Chương 73: Qua Thanh Châu Ngô Khởi gặp bạn Tới Thương Sơn, Tuyên Vương lánh mình
Tô Chẩn
30/03/2013
Nói về từ khi Ngô Khởi trốn khỏi nước Sở, đi tới Cửu Lý Sơn, gặp Bạch Đầu Hồ tiên ông, cầm tay lại, nói rằng:
- Phò mã thật có đế vương phước phận, sao không qua Thanh Châu mà kiếm Hạ Nghinh Xuân, cuốn binh thơ này đủ các thứ trận đồ, ta cho ngươi lập nên cơ nghiệp.
Ngô Khởi tiếp lấy cuốn binh thơ, rồi thấy trận gió thổi qua, thì Hồ tiên ông đã bay đâu mất. Ngô Khởi đứng giữa thinh không bái tạ, xem binh thơ mà ngớ ngẩn tâm thần, vùng vằng chưa nỡ dời chân, sanh ra một kế thoát thân mới đặng. Lúc đó vừa đi vừa nghĩ, đã tới quán trọ vào ăn uống nghỉ ngơi. Rồi đó Ngô Khởi cậy chủ quán sắm sửa cho một bộ đồ đạo trang, mặc vào rồi giả làm thầy du phương quái mạng (là thầy coi tướng coi quẻ). Ngô Khởi bèn tạ từ chủ quán mà thẳng qua Thanh Châu.
Đi được ít ngày, thì đã tới Thanh Châu phủ, xem thấy lâu đài cao vọi, bốn phía tường vách chạm nguy nga, trong ngoài có đông đảo người ta, liền bước tới xem tường chung thủy. Khi Ngô Khởi tới đó, thấy nơi cửa thành treo tấm bảng văn, đề mấy lời như vầy:
\"Tề Tuyên vương sắc dụ, cho quân dân ai nấy rõ hay có gian tặc là Ngô Khởi ở dạ chẳng ngay, hiệp năm nước tới vây Hỗn Hải, Chung hậu đã trừ an mối họa, còn Ngô Khởi phải bắt nó mới xong, như ai biết tin nó ở đâu, mau lập tức tới báo quan, thời đặng thưởng ngàn vàng, bằng bắt đưa tới nạp cho quan, thời phong cho làm quan cả họ \".
Ngô Khởi xem rồi thất kinh và nghĩ rằng may nhờ có dịch phủ cải trang, bằng không thì đã bị bắt. Nghĩ rồi bèn bỏ đi một đỗi xa xa, sau lưng nghe có tiếng người kêu:
- Bớ ân chủ!
Ngô Khởi lắng tai tỏ rõ, nghe hai chữ ân chủ thì trong bụng mới vững được bảy tám phần, bèn đi ra chỗ vắng, Ngô Khởi mới dám dừng chân lại. Gặp mặt, hai người han hỏi mới biết là cực bộc Ngô Trung, cùng nhau vui vẻ mười phần. Ngô Trung mới phân trần sau trước rằng:
-Từ lúc hội hoa đăng gây họa, tiểu bộc xiêu lạc tới Thanh Châu, vào làm gia bộc cho Hạ Thái Sư, nhờ Hạ quốc mẫu đãi tôi ra người trưởng thượng, người cho đi coi ruộng, quyền hành cai quản, thường ngày lai vãng trong chốn hương thôn, nay thời may lại gặp được chủ, ấy cũng là tam sanh hữu hạnh. Ngô Khởi nói:
- Cũng vì Sở bang binh bại nên mới bị xiêu lạc tới giờ, nay lại gặp Hồ tiên ông giữa ban ngày, dạy ta qua đây mà tìm Hạ thị.
Ngô Trung nói:
-Xin mời ân chủ về trong điền trang an nghỉ, để mai tôi thông báo với Thái sư cho người hay. Nguyên từ khi Thái Sư bị biếm tới nay, lòng oán ức, hàng ngày muốn trả thù bởi vậy cho nên liên kết cùng quân cường khấu, để chờ ngày công hãm Lâm Tri, thời may nhân dịp Chung hậu đi công phạt nước Ngô, trong triều đã không ai là dũng tướng, vậy để tôi cùng Thái sư thương lượng coi thử ngài tính toán lẽ nào?
Ngô Khởi nghe nói cả mừng, thầy trò dắt nhau về trong điền trang an nghỉ. Rạng ngày Ngô Trung từ biệt Ngô Khởi mà trở về phủ Thái sư, lúc về tới, thấy Diên Quảng còn ngồi đàm luận, tả hữu đều là người tâm phúc với nhau, Ngô Trung liền tới trước khấu đầu tỏ các việc trước sau sự gặp Ngô Khởi. Thái sư lòng càng hoan hỉ, biểu mau mau về thỉnh Ngô tướng quân, Ngô Trung lật đật trở lại thuật hết các lời, thầy trò đồng mừng rỡ mới cùng nhau dắt tới phủ Hạ thị.
Khi Thái sư hay tin Ngô Khởi tới, thì vội vàng ra giữa trung đường, tỏ lời niềm nỡ, ân cần tiếp rước. Gặp mặt cùng nhau thi lễ, hai bên phân ngôi chủ khách cùng ngồi. Hạ thái sư vồn vã hỏi rằng:
-Từ khi cách mặt Ngô tướng quân, lão hàng ngày luống những khao khát. Vậy ta muốn làm sao cho phỉ tình mơ ước, nay gặp nhau được cũng là cơ hội tại trời, khi nên trời cũng chìu người, cho lão trả được oán thù mới đành dạ.
Ngô Khởi thưa:
- Như thái sư muốn trả thù con xủ phụ, thì phải chiêu binh mãi mã cho nhiều, hễ làm ra mà ngôn thuận lý hòa như vậy mới phục được lòng tướng sĩ.
Diên Quảng nói:
- Lương thảo cũng đã đầy đủ, anh hùng thời tiếp nạp cũng nhiều, ngặt một điều sơ xuất vô danh, lại câu Dĩ thần thí quân sao phải.
Ngô Khởi nói:
- Việc đó xin thái sư đừng có quản ngại, hãy mời Hạ tây cung ra đây mà luận việc binh cơ, mạt tướng sẽ có xảo kế bây giờ, làm cho các chư hầu cũng phải cuốn cờ xếp giáo.
(Vì Ngô Khởi là một người lanh lợi, muốn cho gặp mặt Hạ Nghinh Xuân phải dùng kế mà nói khích Hạ thái sư, nên Diên Quảng cũng nghe lời mà kêu con ra mắt).
Nói về Hạ Nghinh Xuân khi nghe cha vào nói có Ngô Khởi tới, nên mời ra nghị việc quân cơ, thì mừng thầm rằng: Tình nhân lại gặp tình nhân, mới biết chữ hữu duyên thiên lý năng tương ngộ (Chí lý thay!) Bèn sửa sang cung phục, chẳng khác như tiên ở Quảng Hàn, mùi hương gió thổi phất ngang, liền bước ra trước đại đường mà thi lễ.
Ngô Khởi thấy Hạ tây cung bước tới, bèn quỳ xuống mà lễ quân thần, Hạ nương nương đỡ dậy mời ngồi, mới phán hỏi một hai lời:
-Thái sư nay muốn trả thù Chung hậu, ái khanh có diệu kế cho xin tỏ bày, đặng Ai gia phục thù tiết hận.
Ngô Khởi thưa rằng:
- Việc đó Thái sư đã có nói , dĩ thần thí quân cũng khó lòng, bây giờ phải tính vầy mới xong, Nương nương hãy kể tội Chánh cung ra thập ác, còn sau phải để Tây cung danh dự, như vậy mới phục lòng dân, chừng tờ bản văn tỏ khắp xa gần thì ai cũng biết, Nuơng nương là khoan nhân đại độ.
Ngô Khởi nói rồi, lấy mắt mà ngó Hạ tây cung. Nghinh Xuân cũng hội ý, liếc qua liếc lại một đôi lần rồi nói:
-Tội Chung hậu kể sao cho xiết, ái khanh hãy tạm nghỉ lại đây mà bàn luận cho phân minh.
Nói rồi liền trở vào phòng, Ngô Khởi cũng lấy mắt đưa theo Hạ thị. Khi Nghinh Xuân vào phòng rồi, Diên Quảng bảo Ngô Trung thông tin cho các vị hào kiệt ba xứ hay đặng mà vào ra mắt Ngô Khởi.
Ngô Trung lãnh mạng lui ra, trong giây lát mấy vị đầu mục đều tới thi lễ. Diên Quảng nói:
- Bây giờ đây lương thảo có hơn hai mươi vạn, còn quân binh được bốn chục muôn, phò mã làm chủ Chánh tham mưu, như vậy mới thành đại sự.
Ngô Khởi nói:
- Mạt tuớng tài sơ học thiển, nhờ ơn Quốc trượng vun trồng, trong anh em ba xứ phải đồng lòng, tới ngày rằm tháng năm thời đại hưng binh mã.
Mấy chục đầu mục đều đáp:
- Chủ tuớng cứ theo phép quân mà điều khiển, anh em tôi phải vâng lịnh thi hành.
Ngô Khởi cả mừng, đứng dậy nói rằng:
-Xin anh em mau mau về núi tỏ cho các vị khác hay đạo binh Mông Sơn thì đi phía Tây, đạo binh Thái Sơn thì đi phía Bắc, phía Đông thì giao mặc Bổn soái, còn đạo binh Lương Sơn thì đi phía Nam, y lời hẹn đún giữa ngày rằm, nghe hiệu pháo thời hưng binh xuất trận. Nếu như Vô Diệm đem binh về cứu, thời anh e tôi khá hết lòng, quyết phen này thắng bại cho xong, mới rõ mặt anh hùng cái thế.
Các vị đầu mục ở ba xứ thảy đều vâng lịnh, ai lui về sơn trại nấy mà kiểm điểm binh mã, chờ tới ngày rằm tấn phát. Khi mấy tên đầu mục lui ra rồi, Ngô Khởi lại hỏi Diên Quảng rằng:
-Dám thưa Quốc trượng bây giờ binh mã trong phủ được bao nhiêu?
Diên Quảng đáp:
-Lão phu ba bốn hôm nay chiêu hiền nạp bạn, có được năm muôn dư, nhưng không dám để trong nhà, sai đi các chỗ thôn trang giả người làm ruộng.
Ngô Khởi bèn sai Ngô Trung tức tốc đi báo hết mấy chỗ thôn trại, biểu mấy tên đầu mục rạng ngày phải tới phủ cho mau. Ngô Trung lãnh mạng ra đi, Diên Quảng liền truyền cho gia đinh đưa y phục cho người ngồi yến ẩm với nhau. Ngô Khởi khi ấy ngồi ngẫm nghĩ giây lâu bèn sanh ra một kế, để đặng tư thông cùng Hạ thị. Ngô Khởi lúc này mới rót một chung rượu hai tay dâng lên cho Diên Quảng mà thưa rằng:
-Mạt tướng man ơn Quốc trượng, giao cho chấp chưởng binh quyền, chẳng bao lâu thời Tuyên vương với Chung hậu cũng phải tận số quy tiên, giang sơn ấy về tay Quốc trượng, oán thù nọ đã sẵn lòng báo phục, mà hiển vinh thêm rạng mặt với non sông, kính dâng ngự tửu ba chung, xin Quốc trượng đoái thương tình ngu hạ.
Diên Quảng là người thấp trí, tưởng khi Ngô Khởi nói đó thiệt lời, phình bụng ra uống một hơi mấy chung. Ngô Khởi lại theo khuyên ép Thái sư khi ấy đã say mèm, uống cho tới mặt trời chen lặn, Diên Quảng đã mê man bất tỉnh. Ngô Khởi mừng thầm trong bụng biết bao, quyết đêm nay cho thỏa chí tầm hoa, kế thấy hai đứa thị nữ bước ra mà thưa rằng:
- Nương nương có chỉ cho đòi Ngô phò mã, phải mau mau tới mà viết các đạo bản văn.
Ngô Khởi đứng dậy dời chân vào nội phòng mà ra mắt Hạ thị. Bốn mắt cùng nhau qua lại, đôi tình nhân như đã tỏ tường. Hạ Nghinh Xuân thấy chẳng có nghiêm đường, bèn dắt tay Ngô Khởi vào phòng dự tiệc. Thị nữ thảy đều biết ý, đem nhau bỏ đó mà đi ra xa. Nghinh Xuân thấy thị nữ đã bước ra, liền đứng dậy đóng phòng môn lại. Hai người cùng nhau than thở, mới kể hết từ khi cực khổ gian nan tưởng là thiên các nhứt phương, hay đâu lại gặp hoa xưa ong cũ. Hạ thị hàng lệ ứa, Ngô Khởi lấy khăn mà lau nước mắt cho tình nhân, cuộc phong lưu trăng gió gió trăng, thỏa tấm dạ mấy năm trời khao khát. Sự xuân tình kể sao cho xiết, sách có câu: Cửu hạn phùng cam võ.
Việc xong rồi lại trà rượu hân hoan. Ngô Khởi mới viết hết mười hàng thập ác, kể hết tội Chung nương nưong sau trước, viết xong rồi đưa cho Hạ thị xem và nói rằng:
-Trăm năm lòng lại dặn lòng sợ Thái sư tỉnh giấc thức dậy.
Hạ Nghinh Xuân nói:
- Như phò mã lòng còn nghi ngại, thời cho lão già một chung độc tửu cho rồi đời, sẽ cùng nhau cá nước sum vầy, chẳng sợ tới có ai câu thúc. (Lời Nghinh Xuân nói đó tuy là chưa ai biết, nhưng mà quỷ thần đã biên chép tới sau Chung hậu phá xong trận Cô lâu, bắt Nghinh Xuân phân thây muôn miếng. Ấy là việc sau).
Khi Ngô Khởi nghe Nghinh Xuân nói vậy, thời cùng mình đều rởn óc, đã hiểu người lang độc thú tâm, đành lòng đi hại chữ cốt nhục tình thâm mà vui vầy cuộc vân vô. Nghĩ rồi bèn trả lời rằng:
- Nương nương tính vậy cũng phải, bây giờ chưa dám ra tay, chờ cho bình được Lâm Tri rồi sẽ làm y như kế.
Nghinh Xuân gật đầu khen phải, rồi giỡn hớt cùng nhau, nỉ non đêm vắn tình dài, trôn ra ác đã rọi ngoài cửa hiên, Nghinh Xuân kịp gọi nữ tỳ đem dâng trà nước giải khát, rồi đó Ngô Khởi liền từ giã xin dời gót ngọc.
Khi Ngô Khởi từ giã rồi ra trước đại đường, thấy Diên Quảng còn nằm ngủ, bèn ghé lại bên tai kêu Quốc trượng ít tiếng. Diên Quảng giật mình thức dậy, thấy Ngô Khởi cầm xấp giấy đứng ở một bên, bèn nói rằng:
- Lão phu vì say quá chén, nên cam thất lễ với tướng quân.
Ngô Khởi nói:
- Tội Vô Diệm kể ra như vậy, xin Thái sư xem cho tỏ nguồn cơn.
Diên Quảng tiếp lấy xem kỹ một hồi, khen thầm Ngô Khởi là người văn võ toàn tài đại tướng. Khi hai người đang ngồi bàn luận, thấy có Ngô Trung đã dẫn hai mươi tên đầu mục tới truớc đại đường yết kiến. Ngô Khởi nói:
- Anh em đã đồng tâm hiệp lực, xin nghe lời mạt tướng phân trần, như mà lấy được thành trì Lâm Tri, thời anh em sẽ được ghi vào đài các, đã nhờ quân ân quốc lộc, sau lại thê tử ấm thê phong, anh em xin khá hết lòng ngàn thuở để danh trong trời đất.
Mấy tên đầu mục nghe nói đều mừng quýnh, bèn bước tới thưa rằng:
- Anh em tôi xin vâng mạng lịnh, dẫu cho da ngựa bọc thây cũng chẳng sờn.
Ngô Khởi nói:
- Bây giờ biến thành đội ngũ, binh quý tinh bất quý đa, đao thương giáp trụ phải cho sẵn sàng, tập luyện trận đồ cho tinh thục.
Mấy tên đầu mục vâng dạ lui ra, gài sổ bộ chia làm bốn toán. Binh cường tráng được chừng bốn vạn, còn binh trong phủ có được năm ngàn, đêm ngày luyện tập hân hoan, các cách trận đồ cũng đã thông thuộc. Cách ít ngày, Ngô Khởi sai Ngô Trung đòi bốn tên đầu mục tới truyền lịnh đầu canh ba thời sát nhập thành Thanh Châu, đoạt thành trì ấy mà là nơi đồn trú. Các tướng vâng lịnh sắm sửa chững chàng, chờ tới đầu canh ba thẳng tới thành Thanh Châu hỗn sát.
Nói về tướng giữ thành Thanh Châu tên là Trang Mạnh là em ruột Trang Bạo, đương lúc đàn ca rượu tiệc, vợ con hỷ lạc vui vầy, xảy thấy quân tiểu hiệu vào báo:
- Giặc ở đâu kéo tới, phá cửa thành sát nhập tung hoành.
Trang Mạnh nghe báo kinh hồn, liền nai nịt cầm chĩa ba lên ngựa. Vừa ra khỏi tướng phủ, thấy quân giặc đã lũ bảy chòm ba, thiệt đông vô số hằng hà. Trang Mạnh mới hươi chỉa xốc vào rước đánh. Bên kia, Ngô Khởi cầm thương lướt đánh, hai người đánh được mười hiệp có dư. Trang Mạnh thấy thế giục ngựa chạy mù, Ngô Khởi cũng buông cương theo đuổi bắt được Trang Mạnh. Kế thấy quân thủ hạ áp lại trói liền dẫn vào nam lao hạ ngục. Còn Ngô Khởi đi tới đâu giết người như kiến, suốt cả đêm Đông chinh Tây chiến tới rạng ngày xuất bảng an dân. Bèn sai quân về rước Hạ Nghinh Xuân cùng gia tiểu thái sư Quốc trượng. Khi ấy mới cải soái phủ đổi làm cung viện. Hạ Nghinh Xuân chấp chưởng triều cương, gia phong cho Ngô Khởi làm chức bác cửu Đại nguyên soái.
Còn Ngô Khởi lúc này thăng trướng, truyền quân vào nam lao dẫn Trang Mạnh ra hỏi rằng:
-Trang Mạnh! Mi bấy lâu nay đi phò con cẩu phụ, bây giờ bị ta bắt rồi có muốn sống hay không?
Trang Mạnh cúi đầu dạ dạ thưa rằng:
-Trăm lạy soái gia, loài sâu bọ hãy còn muốn sống, huống chi thân thể làm người, muôn ơn rộng lượng tha tội quyết một lòng đầu hàng quy thuận.
Ngô Khởi mừng nói rằng:
- Bổn soái cũng chẳng giết ngươi, nên mới cho đòi ra tận mặt, vậy ta sẽ phong cho ngươi làm chức tiền bộ Tiên phong tới Lâm Tri làm trong ứng ngoại hiệp.
Trang Mạnh cả mừng và thưa rằng:
- Mạt tướng đã mang ơn bất sát, tôi nguyện phen này đền ơn tri ngộ cho soái gia.
Ngô Khởi cả mừng, truyền quân mở trói cho Trang Mạnh rồi kêu lại một bên nói nhỏ: Phải làm như vầy, như vầy... Trang Mạnh vâng lời, trở về dinh thâu thập đồ hành lý và dắt vợ con thẳng tới thành Lâm Tri.
Khi Trang Mạnh đi rồi, Ngô Khởi liền truyền quân chánh ty đánh trống nhóm chúng tướng tới phân cắt cơ binh:
-Tôn Thiện thời đi thông tin với hào kiệt ở núi Thái Sơn, Lý Vinh đi thông báo với Động Mông Sơn, còn Hoa Cầm thì đi thông tin với Lương Sơn kế đó, khắc kỳ tới bữa rằm thì ba đạo binh phải tới bao vây thành Lâm Tri ba cửa, nếu thấy trong thành có lửa dậy, mau phá cửa mà xông vào.
Ba tướng đều lãnh mạng phân nhau đi ba nơi, Ngô Khởi lại lấy một cây lịnh tiễn, giao cho Tăng Tú và nói rằng:
-Tướng quân lãnh lấy bổn bộ binh này mà đi theo bổn soái, tới vây cửa phía Đông thành Lâm Tri, hễ thấy trong thành có ngọn lửa thẳng xông thời sáp nhập nội cung bắt cho đặng Tuyên vương ấy là công đệ nhất.
Tăng Tú lãnh mạng, Ngô Khởi lại biểu Ngô Trung mời Hạ Thái sư tới mà thưa rằng:
- Nay mạt tướng đi lập công Hỗn hải, xin Thái sư ở nhà bảo thủ Thanh châu, nhờ trời mọi việc cả xong rồi, tôi sẽ sai người về rước Thái sư cùng Quốc mẫu.
Diên Quảng mừng lắm và nói rằng:
- Cầu xin cho tướng quân kỳ khai đắc thắng, còn việc nhà để mặc lão phu.
Chẳng bao lâu đã tới ngày rằm. Ngô Khời bèn nhóm chúng tướng lại mà phát binh, chí thẳng thành Lâm Tri tấn phát, đi chẳng bao lâu, kế thấy quân trở lại báo rằng:
- Đây là địa phận làng Châu Thôn, cách thành Lâm Tri chừng ba chục dặm.
Ngô Khởi liền truyền đồn binh lại, kéo trại xây dinh. Kế thấy quân ba xứ cũng tề tựu tới tức thì áp ào vây chặt, thế chẳng khác như lưới bủa giăng khơi.
Còn bên Tề quân, thám quân hay được việc ấy, trở về báo với Yến Anh rằng:
- Ngô Khởi liên kết với Hạ Nginh Xuân đã đoạt thành Thanh Châu rồi. Trang Mạnh lại quy thuận đầu hàng nay đã kéo binh tới vây thành Lâm Tri nữa, việc nóng thiệt đà hơn lửa, xin Tề phủ tính kế mà thủ thành.
Yến Anh nghe báo đã biết trước, liền sai người mời Tô Tần tới đặng toan tính. Kế đó thấy quân vào báo nữa rằng:
- Có Trang Mạnh ở Thanh Châu về tới xin ra mắt Tề phủ bây giờ.
Yến Anh nói:
- Biểu nó vào đây.
Quân ra dẫn Trang Mạnh đến giữa sân. Trang Mạnh làm bộ khóc lóc nói rằng:
-Tội thần đương khi bất ý, nên làm cho nhục quốc vong thành, tôi muốn chết cũng đành, xin Tề phủ ra ân bất sát.
Yến Anh làm bộ như không hay không biết mới hỏi rằng:
- Thất thủ thành trì là tội nặng, theo phép nước thì chết đã có dư, vậy ta cũng nghĩ anh ngươi là Trang Bạo, vì nước mà liều mình nên ta cũng dung tình cho ngươi một tí, thôi hãy kiếm chỗ trí an gia quyến rồi tới đây đợi lịnh triều đình, như ngươi mà sát thối tặc binh, thì sẽ được tương công chiết tội.
Trang Mạnh lạy tạ lui ra, Yến Anh bèn truyền lịnh cho Tề Trinh, Tề Phụng, sắm sửa đồ hỏa công, hỏa dược mà thủ thành, rồi vào triều tâu lại các việc cho Tuyên vương hay, Tuyên vương nghe nói thất kinh và trách:
-Việc này cũng tại Chung hậu, nếu hồi trước để ta giết nó, thì ngày nay đâu có tới việc như vậy, nay gian tặc tới công thành, Tề phủ có mưu chi lo cự địch chăng?
Yến Anh tâu rằng:
-Bây giờ phải sai Mao Toại tới Ngô bang cáo cấp cho nương nương hay và khiến chư tướng cố thủ thành trì, chớ cùng nó giao phong mà ngộ sự.
Tuyên vương khen phải, liền viết tờ lịch văn sai Mao Toại đi, còn Yến Anh bái từ Thiên tử, rồi tới trước triều môn, gặp Trang Mạnh tới hầu,
Yến Anh hỏi:
- Gia quyến người đã kiếm được nơi trù tất hay chưa?
Trang Mạnh thưa:
- Đã.
Yến Anh nói:
-Người phải đi tuần tra trong thành nội, phải cho tiểu tâm cẩn thận đề phòng, như ngươi bắt đặng Ngô Khởi lập công, thì lão sẽ tương công tâu cùng Thiên tử.
Trang Mạnh vâng lịnh lui ra, vừa đi vừa nghĩ rằng: Ta đã nghe nói thằng lùn khôn lắm không dè nó cũng như ta, nó biểu ta đi tuần tra, trong mình ta đã có gian kế sẵn, vậy để ta thông tin cùng Ngô tặc, sẽ phóng hỏa mà đoạt thành. Trang Mạnh tính rồi về nhà làm y theo kế.
Còn Ngô Khởi ở ngoài thấy trời đã tối, phân binh mai phục bốn cửa thành xong rồi, bèn ngó lên trên Vọng địch lầu thì thấy cuồng phong đại tác. Gió đâu thổi đến thiệt là hung ác, làm cho cây ngả nhà bay. Trang Mạnh ở trong khi ấy ra tay, đem đồ hỏa dược tới nơi Địch lầu mà phóng hỏa.
Tăm tối đôi khi hắc dạ, khiến dân mang họa liên can, gió càng to ngọn lửa càng cao, bốn cửa thành đều bị cháy. Ngô Khởi thấy trong thành lửa đỏ, đốc binh áp đến đánh vào, Đông, Tây, Nam, Bắc cũng đều một lượt. Tăng Tú thời y lịnh thẳng tới hoàng thành vào tìm bắt Tuyên vương thiên tử, còn Yến Anh, Tô Tần và Tề Trinh, Tề Phụng thấy tư bề lửa đỏ, bèn dắt nhau chạy vào nội điện mà báo cho Tuyên vương hay cùng truyền đóng chặt các cửa cấm môn, sai quân sĩ canh phòng nghiêm ngặt.
Vì đêm đó trời sanh gió dữ nên vợ chồng Tuyên vương cũng chưa an giấc, nghe cung nga nói lửa cháy tứ bề, vợ chồng dắt nhau ra xem tường tự sự. Kế thấy Yến Anh và các tướng chạy tới tâu rằng:
- Ngô Khởi lén sai người vào thành phóng hỏa, thành Lâm Tri nó đã đoạt hết rồi, xin Thiên Tử kiếm thế tháo lui, rồi sẽ kiếm mưu khôi phục.
Tuyên vương nghe nói quýnh ruột, bèn hỏi:
-Tề phủ bảo trẫm trốn tại chỗ nào bây giờ?
Khi ấy Trịnh bắc cung nói rằng:
- Lúc Quốc mẫu lâm thành có để lại cho hiền khanh một phong giản thiếp, dặn khi nào lâm việc, hãy mở ra mà xem, bây giờ khanh để đâu không mở ra mà trợ cơn nguy cấp?
Yến Anh nghe nói bèn thò tay vào túi lấy phong thơ mở ra, thấy có mấy lời như vầy:
\"Ai gia có một cái giỏ, đã giao cho Trịnh Bắc cung, như ngồi vào trong giỏ ấy, tức thì có thần minh bảo hộ đưa về tới Thương Sơn ẩn tàng, ấy là một vị cứu tinh. Ngô Khởi tới phóng hỏa đoạt thành thì xin Thiên tử phải làm y như kế \".
Yến Anh xem rồi cả mừng, hai tay đưa lên cho Tuyên vương xem. Tuyên vương xem rồi kêu Trịnh bắc cung mà hỏi:
- Quốc mẫu có nói một cái kinh khuông đã giao cho khanh bây giờ ở đâu?
Trịnh Ngọc Thiền nghe vua hỏi, liền vội khiến tỳ nữ vào lấy giỏ đem ra, Tuyên vương nghe nói lấy làm kỳ và không biết tính làm sao ngồi đặng hai người, bèn rơi lụy nói với Bắc cung:
-Nay trẫm đã có phương cứu tử, còn ái khanh bỏ lại trong dạ trẫm không đành.
Ngọc Thiền liền tâu:
- Khi trước Quốc mẫu có nói thiếp phải có một ngày tai kiếp, nên đã cho mấy món bửu bối để hộ mình, xin Chúa thượng hãy dứt tình, mà bảo toàn thánh thể.
Khi Tuyên vương đương còn bịn rịnh, chưa nỡ dứt tình, kế thấy cung nữ chạy nhào tới khóc than rằng:
-Tặc binh công thành rất gấp, xin Thiên tử cứu chúng nô tỳ.
Tuyên vương lại thêm rơi lụy dầm dề và an ủi thị thần cung nữ. Yến Anh khi ấy bước tới tâu rằng:
-Xin chúa thượng đừng đem lòng quyến luyến, nếu đễ trễ nải ắt việc lớn không xong.
Tuyên vương chẳng biết liệu làm sao, bèn van vái cùng tiên vương tông tổ xin bảo hộ cho qua khỏi lúc ách nạn. Vái rồi tay lại phân tay, nhắm mắt lại bước vào trong giỏ. Tức thì nổi lên một trận gió, hào quang năm sắc rỡ ràng linh thần bảo giá qua phía Tây Nam, bay đến núi Thương Sơn tị nạn.
Còn Ngọc Thiện thấy cái giỏ bị gió thổi bay Tuyên vương đi mất thì liền gieo mình vào trụ đá mà liều thân, thời may có cung nữ đứng gần chạy tới cứu giá, Yến Anh mới tâu rằng:
-Nay Thiên tử đã có cứu tinh đưa đi lánh nạn, xin nuơng nương hãy bảo trọng mình vàng, chờ cho Quốc mẫu bình đặng Ngô bang, sẽ có ngày phục thù huyết hận.
Ngọc Thiền bèn lau nước mắt nghe theo lời, cung nữ liền dẫn ra hậu viện, kiếm một chỗ thanh vắng mà dưỡng nuôi căn bịnh.
Kế đó Yến Anh sắp đặt sau trước xong rồi, mới đi tới ngọ môn thấy Tề Phụng bắt được một tướng giặc, trói thúc ké lại đương dẫn vào. Yến Anh hỏi:
-Người đó là ai?
Tề Phụng bèn thuật lại rằng:
-Tướng giặc tên là Tăng Tú, đem binh tới công phá cấm thành, mạt tướng bắt được nó đây, xin đem tới triều môn chấp pháp.
Hai người vừa đi vừa nói, lại gặp Tề Trinh với Tô Tần, Yến Anh bèn thuật chuyện. Tuyên vương đã ngồi trong kinh khuông lánh nạn rồi, ai nấy thảy đều mừng. Kế giây lát trời vừa hửng sáng, Yến Anh ngó thấy binh Ngô Khởi điệp điệp trùng trùng, chẳng khác như kiến cỏ, liệu bề cự địch không lại, phải tính kế mà cứu lấy dân lành, mới ngồi thương nghị với mấy anh em, phải dùng mưu trá hàng đợi thời khôi phục. Tô Tần khen phải, bốn người dắt nhau tới trước ngọ môn, dựng một cây cờ trắng, kêu chúng tướng bảo trở về thông báo. Lúc đó Ngô Khởi còn đang đốc binh công phá, thấy tiểu hiệu chạy tới báo:
-Trong cấm thành đã dựng cờ đầu hàng, xin Soái gia hạ lịnh.
Ngô Khởi cả mừng, liền truyền quân dừng tay lại. Giây lát thấy Yến Anh tay cầm cờ đi tới, sau lưng theo có bốn năm người, đến trước đầu ngựa quỳ thưa rằng:
-Lão phu tình nguyện đầu hàng, xin Phò mã ra ơn bất sát.
Ngô Khởi rất đẹp dạ và nói rằng:
- Như Tề phủ đã chịu hàng thì ta tạm lui binh mà cứu hỏa.
Yến Anh bèn biểu Tề Phụng, Tề Trinh mở cửa điện Kim loan rước Ngô Khởi vào. Ngô Khởi vào tới giữa điện, không thấy ai hết, bèn hỏi:
-Tề tuyên vương ở đâu mà bổn soái không thấy mặt?
Yến Anh thưa:
- Lúc Tuyên vương thấy thành Lâm Tri đã phá, không biết chạy đi ở phương nào, hoặc là gieo mình xuống giếng sâu hay là tự vận dưới sông không biết, chúng tôi chẳng thấy hình thấy dạng, nên phải dắt nhau ra đầu hàng.
Ngô Khởi bèn nghĩ thầm, Hồ tiên ông có nói: Ta có phận đế vương, lời ấy nay chắc là quả thiệt. Nghĩ rồi nói rằng:
-Từ lúc Sở binh sát hại, bổn soái có đi tới núi Cửu Lý Sơn gặp Hồ Ông đại tiên, đem trận đồ giao cho bổn soái, lại biểu đi tìm cho đặng Hạ Quốc mẫu cùng nhau đem binh tới công phá Lâm Tri, Tuyên vương lúc ấy phải tự tận quy tâm, thời ngôi cửu ngũ về tay bổn soái. Nay như vầy thiệt là quả có, lời tiên ông dạy đó không sai, bây giờ Tề phủ đã quy thuận với Cô gia, thì sẽ cùng ta dự chuyện Quốc chánh.
Yến Anh thưa:
- Nay bệ hạ muốn lên ngôi cửu ngũ, thì phải sắp đặt sửa sang như vầy, mới được cửu tràng cơ nghiệp ngàn năm bền vững.
Ngô Khởi nói:
-Tề phủ đã sẵn lòng chỉ biểu, Cô gia nhất định thi hành.
Yến Anh bèn nói nhỏ với Ngô Khởi, Ngô Khởi vui mừng quá đỗi, bèn thâu nạp hàng biểu và xuất bảng an dân, lại sai ít vị thân quân về Thanh Châu mà rước Nghinh Xuân Quốc mẫu. Ngô Khởi lại truyền nội thần dọn tiệc, đặng thưởng Yến công thần. Cách ít ngày quân thám thính vào báo:
- Hạ nương nương đã gần tới, cách hoàng thành chừng ba chục dặm.
Ngô Khởi cả mừng liền đem văn võ bá quan ra khỏi thành Lâm Tri nghinh tiếp. Giây lát Hạ Nghinh Xuân đi tới triều môn, thẳng đến Chiêu Dương cung. Thái sư Diên Quảng cũng mừng rỡ vô cùng, thế nữ đều ra bái yết, Nghinh Xuân vào ngồi giữa chánh cung rồi, bèn hỏi:
- Trịnh Ngọc Thiền bây giờ ở đâu?
Cung nữ tâu rằng:
- Lúc thành Lâm Tri đã bị phá, Trịnh Bắc cung liền đập đầu vào trụ đá mà liều mình, chúng tôi xúm lại cứu tử, đem ra hậu hoa viên đang dưỡng bịnh.
Nghinh Xuân nói:
- Con tiện tỳ! Lúc trước nó ỷ thế Chung hậu mà khinh biệt Ai gia, nay hãy bắt nó ra đây, đặng ta sẽ đền ơn cho nó.
Cung nữ vâng lịnh lui ra, kế thấy Ngô Khởi với Yến Anh vào hầu. Nghinh Xuân cho ngồi nơi cẩm đôn, rồi hỏi:
- Hai khanh vào đây có chuyện chi nghị sự chăng?
Ngô Khởi tâu rằng:
- Nay Tuyên vương đã tự tận, trong nước không lẽ không vua. Yến Anh với triều thần đều quy thuận rồi, nương nương phải tính làm sao mà cầm quyền thiên hạ. Còn một nỗi Thái sư còn đó, tôi còn lắm sự nghi ngại trong lòng, xin nương nương phải tính cho xong, rồi sẽ hưng binh đi bắt Chung Vô Diệm.
Hạ Nghinh Xuân lại hỏi Yến Anh rằng:
-Tề phủ cao kiến thể nào, xin hãy phân qua cho Ai gia rõ?
Yến Anh liền quỳ xuống tâu rằng:
- Nương nương vẫn biết lão thần là người cang trực thì xin xá tội mới dám tâu, như nay Nương nương muốn bảo thủ giang san thì phải chém Quốc trượng và Trang Mạnh mới an lòng, rồi tôn Ngô phò mã lên ngôi quân chủ, còn nương nương đã có sẵn nữ trung Nghiêu Thuấn, tà mưu, như Chung hậu có đem binh về phục thù thì chẳng làm chi nổi.
Nghinh Xuân nói:
- Lời tiên sinh thiệt cao kiến, Ai gia phải mau thi hành.
Yến Anh nghĩ biết mình đã đánh trúng tim đen rồi, nên lại tâu thêm:
- Nương nương thanh xuân còn nhỏ, không tội chi mà biếm về nhà, có câu rằng: Bạch nhựt mạc nhân qua, ngậm ngùi chữ thanh xuân bất ái. Như nay, cơ hội phải tùy theo cơ hội, mau lập bảng chiêu phu mà định phối với Ngô quân, cùng nhau gìn giữ giang san, mà chung hưởng vinh hoa phú quý.
Hạ Nghinh Xuân nói:
- Việc đó để Ai gia thương nghị, kẻo sợ khi ngoại bang chê cười.
Ngô Khởi nói rằng:
- Chung Vô Diệm thưở trước, lên Túy Bình Sơn lập bảng chiêu phu, thâu Lỗ, Lương hai nước bạc vàng, việc ấy ai lại không biết, rồi sau cũng trở về với Tuyên vương phối hiệp, nào ai có biếm nhẽ chê cười, vậy xin Quốc mẫu mau tính xong một bề, kẻo trễ nải quốc gia đại sự.
Nghinh Xuân nói:
- Quốc trượng có công sanh dưỡng, tới nay tuổi tác đã già, nếu đem ra xử đại hình trong lòng thiệt cảm thương chẳng nỡ.
Ngô Khởi nói:
- Nếu mà Quốc mẫu từ tâm bất nhẫn, thì việc ấy cũng chẳng nên làm.
Nghinh Xuân nói:
- Không phải, lúc ở Thanh Châu, Ai gia đã có nói đưa rượu độc ban cho Thái sư mà thôi, vậy phiền cùng Tề phủ dự mưu, Ai gia nhường lại cho Ái khanh hạ thủ.
Đương lúc bàn luận với nhau, kế thấy cung nữ vào tâu rằng:
-Trịnh Bắc cung đã gần chết, xin nương nương phân xử lẽ nào?
Yến Anh nghe nói kinh hồn, liền bước ra tâu rằng:
- Xin Quốc mẫu hãy lo đại sự và tha cho Bắc cung khỏi chết một phen.
Ngô Khởi cũng khen phải, Nghinh Xuân mới nhậm lời hai người liền tạ ơn lui ra, Tề Phụng và Tô Tần, Yến Anh cùng nhau đều mừng rỡ. Lúc ấy Ngô Khởi về dinh, còn Yến Anh, Tô Tần và mấy người kia về tới tướng phủ, xúm lại hỏi han về việc sau, Yến Anh nói:
- Qua được một trăm ngày, thì tai kiếp mới khỏi. Còn Chung hậu ở nơi Giới bài quan bị khổn, chừng khải hoàn mới trừ được gian thần (ấy là việc sau).
Nói về Hạ Nghinh Xuân rạng ngày sau lâm triều, bá quan triều bái xong rồi, Nghinh Xuân giáng chỉ phong Yến Anh làm Á phụ, Tô Tần làm Hộ quốc phó tướng, Tề Trinh, Tề Phụng làm Tả hữu tướng quân, còn Ngô Trung thì làm nguyên soái, trấn thủ tại Thanh Châu và văn võ bá quan đều thọ phong lên chức hết.
Các quan tạ ơn xong rồi, Nghinh Xuân truyền Ngự lân quân bắt Trang Mạnh đem ra xử trảm. Trang Mạnh kêu rằng:
-Oan tôi lắm! Oan tôi lắm!
Nghinh Xuân bèn nói:
-Thành Lâm Tri bá tánh không tội gì mà bị hỏa tai như vậy mà còn kêu nài, tội ấy đã đáng phân thây muôn đoạn.
Trang Mạnh tâu:
-Tại Ngô nguyên nhung biểu tôi làm nội ứng, phóng hỏa công thâu đoạt Lâm Tri, ấy là tại ai gây sự chớ nào phải tội tôi?
Ngô Khởi nạt lớn nói rằng:
- Gian tặc, mi đừng có miệng lưỡi, ta biểu mi hồi nào? Hãy chịu chết đi cho mau, đừng nói thêm.
Quân ngự lâm vâng lịnh, xốc Trang Mạnh ra trước pháp trường bầm thây tan xác và bêu đầu thị chúng. Còn Nghinh Xuân lại mời Diên Quảng lên kim loan điện dự tiệc hân hoan. Ngô Khởi rót rượu độc đưa dâng, Diên Quảng uống rồi nhào liền tại đó. Nghinh Xuân truyền đem thi hài ra tẩn liệm, kế đó nhường ngôi vua cho Ngô Khởi, lui vào hậu cung.
Còn Ngô Khởi qua bên thiên cung, thay y đổi phục mặc áo huỳnh bào, đội mão cửu long, ra truớc Kim loan điện, lên ngôi Hoàng đế, cải hiệu nước là Hậu Châu, xưng mình là Anh Liệt vương các quan thảy đều tung hô. Kế đó thấy Huỳnh môn quan vào tâu:
- Có một ông già đầu bạc, đến xin yến kiến hoàng gia.
Ngô Khởi nghe nói thì đã biết Hồ ông liền bước xuống long tọa, ra thỉnh vào Kim loan điện, quỳ xuống thưa rằng:
-Đệ tử không hay Tiên trưởng giá lâm, xin Tôn sư thứ tội.
Nói rồi truyền bãi triều, mời Hồ ông ra sau hậu cung đàm đạo. Thầy trò phân tân chủ ngồi, rồi Ngô Khởi mới nói:
- Đệ tử nhớ lời thầy chỉ bảo, qua Thanh Châu kiếm được Hạ Nghinh Xuân, tới Lâm Tri thâu đoạn thành trì, ngôi đại báu chín lần cam tạc đá ghi vàng, xin tôn sư đoái xét lòng thương dạy bảo việc ngày sau sẽ tới.
Hồ Ông nói rằng:
- Bần đạo tới đây là vì chuyện ấy, vì có câu: Nhân vô viễn lự tất hữu cận ưu, tuy nay là đệ tử đã lên được ngôi rồng, còn e một nỗi Vô Diệm sẵn lòng báo oán. Vậy để bần đạo lập Cô lâu trận, đặng giúp cho đệ tử một thuở nên công.
Ngô Khởi cúi đầu tạ ơn, rồi sai quân dọn tiệc chạy ra đãi. Qua ngày sau Ngô Khởi lâm triều, bá quan triều bái xong rồi, truyền nội thần vào mời Hồ Ông ra. HỒ Ông thăng điện thi lễ xong rồi nói rằng:
- Bây giờ muốn lập Cô lâu trận thì phải tới ngoài nam môn lập một cái đàn, triệu linh thần và nhóm các cô hồn đến, mới trừ đặng Chung Vô Diệm.
Ngô Khởi liền sai ngự lâm quân ra trước nam môn, đắp một cái đàn, rồi hai thầy trò lên ngựa, thẳng tới cửa Nam, bá quan cũng đồng theo hộ giá.
Khi đến nơi, quân đã làm xong các việc. Hồ Ông nói với Ngô Khởi, biểu truyền lịnh cho bá quan lui về. Triều thần ai nấy đều thảnh thơi trở lại nhà an nghỉ. Khi ấy Hồ Tiên Ông thò tay vào túi, lấy ra một cây Bã hồn phan, niệm ít tiếng làm xàm, tức thì thấy thiên ám địa hôn, cát bay cây ngã, gió thổi đùng đùng đưa cô hồn bay tới trước đài thỉnh lịnh. Hồ tiên ông mới truyền rằng:
-Nay bần đạo lập Cô lâu trận, quyết trừ cho được Chung nương nương vì nó ỷ thế thị cường phá hại trong mười hai nước, bây giờ các vị cô hồn, hãy nghe ta dặn: Chừng nào Chung Vô Diệm sát đáo thì phải dẫn nó vào giữa đàn, chớ cho tẩu thoát.
Chúng cô hồn đều vâng lịnh, rồi y theo phương hướng vào giữ gìn. Hồ tiên ông lại nói với Ngô Khởi rằng:
- Hiền đồ hãy về thành mà thao luyện quân sĩ, để mặc bần đạo ở đây thỉnh thêm các vị tiên, cùng nhau ra sức một phen, giúp đồ đệ dựng nên cơ nghiệp.
Ngô Khởi tạ ơn lui về thành. Hồ tiên ông đưa đón rồi cầm cây Bã hồn phan diêu động và niệm ít tiếng chân ngôn, thấy tới năm vị uổng tử cô hồn, một là Trương Phi, hai là Yến Bình, ba là Hồng tiên nữ, bốn là Thể Hà, năm là Lỗ Lâm công chúa nước Ngô, năm người đều tới ra mắt tiên ông, Hồ tiên ông mới dặn rằng:
- Năm vị phải ở đây giữ năm cửa, đặng cho bần đạo trả thù cho.
Năm người vâng mạng chia nhau ra đi trấn thủ năm bên (Nguyên năm người ấy cũng đều bị Chung hậu mà chết, nên nay Hồ tiên ông đòi đến cho chúng nó phục thù).
Đây nhắc về Chung hậu hưng binh qua đánh nước Ngô, tới Giới Bài Quan hạ trại, xảy thấy quân thám tử vào báo rằng:
- Xuân vương đã trá bại, dẫn binh hai nước đã về tới đây.
Chung hậu cả mừng, truyền cho Xuân vương vào yết kiến, rồi lại kêu Bắc Lộ vương là Khổng Đại tới bảo rằng:
- Ngày mai giờ Ngọ hội chiến trong núi Lai Vô, Vương nhi hãy dẫn năm muôn tinh binh và đem những đồ hỏa dược theo cùng, chia ra bốn đạo ở trong rừng mà mai phục, đoán đừng cho hai nước thối binh lại, ấy là công đệ nhất của vương nhi.
Khổng Đại vâng lịnh ra đi. Chung hậu xảy thấy trận gió rất kỳ dị, làm cho thiên hôn địa ám, lại giữa không trung nào lộn hai con rồng, giây lâu lại hiện ra một cặp gươm Hồng Nghệ, liệng lại liệng qua trên báu trướng. Hộ vệ thảy đều kinh hoảng không biết là điềm gì.
Lúc ấy cũng may, nhằm lúc lão mẫu Lê San ở trên động nghe huyết trái tim máy máy, bèn lần tay làm quẻ, biết Mão Đoan tinh có nạn dưới phàm trần, nên kêu Bạch Liên Thánh mẫu mà nói rằng:
-Thầy trò ta phải mau mau đi tới ải Giới bài mà cứu Lâm Tri Quốc mẫu.
Nói dứt lời, Bạch Liên lấy những đồ bửu bối rồi đằng vân bay theo Thánh mẫu qua phía Đông. Khi đến nơi, thấy hai cây gươm còn đang nhào lộn trên không, Thánh mẫu lấy một món bửu bối liệng ra, liền hóa một con chim đại bàng bay tới xớt cặp gươm vào mỏ mà bay luôn về động. Khi ấy Thánh mẫu bèn giáng hạ, kêu Chung hậu mà nói rằng:
- Vì hồi trước Đàm thành mưa huyết, đệ tử làm chết mất mẹ con Trập Long công, nên mấy năm nay thù oán chưa xong, bây giờ nó muốn thừa cơ hội này đặng báo oán. Bởi vậy nên thầy phải tới đây cứu nạn, đã sai chim đại bàng cắp nó mà bay về động rồi, bây giờ con hãy lo đại chiến ngày mai, ấy là ngày Đạo tông tận mạng. Còn một nỗi Nghinh Xuân gây ra thù oán, thành Lâm Tri phá tan sanh linh, trận Cô lâu ấy lợi hại chẳng vừa, hiền đồ phải chủ tâm giữ gìn cho cẩn thận, thôi thầy trò đến khi ấy lại gặp nhau.
Chung hậu nghe nói khấu đầu quỳ lạy tạ ơn Tôn sư Thánh mẫu. Lê San thánh mẫu dặn rồi cùng với Bạch Liên thánh mẫu đằng vân về động.
Còn Chung hậu khi thấy Thánh mẫu với Bạch Liên đằng vân bay xa rồi, bèn kêu năm vị vương tức tới phân binh làm năm đạo, dùng theo năm sắc cờ màu, tới mai phục nơi núi Lai Vô, lại kêu Điền Nguyên mà bảo rằng:
-Vương nhi lãnh năm ngàn binh cường tráng, mỗi người giắt một cái lông trắng trên đầu, tới canh ba áp vào cướp dinh Ngô và dẫn Đạo Tông thẳng lên trên núi, dầu có Trương Xa hậu tập, con cũng đừng rúng động nao lòng, vì Ai gia sẽ có kế điều binh trừ loài yêu đạo.
Các tướng vâng lịnh lui ra đều làm như kế.
Kế đó thấy quân kỳ bài vào tâu rằng:
-Có Mao Toại đưa biểu văn cáo cấp, xin vào ra mắt nương nương.
Chung hậu truyền chỉ cho vào, Mao Toại tới trước nhung trước triều bái xong rồi, dâng tờ biểu chương lên, Chung hậu chẳng hề xem tới, bèn ngẫm nghĩ giây lâu rồi nói rằng:
-Số trời đã định, thành Lâm Tri có một trăm ngày họa tai. Ai gia đã có cẩm nang để lại cho Tề phủ rồi, sẽ có kế cứu Thiên tử với Trịnh Bắc cung khỏi nạn, song còn e nỗi Nghinh Xuân nó dạ độc, bây giờ có một hoàn thuốc tiên đơn, uống nó một trăm ngày không đói. Thôi ngươi hãy trở về cho gấp, đưa thuốc này cho Trịnh Bắc cung.
Mao Toại liền lãnh lấy linh đơn, bái từ trở về Lâm Tri tức tốc. Chung hậu lại truyền cho ngũ đinh binh mã đầu canh tư ăn cơm, qua canh năm nghe pháo hiệu thì khởi hành, các tướng vâng lịnh ân cần, sắp đặt rồi thì trời đã tối.
Đây nhắc lại khi Tuyên vương ngồi vào giỏ, thấy hào quang chói lòa mắt, gió thổi mát tai, chẳng bao lâu đã thấy cỏ cây, kế giây lát giỏ đã tới đất, đầy trời một đám rừng dâu, ngẫm nghĩ lại gật đầu, giống như chỗ gặp Chung Thái Sơn hồi trước. Trong bụng hãy còn thao thức, kế thấy một ông già đầu bạc như bông đi tới nói rằng:
-Ta chào Tự Tại chơn long! Ta thiệt là Kim Tinh hạ giáng vì có lời Mao Đoan Tinh phụng thỉnh, nên ta phải tới đây mà cứu người, xin hãy ở đây cho mãn trăm ngày, rồi Chung hậu sẽ tới nơi mà rước giá.
Tuyên vương cả mừng và đáp rằng:
-Quả nhơn thiệt là đức bạc, dám phiền đến Thiên thượng đại tiên, xin cứu cho đặng chữ vẹn tuyền, xuân thu tôi sẽ ơn đên quý tế.
Kim tinh nói:
-Xin Tự Tại chơn long chớ trễ, hãy đi theo cùng ta cho mau.
Nói rồi dẫn Tuyên vương đi vừa một đỗi xa xa, Kim Tinh tay thời xách giỏ còn một tay chỉ giữa vườn dâu nói rằng:
-Tự Tại chơn long có biết chỗ này là chỗ gì hay chăng?
Tuyên vương đáp rằng:
-Chỗ này quả nhân không rõ, xin tiên ông phân tỏ trước sau.
Kim Tinh vừa cười vừa nói:
-Chỗ này Thiên tử sao không nhớ, ấy là chỗ năm trước gặp Chung nương nương đề bài ở dưới u lâm, có Tề phủ Yến Anh theo dõi.
Tuyên vương nói:
-Vì tôi tới đây có một lượt, nay đã lâu ngày nên cũng phải quên, vậy thời chỗ này thật là địa điện Thương Sơn, là chỗ trẫm gặp Chiêu Dương chánh hậu.
Hai người vừa đi vừa nói, phút đâu đã tới động Tam Lâm. Kim Tinh lấy tay chỉ phép thần thông, cửa động liền mở ra hai cánh, Thái Bạch Kim Tinh đi trước, Tề Tuyên vương cũng cứ theo sau, tới nơi thấy cung điện lầu đài, thật là chỗ thần tiên cảnh giới. Kim Tinh nói:
-Xin Thiên tử hãy ra đây an dưỡng, như có đói khát thời có người cơm nước dâng liền.
Nói rồi buớc chân trở ra, làm phép bế cửa động lại, rồi thổi lên cuồng phong một trận, thành ra một đám dâu khô (tới nay cổ tích hãy sờ sờ, đám cây dâu khô bây giờ còn đó). Kim Tinh lại bắt nhành dâu xuống mà treo cái giỏ lên rồi hóa tường vân mà bay về trời an nghỉ.
Nói về Chung hậu dẫn binh đi tới dưới chân núi Lai Vô, liền thấy Điền Nguyên nghinh tiếp và tâu các việc đã dẫn dụ hai nước vào trong núi rồi. Chung hậu cả mừng và phán rằng:
-Ngày nay Ai gia xuất trận, Vương nhi ở nhà mà khán thủ dinh phong, hễ thấy trong núi có ngọn lửa thẳng xông, là Ai gia đã trừ xong yêu đạo, Vương nhi phải mau mau thâu binh bạt trại, hãy trở lại Lâm Tri cho gấp, chớ nên cùng nghịch giao chinh, đợi Ai gia trở về rồi sẽ có mưu định liệu.
Điền Nguyên vâng lệnh bái tạ lui ra rồi Chung hậu dẫn binh thẳng lên trên núi.
- Phò mã thật có đế vương phước phận, sao không qua Thanh Châu mà kiếm Hạ Nghinh Xuân, cuốn binh thơ này đủ các thứ trận đồ, ta cho ngươi lập nên cơ nghiệp.
Ngô Khởi tiếp lấy cuốn binh thơ, rồi thấy trận gió thổi qua, thì Hồ tiên ông đã bay đâu mất. Ngô Khởi đứng giữa thinh không bái tạ, xem binh thơ mà ngớ ngẩn tâm thần, vùng vằng chưa nỡ dời chân, sanh ra một kế thoát thân mới đặng. Lúc đó vừa đi vừa nghĩ, đã tới quán trọ vào ăn uống nghỉ ngơi. Rồi đó Ngô Khởi cậy chủ quán sắm sửa cho một bộ đồ đạo trang, mặc vào rồi giả làm thầy du phương quái mạng (là thầy coi tướng coi quẻ). Ngô Khởi bèn tạ từ chủ quán mà thẳng qua Thanh Châu.
Đi được ít ngày, thì đã tới Thanh Châu phủ, xem thấy lâu đài cao vọi, bốn phía tường vách chạm nguy nga, trong ngoài có đông đảo người ta, liền bước tới xem tường chung thủy. Khi Ngô Khởi tới đó, thấy nơi cửa thành treo tấm bảng văn, đề mấy lời như vầy:
\"Tề Tuyên vương sắc dụ, cho quân dân ai nấy rõ hay có gian tặc là Ngô Khởi ở dạ chẳng ngay, hiệp năm nước tới vây Hỗn Hải, Chung hậu đã trừ an mối họa, còn Ngô Khởi phải bắt nó mới xong, như ai biết tin nó ở đâu, mau lập tức tới báo quan, thời đặng thưởng ngàn vàng, bằng bắt đưa tới nạp cho quan, thời phong cho làm quan cả họ \".
Ngô Khởi xem rồi thất kinh và nghĩ rằng may nhờ có dịch phủ cải trang, bằng không thì đã bị bắt. Nghĩ rồi bèn bỏ đi một đỗi xa xa, sau lưng nghe có tiếng người kêu:
- Bớ ân chủ!
Ngô Khởi lắng tai tỏ rõ, nghe hai chữ ân chủ thì trong bụng mới vững được bảy tám phần, bèn đi ra chỗ vắng, Ngô Khởi mới dám dừng chân lại. Gặp mặt, hai người han hỏi mới biết là cực bộc Ngô Trung, cùng nhau vui vẻ mười phần. Ngô Trung mới phân trần sau trước rằng:
-Từ lúc hội hoa đăng gây họa, tiểu bộc xiêu lạc tới Thanh Châu, vào làm gia bộc cho Hạ Thái Sư, nhờ Hạ quốc mẫu đãi tôi ra người trưởng thượng, người cho đi coi ruộng, quyền hành cai quản, thường ngày lai vãng trong chốn hương thôn, nay thời may lại gặp được chủ, ấy cũng là tam sanh hữu hạnh. Ngô Khởi nói:
- Cũng vì Sở bang binh bại nên mới bị xiêu lạc tới giờ, nay lại gặp Hồ tiên ông giữa ban ngày, dạy ta qua đây mà tìm Hạ thị.
Ngô Trung nói:
-Xin mời ân chủ về trong điền trang an nghỉ, để mai tôi thông báo với Thái sư cho người hay. Nguyên từ khi Thái Sư bị biếm tới nay, lòng oán ức, hàng ngày muốn trả thù bởi vậy cho nên liên kết cùng quân cường khấu, để chờ ngày công hãm Lâm Tri, thời may nhân dịp Chung hậu đi công phạt nước Ngô, trong triều đã không ai là dũng tướng, vậy để tôi cùng Thái sư thương lượng coi thử ngài tính toán lẽ nào?
Ngô Khởi nghe nói cả mừng, thầy trò dắt nhau về trong điền trang an nghỉ. Rạng ngày Ngô Trung từ biệt Ngô Khởi mà trở về phủ Thái sư, lúc về tới, thấy Diên Quảng còn ngồi đàm luận, tả hữu đều là người tâm phúc với nhau, Ngô Trung liền tới trước khấu đầu tỏ các việc trước sau sự gặp Ngô Khởi. Thái sư lòng càng hoan hỉ, biểu mau mau về thỉnh Ngô tướng quân, Ngô Trung lật đật trở lại thuật hết các lời, thầy trò đồng mừng rỡ mới cùng nhau dắt tới phủ Hạ thị.
Khi Thái sư hay tin Ngô Khởi tới, thì vội vàng ra giữa trung đường, tỏ lời niềm nỡ, ân cần tiếp rước. Gặp mặt cùng nhau thi lễ, hai bên phân ngôi chủ khách cùng ngồi. Hạ thái sư vồn vã hỏi rằng:
-Từ khi cách mặt Ngô tướng quân, lão hàng ngày luống những khao khát. Vậy ta muốn làm sao cho phỉ tình mơ ước, nay gặp nhau được cũng là cơ hội tại trời, khi nên trời cũng chìu người, cho lão trả được oán thù mới đành dạ.
Ngô Khởi thưa:
- Như thái sư muốn trả thù con xủ phụ, thì phải chiêu binh mãi mã cho nhiều, hễ làm ra mà ngôn thuận lý hòa như vậy mới phục được lòng tướng sĩ.
Diên Quảng nói:
- Lương thảo cũng đã đầy đủ, anh hùng thời tiếp nạp cũng nhiều, ngặt một điều sơ xuất vô danh, lại câu Dĩ thần thí quân sao phải.
Ngô Khởi nói:
- Việc đó xin thái sư đừng có quản ngại, hãy mời Hạ tây cung ra đây mà luận việc binh cơ, mạt tướng sẽ có xảo kế bây giờ, làm cho các chư hầu cũng phải cuốn cờ xếp giáo.
(Vì Ngô Khởi là một người lanh lợi, muốn cho gặp mặt Hạ Nghinh Xuân phải dùng kế mà nói khích Hạ thái sư, nên Diên Quảng cũng nghe lời mà kêu con ra mắt).
Nói về Hạ Nghinh Xuân khi nghe cha vào nói có Ngô Khởi tới, nên mời ra nghị việc quân cơ, thì mừng thầm rằng: Tình nhân lại gặp tình nhân, mới biết chữ hữu duyên thiên lý năng tương ngộ (Chí lý thay!) Bèn sửa sang cung phục, chẳng khác như tiên ở Quảng Hàn, mùi hương gió thổi phất ngang, liền bước ra trước đại đường mà thi lễ.
Ngô Khởi thấy Hạ tây cung bước tới, bèn quỳ xuống mà lễ quân thần, Hạ nương nương đỡ dậy mời ngồi, mới phán hỏi một hai lời:
-Thái sư nay muốn trả thù Chung hậu, ái khanh có diệu kế cho xin tỏ bày, đặng Ai gia phục thù tiết hận.
Ngô Khởi thưa rằng:
- Việc đó Thái sư đã có nói , dĩ thần thí quân cũng khó lòng, bây giờ phải tính vầy mới xong, Nương nương hãy kể tội Chánh cung ra thập ác, còn sau phải để Tây cung danh dự, như vậy mới phục lòng dân, chừng tờ bản văn tỏ khắp xa gần thì ai cũng biết, Nuơng nương là khoan nhân đại độ.
Ngô Khởi nói rồi, lấy mắt mà ngó Hạ tây cung. Nghinh Xuân cũng hội ý, liếc qua liếc lại một đôi lần rồi nói:
-Tội Chung hậu kể sao cho xiết, ái khanh hãy tạm nghỉ lại đây mà bàn luận cho phân minh.
Nói rồi liền trở vào phòng, Ngô Khởi cũng lấy mắt đưa theo Hạ thị. Khi Nghinh Xuân vào phòng rồi, Diên Quảng bảo Ngô Trung thông tin cho các vị hào kiệt ba xứ hay đặng mà vào ra mắt Ngô Khởi.
Ngô Trung lãnh mạng lui ra, trong giây lát mấy vị đầu mục đều tới thi lễ. Diên Quảng nói:
- Bây giờ đây lương thảo có hơn hai mươi vạn, còn quân binh được bốn chục muôn, phò mã làm chủ Chánh tham mưu, như vậy mới thành đại sự.
Ngô Khởi nói:
- Mạt tuớng tài sơ học thiển, nhờ ơn Quốc trượng vun trồng, trong anh em ba xứ phải đồng lòng, tới ngày rằm tháng năm thời đại hưng binh mã.
Mấy chục đầu mục đều đáp:
- Chủ tuớng cứ theo phép quân mà điều khiển, anh em tôi phải vâng lịnh thi hành.
Ngô Khởi cả mừng, đứng dậy nói rằng:
-Xin anh em mau mau về núi tỏ cho các vị khác hay đạo binh Mông Sơn thì đi phía Tây, đạo binh Thái Sơn thì đi phía Bắc, phía Đông thì giao mặc Bổn soái, còn đạo binh Lương Sơn thì đi phía Nam, y lời hẹn đún giữa ngày rằm, nghe hiệu pháo thời hưng binh xuất trận. Nếu như Vô Diệm đem binh về cứu, thời anh e tôi khá hết lòng, quyết phen này thắng bại cho xong, mới rõ mặt anh hùng cái thế.
Các vị đầu mục ở ba xứ thảy đều vâng lịnh, ai lui về sơn trại nấy mà kiểm điểm binh mã, chờ tới ngày rằm tấn phát. Khi mấy tên đầu mục lui ra rồi, Ngô Khởi lại hỏi Diên Quảng rằng:
-Dám thưa Quốc trượng bây giờ binh mã trong phủ được bao nhiêu?
Diên Quảng đáp:
-Lão phu ba bốn hôm nay chiêu hiền nạp bạn, có được năm muôn dư, nhưng không dám để trong nhà, sai đi các chỗ thôn trang giả người làm ruộng.
Ngô Khởi bèn sai Ngô Trung tức tốc đi báo hết mấy chỗ thôn trại, biểu mấy tên đầu mục rạng ngày phải tới phủ cho mau. Ngô Trung lãnh mạng ra đi, Diên Quảng liền truyền cho gia đinh đưa y phục cho người ngồi yến ẩm với nhau. Ngô Khởi khi ấy ngồi ngẫm nghĩ giây lâu bèn sanh ra một kế, để đặng tư thông cùng Hạ thị. Ngô Khởi lúc này mới rót một chung rượu hai tay dâng lên cho Diên Quảng mà thưa rằng:
-Mạt tướng man ơn Quốc trượng, giao cho chấp chưởng binh quyền, chẳng bao lâu thời Tuyên vương với Chung hậu cũng phải tận số quy tiên, giang sơn ấy về tay Quốc trượng, oán thù nọ đã sẵn lòng báo phục, mà hiển vinh thêm rạng mặt với non sông, kính dâng ngự tửu ba chung, xin Quốc trượng đoái thương tình ngu hạ.
Diên Quảng là người thấp trí, tưởng khi Ngô Khởi nói đó thiệt lời, phình bụng ra uống một hơi mấy chung. Ngô Khởi lại theo khuyên ép Thái sư khi ấy đã say mèm, uống cho tới mặt trời chen lặn, Diên Quảng đã mê man bất tỉnh. Ngô Khởi mừng thầm trong bụng biết bao, quyết đêm nay cho thỏa chí tầm hoa, kế thấy hai đứa thị nữ bước ra mà thưa rằng:
- Nương nương có chỉ cho đòi Ngô phò mã, phải mau mau tới mà viết các đạo bản văn.
Ngô Khởi đứng dậy dời chân vào nội phòng mà ra mắt Hạ thị. Bốn mắt cùng nhau qua lại, đôi tình nhân như đã tỏ tường. Hạ Nghinh Xuân thấy chẳng có nghiêm đường, bèn dắt tay Ngô Khởi vào phòng dự tiệc. Thị nữ thảy đều biết ý, đem nhau bỏ đó mà đi ra xa. Nghinh Xuân thấy thị nữ đã bước ra, liền đứng dậy đóng phòng môn lại. Hai người cùng nhau than thở, mới kể hết từ khi cực khổ gian nan tưởng là thiên các nhứt phương, hay đâu lại gặp hoa xưa ong cũ. Hạ thị hàng lệ ứa, Ngô Khởi lấy khăn mà lau nước mắt cho tình nhân, cuộc phong lưu trăng gió gió trăng, thỏa tấm dạ mấy năm trời khao khát. Sự xuân tình kể sao cho xiết, sách có câu: Cửu hạn phùng cam võ.
Việc xong rồi lại trà rượu hân hoan. Ngô Khởi mới viết hết mười hàng thập ác, kể hết tội Chung nương nưong sau trước, viết xong rồi đưa cho Hạ thị xem và nói rằng:
-Trăm năm lòng lại dặn lòng sợ Thái sư tỉnh giấc thức dậy.
Hạ Nghinh Xuân nói:
- Như phò mã lòng còn nghi ngại, thời cho lão già một chung độc tửu cho rồi đời, sẽ cùng nhau cá nước sum vầy, chẳng sợ tới có ai câu thúc. (Lời Nghinh Xuân nói đó tuy là chưa ai biết, nhưng mà quỷ thần đã biên chép tới sau Chung hậu phá xong trận Cô lâu, bắt Nghinh Xuân phân thây muôn miếng. Ấy là việc sau).
Khi Ngô Khởi nghe Nghinh Xuân nói vậy, thời cùng mình đều rởn óc, đã hiểu người lang độc thú tâm, đành lòng đi hại chữ cốt nhục tình thâm mà vui vầy cuộc vân vô. Nghĩ rồi bèn trả lời rằng:
- Nương nương tính vậy cũng phải, bây giờ chưa dám ra tay, chờ cho bình được Lâm Tri rồi sẽ làm y như kế.
Nghinh Xuân gật đầu khen phải, rồi giỡn hớt cùng nhau, nỉ non đêm vắn tình dài, trôn ra ác đã rọi ngoài cửa hiên, Nghinh Xuân kịp gọi nữ tỳ đem dâng trà nước giải khát, rồi đó Ngô Khởi liền từ giã xin dời gót ngọc.
Khi Ngô Khởi từ giã rồi ra trước đại đường, thấy Diên Quảng còn nằm ngủ, bèn ghé lại bên tai kêu Quốc trượng ít tiếng. Diên Quảng giật mình thức dậy, thấy Ngô Khởi cầm xấp giấy đứng ở một bên, bèn nói rằng:
- Lão phu vì say quá chén, nên cam thất lễ với tướng quân.
Ngô Khởi nói:
- Tội Vô Diệm kể ra như vậy, xin Thái sư xem cho tỏ nguồn cơn.
Diên Quảng tiếp lấy xem kỹ một hồi, khen thầm Ngô Khởi là người văn võ toàn tài đại tướng. Khi hai người đang ngồi bàn luận, thấy có Ngô Trung đã dẫn hai mươi tên đầu mục tới truớc đại đường yết kiến. Ngô Khởi nói:
- Anh em đã đồng tâm hiệp lực, xin nghe lời mạt tướng phân trần, như mà lấy được thành trì Lâm Tri, thời anh em sẽ được ghi vào đài các, đã nhờ quân ân quốc lộc, sau lại thê tử ấm thê phong, anh em xin khá hết lòng ngàn thuở để danh trong trời đất.
Mấy tên đầu mục nghe nói đều mừng quýnh, bèn bước tới thưa rằng:
- Anh em tôi xin vâng mạng lịnh, dẫu cho da ngựa bọc thây cũng chẳng sờn.
Ngô Khởi nói:
- Bây giờ biến thành đội ngũ, binh quý tinh bất quý đa, đao thương giáp trụ phải cho sẵn sàng, tập luyện trận đồ cho tinh thục.
Mấy tên đầu mục vâng dạ lui ra, gài sổ bộ chia làm bốn toán. Binh cường tráng được chừng bốn vạn, còn binh trong phủ có được năm ngàn, đêm ngày luyện tập hân hoan, các cách trận đồ cũng đã thông thuộc. Cách ít ngày, Ngô Khởi sai Ngô Trung đòi bốn tên đầu mục tới truyền lịnh đầu canh ba thời sát nhập thành Thanh Châu, đoạt thành trì ấy mà là nơi đồn trú. Các tướng vâng lịnh sắm sửa chững chàng, chờ tới đầu canh ba thẳng tới thành Thanh Châu hỗn sát.
Nói về tướng giữ thành Thanh Châu tên là Trang Mạnh là em ruột Trang Bạo, đương lúc đàn ca rượu tiệc, vợ con hỷ lạc vui vầy, xảy thấy quân tiểu hiệu vào báo:
- Giặc ở đâu kéo tới, phá cửa thành sát nhập tung hoành.
Trang Mạnh nghe báo kinh hồn, liền nai nịt cầm chĩa ba lên ngựa. Vừa ra khỏi tướng phủ, thấy quân giặc đã lũ bảy chòm ba, thiệt đông vô số hằng hà. Trang Mạnh mới hươi chỉa xốc vào rước đánh. Bên kia, Ngô Khởi cầm thương lướt đánh, hai người đánh được mười hiệp có dư. Trang Mạnh thấy thế giục ngựa chạy mù, Ngô Khởi cũng buông cương theo đuổi bắt được Trang Mạnh. Kế thấy quân thủ hạ áp lại trói liền dẫn vào nam lao hạ ngục. Còn Ngô Khởi đi tới đâu giết người như kiến, suốt cả đêm Đông chinh Tây chiến tới rạng ngày xuất bảng an dân. Bèn sai quân về rước Hạ Nghinh Xuân cùng gia tiểu thái sư Quốc trượng. Khi ấy mới cải soái phủ đổi làm cung viện. Hạ Nghinh Xuân chấp chưởng triều cương, gia phong cho Ngô Khởi làm chức bác cửu Đại nguyên soái.
Còn Ngô Khởi lúc này thăng trướng, truyền quân vào nam lao dẫn Trang Mạnh ra hỏi rằng:
-Trang Mạnh! Mi bấy lâu nay đi phò con cẩu phụ, bây giờ bị ta bắt rồi có muốn sống hay không?
Trang Mạnh cúi đầu dạ dạ thưa rằng:
-Trăm lạy soái gia, loài sâu bọ hãy còn muốn sống, huống chi thân thể làm người, muôn ơn rộng lượng tha tội quyết một lòng đầu hàng quy thuận.
Ngô Khởi mừng nói rằng:
- Bổn soái cũng chẳng giết ngươi, nên mới cho đòi ra tận mặt, vậy ta sẽ phong cho ngươi làm chức tiền bộ Tiên phong tới Lâm Tri làm trong ứng ngoại hiệp.
Trang Mạnh cả mừng và thưa rằng:
- Mạt tướng đã mang ơn bất sát, tôi nguyện phen này đền ơn tri ngộ cho soái gia.
Ngô Khởi cả mừng, truyền quân mở trói cho Trang Mạnh rồi kêu lại một bên nói nhỏ: Phải làm như vầy, như vầy... Trang Mạnh vâng lời, trở về dinh thâu thập đồ hành lý và dắt vợ con thẳng tới thành Lâm Tri.
Khi Trang Mạnh đi rồi, Ngô Khởi liền truyền quân chánh ty đánh trống nhóm chúng tướng tới phân cắt cơ binh:
-Tôn Thiện thời đi thông tin với hào kiệt ở núi Thái Sơn, Lý Vinh đi thông báo với Động Mông Sơn, còn Hoa Cầm thì đi thông tin với Lương Sơn kế đó, khắc kỳ tới bữa rằm thì ba đạo binh phải tới bao vây thành Lâm Tri ba cửa, nếu thấy trong thành có lửa dậy, mau phá cửa mà xông vào.
Ba tướng đều lãnh mạng phân nhau đi ba nơi, Ngô Khởi lại lấy một cây lịnh tiễn, giao cho Tăng Tú và nói rằng:
-Tướng quân lãnh lấy bổn bộ binh này mà đi theo bổn soái, tới vây cửa phía Đông thành Lâm Tri, hễ thấy trong thành có ngọn lửa thẳng xông thời sáp nhập nội cung bắt cho đặng Tuyên vương ấy là công đệ nhất.
Tăng Tú lãnh mạng, Ngô Khởi lại biểu Ngô Trung mời Hạ Thái sư tới mà thưa rằng:
- Nay mạt tướng đi lập công Hỗn hải, xin Thái sư ở nhà bảo thủ Thanh châu, nhờ trời mọi việc cả xong rồi, tôi sẽ sai người về rước Thái sư cùng Quốc mẫu.
Diên Quảng mừng lắm và nói rằng:
- Cầu xin cho tướng quân kỳ khai đắc thắng, còn việc nhà để mặc lão phu.
Chẳng bao lâu đã tới ngày rằm. Ngô Khời bèn nhóm chúng tướng lại mà phát binh, chí thẳng thành Lâm Tri tấn phát, đi chẳng bao lâu, kế thấy quân trở lại báo rằng:
- Đây là địa phận làng Châu Thôn, cách thành Lâm Tri chừng ba chục dặm.
Ngô Khởi liền truyền đồn binh lại, kéo trại xây dinh. Kế thấy quân ba xứ cũng tề tựu tới tức thì áp ào vây chặt, thế chẳng khác như lưới bủa giăng khơi.
Còn bên Tề quân, thám quân hay được việc ấy, trở về báo với Yến Anh rằng:
- Ngô Khởi liên kết với Hạ Nginh Xuân đã đoạt thành Thanh Châu rồi. Trang Mạnh lại quy thuận đầu hàng nay đã kéo binh tới vây thành Lâm Tri nữa, việc nóng thiệt đà hơn lửa, xin Tề phủ tính kế mà thủ thành.
Yến Anh nghe báo đã biết trước, liền sai người mời Tô Tần tới đặng toan tính. Kế đó thấy quân vào báo nữa rằng:
- Có Trang Mạnh ở Thanh Châu về tới xin ra mắt Tề phủ bây giờ.
Yến Anh nói:
- Biểu nó vào đây.
Quân ra dẫn Trang Mạnh đến giữa sân. Trang Mạnh làm bộ khóc lóc nói rằng:
-Tội thần đương khi bất ý, nên làm cho nhục quốc vong thành, tôi muốn chết cũng đành, xin Tề phủ ra ân bất sát.
Yến Anh làm bộ như không hay không biết mới hỏi rằng:
- Thất thủ thành trì là tội nặng, theo phép nước thì chết đã có dư, vậy ta cũng nghĩ anh ngươi là Trang Bạo, vì nước mà liều mình nên ta cũng dung tình cho ngươi một tí, thôi hãy kiếm chỗ trí an gia quyến rồi tới đây đợi lịnh triều đình, như ngươi mà sát thối tặc binh, thì sẽ được tương công chiết tội.
Trang Mạnh lạy tạ lui ra, Yến Anh bèn truyền lịnh cho Tề Trinh, Tề Phụng, sắm sửa đồ hỏa công, hỏa dược mà thủ thành, rồi vào triều tâu lại các việc cho Tuyên vương hay, Tuyên vương nghe nói thất kinh và trách:
-Việc này cũng tại Chung hậu, nếu hồi trước để ta giết nó, thì ngày nay đâu có tới việc như vậy, nay gian tặc tới công thành, Tề phủ có mưu chi lo cự địch chăng?
Yến Anh tâu rằng:
-Bây giờ phải sai Mao Toại tới Ngô bang cáo cấp cho nương nương hay và khiến chư tướng cố thủ thành trì, chớ cùng nó giao phong mà ngộ sự.
Tuyên vương khen phải, liền viết tờ lịch văn sai Mao Toại đi, còn Yến Anh bái từ Thiên tử, rồi tới trước triều môn, gặp Trang Mạnh tới hầu,
Yến Anh hỏi:
- Gia quyến người đã kiếm được nơi trù tất hay chưa?
Trang Mạnh thưa:
- Đã.
Yến Anh nói:
-Người phải đi tuần tra trong thành nội, phải cho tiểu tâm cẩn thận đề phòng, như ngươi bắt đặng Ngô Khởi lập công, thì lão sẽ tương công tâu cùng Thiên tử.
Trang Mạnh vâng lịnh lui ra, vừa đi vừa nghĩ rằng: Ta đã nghe nói thằng lùn khôn lắm không dè nó cũng như ta, nó biểu ta đi tuần tra, trong mình ta đã có gian kế sẵn, vậy để ta thông tin cùng Ngô tặc, sẽ phóng hỏa mà đoạt thành. Trang Mạnh tính rồi về nhà làm y theo kế.
Còn Ngô Khởi ở ngoài thấy trời đã tối, phân binh mai phục bốn cửa thành xong rồi, bèn ngó lên trên Vọng địch lầu thì thấy cuồng phong đại tác. Gió đâu thổi đến thiệt là hung ác, làm cho cây ngả nhà bay. Trang Mạnh ở trong khi ấy ra tay, đem đồ hỏa dược tới nơi Địch lầu mà phóng hỏa.
Tăm tối đôi khi hắc dạ, khiến dân mang họa liên can, gió càng to ngọn lửa càng cao, bốn cửa thành đều bị cháy. Ngô Khởi thấy trong thành lửa đỏ, đốc binh áp đến đánh vào, Đông, Tây, Nam, Bắc cũng đều một lượt. Tăng Tú thời y lịnh thẳng tới hoàng thành vào tìm bắt Tuyên vương thiên tử, còn Yến Anh, Tô Tần và Tề Trinh, Tề Phụng thấy tư bề lửa đỏ, bèn dắt nhau chạy vào nội điện mà báo cho Tuyên vương hay cùng truyền đóng chặt các cửa cấm môn, sai quân sĩ canh phòng nghiêm ngặt.
Vì đêm đó trời sanh gió dữ nên vợ chồng Tuyên vương cũng chưa an giấc, nghe cung nga nói lửa cháy tứ bề, vợ chồng dắt nhau ra xem tường tự sự. Kế thấy Yến Anh và các tướng chạy tới tâu rằng:
- Ngô Khởi lén sai người vào thành phóng hỏa, thành Lâm Tri nó đã đoạt hết rồi, xin Thiên Tử kiếm thế tháo lui, rồi sẽ kiếm mưu khôi phục.
Tuyên vương nghe nói quýnh ruột, bèn hỏi:
-Tề phủ bảo trẫm trốn tại chỗ nào bây giờ?
Khi ấy Trịnh bắc cung nói rằng:
- Lúc Quốc mẫu lâm thành có để lại cho hiền khanh một phong giản thiếp, dặn khi nào lâm việc, hãy mở ra mà xem, bây giờ khanh để đâu không mở ra mà trợ cơn nguy cấp?
Yến Anh nghe nói bèn thò tay vào túi lấy phong thơ mở ra, thấy có mấy lời như vầy:
\"Ai gia có một cái giỏ, đã giao cho Trịnh Bắc cung, như ngồi vào trong giỏ ấy, tức thì có thần minh bảo hộ đưa về tới Thương Sơn ẩn tàng, ấy là một vị cứu tinh. Ngô Khởi tới phóng hỏa đoạt thành thì xin Thiên tử phải làm y như kế \".
Yến Anh xem rồi cả mừng, hai tay đưa lên cho Tuyên vương xem. Tuyên vương xem rồi kêu Trịnh bắc cung mà hỏi:
- Quốc mẫu có nói một cái kinh khuông đã giao cho khanh bây giờ ở đâu?
Trịnh Ngọc Thiền nghe vua hỏi, liền vội khiến tỳ nữ vào lấy giỏ đem ra, Tuyên vương nghe nói lấy làm kỳ và không biết tính làm sao ngồi đặng hai người, bèn rơi lụy nói với Bắc cung:
-Nay trẫm đã có phương cứu tử, còn ái khanh bỏ lại trong dạ trẫm không đành.
Ngọc Thiền liền tâu:
- Khi trước Quốc mẫu có nói thiếp phải có một ngày tai kiếp, nên đã cho mấy món bửu bối để hộ mình, xin Chúa thượng hãy dứt tình, mà bảo toàn thánh thể.
Khi Tuyên vương đương còn bịn rịnh, chưa nỡ dứt tình, kế thấy cung nữ chạy nhào tới khóc than rằng:
-Tặc binh công thành rất gấp, xin Thiên tử cứu chúng nô tỳ.
Tuyên vương lại thêm rơi lụy dầm dề và an ủi thị thần cung nữ. Yến Anh khi ấy bước tới tâu rằng:
-Xin chúa thượng đừng đem lòng quyến luyến, nếu đễ trễ nải ắt việc lớn không xong.
Tuyên vương chẳng biết liệu làm sao, bèn van vái cùng tiên vương tông tổ xin bảo hộ cho qua khỏi lúc ách nạn. Vái rồi tay lại phân tay, nhắm mắt lại bước vào trong giỏ. Tức thì nổi lên một trận gió, hào quang năm sắc rỡ ràng linh thần bảo giá qua phía Tây Nam, bay đến núi Thương Sơn tị nạn.
Còn Ngọc Thiện thấy cái giỏ bị gió thổi bay Tuyên vương đi mất thì liền gieo mình vào trụ đá mà liều thân, thời may có cung nữ đứng gần chạy tới cứu giá, Yến Anh mới tâu rằng:
-Nay Thiên tử đã có cứu tinh đưa đi lánh nạn, xin nuơng nương hãy bảo trọng mình vàng, chờ cho Quốc mẫu bình đặng Ngô bang, sẽ có ngày phục thù huyết hận.
Ngọc Thiền bèn lau nước mắt nghe theo lời, cung nữ liền dẫn ra hậu viện, kiếm một chỗ thanh vắng mà dưỡng nuôi căn bịnh.
Kế đó Yến Anh sắp đặt sau trước xong rồi, mới đi tới ngọ môn thấy Tề Phụng bắt được một tướng giặc, trói thúc ké lại đương dẫn vào. Yến Anh hỏi:
-Người đó là ai?
Tề Phụng bèn thuật lại rằng:
-Tướng giặc tên là Tăng Tú, đem binh tới công phá cấm thành, mạt tướng bắt được nó đây, xin đem tới triều môn chấp pháp.
Hai người vừa đi vừa nói, lại gặp Tề Trinh với Tô Tần, Yến Anh bèn thuật chuyện. Tuyên vương đã ngồi trong kinh khuông lánh nạn rồi, ai nấy thảy đều mừng. Kế giây lát trời vừa hửng sáng, Yến Anh ngó thấy binh Ngô Khởi điệp điệp trùng trùng, chẳng khác như kiến cỏ, liệu bề cự địch không lại, phải tính kế mà cứu lấy dân lành, mới ngồi thương nghị với mấy anh em, phải dùng mưu trá hàng đợi thời khôi phục. Tô Tần khen phải, bốn người dắt nhau tới trước ngọ môn, dựng một cây cờ trắng, kêu chúng tướng bảo trở về thông báo. Lúc đó Ngô Khởi còn đang đốc binh công phá, thấy tiểu hiệu chạy tới báo:
-Trong cấm thành đã dựng cờ đầu hàng, xin Soái gia hạ lịnh.
Ngô Khởi cả mừng, liền truyền quân dừng tay lại. Giây lát thấy Yến Anh tay cầm cờ đi tới, sau lưng theo có bốn năm người, đến trước đầu ngựa quỳ thưa rằng:
-Lão phu tình nguyện đầu hàng, xin Phò mã ra ơn bất sát.
Ngô Khởi rất đẹp dạ và nói rằng:
- Như Tề phủ đã chịu hàng thì ta tạm lui binh mà cứu hỏa.
Yến Anh bèn biểu Tề Phụng, Tề Trinh mở cửa điện Kim loan rước Ngô Khởi vào. Ngô Khởi vào tới giữa điện, không thấy ai hết, bèn hỏi:
-Tề tuyên vương ở đâu mà bổn soái không thấy mặt?
Yến Anh thưa:
- Lúc Tuyên vương thấy thành Lâm Tri đã phá, không biết chạy đi ở phương nào, hoặc là gieo mình xuống giếng sâu hay là tự vận dưới sông không biết, chúng tôi chẳng thấy hình thấy dạng, nên phải dắt nhau ra đầu hàng.
Ngô Khởi bèn nghĩ thầm, Hồ tiên ông có nói: Ta có phận đế vương, lời ấy nay chắc là quả thiệt. Nghĩ rồi nói rằng:
-Từ lúc Sở binh sát hại, bổn soái có đi tới núi Cửu Lý Sơn gặp Hồ Ông đại tiên, đem trận đồ giao cho bổn soái, lại biểu đi tìm cho đặng Hạ Quốc mẫu cùng nhau đem binh tới công phá Lâm Tri, Tuyên vương lúc ấy phải tự tận quy tâm, thời ngôi cửu ngũ về tay bổn soái. Nay như vầy thiệt là quả có, lời tiên ông dạy đó không sai, bây giờ Tề phủ đã quy thuận với Cô gia, thì sẽ cùng ta dự chuyện Quốc chánh.
Yến Anh thưa:
- Nay bệ hạ muốn lên ngôi cửu ngũ, thì phải sắp đặt sửa sang như vầy, mới được cửu tràng cơ nghiệp ngàn năm bền vững.
Ngô Khởi nói:
-Tề phủ đã sẵn lòng chỉ biểu, Cô gia nhất định thi hành.
Yến Anh bèn nói nhỏ với Ngô Khởi, Ngô Khởi vui mừng quá đỗi, bèn thâu nạp hàng biểu và xuất bảng an dân, lại sai ít vị thân quân về Thanh Châu mà rước Nghinh Xuân Quốc mẫu. Ngô Khởi lại truyền nội thần dọn tiệc, đặng thưởng Yến công thần. Cách ít ngày quân thám thính vào báo:
- Hạ nương nương đã gần tới, cách hoàng thành chừng ba chục dặm.
Ngô Khởi cả mừng liền đem văn võ bá quan ra khỏi thành Lâm Tri nghinh tiếp. Giây lát Hạ Nghinh Xuân đi tới triều môn, thẳng đến Chiêu Dương cung. Thái sư Diên Quảng cũng mừng rỡ vô cùng, thế nữ đều ra bái yết, Nghinh Xuân vào ngồi giữa chánh cung rồi, bèn hỏi:
- Trịnh Ngọc Thiền bây giờ ở đâu?
Cung nữ tâu rằng:
- Lúc thành Lâm Tri đã bị phá, Trịnh Bắc cung liền đập đầu vào trụ đá mà liều mình, chúng tôi xúm lại cứu tử, đem ra hậu hoa viên đang dưỡng bịnh.
Nghinh Xuân nói:
- Con tiện tỳ! Lúc trước nó ỷ thế Chung hậu mà khinh biệt Ai gia, nay hãy bắt nó ra đây, đặng ta sẽ đền ơn cho nó.
Cung nữ vâng lịnh lui ra, kế thấy Ngô Khởi với Yến Anh vào hầu. Nghinh Xuân cho ngồi nơi cẩm đôn, rồi hỏi:
- Hai khanh vào đây có chuyện chi nghị sự chăng?
Ngô Khởi tâu rằng:
- Nay Tuyên vương đã tự tận, trong nước không lẽ không vua. Yến Anh với triều thần đều quy thuận rồi, nương nương phải tính làm sao mà cầm quyền thiên hạ. Còn một nỗi Thái sư còn đó, tôi còn lắm sự nghi ngại trong lòng, xin nương nương phải tính cho xong, rồi sẽ hưng binh đi bắt Chung Vô Diệm.
Hạ Nghinh Xuân lại hỏi Yến Anh rằng:
-Tề phủ cao kiến thể nào, xin hãy phân qua cho Ai gia rõ?
Yến Anh liền quỳ xuống tâu rằng:
- Nương nương vẫn biết lão thần là người cang trực thì xin xá tội mới dám tâu, như nay Nương nương muốn bảo thủ giang san thì phải chém Quốc trượng và Trang Mạnh mới an lòng, rồi tôn Ngô phò mã lên ngôi quân chủ, còn nương nương đã có sẵn nữ trung Nghiêu Thuấn, tà mưu, như Chung hậu có đem binh về phục thù thì chẳng làm chi nổi.
Nghinh Xuân nói:
- Lời tiên sinh thiệt cao kiến, Ai gia phải mau thi hành.
Yến Anh nghĩ biết mình đã đánh trúng tim đen rồi, nên lại tâu thêm:
- Nương nương thanh xuân còn nhỏ, không tội chi mà biếm về nhà, có câu rằng: Bạch nhựt mạc nhân qua, ngậm ngùi chữ thanh xuân bất ái. Như nay, cơ hội phải tùy theo cơ hội, mau lập bảng chiêu phu mà định phối với Ngô quân, cùng nhau gìn giữ giang san, mà chung hưởng vinh hoa phú quý.
Hạ Nghinh Xuân nói:
- Việc đó để Ai gia thương nghị, kẻo sợ khi ngoại bang chê cười.
Ngô Khởi nói rằng:
- Chung Vô Diệm thưở trước, lên Túy Bình Sơn lập bảng chiêu phu, thâu Lỗ, Lương hai nước bạc vàng, việc ấy ai lại không biết, rồi sau cũng trở về với Tuyên vương phối hiệp, nào ai có biếm nhẽ chê cười, vậy xin Quốc mẫu mau tính xong một bề, kẻo trễ nải quốc gia đại sự.
Nghinh Xuân nói:
- Quốc trượng có công sanh dưỡng, tới nay tuổi tác đã già, nếu đem ra xử đại hình trong lòng thiệt cảm thương chẳng nỡ.
Ngô Khởi nói:
- Nếu mà Quốc mẫu từ tâm bất nhẫn, thì việc ấy cũng chẳng nên làm.
Nghinh Xuân nói:
- Không phải, lúc ở Thanh Châu, Ai gia đã có nói đưa rượu độc ban cho Thái sư mà thôi, vậy phiền cùng Tề phủ dự mưu, Ai gia nhường lại cho Ái khanh hạ thủ.
Đương lúc bàn luận với nhau, kế thấy cung nữ vào tâu rằng:
-Trịnh Bắc cung đã gần chết, xin nương nương phân xử lẽ nào?
Yến Anh nghe nói kinh hồn, liền bước ra tâu rằng:
- Xin Quốc mẫu hãy lo đại sự và tha cho Bắc cung khỏi chết một phen.
Ngô Khởi cũng khen phải, Nghinh Xuân mới nhậm lời hai người liền tạ ơn lui ra, Tề Phụng và Tô Tần, Yến Anh cùng nhau đều mừng rỡ. Lúc ấy Ngô Khởi về dinh, còn Yến Anh, Tô Tần và mấy người kia về tới tướng phủ, xúm lại hỏi han về việc sau, Yến Anh nói:
- Qua được một trăm ngày, thì tai kiếp mới khỏi. Còn Chung hậu ở nơi Giới bài quan bị khổn, chừng khải hoàn mới trừ được gian thần (ấy là việc sau).
Nói về Hạ Nghinh Xuân rạng ngày sau lâm triều, bá quan triều bái xong rồi, Nghinh Xuân giáng chỉ phong Yến Anh làm Á phụ, Tô Tần làm Hộ quốc phó tướng, Tề Trinh, Tề Phụng làm Tả hữu tướng quân, còn Ngô Trung thì làm nguyên soái, trấn thủ tại Thanh Châu và văn võ bá quan đều thọ phong lên chức hết.
Các quan tạ ơn xong rồi, Nghinh Xuân truyền Ngự lân quân bắt Trang Mạnh đem ra xử trảm. Trang Mạnh kêu rằng:
-Oan tôi lắm! Oan tôi lắm!
Nghinh Xuân bèn nói:
-Thành Lâm Tri bá tánh không tội gì mà bị hỏa tai như vậy mà còn kêu nài, tội ấy đã đáng phân thây muôn đoạn.
Trang Mạnh tâu:
-Tại Ngô nguyên nhung biểu tôi làm nội ứng, phóng hỏa công thâu đoạt Lâm Tri, ấy là tại ai gây sự chớ nào phải tội tôi?
Ngô Khởi nạt lớn nói rằng:
- Gian tặc, mi đừng có miệng lưỡi, ta biểu mi hồi nào? Hãy chịu chết đi cho mau, đừng nói thêm.
Quân ngự lâm vâng lịnh, xốc Trang Mạnh ra trước pháp trường bầm thây tan xác và bêu đầu thị chúng. Còn Nghinh Xuân lại mời Diên Quảng lên kim loan điện dự tiệc hân hoan. Ngô Khởi rót rượu độc đưa dâng, Diên Quảng uống rồi nhào liền tại đó. Nghinh Xuân truyền đem thi hài ra tẩn liệm, kế đó nhường ngôi vua cho Ngô Khởi, lui vào hậu cung.
Còn Ngô Khởi qua bên thiên cung, thay y đổi phục mặc áo huỳnh bào, đội mão cửu long, ra truớc Kim loan điện, lên ngôi Hoàng đế, cải hiệu nước là Hậu Châu, xưng mình là Anh Liệt vương các quan thảy đều tung hô. Kế đó thấy Huỳnh môn quan vào tâu:
- Có một ông già đầu bạc, đến xin yến kiến hoàng gia.
Ngô Khởi nghe nói thì đã biết Hồ ông liền bước xuống long tọa, ra thỉnh vào Kim loan điện, quỳ xuống thưa rằng:
-Đệ tử không hay Tiên trưởng giá lâm, xin Tôn sư thứ tội.
Nói rồi truyền bãi triều, mời Hồ ông ra sau hậu cung đàm đạo. Thầy trò phân tân chủ ngồi, rồi Ngô Khởi mới nói:
- Đệ tử nhớ lời thầy chỉ bảo, qua Thanh Châu kiếm được Hạ Nghinh Xuân, tới Lâm Tri thâu đoạn thành trì, ngôi đại báu chín lần cam tạc đá ghi vàng, xin tôn sư đoái xét lòng thương dạy bảo việc ngày sau sẽ tới.
Hồ Ông nói rằng:
- Bần đạo tới đây là vì chuyện ấy, vì có câu: Nhân vô viễn lự tất hữu cận ưu, tuy nay là đệ tử đã lên được ngôi rồng, còn e một nỗi Vô Diệm sẵn lòng báo oán. Vậy để bần đạo lập Cô lâu trận, đặng giúp cho đệ tử một thuở nên công.
Ngô Khởi cúi đầu tạ ơn, rồi sai quân dọn tiệc chạy ra đãi. Qua ngày sau Ngô Khởi lâm triều, bá quan triều bái xong rồi, truyền nội thần vào mời Hồ Ông ra. HỒ Ông thăng điện thi lễ xong rồi nói rằng:
- Bây giờ muốn lập Cô lâu trận thì phải tới ngoài nam môn lập một cái đàn, triệu linh thần và nhóm các cô hồn đến, mới trừ đặng Chung Vô Diệm.
Ngô Khởi liền sai ngự lâm quân ra trước nam môn, đắp một cái đàn, rồi hai thầy trò lên ngựa, thẳng tới cửa Nam, bá quan cũng đồng theo hộ giá.
Khi đến nơi, quân đã làm xong các việc. Hồ Ông nói với Ngô Khởi, biểu truyền lịnh cho bá quan lui về. Triều thần ai nấy đều thảnh thơi trở lại nhà an nghỉ. Khi ấy Hồ Tiên Ông thò tay vào túi, lấy ra một cây Bã hồn phan, niệm ít tiếng làm xàm, tức thì thấy thiên ám địa hôn, cát bay cây ngã, gió thổi đùng đùng đưa cô hồn bay tới trước đài thỉnh lịnh. Hồ tiên ông mới truyền rằng:
-Nay bần đạo lập Cô lâu trận, quyết trừ cho được Chung nương nương vì nó ỷ thế thị cường phá hại trong mười hai nước, bây giờ các vị cô hồn, hãy nghe ta dặn: Chừng nào Chung Vô Diệm sát đáo thì phải dẫn nó vào giữa đàn, chớ cho tẩu thoát.
Chúng cô hồn đều vâng lịnh, rồi y theo phương hướng vào giữ gìn. Hồ tiên ông lại nói với Ngô Khởi rằng:
- Hiền đồ hãy về thành mà thao luyện quân sĩ, để mặc bần đạo ở đây thỉnh thêm các vị tiên, cùng nhau ra sức một phen, giúp đồ đệ dựng nên cơ nghiệp.
Ngô Khởi tạ ơn lui về thành. Hồ tiên ông đưa đón rồi cầm cây Bã hồn phan diêu động và niệm ít tiếng chân ngôn, thấy tới năm vị uổng tử cô hồn, một là Trương Phi, hai là Yến Bình, ba là Hồng tiên nữ, bốn là Thể Hà, năm là Lỗ Lâm công chúa nước Ngô, năm người đều tới ra mắt tiên ông, Hồ tiên ông mới dặn rằng:
- Năm vị phải ở đây giữ năm cửa, đặng cho bần đạo trả thù cho.
Năm người vâng mạng chia nhau ra đi trấn thủ năm bên (Nguyên năm người ấy cũng đều bị Chung hậu mà chết, nên nay Hồ tiên ông đòi đến cho chúng nó phục thù).
Đây nhắc về Chung hậu hưng binh qua đánh nước Ngô, tới Giới Bài Quan hạ trại, xảy thấy quân thám tử vào báo rằng:
- Xuân vương đã trá bại, dẫn binh hai nước đã về tới đây.
Chung hậu cả mừng, truyền cho Xuân vương vào yết kiến, rồi lại kêu Bắc Lộ vương là Khổng Đại tới bảo rằng:
- Ngày mai giờ Ngọ hội chiến trong núi Lai Vô, Vương nhi hãy dẫn năm muôn tinh binh và đem những đồ hỏa dược theo cùng, chia ra bốn đạo ở trong rừng mà mai phục, đoán đừng cho hai nước thối binh lại, ấy là công đệ nhất của vương nhi.
Khổng Đại vâng lịnh ra đi. Chung hậu xảy thấy trận gió rất kỳ dị, làm cho thiên hôn địa ám, lại giữa không trung nào lộn hai con rồng, giây lâu lại hiện ra một cặp gươm Hồng Nghệ, liệng lại liệng qua trên báu trướng. Hộ vệ thảy đều kinh hoảng không biết là điềm gì.
Lúc ấy cũng may, nhằm lúc lão mẫu Lê San ở trên động nghe huyết trái tim máy máy, bèn lần tay làm quẻ, biết Mão Đoan tinh có nạn dưới phàm trần, nên kêu Bạch Liên Thánh mẫu mà nói rằng:
-Thầy trò ta phải mau mau đi tới ải Giới bài mà cứu Lâm Tri Quốc mẫu.
Nói dứt lời, Bạch Liên lấy những đồ bửu bối rồi đằng vân bay theo Thánh mẫu qua phía Đông. Khi đến nơi, thấy hai cây gươm còn đang nhào lộn trên không, Thánh mẫu lấy một món bửu bối liệng ra, liền hóa một con chim đại bàng bay tới xớt cặp gươm vào mỏ mà bay luôn về động. Khi ấy Thánh mẫu bèn giáng hạ, kêu Chung hậu mà nói rằng:
- Vì hồi trước Đàm thành mưa huyết, đệ tử làm chết mất mẹ con Trập Long công, nên mấy năm nay thù oán chưa xong, bây giờ nó muốn thừa cơ hội này đặng báo oán. Bởi vậy nên thầy phải tới đây cứu nạn, đã sai chim đại bàng cắp nó mà bay về động rồi, bây giờ con hãy lo đại chiến ngày mai, ấy là ngày Đạo tông tận mạng. Còn một nỗi Nghinh Xuân gây ra thù oán, thành Lâm Tri phá tan sanh linh, trận Cô lâu ấy lợi hại chẳng vừa, hiền đồ phải chủ tâm giữ gìn cho cẩn thận, thôi thầy trò đến khi ấy lại gặp nhau.
Chung hậu nghe nói khấu đầu quỳ lạy tạ ơn Tôn sư Thánh mẫu. Lê San thánh mẫu dặn rồi cùng với Bạch Liên thánh mẫu đằng vân về động.
Còn Chung hậu khi thấy Thánh mẫu với Bạch Liên đằng vân bay xa rồi, bèn kêu năm vị vương tức tới phân binh làm năm đạo, dùng theo năm sắc cờ màu, tới mai phục nơi núi Lai Vô, lại kêu Điền Nguyên mà bảo rằng:
-Vương nhi lãnh năm ngàn binh cường tráng, mỗi người giắt một cái lông trắng trên đầu, tới canh ba áp vào cướp dinh Ngô và dẫn Đạo Tông thẳng lên trên núi, dầu có Trương Xa hậu tập, con cũng đừng rúng động nao lòng, vì Ai gia sẽ có kế điều binh trừ loài yêu đạo.
Các tướng vâng lịnh lui ra đều làm như kế.
Kế đó thấy quân kỳ bài vào tâu rằng:
-Có Mao Toại đưa biểu văn cáo cấp, xin vào ra mắt nương nương.
Chung hậu truyền chỉ cho vào, Mao Toại tới trước nhung trước triều bái xong rồi, dâng tờ biểu chương lên, Chung hậu chẳng hề xem tới, bèn ngẫm nghĩ giây lâu rồi nói rằng:
-Số trời đã định, thành Lâm Tri có một trăm ngày họa tai. Ai gia đã có cẩm nang để lại cho Tề phủ rồi, sẽ có kế cứu Thiên tử với Trịnh Bắc cung khỏi nạn, song còn e nỗi Nghinh Xuân nó dạ độc, bây giờ có một hoàn thuốc tiên đơn, uống nó một trăm ngày không đói. Thôi ngươi hãy trở về cho gấp, đưa thuốc này cho Trịnh Bắc cung.
Mao Toại liền lãnh lấy linh đơn, bái từ trở về Lâm Tri tức tốc. Chung hậu lại truyền cho ngũ đinh binh mã đầu canh tư ăn cơm, qua canh năm nghe pháo hiệu thì khởi hành, các tướng vâng lịnh ân cần, sắp đặt rồi thì trời đã tối.
Đây nhắc lại khi Tuyên vương ngồi vào giỏ, thấy hào quang chói lòa mắt, gió thổi mát tai, chẳng bao lâu đã thấy cỏ cây, kế giây lát giỏ đã tới đất, đầy trời một đám rừng dâu, ngẫm nghĩ lại gật đầu, giống như chỗ gặp Chung Thái Sơn hồi trước. Trong bụng hãy còn thao thức, kế thấy một ông già đầu bạc như bông đi tới nói rằng:
-Ta chào Tự Tại chơn long! Ta thiệt là Kim Tinh hạ giáng vì có lời Mao Đoan Tinh phụng thỉnh, nên ta phải tới đây mà cứu người, xin hãy ở đây cho mãn trăm ngày, rồi Chung hậu sẽ tới nơi mà rước giá.
Tuyên vương cả mừng và đáp rằng:
-Quả nhơn thiệt là đức bạc, dám phiền đến Thiên thượng đại tiên, xin cứu cho đặng chữ vẹn tuyền, xuân thu tôi sẽ ơn đên quý tế.
Kim tinh nói:
-Xin Tự Tại chơn long chớ trễ, hãy đi theo cùng ta cho mau.
Nói rồi dẫn Tuyên vương đi vừa một đỗi xa xa, Kim Tinh tay thời xách giỏ còn một tay chỉ giữa vườn dâu nói rằng:
-Tự Tại chơn long có biết chỗ này là chỗ gì hay chăng?
Tuyên vương đáp rằng:
-Chỗ này quả nhân không rõ, xin tiên ông phân tỏ trước sau.
Kim Tinh vừa cười vừa nói:
-Chỗ này Thiên tử sao không nhớ, ấy là chỗ năm trước gặp Chung nương nương đề bài ở dưới u lâm, có Tề phủ Yến Anh theo dõi.
Tuyên vương nói:
-Vì tôi tới đây có một lượt, nay đã lâu ngày nên cũng phải quên, vậy thời chỗ này thật là địa điện Thương Sơn, là chỗ trẫm gặp Chiêu Dương chánh hậu.
Hai người vừa đi vừa nói, phút đâu đã tới động Tam Lâm. Kim Tinh lấy tay chỉ phép thần thông, cửa động liền mở ra hai cánh, Thái Bạch Kim Tinh đi trước, Tề Tuyên vương cũng cứ theo sau, tới nơi thấy cung điện lầu đài, thật là chỗ thần tiên cảnh giới. Kim Tinh nói:
-Xin Thiên tử hãy ra đây an dưỡng, như có đói khát thời có người cơm nước dâng liền.
Nói rồi buớc chân trở ra, làm phép bế cửa động lại, rồi thổi lên cuồng phong một trận, thành ra một đám dâu khô (tới nay cổ tích hãy sờ sờ, đám cây dâu khô bây giờ còn đó). Kim Tinh lại bắt nhành dâu xuống mà treo cái giỏ lên rồi hóa tường vân mà bay về trời an nghỉ.
Nói về Chung hậu dẫn binh đi tới dưới chân núi Lai Vô, liền thấy Điền Nguyên nghinh tiếp và tâu các việc đã dẫn dụ hai nước vào trong núi rồi. Chung hậu cả mừng và phán rằng:
-Ngày nay Ai gia xuất trận, Vương nhi ở nhà mà khán thủ dinh phong, hễ thấy trong núi có ngọn lửa thẳng xông, là Ai gia đã trừ xong yêu đạo, Vương nhi phải mau mau thâu binh bạt trại, hãy trở lại Lâm Tri cho gấp, chớ nên cùng nghịch giao chinh, đợi Ai gia trở về rồi sẽ có mưu định liệu.
Điền Nguyên vâng lệnh bái tạ lui ra rồi Chung hậu dẫn binh thẳng lên trên núi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.