Chương 10: Chiền vắng am thanh
Phương Uyên
05/06/2023
- Trời vẫn còn sáng, chúng ta cứ cố đi thêm chút nữa biết đâu sẽ thấy nhà dân, đi mà, anh Thân...!
- Cô Phong ơi, tôi đã nghe lời cô không dừng sớm lúc còn ở trong thị trấn, nhưng chúng ta đã đi từ giờ Thân đến đầu giờ Dậu vẫn chỉ có đồi núi hoang vu thế này, bây giờ quay lại tìm nơi nghỉ hãy còn kịp.
- Không được, em không muốn ngày mai phải lặp lại quãng đường này, em muốn về Yên Bang càng sớm càng tốt. – Tôi vừa cố thuyết phục người phu xe thân tín của lão già, vừa nhìn ra cửa cố tìm thấy nơi nào có người, nhưng ngoài cây cối chỉ có vài chú chim đang bay về tổ, trời càng lúc càng lạnh dần và sương bắt đầu rơi.
- Cậu Cả bảo tôi theo cô và mợ về chính là vì muốn đảm bảo hai người được an toàn, nếu cậu ấy biết tôi chiều ý cô để lạc trong núi giữa đêm thế này sẽ mắng tôi chết mất...
- Em ngủ trong rừng cũng được. – Tôi nhìn sang chị, chợt nhớ lần này tôi không phải đang một mình phiêu bạt. – Ý chị thế nào?
Chị tôi nãy giờ vẫn đang nhắm mắt lim dim ở góc xe, mỉm cười nói rất dịu dàng:
- Chúng ta đi thêm một lúc, nếu vẫn không tìm thấy chỗ trọ thì tìm một nơi khô ráo đốt lửa cho qua đêm nay vậy.
Anh Thân nghe chị tôi nói thế thì không phản đối gì nữa, cứ theo đường mòn mà đánh xe đi. Được một quãng, tôi bỗng thấy trước mặt có những vệt sáng lấp lánh phản chiếu ánh hoàng hôn. Đến gần hơn chút nữa, hóa ra đó là một hồ nước trong vắt rộng mênh mông, bao quanh bởi những dãy núi chập chùng ẩn hiện màu tím thẫm và một vùng bình nguyên xanh rì. Tôi nhìn ra rẻo đất phía xa xa, một làn khói mỏng manh vấn vít tỏa lên cao, quyến luyến với ánh chiều tà.
- Khói bếp kìa, chúng ta có chỗ nghỉ rồi! – Tôi reo lên mừng rỡ.
Khi xe ngựa đến nơi, thì ra đó không phải nhà dân mà là một cái am nhỏ được đặt rất khéo cạnh hồ. Hàng rào dựng bằng ống tre, xếp đều chằn chặn, buộc lại bằng dây thừng trăm mối giống hệt nhau. Tôi bước vào sân, một bác tiều phu già đang đun nước, lửa reo tí tách, ấm sực.
- Cô tìm ai? – Bác ngẩng đầu, ôn tồn hỏi.
- Bọn cháu bị lỡ đường định tìm nơi nghỉ, sáng mai sẽ đi sớm. Không biết bác có thể cho bọn cháu ở lại đây không ạ?! – Tôi lễ phép thưa.
Bác tiều phu nhìn tôi một lúc, chống gối đứng lên, nhấc ấm nước mới đun từ tốn châm vào bình trà bằng gốm men xanh đặt trên kệ bếp.
- Bác cũng chỉ là người đốn củi ở gần đây ghé vào thắp hương cho Đức Phật, cháu đợi tí nữa Cụ về thì báo lại một tiếng, am này đã lâu không đón khách phương xa, chắc là Cụ sẽ vui lắm đấy.
- Cụ ấy là người đã dựng am này ạ? – Tôi tò mò, đưa mắt nhìn mái ngói âm dương đã rêu phong lợp đều tăm tắp, những viên gạch tường vừa khít không một khe hở, cửa trước cửa sau nằm thẳng một đường.
- Đúng vậy, Cụ đi hái thuốc cũng sắp về rồi. Cháu và người nhà cứ vào nghỉ ngơi dùng nước, nhưng đừng tùy tiện di chuyển đồ đạc trong am, Cụ không vừa ý đâu. – Bác vừa nói vừa mang khay trà đặt lên bàn thờ.
- Cháu biết rồi, cảm ơn bác ạ!
Bác tiều phu này tuổi trạc ngũ tuần mà vẫn luôn nhắc về cụ nào đấy với vẻ đầy nể trọng như thế, lại thêm cách bố trí mọi thứ đối xứng, chỉn chu đến bức bối của am nhỏ này, hẳn đó là một cụ già quắc thước gần đất xa trời, đầu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc nhẵn bóng, miệng luôn làu bàu "cổ nhân có dạy...". Tôi len lén thở dài nghĩ xem đêm nay sẽ khó ăn khó ngủ thế nào đây, nhưng nghĩ lại thì vẫn tốt hơn qua đêm với lũ thú rừng, tôi liền thấy vui vẻ, ra xe mời chị vào trong.
Bác tiều phu sau khi dâng trà thắp hương thì từ giã chúng tôi để ra về. Bác bảo đây là Na Ngạn của Lộ Lạng Giang, hồ kia gọi là hồ Cấm Sơn, cách không xa có một ngôi làng nhỏ chừng mười hộ dân sinh sống. Cụ nửa năm trước đến đây đã giúp họ dựng am nhỏ này để mọi người vừa có chỗ thờ phụng, vừa có nơi dừng chân khi muốn đến hồ ngoạn cảnh.
Tôi ngồi nghỉ ngơi một lúc, vừa ra ngoài rửa mặt thì đã nghe tiếng vọng từ cửa trước:
- Ai đã di chuyển cái đôn này của Cụ?! – Tiếng nói trầm thấp, nhưng nghe thế nào cũng không giống một ông già.
Tôi vội chạy ra xem thì nhìn thấy một chàng trai toàn thân mặc trang phục đen, tuy giản dị nhưng không một nếp nhăn, đang quan sát chiếc bàn đá đặt hướng ra hồ.
- Lúc nãy ta thấy mấy viên sỏi trắng được xếp thành hình gì đó nên mới nhấc đôn lên xem cho rõ, nhưng ta đã đặt về chỗ cũ...
Hắn quay lại nhìn tôi, giọng nói vẫn đều đều nhưng gương mặt cực kỳ nghiêm trọng:
- Không đúng vị trí ban đầu, cô đặt chệch sang phải một nhánh cỏ rồi.
Tôi há hốc mồm, không tin vào những gì tai mình vừa nghe thấy. Tên thanh niên này nhìn sao cũng chỉ trên hai mươi một chút mà lại khó tính còn hơn cả lão già nhà tôi?! Mà khoan, lúc nãy hắn nói, "ai đã di chuyển cái-đôn-này-của-cụ"...
- Cụ họ Trần, còn cô tên gì? Cô đến viếng am hay thưởng cảnh hồ?!
Tôi chết lặng nửa người, hóa ra "Cụ" là tên của hắn...!
***
Nếu không kể đến cái sự kỹ tính già nua còn hơn cả cái tên thì Trần Cụ là một gia chủ rất hiếu khách và nấu ăn ngon đến nuốt cả lưỡi. Hắn ra hồ bắt mấy con cá tầm mang về, nửa nướng với củ riềng, nửa nấu măng chua làm tôi ăn no căng bụng. Chị tôi vốn giữ lễ với người mới quen mà vẫn không khước từ được mấy món ăn của hắn. Anh Thân cũng tiếc rẻ vì sớm mai còn phải đánh xe nên không dám uống thật nhiều món rượu nếp cái hoa vàng do hắn tự tay ngâm, hắn liền tặng anh một bình lớn mang về. Tôi thấy tiếc cho chị Hạnh, phải chi chị không ở lại Hồng Lộ thêm vài hôm để thăm người thân mà đi cùng chúng tôi thì đã được thưởng thức món cá tươi ngon bậc nhất nhưng chỉ sống ở vùng nước lạnh này.
Cơm no rượu say, hắn bố trí cho chúng tôi hai gian phòng nhỏ để nghỉ ngơi. Phòng tôi và chị rất sạch sẽ gọn gàng, cả hai ngọn đèn dầu cũng được đặt đối nhau cân xứng hai bên góc. Tôi để chị đi nghỉ trước còn mình bước ra sân tìm hắn.
Hắn ngồi bên chiếc bàn đá mà tôi đã kê lại chiếc đôn lúc chiều, tay đang gỡ mấy sợi tơ của cây đàn thập lục, cắt bớt một đoạn ở đầu dây rồi buộc lại. Tôi lên tiếng hỏi:
- Làm việc gì ngươi cũng phải kỳ công như vậy sao?!
- Nếu khúc đàn chưa hết mà dây đứt thì làm thế nào? – Hắn đáp, mắt vẫn chăm chú vào mấy sợi dây đàn.
Tôi đưa tay kéo khay trà đặt cạnh hắn, rót hai tách rồi thong thả ngồi xuống.
- Ngươi gặp Tuệ Trung tiên sinh lúc nào, ở đâu?!
Lần này, hắn hơi ngạc nhiên, bỏ dở việc đang làm.
- Sao cô lại biết Cụ là đệ tử của thầy?!
Tôi không biết lão già đã nhận hắn làm đệ tử, chỉ phỏng đoán mà hỏi thôi.
- Ở chốn rừng núi hoang vu này, người đã dựng được một am thờ Phật lại không ngại nướng cá uống rượu, nếu không phải từng được lão ấy chỉ dạy thì có thể là ai chứ?! – Tôi hớp một ngụm trà. – Hơn nữa, món cá tầm nướng riềng của ngươi có vị cơm mẻ thơm dịu, đây là bí quyết rất ít người từng nghe qua.
- Cụ chỉ bỏ có một chút mà cô cũng nhận ra?! – Hắn sửng sốt.
Tôi cười nhạt, trong lòng thầm nghĩ ta đây chính là sư tỷ của ngươi, cái ngươi biết ta cũng biết, cái ta biết chưa chắc ngươi đã biết. Nếu không phải vì ngươi không chỉ có cái tên Cụ, tính tình già cỗi mà còn có gương mặt không hề giống một cậu trai bằng tuổi ta, ta đã sớm gọi ngươi là sư đệ rồi.
- Ngươi từng nghe lão nhắc đến người tên Phong chưa? – Tôi hỏi.
- Trần Nhã Phong?! Cô chính là cô Nhã Phong sao?! – Hắn nói như reo, từ cụ già bỗng hóa thành đứa trẻ. – Lúc Cụ ở phủ Tiết độ sứ, sư phụ vẫn nhắc cô suốt. Thầy nói cô là truyền nhân giống thầy nhất, lại hay nhắc mọi người trong phủ có gặp món gì ngon cũng phải báo lại để sau này có dịp thầy cho cô ăn thử. Đúng là cô Nhã Phong nên lưỡi mới tinh như thế...
Tôi nghe hắn nói mà trong lòng sung sướng râm ran, ngoài mặt vẫn ra vẻ thờ ơ mân mê tách trà:
- Lão còn nói gì nữa không?!
- Sư phụ bảo... tuy cô là người thông minh nhất trong số những người thầy từng dạy bảo, nhưng tính hơi tùy hứng, ngông cuồng, nhiều lúc làm thầy phải đau đầu. Trước khi Cụ bái sư, thầy bắt Cụ phải hứa rằng dù thế nào cũng không được giống cô...
Không phải lão đã nói tôi giống lão nhất sao? Thì ra lão cũng biết bản thân phiền toái và gàn dở thế nào. Chẳng trách, sống gần nửa đời người lại nhận một tên đệ tử khuôn vàng thước ngọc đến đáng sợ như Trần Cụ, chắc muốn để lại cho hậu thế một truyền nhân nghiêm túc chỉn chu.
- Ngươi gặp lão bao giờ? – Tôi đẩy tách trà về phía hắn.
- Gần hai năm trước, sư phụ trên đường đến Hồng Lộ nhậm chức có đi ngang qua huyện Tiên Hoa, lúc đó Cụ đang bị quan binh vây đánh, thầy đã cứu Cụ mang về.
Tiên Hoa chính là nơi tôi đã ngồi tù cùng Quang Khải. Có vẻ như lão không có duyên với huyện này, người thân nào của lão cũng gặp nạn ở nơi đó cả.
- Ngươi làm gì mà bị người ta vây đánh?
- Cụ đi kiện tri huyện Tiên Hoa. – Hắn nhấp ngụm trà rồi nói tiếp. – Cô Nhã Phong cũng biết nước ta có lệ mười lăm năm mới xét duyệt quan lại, mười năm mới xét thăng cấp một lần, chức quan nào khuyết thì lấy quan khác tạm giữ, đợi đúng hạn xét duyệt mới bổ nhiệm lại. – Tôi gật gật đầu, hắn nói tiếp. – Tri huyện Tiên Hoa lúc ấy chỉ là tên sư gia của quan tri huyện quá cố, hắn chỉ tạm thay chức một năm nên ra sức vơ vét, sưu cao thuế nặng, còn bắt cả người già đi làm ruộng. Cụ đi ngang thấy chuyện bất bình liền đến cửa quan đòi kiện. – Ánh mắt Trần Cụ khi nhắc đến những việc này vẫn còn vẻ tức giận.
Chắc nhờ chuyện này mà bây giờ tri huyện đã là một vị quan biết điều hiểu chuyện, yêu thương dân chúng, Trần Cụ xem như đã làm được một việc tốt.
- Ngươi là người ở đâu?! – Tôi nói sang chuyện khác.
- Cụ quê ở Cứu Liên. Nhưng Cụ đã thề không đặt chân lên đất Cứu Liên lần nào nữa.
- Sao lại như vậy? – Tôi tò mò.
- Họ nói mẹ Cụ không chồng mà chửa, nói Cụ là đứa không cha. – Giọng hắn chùng xuống.
- Vậy... nếu sau này ngươi làm quan, được bổ nhiệm về đất ấy thì ngươi định thế nào, có dám chống lệnh vua không?! – Tôi cố pha trò.
- Thì Cụ ngồi kiệu, đi võng hoặc kêu gia nhân cõng, suốt ngày sẽ ngồi ở trên ghế, trên giường. Cụ vẫn giữ lời thề không bao giờ đặt bàn chân của Cụ lên đất ấy. – Hắn nói cực kỳ nghiêm túc, tôi suýt sặc trà, phải giả vờ ho khùng khục.
Cụ đã chỉnh xong dây đàn, bắt đầu gảy. Tôi nghe hắn tấu Ngư tiều vấn đáp mà tha thiết nhớ cây sáo ngọc của mình, không biết giờ lão già đang thổi khúc gì. Tiếng đàn của hắn khiến tôi không thể ngồi yên, bèn lấy hai tách trà còn lại trên khay, chập vào nhau gõ nhịp. Khúc nhạc này vang lên giữa chốn non xanh nước biếc thật không gì hợp hơn. Đàn đã lặng tiếng từ lâu mà tai tôi vẫn như nghe rõ những lời đối thoại ung dung khẳng khái của hai người, mắt nhìn mông lung vào bóng núi đen thẳm phía xa xa.
Một lúc sau, hắn cất tiếng hỏi, vẻ như có gì ấm ức:
- Cô Nhã Phong biết dùng tách uống trà chơi nhạc, sư phụ chưa dạy Cụ món này sao thầy lại bảo Cụ đã học hết mọi thứ rồi, nên ra ngoài tự mình trải nghiệm vài năm?!
Lão vắng nhà chưa được hai năm, trong đó có nửa năm tôi đã ở Hồng Lộ, sao lại có thể dạy hết mọi thứ cho Trần Cụ được?! Tôi nghĩ một lúc rồi hỏi lại hắn:
- Trước lúc đó ngươi có nghe lão đánh đàn không?
- Có! Sư phụ dạy Cụ khúc Phượng cầu hoàng, thường ngày thầy vẫn đàn rất hay nhưng không hiểu sao hôm ấy lại đánh lạc đi một nhịp, Cụ liền nhắc nhở...
Tôi cố hết mức mới không phá lên cười. Lão vẫn hay biến tấu những nhạc khúc cổ tùy theo tâm trạng của mình, thường ngày không thích nhất là ai bình phẩm chuyện này. Nhưng trớ trêu là, tiên sinh, không phải người nhận dạy cho Trần Cụ vì muốn có một đệ tử không tùy hứng, làm việc gì cũng thật chuẩn xác hay sao?! Thảo nào suốt thời gian tôi ở phủ Tiết độ sứ chưa bao giờ nhìn thấy hắn, cũng chưa bao giờ nghe lão nhắc tên.
- Cô Nhã Phong, cô hiểu sư phụ nhất, cô nói xem có phải Cụ lỡ lời làm thầy giận nên thầy muốn đuổi Cụ đi không?!
Thì ra hắn không ngốc như tôi nghĩ, chẳng qua chỉ là nghiêm túc và thật thà quá mà thôi. Tôi thấy hắn buồn rầu rất tội, liền tìm lời an ủi:
- Ngươi đừng lo, chuyện cũng qua lâu rồi, lão không phải là người để bụng mấy chuyện vặt vãnh ấy đâu.
- Cô nói thật chứ? – Hắn nhìn tôi, đôi mắt sáng rực, chân thành.
- Đương nhiên! – Tôi cũng mỉm cười, không thể thật lòng hơn.
***
Sáng hôm sau, chúng tôi lên đường lúc mặt trời vừa ló dạng. Nếu không vì chuyện quân Mông Cổ có lẽ tôi đã ở lại vài ngày để ngắm hết vẻ đẹp của hồ Cấm Sơn qua từng thời điểm trong ngày. Một lúc nào đó tôi nhất định sẽ đưa lão đến đây, cùng uống rượu ăn cá tầm, cùng đánh đàn thổi sáo.
- Đây là thanh kiếm Cụ được bác thợ rèn ở làng bên đặc biệt đúc cho. Cụ vốn muốn mang về tặng sư phụ, nhưng nghĩ lại, tặng cho cô Nhã Phong làm vật phòng thân trên đường chắc làm đẹp lòng thầy hơn cả.
Thanh kiếm vừa khéo rất thuận tay tôi và được chế tác vô cùng trang nhã, trên vỏ kiếm còn có một chữ "Tuệ", chắc do Trần Cụ nhờ khắc lên tặng lão.
- Cảm ơn ngươi. Sau khi bọn ta đi khỏi, ngươi cũng nên tìm dịp đến Hồng Lộ gặp tiên sinh hoặc ít nhất biên một phong thư để lão biết tung tích của ngươi. Tài hoa của tiên sinh còn vô kể, ngươi nên cố gắng học thêm. Đừng lo, ngươi đã về đến cửa sẽ không bị lão đuổi đi đâu!
Tuy trong lòng không thật vui vì tôi vẫn muốn mình là người duy nhất được lão truyền dạy mọi thứ, nhưng lúc này tôi rất mong thêm người có năng lực lại đủ thân tín ở bên cạnh lão. Tình hình quân Mông Cổ tôi không tiện nói ra, chỉ có thể tìm cách thuyết phục Trần Cụ về cạnh lão sớm ngày nào hay ngày ấy.
- Cụ biết rồi! Cụ sẽ đến xin thầy tha lỗi, cô Nhã phong cứ yên tâm.
Chị tôi cũng đến chào hắn và cảm ơn mấy tiếng, anh Thân thì cười suốt vì được bình rượu ngon. Tất cả chúng tôi lên xe ngựa hướng về phía đường mòn. Xa xa, ánh bình minh đang rực rỡ xuyên qua những tàn cây...
Chữ trong bài Cư trần lạc đạo của Trúc Lâm Đại Sĩ, tức Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Đây được xem là sáng tác tiếng Nôm đầu tiên của Việt Nam.
"Núi hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao; chiền vắng am thanh, chỉn thực cảnh đạo nhân du hý."
Giờ Thân: từ 3 giờ đến 5 giờ chiều. Giờ Dậu: từ 5 giờ đến 7 giờ tối.
Am: Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Nội...) cũng có khi là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng - Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. (Theo website Ban Tôn giáo Chính phủ:
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/255/0/8939/Phan_biet_Den_Mieu_Nghe_Dien_Phu_Quan_Am)
Ngũ tuần: Năm mươi tuổi.
Hiện là huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư: "Cứ 15 năm 1 lần xét duyệt, 10 năm thăng tước 1 cấp, 15 năm thăng chức 1 bậc. Chức quan nào khuyết thì chức chánh kiêm chức phó. Chánh phó đều khuyết thì lấy quan khác tạm giữ, đợi đủ hạn xét duyệt thì bổ chức ấy".
- Cô Phong ơi, tôi đã nghe lời cô không dừng sớm lúc còn ở trong thị trấn, nhưng chúng ta đã đi từ giờ Thân đến đầu giờ Dậu vẫn chỉ có đồi núi hoang vu thế này, bây giờ quay lại tìm nơi nghỉ hãy còn kịp.
- Không được, em không muốn ngày mai phải lặp lại quãng đường này, em muốn về Yên Bang càng sớm càng tốt. – Tôi vừa cố thuyết phục người phu xe thân tín của lão già, vừa nhìn ra cửa cố tìm thấy nơi nào có người, nhưng ngoài cây cối chỉ có vài chú chim đang bay về tổ, trời càng lúc càng lạnh dần và sương bắt đầu rơi.
- Cậu Cả bảo tôi theo cô và mợ về chính là vì muốn đảm bảo hai người được an toàn, nếu cậu ấy biết tôi chiều ý cô để lạc trong núi giữa đêm thế này sẽ mắng tôi chết mất...
- Em ngủ trong rừng cũng được. – Tôi nhìn sang chị, chợt nhớ lần này tôi không phải đang một mình phiêu bạt. – Ý chị thế nào?
Chị tôi nãy giờ vẫn đang nhắm mắt lim dim ở góc xe, mỉm cười nói rất dịu dàng:
- Chúng ta đi thêm một lúc, nếu vẫn không tìm thấy chỗ trọ thì tìm một nơi khô ráo đốt lửa cho qua đêm nay vậy.
Anh Thân nghe chị tôi nói thế thì không phản đối gì nữa, cứ theo đường mòn mà đánh xe đi. Được một quãng, tôi bỗng thấy trước mặt có những vệt sáng lấp lánh phản chiếu ánh hoàng hôn. Đến gần hơn chút nữa, hóa ra đó là một hồ nước trong vắt rộng mênh mông, bao quanh bởi những dãy núi chập chùng ẩn hiện màu tím thẫm và một vùng bình nguyên xanh rì. Tôi nhìn ra rẻo đất phía xa xa, một làn khói mỏng manh vấn vít tỏa lên cao, quyến luyến với ánh chiều tà.
- Khói bếp kìa, chúng ta có chỗ nghỉ rồi! – Tôi reo lên mừng rỡ.
Khi xe ngựa đến nơi, thì ra đó không phải nhà dân mà là một cái am nhỏ được đặt rất khéo cạnh hồ. Hàng rào dựng bằng ống tre, xếp đều chằn chặn, buộc lại bằng dây thừng trăm mối giống hệt nhau. Tôi bước vào sân, một bác tiều phu già đang đun nước, lửa reo tí tách, ấm sực.
- Cô tìm ai? – Bác ngẩng đầu, ôn tồn hỏi.
- Bọn cháu bị lỡ đường định tìm nơi nghỉ, sáng mai sẽ đi sớm. Không biết bác có thể cho bọn cháu ở lại đây không ạ?! – Tôi lễ phép thưa.
Bác tiều phu nhìn tôi một lúc, chống gối đứng lên, nhấc ấm nước mới đun từ tốn châm vào bình trà bằng gốm men xanh đặt trên kệ bếp.
- Bác cũng chỉ là người đốn củi ở gần đây ghé vào thắp hương cho Đức Phật, cháu đợi tí nữa Cụ về thì báo lại một tiếng, am này đã lâu không đón khách phương xa, chắc là Cụ sẽ vui lắm đấy.
- Cụ ấy là người đã dựng am này ạ? – Tôi tò mò, đưa mắt nhìn mái ngói âm dương đã rêu phong lợp đều tăm tắp, những viên gạch tường vừa khít không một khe hở, cửa trước cửa sau nằm thẳng một đường.
- Đúng vậy, Cụ đi hái thuốc cũng sắp về rồi. Cháu và người nhà cứ vào nghỉ ngơi dùng nước, nhưng đừng tùy tiện di chuyển đồ đạc trong am, Cụ không vừa ý đâu. – Bác vừa nói vừa mang khay trà đặt lên bàn thờ.
- Cháu biết rồi, cảm ơn bác ạ!
Bác tiều phu này tuổi trạc ngũ tuần mà vẫn luôn nhắc về cụ nào đấy với vẻ đầy nể trọng như thế, lại thêm cách bố trí mọi thứ đối xứng, chỉn chu đến bức bối của am nhỏ này, hẳn đó là một cụ già quắc thước gần đất xa trời, đầu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc nhẵn bóng, miệng luôn làu bàu "cổ nhân có dạy...". Tôi len lén thở dài nghĩ xem đêm nay sẽ khó ăn khó ngủ thế nào đây, nhưng nghĩ lại thì vẫn tốt hơn qua đêm với lũ thú rừng, tôi liền thấy vui vẻ, ra xe mời chị vào trong.
Bác tiều phu sau khi dâng trà thắp hương thì từ giã chúng tôi để ra về. Bác bảo đây là Na Ngạn của Lộ Lạng Giang, hồ kia gọi là hồ Cấm Sơn, cách không xa có một ngôi làng nhỏ chừng mười hộ dân sinh sống. Cụ nửa năm trước đến đây đã giúp họ dựng am nhỏ này để mọi người vừa có chỗ thờ phụng, vừa có nơi dừng chân khi muốn đến hồ ngoạn cảnh.
Tôi ngồi nghỉ ngơi một lúc, vừa ra ngoài rửa mặt thì đã nghe tiếng vọng từ cửa trước:
- Ai đã di chuyển cái đôn này của Cụ?! – Tiếng nói trầm thấp, nhưng nghe thế nào cũng không giống một ông già.
Tôi vội chạy ra xem thì nhìn thấy một chàng trai toàn thân mặc trang phục đen, tuy giản dị nhưng không một nếp nhăn, đang quan sát chiếc bàn đá đặt hướng ra hồ.
- Lúc nãy ta thấy mấy viên sỏi trắng được xếp thành hình gì đó nên mới nhấc đôn lên xem cho rõ, nhưng ta đã đặt về chỗ cũ...
Hắn quay lại nhìn tôi, giọng nói vẫn đều đều nhưng gương mặt cực kỳ nghiêm trọng:
- Không đúng vị trí ban đầu, cô đặt chệch sang phải một nhánh cỏ rồi.
Tôi há hốc mồm, không tin vào những gì tai mình vừa nghe thấy. Tên thanh niên này nhìn sao cũng chỉ trên hai mươi một chút mà lại khó tính còn hơn cả lão già nhà tôi?! Mà khoan, lúc nãy hắn nói, "ai đã di chuyển cái-đôn-này-của-cụ"...
- Cụ họ Trần, còn cô tên gì? Cô đến viếng am hay thưởng cảnh hồ?!
Tôi chết lặng nửa người, hóa ra "Cụ" là tên của hắn...!
***
Nếu không kể đến cái sự kỹ tính già nua còn hơn cả cái tên thì Trần Cụ là một gia chủ rất hiếu khách và nấu ăn ngon đến nuốt cả lưỡi. Hắn ra hồ bắt mấy con cá tầm mang về, nửa nướng với củ riềng, nửa nấu măng chua làm tôi ăn no căng bụng. Chị tôi vốn giữ lễ với người mới quen mà vẫn không khước từ được mấy món ăn của hắn. Anh Thân cũng tiếc rẻ vì sớm mai còn phải đánh xe nên không dám uống thật nhiều món rượu nếp cái hoa vàng do hắn tự tay ngâm, hắn liền tặng anh một bình lớn mang về. Tôi thấy tiếc cho chị Hạnh, phải chi chị không ở lại Hồng Lộ thêm vài hôm để thăm người thân mà đi cùng chúng tôi thì đã được thưởng thức món cá tươi ngon bậc nhất nhưng chỉ sống ở vùng nước lạnh này.
Cơm no rượu say, hắn bố trí cho chúng tôi hai gian phòng nhỏ để nghỉ ngơi. Phòng tôi và chị rất sạch sẽ gọn gàng, cả hai ngọn đèn dầu cũng được đặt đối nhau cân xứng hai bên góc. Tôi để chị đi nghỉ trước còn mình bước ra sân tìm hắn.
Hắn ngồi bên chiếc bàn đá mà tôi đã kê lại chiếc đôn lúc chiều, tay đang gỡ mấy sợi tơ của cây đàn thập lục, cắt bớt một đoạn ở đầu dây rồi buộc lại. Tôi lên tiếng hỏi:
- Làm việc gì ngươi cũng phải kỳ công như vậy sao?!
- Nếu khúc đàn chưa hết mà dây đứt thì làm thế nào? – Hắn đáp, mắt vẫn chăm chú vào mấy sợi dây đàn.
Tôi đưa tay kéo khay trà đặt cạnh hắn, rót hai tách rồi thong thả ngồi xuống.
- Ngươi gặp Tuệ Trung tiên sinh lúc nào, ở đâu?!
Lần này, hắn hơi ngạc nhiên, bỏ dở việc đang làm.
- Sao cô lại biết Cụ là đệ tử của thầy?!
Tôi không biết lão già đã nhận hắn làm đệ tử, chỉ phỏng đoán mà hỏi thôi.
- Ở chốn rừng núi hoang vu này, người đã dựng được một am thờ Phật lại không ngại nướng cá uống rượu, nếu không phải từng được lão ấy chỉ dạy thì có thể là ai chứ?! – Tôi hớp một ngụm trà. – Hơn nữa, món cá tầm nướng riềng của ngươi có vị cơm mẻ thơm dịu, đây là bí quyết rất ít người từng nghe qua.
- Cụ chỉ bỏ có một chút mà cô cũng nhận ra?! – Hắn sửng sốt.
Tôi cười nhạt, trong lòng thầm nghĩ ta đây chính là sư tỷ của ngươi, cái ngươi biết ta cũng biết, cái ta biết chưa chắc ngươi đã biết. Nếu không phải vì ngươi không chỉ có cái tên Cụ, tính tình già cỗi mà còn có gương mặt không hề giống một cậu trai bằng tuổi ta, ta đã sớm gọi ngươi là sư đệ rồi.
- Ngươi từng nghe lão nhắc đến người tên Phong chưa? – Tôi hỏi.
- Trần Nhã Phong?! Cô chính là cô Nhã Phong sao?! – Hắn nói như reo, từ cụ già bỗng hóa thành đứa trẻ. – Lúc Cụ ở phủ Tiết độ sứ, sư phụ vẫn nhắc cô suốt. Thầy nói cô là truyền nhân giống thầy nhất, lại hay nhắc mọi người trong phủ có gặp món gì ngon cũng phải báo lại để sau này có dịp thầy cho cô ăn thử. Đúng là cô Nhã Phong nên lưỡi mới tinh như thế...
Tôi nghe hắn nói mà trong lòng sung sướng râm ran, ngoài mặt vẫn ra vẻ thờ ơ mân mê tách trà:
- Lão còn nói gì nữa không?!
- Sư phụ bảo... tuy cô là người thông minh nhất trong số những người thầy từng dạy bảo, nhưng tính hơi tùy hứng, ngông cuồng, nhiều lúc làm thầy phải đau đầu. Trước khi Cụ bái sư, thầy bắt Cụ phải hứa rằng dù thế nào cũng không được giống cô...
Không phải lão đã nói tôi giống lão nhất sao? Thì ra lão cũng biết bản thân phiền toái và gàn dở thế nào. Chẳng trách, sống gần nửa đời người lại nhận một tên đệ tử khuôn vàng thước ngọc đến đáng sợ như Trần Cụ, chắc muốn để lại cho hậu thế một truyền nhân nghiêm túc chỉn chu.
- Ngươi gặp lão bao giờ? – Tôi đẩy tách trà về phía hắn.
- Gần hai năm trước, sư phụ trên đường đến Hồng Lộ nhậm chức có đi ngang qua huyện Tiên Hoa, lúc đó Cụ đang bị quan binh vây đánh, thầy đã cứu Cụ mang về.
Tiên Hoa chính là nơi tôi đã ngồi tù cùng Quang Khải. Có vẻ như lão không có duyên với huyện này, người thân nào của lão cũng gặp nạn ở nơi đó cả.
- Ngươi làm gì mà bị người ta vây đánh?
- Cụ đi kiện tri huyện Tiên Hoa. – Hắn nhấp ngụm trà rồi nói tiếp. – Cô Nhã Phong cũng biết nước ta có lệ mười lăm năm mới xét duyệt quan lại, mười năm mới xét thăng cấp một lần, chức quan nào khuyết thì lấy quan khác tạm giữ, đợi đúng hạn xét duyệt mới bổ nhiệm lại. – Tôi gật gật đầu, hắn nói tiếp. – Tri huyện Tiên Hoa lúc ấy chỉ là tên sư gia của quan tri huyện quá cố, hắn chỉ tạm thay chức một năm nên ra sức vơ vét, sưu cao thuế nặng, còn bắt cả người già đi làm ruộng. Cụ đi ngang thấy chuyện bất bình liền đến cửa quan đòi kiện. – Ánh mắt Trần Cụ khi nhắc đến những việc này vẫn còn vẻ tức giận.
Chắc nhờ chuyện này mà bây giờ tri huyện đã là một vị quan biết điều hiểu chuyện, yêu thương dân chúng, Trần Cụ xem như đã làm được một việc tốt.
- Ngươi là người ở đâu?! – Tôi nói sang chuyện khác.
- Cụ quê ở Cứu Liên. Nhưng Cụ đã thề không đặt chân lên đất Cứu Liên lần nào nữa.
- Sao lại như vậy? – Tôi tò mò.
- Họ nói mẹ Cụ không chồng mà chửa, nói Cụ là đứa không cha. – Giọng hắn chùng xuống.
- Vậy... nếu sau này ngươi làm quan, được bổ nhiệm về đất ấy thì ngươi định thế nào, có dám chống lệnh vua không?! – Tôi cố pha trò.
- Thì Cụ ngồi kiệu, đi võng hoặc kêu gia nhân cõng, suốt ngày sẽ ngồi ở trên ghế, trên giường. Cụ vẫn giữ lời thề không bao giờ đặt bàn chân của Cụ lên đất ấy. – Hắn nói cực kỳ nghiêm túc, tôi suýt sặc trà, phải giả vờ ho khùng khục.
Cụ đã chỉnh xong dây đàn, bắt đầu gảy. Tôi nghe hắn tấu Ngư tiều vấn đáp mà tha thiết nhớ cây sáo ngọc của mình, không biết giờ lão già đang thổi khúc gì. Tiếng đàn của hắn khiến tôi không thể ngồi yên, bèn lấy hai tách trà còn lại trên khay, chập vào nhau gõ nhịp. Khúc nhạc này vang lên giữa chốn non xanh nước biếc thật không gì hợp hơn. Đàn đã lặng tiếng từ lâu mà tai tôi vẫn như nghe rõ những lời đối thoại ung dung khẳng khái của hai người, mắt nhìn mông lung vào bóng núi đen thẳm phía xa xa.
Một lúc sau, hắn cất tiếng hỏi, vẻ như có gì ấm ức:
- Cô Nhã Phong biết dùng tách uống trà chơi nhạc, sư phụ chưa dạy Cụ món này sao thầy lại bảo Cụ đã học hết mọi thứ rồi, nên ra ngoài tự mình trải nghiệm vài năm?!
Lão vắng nhà chưa được hai năm, trong đó có nửa năm tôi đã ở Hồng Lộ, sao lại có thể dạy hết mọi thứ cho Trần Cụ được?! Tôi nghĩ một lúc rồi hỏi lại hắn:
- Trước lúc đó ngươi có nghe lão đánh đàn không?
- Có! Sư phụ dạy Cụ khúc Phượng cầu hoàng, thường ngày thầy vẫn đàn rất hay nhưng không hiểu sao hôm ấy lại đánh lạc đi một nhịp, Cụ liền nhắc nhở...
Tôi cố hết mức mới không phá lên cười. Lão vẫn hay biến tấu những nhạc khúc cổ tùy theo tâm trạng của mình, thường ngày không thích nhất là ai bình phẩm chuyện này. Nhưng trớ trêu là, tiên sinh, không phải người nhận dạy cho Trần Cụ vì muốn có một đệ tử không tùy hứng, làm việc gì cũng thật chuẩn xác hay sao?! Thảo nào suốt thời gian tôi ở phủ Tiết độ sứ chưa bao giờ nhìn thấy hắn, cũng chưa bao giờ nghe lão nhắc tên.
- Cô Nhã Phong, cô hiểu sư phụ nhất, cô nói xem có phải Cụ lỡ lời làm thầy giận nên thầy muốn đuổi Cụ đi không?!
Thì ra hắn không ngốc như tôi nghĩ, chẳng qua chỉ là nghiêm túc và thật thà quá mà thôi. Tôi thấy hắn buồn rầu rất tội, liền tìm lời an ủi:
- Ngươi đừng lo, chuyện cũng qua lâu rồi, lão không phải là người để bụng mấy chuyện vặt vãnh ấy đâu.
- Cô nói thật chứ? – Hắn nhìn tôi, đôi mắt sáng rực, chân thành.
- Đương nhiên! – Tôi cũng mỉm cười, không thể thật lòng hơn.
***
Sáng hôm sau, chúng tôi lên đường lúc mặt trời vừa ló dạng. Nếu không vì chuyện quân Mông Cổ có lẽ tôi đã ở lại vài ngày để ngắm hết vẻ đẹp của hồ Cấm Sơn qua từng thời điểm trong ngày. Một lúc nào đó tôi nhất định sẽ đưa lão đến đây, cùng uống rượu ăn cá tầm, cùng đánh đàn thổi sáo.
- Đây là thanh kiếm Cụ được bác thợ rèn ở làng bên đặc biệt đúc cho. Cụ vốn muốn mang về tặng sư phụ, nhưng nghĩ lại, tặng cho cô Nhã Phong làm vật phòng thân trên đường chắc làm đẹp lòng thầy hơn cả.
Thanh kiếm vừa khéo rất thuận tay tôi và được chế tác vô cùng trang nhã, trên vỏ kiếm còn có một chữ "Tuệ", chắc do Trần Cụ nhờ khắc lên tặng lão.
- Cảm ơn ngươi. Sau khi bọn ta đi khỏi, ngươi cũng nên tìm dịp đến Hồng Lộ gặp tiên sinh hoặc ít nhất biên một phong thư để lão biết tung tích của ngươi. Tài hoa của tiên sinh còn vô kể, ngươi nên cố gắng học thêm. Đừng lo, ngươi đã về đến cửa sẽ không bị lão đuổi đi đâu!
Tuy trong lòng không thật vui vì tôi vẫn muốn mình là người duy nhất được lão truyền dạy mọi thứ, nhưng lúc này tôi rất mong thêm người có năng lực lại đủ thân tín ở bên cạnh lão. Tình hình quân Mông Cổ tôi không tiện nói ra, chỉ có thể tìm cách thuyết phục Trần Cụ về cạnh lão sớm ngày nào hay ngày ấy.
- Cụ biết rồi! Cụ sẽ đến xin thầy tha lỗi, cô Nhã phong cứ yên tâm.
Chị tôi cũng đến chào hắn và cảm ơn mấy tiếng, anh Thân thì cười suốt vì được bình rượu ngon. Tất cả chúng tôi lên xe ngựa hướng về phía đường mòn. Xa xa, ánh bình minh đang rực rỡ xuyên qua những tàn cây...
Chữ trong bài Cư trần lạc đạo của Trúc Lâm Đại Sĩ, tức Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Đây được xem là sáng tác tiếng Nôm đầu tiên của Việt Nam.
"Núi hoang rừng quạnh, ấy là nơi dật sĩ tiêu dao; chiền vắng am thanh, chỉn thực cảnh đạo nhân du hý."
Giờ Thân: từ 3 giờ đến 5 giờ chiều. Giờ Dậu: từ 5 giờ đến 7 giờ tối.
Am: Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Nội...) cũng có khi là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng - Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. (Theo website Ban Tôn giáo Chính phủ:
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/255/0/8939/Phan_biet_Den_Mieu_Nghe_Dien_Phu_Quan_Am)
Ngũ tuần: Năm mươi tuổi.
Hiện là huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư: "Cứ 15 năm 1 lần xét duyệt, 10 năm thăng tước 1 cấp, 15 năm thăng chức 1 bậc. Chức quan nào khuyết thì chức chánh kiêm chức phó. Chánh phó đều khuyết thì lấy quan khác tạm giữ, đợi đủ hạn xét duyệt thì bổ chức ấy".
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.