Chương 12: Lễ bạc tâm thành
Phương Uyên
05/06/2023
"Trộm nghĩ rằng:
Cây cao bóng mát
Quả tốt hương bay
Công tài bồi xưa những ai gây
Của quí hóa nay con cháu hưởng
Ơn Trời Đất Phật Tiên, Chư vị Tôn thần
Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao
Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam
Nay nhân mùa gặt hái
Gánh nếp tẻ đầu mùa
Nghĩ đến ơn xưa
Cày bừa vun xới,
Sửa nồi cơm mới
Kính cẩn dâng lên
Thường tiên nếm trước
Mong nhờ Tổ phước
Hòa cốc phong đăng
Thóc lúa thêm tăng
Hoa màu tươi mới
Làm ăn tiến tới
Con cháu được nhờ
Lễ tuy đơn sơ
Tỏ lòng thành kính"
Vừa dứt lời, cậu nhóc cung kính lạy trước bàn thờ lớn đặt giữa sân, lại lầm rầm khấn nguyện điều chi rồi bước lùi ra khỏi chiếu. Ngay lập tức dáng vẻ ngây thơ của một đứa trẻ mới lên chín lại quay về:
- Phong, lễ Cơm Mới năm nay em đã thuộc làu bài khấn rồi, chị thấy giỏi không? – Thằng bé toe toét cười khoe hàm răng sún. – Em dùng tiền công chăn trâu để mua mâm hoa quả này cầu phúc cho thầy u ở nhà đấy!
- Ngoan lắm! Đợi mấy hôm nữa chị xong việc lại dạy em viết chữ. – Tôi vui vẻ xoa mái tóc xơ xác của nó đến rối bù lên.
- Thật không? – Đôi mắt thằng nhỏ liền sáng rỡ. – Nửa năm nay Phong không có ở nhà, bọn em buồn lắm, buồn đến không học nổi luôn... - Mấy chữ cuối ngân thật dài, thật ngọt, nó định dụi vào lòng tôi làm nũng.
- Lại kiếm cớ lười học chứ gì! – Tôi nhanh nhẹn né người sang một bên, đưa tay cốc đầu nó một cái rõ đau.
- Oan quá! – Nó gào như khóc. – Cô Thiên Hương nghiêm lắm, ngày nào cũng dạo một vòng xem bọn em có đến học đủ không, sao em dám trốn!
Chị tôi quả nhiên không làm bọn tôi thất vọng. Lũ trẻ nhà nghèo này được lão già đích thân xin phép cha mẹ chúng cho đến Dưỡng Chân Trang học mỗi ngày, trước do lão dạy, sau đó đến tôi dạy, khi tôi rời khỏi thì chị đã nhờ người đến dạy. Tuy danh phận chị là chính thất của Hưng Ninh vương, nhưng phần vì những người hầu trong nhà biết ý, phần khác mọi người ở Dưỡng Chân Trang vẫn quen gọi lão là thầy Tuệ Trung, nên cuối cùng chỉ có anh Thân – phu xe của lão – gọi chị một tiếng "mợ cả" vì thường xuyên tiếp xúc với người ngoài. Thiên Hương... cái tên này thật hay biết bao nhiêu! Chị có thừa nhan sắc, luôn lễ độ dịu dàng, khi cần vung kiếm lại là một cao thủ, đúng là chỉ có lão già nhà tôi... Tôi là nữ mà nhìn chị đi đi lại lại đón tiếp mọi người đến cúng dường, sắp xếp bày trí mọi việc đâu ra đấy, luôn tay luôn chân mà cử chỉ vẫn khoan thai còn không rời mắt được.
À, mà tôi cũng không chắc mình là nữ nữa!
Mấy ngày trước, tôi đã được đưa về Yên Bang, cơn sốt và vết thương trên người cũng gần bình phục hẳn. Việc tôi lo nghĩ lấy cớ gì bảo mọi người chuẩn bị quân đội và lương thực bỗng trở nên thừa thãi vì từ Hồng Lộ gửi tin về, quan gia đã ra lệnh các tướng hội quân, do Hưng Đạo vương làm tiết chế. Vừa hay đến rằm tháng mười, chúng tôi chẳng cần mất nhiều công sức truyền tin vì bá tánh từ khắp nơi đã tập trung đến cúng dường.
- Em ra chơi với mọi người đi, đợi cúng xong sẽ có rất nhiều thức ăn ngon đấy, tha hồ no nhé! – Tôi lại xoa đầu thằng nhóc thêm chập nữa rồi đi về phía Phật đường.
Dưỡng Chân Trang có thể coi là một thiền viện, chỉ là không có trụ trì, không có thứ bậc, sư sãi và dân chúng các vùng lân cận đều có thể đến bất cứ lúc nào, được tiếp đãi trọng hậu món chay món mặn và được đọc sách, đọc kinh bao lâu tùy thích. Trang viện có ba Phật đường lớn và hai dãy nhà dài cho khách thập phương trú lại, khu chúng tôi ở nằm hơi khuất, cách sân chính một hành lang nhỏ ngang hồ. Người phục vụ trong trang và những người chép kinh Phật được lão thuê về tuy rất tha thiết được làm công quả nhưng lão nhất quyết không đồng ý, ai không nhận tiền hàng tháng thì không được làm việc nữa. Lão bảo rằng họ muốn tích công đức thì cứ tận tâm làm tốt công việc của mình, rảnh rỗi thì giúp đỡ mọi người, còn muốn phục vụ lâu dài và nhiệt huyết thì vẫn phải đảm bảo cơm ăn áo mặc cho gia đình trước đã. Dù rằng chỉ mình tôi bất kể chép kinh Phật đến mỏi cả tay cũng chẳng nhận được thêm tí tiền tiêu vặt nào, tôi vẫn rất tán thành cách nghĩ này.
Phật đường chính nằm ở vị trí cao nhất, trước sân có lư hương lớn bằng đồng luôn nghi ngút khói nhang. Mộc lan chỉ được trồng trong khu ở của chúng tôi, còn sân lớn trồng toàn cây đại, lúc nào cũng mát rượi và thơm ngát. Tôi bước lên thềm nhìn vào trong, mọi người đang đọc sáu thời sám hối, tôi cứ thế đứng bên ngoài cửa điện lắng tai nghe.
"Đây là nghiệp sát
Bạo ngược lộng hành
Không phát lòng từ
Bốn loài một thể
Vì không biết rõ
Giết hại mặc tình
Hoặc là giết lầm
Hoặc là cố ý
Hoặc tự mình giết
Hoặc bảo người làm..."
Từng lời sám hối cứ vang vang làm tâm trí tôi trôi dạt đâu đâu chẳng rõ. Cho đến khi mọi người đã tụng xong, lục tục kéo nhau ra sân trước, tôi mới giật mình ngẩng đầu lên, một vị hòa thượng đang nhìn tôi với nụ cười rất hiền từ.
- Sư ông! – Tôi chắp tay vái chào. Vị này là thiền sư Tiêu Dao, sư phụ của lão già, cũng là người đầu tiên hướng dẫn cho tôi về Phật pháp lúc tôi được gửi đến Phúc Đường.
- Huệ Tâm, con khỏe hẳn chưa? – Nghe sư ông hỏi tôi bỗng dưng muốn khóc, nhớ lại những ngày mình còn thơ bé, nhà cháy, mẹ mất, lúc ấy còn chưa thân với lão già, chính sư ông đã chăm sóc tôi từng chút một. Pháp danh này cũng chính người đặt cho tôi, nhưng bấy lâu nay ai cũng bảo tôi chỉ giỏi chép kinh chứ chẳng tu hành gì được nên không ai gọi nó, dần dần tôi cũng quên đi.
- Con ổn rồi ạ. Không ngờ sư ông lại đến đây giúp bọn con... - Cơn xúc động qua, nỗi áy náy lại trỗi dậy trong lòng. Quả thật tôi đã từng nghĩ đến việc lợi dụng uy tín của Dưỡng Chân Trang mà chiêu binh mãi mã nếu đến bước đường cùng.
- Các con vì đất nước mà dốc sức, ta chỉ đến xem có thể giúp được gì không. Sao lúc nãy con không vào trong điện? – Thì ra dáng vẻ tần ngần của tôi không qua mắt được sư ông.
- Con... - Tôi không biết nên đáp thế nào, hồi lâu mới thấp giọng thưa. – Con đã giết người. Dù hắn là cướp, nhưng hắn cũng là người dân Đại Việt. – Tôi nhìn xuống bàn tay mình đang mở ra rồi nắm chặt. – Con cứ nghĩ đôi tay này chỉ nhuốm máu giặc Thát thôi. Con không còn là con bé Huệ Tâm ở Phúc Đường của sư ông ngày đó nữa rồi... - Tôi bỗng dưng thấy giận bản thân mình, chỉ giết một tên cướp đã khiến tôi lòng dạ rối bời như thế, làm sao đòi chống giặc?!
Sư ông vẫn nhìn tôi, không nói gì chỉ giữ mãi nụ cười hiền hậu.
- Một lúc nào đó con sẽ hiểu, khi con từng bế một đứa trẻ trên tay, sau này dù nó bao nhiêu niên kỷ, tính tình có thay đổi thế nào, trong mắt con nó vẫn sẽ là một sinh linh bé bỏng ngây thơ. Huống hồ... - Sư ông vỗ nhẹ lên đầu tôi. – Huệ Tâm của sư ông dằn vặt như thế này nghĩa là Phật vẫn ở tại lòng con.
Có cơn gió nhẹ thoảng qua, tảng đá trong lòng tôi bỗng hóa thành chiếc lông ngỗng bay đi đâu mất. Nếu có mặt ở đây hẳn là lão già cũng sẽ nói y như thế, không cầu kỳ, không cao siêu, cũng không cần tôi giác ngộ. Tôi mỉm cười, cúi mặt, nước mắt chảy thành dòng.
- Đúng rồi, sư ông có nhớ tri huyện Tiên Hoa không? Năm ngoái sư ông đến giảng pháp, ngài ấy nhớ và nhắc mãi. Tiên sinh nhà con còn nhận thêm một đệ tử ở Tiên Hoa đấy, tên hắn là Trần Cụ. Cũng may hắn không ở Dưỡng Chân Trang, nếu không con sợ rằng cả nhang cũng phải cắm ngay hàng thẳng lối, mấy đứa trẻ chép kinh mà sổ đậm một nét chắc không được ăn cơm... - Tôi liến thoắng không ngừng.
"Tên đó mà xuất gia, hắn nhất định lấy pháp danh là Thích Đối Xứng", những lời vô lễ này đương nhiên tôi chỉ giữ trong lòng.
***
- Cậu Nam, rương thuốc này tôi mang vào kho nhé?
- Anh để phía bên kia, ta phải phân ra từng loại đã.
Tôi đứng sau tàng liễu, quan sát Nguyễn Nam ghi chép số thuốc và lương thực do mọi người quyên góp. Kẻ đã phát hiện ra tôi ngất xỉu ở quán trọ gần Cấm Sơn hóa ra là một tên thầy thuốc. Chị tôi đã lôi kéo hắn về Yên Bang phụ giúp việc thu gom thảo dược. Nhìn dáng vẻ chăm chú và ân cần của tên thanh niên mới ngoài hai mươi tuổi, tôi không thể không tán thưởng mắt nhìn người của chị.
- Bác gì ơi! – Nguyễn Nam vừa đi đến cuối hàng người vừa tươi cười hỏi. – Bác đến tặng thuốc phải không, sao từ nãy giờ cứ đứng mãi không vào?!
- Dạ, tôi... - Người đàn ông tay lấm chân bùn giật mình khi bị gọi đến, rụt rè đưa bó thuốc được gói bằng tấm vải sờn. – Tôi chỉ có một ít này thôi, mong ngài nhận giúp.
- Thất diệp nhất chi hoa! – Nguyễn Nam nhìn thứ củ sần sùi gói trong bọc vải. – Đây là cây thuốc hiếm mọc sâu trong núi, sao bác biết mà hái được?
Nét mặt người đàn ông liền trở nên rạng rỡ:
- Năm ngoái bà nhà tôi bị rắn độc cắn tưởng đâu toi mạng, may nhờ thầy Tuệ Trung tìm thứ này về trị mới qua khỏi. Tôi vừa nghèo vừa ít học, biết đất nước có giặc cũng không giúp được gì...
Nguyễn Nam chăm chú lắng nghe, một tay hắn nắm chặt cây thuốc quý, tay kia đặt lên bờ vai gân guốc của người đàn ông thô lậu.
- Từng này thuốc là bao nhiêu người khỏi chết... Bác đi hái thuốc chỗ núi non hiểm trở, có bị thương ở đâu không? – Giọng nói hắn đầy sự chân thành.
Mãi đến khi mọi người đã ra về cả, tôi mới bước đến khen hắn một câu:
- Ngươi làm thầy thuốc hay buôn hàng mứt mà miệng ngọt như đường vậy?
Hắn cười nhẹ, vứt cho tôi quả quýt.
- Nếu tôi không biết cách dỗ bệnh nhân, bây giờ em đâu có sức đứng đây mà châm chọc.
Ai châm chọc ai chứ? Tôi mặc kệ những lời hắn nói, ung dung lột vỏ quýt, vừa ăn vừa đi lòng vòng quan sát số lương thảo nhận được hôm nay.
- Hôm nay em cứ đi đi lại lại, cẩn thận kẻo vết thương ở lòng bàn chân vừa kéo da non lại nứt ra, vừa ngứa vừa rát, tối không ngủ được lại càu nhàu chỉ khổ tôi thôi. – Hắn chăm chú nhìn mấy loại cây cỏ trong chiếc rương to được một nhà rất giàu ở làng bên mang đến biếu.
- Tại y thuật của ngươi thấp kém, nếu có tiên sinh ở đây thì ta đã khỏi lâu rồi. – Tôi kéo tay hắn nhét đống vỏ quýt mới lột vào rồi đi thẳng.
- Nhã Phong! – Hắn gọi giật ngược làm chân tôi sững lại. – Thuốc tôi để ở phòng em, ăn cơm xong nhớ uống. Tôi biết bây giờ tôi không thể so được với Hưng Ninh vương, nhưng sẽ có ngày...
Những lời cuối cùng của hắn như tiếng thầm thì, tôi bỏ xuống bếp tìm đồ ăn nên không nghe rõ nữa.
***
Đến giữa chiều thì mọi người ai ở gần đã về nhà nấy, ai ở xa cũng được sắp xếp chỗ nghỉ ngơi, trang viện trở lại tĩnh lặng như ngày thường. Tôi không có việc gì phải làm nên ra hành lang bắc ngang hồ ngồi hóng gió, vừa nghĩ ngợi vừa cắn hạt dưa. Giờ đã là chớm đông, chẳng có búp sen nào nở. Lũ cá lâu ngày không gặp tôi nên có vẻ lạ lẫm, ngơ ngác trốn dưới đám lá không dám trồi lên. Cũng phải, nửa năm qua tôi đã khác đi nhiều, tóc dài ra, gương mặt cũng thêm mấy phần anh khí. Chợt nhớ đến sử sách thường miêu tả vẻ đẹp trầm ngư lạc nhạn của các mỹ nhân, tôi dáo dác nhìn lên trời xem thử có con chim nào vừa rớt xuống hay không.
"Tiên sinh, em chưa nhận được lì xì."
Thời gian trôi qua nhanh thật, cũng hồ sen này, mới đó mà đã mười năm. Tết Đoan Ngọ năm nay, lão đền bù cho tôi một phong bao rất to rất nặng, tôi lại dành tiền ấy đến Trung Thu đi mua đèn lồng treo đầy trong phủ, báo hại có lần một vị quan đến tìm lão vừa đến cửa đã bước ra vì ngỡ đi nhầm. Phủ Tiết độ sứ không có nhiều sen, mộc lan cũng không to đẹp như ở Dưỡng Chân Trang, càng không có ai biết ướp trà hoa vừa ý lão, thời gian qua chắc lão phải đích thân làm. Tên Trần Cụ đó chắc chắn chỉ mới học nghề làm cá vì họ Trần vốn là ngư dân, hắn không thể nào học được tuyệt kỹ ướp trà mà tôi phải làm đi làm lại bao nhiêu năm mới thành thạo được. Sắp đến nếu Hồng Lộ trở thành tiền tuyến, lão có ướp đủ trà sen để uống chưa?!
Thật ra trong lòng tôi vẫn ít nhiều ấm ức việc lão nhận Trần Cụ làm đồ đệ. Tôi nghĩ thế nào cũng không tưởng tượng ra cảnh lão già trái tính của tôi và tên Thích Đối Xứng đó khi ở cùng một chỗ sẽ ra sao. Có khi buổi học cuối cùng là như thế này:
- Sư phụ, con nhớ hôm trước thầy dạy mới vào trận phải xuất con tốt bên phải trước, sao hôm nay thầy lại đánh con bên trái?
- Trần Cụ, con uống thử đi, trà ta mới pha không có độc đâu!
À, nghĩ như thế thì tội cho lão quá, một vị thiền sư đức cao vọng trọng như lão nhất định phải từ bi, dù rành độc dược đến mấy cũng không dùng, biết đâu tình cảnh lại thế này:
- Sư phụ vẫn khỏe chứ ạ? Thường ngày gà chỉ gáy một tiếng thầy đã thức, hôm nay nó đã đập cánh ba lần chuẩn bị gáy tiếng thứ hai.
Ngay chiều hôm ấy:
- Cụ, đừng luyện thư pháp nữa, vào ăn cháo gà với thầy nào!
Xem ra trong số nam giới họ Trần mà tôi quen, Quang Khải là kẻ bình thường nhất. Nhắc đến Quang Khải mới nhớ, không biết giờ hắn thế nào rồi...
Rằm tháng mười hàng năm, còn gọi là tết Hạ Nguyên.
"Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn." (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản Kỷ, Nhà Trần).
Lục thì sám hối khoa nghi: vua Trần Thái Tông đã soạn sáu nghi sám hối riêng biệt cho sáu thời trong một ngày đêm (khuya, sáng, trưa, chiều, đầu hôm, nửa đêm); mỗi thời, sám hối tội lỗi của một trong sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), có nghi thức đầy đủ từ lúc dâng hương cho đến khi hồi hướng (Cư sĩ Hạnh Cơ Nguyễn Hữu Lợi, 2000).
Cây 7 lá 1 hoa, thuộc họ hành tỏi, có công dụng trị rắn cắn, sốt cao, co giật, các loại mụn độc sưng thủng.
Chim sa cá lặn.
Cây cao bóng mát
Quả tốt hương bay
Công tài bồi xưa những ai gây
Của quí hóa nay con cháu hưởng
Ơn Trời Đất Phật Tiên, Chư vị Tôn thần
Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao
Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam
Nay nhân mùa gặt hái
Gánh nếp tẻ đầu mùa
Nghĩ đến ơn xưa
Cày bừa vun xới,
Sửa nồi cơm mới
Kính cẩn dâng lên
Thường tiên nếm trước
Mong nhờ Tổ phước
Hòa cốc phong đăng
Thóc lúa thêm tăng
Hoa màu tươi mới
Làm ăn tiến tới
Con cháu được nhờ
Lễ tuy đơn sơ
Tỏ lòng thành kính"
Vừa dứt lời, cậu nhóc cung kính lạy trước bàn thờ lớn đặt giữa sân, lại lầm rầm khấn nguyện điều chi rồi bước lùi ra khỏi chiếu. Ngay lập tức dáng vẻ ngây thơ của một đứa trẻ mới lên chín lại quay về:
- Phong, lễ Cơm Mới năm nay em đã thuộc làu bài khấn rồi, chị thấy giỏi không? – Thằng bé toe toét cười khoe hàm răng sún. – Em dùng tiền công chăn trâu để mua mâm hoa quả này cầu phúc cho thầy u ở nhà đấy!
- Ngoan lắm! Đợi mấy hôm nữa chị xong việc lại dạy em viết chữ. – Tôi vui vẻ xoa mái tóc xơ xác của nó đến rối bù lên.
- Thật không? – Đôi mắt thằng nhỏ liền sáng rỡ. – Nửa năm nay Phong không có ở nhà, bọn em buồn lắm, buồn đến không học nổi luôn... - Mấy chữ cuối ngân thật dài, thật ngọt, nó định dụi vào lòng tôi làm nũng.
- Lại kiếm cớ lười học chứ gì! – Tôi nhanh nhẹn né người sang một bên, đưa tay cốc đầu nó một cái rõ đau.
- Oan quá! – Nó gào như khóc. – Cô Thiên Hương nghiêm lắm, ngày nào cũng dạo một vòng xem bọn em có đến học đủ không, sao em dám trốn!
Chị tôi quả nhiên không làm bọn tôi thất vọng. Lũ trẻ nhà nghèo này được lão già đích thân xin phép cha mẹ chúng cho đến Dưỡng Chân Trang học mỗi ngày, trước do lão dạy, sau đó đến tôi dạy, khi tôi rời khỏi thì chị đã nhờ người đến dạy. Tuy danh phận chị là chính thất của Hưng Ninh vương, nhưng phần vì những người hầu trong nhà biết ý, phần khác mọi người ở Dưỡng Chân Trang vẫn quen gọi lão là thầy Tuệ Trung, nên cuối cùng chỉ có anh Thân – phu xe của lão – gọi chị một tiếng "mợ cả" vì thường xuyên tiếp xúc với người ngoài. Thiên Hương... cái tên này thật hay biết bao nhiêu! Chị có thừa nhan sắc, luôn lễ độ dịu dàng, khi cần vung kiếm lại là một cao thủ, đúng là chỉ có lão già nhà tôi... Tôi là nữ mà nhìn chị đi đi lại lại đón tiếp mọi người đến cúng dường, sắp xếp bày trí mọi việc đâu ra đấy, luôn tay luôn chân mà cử chỉ vẫn khoan thai còn không rời mắt được.
À, mà tôi cũng không chắc mình là nữ nữa!
Mấy ngày trước, tôi đã được đưa về Yên Bang, cơn sốt và vết thương trên người cũng gần bình phục hẳn. Việc tôi lo nghĩ lấy cớ gì bảo mọi người chuẩn bị quân đội và lương thực bỗng trở nên thừa thãi vì từ Hồng Lộ gửi tin về, quan gia đã ra lệnh các tướng hội quân, do Hưng Đạo vương làm tiết chế. Vừa hay đến rằm tháng mười, chúng tôi chẳng cần mất nhiều công sức truyền tin vì bá tánh từ khắp nơi đã tập trung đến cúng dường.
- Em ra chơi với mọi người đi, đợi cúng xong sẽ có rất nhiều thức ăn ngon đấy, tha hồ no nhé! – Tôi lại xoa đầu thằng nhóc thêm chập nữa rồi đi về phía Phật đường.
Dưỡng Chân Trang có thể coi là một thiền viện, chỉ là không có trụ trì, không có thứ bậc, sư sãi và dân chúng các vùng lân cận đều có thể đến bất cứ lúc nào, được tiếp đãi trọng hậu món chay món mặn và được đọc sách, đọc kinh bao lâu tùy thích. Trang viện có ba Phật đường lớn và hai dãy nhà dài cho khách thập phương trú lại, khu chúng tôi ở nằm hơi khuất, cách sân chính một hành lang nhỏ ngang hồ. Người phục vụ trong trang và những người chép kinh Phật được lão thuê về tuy rất tha thiết được làm công quả nhưng lão nhất quyết không đồng ý, ai không nhận tiền hàng tháng thì không được làm việc nữa. Lão bảo rằng họ muốn tích công đức thì cứ tận tâm làm tốt công việc của mình, rảnh rỗi thì giúp đỡ mọi người, còn muốn phục vụ lâu dài và nhiệt huyết thì vẫn phải đảm bảo cơm ăn áo mặc cho gia đình trước đã. Dù rằng chỉ mình tôi bất kể chép kinh Phật đến mỏi cả tay cũng chẳng nhận được thêm tí tiền tiêu vặt nào, tôi vẫn rất tán thành cách nghĩ này.
Phật đường chính nằm ở vị trí cao nhất, trước sân có lư hương lớn bằng đồng luôn nghi ngút khói nhang. Mộc lan chỉ được trồng trong khu ở của chúng tôi, còn sân lớn trồng toàn cây đại, lúc nào cũng mát rượi và thơm ngát. Tôi bước lên thềm nhìn vào trong, mọi người đang đọc sáu thời sám hối, tôi cứ thế đứng bên ngoài cửa điện lắng tai nghe.
"Đây là nghiệp sát
Bạo ngược lộng hành
Không phát lòng từ
Bốn loài một thể
Vì không biết rõ
Giết hại mặc tình
Hoặc là giết lầm
Hoặc là cố ý
Hoặc tự mình giết
Hoặc bảo người làm..."
Từng lời sám hối cứ vang vang làm tâm trí tôi trôi dạt đâu đâu chẳng rõ. Cho đến khi mọi người đã tụng xong, lục tục kéo nhau ra sân trước, tôi mới giật mình ngẩng đầu lên, một vị hòa thượng đang nhìn tôi với nụ cười rất hiền từ.
- Sư ông! – Tôi chắp tay vái chào. Vị này là thiền sư Tiêu Dao, sư phụ của lão già, cũng là người đầu tiên hướng dẫn cho tôi về Phật pháp lúc tôi được gửi đến Phúc Đường.
- Huệ Tâm, con khỏe hẳn chưa? – Nghe sư ông hỏi tôi bỗng dưng muốn khóc, nhớ lại những ngày mình còn thơ bé, nhà cháy, mẹ mất, lúc ấy còn chưa thân với lão già, chính sư ông đã chăm sóc tôi từng chút một. Pháp danh này cũng chính người đặt cho tôi, nhưng bấy lâu nay ai cũng bảo tôi chỉ giỏi chép kinh chứ chẳng tu hành gì được nên không ai gọi nó, dần dần tôi cũng quên đi.
- Con ổn rồi ạ. Không ngờ sư ông lại đến đây giúp bọn con... - Cơn xúc động qua, nỗi áy náy lại trỗi dậy trong lòng. Quả thật tôi đã từng nghĩ đến việc lợi dụng uy tín của Dưỡng Chân Trang mà chiêu binh mãi mã nếu đến bước đường cùng.
- Các con vì đất nước mà dốc sức, ta chỉ đến xem có thể giúp được gì không. Sao lúc nãy con không vào trong điện? – Thì ra dáng vẻ tần ngần của tôi không qua mắt được sư ông.
- Con... - Tôi không biết nên đáp thế nào, hồi lâu mới thấp giọng thưa. – Con đã giết người. Dù hắn là cướp, nhưng hắn cũng là người dân Đại Việt. – Tôi nhìn xuống bàn tay mình đang mở ra rồi nắm chặt. – Con cứ nghĩ đôi tay này chỉ nhuốm máu giặc Thát thôi. Con không còn là con bé Huệ Tâm ở Phúc Đường của sư ông ngày đó nữa rồi... - Tôi bỗng dưng thấy giận bản thân mình, chỉ giết một tên cướp đã khiến tôi lòng dạ rối bời như thế, làm sao đòi chống giặc?!
Sư ông vẫn nhìn tôi, không nói gì chỉ giữ mãi nụ cười hiền hậu.
- Một lúc nào đó con sẽ hiểu, khi con từng bế một đứa trẻ trên tay, sau này dù nó bao nhiêu niên kỷ, tính tình có thay đổi thế nào, trong mắt con nó vẫn sẽ là một sinh linh bé bỏng ngây thơ. Huống hồ... - Sư ông vỗ nhẹ lên đầu tôi. – Huệ Tâm của sư ông dằn vặt như thế này nghĩa là Phật vẫn ở tại lòng con.
Có cơn gió nhẹ thoảng qua, tảng đá trong lòng tôi bỗng hóa thành chiếc lông ngỗng bay đi đâu mất. Nếu có mặt ở đây hẳn là lão già cũng sẽ nói y như thế, không cầu kỳ, không cao siêu, cũng không cần tôi giác ngộ. Tôi mỉm cười, cúi mặt, nước mắt chảy thành dòng.
- Đúng rồi, sư ông có nhớ tri huyện Tiên Hoa không? Năm ngoái sư ông đến giảng pháp, ngài ấy nhớ và nhắc mãi. Tiên sinh nhà con còn nhận thêm một đệ tử ở Tiên Hoa đấy, tên hắn là Trần Cụ. Cũng may hắn không ở Dưỡng Chân Trang, nếu không con sợ rằng cả nhang cũng phải cắm ngay hàng thẳng lối, mấy đứa trẻ chép kinh mà sổ đậm một nét chắc không được ăn cơm... - Tôi liến thoắng không ngừng.
"Tên đó mà xuất gia, hắn nhất định lấy pháp danh là Thích Đối Xứng", những lời vô lễ này đương nhiên tôi chỉ giữ trong lòng.
***
- Cậu Nam, rương thuốc này tôi mang vào kho nhé?
- Anh để phía bên kia, ta phải phân ra từng loại đã.
Tôi đứng sau tàng liễu, quan sát Nguyễn Nam ghi chép số thuốc và lương thực do mọi người quyên góp. Kẻ đã phát hiện ra tôi ngất xỉu ở quán trọ gần Cấm Sơn hóa ra là một tên thầy thuốc. Chị tôi đã lôi kéo hắn về Yên Bang phụ giúp việc thu gom thảo dược. Nhìn dáng vẻ chăm chú và ân cần của tên thanh niên mới ngoài hai mươi tuổi, tôi không thể không tán thưởng mắt nhìn người của chị.
- Bác gì ơi! – Nguyễn Nam vừa đi đến cuối hàng người vừa tươi cười hỏi. – Bác đến tặng thuốc phải không, sao từ nãy giờ cứ đứng mãi không vào?!
- Dạ, tôi... - Người đàn ông tay lấm chân bùn giật mình khi bị gọi đến, rụt rè đưa bó thuốc được gói bằng tấm vải sờn. – Tôi chỉ có một ít này thôi, mong ngài nhận giúp.
- Thất diệp nhất chi hoa! – Nguyễn Nam nhìn thứ củ sần sùi gói trong bọc vải. – Đây là cây thuốc hiếm mọc sâu trong núi, sao bác biết mà hái được?
Nét mặt người đàn ông liền trở nên rạng rỡ:
- Năm ngoái bà nhà tôi bị rắn độc cắn tưởng đâu toi mạng, may nhờ thầy Tuệ Trung tìm thứ này về trị mới qua khỏi. Tôi vừa nghèo vừa ít học, biết đất nước có giặc cũng không giúp được gì...
Nguyễn Nam chăm chú lắng nghe, một tay hắn nắm chặt cây thuốc quý, tay kia đặt lên bờ vai gân guốc của người đàn ông thô lậu.
- Từng này thuốc là bao nhiêu người khỏi chết... Bác đi hái thuốc chỗ núi non hiểm trở, có bị thương ở đâu không? – Giọng nói hắn đầy sự chân thành.
Mãi đến khi mọi người đã ra về cả, tôi mới bước đến khen hắn một câu:
- Ngươi làm thầy thuốc hay buôn hàng mứt mà miệng ngọt như đường vậy?
Hắn cười nhẹ, vứt cho tôi quả quýt.
- Nếu tôi không biết cách dỗ bệnh nhân, bây giờ em đâu có sức đứng đây mà châm chọc.
Ai châm chọc ai chứ? Tôi mặc kệ những lời hắn nói, ung dung lột vỏ quýt, vừa ăn vừa đi lòng vòng quan sát số lương thảo nhận được hôm nay.
- Hôm nay em cứ đi đi lại lại, cẩn thận kẻo vết thương ở lòng bàn chân vừa kéo da non lại nứt ra, vừa ngứa vừa rát, tối không ngủ được lại càu nhàu chỉ khổ tôi thôi. – Hắn chăm chú nhìn mấy loại cây cỏ trong chiếc rương to được một nhà rất giàu ở làng bên mang đến biếu.
- Tại y thuật của ngươi thấp kém, nếu có tiên sinh ở đây thì ta đã khỏi lâu rồi. – Tôi kéo tay hắn nhét đống vỏ quýt mới lột vào rồi đi thẳng.
- Nhã Phong! – Hắn gọi giật ngược làm chân tôi sững lại. – Thuốc tôi để ở phòng em, ăn cơm xong nhớ uống. Tôi biết bây giờ tôi không thể so được với Hưng Ninh vương, nhưng sẽ có ngày...
Những lời cuối cùng của hắn như tiếng thầm thì, tôi bỏ xuống bếp tìm đồ ăn nên không nghe rõ nữa.
***
Đến giữa chiều thì mọi người ai ở gần đã về nhà nấy, ai ở xa cũng được sắp xếp chỗ nghỉ ngơi, trang viện trở lại tĩnh lặng như ngày thường. Tôi không có việc gì phải làm nên ra hành lang bắc ngang hồ ngồi hóng gió, vừa nghĩ ngợi vừa cắn hạt dưa. Giờ đã là chớm đông, chẳng có búp sen nào nở. Lũ cá lâu ngày không gặp tôi nên có vẻ lạ lẫm, ngơ ngác trốn dưới đám lá không dám trồi lên. Cũng phải, nửa năm qua tôi đã khác đi nhiều, tóc dài ra, gương mặt cũng thêm mấy phần anh khí. Chợt nhớ đến sử sách thường miêu tả vẻ đẹp trầm ngư lạc nhạn của các mỹ nhân, tôi dáo dác nhìn lên trời xem thử có con chim nào vừa rớt xuống hay không.
"Tiên sinh, em chưa nhận được lì xì."
Thời gian trôi qua nhanh thật, cũng hồ sen này, mới đó mà đã mười năm. Tết Đoan Ngọ năm nay, lão đền bù cho tôi một phong bao rất to rất nặng, tôi lại dành tiền ấy đến Trung Thu đi mua đèn lồng treo đầy trong phủ, báo hại có lần một vị quan đến tìm lão vừa đến cửa đã bước ra vì ngỡ đi nhầm. Phủ Tiết độ sứ không có nhiều sen, mộc lan cũng không to đẹp như ở Dưỡng Chân Trang, càng không có ai biết ướp trà hoa vừa ý lão, thời gian qua chắc lão phải đích thân làm. Tên Trần Cụ đó chắc chắn chỉ mới học nghề làm cá vì họ Trần vốn là ngư dân, hắn không thể nào học được tuyệt kỹ ướp trà mà tôi phải làm đi làm lại bao nhiêu năm mới thành thạo được. Sắp đến nếu Hồng Lộ trở thành tiền tuyến, lão có ướp đủ trà sen để uống chưa?!
Thật ra trong lòng tôi vẫn ít nhiều ấm ức việc lão nhận Trần Cụ làm đồ đệ. Tôi nghĩ thế nào cũng không tưởng tượng ra cảnh lão già trái tính của tôi và tên Thích Đối Xứng đó khi ở cùng một chỗ sẽ ra sao. Có khi buổi học cuối cùng là như thế này:
- Sư phụ, con nhớ hôm trước thầy dạy mới vào trận phải xuất con tốt bên phải trước, sao hôm nay thầy lại đánh con bên trái?
- Trần Cụ, con uống thử đi, trà ta mới pha không có độc đâu!
À, nghĩ như thế thì tội cho lão quá, một vị thiền sư đức cao vọng trọng như lão nhất định phải từ bi, dù rành độc dược đến mấy cũng không dùng, biết đâu tình cảnh lại thế này:
- Sư phụ vẫn khỏe chứ ạ? Thường ngày gà chỉ gáy một tiếng thầy đã thức, hôm nay nó đã đập cánh ba lần chuẩn bị gáy tiếng thứ hai.
Ngay chiều hôm ấy:
- Cụ, đừng luyện thư pháp nữa, vào ăn cháo gà với thầy nào!
Xem ra trong số nam giới họ Trần mà tôi quen, Quang Khải là kẻ bình thường nhất. Nhắc đến Quang Khải mới nhớ, không biết giờ hắn thế nào rồi...
Rằm tháng mười hàng năm, còn gọi là tết Hạ Nguyên.
"Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn." (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản Kỷ, Nhà Trần).
Lục thì sám hối khoa nghi: vua Trần Thái Tông đã soạn sáu nghi sám hối riêng biệt cho sáu thời trong một ngày đêm (khuya, sáng, trưa, chiều, đầu hôm, nửa đêm); mỗi thời, sám hối tội lỗi của một trong sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), có nghi thức đầy đủ từ lúc dâng hương cho đến khi hồi hướng (Cư sĩ Hạnh Cơ Nguyễn Hữu Lợi, 2000).
Cây 7 lá 1 hoa, thuộc họ hành tỏi, có công dụng trị rắn cắn, sốt cao, co giật, các loại mụn độc sưng thủng.
Chim sa cá lặn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.