Chương 30
Vô Danh
03/01/2023
Dứt lời, Thủy Thời lập tức giơ sẵn hai tay ra trước ngực với vẻ mặt thần bí và đầy mong đợi, trông chẳng khác nào một chú thỏ đần phấn khích vì
sắp được đào hang cả. Cặp mắt cậu lấp lánh nhìn Phù Ly, ở đó ánh lên hàm ý kiên định rằng: anh phải tin em! Em là đáng tin nhất!
Phù Ly nhíu mày, ngồi dậy, đôi mắt vàng kim nhìn Thủy Thời một cách nghiền ngẫm.
Mà ánh nhìn chăm chú của Phù Ly chớp mắt đã đem đến sự áp bức cho Thủy Thời. Cảm giác hào hứng khi sắp nghịch ngợm qua đi, trả lại cho cậu nỗi chột dạ, cậu dời mắt, dợm bước về sau.
Phù Ly thấy vậy thì vô thức thở dài nhè nhẹ, đoạn xoay người, tấm lưng vững chãi và rộng rãi phủ mái tóc cứng bù xù đối diện với cậu chàng nhỏ bé.
Thủy Thời dừng chân, ngẩng đầu, thấy đối phương đã yên lặng ngồi hướng lưng về mình. Cậu chớp mắt, cơ thể to lớn của Phù Ly phập phồng theo từng nhịp thở.
Cậu rụt rè đến cạnh hắn, bàn tay luồn dưới mái tóc dày mà xộc xệch của Phù Ly dần cảm nhận được hơi nóng hầm hập tản ra từ cơ thể hắn...
Lúc ông Trịnh ghé qua nhà, ông thấy bé ca nhi, không hiểu vì sao, mà đỏ mặt ngồi bên cạnh đống củi trong kho, vận sức bình sinh vò đầu con "chó trắng" nhặt được, vừa vò miệng vừa lẩm bẩm một điều gì đó.
Nhận ra ông tới, Thủy Thời vội ngừng công cuộc giận cá chém thớt lên người Sói Con của mình, buông tha cho cái đầu rối bù của nó và đứng lên chào hỏi. Chỉ để lại Sói Con đứng sững như trời trồng, lông tĩnh điện, khiến mấy cọng lông dựng thẳng tắp trên đỉnh đầu.
Đi cùng ông Trịnh còn có anh con thứ và cậu út Thừa An mới về từ thị trấn. Anh thứ nhìn số củi ít ỏi cạnh Thủy Thời thì tưởng cậu ra ngoài chẻ củi, định tiến lên giúp đỡ, nhưng dĩ nhiên Thủy Thời sẽ không mặt dày làm phiền người ta nên lập tức cản anh lại.
Trịnh Thừa An bèn khuyên nhủ, "Thủy ca nhi cứ để anh hai phụ một tay, ân nhân em chưa lành lặn mà, chẳng lẽ lại bắt anh ta chẻ củi giúp em?"
Thủy Thời thầm nghĩ, hừ, cái tay dã thú đó hết bệnh rõ là mau. Giờ đừng nói bổ củi, ổng còn bổ được cả người ấy chứ.
"Em sẽ tự chẻ, anh yên tâm, em cũng biết mà." Với tư cách là Thủy ca nhi, Thủy Thời quả thực biết chẻ củi. Thời gian sống với gã cậu ở thôn Viễn Sơn, không việc nặng nào là không qua tay cậu bé ấy. Giữa trời đông giá rét cậu ấy ra sông gánh nước, nhưng vì sức yếu nên phải trầy trật một buổi mới đổ đầy một chậu, da tay sau đó cũng nứt toạc vì thường xuyên tiếp xúc với nước sông buốt lạnh.
Ông Trịnh nghe Thủy Thời nói mình biết chẻ củi thì lập tức bực bội trong lòng, không biết con anh Lâm phải chịu khổ đến độ nào nữa. Xưa kia mỗi lần muốn đến thăm Thủy ca nhi là anh em họ đều bị gã cậu ngăn, bảo là thằng bé lên thị trấn học may vá này nọ. Giờ xem ra toàn là bịp bợm cả.
Bức bối, ông toan đích thân lo phần việc này nhưng bị Thừa An cản lại, "Cha, đợi lát anh hai chẻ cho, chúng ta đi xem sức khỏe ân nhân Thủy ca nhi đã."
Hai chuyện có hai mức độ ưu tiên bất đồng, vậy nên ba người họ quyết định xách cái sọt cỡ nhỏ trong tay, bên trong đựng rượu mạnh mang cho chàng ân nhân và đi theo Thủy Thời vào nhà. Nhà họ không có của quý giá nào đem tặng được cả, chẳng qua cùng là thợ săn với nhau nên họ nghĩ, trong núi giá rét, chắc hẳn chàng trai nọ sẽ thích rượu mạnh.
Phù Ly ở trong nhà nghe thấy tiếng có người ngoài bước vào vùng lãnh địa siêu nhỏ của bé thú yếu ớt, tuy nhiên vì có bé ta đi cùng, xem chừng là chung tộc, do đó hắn chỉ quay đi không mấy quan tâm.
Mà lúc quay đầu hắn lập tức cảm thấy cổ lành lạnh làm sao, không được quen cho lắm. Thủy Thời đã cột gọn số tóc vốn được thả tự nhiên sau lưng suốt bao năm của hắn ra sau đầu, tóc mai hai bên được tết điệu nghệ. Như vậy sẽ làm giảm bớt sự hung hãn của Phù Ly, làm tăng khí chất nhanh nhẹn, đồng thời để lộ ra khuôn mặt mạnh mẽ mà anh tuấn.
Cha con ông Trịnh vào nhà, vừa toan nhiệt tình chào hỏi thì lời nói mắc nghẹn nơi cổ họng.
Khí thế của chàng ta quá dữ, khiến họ phải dấy lên nỗi sợ hãi từ bản năng – một nỗi sợ trời sinh không thể áp chế nổi.
Trước đấy họ mới chỉ liếc thấy người này từ xa, biết chàng ta có thể chất siêu phàm chứ chưa gặp mặt trực tiếp bao giờ. Bởi vậy không ngạc nhiên khi họ không lường được Phù Ly khi tỉnh lại đáng sợ đến thế.
Dù anh tuấn thật đấy, nhưng không ai dám nhìn chàng ta chằm chằm cả.
Đứng trước bầu không khí sống sượng, Thủy Thời nói với cha con ông Trịnh, "Chú, ân nhân cháu anh ấy không xuống núi bao giờ nên hơi xa cách, chú đừng lấy làm lạ chú nhé."
Phù Ly cũng chỉ liếc nhìn họ rồi thôi, xưa nay bầy sói không qua lại với "con người". Chưa kể bầy "người" quá yếu, không hiểu họ sẽ đối phó thế nào với kẻ ngoài xâm phạm. Hắn đưa bé thú yếu ớt về lại với bầy đàn thì bé ta sẽ an toàn thật hả? Phù Ly chợt nảy sinh mối nghi hoặc mới.
Nghe tiếng Thủy Thời, ông Trịnh mới hoàn hồn. Sau đó ông chắp tay cảm tạ Phù Ly, đặt bình rượu xuống rồi vội kéo hai cậu con trai ra phòng khách, không quấy rầy Phù Ly nữa.
Giờ ông đã hiểu cảm giác của Đông Sinh, cậu chàng này quả thật không giống người, có gọi người đàn ông mạnh nhất trong phạm vi mười dặm – tám thôn làng đến đây thì e rằng cũng không thể tay không đón vài đòn của cậu ân nhân ấy.
Lúc Thủy Thời tiễn họ ra cửa, ông Trịnh níu tay cậu lại hỏi, "Cái cậu đấy... ừm... cậu đấy... cháu..." Thủy Thời hiểu ý ông, "Anh ấy trông dữ thôi chứ tốt bụng lắm ạ, nếu không đã không cứu cháu rồi! Anh ấy ở đây đến khi lành lặn là sẽ về ấy chú, chú đừng lo lắng."
Ông Trịnh nghĩ ngợi nhiều thứ nhưng không nói gì, chuyến ghé thăm hôm nay không bõ công, dẫu sao ông cũng có thêm một vài tính toán. Ông liền tạm biệt Thủy Thời, chỉ có anh con thứ còn nán lại chẻ củi.
Tuy nhiên sau cuộc gặp gỡ với Phù Ly, anh thứ vẫn khá là sợ hãi. Thậm chí anh không dám nhìn kỹ mặt người ta, chỉ cảm giác hắn khác người thường, song Thủy Thời lại đinh ninh đó là do uống thuốc của Tôn tiên sinh. Mà kể cả vậy thì anh cũng không dám ở lại lâu! Trong bốn anh em nhà họ thì anh còn nhát hơn cả cậu út nữa.
Anh thứ thấy mình chưa bao giờ sống vội thế này. Vợ anh mà biết thì thể nào cũng phải vỗ đùi khen hay. Bổ củi xong, anh nhấc chân chuồn lẹ, nước Thủy Thời chuẩn bị cho cũng không uống ngụm nào.
Ông Trịnh về nhà, đêm nằm vắt tay lên trán trên giường sưởi ấm áp. Sau khi an lòng, nhớ lại vóc dáng vạm vỡ của cậu ân nhân là trước mắt ông lại hiện lên cảnh tượng cây cung nặng trịch được mấy anh em bọn họ nghiến răng nghiến lợi khiêng về ngày trước.
Anh Lâm đi rồi, không ai kéo được nó nữa, cây cung thượng hạng cứ thế để không. Nhưng hôm nay gặp được chàng trai nọ và cánh tay chắc khỏe của cậu ta, ông lại nghĩ làm gì có cung nào cậu ta không kéo được!
Thủy Thời đang chất củi thì nhớ đến lời Tôn tiên sinh mà Thừa An đã chuyển lại cho cậu lúc sắp ra về. Anh bảo tiên sinh nghe nói Phù Ly bình phục tương đối tốt nên cũng chữa cho một nông dân bằng biện pháp khâu vết thương.
Người nông dân bị bọn cướp đâm rách bụng ở ngoại thành, lúc bọn chúng rút đi thì anh mới được người ta cứu về. Người nhà tưởng anh ta không còn hy vọng nữa, nhưng người nông dân lại dần tỉnh lại, sức khỏe cũng phục hồi sau khi được Tôn tiên sinh khâu vết thương và đắp thêm ít thuốc. Tôn tiên sinh rất mừng, liền nhờ Thừa An nhắn Thủy Thời lời cảm ơn thay anh nông dân, đồng thời gửi tặng cậu một túi khoai lang.
Lấy làm sung sướng, Thủy Thời vừa làm việc vừa ngân nga, nghĩ bụng tối nay nên nấu món gì từ khoai bây giờ, cậu sẽ cho Ngựa Con thử một tí, nếu ngon thì đầu xuân năm sau cậu cũng sẽ trồng một ít phía sau nhà. Đến lúc đó cậu sẽ gửi tặng cả Vua Ngựa nữa, đó là một quý bà ưa mỹ vị lắm đấy.
Trong phòng, Phù Ly ngồi dựa vào tường, Sói Con bấu víu cả buổi trong lòng Phù Ly, bốn cái chân đạp lên đạp xuống, rồi cuối cùng mới chọn được một chỗ mà nằm nhoài trên đùi hắn.
Quả đầu xù bông của thằng nhãi đã được Ngựa Con liếm mượt, mỗi tội nước bọt ngựa không nhanh khô, làm đầu Sói Con xẹp cả xuống, trông bắt đầu giống chó trong thôn, tuy đây có thể nói là niềm vui ngoài ý muốn với Thủy Thời...
Phù Ly híp mắt, lắng nghe "tiếng hú" khe khẽ của bé thú yếu ớt bên ngoài. Giai điệu trầm bổng và quái lạ, nhưng khá là thú vị.
Bất thình lình, đôi tai khẽ giật, Phù Ly mở choàng hai mắt, cơ bắp căng lên, bày tư thế tấn công. Sói Con đột ngột rơi xuống đất cũng hoảng hốt.
Thoáng cái, Phù Ly đã kẹp Sói Con dưới cánh tay và nhảy phắt ra ngoài. Nhìn Thủy Thời vẫn bình yên, hắn suy tư chốc lát, cuối cùng vẫn bình tĩnh quay đi.
Một mình hắn đi thì cũng thôi, có thể coi như ra ngoài hóng gió, nhưng đây Phù Ly lại xách theo cả thằng nhãi con đầu bết. Thủy Thời xem điệu bộ của hắn thế này thì sao mà để hắn đi cho được! Cậu lập tức quăng củi trong tay rồi vội vã đuổi theo.
Phù Ly bước cái đã đến thẳng sườn núi sau nhà trong khi Thủy Thời phải vật vã leo lên bằng cả tay lẫn chân. Bất cẩn té ngã, cậu mới kêu "áu" một tiếng, Ngựa Con nghe thấy chạy lại gần, Thủy Thời vừa toan cưỡi ngựa thì đã bị một cánh tay túm lấy gáy áo.
Phù Ly bất đắc dĩ nhìn "bé đuôi", rồi lại nghiêm túc dỏng tai nghe tiếng sói tru vọng lại từ quần thể núi. Không do dự thêm, hắn ôm ngang đùi Thủy Thời, bế xốc cậu và phóng vụt như bay.
Thủy Thời nằm ngả lên bả vai rộng lớn của Phù Ly, lo lắng hỏi, "Trời sắp tối rồi, anh đi đâu thế?"
Phù Ly không đáp, chỉ chạy thẳng một mạch. Tốc độ của hắn quá nhanh, Bé Ngựa Đen phải gắng gượng theo sát. Ban nãy nếu Thủy Thời cưỡi ngựa theo Phù Ly thì chắc chắn họ sẽ lạc đường giữa núi.
Gió thổi vù vù bên tai, Thủy Thời thấy lưng hơi lạnh. Nhận ra nhiệt độ của người trong ngực thay đổi, Phù Ly tiện tay kéo cậu – không hề có sức chống trả - ra cõng sau lưng và dùng một cánh tay ấm áp chắn gió cho cậu.
Thủy Thời nằm ngoan ngoãn trên lưng Phù Ly, cẩn thận bảo vệ vết thương trên vai trái hắn rồi lại giương mắt nhìn đôi tai ửng đỏ vì lạnh của hắn.
Cậu bắt đầu suy nghĩ linh tinh, 'Nguy rồi, có phải mình tết tóc làm anh ấy bị lạnh tai không.' Cậu càng nghĩ càng không kiềm được cái nhìn chăm chú lên sườn mặt đối phương. Cuối cùng, cậu cắn răng, thò cái tay ra, chậm rãi áp lên tai cho hắn. Chỉ trong chốc lát, tay đã kề tai, không hề nhúc nhích.
Phù Ly hơi khựng lại, hơi thở lệch một giây, sau đó để lộ nanh chó, chạy nhanh hơn nữa.
Càng đi sâu, số sói trắng họ gặp trên đường càng đông đúc. Chúng vốn rải rác khắp nơi săn thú, nhưng nay tất cả đều đáp lại tiếng gầm của Vua Sói và lũ lượt kéo về ổ. Chúng dần tụ lại phía sau Phù Ly, cuồn cuộn đổ về Đông Sơn.
Vì vậy, dưới nắng chiều vàng ruộm, sinh vật trải khắp con đường như sắp đến dự một buổi hẹn quan trọng nào đó, chúng toát ra vẻ trang nghiêm và kiên định.
Bầy sói dừng chân dưới một sườn núi tuyết. Thủy Thời không biết đây cụ thể là đâu, chỉ biết Phù Ly đã thả cậu và Sói Con xuống để họ chậm rãi đi bộ lên mỏm dốc cách đấy không xa.
Ở đó có cây đa cổ thụ rất mực sum suê, không rõ đã có mặt trên đời được bao nhiêu năm rồi, có lẽ nó đã chứng kiến hết thảy quá trình thay đổi của Đông Sơn cũng như biết bao sự luân hồi của sinh mạng.
Vua Sói đứng lặng trên đỉnh núi, hai anh em yên tĩnh nhìn "mẹ" phủ tuyết dầy nằm cạnh rễ cây. Bà vùi đầu vào một bộ hài cốt sói to lớn, họ cùng nhau chìm vào giấc ngủ vĩnh hằng.
Cảnh vật Đông Sơn tiêu điều, bà ra đi vào một đêm tuyết đổ. Sau những tháng ngày lần lữa đi trọn cuộc đời, bà trút hơi thở cuối cùng trên đỉnh núi, bên cạnh bạn đời bà. Ban đầu họ gặp nhau dưới gốc cây đa, bây giờ họ cũng gặp lại nhau ở nơi ấy.
Cuộc sống là hành trình có kết thúc, bà muốn dừng bước tại nơi đây.
Hai mươi bảy năm về trước, từng có một vị Vua Sói Trắng mạnh mẽ khôn cùng, ông giống như Thần Sói trong miệng người dân thôn, làm nhiệm vụ bảo vệ vạn vật Đông Sơn. Một ngày nọ, Vua Sói dẫn toán quân tinh nhuệ của mình tiến về phương bắc.
Một tháng sau, toàn bộ sói trắng đi cùng ông đều không thể trở về. Một mình ông, với thân mình đẫm máu, đưa về một đứa bé sơ sinh loài người.
Vua Sói thả đứa bé xuống cạnh hồ thánh đất tổ, rồi chậm chạp đến gốc cây đa, để lại những dấu chân đỏ máu. Nội tạng ông đã vỡ nát, sau khi từ giã bạn đời lần cuối, ông trút hơi thở cuối cùng. Nắng chiều nhuộm màu lên đỉnh núi, chiếu lên con mắt vàng dần khép lại của ông.
Ông hoàn thành lần chuyển giao duy nhất trong đời, nghênh đón hậu duệ cuối cùng của Thần Sói.
Bạn đời ông lên ngôi Vua, tiếp nối sứ mệnh ông không thể hoàn thành.
Hôm nay, hậu duệ Thần Sói đứng dưới tán cây trên đỉnh núi, dõi mắt nhìn bọn họ đi xa.
_______
Tác giả có lời:
Nguồn gốc cái tên Phù Ly:
Trong tiếng Đột Quyết (Turk) cổ thì Ashina – A Sử Na nghĩa là bầu trời xanh lam vĩnh cửu; Phù Ly nghĩa là sói. Người Đột Quyết coi sói là thần, đây là cái tên trang trọng nhất trong dòng dõi trực hệ của người Đột Quyết xưa.
"Chu thư" có nói: người Đột Quyết đến từ đảo Solomon ở Bắc Hung Nô, người lãnh đạo bộ tộc tên là A Tanbu, có bảy mươi người anh em, một trong số đó là Yizhi Nishidu, sinh ra từ bầy sói.
Phù Ly nhíu mày, ngồi dậy, đôi mắt vàng kim nhìn Thủy Thời một cách nghiền ngẫm.
Mà ánh nhìn chăm chú của Phù Ly chớp mắt đã đem đến sự áp bức cho Thủy Thời. Cảm giác hào hứng khi sắp nghịch ngợm qua đi, trả lại cho cậu nỗi chột dạ, cậu dời mắt, dợm bước về sau.
Phù Ly thấy vậy thì vô thức thở dài nhè nhẹ, đoạn xoay người, tấm lưng vững chãi và rộng rãi phủ mái tóc cứng bù xù đối diện với cậu chàng nhỏ bé.
Thủy Thời dừng chân, ngẩng đầu, thấy đối phương đã yên lặng ngồi hướng lưng về mình. Cậu chớp mắt, cơ thể to lớn của Phù Ly phập phồng theo từng nhịp thở.
Cậu rụt rè đến cạnh hắn, bàn tay luồn dưới mái tóc dày mà xộc xệch của Phù Ly dần cảm nhận được hơi nóng hầm hập tản ra từ cơ thể hắn...
Lúc ông Trịnh ghé qua nhà, ông thấy bé ca nhi, không hiểu vì sao, mà đỏ mặt ngồi bên cạnh đống củi trong kho, vận sức bình sinh vò đầu con "chó trắng" nhặt được, vừa vò miệng vừa lẩm bẩm một điều gì đó.
Nhận ra ông tới, Thủy Thời vội ngừng công cuộc giận cá chém thớt lên người Sói Con của mình, buông tha cho cái đầu rối bù của nó và đứng lên chào hỏi. Chỉ để lại Sói Con đứng sững như trời trồng, lông tĩnh điện, khiến mấy cọng lông dựng thẳng tắp trên đỉnh đầu.
Đi cùng ông Trịnh còn có anh con thứ và cậu út Thừa An mới về từ thị trấn. Anh thứ nhìn số củi ít ỏi cạnh Thủy Thời thì tưởng cậu ra ngoài chẻ củi, định tiến lên giúp đỡ, nhưng dĩ nhiên Thủy Thời sẽ không mặt dày làm phiền người ta nên lập tức cản anh lại.
Trịnh Thừa An bèn khuyên nhủ, "Thủy ca nhi cứ để anh hai phụ một tay, ân nhân em chưa lành lặn mà, chẳng lẽ lại bắt anh ta chẻ củi giúp em?"
Thủy Thời thầm nghĩ, hừ, cái tay dã thú đó hết bệnh rõ là mau. Giờ đừng nói bổ củi, ổng còn bổ được cả người ấy chứ.
"Em sẽ tự chẻ, anh yên tâm, em cũng biết mà." Với tư cách là Thủy ca nhi, Thủy Thời quả thực biết chẻ củi. Thời gian sống với gã cậu ở thôn Viễn Sơn, không việc nặng nào là không qua tay cậu bé ấy. Giữa trời đông giá rét cậu ấy ra sông gánh nước, nhưng vì sức yếu nên phải trầy trật một buổi mới đổ đầy một chậu, da tay sau đó cũng nứt toạc vì thường xuyên tiếp xúc với nước sông buốt lạnh.
Ông Trịnh nghe Thủy Thời nói mình biết chẻ củi thì lập tức bực bội trong lòng, không biết con anh Lâm phải chịu khổ đến độ nào nữa. Xưa kia mỗi lần muốn đến thăm Thủy ca nhi là anh em họ đều bị gã cậu ngăn, bảo là thằng bé lên thị trấn học may vá này nọ. Giờ xem ra toàn là bịp bợm cả.
Bức bối, ông toan đích thân lo phần việc này nhưng bị Thừa An cản lại, "Cha, đợi lát anh hai chẻ cho, chúng ta đi xem sức khỏe ân nhân Thủy ca nhi đã."
Hai chuyện có hai mức độ ưu tiên bất đồng, vậy nên ba người họ quyết định xách cái sọt cỡ nhỏ trong tay, bên trong đựng rượu mạnh mang cho chàng ân nhân và đi theo Thủy Thời vào nhà. Nhà họ không có của quý giá nào đem tặng được cả, chẳng qua cùng là thợ săn với nhau nên họ nghĩ, trong núi giá rét, chắc hẳn chàng trai nọ sẽ thích rượu mạnh.
Phù Ly ở trong nhà nghe thấy tiếng có người ngoài bước vào vùng lãnh địa siêu nhỏ của bé thú yếu ớt, tuy nhiên vì có bé ta đi cùng, xem chừng là chung tộc, do đó hắn chỉ quay đi không mấy quan tâm.
Mà lúc quay đầu hắn lập tức cảm thấy cổ lành lạnh làm sao, không được quen cho lắm. Thủy Thời đã cột gọn số tóc vốn được thả tự nhiên sau lưng suốt bao năm của hắn ra sau đầu, tóc mai hai bên được tết điệu nghệ. Như vậy sẽ làm giảm bớt sự hung hãn của Phù Ly, làm tăng khí chất nhanh nhẹn, đồng thời để lộ ra khuôn mặt mạnh mẽ mà anh tuấn.
Cha con ông Trịnh vào nhà, vừa toan nhiệt tình chào hỏi thì lời nói mắc nghẹn nơi cổ họng.
Khí thế của chàng ta quá dữ, khiến họ phải dấy lên nỗi sợ hãi từ bản năng – một nỗi sợ trời sinh không thể áp chế nổi.
Trước đấy họ mới chỉ liếc thấy người này từ xa, biết chàng ta có thể chất siêu phàm chứ chưa gặp mặt trực tiếp bao giờ. Bởi vậy không ngạc nhiên khi họ không lường được Phù Ly khi tỉnh lại đáng sợ đến thế.
Dù anh tuấn thật đấy, nhưng không ai dám nhìn chàng ta chằm chằm cả.
Đứng trước bầu không khí sống sượng, Thủy Thời nói với cha con ông Trịnh, "Chú, ân nhân cháu anh ấy không xuống núi bao giờ nên hơi xa cách, chú đừng lấy làm lạ chú nhé."
Phù Ly cũng chỉ liếc nhìn họ rồi thôi, xưa nay bầy sói không qua lại với "con người". Chưa kể bầy "người" quá yếu, không hiểu họ sẽ đối phó thế nào với kẻ ngoài xâm phạm. Hắn đưa bé thú yếu ớt về lại với bầy đàn thì bé ta sẽ an toàn thật hả? Phù Ly chợt nảy sinh mối nghi hoặc mới.
Nghe tiếng Thủy Thời, ông Trịnh mới hoàn hồn. Sau đó ông chắp tay cảm tạ Phù Ly, đặt bình rượu xuống rồi vội kéo hai cậu con trai ra phòng khách, không quấy rầy Phù Ly nữa.
Giờ ông đã hiểu cảm giác của Đông Sinh, cậu chàng này quả thật không giống người, có gọi người đàn ông mạnh nhất trong phạm vi mười dặm – tám thôn làng đến đây thì e rằng cũng không thể tay không đón vài đòn của cậu ân nhân ấy.
Lúc Thủy Thời tiễn họ ra cửa, ông Trịnh níu tay cậu lại hỏi, "Cái cậu đấy... ừm... cậu đấy... cháu..." Thủy Thời hiểu ý ông, "Anh ấy trông dữ thôi chứ tốt bụng lắm ạ, nếu không đã không cứu cháu rồi! Anh ấy ở đây đến khi lành lặn là sẽ về ấy chú, chú đừng lo lắng."
Ông Trịnh nghĩ ngợi nhiều thứ nhưng không nói gì, chuyến ghé thăm hôm nay không bõ công, dẫu sao ông cũng có thêm một vài tính toán. Ông liền tạm biệt Thủy Thời, chỉ có anh con thứ còn nán lại chẻ củi.
Tuy nhiên sau cuộc gặp gỡ với Phù Ly, anh thứ vẫn khá là sợ hãi. Thậm chí anh không dám nhìn kỹ mặt người ta, chỉ cảm giác hắn khác người thường, song Thủy Thời lại đinh ninh đó là do uống thuốc của Tôn tiên sinh. Mà kể cả vậy thì anh cũng không dám ở lại lâu! Trong bốn anh em nhà họ thì anh còn nhát hơn cả cậu út nữa.
Anh thứ thấy mình chưa bao giờ sống vội thế này. Vợ anh mà biết thì thể nào cũng phải vỗ đùi khen hay. Bổ củi xong, anh nhấc chân chuồn lẹ, nước Thủy Thời chuẩn bị cho cũng không uống ngụm nào.
Ông Trịnh về nhà, đêm nằm vắt tay lên trán trên giường sưởi ấm áp. Sau khi an lòng, nhớ lại vóc dáng vạm vỡ của cậu ân nhân là trước mắt ông lại hiện lên cảnh tượng cây cung nặng trịch được mấy anh em bọn họ nghiến răng nghiến lợi khiêng về ngày trước.
Anh Lâm đi rồi, không ai kéo được nó nữa, cây cung thượng hạng cứ thế để không. Nhưng hôm nay gặp được chàng trai nọ và cánh tay chắc khỏe của cậu ta, ông lại nghĩ làm gì có cung nào cậu ta không kéo được!
Thủy Thời đang chất củi thì nhớ đến lời Tôn tiên sinh mà Thừa An đã chuyển lại cho cậu lúc sắp ra về. Anh bảo tiên sinh nghe nói Phù Ly bình phục tương đối tốt nên cũng chữa cho một nông dân bằng biện pháp khâu vết thương.
Người nông dân bị bọn cướp đâm rách bụng ở ngoại thành, lúc bọn chúng rút đi thì anh mới được người ta cứu về. Người nhà tưởng anh ta không còn hy vọng nữa, nhưng người nông dân lại dần tỉnh lại, sức khỏe cũng phục hồi sau khi được Tôn tiên sinh khâu vết thương và đắp thêm ít thuốc. Tôn tiên sinh rất mừng, liền nhờ Thừa An nhắn Thủy Thời lời cảm ơn thay anh nông dân, đồng thời gửi tặng cậu một túi khoai lang.
Lấy làm sung sướng, Thủy Thời vừa làm việc vừa ngân nga, nghĩ bụng tối nay nên nấu món gì từ khoai bây giờ, cậu sẽ cho Ngựa Con thử một tí, nếu ngon thì đầu xuân năm sau cậu cũng sẽ trồng một ít phía sau nhà. Đến lúc đó cậu sẽ gửi tặng cả Vua Ngựa nữa, đó là một quý bà ưa mỹ vị lắm đấy.
Trong phòng, Phù Ly ngồi dựa vào tường, Sói Con bấu víu cả buổi trong lòng Phù Ly, bốn cái chân đạp lên đạp xuống, rồi cuối cùng mới chọn được một chỗ mà nằm nhoài trên đùi hắn.
Quả đầu xù bông của thằng nhãi đã được Ngựa Con liếm mượt, mỗi tội nước bọt ngựa không nhanh khô, làm đầu Sói Con xẹp cả xuống, trông bắt đầu giống chó trong thôn, tuy đây có thể nói là niềm vui ngoài ý muốn với Thủy Thời...
Phù Ly híp mắt, lắng nghe "tiếng hú" khe khẽ của bé thú yếu ớt bên ngoài. Giai điệu trầm bổng và quái lạ, nhưng khá là thú vị.
Bất thình lình, đôi tai khẽ giật, Phù Ly mở choàng hai mắt, cơ bắp căng lên, bày tư thế tấn công. Sói Con đột ngột rơi xuống đất cũng hoảng hốt.
Thoáng cái, Phù Ly đã kẹp Sói Con dưới cánh tay và nhảy phắt ra ngoài. Nhìn Thủy Thời vẫn bình yên, hắn suy tư chốc lát, cuối cùng vẫn bình tĩnh quay đi.
Một mình hắn đi thì cũng thôi, có thể coi như ra ngoài hóng gió, nhưng đây Phù Ly lại xách theo cả thằng nhãi con đầu bết. Thủy Thời xem điệu bộ của hắn thế này thì sao mà để hắn đi cho được! Cậu lập tức quăng củi trong tay rồi vội vã đuổi theo.
Phù Ly bước cái đã đến thẳng sườn núi sau nhà trong khi Thủy Thời phải vật vã leo lên bằng cả tay lẫn chân. Bất cẩn té ngã, cậu mới kêu "áu" một tiếng, Ngựa Con nghe thấy chạy lại gần, Thủy Thời vừa toan cưỡi ngựa thì đã bị một cánh tay túm lấy gáy áo.
Phù Ly bất đắc dĩ nhìn "bé đuôi", rồi lại nghiêm túc dỏng tai nghe tiếng sói tru vọng lại từ quần thể núi. Không do dự thêm, hắn ôm ngang đùi Thủy Thời, bế xốc cậu và phóng vụt như bay.
Thủy Thời nằm ngả lên bả vai rộng lớn của Phù Ly, lo lắng hỏi, "Trời sắp tối rồi, anh đi đâu thế?"
Phù Ly không đáp, chỉ chạy thẳng một mạch. Tốc độ của hắn quá nhanh, Bé Ngựa Đen phải gắng gượng theo sát. Ban nãy nếu Thủy Thời cưỡi ngựa theo Phù Ly thì chắc chắn họ sẽ lạc đường giữa núi.
Gió thổi vù vù bên tai, Thủy Thời thấy lưng hơi lạnh. Nhận ra nhiệt độ của người trong ngực thay đổi, Phù Ly tiện tay kéo cậu – không hề có sức chống trả - ra cõng sau lưng và dùng một cánh tay ấm áp chắn gió cho cậu.
Thủy Thời nằm ngoan ngoãn trên lưng Phù Ly, cẩn thận bảo vệ vết thương trên vai trái hắn rồi lại giương mắt nhìn đôi tai ửng đỏ vì lạnh của hắn.
Cậu bắt đầu suy nghĩ linh tinh, 'Nguy rồi, có phải mình tết tóc làm anh ấy bị lạnh tai không.' Cậu càng nghĩ càng không kiềm được cái nhìn chăm chú lên sườn mặt đối phương. Cuối cùng, cậu cắn răng, thò cái tay ra, chậm rãi áp lên tai cho hắn. Chỉ trong chốc lát, tay đã kề tai, không hề nhúc nhích.
Phù Ly hơi khựng lại, hơi thở lệch một giây, sau đó để lộ nanh chó, chạy nhanh hơn nữa.
Càng đi sâu, số sói trắng họ gặp trên đường càng đông đúc. Chúng vốn rải rác khắp nơi săn thú, nhưng nay tất cả đều đáp lại tiếng gầm của Vua Sói và lũ lượt kéo về ổ. Chúng dần tụ lại phía sau Phù Ly, cuồn cuộn đổ về Đông Sơn.
Vì vậy, dưới nắng chiều vàng ruộm, sinh vật trải khắp con đường như sắp đến dự một buổi hẹn quan trọng nào đó, chúng toát ra vẻ trang nghiêm và kiên định.
Bầy sói dừng chân dưới một sườn núi tuyết. Thủy Thời không biết đây cụ thể là đâu, chỉ biết Phù Ly đã thả cậu và Sói Con xuống để họ chậm rãi đi bộ lên mỏm dốc cách đấy không xa.
Ở đó có cây đa cổ thụ rất mực sum suê, không rõ đã có mặt trên đời được bao nhiêu năm rồi, có lẽ nó đã chứng kiến hết thảy quá trình thay đổi của Đông Sơn cũng như biết bao sự luân hồi của sinh mạng.
Vua Sói đứng lặng trên đỉnh núi, hai anh em yên tĩnh nhìn "mẹ" phủ tuyết dầy nằm cạnh rễ cây. Bà vùi đầu vào một bộ hài cốt sói to lớn, họ cùng nhau chìm vào giấc ngủ vĩnh hằng.
Cảnh vật Đông Sơn tiêu điều, bà ra đi vào một đêm tuyết đổ. Sau những tháng ngày lần lữa đi trọn cuộc đời, bà trút hơi thở cuối cùng trên đỉnh núi, bên cạnh bạn đời bà. Ban đầu họ gặp nhau dưới gốc cây đa, bây giờ họ cũng gặp lại nhau ở nơi ấy.
Cuộc sống là hành trình có kết thúc, bà muốn dừng bước tại nơi đây.
Hai mươi bảy năm về trước, từng có một vị Vua Sói Trắng mạnh mẽ khôn cùng, ông giống như Thần Sói trong miệng người dân thôn, làm nhiệm vụ bảo vệ vạn vật Đông Sơn. Một ngày nọ, Vua Sói dẫn toán quân tinh nhuệ của mình tiến về phương bắc.
Một tháng sau, toàn bộ sói trắng đi cùng ông đều không thể trở về. Một mình ông, với thân mình đẫm máu, đưa về một đứa bé sơ sinh loài người.
Vua Sói thả đứa bé xuống cạnh hồ thánh đất tổ, rồi chậm chạp đến gốc cây đa, để lại những dấu chân đỏ máu. Nội tạng ông đã vỡ nát, sau khi từ giã bạn đời lần cuối, ông trút hơi thở cuối cùng. Nắng chiều nhuộm màu lên đỉnh núi, chiếu lên con mắt vàng dần khép lại của ông.
Ông hoàn thành lần chuyển giao duy nhất trong đời, nghênh đón hậu duệ cuối cùng của Thần Sói.
Bạn đời ông lên ngôi Vua, tiếp nối sứ mệnh ông không thể hoàn thành.
Hôm nay, hậu duệ Thần Sói đứng dưới tán cây trên đỉnh núi, dõi mắt nhìn bọn họ đi xa.
_______
Tác giả có lời:
Nguồn gốc cái tên Phù Ly:
Trong tiếng Đột Quyết (Turk) cổ thì Ashina – A Sử Na nghĩa là bầu trời xanh lam vĩnh cửu; Phù Ly nghĩa là sói. Người Đột Quyết coi sói là thần, đây là cái tên trang trọng nhất trong dòng dõi trực hệ của người Đột Quyết xưa.
"Chu thư" có nói: người Đột Quyết đến từ đảo Solomon ở Bắc Hung Nô, người lãnh đạo bộ tộc tên là A Tanbu, có bảy mươi người anh em, một trong số đó là Yizhi Nishidu, sinh ra từ bầy sói.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.