rừng ăn, nói cách khác, chó rừng cứ bảy ngày phải nhịn đói một ngày. Sở dĩ làm như vậy, không phải là vì tiết kiệm kinh phí, cũng chẳng phải là cố tình làm khó hoặc ngược đãi chó rừng, mà là để cho phù hợp với nhịp độ ăn uống của chó rừng trong tự nhiên.
Chó rừng hoang sống trong rừng, mặc dù bản tính hung dữ hơn sói, lúc thành đàn dám tấn công cả các loài mảnh thú cỡ lớn như gấu đen, báo hoa, nhưng không phải ngày nào cũng săn được mồi, phải nhịn đói là chuyện bình thường. Theo khảo sát trong tự nhiên của các nhà động vật học, chó rừng bình quân cứ sáu bảy ngày lại có một ngày gần như không thu hoạch được gì. Các vườn thú nuôi chó rừng đều tuân theo phương thức cứ một tuần lại cho chúng nhịn ăn một ngày.
Ven biển phía nam có một thành phố mới phát triển, ở đó mới xây vườn thú, nuôi một ổ chó rừng, người nuôi còn thiếu kinh nghiệm, ngày nào cũng cho chó rừng ăn, kết quả lũ chó rừng cả ngày lười biếng ủ rũ, lại còn sinh ra ốm yếu, chỉ trong hai tháng ngắn ngủi mà có ba con chó rừng ốm chết. Khi mời chuyên gia đến khám, chuyên gia không kê đơn thuốc, chỉ đề nghị mỗi tuần cho chúng nhịn ăn một ngày, kết quả không lâu sau, những con chó rừng bị ốm đã khỏe mạnh trở lại, lũ chó rừng tinh thần phấn chấn, cả đàn chó rừng sức sống tràn đầy. Đối với chó rừng, cơn đói ở mức độ vừa phải đã trở thành một cơ chế sinh lí để thích nghi với môi trường của chúng.
Những trải nghiệm của tôi
Tôi đã từng có thời gian làm việc ở trạm cứu trợ động vật hoang dã Tây Song Bản Nạp. Có một lần, một người dân địa phương lên núi hái thuốc, nhặt được một con chó rừng mới sinh, liền bế nó về trạm cứu trợ. Cấp trên bảo tôi phụ trách nuôi dưỡng con chó rừng non này. Tôi dùng bình sữa cho nó uống sữa bò, sau ba tháng chuyển qua cho nó ăn cháo thịt.
Mặc dù tôi ngày nào cũng ôm nó, nhưng tôi không thích nó chút nào. Tôi phát hiện chó rừng sinh ra đã khiến người ta thấy ghét. Hình dáng nó giống chó, nhưng độ đáng yêu thì lại kém xa loài chó. Tôi là người gần gũi với nó nhất, nhưng nó chưa từng nhiệt tình vẫy đuôi với tôi như chó, thấy tôi bước vào chuồng, nó chưa từng sà vào lòng tôi nũng nịu như chó. Tôi cho nó ăn thứ này thứ khác, nó ăn no rồi liền trải đuôi ngồi xuống đất, chẳng bao giờ thè lưỡi liếm quần tôi tỏ ý cảm ơn. Khi tôi sắp ra khỏi chuồng, nó cũng chẳng bao giờ quấn quýt bên gối tôi thể hiện tình cảm lưu luyến. Tôi luôn cho rằng giữa tôi và con chó rừng nhỏ này chỉ tồn tại quan hệ thuần túy giữa người nuôi thú và con vật được nuôi, tôi đưa thức ăn, nó nhận thức ăn, tất cả chỉ có vậy, giữa hai bên là sự xa cách và lạnh lùng.
Lúc này, một người bạn tặng tôi một con chó. Đó là một chú chó Bắc Kinh lông trắng như tuyết, cũng lớn chừng bốn tháng tuổi, tên là Bóng Tuyết, vô cùng đáng yêu. Tôi đút cho nó một miếng thịt bò khô, nó liền vẫy đuôi rối rít, tôi vừa gọi tên nó, nó liền mừng rỡ sà vào người tôi, tôi ôm nó, nó liền cảm kích liếm vào mặt tôi. Tôi đương nhiên rất thích Bóng Tuyết, lúc đi làm cũng cho nó đi theo, có vài lần khi cho chó rừng nhỏ ăn, tôi cũng cho nó đi cùng.
Điều khiến tôi tức giận là, khi chó rừng nhỏ lần đầu tiên thấy Bóng Tuyết, nó liền giống như trông thấy kẻ địch, nghiến răng nghiến lợi gào lên. Tôi để Bóng Tuyết đứng bên ngoài chuồng, tự mình chui vào trong chuồng cho chó rừng nhỏ ăn, uống và quét dọn vệ sinh. Nhưng chỉ cần tôi đưa Bóng Tuyết đi cùng, chó rừng nhỏ liền không thèm để ý đến thức ăn tôi mang vào, mà xông ra trước lưới sắt, đuổi theo cái bóng của Bóng Tuyết, điên cuồng hú lên, gặm vào song sắt kêu ken két. Đến tận khi tôi ôm Bóng Tuyết bỏ đi, nó vẫn còn tiếp tục hú thêm nửa ngày nữa rồi mới chịu ăn. Chó và chó rừng không phải mới sinh ra đã là những kẻ đối địch nhau, tôi không hiểu vì sao chó rừng nhỏ lại ghét Bóng Tuyết đến thế.
Có một lần, tôi cho Bóng Tuyết cùng đi đến cho chó rừng nhỏ ăn, lúc tôi vào trong chuồng, sơ ý một cái, Bóng Tuyết cũng lẻn theo vào, tôi định đuổi Bóng Tuyết ra thì đã muộn, chó rừng nhỏ lao nhanh như một cơn lốc lên người Bóng Tuyết mà cắn xé. Bóng Tuyết hoàn toàn không phải là đối thủ của chó rừng nhỏ, khuôn mặt nhanh chóng bị cào rách, tai cũng bị cắn chảy máu. Tôi vội vàng bế Bóng Tuyết lên. Chó rừng nhỏ vẫn không chịu buông tha, ra sức nhảy lên người tôi mà cắn Bóng Tuyết. Tôi tức quá, đá cho nó một cái, rồi lại đá nó thêm một cái nữa vào trong góc tường, giận dữ quát ầm lên mới khống chế được bản tính hoang dã của nó.
Nhưng tôi không ngờ rằng, từ đó chó rừng nhỏ tuyệt thực, cúi đầu ủ rũ thu mình trong góc, ai đến cho ăn, cho ăn thứ gì nó cũng không ăn. Tôi đến bên chuồng, nó nhìn tôi ấm ức khẽ tru lên vài tiếng, cũng không chịu ăn những thứ tôi cho. Vài ngày sau, chó rừng nhỏ gầy rộc đi, mệt mỏi ủ rũ, đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết.
Chúng tôi làm việc ở trạm cứu hộ động vật hoang dã, có trách nhiệm đối xử tốt với tất cả các loài động vật hoang dã cần đến sự giúp đỡ. Không còn cách nào khác, tôi đành mời bác sĩ thú y họ Tiền đến khám bệnh. Bác sĩ Tiền đã có hai mươi năm tiếp xúc với động vật hoang dã, kiến thức uyên bác, ông nghe tôi kể xong mọi chuyện, khám cho chó rừng nhỏ xong, liền cười bảo, cơ thể nó không có bệnh, bệnh của nó là bệnh tinh thần, bệnh tinh thần cần phải dùng thuốc tinh thần mới chữa được. Bác sĩ Tiền dạy tôi một cách, tôi cân nhắc thiệt hơn, cuối cùng đành miễn cưỡng nhận lời.
Sáng sớm hôm nay, tôi dắt Bóng Tuyết đến bên ngoài chuồng nuôi chó rừng nhỏ, đột nhiên vung roi đánh Bóng Tuyết, vừa đánh vừa mắng nhiếc thậm tệ. Bóng Tuyết tự nhiên bị đánh, ấm ức kêu lên, nhưng do bản năng phục tùng chủ nhân vô điều kiện của loài chó, nó vẫn ngoan ngoãn tìm cách chui vào lòng tôi. Tôi cắn răng, hất chân một cái, đá Bóng Tuyết ra xa, rồi lại nghiến răng mắng: “Cút!”. Bóng Tuyết khóc lóc cúp đuôi chạy mất. Chính vào lúc tôi đối xử thô bạo với Bóng Tuyết, kì tích đã xuất hiện, chó rừng nhỏ run rẩy chui ra từ trong góc, vô cùng thích thú xem màn trình diễn của tôi.
Sau khi đánh đuổi Bóng Tuyết đi, tôi chui vào trong chuồng, đổ cháo thịt vào trong chậu, chẳng cần tôi giục, chó rừng nhỏ liền ăn ngấu nghiến. Phán đoán của bác sĩ Tiền là đúng, chó rừng nhỏ thấy tôi chuyển tình thương với nó sang cho Bóng Tuyết, vì ghen tị nên nó mới nhìn Bóng Tuyết với ánh mắt căm thù; tôi mắng nó, đá nó trước mặt Bóng Tuyết, mặc dù vết thương trên người nó không có gì đáng kể, nhưng trong lòng lại bị tổn thương nghiêm trọng, cho nên nó mới tuyệt thực. Trước đây tôi cứ tưởng chó rừng lạnh lùng vô tình, xem ra hiểu biết của tôi và chó rừng còn quá nông cạn, thực ra chúng rất trọng tình cảm, chỉ là chúng không giỏi thể hiện ra như chó mà thôi.
Hiện trạng sinh tồn
Do thành kiến của người đời, chó rừng xưa nay không được coi trọng, cuộc sống cực kì khó khăn. Trước đây cao nguyên Điền Bắc thường xảy ra chuyện đàn chó rừng tấn công gia súc, nhưng vào năm 2002; khi Sở nghiên cứu động vật thuộc Viện khoa học Trung Quốc đưa một đội khảo sát đến châu Địch Khánh, trải qua 61 ngày mà chẳng thấy bóng dáng một con chó rừng nào.
Loài chó rừng lưng bạc Siberia quý hiếm, vào thập niên 70 của thế kỷ trước vẫn còn khoảng ba nghìn con, đến năm 2003, chỉ còn lại chưa được 400 con. Hiện nay chó rừng đã được đưa vào danh sách các loại động vật cần được bảo vệ cấp hai của Trung Quốc.
Chó rừng quả thật có kỷ luật nghiêm khắc nhất, tổ chức chặt chẽ nhất, đẳng cấp rõ ràng nhất trong số tất cả các động vật sống thành đàn; trong đàn chó rừng có chó đầu đàn, chó lính, chó bảo mẫu, còn có cả chó cảm tử lúc nào cũng sẵn sàng vì cả đàn mà hi sinh thân mình, giống như một tổ chức quân sự hoàn thiện.
Mỗi loài động vật có thể sống đến ngày hôm nay đều là kẻ xuất chúng trong quá trình tiến hóa. Chúng ta nên cảm ơn tạo hóa đã ban cho loài người thế giới tự nhiên phong phú đa dạng, nhất thiết đừng vì thiếu hiểu biết và những định kiến mà kiến cho một loài động vật hoang dã thông minh như chó rừng bị tuyệt chủng.
Phân loại động vật học
Chó rừng thuộc lớp động vật có vú, bộ ăn thịt, họ Chó, chi chó rừng. Do lông chúng có màu đỏ, nên còn được gọi là sói đỏ. Mặc dù theo phân loại động vật học, chó rừng, sói và chó đều thuộc họ chó, nhưng thuộc các chi khác nhau, nguyên nhân bao gồm ba phương diện sau: một là chó rừng chỉ có 40 chiếc răng, ít hơn động vật trong chi Chó hai chiếc; hai là số bầu vú của chúng nhiều hơn động vật thuộc chi Chó từ bốn đến sáu cái; tổng cộng có 14 đến 16 cái; ba là giữa gót chân và đệm thịt của chúng có lông, nhưng động vật thuộc chi chó không có.
Chó rừng được chia thành nhiều loại nhỏ, nổi tiếng nhất phải kể đến chó rừng lưng bạc, chỉ sinh trưởng ở vùng Siberia. So với các loại chó rừng khác, lông chó rừng lưng bạc dày và mềm mượt hơn nhiều, đặc trưng rõ ràng nhất chính là giữa lớp lông màu hồng nâu trên lưng có một đường lông trắng tinh, từ trên gáy kéo thẳng xuống góc đuôi, giống như đeo một dải bạc lộng lẫy.
Phân bố địa lý
Chó rừng có phân bố khá rộng, các khu vực Tây Nam, Hoa Nam, Đông Bắc Trung Quốc đều có chó rừng qua lại, các vùng Siberia của Nga, Mông Cổ, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan cũng có dấu vết hoạt động của chó rừng.
Vai trò trong tự nhiên
Chó rừng là động vật ăn thịt cỡ vừa điển hình. Thân hình chó rừng nhỏ hơn so với sói, nếu sắp xếp theo thể lực của cá thể đơn lẻ, lẽ ra nên xếp ở khoảng giữa của chuỗi thức ăn. Nhưng chó rừng tính tình hung dữ, thích sống thành đàn, một đàn chó rừng ít thì mười mấy con, nhiều thì hàng trăm con, mặc dù thân hình chúng không lớn, nhưng đàn chó rừng tập trung lại còn hung hãn hơn cả sói, có thể nói là đánh đâu thắng đó, chẳng những hạ được trâu, mà còn thường tấn công cả gấu, báo và hổ. Còn sói thường không dám chủ động đối địch với những loài lớn hơn. Hổ mặc dù được coi là “chúa sơn lâm”, nhưng nếu gặp phải đàn chó rừng, cũng sẽ biết điều mà lặng lẽ tránh xa. Từ đó có thể thấy, đàn chó rừng mới là chúa tể thực sự của rừng xanh.
Chó rừng săn động vật sống, cũng ăn cả xác chết, không kén chọn thức ăn, gặp gì ăn nấy, thuộc loại động vật ăn tạp. Cùng với kền kền và quạ, chó rừng được xem là một trong ba “công nhân dọn xác” hàng đầu trong rừng sâu.
Chó rừng trong con mắt loài người
Mọi người đều công nhận rằng, chó rừng chưa từng gây tổn thương cho loài người. Đến nay, trên thế giới chưa có ghi chép về việc chó rừng ăn thịt người. Mặc dù vậy, con người chưa từng có thiện cảm với chó rừng. Sài lang hổ báo, chó sói hoành hành, sài lang cầm quyền, chó rừng đứng đầu trong các loài ác thú, dường như trở thành từ thay thế cho “tội ác tày trời”.
Từ thế kỉ XVIII, nhà tự nhiên học nổi tiếng người Pháp Buffon trong cuốn Chân dung các loài động vật đã mô tả chó rừng là loài “tập trung sự vô sỉ của chó và sự đê tiện của sói, mang đầy đủ bẩm tính của cả hai loài, dường như chỉ là một sự kết hợp ghê tởm của tất cả những sản phẩm xấu xa của cả hai loài chó và sói”, đồng thời gọi chó rừng là “quạ đen trong số các loài động vật bốn chân”.
Đặc trưng hành vi
Đuôi chó rừng lớn hơn đuôi sói, nhưng không xù như đuôi cáo; tai chúng khá nhỏ, bốn chân cũng khá ngắn, lông toàn thân dày nhưng thô, thường mang màu nâu đỏ, chót đuôi màu đen, bụng và cổ màu trắng, có khi xen lẫn màu đỏ.
Chó rừng thường dừng chân ở vùng rừng rậm núi cao, chúng không biết làm tổ, thường sống trong khe đá hoặc các động thiên nhiên, hoặc ẩn mình trong các khóm cây rậm rạp. Phần lớn chúng hoạt động vào sáng sớm và chiều tà, tấn công các loài thú cỡ vừa và nhỏ.
Chó rừng có một kỹ năng đi săn mà không một loài động vật nào khác thuộc họ chó có được, đó là móc ruột của con mồi. Khi gặp được những loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như trâu bò, chó rừng không thể cắn vào điểm chí mạng của con mồi, chúng liền áp dụng chiến thuật tập kích từ sau lưng.
Thường thì trước tiên vài con chó rừng sẽ giả vờ tấn công trực diện, xông lên cắn vào cổ con trâu nhằm thu hút hết sự chú ý của nó. Chó rừng đầu đàn thân thể to lớn, động tác nhanh nhẹn sẽ vòng ra sau lưng con trâu, đột nhiên nhảy lên phía sau nó, giống như con đỉa bám thật chặt lên mình trâu. Chó rừng ngậm lấy đuôi trâu, giương móng vuốt, dùng lực đâm thẳng vào hậu môn, thọc vào trong bụng con trâu, móng vuốt như cái móc sẽ túm lấy ruột trâu, rút ra ngoài như chơi kéo co. Hai con chó rừng khác sẽ lập tức xông lên giúp sức, ngoạm lấy ruột trâu ra sức kéo, con trâu càng giãy dụa, ruột sẽ bị lòi ra càng nhanh. Chó rừng không chỉ móc ruột khi trâu vẫn đang sống, mà còn ăn tươi luôn, con trâu dẫu có khỏe mạnh đến đâu, một khi bị chó rừng móc ruột, cũng nhanh chóng trở thành một đống thịt mặc cho đàn chó rừng tha hồ mổ xẻ. Cách này mặc dù rất hiệu quả, nhưng cũng rất hạ lưu bỉ ổi, đây có lẽ là một nguyên nhân quan trọng khiến cho chó rừng phải mang tiếng xấu.
Những câu chuyện thú vị
Các con vật trong vườn thú đều được xếp chỗ và có khẩu phần cố định. Chó rừng là động vật ăn thịt, trong vườn thú mỗi ngày mỗi con chó rừng được cung ứng một cân rưỡi thịt tươi. Nhưng lượng thịt tươi được cung cấp cho một con chó rừng trong một tuần lại không phải là 1,5 x 7 = 10,5 cân, mà chỉ có 9 cân. Đó là bởi vì mỗi tuần đều có một ngày phải ngừng cho chó rừng ăn, nói cách khác, chó rừng cứ bảy ngày phải nhịn đói một ngày. Sở dĩ làm như vậy, không phải là vì tiết kiệm kinh phí, cũng chẳng phải là cố tình làm khó hoặc ngược đãi chó rừng, mà là để cho phù hợp với nhịp độ ăn uống của chó rừng trong tự nhiên.
Chó rừng hoang sống trong rừng, mặc dù bản tính hung dữ hơn sói, lúc thành đàn dám tấn công cả các loài mảnh thú cỡ lớn như gấu đen, báo hoa, nhưng không phải ngày nào cũng săn được mồi, phải nhịn đói là chuyện bình thường. Theo khảo sát trong tự nhiên của các nhà động vật học, chó rừng bình quân cứ sáu bảy ngày lại có một ngày gần như không thu hoạch được gì. Các vườn thú nuôi chó rừng đều tuân theo phương thức cứ một tuần lại cho chúng nhịn ăn một ngày.
Ven biển phía nam có một thành phố mới phát triển, ở đó mới xây vườn thú, nuôi một ổ chó rừng, người nuôi còn thiếu kinh nghiệm, ngày nào cũng cho chó rừng ăn, kết quả lũ chó rừng cả ngày lười biếng ủ rũ, lại còn sinh ra ốm yếu, chỉ trong hai tháng ngắn ngủi mà có ba con chó rừng ốm chết. Khi mời chuyên gia đến khám, chuyên gia không kê đơn thuốc, chỉ đề nghị mỗi tuần cho chúng nhịn ăn một ngày, kết quả không lâu sau, những con chó rừng bị ốm đã khỏe mạnh trở lại, lũ chó rừng tinh thần phấn chấn, cả đàn chó rừng sức sống tràn đầy. Đối với chó rừng, cơn đói ở mức độ vừa phải đã trở thành một cơ chế sinh lí để thích nghi với môi trường của chúng.
Những trải nghiệm của tôi
Tôi đã từng có thời gian làm việc ở trạm cứu trợ động vật hoang dã Tây Song Bản Nạp. Có một lần, một người dân địa phương lên núi hái thuốc, nhặt được một con chó rừng mới sinh, liền bế nó về trạm cứu trợ. Cấp trên bảo tôi phụ trách nuôi dưỡng con chó rừng non này. Tôi dùng bình sữa cho nó uống sữa bò, sau ba tháng chuyển qua cho nó ăn cháo thịt.
Mặc dù tôi ngày nào cũng ôm nó, nhưng tôi không thích nó chút nào. Tôi phát hiện chó rừng sinh ra đã khiến người ta thấy ghét. Hình dáng nó giống chó, nhưng độ đáng yêu thì lại kém xa loài chó. Tôi là người gần gũi với nó nhất, nhưng nó chưa từng nhiệt tình vẫy đuôi với tôi như chó, thấy tôi bước vào chuồng, nó chưa từng sà vào lòng tôi nũng nịu như chó. Tôi cho nó ăn thứ này thứ khác, nó ăn no rồi liền trải đuôi ngồi xuống đất, chẳng bao giờ thè lưỡi liếm quần tôi tỏ ý cảm ơn. Khi tôi sắp ra khỏi chuồng, nó cũng chẳng bao giờ quấn quýt bên gối tôi thể hiện tình cảm lưu luyến. Tôi luôn cho rằng giữa tôi và con chó rừng nhỏ này chỉ tồn tại quan hệ thuần túy giữa người nuôi thú và con vật được nuôi, tôi đưa thức ăn, nó nhận thức ăn, tất cả chỉ có vậy, giữa hai bên là sự xa cách và lạnh lùng.
Lúc này, một người bạn tặng tôi một con chó. Đó là một chú chó Bắc Kinh lông trắng như tuyết, cũng lớn chừng bốn tháng tuổi, tên là Bóng Tuyết, vô cùng đáng yêu. Tôi đút cho nó một miếng thịt bò khô, nó liền vẫy đuôi rối rít, tôi vừa gọi tên nó, nó liền mừng rỡ sà vào người tôi, tôi ôm nó, nó liền cảm kích liếm vào mặt tôi. Tôi đương nhiên rất thích Bóng Tuyết, lúc đi làm cũng cho nó đi theo, có vài lần khi cho chó rừng nhỏ ăn, tôi cũng cho nó đi cùng.
Điều khiến tôi tức giận là, khi chó rừng nhỏ lần đầu tiên thấy Bóng Tuyết, nó liền giống như trông thấy kẻ địch, nghiến răng nghiến lợi gào lên. Tôi để Bóng Tuyết đứng bên ngoài chuồng, tự mình chui vào trong chuồng cho chó rừng nhỏ ăn, uống và quét dọn vệ sinh. Nhưng chỉ cần tôi đưa Bóng Tuyết đi cùng, chó rừng nhỏ liền không thèm để ý đến thức ăn tôi mang vào, mà xông ra trước lưới sắt, đuổi theo cái bóng của Bóng Tuyết, điên cuồng hú lên, gặm vào song sắt kêu ken két. Đến tận khi tôi ôm Bóng Tuyết bỏ đi, nó vẫn còn tiếp tục hú thêm nửa ngày nữa rồi mới chịu ăn. Chó và chó rừng không phải mới sinh ra đã là những kẻ đối địch nhau, tôi không hiểu vì sao chó rừng nhỏ lại ghét Bóng Tuyết đến thế.
Có một lần, tôi cho Bóng Tuyết cùng đi đến cho chó rừng nhỏ ăn, lúc tôi vào trong chuồng, sơ ý một cái, Bóng Tuyết cũng lẻn theo vào, tôi định đuổi Bóng Tuyết ra thì đã muộn, chó rừng nhỏ lao nhanh như một cơn lốc lên người Bóng Tuyết mà cắn xé. Bóng Tuyết hoàn toàn không phải là đối thủ của chó rừng nhỏ, khuôn mặt nhanh chóng bị cào rách, tai cũng bị cắn chảy máu. Tôi vội vàng bế Bóng Tuyết lên. Chó rừng nhỏ vẫn không chịu buông tha, ra sức nhảy lên người tôi mà cắn Bóng Tuyết. Tôi tức quá, đá cho nó một cái, rồi lại đá nó thêm một cái nữa vào trong góc tường, giận dữ quát ầm lên mới khống chế được bản tính hoang dã của nó.
Nhưng tôi không ngờ rằng, từ đó chó rừng nhỏ tuyệt thực, cúi đầu ủ rũ thu mình trong góc, ai đến cho ăn, cho ăn thứ gì nó cũng không ăn. Tôi đến bên chuồng, nó nhìn tôi ấm ức khẽ tru lên vài tiếng, cũng không chịu ăn những thứ tôi cho. Vài ngày sau, chó rừng nhỏ gầy rộc đi, mệt mỏi ủ rũ, đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết.
Chúng tôi làm việc ở trạm cứu hộ động vật hoang dã, có trách nhiệm đối xử tốt với tất cả các loài động vật hoang dã cần đến sự giúp đỡ. Không còn cách nào khác, tôi đành mời bác sĩ thú y họ Tiền đến khám bệnh. Bác sĩ Tiền đã có hai mươi năm tiếp xúc với động vật hoang dã, kiến thức uyên bác, ông nghe tôi kể xong mọi chuyện, khám cho chó rừng nhỏ xong, liền cười bảo, cơ thể nó không có bệnh, bệnh của nó là bệnh tinh thần, bệnh tinh thần cần phải dùng thuốc tinh thần mới chữa được. Bác sĩ Tiền dạy tôi một cách, tôi cân nhắc thiệt hơn, cuối cùng đành miễn cưỡng nhận lời.
Sáng sớm hôm nay, tôi dắt Bóng Tuyết đến bên ngoài chuồng nuôi chó rừng nhỏ, đột nhiên vung roi đánh Bóng Tuyết, vừa đánh vừa mắng nhiếc thậm tệ. Bóng Tuyết tự nhiên bị đánh, ấm ức kêu lên, nhưng do bản năng phục tùng chủ nhân vô điều kiện của loài chó, nó vẫn ngoan ngoãn tìm cách chui vào lòng tôi. Tôi cắn răng, hất chân một cái, đá Bóng Tuyết ra xa, rồi lại nghiến răng mắng: “Cút!”. Bóng Tuyết khóc lóc cúp đuôi chạy mất. Chính vào lúc tôi đối xử thô bạo với Bóng Tuyết, kì tích đã xuất hiện, chó rừng nhỏ run rẩy chui ra từ trong góc, vô cùng thích thú xem màn trình diễn của tôi.
Sau khi đánh đuổi Bóng Tuyết đi, tôi chui vào trong chuồng, đổ cháo thịt vào trong chậu, chẳng cần tôi giục, chó rừng nhỏ liền ăn ngấu nghiến. Phán đoán của bác sĩ Tiền là đúng, chó rừng nhỏ thấy tôi chuyển tình thương với nó sang cho Bóng Tuyết, vì ghen tị nên nó mới nhìn Bóng Tuyết với ánh mắt căm thù; tôi mắng nó, đá nó trước mặt Bóng Tuyết, mặc dù vết thương trên người nó không có gì đáng kể, nhưng trong lòng lại bị tổn thương nghiêm trọng, cho nên nó mới tuyệt thực. Trước đây tôi cứ tưởng chó rừng lạnh lùng vô tình, xem ra hiểu biết của tôi và chó rừng còn quá nông cạn, thực ra chúng rất trọng tình cảm, chỉ là chúng không giỏi thể hiện ra như chó mà thôi.
Hiện trạng sinh tồn
Do thành kiến của người đời, chó rừng xưa nay không được coi trọng, cuộc sống cực kì khó khăn. Trước đây cao nguyên Điền Bắc thường xảy ra chuyện đàn chó rừng tấn công gia súc, nhưng vào năm 2002; khi Sở nghiên cứu động vật thuộc Viện khoa học Trung Quốc đưa một đội khảo sát đến châu Địch Khánh, trải qua 61 ngày mà chẳng thấy bóng dáng một con chó rừng nào.
Loài chó rừng lưng bạc Siberia quý hiếm, vào thập niên 70 của thế kỷ trước vẫn còn khoảng ba nghìn con, đến năm 2003, chỉ còn lại chưa được 400 con. Hiện nay chó rừng đã được đưa vào danh sách các loại động vật cần được bảo vệ cấp hai của Trung Quốc.
Chó rừng quả thật có kỷ luật nghiêm khắc nhất, tổ chức chặt chẽ nhất, đẳng cấp rõ ràng nhất trong số tất cả các động vật sống thành đàn; trong đàn chó rừng có chó đầu đàn, chó lính, chó bảo mẫu, còn có cả chó cảm tử lúc nào cũng sẵn sàng vì cả đàn mà hi sinh thân mình, giống như một tổ chức quân sự hoàn thiện.
Mỗi loài động vật có thể sống đến ngày hôm nay đều là kẻ xuất chúng trong quá trình tiến hóa. Chúng ta nên cảm ơn tạo hóa đã ban cho loài người thế giới tự nhiên phong phú đa dạng, nhất thiết đừng vì thiếu hiểu biết và những định kiến mà kiến cho một loài động vật hoang dã thông minh như chó rừng bị tuyệt chủng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.