Chương 4: Bên sông tiên, cá ảo
Đường Tửu Khanh
29/01/2022
[1]
Ngoài nấu rượu, Thanh Niểu còn rất thích ăn cá.
Cá mương hấp chín mềm mịn, rưới sốt lên phía trên.
Lúc trước thường có một người đánh cá câm đi ngang qua chỗ nàng, mùa xuân này lại không thấy bóng dáng đâu. Thanh Niểu buồn bực nghĩ, có lẽ người ta đã chọn đường khác, không còn đi ngang qua đây.
Chỉ tiếc những con cá tươi ngon kia.
Nàng buồn bực khảy khảy mấy cái tua dưới mành, nhất thời cảm thấy chán muốn chết, ngóng trông cho khách nhân sớm ghé đến đây kể mấy chuyện xưa cũng được.
Bên ngoài trời trong nắng ấm.
Một bóng dáng lả lướt thướt tha bước đến.
Thiếu phụ mặc bố y màu lam trơn, mái tóc đen mượt búi lên, nàng ta mang một cái giỏ đứng rụt rè trước cửa quán mà vấn an.
"Cô nương có muốn ăn cá không?"
Gò má bị che khuất của nàng ta có một vết tròn tựa như vết bớt, nửa mặt lộ ra phía bên kia lại rất thanh tú xinh đẹp.
[2]
Thanh Niểu ngồi xổm bên chậu nước nhìn mấy con cá chép bơi qua bơi lại sau khi được cởi dây rơm, nàng trả tiền xong thì thuận miệng hỏi nàng ta có quen biết người đánh cá thường đi ngang qua đây hay không.
Thiếu phụ vén tóc mái sang bên tai, có chút thẹn thùng nói: "Đó là lang quân của phụ nhân."
Thanh Niểu kinh ngạc một phen, tò mò hỏi: "Sao hôm nay nương tử lại ra ngoài một mình?"
Giữa mày thiếu phụ tối lại.
Thanh Niểu rót cho nàng ta một ly rượu nhẹ, nàng ta cảm ơn rồi vuốt ve nửa bên mặt có vết bớt, lẩm bẩm nói.
"Lạp lang chàng... đã ngủ rất lâu."
[3]
Địch Nương là nữ nhi của một người đánh cá ven sông.
Bẩm sinh đã có vết bớt chiếm hết nửa gò má khiến cha mẹ hoảng sợ, nàng ta cũng không giỏi ăn nói bằng các tỷ muội khác, lớn lên trong gia cảnh túng quẫn nay lại càng khắc khổ hơn.
Bạn cùng lứa vì sợ hãi nên thường xuyên ném đá chế nhạo nàng. Không một ai nguyện ý làm bằng hữu với Địch Nương. Địch Nương thường ngồi một mình bên bờ sông, ngây ngốc nhìn chăm chăm vào đống lau sậy rậm rạp.
Nàng đến một ngày.
Ngốc hết một ngày.
Mãi cho đến một hôm.
Mưa to xối xả ướt hết cả người, nàng vẫn si ngốc ngồi ở đó nhìn ngắm những hạt mưa to trút xuống bụi cỏ lau, quật cho mấy cây lau sậy ngả nghiêng như muốn cúi rạp xuống.
Nàng xắn ống quần chạy đến bên bụi cỏ lau, thấy nó đung đưa đáng thương bèn giũ xiêm y giơ lên, kiễng chân che mưa cho đám cỏ ấy.
Nhưng quần áo nàng là vải bố rách nát, những hạt mưa to thấm qua vải lăn ở trên đầu và trên mặt nàng, cũng chảy lên trên đám cỏ lau.
Địch Nương ngây ngốc nói với bụi cỏ.
"Có thấy dễ chịu hơn chút nào không? Mưa sẽ sớm tạnh thôi, ta sẽ chắn gió cho ngươi có được không?"
Cỏ lau rũ trước mắt nàng, không nhúc nhích cũng không phát ra âm thanh.
Địch Nương sờ sờ bông cỏ của nó như đang an ủi.
[4]
Sau hôm đó Địch Nương lại bị ném đá.
Có người vội đi ngang qua đã nhìn thấy nàng đứng dưới nước che mưa cho cỏ lau, còn lẩm nhẩm nói chuyện rất lâu, người nọ càng cảm thấy nửa mặt kia của nàng đáng ghét lẫn đáng sợ hơn cả lúc trước. Địch Nương không biết giải thích, cũng không giỏi ăn nói, bị ném đá đến sứt đầu mẻ trán cũng chỉ biết ngồi ở bờ sông trầm mặc.
Nàng quá nhút nhát.
Gió khẽ mơn trớn đám lau sậy, ngọn cỏ cũng lặng lẽ nhìn Địch Nương. Địch Nương ôm chân nhìn con sông rộng thênh thang, nối liền một đường trời.
Con thuyền ở phía xa thuận buồm xuôi gió, tiến về khung trời mà cả đời này nàng mãi cũng không thể trông thấy. Địch Nương si ngốc hướng lòng về nơi đó, cẩn thận ấp ủ tâm tư này, giống như đám mây diệu vợi vĩnh viễn không thể với tới.
Cỏ lau tĩnh lặng.
Rốt cuộc cũng có một người ngồi xuống bên cạnh nàng.
[5]
Nam nhân này cũng rất trầm lặng.
Mỗi ngày hắn đều ngồi ở chỗ đó, còn đúng giờ hơn cả Địch Nương. Từ trước đến nay Địch Nương chưa từng gặp qua hắn, diện mạo hắn bình thường, bình thường giống như một người đánh cá. Nhưng Địch Nương không sợ, có lẽ là vì trước nay hắn chỉ ngồi nhìn ra phía xa, không nhìn đến nàng cũng không trò chuyện cùng nàng.
Một ngày nọ, Địch Nương bị ăn đánh ở nhà, đói bụng mà phát ngốc.
Nam nhân kia im lặng thật lâu, đột nhiên từ bên kia đẩy tới một bọc thức ăn.
Địch Nương chưa bao giờ được cho đồ, nàng thụ sủng nhược kinh lại lo lắng hãi hùng, cuống quít đẩy đồ trở về.
Nam nhân lặng lẽ nhìn nàng, hắn chậm rãi vươn tay về phía nàng, ánh mắt thành khẩn không chút ác ý.
Địch Nương như bị ma xui quỷ khiến đưa tay sang, ánh mắt nam nhân dừng trên bàn tay tinh tế lại chồng chất vết thương của Địch Nương, nhẹ nhàng đặt thức ăn vào trong lòng bàn tay ấy. Ánh mắt hắn nhu hòa, mang theo cảm giác chữa lành.
Địch Nương mở gói giấy vàng vẫn còn nóng hổi ra, bên trong là thịt bò kho đã được cắt gọn thành từng miếng. Nàng chưa bao giờ được ăn bò kho, có lẽ đã bị mùi hương kia dụ dỗ, khóe mắt chợt nhói lên, nàng vẫn quật cường gạt đi nước mắt.
Nam nhân nhìn nàng khó hiểu.
Địch Nương nhe răng cười với hắn.
"Ta muốn mang cho cha mẹ ta ăn, có được không?"
Nam nhân gật đầu, tiếp tục ngồi ở đó. Địch Nương ngượng ngùng đỏ mặt, nhỏ giọng hỏi: "Ngươi tên là gì?"
Nam nhân nghĩ nghĩ, từng nét từng nét viết hai chữ lên trên khoảng bùn đất giữa hai người. Nhưng Địch Nương không biết chữ, nàng đành ghi tạc con chữ ấy trong lòng.
Sau này nàng nhờ lão tú tài duy nhất trong thôn xem cho mới biết hai chữ kia đọc là "Chức Lạp".
Chức Lạp.
Về sau.
Cả đời này của Địch Nương chỉ biết viết mỗi hai chữ này.
[6]
Địch Nương bắt đầu nói nhiều hơn nhưng nàng không bao giờ oán giận, nàng chỉ kể cho Chức Lạp nghe một số chuyện thú vị. Tỷ như hôm qua sau cơn mưa, cành hoa trước cửa nhà đã nở. Lúc nói chuyện mắt mày nàng nhướng cao, sự rụt rè khi trước đều tan biến không dấu vết.
Chức Lạp lắng nghe mọi thứ nhưng không nói chuyện.
Ánh mắt hắn vẫn nhu hòa trước sau như một.
Lần đầu tiên trong đời, rốt cuộc Địch Nương cũng hiểu ra cảm giác được người khác nhìn ngắm hạnh phúc đến nhường nào. Ngay cả vết bớt trên mặt cũng chẳng còn quan trọng nữa, ánh mắt Chức Lạp nhìn nàng thật bình đạm thuần khiết.
Nàng hỏi Chức Lạp, "Tại sao từ trước đến giờ ngươi chẳng nói gì thế?"
Chức Lạp chỉ chỉ vào cổ họng, mỉm cười áy náy nhìn nàng.
Hắn bị câm.
Đôi đồng tử sáng ngời của Địch Nương ảm đạm đi, nàng có chút khổ sở, lại có chút đau lòng xin lỗi hắn. Chức Lạp muốn nói nàng không cần để ý, nàng vuốt má trái của mình, hơi hơi cười với hắn: "Ngươi như vậy cũng tốt, không thể nói chuyện cũng không sao. Dù miệng lưỡi ta vẫn bình thường nhưng lại vướng mắc ở dung mạo... Ta thường hay nghĩ, nếu mình không có cái bớt này liệu cuộc sống có dễ dàng hơn chút nào không."
Chức Lạp muốn an ủi nàng.
Nhưng vai diễn của hắn đã định từ đầu là một khoảng lặng. Hắn cứ lặp đi lặp lại trong lòng, không ngừng khen nàng thật sự rất đẹp, nhưng cổ họng hắn lại nặng trĩu không thể nói thành lời.
Ngôn ngữ nhân loại dẫu nhạt nhẽo nhưng giờ phút này hắn lại vô cùng khát khao nó.
Nếu như.
Nếu như hắn nói được thì tốt biết bao.
[7]
Địch Nương ngày càng trổ mã, một bên mặt nàng có vết bớt khắc sâu, bên kia lại vô cùng diễm lệ. Những kẻ dụng tâm kín đáo bắt đầu thèm nhỏ dãi bên mặt kia, bọn họ đi dạo loanh quanh nhà nàng với ý đồ xấu, thậm chí còn ương ngạnh tới tận cửa muốn cướp người đi.
Cha mẹ Địch Nương cuối cùng cũng đồng ý bán nàng với cái giá ba mươi đồng.
Địch Nương chạy ra khỏi cổng nhà, chạy khỏi thôn mà trốn tới bờ sông. Nước sông chắn ngang con đường của nàng, phận nàng yếu ớt bất kham chỉ có thể trốn chạy.
Chạy đến bên cạnh Chức Lạp.
Chức Lạp dường như vĩnh viễn đợi nàng ở ven sông, Địch Nương lao về phía hắn, dùng hết sức lực nhào vào ngực hắn, khóc lóc nói: "Dẫn ta đi đi."
Ánh mắt hắn vừa tiếc thương lại vừa ưu buồn, hắn đưa Địch Nương lên một con thuyền nhỏ có mái che cũ kỹ để rời khỏi đây. Sau đó bọn họ cứ phiêu đãng trên sông như thế, thuyền chính là nhà.
Địch Nương thường tỉnh dậy lúc nửa đêm, sợ phải quay về thời khắc bị người khác vây quanh bên người. Nàng bắt đầu ít đùa giỡn, thậm chí còn nghi thần nghi quỷ, mất ngủ cả đêm.
Dù Chức Lạp có ôm ấp cũng không thể trấn an nỗi lo của nàng.
Rốt cuộc có một ngày nàng bừng tỉnh từ trong mơ, nghẹn ngào nói: "Chức Lạp... Chức Lạp... Trò chuyện với ta đi... Ta rất sợ."
Chức Lạp kéo chặt áo ngoài giúp nàng.
Trầm mặc trong bóng đêm.
[8]
Một đêm mưa to gió lớn, Chức Lạp đưa Địch Nương lên bờ. Hắn đứng trong màn mưa âu yếm vuốt mái tóc nàng, ánh mắt Địch Nương quyến luyến không nỡ rời xa, đột nhiên hắn nắm lấy tay nàng.
Đôi tay này đã không còn đầy sẹo do làm lụng vất vả như lúc trước, đôi tay được hắn dốc lòng săn sóc đã trở nên trắng nõn mảnh mai.
Chức Lạp thỏa mãn nhéo đầu ngón tay nàng, đặt một bao bạc vụn vào lòng bàn tay.
Về nhà đi.
Ta sẽ đến cầu hôn.
Địch Nương bất an ôm lấy hắn, lo lắng hỏi: "Vậy còn chàng? Tối nay chàng đi đâu?"
Chức Lạp không trả lời.
Cuối cùng trong cơn mưa xối xả, hắn chân thấp chân cao rời đi, màn đêm đen kịt nuốt chửng lấy hắn. Những đám lau sậy rậm rạp bị mưa gió quật ngả nghiêng tan tành thành một mớ nham nhở.
Chức Lạp đã làm một cuộc trao đổi.
[9]
Chức Lạp là cỏ lau.
Không có linh khí, cũng không có phật tính, thậm chí năm giác quan cũng phải mất nửa đời người mới khai mở được.
Hắn chưa bao giờ nghĩ mình có thể hóa thành người.
Ít nhất là trước khi cơn mưa tầm tã kia trút xuống, trước khi cô nương ngốc kia che mưa cho hắn, trước khi hắn vụng về lại ngốc nghếch làm bạn với nàng, hắn chưa bao giờ nghĩ đến.
Một sinh linh ngu dốt như vậy thậm chí còn không thể gọi là tinh quái.
Mà thứ cảm xúc đầu tiên hắn nếm trải được lại là xót xa.
Sau đó hắn đã làm một cuộc giao dịch với con Ngao Trường Sinh ở dưới sông, hắn muốn trở thành người.
Ngao Trường Sinh lấy đi tiếng nói của hắn.
Hắn dùng thân phận người câm làm bạn với nàng.
Khi hắn đến tìm Ngao Trường Sinh lần nữa, con ngao khổng lồ sinh mệnh vô biên, già nua trì độn mở một mắt ra để đánh giá hắn, nó nhả ra một mớ đất cát.
"Cây sậy ngu dốt ven sông, ngươi muốn lấy gì để giao dịch đây, ngoại trừ sinh mệnh thì ngươi chẳng có gì cả."
Ta nguyện ý dùng sinh mệnh đổi lấy giọng nói.
"Không." Ngao Trường Sinh nhắm mắt lại, "Từ trước khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, ta đã được nuôi dưỡng trong Hỗn Độn. Mạng sống của ta còn kéo dài hơn cả trời đất thế đạo, thứ ta không thiếu nhất chính là sinh mệnh."
Cầu xin ngươi trả giọng nói lại cho ta, ngươi muốn gì ta cũng bằng lòng.
Ngao Trường Sinh im lặng thật lâu, lâu đến nỗi mấy con cá bơi đến kiếm ăn chơi đùa trên lớp vỏ đầy rêu xanh của nó. Cuối cùng nó thở dài xuyên qua màn nước sông, nó nói.
"Ta sẽ trả cho ngươi. Tuy nhiên, hình phạt do ngươi vi phạm giao dịch sẽ sớm đến thôi. Bởi vì ngươi có được thân xác con người bằng thủ đoạn gian xảo nên hãy thẳng thắn thành khẩn mà quay về làm sinh linh. Ngươi trở về đi."
[Cuối]
Chức Lạp chèo thuyền lắc lư trở lại bên cạnh Địch Nương.
Hắn mở lời cầu hôn.
Cuối cùng bọn họ đã ở bên nhau.
Dù vậy hắn dần dần suy yếu, chỉ có thể dựa vào giấc ngủ gian nan để duy trì thân xác con người. Nhưng chuyện này có là gì đâu, Địch Nương sẽ quán xuyến hết thẩy mọi chuyện trong căn nhà nghèo nàn này, nàng sẽ ở bên cạnh hắn, chờ đợi lần tiếp theo hắn tỉnh dậy.
Sự sống trường tồn, bọn họ đều là những người bình thường, thậm chí còn có hơi hèn mọn, nhưng chờ đợi nhau đã trở thành một thói quen không thể xâm phạm.
Thanh Niểu tiễn Địch Nương ra cửa.
Nàng đứng bên cửa vẫy tay tạm biệt nàng ta.
Chờ đợi lần tiếp theo bọn họ cùng xuất hiện.
Ngoài nấu rượu, Thanh Niểu còn rất thích ăn cá.
Cá mương hấp chín mềm mịn, rưới sốt lên phía trên.
Lúc trước thường có một người đánh cá câm đi ngang qua chỗ nàng, mùa xuân này lại không thấy bóng dáng đâu. Thanh Niểu buồn bực nghĩ, có lẽ người ta đã chọn đường khác, không còn đi ngang qua đây.
Chỉ tiếc những con cá tươi ngon kia.
Nàng buồn bực khảy khảy mấy cái tua dưới mành, nhất thời cảm thấy chán muốn chết, ngóng trông cho khách nhân sớm ghé đến đây kể mấy chuyện xưa cũng được.
Bên ngoài trời trong nắng ấm.
Một bóng dáng lả lướt thướt tha bước đến.
Thiếu phụ mặc bố y màu lam trơn, mái tóc đen mượt búi lên, nàng ta mang một cái giỏ đứng rụt rè trước cửa quán mà vấn an.
"Cô nương có muốn ăn cá không?"
Gò má bị che khuất của nàng ta có một vết tròn tựa như vết bớt, nửa mặt lộ ra phía bên kia lại rất thanh tú xinh đẹp.
[2]
Thanh Niểu ngồi xổm bên chậu nước nhìn mấy con cá chép bơi qua bơi lại sau khi được cởi dây rơm, nàng trả tiền xong thì thuận miệng hỏi nàng ta có quen biết người đánh cá thường đi ngang qua đây hay không.
Thiếu phụ vén tóc mái sang bên tai, có chút thẹn thùng nói: "Đó là lang quân của phụ nhân."
Thanh Niểu kinh ngạc một phen, tò mò hỏi: "Sao hôm nay nương tử lại ra ngoài một mình?"
Giữa mày thiếu phụ tối lại.
Thanh Niểu rót cho nàng ta một ly rượu nhẹ, nàng ta cảm ơn rồi vuốt ve nửa bên mặt có vết bớt, lẩm bẩm nói.
"Lạp lang chàng... đã ngủ rất lâu."
[3]
Địch Nương là nữ nhi của một người đánh cá ven sông.
Bẩm sinh đã có vết bớt chiếm hết nửa gò má khiến cha mẹ hoảng sợ, nàng ta cũng không giỏi ăn nói bằng các tỷ muội khác, lớn lên trong gia cảnh túng quẫn nay lại càng khắc khổ hơn.
Bạn cùng lứa vì sợ hãi nên thường xuyên ném đá chế nhạo nàng. Không một ai nguyện ý làm bằng hữu với Địch Nương. Địch Nương thường ngồi một mình bên bờ sông, ngây ngốc nhìn chăm chăm vào đống lau sậy rậm rạp.
Nàng đến một ngày.
Ngốc hết một ngày.
Mãi cho đến một hôm.
Mưa to xối xả ướt hết cả người, nàng vẫn si ngốc ngồi ở đó nhìn ngắm những hạt mưa to trút xuống bụi cỏ lau, quật cho mấy cây lau sậy ngả nghiêng như muốn cúi rạp xuống.
Nàng xắn ống quần chạy đến bên bụi cỏ lau, thấy nó đung đưa đáng thương bèn giũ xiêm y giơ lên, kiễng chân che mưa cho đám cỏ ấy.
Nhưng quần áo nàng là vải bố rách nát, những hạt mưa to thấm qua vải lăn ở trên đầu và trên mặt nàng, cũng chảy lên trên đám cỏ lau.
Địch Nương ngây ngốc nói với bụi cỏ.
"Có thấy dễ chịu hơn chút nào không? Mưa sẽ sớm tạnh thôi, ta sẽ chắn gió cho ngươi có được không?"
Cỏ lau rũ trước mắt nàng, không nhúc nhích cũng không phát ra âm thanh.
Địch Nương sờ sờ bông cỏ của nó như đang an ủi.
[4]
Sau hôm đó Địch Nương lại bị ném đá.
Có người vội đi ngang qua đã nhìn thấy nàng đứng dưới nước che mưa cho cỏ lau, còn lẩm nhẩm nói chuyện rất lâu, người nọ càng cảm thấy nửa mặt kia của nàng đáng ghét lẫn đáng sợ hơn cả lúc trước. Địch Nương không biết giải thích, cũng không giỏi ăn nói, bị ném đá đến sứt đầu mẻ trán cũng chỉ biết ngồi ở bờ sông trầm mặc.
Nàng quá nhút nhát.
Gió khẽ mơn trớn đám lau sậy, ngọn cỏ cũng lặng lẽ nhìn Địch Nương. Địch Nương ôm chân nhìn con sông rộng thênh thang, nối liền một đường trời.
Con thuyền ở phía xa thuận buồm xuôi gió, tiến về khung trời mà cả đời này nàng mãi cũng không thể trông thấy. Địch Nương si ngốc hướng lòng về nơi đó, cẩn thận ấp ủ tâm tư này, giống như đám mây diệu vợi vĩnh viễn không thể với tới.
Cỏ lau tĩnh lặng.
Rốt cuộc cũng có một người ngồi xuống bên cạnh nàng.
[5]
Nam nhân này cũng rất trầm lặng.
Mỗi ngày hắn đều ngồi ở chỗ đó, còn đúng giờ hơn cả Địch Nương. Từ trước đến nay Địch Nương chưa từng gặp qua hắn, diện mạo hắn bình thường, bình thường giống như một người đánh cá. Nhưng Địch Nương không sợ, có lẽ là vì trước nay hắn chỉ ngồi nhìn ra phía xa, không nhìn đến nàng cũng không trò chuyện cùng nàng.
Một ngày nọ, Địch Nương bị ăn đánh ở nhà, đói bụng mà phát ngốc.
Nam nhân kia im lặng thật lâu, đột nhiên từ bên kia đẩy tới một bọc thức ăn.
Địch Nương chưa bao giờ được cho đồ, nàng thụ sủng nhược kinh lại lo lắng hãi hùng, cuống quít đẩy đồ trở về.
Nam nhân lặng lẽ nhìn nàng, hắn chậm rãi vươn tay về phía nàng, ánh mắt thành khẩn không chút ác ý.
Địch Nương như bị ma xui quỷ khiến đưa tay sang, ánh mắt nam nhân dừng trên bàn tay tinh tế lại chồng chất vết thương của Địch Nương, nhẹ nhàng đặt thức ăn vào trong lòng bàn tay ấy. Ánh mắt hắn nhu hòa, mang theo cảm giác chữa lành.
Địch Nương mở gói giấy vàng vẫn còn nóng hổi ra, bên trong là thịt bò kho đã được cắt gọn thành từng miếng. Nàng chưa bao giờ được ăn bò kho, có lẽ đã bị mùi hương kia dụ dỗ, khóe mắt chợt nhói lên, nàng vẫn quật cường gạt đi nước mắt.
Nam nhân nhìn nàng khó hiểu.
Địch Nương nhe răng cười với hắn.
"Ta muốn mang cho cha mẹ ta ăn, có được không?"
Nam nhân gật đầu, tiếp tục ngồi ở đó. Địch Nương ngượng ngùng đỏ mặt, nhỏ giọng hỏi: "Ngươi tên là gì?"
Nam nhân nghĩ nghĩ, từng nét từng nét viết hai chữ lên trên khoảng bùn đất giữa hai người. Nhưng Địch Nương không biết chữ, nàng đành ghi tạc con chữ ấy trong lòng.
Sau này nàng nhờ lão tú tài duy nhất trong thôn xem cho mới biết hai chữ kia đọc là "Chức Lạp".
Chức Lạp.
Về sau.
Cả đời này của Địch Nương chỉ biết viết mỗi hai chữ này.
[6]
Địch Nương bắt đầu nói nhiều hơn nhưng nàng không bao giờ oán giận, nàng chỉ kể cho Chức Lạp nghe một số chuyện thú vị. Tỷ như hôm qua sau cơn mưa, cành hoa trước cửa nhà đã nở. Lúc nói chuyện mắt mày nàng nhướng cao, sự rụt rè khi trước đều tan biến không dấu vết.
Chức Lạp lắng nghe mọi thứ nhưng không nói chuyện.
Ánh mắt hắn vẫn nhu hòa trước sau như một.
Lần đầu tiên trong đời, rốt cuộc Địch Nương cũng hiểu ra cảm giác được người khác nhìn ngắm hạnh phúc đến nhường nào. Ngay cả vết bớt trên mặt cũng chẳng còn quan trọng nữa, ánh mắt Chức Lạp nhìn nàng thật bình đạm thuần khiết.
Nàng hỏi Chức Lạp, "Tại sao từ trước đến giờ ngươi chẳng nói gì thế?"
Chức Lạp chỉ chỉ vào cổ họng, mỉm cười áy náy nhìn nàng.
Hắn bị câm.
Đôi đồng tử sáng ngời của Địch Nương ảm đạm đi, nàng có chút khổ sở, lại có chút đau lòng xin lỗi hắn. Chức Lạp muốn nói nàng không cần để ý, nàng vuốt má trái của mình, hơi hơi cười với hắn: "Ngươi như vậy cũng tốt, không thể nói chuyện cũng không sao. Dù miệng lưỡi ta vẫn bình thường nhưng lại vướng mắc ở dung mạo... Ta thường hay nghĩ, nếu mình không có cái bớt này liệu cuộc sống có dễ dàng hơn chút nào không."
Chức Lạp muốn an ủi nàng.
Nhưng vai diễn của hắn đã định từ đầu là một khoảng lặng. Hắn cứ lặp đi lặp lại trong lòng, không ngừng khen nàng thật sự rất đẹp, nhưng cổ họng hắn lại nặng trĩu không thể nói thành lời.
Ngôn ngữ nhân loại dẫu nhạt nhẽo nhưng giờ phút này hắn lại vô cùng khát khao nó.
Nếu như.
Nếu như hắn nói được thì tốt biết bao.
[7]
Địch Nương ngày càng trổ mã, một bên mặt nàng có vết bớt khắc sâu, bên kia lại vô cùng diễm lệ. Những kẻ dụng tâm kín đáo bắt đầu thèm nhỏ dãi bên mặt kia, bọn họ đi dạo loanh quanh nhà nàng với ý đồ xấu, thậm chí còn ương ngạnh tới tận cửa muốn cướp người đi.
Cha mẹ Địch Nương cuối cùng cũng đồng ý bán nàng với cái giá ba mươi đồng.
Địch Nương chạy ra khỏi cổng nhà, chạy khỏi thôn mà trốn tới bờ sông. Nước sông chắn ngang con đường của nàng, phận nàng yếu ớt bất kham chỉ có thể trốn chạy.
Chạy đến bên cạnh Chức Lạp.
Chức Lạp dường như vĩnh viễn đợi nàng ở ven sông, Địch Nương lao về phía hắn, dùng hết sức lực nhào vào ngực hắn, khóc lóc nói: "Dẫn ta đi đi."
Ánh mắt hắn vừa tiếc thương lại vừa ưu buồn, hắn đưa Địch Nương lên một con thuyền nhỏ có mái che cũ kỹ để rời khỏi đây. Sau đó bọn họ cứ phiêu đãng trên sông như thế, thuyền chính là nhà.
Địch Nương thường tỉnh dậy lúc nửa đêm, sợ phải quay về thời khắc bị người khác vây quanh bên người. Nàng bắt đầu ít đùa giỡn, thậm chí còn nghi thần nghi quỷ, mất ngủ cả đêm.
Dù Chức Lạp có ôm ấp cũng không thể trấn an nỗi lo của nàng.
Rốt cuộc có một ngày nàng bừng tỉnh từ trong mơ, nghẹn ngào nói: "Chức Lạp... Chức Lạp... Trò chuyện với ta đi... Ta rất sợ."
Chức Lạp kéo chặt áo ngoài giúp nàng.
Trầm mặc trong bóng đêm.
[8]
Một đêm mưa to gió lớn, Chức Lạp đưa Địch Nương lên bờ. Hắn đứng trong màn mưa âu yếm vuốt mái tóc nàng, ánh mắt Địch Nương quyến luyến không nỡ rời xa, đột nhiên hắn nắm lấy tay nàng.
Đôi tay này đã không còn đầy sẹo do làm lụng vất vả như lúc trước, đôi tay được hắn dốc lòng săn sóc đã trở nên trắng nõn mảnh mai.
Chức Lạp thỏa mãn nhéo đầu ngón tay nàng, đặt một bao bạc vụn vào lòng bàn tay.
Về nhà đi.
Ta sẽ đến cầu hôn.
Địch Nương bất an ôm lấy hắn, lo lắng hỏi: "Vậy còn chàng? Tối nay chàng đi đâu?"
Chức Lạp không trả lời.
Cuối cùng trong cơn mưa xối xả, hắn chân thấp chân cao rời đi, màn đêm đen kịt nuốt chửng lấy hắn. Những đám lau sậy rậm rạp bị mưa gió quật ngả nghiêng tan tành thành một mớ nham nhở.
Chức Lạp đã làm một cuộc trao đổi.
[9]
Chức Lạp là cỏ lau.
Không có linh khí, cũng không có phật tính, thậm chí năm giác quan cũng phải mất nửa đời người mới khai mở được.
Hắn chưa bao giờ nghĩ mình có thể hóa thành người.
Ít nhất là trước khi cơn mưa tầm tã kia trút xuống, trước khi cô nương ngốc kia che mưa cho hắn, trước khi hắn vụng về lại ngốc nghếch làm bạn với nàng, hắn chưa bao giờ nghĩ đến.
Một sinh linh ngu dốt như vậy thậm chí còn không thể gọi là tinh quái.
Mà thứ cảm xúc đầu tiên hắn nếm trải được lại là xót xa.
Sau đó hắn đã làm một cuộc giao dịch với con Ngao Trường Sinh ở dưới sông, hắn muốn trở thành người.
Ngao Trường Sinh lấy đi tiếng nói của hắn.
Hắn dùng thân phận người câm làm bạn với nàng.
Khi hắn đến tìm Ngao Trường Sinh lần nữa, con ngao khổng lồ sinh mệnh vô biên, già nua trì độn mở một mắt ra để đánh giá hắn, nó nhả ra một mớ đất cát.
"Cây sậy ngu dốt ven sông, ngươi muốn lấy gì để giao dịch đây, ngoại trừ sinh mệnh thì ngươi chẳng có gì cả."
Ta nguyện ý dùng sinh mệnh đổi lấy giọng nói.
"Không." Ngao Trường Sinh nhắm mắt lại, "Từ trước khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, ta đã được nuôi dưỡng trong Hỗn Độn. Mạng sống của ta còn kéo dài hơn cả trời đất thế đạo, thứ ta không thiếu nhất chính là sinh mệnh."
Cầu xin ngươi trả giọng nói lại cho ta, ngươi muốn gì ta cũng bằng lòng.
Ngao Trường Sinh im lặng thật lâu, lâu đến nỗi mấy con cá bơi đến kiếm ăn chơi đùa trên lớp vỏ đầy rêu xanh của nó. Cuối cùng nó thở dài xuyên qua màn nước sông, nó nói.
"Ta sẽ trả cho ngươi. Tuy nhiên, hình phạt do ngươi vi phạm giao dịch sẽ sớm đến thôi. Bởi vì ngươi có được thân xác con người bằng thủ đoạn gian xảo nên hãy thẳng thắn thành khẩn mà quay về làm sinh linh. Ngươi trở về đi."
[Cuối]
Chức Lạp chèo thuyền lắc lư trở lại bên cạnh Địch Nương.
Hắn mở lời cầu hôn.
Cuối cùng bọn họ đã ở bên nhau.
Dù vậy hắn dần dần suy yếu, chỉ có thể dựa vào giấc ngủ gian nan để duy trì thân xác con người. Nhưng chuyện này có là gì đâu, Địch Nương sẽ quán xuyến hết thẩy mọi chuyện trong căn nhà nghèo nàn này, nàng sẽ ở bên cạnh hắn, chờ đợi lần tiếp theo hắn tỉnh dậy.
Sự sống trường tồn, bọn họ đều là những người bình thường, thậm chí còn có hơi hèn mọn, nhưng chờ đợi nhau đã trở thành một thói quen không thể xâm phạm.
Thanh Niểu tiễn Địch Nương ra cửa.
Nàng đứng bên cửa vẫy tay tạm biệt nàng ta.
Chờ đợi lần tiếp theo bọn họ cùng xuất hiện.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.