Chương 81: Hoàng Hà Cửu Khúc
Phượng ca
30/05/2018
Ra khỏi núi, Lương Tiêu trông thấy Phong Liên hành lý gọn gàng, dắt Hỏa Lưu Tinh đứng đợi bên đường. Gặp gã, cô rạng rỡ mặt mày:
- Sư phụ đi một mình à?
Lương Tiêu hơi bất ngờ, chỉ ậm ở trong miệng. Phong Liên cong môi, giơ Thiên Phạt kiếm lên trước ngựa:
- Ông muốn đi thì phải mang cái này theo.
Lương Tiểu tử chối:
- Đây là kiếm thần của bộ tộc cô, ta đâu dám chạm tay vào.
Phong Liên hừ một tiếng:
- Hôm qua ông dùng kiếm chém Thiên Lang Tử, chẳng đã chạm tay vào là gì?
Lương Tiêu ngớ người, nhưng sự thực quả đúng như thế, không thể nào chối cãi nổi. Phong Liên lại tiếp:
- Sư phụ là một trong số ít các cao thủ trên đời, nói lời phải giữ lấy lời chứ!
- ít thì chả chắc ít, nhưng ta nói lời, nhất định sẽ giữ lời.
- Ông đã hứa nhận tôi làm đồ đệ và sẽ truyền võ công cho tôi phải không?
Lương Tiêu ngập ngừng:
- Ta còn phải vào Trung thổ sắp xếp vài việc, một thời gian nữa mới rảnh rỗi quay về dạy cô.
Phong Liên ưỡn ngực, ngẩng cao đầu nhìn trời, lạnh lùng nói:
- Không, tôi không tin ông.
Lương Tiêu ngẩn người:
- Vì sao?
- Trước đây ông đã nhẫn tâm bỏ đi biền biệt một lần rồi. Bây giờ lại đi nữa, có trời mới biết khi nào ông quay về. Một năm, mười năm, hay là chẳng bao giờ? Tôi không muốn thụ động chờ đợi nữa, tôi muốn đi với ông vào Trung nguyên.
Lương Tiêu cau trán, im lặng nhìn xuống hồi lâu, Phong Liên thấp thôm theo dõi mọi biểu hiện của gã, chỉ sợ gã buột ra một chữ "không". Một lúc lâu sau, Lương Tiêu thở dài:
- Cô nhất định muốn theo, ta cũng không ngăn cản.
Gã sài bước đi trước. Phong Liên mừng vui vô cùng, vội vã thúc ngựa theo sau.
Họ đi được nửa ngày đường thì gặp dân đu mục, Lương Tiêu mua một con ngựa tàng tàng cùng cưỡi song song bên Phong Liên. Hai thầy trò ngày đi đêm nghỉ, những lúc nghỉ ngơi, Lương Tiêu lại dạy võ công cho Phong Liên. Cô gái không phải dạng thiên tư tuyệt đỉnh, nhưng rất hiếu thắng, Lương Tiêu dạy chiêu nào, cô nhất định phải khổ công rèn luyện chiêu ấy cho đến khi gã gật đầu bằng lòng mới thôi. Lương Tiêu học nhiều hiểu rộng, kiến thức uyên thâm, người thường chỉ cần nắm vững một vi một mảy trong sở học của gã cũng đủ đùng suốt cả đời, nhưng gã cứ dốc lòng truyền thụ cho Phong Liên tất cả những gì mình biết, hết sức ân cần và kiên nhẫn, coi như bù đắp lối cư xử ngày nào.
Trèo đèo lội suối, vượt núi bàng rừng, dãi dầu sương gió chẳng biết bao lâu, một hôm họ đến được bờ Hoàng Hà. Xa Trung thổ đã lâu, Lương Tiêu không khỏi nôn nóng, thúc ngựa phi ngay lên để, che tay nhìn về phương nam, ngắm núi non trập trùng, mây phủ mặt sông. Lúc đó gió đông đang thôi mạnh, những con sóng đục ngầu cuồn cuộn trôi, ùng ục táp cả lên mặt để làm bắn tung muôn vàn giọt nước. Lương Tiêu chừng như nảy ra ý tưởng gí, trỏ tay ra xa, nói to:
- Phong Liên, cô nhìn kia! Một ngày nào đó, trên sông này sẽ có những con thuyền lừng lững như quả núi mà chỉ cần một người điều khiển, sóng to gió lớn đến đâu cũng khó lòng lay chuyển. Người ta sẽ không phải cưỡi trâu ngựa nữa, thay vào đó sẽ cưỡi những cỗ xe khổng lồ dùng sức "lửa", còn có thể bay lượn hoặc chuyên chở trên trời nhờ những khí cụ to như chim bằng... - Đương com cao hứng, nhận ra mặt mày Phong Liên ngơ ngác, gã bất giác thở dài. - Sư phụ đây bình sinh có ba bản lĩnh: một là kiến thức luận lý tự nhiên và cơ quan toán thuật, hai là ngồi trong màn trưởng mà tính được việc binh ngoài ngàn dặm, ba là vỗ công. Đáng tiếc bản lĩnh đầu tiên trúc trắc lắm lắm, e rằng cô không học được. Bản lĩnh thứ hai chỉ tổ gây loạn thời thế, không học thì hơn. về danh nghĩa, ta là sư phụ cô, nhưng chi truyền thụ cho cô được chút khả năng quyền cước thôi.
Phong Liên mỉm cười:
- Sư phụ khiêm tốn quá, võ công của sư phụ mà là chút khả năng thì công phu của người khác chắc nhỏ hơn lỗ xò kim mất.
Lương Tiêu trách:
- Lại phát ngôn bừa bãi rồi, bất kể công phu gì, miễn người ta rèn luyện tới mức tuyệt đỉnh là sẽ có chỗ ứng dụng, cô đừng giở cái thói chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, mới học dăm ba miếng mà đã xem thường khắp lượt anh hùng thiên hạ.
Phong Liên cong môi, hai cánh mũi phập phòng:
- ông đừng giở giọng giáo điều nữa. Hứ, tưởng làm su phụ thì ghê gớm lắm đấy à! Cứ dạy sao cho tôi thành thạo một nửa bản lĩnh của ông đi, tôi sẽ khiến người trong thiên hạ phải nghiêng mình kính nể.
Lương Tiêu lắc lắc đầu, không nói năng gì nữa. Dọc đường, đã mấy lần gã định dùng tư cách sư tôn giáo huấn nữ đệ tử, nào ngờ cứ đến lúc quyết định là Phong Liên lại giở hết dáng vẻ nũng nịu yêu kiều ra cãi cự biến báo. Quan hệ giữa họ vốn rất đặc biệt, Lương Tiêu nghe cô vùng vằng chừng hai ba câu là không còn tức nổi nữa, mất hết uy nghiêm của bậc trưởng bối, kể ra thật uổng cái danh sư phụ, cũng maỹ gã không chú ý lắm đến sự phân biệt thầy trò này, tranh cãi vài câu là để mặc Phong Liên muốn ra sao thì ra.
Phong Liên vào Trung nguyên lần đầu, không nén được háo hức hiếu kỳ, dọc đường cứ hỏi hắn luôn miệng, Lương Tiêu đều kiên nhẫn giải đáp. Họ lửng thững đi dọc sông, Lương Tiêu nói mãi nói mãi, hứng khởi nổi lên, bèn kể lân sang cả thủy lợi. Nơi nào nên xây đập, nơi nào nên tách dòng chảy, nơi nào nên đặt guồng nước, nơi nào nên khơi mương dẫn hướng, càng nói càng cao hứng hào sảng, tựa như đủ sức quy hoạch lại cả sông núi, sửa sang lại cả đất nước. Từ khi quen biết Lương Tiêu, chưa bao giờ Phong Liên thấy gã hớn hở như vậy, trông phong thái và khí độ ấy, cô bỗng mê mẩn thần hồn đến nỗi chẳng để vào tai một lời nào trong những câu chuyện cao xa của gã.
Hai người vừa đi vừa trò chuyện, Phong Liên bỗng trỏ một ngọn tháp bên bờ sông, hỏi:
- Tháp gì kia, sư phụ?
Lương Tiêu thở dài, có ý luyến tiếc:
- Đó là Khai Phong thiết tháp, thường được xưng tụng là thiên hạ đệ nhất tháp, đóng trên cố đô Biện Lương của tiền triều. Biện Lương vốn là nơi quän hạt cả Thần Châu, xưa kia phồn hoa vô cùng. Đáng tiếc trải qua khói lửa binh đao rồi thiên tai lũ lụt, thành thị điêu linh suy vi, không còn giữ được cảnh sầm uất ngày xưa nữa.
Phong Liên cũng cảm thấy tiếc, lại hỏi:
- Thế còn sót lại nơi nào hay ho không?
Lương Tiêu trầm ngâm:
- Ta nhớ rằng cách thiết tháp không xa có một tửu lâu tên là cửu Khúc các, xây trên để sông, ngồi ở đó có thể hóng gió uống rượu, ngắm sóng nước dạt dào của chín khúc Hoàng Hà.
Phong Liên háo hức nói:
- Hay quá, đã đến đây rồi thì nhất thiết không thể bỏ qua.
Lương Tiêu ngẩng đầu nhìn sắc trời, thấy biển mây ư ám mịt mù, đoán chừng trời sắp mưa to nên cũng đồng ý. Hai người ra rồi thúc ngựa phóng về phía Cửu Khúc các. Đến trước tòa lầu, mưa bắt đầu trút xuống van vát như những sợỉ tơ. Hai người để ngựa lại, lên lầu chọn một chỗ ngồi, vừa an tọa thì nghe thấy tiếng lẹp kẹp lẹp kẹp, dưới thang đi lên một nho sinh, đầu đội khăn vuông xiên xẹo, cằm nhọn hoắt, tay phe phẩy một cây quạt trúc, nan quạt đã gãy quá nửa.
Tửu bảo ngó ra, hốt hoảng than:
- Chết toi, tên ăn quỵt lại đến rồi!
Hắn bèn dang tay định đầy đi, nho sinh nọ đã nghênh ngang ngồi phịch xuống ghế, cười mắng:
- Tổ sư cha ngươi, ai bảo lão gia ăn quỵt, hôm nay lão gia không ãn quỵt đâu.
Hắn lục tay áo móc ra một đĩnh bạc lớn, thảy đánh cộp lên bàn. Tửu bảo vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, tâng tâng trên tay xem thật hay giả, hai mắt híp lại thành một điệu cười:
- Giả Tú Tài, ngươi ăn trộm ở đâu thế? Ở chùa Đại Tướng Quốc chăng? Hay ở nhà viên ngoại nào?
Nho sinh trợn mắt:
- Định lấy bụng tiểu nhân do lòng quân tử à? Đĩnh bạc này vừa trắng vừa sáng, đời nào có chuyện lai lịch bất mình! Hà Lục Nhi, đừng lải nhải nữa, đại gia đặt bạc cho bàn rượu này, ngươi phải nhớ đấy.
Tửu bảo cười qua kẽ răng:
- Trước đây ngươi còn nợ chưởng quỹ một lạng sáu phân bạc, tính sao nào?
Giả Tú Tài giở phạch cái quạt sờn mặt, khinh khỉnh nói:
- Ngươi mù à? Hôm nay lão gia rộng rãi thế này, chút ít tiền bạc đó thì đáng kể gì!
Tửu bảo ngày thường ôn’ ào cãi cọ với hắn đã quen, cũng không giận giọng điệu xem thường của họ Giả, chỉ buông thõng:
- Được được, cứ giả vỡ làm lão gia một hôm cho thoải mái, sau này khi ngươi trở về kiếp tôn nhi, ta sẽ đến tính sổ với ngươi.
Hắn quay đi được mấy bước, nho sinh lại gọi:
- Hà Lục Nhi, ngươi hẵng lấy cho lão gia một vò rượu hảo hạng để thấm môi thông cổ đã.
Tửu bảo chửi thầm trong bụng, chạy vẻo xuống gác. Phong Liên thì thào:
- Sư phụ ơi, sao kẻ này trơ trẽn thế nhỉ?
Lương Tiêu nghĩ: "Vậy là cô cũng nhận thấy hắn nghèo kiết xác mà còn ra vẻ phú ông rủng rình", bèn cười nói:
- Có lẽ hắn là một tú tài thi hỏng, công danh bèo bọt nhưng tâm cao khí ngạo, không chịu nhún nhường trước ai.
Hai người đang thì thào trao đổi, chợt Già Tú Tài dài giọng chửi:
- Mả cha nó, rì rầm đơm đặt nói xấu sau lưng người ta, ai bảo ngươi lão gia là tú tài hả?
Lương Tiêu ở cách nho sinh khá xa, lại nói rất nhỏ, không ngờ hắn thính tai đến vậy. Nghe chửi, Lương Tiêu nghĩ bụng bàn tán sau lưng người ta thật cũng chẳng đàng hoàng gì, bèn cười xòa:
- Mong các hạ tha lỗi. Chắc các hạ là tú tài giả, giả trong thật giả chứ không phải là Giả trong họ Giả.
Nho sinh kia cười khẩy:
- Ai bảo là giả trong thật giả? Lão gia chính mang họ Giả, đại danh gồm chữ Tú trước chữ Tài sau, vì vậy gọi gộp lại là Giả Tú Tài.
Hắn nói mà miệng cười hi hi, giọng điệu hết sức huênh hoang, Lương Tiêu không để bụng, nhưng Phong Liên lộ vẻ tức bực. Giả Tú Tài liếc cô, cười hềnh hệch:
- Cô nương xinh đẹp nhỉ, hay là bằng lòng về ở với Giả mỗ, làm tân nương một đêm đi, ha ha!
Phong Liên siết chặt nắm đấm, mặt đỏ tía lên. Lương Tiêu cau mày, xua tay khuyên giải:
- Chấp hạng người này chỉ tổ hạ thấp tư cách mình.
Gã vừa dứt lời, Giả Tú Tài đã bật cười:
- Khổng Tử viết: Bọn Di Địch có vua cũng chẳng bằng người Hoa Hạ không vua [1]. Các ngươi là giống sâu bọ man di ăn ở lẫn lộn với loài cầm thú, có tư cách quái gì mà tự hào!
Lương Tiêu sực hiểu. Gã và Phong Liên đều đang bận trang phục dân tộc thiểu số. Phong Liên lại mắt biếc da trắng, trông không khác gì. Hiện thời Đại Nguyên cầm quyền, quan hệ giữa Hồ và Hắn rất căng thẳng thù địch, chẳng trách người này thở ra toàn giọng kiêu căng ngạo mạn. Có điều, đang thời Hồ mạnh Hắn yếu mà Giả Tú Tài to gan mạt sát thẳng mặt người Hồ như vậy kể cũng là có chí khí. Lương Tiêu chỉ cười, chẳng để ý đến nữa. Phong Liên thấy gã không phản ứng gì, bĩu môi hậm hực. Đúng lúc ấy, sau lưng họ vang lên tiếng trẻ con non nớt:
- Hay quá, hay quá! Nói hay quá!
Phong Liên càng bực hơn, bèn ngoái lại nhìn thì thấy một cậu bé xinh trai đang ngồi gần đấy. Cậu ta độ mười tuổi, đầu đội mũ có hai con rồng vờn ngọc, mình vận áo dài bằng đoạn trắng muốt, tay cầm một cái quạt nhỏ dát vàng.
Cậu bé mặt còn non tơ mà ăn vận như người lớn, trông hết sức ngộ nghĩnh, Phong Liên bật cười. Đứa nhỏ cũng đoán được cô cười vì cớ gì, bèn cong môi, mắt lộ vẻ oán hờn. Phong Liên càng thích thú, ngoảnh lại cười vụng với Lương Tiêu.
Chẳng bao tâu, tửu bảo đưa rượu tởi. Giả Tú Tài đón lấy, rót một chưng tưới xuống đất. Rượu này là loại Phần tửu [2] thượng hảo hạng. Tửu bảo trông thấy mà tiếc đứt ruột, không nhịn được bèn trách:
- Tên đồ nho khổ rách áo ôm, ngươi điên đấy hả?
Giả Tú Tài không thèm để ý, vẻ mặt như ngây như dại, thở dài than:
- Bát rượu này là để kính viếng hương hồn Văn Thiên Tường Thừa tướng, hôm nay là ngày giỗ của người.
Cái khay đồng trên tay tửu bảo tuột rơi đánh xoảng, mặt hắn xanh lè như chàm đổ:
- Ngươi nói nhăng gì thế?
Giả Tú Tài trợn trạo mắng:
- Ngậm cái mồm chó của ngươi lại, lão gia mời khách, liên quan đếch gí đến ngươi!
Tửu bảo tức đến run người, lắp bắp cự lại:
- Ngươi... ngươi. người đã chết rồi còn uống rượu sao được nữa?
Giả Tú Tài hất mặt lên, cao giọng ngâm:
Lận đận bởi chưng chức phận nhiều,
Bốn năm chinh chiến mấy hoang liêu.
Nước tan như gió tung bông liễu,
Thân dập tựa mưa quất cánh bèo.
Gớm ghiếc sóng cơn cồn gớm ghiếc,
Liêu xiêu biển dợn nỗi liêu xiêu.
Đời người tự cổ ai không chết,
Cốt để lòng son chiếu sử điều. [3]
Giọng ca trầm buồn u uất, tựa hồ trong dạ dồn nén nỗi niềm bi thống bất tận. Ngâm xong, Giả Tú Tài uống nốt phần rượu thừa trong chung, cười nhạt:
- Có người đã chết mà lòng son còn mãi rạng ngời, có kẻ vẫn sống nhưng chẳng qua chỉ là bị da bọc đống thịt thối mà thôi. Năm xưa Văn Thừa tướng bị cầm tù ở Đại Đô, ba năm không khuất phục, thật lẫm liệt nghĩa khí, những kẻ học chữ ngày nay đều chỉ biết khom lưng luồn cúi ngoại tộc, tham cầu công danh ở chân bọn Thát, chẳng được mấy người cốt cách. Nhục nhã thay, đáng buồn thay...
Tửu bảo nghe hắn nói năng thẳng thừng, càng nói càng sa đã như vậy thì lo cuống lo quýt, vung tay chộp cứng ngực áo họ Giả, mắng rằng:
- Ngươi mà còn lôi quốc sự ra đàm tiểu thì ta sẽ ném ngươi xuống... ối chà...
Cùng với tiếng kêu, thân hình phì nộn của tên tửu bảo bật thốc lên, lao thẳng xuống dưới lầu.
Ai cũng lấy làm ngạc nhiên, Lương Tiêu liếc qua là biết Giả Tú Tài võ công đầy mình. Tửu bảo thò tay ra kéo hắn, ngờ đâu bị hắn hất ngực cho văng xuống dưới nhà, chỉ vì xuất thủ nhanh quá nên không tinh thì không sao nhìn kịp. Phong Liên cũng trông thấy, bụng bảo dạ: "Không ngờ kệ vô lại này có bản lĩnh ghê gớm đến vậy!". Chưa nghĩ xong, lại nghe thấy tửu bảo rú lên kinh hãi rồi bị quăng lên gác như một quả cầu thịt, bay thẳng đến chỗ Giả Tú Tài. Họ Giả cười hì hì:
- Đúng lúc lắm! - rồi chĩa quạt gấp chọc vào hông tên tửu bảo, hất hắn ngã lộn nhào.
Song người dưới lầu có sức ném rất mạnh, tên tửu bảo đã đặt được hai chân xuống đất mà không trụ vững nổi, lại lăn lông lốc đến chỗ Lương Tiêu. Hắn vừa ngạc nhiên vừa khiếp sợ, la hét đến điếc cả tai. Lương Tiêu thản nhiên như không, thò tay nắm lấy lưng tửu bảo, ghìm thế lao của hắn. Tửu bảo dừng lại được thì hai chân đã mềm như búrr, ngã sầm xuống đất, mặt trắng nhợt không còn hột máu. Giả Tú Tài trông mà thất kinh, cú chọc của y là tá lực đả lực, vốn nặng tới mấy trăm cân lực đạo, xuất chiêu với dụng ý húc Lương Tiêu ngã chổng vó, nào ngờ tên dị tộc kia cử động nhẹ nhàng mà giữ được người ta dễ như động ngón tay. Họ Giả chưa hoàn hồn, phía cầu thang chợt vẳng tới tiếng động thịch thịch rất to, lẫn với tiếng thở phì phò như kéo bễ, nghe như thể ai đó đang vác một vật rất nặng, giậm từng bước lên gác. Chỉ lát sau, một cái sọ to mẫm nhô lên khỏi đầu cầu thang, mặt nần nẫn thịt, chẳng thấy mắt mũi mồm đâu cả. Người ngợm nhễ nhại mồ hôi, những múi thịt khắp thân thể hắn liên tục rung rưng theo mỗi bước chân.
Giả Tú Tài có vẻ ngạc nhiên khi trông thấy kẻ mới xuất hiện. Tên béo lê thằng đến bàn họ Giả, kéo ghế đầu ra ngồi, nào ngờ sau một tiếng "rắc", cái ghế bửa luôn làm hai mảnh khiến hắn ngã bệt xuống đất, may mà sàn nhà dày chắc, chỉ phát ra một tiếng động khẽ dưới bộ mông đồ sộ. Người đó thở hồng hộc, mặt mày đỏ gay như tôm càng, than rằng:
- Thôi, ngồi luôn xuống đất cũng được.
Giả Tú Tài bấy giờ mới trấn tĩnh, nhổm dậy khỏi ghế, kinh ngạc hỏi:
- Bạch lão nhị đấy à?
Người nọ Ôm Ôm trả lời, đôi mắt ti hí bắn ra những tia giận dữ:
- Giả lão tam, ngươi còn giả vỡ không nhận ra lão tử ư? Đồ đều nhà ngươi, năm trăm lạng bạc nén của ta đâu rồi, trả lại đây!
Giả Tú Tài nhìn hắn hồi lâu, vụt ôm bụng cười hô hố. Bạch lão nhị tức điên, thóa mạ:
- Cười cái mả cha ngươi! - rồi nhặt hai mảnh ghế đầu lên ném Giả Tú Tài.
Họ Giả hụp đầu xuống, gấp quạt chọc mỗi bên một nhát. Một mảnh ghế gãy bay vù qua cửa sổ, rơi tõm xuống sông, còn một mảnh thì bắn trúng tường. Bạch lão nhị nhảy dựng lên, định vẫy chưởng ra, Giả Tú Tài đả lùi lại nửa bộ, giở quạt đánh phạch:
- Bạch Bất Ngật, từ tốn thôi, với bộ dạng như vậy huynh không địch nổi đệ đâu.
Đôi mắt ti hí lóe lên dữ dội, Bạch lão nhị rống to:
- Đừng nhiều lời nữa, trả bạc đây!
Giả Tú Tài cười hềnh hệch:
- Chúng ta kể cũng là anh em kết nghĩa, có năm trăm lạng bọ, đừng tính đếm chi li thế!
Bạch Bất Ngật nhổ toẹt một miếng:
- Anh em kết nghĩa cái con tườu, bạc đó một nửa là ngươi vay, một nửa là ngươi lừa, lão tử có thể chịu thiệt về vật chất, nhưng quyết không cho phép kẻ nào chơi khăm lão tử.
Giả Tú Tài đảo mắt tính mưu tìm kế, chợt dưới lầu có tiếng cười khanh khách:
- Bạch Bất Ngật nói phải lắm, giết người đền mạng có nợ phải trả, huống hồ Giả Tú Tài vừa lừa vừa nợ, càng thêm sai trái, Dư âm chưa dứt đã thấy một bóng vàng loáng sáng, chỉ chốc lát là tụ thành hình một nữ tử ôm đàn tÿ bà đứng yếu điệu giữa phòng. Phong Liên thầm tán thưởng: "Khinh công tuyệt quá!".
Nữ tử đó vận áo ngắn màu vàng, bên trong là áo dài màu xanh lục, tuổi ước ba mươi, vóc dáng thon thả uyển chuyển, trên trán có một nốt ruồi đỏ khiến dung nhan càng thêm sắc sảo. Giả Tú Tài không hề bối rối, tỉnh bơ nói:
- Kim Thúy Vũ, cô biết kéo bè kéo cánh với Bạch Bất Ngật để hà hiếp ta tự lúc nào vậy?
Nữ tử áo vàng mắng:
- Cái quân phá gia chi tử trời đánh thánh đâm, cầu cho lưỡi ngươi mọc nhọt, gan ruột bị lửa thiêu cháy hết đi. Lão nương chỉ xét đoán công bằng thôi.
Giả Tú Tài cười sằng sặc:
- Ôi trời! Thôi được, hôm nay Giả mỗ thần cô thế cô, đành tạm nhún nhường. Bạch Bất Ngật, chúng ta đánh cuộc một phen, nếu huynh thắng, đệ sẽ trả gấp đôi món nợ. Nếu huynh thua, không bao giờ được kèo nhèo đổi tại số bạc đó nữa.
Kim Thúy Vũ ngờ vực hỏi:
- Ngươi lại nghĩ ra trò ma gì vậy? Bạch nhị ca, huynh đừng để trúng kế hắn.
Bạch Bất Ngật đảo đảo cặp mắt ti hí, vỗ đùi đánh đét:
- Đánh cuộc thì đánh cuộc, luật chơi thế nào đây?
Kim Thúy Vũ thở dài, lắc lắc đầu, Giả Tú Tài lấy trong ngực áo ra ba đồng tiền, cười nói:
- Luật chơi rất đơn giản, gói gọn trong câu này: "ngửa mặt gieo quẻ, chạm đất trả tiền". Đệ sẽ ném ba đồng tiền này đi, hễ một đồng rơi xuống đất là đệ thua, không rơi thì huynh thua.
Bạch Bất Ngật nghĩ: "Chẳng bao giờ tiền không rod xuống, trừ phi ngươi bắt giữa chừng. Hừ, đồ phá gia chi tử nhà ngươi định đọ nhanh tay với ta chắc". Hắn bất giác nở nụ cười.
Kim Thúy Vũ nhìn hết người nọ đến người kia, đoạn xen vào:
- Phá gia chi tử! Bạch nhị ca nức tiếng khắp dải Quan Trung và Lạc Dương về tuyệt kỹ Nã vãn thủ. Đọ thủ pháp với nhị ca là ngươi lãnh phần bất lợi rồi. Nhưng nếu ngươi ném được đồng tiền đi thật xa thì có thể thắng đấy, vì khinh công của nhị ca không bằng ngươi.
Giả Tú Tài biến sắc mặt, Bạch Đất Ngật sực hiểu: "May mà Kim lão tứ chỉ điểm, bằng không ta đã mắc lừa họ Giả kia". Hắn bèn nghiêm nghị giao hẹn:
- Giả lão tam, ta thêm vào một điều kiện nữa, đồng tiền không được rơi ra ngoài tòa lầu này, trái lại coi như ngươi thua.
Giả Tú Tài nhún vai:
- Được, nhìn kỹ đây nhé! - rồi hất tay, ba đồng tiền bắn vọt lên.
Bạch Bất Ngật chưa kịp nhìn kỹ, ba đồng tiền đã găm sâu vào xà nhà sau mấy tiếng rít gió. Kim Thúy Vũ ngẩn người, lắc đầu thở dài:
- Quân phá gia kia, ngươi ghê thật đấy.
Giả Tú Tài liếc Bạch Bất Ngật:
- Sao nào?
Mấy đồng tiền găm rất sâu, chỉ có cách đập nát xà nhà mới lấy ra được. Bạch Bất Ngật hết gầm vang tức tối lại nhảy chôm chôm, hiềm nỗi nặng cân, giỏi lắm cũng chỉ nhảy lên được ba thước, ngượng quá hóa giận, hắn nhấc luôn một băng ghế quai tay phóng lên xà nhà.
Kim Thúy Vũ vội cong ngón tay bật gẩy trên dây đàn. "Tinh", một tia sáng vàng phụt ra khỏi kẽ ngón tay, bắn trúng cái ghế băng, chiếc ghế rơi xuống đất, tia sáng cũng rơi theo, hiện hình một chiếc móng gầy bằng đồng. Dùng chiếc móng bé xíu mà đánh rớt được cả một băng ghế dài, tuy là mượn kình từ dây đàn tÿ bà, nhưng nội công đạt đến trình độ ấy kể cũng là đáng sợ. Bạch Bất Ngật đang ngơ ngác, Kim Thúy Vũ đã dịch bước đến nhặt cái móng, nhẹ nhàng khuyên:
- Thôi nhị ca ạ. Chẳng lẽ chỉ vì năm trăm lạng bạc mà huynh định đánh sập cả tửu lâu của người ta? Nếu Thần Ưng sứ đến thì biết ăn nói thế nào?
Bạch Bất Ngật cau có hừ một tiếng, Giả Tú Tài giở quạt đánh soạt:
- Bạch lão nhị, đã thỏa thuận là tiền không rơi xuống đất thì huynh thua cơ mà.
Bạch Bất Ngật vằn mắt lên, nhưng bắt gặp vẻ mặt ưấn áp của Kim Thúy Vũ lại đành giậm chân:
- Được, coi như ta thua, - rồi thở hồng hộc, ngồi bịch xuống đất.
Kim Thúy Vũ ôm đàn vào lòng, duyên dáng ngồi xuống, ngó quanh:
- Quan Lạc Tứ Kiệt, bốn mặt đã có ba, tại sao Trì lão đại còn chưa xuất hiện?
Giả Tú Tài ngừng quạt:
- Các ngươi cũng là do Trì lão đại gọi đến đấy à?
- Phải, - Kim Thúy Vũ đáp. - Nghe nói Thần Ưng sứ yêu cầu hội kiến, Giả Tú Tài nâng vò rót một chung rượu:
- Đã ba năm rồi Thần Ung lệnh chưa vượt Hoàng Hà sang đây. Đến đâu chả đến, cứ chọn Cửu Khúc các làm nơi tụ hợp, khiến cái thân chủ nhà là ta phải tán gia bại sán, khổ ơi là khổ!
Kim Thúy Vũ bĩu môi:
- Thần Ưng sứ mà nghe thấy câu ấy thì lôi thôi to đấy.
Giả Tú Tài cười ha hả, lại quay sang Bạch Bất Ngật:
- Kể xem, vì sao bộ dạng huynh thành ra thế này?
Kim Thúy Vũ cũng hỏi giọng quan thiết:
- Phải đấy, mới ba năm không gặp, cớ sao nhị ca phát phúc quá vậy?
Bạch Bất Ngật trừng mắt hậm hực:
- Phát phúc cái gì, phát họa thì có.
- Huynh nói thế là thế nào? - Kim Thúy Vủ ngạc nhiên.
Bạch Bất Ngật xoa xoa cái bụng mỡ tròn vo, bực bội thở hất ra:
- Nếu có cách thì ai lại để mình biến tướng phệ phạc thế này. Hừ, ta bị hãm hại đấy!
Giả Tú Tài và Kim Thúy Vũ thắc mắc nhìn nhau, Giả Tú Tài trầm giọng:
- Huynh đã từng nói, Quan Lạc Tứ Kiệt nhất chí đồng tâm. Kẻ nào hãm hại huynh, Giả mỗ sẽ liều mình với hắn để trả hận.
Bạch Bất Ngật có vẻ cảm động, thở dài kể:
- Ba năm trước, Trì lão đại cắt cử ta tích trữ lương thảo để chuẩn bị cho việc khởi sự. Ta bôn ba khắp nơi cùng chốn, khó khăn lắm mới thu mua được hai vạn gánh lương thực chất ở nhà. Nào ngờ cùng năm ấy nước Hoàng Hà lên to làm úng hết ruộng đồng xung quanh, chẳng mấy choc trước cửa nhà ta đã ùn ùn một đống dân đói, cầu xin ta mở kho cứu tế. Hai vị đệ muội ạ, không phải ca ca đây tham tiếc gì tài sản, nhưng đã nhận ủy thác của Trì lão đại, không thể tùy tiện đemiương thực ra phân phát cho người này người nọ...
Giả Tú Tài phản đối:
- Thế là sai. Mở kho cứu nạn đâu phải tùy tiện, là việc cần chứ!
Bạch Bất Ngật đập bẹt vào đùi, giọng ảo não:
- Bây giờ ngẫm lại thì thấy lời đệ là đúng lắm, nhưng lúc đó ta mê muội lú lẫn nên làm toàn việc hồ đồ, lấy gậy đánh đuổi hết đám nạn dân đó đi. Ôi, thế thôi đá đi một nhẽ, đằng này đuổi nạn dân xong, ca ca còn giết gả mổ bò, dọn một bữa tiệc linh đình, rù mấy tay bạn bè xôi thịt, lại gọi thêm mấy ả kỹ nữ đến đánh chén mua vui ở nhà... Đệ cũng biết ca ca là người ham ăn uống, nào phải tự nhiên mà có cái tên Bạch Bất Ngật [4] đâu.
Giả Tú Tài gập quạt lại, cười nhạt:
Nhà giàu rượu thịt ngạt ngào,
Ngoài đường đói lạnh chết bao nhiêu người.[5]
Bạch lão nhị, nếu lúc ấy mà đệ trông thấy thì chắc chắn đệ sẽ từ mặt huynh.
Kim Thúy Vũ dàu dàu than:
- Phải, huynh cư xử thật không hiệp nghĩa chút nào, Trì lão đại mà biết thì chẳng hiểu sẽ nói sao đây.
Bạch Bất Ngật sửng côh:
- Ta đã kể thật với hai ngươi là chẳng coi chuyện sống chết vào đâu nữa rồi, - Hắn chợt đổi giọng ủ rũ. - Huống hồ bộ dạng ta kinh khủng thế này, sống cũng không bằng chết.
Giả Tú Tài ngạc nhiên:
- Chẳng lẽ có người đến lập lại công bằng hay sao?
Bạch Bất Ngật gật gật đầu:
- Đúng lúc ta đang say sưa yến ẩm với bạn bè, ngoài cửa bỗng có ba người xuất hiện. Người dẫn đầu khá là nhã nhặn, thở ra toàn câu khách sáo, nào là ông trời có đức hiếu sinh, mong ngươi mở kho cứu tế dân lành vân vân. Lúc ấy ta đã ngà ngà, chả coi đối phương vào đâu, chỉ nói chỏng lỏn: "Cứu tế để lão tử ăn gió uống mưa à? Còn lèm bèm nữa thì lão tử đè ngươi ra uống huyết đấy, lão tử ăn đủ mọi thứ rồi, chỉ chưa ăn thịt người mà thôi". Ta tuôn ra rất nhiều lời lẽ quá đáng, song người đó giỏi nín nhịn lạ lùng, bất kể chướng tai đến đâu cũng không tộ ra bực bội cáu kỉnh, ngược lại vẫn nhũn nhặn đối đáp. Lão tử nghe lải nhải nhiều quá đâm điên tiết, nhân hơi men bèn sấn tới động thủ, không ngờ người đó mang theo mấy tên trợ thủ lợi hại vô cùng, ta vừa thò tay ra chọc đã bị bọn chúng hất ngã...
Kim Thúy Vủ tròn mắt:
- Tại vì huynh say, phải không?
Bạch Bất Ngật lắc đầu:
- Không, nhị ca xưa nay uống được chừng nào là khỏe lên chừng đó, hơn nữa hôm ấy uống cũng chừng mực, chưa đến mức độ túy lúy mất cả lý trí.
Võ công Giả Tú Tài tương đương Bạch Bất Ngật, nghe nói nhị ca thất bại chỉ sau một chiêu, hắn khó chịu vô cùng, bèn phe phẩy cây quạt rách, nói vẻ am hiểu:
- Người có khi lỡ tay, ngựa có khi sảy vó, ra chiêu trượt đích cũng là chuyện bình thường.
Bạch Bất Ngật lắc đầu:
- Lúc ấy ta cũng nghĩ thế, bèn nhổm dậy tung đòn đá liên hoàn nhằm thẳng vào bụng dưới hắn. Nào ngờ mấy tay trợ thủ kia nắm luôn lấy bàn chân ta, hất ta ngã chỏng gọng. Lão tử vẫn không nản chí, bèn lóp ngóp bò dậy, nhưng lại bị đầy ngã tiếp. Cứ thế trước sau ngã đến bảy tám lần, cuối cùng ta cũng tỉnh ra, biết mình đã gặp phải cao nhân. Có điều, người tập võ như chúng ta có cái tự trọng riêng, dẫu thua liểng xiểng cũng khó lòng mở miệng thần phục. Bạch Bất Ngật này tung hoành khắp dải Quan Lạc, nào đã gặp phải điều gì ấm ức như thế bao giờ, vậy là nộ khí xung thiên, ta vớ luôn một cây thương trên giá binh khí, nghĩ thầm bắt giặc phải bắt tướng trước, bèn rung thương đâm luôn kẻ đứng đầu. Không ngờ một trong hai tên viện thủ thò ngay tay ra, vừa nắm mủi thương vừa cười hì hì, lão tử vận hết sức lực bình sinh cũng không giằng được thương về phía mình.
Giả Tú Tài và Kim Thúy Vũ bất giác đưa mắt nhìn nhau, mặt trắng bệch. Bạch Bất Ngật ủ rủ tiếp:
- Người đứng đầu thấy thế, thở dài thườn thượt: "Bạch Bất Ngạt, ngươi cứ mãi ngu muội ngoan cố, là vì cớ gì? Ta hỏi lại lần nữa, ngươi có đồng ý mở kho lương không?". Lúc đó lão tử đang tức lộn một, bèn gạt phắt đi. Người nọ bèn nói: "Được, lương thực là của ngươi, ta không ép ngươi nữa. Nhưng ngươỉ đánh dân đói, đó là lỗi thứ nhất; bên ngoài nước lụt khắp đồng dã, ngươi lại mặc tình ăn thơi hưởng lạc, tàn nhẫn quá độ, đó là lỗi thứ hai; bây giờ lại cố tình độc ác, giở chiêu nào cũng nhăm nhăm lấy mạng người ta, đó là lỗi thứ ba. Ba lỗi này đủ để phạt ngươi". Lúc đó ta vẫn gan cùng mình, bèn nhiếc rằng: "Ngươi có giỏi thì giết ngay lão tử đi, chứ muốn ta khom lưng quỵ lụy là không được đâu". Người đó lắc đầu: "Ta không giết ngươi, nhưng nghe nói ngươi ham của ngon vật lạ, thích nhất là thú ăn uống, nên ta sẽ cấm ngươi không thể ăn thịt uống rượu trong ba năm". Ta bèn mỉa: "Ngươi định nhốt lão tử lại chắc?". Người đó mỉm cười: "Ta làm gì có nhiều thời gian rỗi rãi đến thế. Trong ba năm, nếu ngươi cải tà quy chính, ta sẽ giải trừ lệnh cấm cho ngươi, nhưng nếu ngươi tiết lộ nửa lời về hình tích của ta thì đừng mong gặp lại ta nữa", nói đoạn vẫy hai tên trợ thủ rồi dắt nhau đi thẳng. Ta nghe hắn phát ngôn ghê gớm, ngờ đâu chỉ là hạng kíp miệng chầy chân, cố nhiên trong lòng rất khinh bỉ, bèn ngoạc miệng ra chửi vuốt một hồi rồi quay vào hô hào mọi người tiếp tục ăn thịt uống rượu. Sáng hôm sau, vừa ngủ dậy, ta đã cảm thấy gân cốt đau như dần, toàn thân trưởng hết lên, lúc đầu còn tưởng là do hôm qua lật quật ngã lên ngã xưống nên không chú ý lắm, bèn gọi bạn bè đến bù khú nhậu nhẹt tiếp. Cứ thế thêm dăm ba ngày, chỉ biết trong người mỗi hôm một đau thêm, đến sáng thứ bảy thì da thịt nhức nhối như thể sắp nứt bung đến nơi. Ta thường cho mình là một trang hắn tử vững vàng cứng rắn, thế mà đạo ấy vật vã đến mức chết đi sống lại, lăn tộn khắp nhà, đành mời đại phu, nhưng không một ai tìm ra nguyên do.
Bạch Bất Ngật kể đến đây, nỗi chưa chát kéo đầy khuôn mặt phị mỡ. Kim Thúy Vũ hỏi:
- Bạch nhị ca, liệu có phải trước khi bỏ đi, người nọ đã giở thủ đoạn gì đó với huynh?
Bạch Bất Ngật trầm tư:
- Ta cũng lấy làm lạ, từ đầu đến cuối hắn không động đậy đến một ngón tay, làm sao ám hại ta được? Nghĩ mãi cũng không ra. Lại kể, đúng lúc đau đớn cùng cực, đột ngột ta nhớ lại lời người nọ, vội vàng bảo gia nhân nấu củ cải và rau xanh để ăn. Kể cũng lạ, ăn chay khiến ta dễ chịu hơn nhiều. Ta ăn chay liên tiếp ba ngày, cơn đau hoàn toàn biến mất. Đệ và muội cũng biết đấy, lão ca đam mê ăn uống, thích nhất là cao lương mĩ vị, làm sao bầu bạn với rau dưa muối cả được mãi. Bốn năm ngày sau, không chịu nổi, ta mạo hiểm ăn chút thịt, uống chút rượu, kết quả rất khả quan, không hề bệnh tật đau đớn chút nào. Ta vốn không biết lợi hại, thấy thế mừng thầm, bắt đầu ăn mặn trở lại, nhưng tấm thân cũng theo đó phát phì, mỗi ngày một phình to như quả bóng khí, Chỉ một tháng sau, từ một hắn tử rắn rõi, ta biến thành một tên béo quay béo cút. Bấy giờ ta mới hiểu ngụ ý của người nọ, ngẫm mà sợ hãi, lại trở về ăn chay như cũ. Thậm chí còn sợ ba năm sau người đó không đến giải cứu, ta bèn mở kho lương phát chẩn cho nạn dân. Khổ nỗi ca ca đã sij quen ăn mặn, trông thấy sơn hào hải vị ngôn ngộn làm sao ngoảnh mặt cho đành, dăm bữa nửa tháng thế nào cũng phải phá giới một lần. -
Hắn thở dài kết luận. - Cứ ăn mặn là tăng trọng, ba năm qua đi, ta đã iu biến thành thế này đấy.
Giả Tú Tài hỏi:
- Người đó không đến nữa ư?
Nỗi buồn in hằn trên mặt Bạch Bất Ngật:
- Có lẽ chưa đến lúc, mà cũng có lẽ người ta đã quên từ đời tám hoánh nào rồi. Huống hồ ta béo quá mức, chẳng biết còn cứu được nữa không?
Kim Thúy Vũ trợn ngược hàng mày liễu, giọng bất bình:
- Cùng lắm thì giết phắt người ta đi cho xong, giở trò độc địa hành hạ nhau thế kia, thật tàn nhẫn quá!
Giả Tú Tài tủm tỉm:
- Ta lại nghĩ khác. Cách đó là tự làm tự chịu, thấm thìa lắm.
Bạch Bất Ngật bất bình:
- Giả lão tam, tại sao lại anh em khinh trước, làng nước khinh sau như thế?
Giả Tú Tài sẵn tức họ Bạch không chịu phát gạo cứu đói nên cố ý chọc ghẹo, nghe vậy cười bảo:
- Người đời có câu chết mồ chết mả không bằng sống vạ sống vật nhị ca nghĩ thoáng ra một chút đi. Nào, ba huynh đệ chúng ta lầu lắm mới gặp nhau, hôm nay nhất định phải chè chén đến say sưa túy lúỵ, say mãi không tỉnh mới thôi, ha ha!
Bạch Bất Ngật trừng mắt nhìn lại:
- Phá gia chi tử! Ngươi rắp tâm gây khó cho ta, phải không?
Giả Tú Tài vẫn hơn hớn:
- Đằng nào huynh cũng đã béo l một đống rồi, béo thêm chút nữa cũng không sao. Cửu Khúc các có đặc sản cá chép Hoàng Hà, vừa mềm vừa trắng, thơm ngon tuyệt trần, nói là thiên hạ đệ nhất ngư cũng không quá, hôm nay nhất định phải ăn mới được.
Bạch Bất Ngật trợn mắt, phẫn uất thở phì phì. Giả Tú Tài nghiễm nhiên phớt lờ, vẫy tay gọi tửu bảo:
- Hà Lục Nhi!
Tửu bảo đã được chứng kiến công phu họ Giả, lòng tuy căm hận nhưng ngoài miệng vẫn phải vâng dạ rối rít. Giả Tú Tài cứcn nói:
- Làm hai con cá chép Hoàng Hà để lão gia nhắm rượu.
Phong Liên bứt rứt, bèn gọì với:
- Làm luôn cho chúng ta một con nữa.
Cô vừa thốt ra, chợt nghe cậu bé con đằng kia cũng cất tiếng một lượt với mình, bất giác phải đưa mắt nhìn lại, tủm tỉm cười. Cậu bé xấu hổ, vội xòe cái quạt dát vàng ra che khuôn mặt đỏ bừng, mặt quạt vẽ một búi cỏ bội lan, bên cạnh còn đề mấy hàng chữ viết theo lối thào. Lương Tiêu thoáng trông nét chữ, ánh mắt bỗng thay đổi.
Tửu bảo cười man:
- Xin lỗi, hai ngày gần đây sóng to gió lớn, các nhà chài đều không dám xuống nước đánh cá. Hôm nay chẳng có một con cá chép nào hết.
Giả Tú Tài đưa mắt nhìn ra sông, chi thấy sóng nổi cuồn cuộn, mưa giọt thia lia xuống mặt nước, biết rằng tửu bảo không nói dối, bất giác cụt hứng, chán nản xua tay.
Tửu bảo rút lui, đúng lúc ấy, có người hát vang bên ngoài:
Tu đây sinh sống ở ven sông, Tự lực cánh sinh chẳng ngại công, Thường cưỡi thuyền con vượt sóng cả, Sớm hôm chài lưới kiếm vài đồng.
Giọng ca khỏe khoắn vang vọng, át đi cả tiếng mua rơi rào rào, vang đến nổi có khi người điếc cũng nghe được. Lương Tiêu đưa mắt nhìn theo tiếng hát thì thấy một con đò nhỏ đang trồi lên sụt xuống theo ba đào, trên đồ là một người mặc áo tơi đội nón lá, tay khua đầy đôi mái chèo, cũng sụt xuống trồi lên theo nhịp sóng. Con đò mong manh mà vô cùng mạnh mẽ, phong ba cũng không nhận chìm nổi.
Chẳng bao lâu, đò tới chân lầu, người nọ buộc dây neo lại rồi vẫy hai tay, nhẹ nhàng bay qua cửa sổ như cánh én xuyên mây, đáp xuống giữa phòng, cười ha hả:
- Ba người đến sớm thế!
Bọn Giả Tú Tài đã đứng dậy từ nãy, bấy giờ vòng tay chào:
- Trì lão đại!
Tay lái đò nọ chính là Trì Tiễn Ngư, người đứng đầu trong Quan Lạc Tứ Kiệt. Y hẩy rơi tấm áo tơỉ và cái nón lá, để lộ khuôn mặt già dặn và hai bên tóc mai đã điểm bạc, tuổi ước năm mươi, dáng vẻ còn rất nho nhã phong lưu. Y xách hai con cái chép tươi nguyên đang giãy đành đạch, cười bảo:
- Ngoài sông gió to quá, dần chài lưới chẳng dám xuống nước. Ta sợ không có cá ăn sẽ khiến mọi người mất hứng nên gắng đến sớm, ra sông bắt vội hai con.
Kim Thúy Vũ cười khanh khách:
- Đại ca tinh tế cẩn thận, suy tính chu đáo thật.
Giả Tú Tài nói:
- Sai rồi, chính là nhờ ta đoán việc như thần, gieo quẻ biết trước nên đã gọi mấy món nhắm ngon lành, đợi cá chép của Trì lão đại đến phối hợp.
Kim Thúy Vũ lườm y:
- Đem quẻ kiếc của ngươi đi lừa kẻ ngốc may ra còn có người tin.
Giả Tú Tài ra vẻ kinh ngạc:
- Lạ nhỉ, ta lừa muội bao giờ chưa?
Kim Thúy Vũ chừng như nổi nóng đến nơi. Trì Tiễn Ngư đưa tay can hai người, cười xòa:
- Lão tam, lão tứ, ta tưởng ba năm cách biệt, đệ và muội đã bén duyên cầm sắt nên đôi nên lửa từ lâu rồi chứ, tại sao vẫn giận hờn trẻ con như vậy?
Kim Thúy Vũ đỏ bừng mặt, giậm chân trách:
- Lão đại đừng mở miệng ra là nói lâm vào chuyện của muội, phàm là phận gái ngoan trên đời, ai mà chịu thành đôi với một tên phá gia để hèn vô sỉ lật lọng lừa đảo thế kia.
Giả Tú Tài xì một tiếng, uể oải đáp lại:
- Cô mà là gái ngoan? Đừng cưa sừng làm nghé nữa đi!
Phong Liên theo dõi mà buồn cười quá đỗi, nghĩ bụng: "Họ Giả tốt đâu không biết, nhưng cứ kéo dài mãi giọng điệu này thì thể nào cũng khiến người ta tức chết”.
Quả nhiên, Kim Thúy Vũ sầm mặt, Trì Tiễn Ngư vội nói át:
- Thôi thôi, cho ta xin, chỉ trách ta lắm mồm, nếu đệ và muội muốn trút giận thì cứ đổ vào đầu ta là được.
Y đã nói vậy, hai người kia cũng không tiện cãi cọ nữa. Trì Tiễn Ngư vẫn lấy làm lạ vì sự phát tướng kỳ quặc của Bạch Bất Ngật, can hai đệ muội xong, định hỏi hắn cớ sự thì chợt nghe giọng trẻ con giòn giã:
- Lão tiên sinh, cá bán thế nào?
Họ Trì ngoái đầu lại thì thấy chính tà cậu bé ăn vận kiểu người lớn đang ngồi trong góc nhà, bèn ôn tồn hỏi:
- Tiểu bằng hữu, người lớn nhà cậu đâu?
Cậu bé xịu mặt, chán nản nói:
- Tiểu cái gì mà tiểu? Hừ, ngươi thấy ta còn nhỏ lắm à?
Trì Tiễn Ngư bật cười, giơ hai ngón tay tạo một khoảng cách ngắn:
- Mới bằng ngần này thôi.
Cậu bé vùng vằng, sắc mặt càng khó coi:
- Lão già, có bán cá thì bán, tại sao phải nhì nhằng lắm lời thế?
Trì Tiễn Ngư hơi tái mặt, Bạch Bất Ngật vốn nóng nảy, mắng ngay:
- Thằng ranh con, muốn chết à? Dám ăn nói vớỉ ông nội ngươi thế hả?
Cậu bé trề môi:
- Lão ấy xứng làm ông nội ta ư? ông của ta chỉ giơ một ngón tay cũng đủ di chết bốn đứa các ngươi.
Bạch Bất Ngật đùng đùng nổi giận, quất tay áo nhảy dựng lên. Trì Tiễn Ngư vội cản lại, nghĩ bụng: "Cậu bé này nghênh ngang bạo dạn, có khi là con cháu của bậc cao nhân nào đó cũng nên. Vả chăng, ta là lão đại của Quan Lạc Tứ Kiệt, đầu hai thứ tóc rồi, chẳng lẽ còn chấp nhặt một cậu bé con". Y bèn cười xòa:
- Tiểu bằng hữu, ta mang cá đến đây không phải để bán đâu.
Cậu bé bĩu môi:
- Thì ra ngươi già lão, da mặt cũng rão theo, nói dối không biết ngượng nữa.
Trì Tiễn Ngư ngạc nhiên hỏi:
- Ta nói dối bao giờ?
- Khi ngươi hát hò ngoài sông, có rao "Sớm hôm chài lưới kiếm vài đồng" đấy thôi? Bây giờ lại chối đây đầy là không bán, trở mặt như trở bàn tay, chẳng phải hảo hán.
Trì Tiễn Ngư phì cươri: "Đúng là trẻ con, ta tiện miệng hát dăm câu mà nó lại tưởng là thật". Nhưng y vốn phóng khoáng rộng lượng, chẳng bao giờ lấn lướt chèn ép ai, đàn bà trẻ con lại càng không, nghĩ một lúc rồi nói:
- Rao là rao vậy thôi, e rằng cậu không mua nổi.
Cậu bé nhướng mày, lần tay vào thắt lưng, tuốt ra một chuỗi ngọc, quăng đánh bẹt lên mặt bàn. Chuỗi ngọc lóng lánh ngời sáng, hạt nào hạt nấy to hơn đầu ngón tay cái, tỏa ra hào quang dìu dịu.
Một cậu bé mà mang theo mình báu vật quỹ giá nhường ấy, ai nấy đều sửng sốt. Bạch Bất Ngật vốn tham lam, trông chuỗi ngọc trai mà mắt suýt rơỉ khỏi tròng. Cậu bé giở quạt dát vàng, yênh vang hỏi:
- Chuỗi hạt châu này là đủ chứ gì?
Trì Tiễn Ngư hít một hơi thật sâu, rời mắt khỏi những hạt ngọc óng ánh, liếc nhanh về phía thầy trò Lương Tiêu rồi nghiêm nghị bảo cậu bé:
- Ở đây tai vách mạch dừng, cậu mau cất ngọc đi, nếu để kẻ gian nhìn thấy thì không có lợi cho cậu đâu, Cậu bé hất mặt lên, ngạo nghễ đáp:
- Ta tự khắc có quyết định, không cần ngươi phải lo hão.
Khuôn mặt non tơ mà giọng điệu lại già đời hống hách. Trì Tiễn Ngư vừa tức vừa buồn cười, bèn đùa:
- Hễ ta muốn bán cá thì lấy dăm ba đồng gọi là hoặc biếu không đều được. Hễ không muốn bán, cậu có đưa hàng vạn cân ngọc trai ra đây ta cũng không thuận tình.
Cậu bé trố mắt không hiểu, Trì Tiễn Ngư lại ôn tồn nói:
- Trông phục sức, chắc cậu cũng là dòng dõi thi thư. Ta hẵng ra một vế đối thử xem lực học cậu thế nào, nếu cậu đáp được, ta sẵn lòng tặng cả, còn không đáp được thì đừng trách cứ gì ta nữa.
Cậu bé tươi mặt:
- Đối à, ta sành khoản ấy lắm, ngươi cứ ra đề đi.
Trì Tiễn Ngư ngẫm nghĩ: "Đồ chip hôi không biết trời cao đất dày, câu đối của lão phu mà ngươi tưởng đáp lại dễ thế à?". Cân nhắc một lát, y nói:
- Hai hôm trước thời tiết ngột ngạt oi ả, ta đi qua sông, trông thấy một con cá chép đang giỡn nước, đúng lúc ấy cây mận bên bờ sông rụng một quả đúng ngay đầu con cá. Ta tấy đó làm đề, ra vế trên thế này: "Lý đả lý, lý trầm để, lý trầm lý phù".
Giả Tú Tài vỗ tay khen:
- Vé này ra hay lắm, nhưng chỉ e hơi khó.
Cậu bé nghĩ: "Vế trên có liên quan đến cá chép, nhắc đến sự vật ở ngay trước mắt, mận và cá chép lại đồng âm, thật khó quá". Cậu cau mày, bất giác dừng ánh nhìn ở góc nhà, nơi bày bổn thục quỳ để trang trí, bấy giờ một con ong mặt trú mưa đang bay lăng xăng quanh đóa hoa, bất chợt cơn gió theo mưa hất vào phòng, thôi con ong ngã bẹt dí xuống đất. Cậu bé sáng mắt lên, buột miệng reo:
- Phong xuy phong, phong phốc địa, phong tức phong phi.[6]
Cậu chưa dứt lời, trận gió đã lướt đi xa, ' tách" một tiếng, con ong lại bay lên. Trì Tiễn Ngư kinh ngạc vỗ tay tán thưởng:
- Đối tuyệt quá, đối tuyệt quá!
Y vốn là người đường hoàng khoáng đạt, nhận thua xong định đưa cá sang ngay, Bạch Bất Ngật liền cản:
- Khoan đã!
Trì Tiễn Ngư nhìn sang:
- Đệ có khiếu nại gí chăng?
Bạch Bất Ngật nói:
- Quan Lạc Tứ Kiệt tưng hoành khắp nơi, đâu thể để một đứa ranh con bẻ gãy uy phong.
Giả Tú Tài bật cười, uể oải phụ họa:
- Nhị ca nói phải đấy.
Kim Thúy Vũ im lặng, nhưng ánh mắt cũng biểu tán đồng.
Trì Tiễn Ngư nghĩ bụng: "Ba vị đệ muội đều là dạng tâm cao khí ngạo. Nếu ta vòng tay dâng cá cho người, nhất định họ sẽ cảm thấy rất mất thể diện", bèn hỏi:
- Vậy theo ý đệ thì nên làm sao?
Bạch Bất Ngật đề xuất:
- Đệ là người làm ăn, không phải hạng đa tài nho nhã như lão đại và lão tứ. Vừa rồi đã đấu văn, nay đệ mạo muội thử tài toán của tiểu bằng hữu.
Trì Tiễn Ngư nhủ bụng: "Rõ ràng là nhị đệ cố ý làm khó nó, ban nãy nhờ may mắn mà đứa bé đối được, nhưng tuổi mới bằng ấy, số thuật làm sao sánh được một người lý tài, thạo tính toán như nhị đệ?". Nghĩ vậy, nhưng nể mặt Bạch Bất Ngật nên y không nói ra, ngờ đâu cậu bé cười hì hì:
- Được lắm, ngươi ra đề đi!
Thấy cậu bé bình thản ung dung, Bạch Bất Ngật cũng hơi chột dạ, đầng hắng mấy tiếng mới nói:
- Có bảy cân cá chép, hai cân cá trắm, tổng cộng bốn trăm hai mươi sáu đồng...
Giả Tú Tài xen vào:
- Mấy cân cá thôi mà sao đắt thế?
Bạch Bất Ngật hừ một tiếng:
- Ngươi hiểu cái cóc khô gì, vật hiếm mới quý, bây giờ không ra sông đánh bắt cá được, tất nhiên giá cả phải cao hơn bình thường chứ, Hừ, thôi không lạc đề nữa, giả sử đánh được ba cân cá chép, bốn cân cá trắm, tổng cộng là hai trăm tám mươi đồng. Hỏi mỗi loại bao nhiêu tiền một cân?
Nói một hơi hết bài, họ Bạch vớ luôn chén trà hớp một ngụm, đoạn liếc mắt nhìn đứa nhỏ, vẻ đắc thắng. Cậu bé cười nhạt:
- Đầy là phép trừ liên tiếp, có gì là khó, Bạch Bất Ngật bỗng tái mét mặt, chén trà trên tay rơi đánh choang xuống nền nhà. Cậu bé nhặt một nắm đũa rải ra làm que tính:
- Hàng bên phải là cá chép, hàng bên trái là cá trắm, gấp bảy lần hàng bên phải lên rồi nhân với bên trái, sau đó trừ liền ba lần hàng bên phải, được mỗi cân cá trắm là ba mươi mốt đồng, thay lại vào hàng bên phải, suy ra số tiền mỗi cân cá chép là năm mươi hai đồng.
Bạch Bất Ngật há hốc mồm xem cậu bé tính toán, nước dãi rớt ròng ròng. Trì Tiễn Ngư qua cơn sửng sốt lại vui vẻ nói:
- Đúng là một cậu bé thông minh đĩnh ngộ! Chẳng biết cha mẹ thế nào mà sinh được hài tử giỏi giang thế này, ngưỡng mộ quá đi mất.
Bạch Bất Ngật quẹt nước dãi, hầm hầm gạt phăng kết quả:
- Không tính, không tính, làm lại.
Kim Thúy Vũ mỉm cười:
- Nhị ca gặp phải đại hành gia rồi. Có câu "Cưa lắm càng sầy vẩy", mất mặt một lần là đủ rồi huynh ơi.
Bạch Bất Ngật trợn tròn mắt, gào lên:
- Kim lão tứ, ngươi đừng lâm nhảm bậy bạ nữa!
Kim Thúy Vũ không để ý đén, mỉm cười bảo cậu bé;
- Bây giờ ta gảy một khúc, ngươi khá đoán xem là khúc gì.
Cậu bé đã vượt qua được hai cửa ải, mặt mày tươi tỉnh, tinh thần phấn chấn:
- Xin mời!
Kim Thúy Vũ tự dưng chột dạ: "Trông tự tin lắm, phải chăng nó thông hiểu cả âm luật?", rồi gượng cười, ôm tÿ bà lên, so dây thử tiếng. Cậu bé nhắm mắt, lắc lư đầu tán thưởng:
- Chỉ hai ba tiếng vặn trục khảy dây, chưa thành giai điệu mà đã chứa chan tình tứ, thẩm thẩm đúng là một tay đàn tuyệt diệu.
Kim Thúy Vũ nghe khen thì hởi lòng hởi dạ, che miệng cười đáp:
- Thằng bé này, mới tí tuổi đầu mà đã dẻo miệng thế, lớn lên có khi khiến khối người chết vì những lời đường mặt.
Giả Tú Tài cười khẩy:
- Hí hửng cái gì? Nhóc con miệng còn hôi sữa, bạ đâu nói đấy, tự nhiên đi tin lấy tin để.
Kim Thúy Vũ tức tối nhìn hắn, nghiến răng mắng thầm: "Đồ một sách, chẳng hiểu thế nào là tình tứ ý nhị" đoạn nghiêm mặt lại, bắt đầu gảy đàn, Giai điệu thoạt tiên thong thả dàn trải, cao nhã thanh thoát, đưa người nghe đến nơi sơn thủy hữu tình, những dãy núi trải dài trước mắt, những dòng sông mảnh mai uốn lượn mãi đi; bỗng chốc giai điệu mau hơn, tịch tịch tang tang, dập dồn khó đoán, tựa hồ tiếng người vang lên trong núi vắng, rồi xa xa vọng lại tiếng trả lời chan chứa niềm hân hoan. Đúng lúc mọi người ngây ngất say sưa gần như quên hết mọi sự, Kim Thúy Vũ bỗng tháo ngọn trầm bạc, đầy nó chạy liên tiếp qua các ngón tay rồi thình lình vạch một cái trong không trung, tiếng tÿ bà bỗng cất cao, hiên ngang khích liệt như tráng sĩ tuốt kiếm, tướng quân khoác giáp, núi gầm biển réo, vạn vó ngựa cùng gõ dập dồn, khiến ai nấy có cảm giác mình đang hiện diện ở nơi sa trường đẫm máu, gió thôi căm căm, đao thương rổn rảng, giai điệu lúc bổng lúc trầm, nghe thật hồi hộp. Đến một cung rất cao, tiếng đàn đột nhiên chùng lại, gợi cảnh sông nước rền rí, chiến mã gục đầu thất bại, tịch dương đằng xa tà tà hạ xuống, trời đất đỏ như rưộm máu khiến bầu không khí chết chóc càng thêm thể thảm. Dần dần, tiếng tÿ bà dịu đi như nước chảy, càng đàn càng chậm, cuối cùng lại trở nên trong trẻo thánh thót, tựa như dòng sông uyển chuyển đầy bánh xe băng, ánh trăng rót xuống chiếu sáng cả rừng hoa, cứ bâng khuâng như thế hồi lâu, chừng thời gian tàn một tuần hương thì âm thanh loãng dần cho đến khi không nghe thấy nữa.
Căn gác lặng ngắt như tờ, rồi Trì Tiễn Ngư thở một hơi dài:
- Ba năm không gặp, ngón tÿ bà của Kim tứ muội càng thêm điêu luyện mê hồn.
Kim Thúy Vũ cúi mình khiêm nhường:
- Được đại ca ban khen, tiểu muội vinh hạnh vô vàn, - đoạn hướng đôi mắt đẹp về phía cậu bé vẻ chờ đợi. - Ngươi có nhận ra đây là khúc nhạc gì không?
Cậu bé trước sau vẫn nhắm mắt nghe, bấy giờ mới mở mắt mỉm cười:
- Đây mà là một khúc ư?
Kim Thúy Vũ hơi biến sắc mặt. Cậu bé lắc đầu:
- Bản nhạc này có tổng cộng năm đoạn. Đoạn đầu tiên, giai điệu vô cùng thanh nhã khoáng hoạt, chính là Cao sơn lưu thủy. Đoạn thứ hai như tiếng vọng trong núi vắng, nhấn nhá lạc thú của ẩn giả, chính là Ngư tiều vấn đáp. Đoạn thứ ba, tiết tấu bỗng trở nên ngang tàng, chính là Thập diện mai phục tả chuyện Hắn Sở tranh hùng. Đoạn thứ tư hiu hất buồn thương, chính là khúc Tịch dương tiêu cổ, còn đoạn cuối cùng trăng soi mặt sóng, cố nhiên là Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trần Hậu chủ.
Cậu bé càng nói càng say sưa, giọng nói, sắc mặt động tác tay chân đều toát lên nét vẻ ngây thơ nhiệt cuồng con trẻ. Kim Thúy Vũ ngây ra hồi lâu, cuối cùng thở dài:
- Ngươi giỏi thật.
Cậu bé mỉm cười:
- Thẩm thẩm đàn hay lắm, tài tình hơn nữa là ghép được năm bản nhạc vào làm một mà trước sau liền lạc, không để lộ dấu ghép. Chỉ tiếc vẫn còn chút khiếm khuyết về mặt kỹ thuật.
Kim Thúy Vủ nghe cậu bé nói năng già dặn tự tin quá mức, không nhịn được phải hỏi:
- Chẳng hay khiếm khuyết chỗ nào, mong được chỉ giáo?
Cậu bé nói:
- Ngón vê, ngón phi và ngón gảy của thẩm thẩm hơi cứng, dẫn đến rít, tắc ở những đoạn chuyển quan trọng. Nhưng khiếm khuyết đó không phải là do rèn luyện chưa tinh, mà là do lực cổ tay của thẩm thẩm không đủ mạnh.
Bạch Bất Ngật gắt gỏng:
- Tài đàn của Tứ muội ta vốn vô song vô đối vùng Quan Lạc. Thằng quỷ nhà ngươi đừng khoác lác bậy bạ nữa!
Kim Thúy Vũ trước sau vẫn chăm chú lắng nghe, đến đây ngậm ngùi nói:
- Nhị ca bớt nóng, hài tử này nhận xét hoàn toàn chính xác.
Bạch Bất Ngật chưng hửng. Kim Thúy Vũ vén tay áo, để lộ cổ tay trắng mịn như tuyết, ở chỗ nổi cổ tay và bàn tay hiện ra rành rành một vết đỏ dài mảnh, Kim Thúy Vũ nói:
- Hai năm trước, tiểu muội đã bị người ta chặt đứt bàn tay này.
Mọi người đều giật mình, Trì Tiễn Ngư hỏi:
- Duyên cớ vì đâu?
Bạch Bất Ngật nhảy chôm chôm, miệng tru tréo:
- Cha chả, kẻ nào mà to gan lớn mặt đến thế?
Giả Tú Tài mím môi im lặng, nhưng hai mắt đằng đằng sát khí. Kim Thúy Vũ kể:
- Hai năm trước, trong thời gian đàn hát ở Tây Lương, muội gặp Lương Châu nhị quỷ.
Bạch Bất Ngật hằn học:
- Hừ, lại mấy tên ôn vật!
Kim Thúy Vủ tiếp:
- Đúng thế, Lương Châu thất quỷ bị chúng ta diệt mất năm, chỉ còn Đại quỷ và Tam quỷ. Hai tên súc sinh càn quét một thôn làng, giết người cướp của đã đành, lại còn cưỡng gian đàn bà con gái. Muội đã bắt gặp thì đM nào chiu thõng tay để mặc chúng làm bậy.
Giả Tú Tài bỗng lẩm bẩm:
- Võ công Đại quỷ và Tam quỷ không dễ đối phó đâu.
Kim Thúy Vũ lầm lầm nét mặt, gay gắt mắng:
- Diệt gian trừ bạo, cứu khốn phò nguy vốn là bản sắc của bậc hiệp nghĩa, đừng nói là Lương Châu nhị quỷ, mà cho dù có gặp hạng ma đầu tà môn như Lương Tiêu, lão nương cũng không lui nửa bước.
Nghe đến hai chữ "Lương Tiêu", phong Liên giật thót, không nén được phải liếc sang gã sư phụ. Lương Tiêu vẫn giữ vẻ mặt bình thản, cúi xuống uống cạn sạch phần rượu trong bát. Dù đầy thắc mắc, Phong Liên vẫn gắng nín nhịn, tiếp tục dỏng tai lên nghe.
Giả Tú Tài ngượng ngập:
- Tứ muội nói phải lắm, nhưng muội thân đơn thế cô lao vào nguy hiểm thì làm sao thắng nổi?
Kim Thúy Vũ lườm y:
- Ta thắng vì xuất kỳ bất ý, dùng ngón Ngũ âm tiễn bắn chết được Tam quỷ, nhưng chưa hạ được Đại quỷ. Tên đó lợi hại quá đỗi, múa thanh Phách Phong đao kín đến nỗi nước cũng không lọt, vừa đấu vừa buông những lời sàm sỡ hạ lưu để làm rối trí ta. Khổ đấu hơn năm mươi hiệp, ta mới sơ suất một chút đã bị hắn phạt đứt bàn tay phải. Tên đó giành được ưu thế, liền vận chiêu Phong quyển tàn vân lên đao, chém vào cổ ta...
Giả Tú Tài không kìm được ngắt lời:
- Sau đó thế nào?
Kim Thúy Vũ gắt:
- Còn thế nào được, cuối cùng cũng không chém chết được ta, ngươi nhìn rõ đấy chứ, lão nương là nguời hay là ma?
Giả Tú Tài gãi gãi đầu, cười lấp, lại châm chọc:
- Người chả ra người, ma chả ra ma.
Kim Thúy Vũ nhổ toẹt một cái, nghiêm giọng kể tiếp:
- Đang lúc nguy ngập, chợt nghe có tiếng gió ào đến, một viên đá nhỏ bay xẹt qua vành tai muội, rồi "keng" một tiếng, búng thanh Phách Phong đao đi rất xa. Đại quỷ giật lui năm bước, hổ khẩu tướp máu. Hắn cũng khá nhạy bén, biết rằng có cao nhân tới liền vắt chân lên cổ tẩu thoát, không ngờ lại một viên đá nữa búng tới, lần này trúng lưng hắn. Đại quỷ ngã nhào. Muội chạy tới nơi, thấy tên tặc tử bị phong bế huyệt đạo, nghĩ bụng nhổ cỏ phải trốc tận rễ, không thể nương tay, chẳng nói chẳng rằng, giơ tÿ bà lên nện vỡ sọ hắn luôn.
Trì Tiễn Ngư vỗ tay khen:
- Thống khoái, thống khoái! Thế là tuyến đường đến Tây Lương bây giờ cùng yên ổn hơn một chút.
Kim Thúy Vũ gật đầu mỉm cười:
- Muội giết được Đại quỷ rồi quay lại thì thấy có ba người đang đứng sau lưng mình, bèn thi lễ tạ ơn, nào ngờ một trong ba người đó lắc đầu nói: "Thủ đoạn của thư thư thật tàn ác, vì sao nhất định phải một sống một chết như thế mới cam tâm hả?". Muội cảm thấy câu nói đó có phần giáo điều cứng nhắc, chẳng hiểu ra sao. Lúc ấy, một người nữa bước lên, nhặt bàn tay đứt của muội, nói: "Ta nổi cho ngươi", cũng không biết hắn dùng thú pháp gì, chỉ thấy phong bế huyết mạch cho muội, sau đó dùng kim nhỏ và chỉ mảnh, đưa tay tăm tắp một chút là khâu liền bàn tay đứt vào cho muội, trước sau, muội chỉ cảm thấy cánh tay-tê tê, không có cảm giác đau đớn gì hết. Người đó nổi xong cổ tay, lại xoa dược liệu, cho muội uống chút thuốc, dặn muội cách trong uống ngoài xoa. Muội cũng không dám chậm trễ, bèn theo lời hắn dặn dò, kiếm một nơi điều dưỡng liền ba tháng, cổ tay liền lại như cũ, hơn nửa năm sau lại có thể chơi đàn tÿ bà. Nhưng đúng như tiểu bằng hữu đây nói, bàn tay rốt cục cũng không linh hoạt được như xưa, đàn đến những chỗ khó thì luôn luôn có một hai phần kém nhuần nhuyễn.
Cậu bé nọ xen vào:
- Tay đứt lìa mà nổi lại được, y thuật của người đó cao cường quá!
Mọi người đều gật đầu. Bạch Bất Ngật ra chiều suy nghĩ, rồi hỏi:
- Lão tứ, ba người đó bộ dạng thế nào?
Kim Thúy Vũ thở dài:
- Ba vị ân công không cho muội tiết lộ hình tích, mong nhị ca thứ lỗi.
Bạch Bất Ngật gặng:
- Nhưng người nổi tay cho mưội là nam hay nữ thì ắt có thể nói được chứ?
Kim Thúy Vũ ngần ngừ một thoáng rồi nói:
- Là nam, tuổi còn rất trẻ.
Bạch Bất Ngật cau trán, làu bàu:
- Thế thì không giống lắm.
Giả Tú Tài hỏi:
- Sao lại không giống?
Bạch Bất Ngật chỉ lắc lắc đầu, không đáp.
Phong Liên càng nghe càng hứng thú, ngoảnh sang Lương Tiêu, thấy gã ngơ ngẩn nhìn ra ngoài cửa sổ, bèn nói:
- Sư phụ này, sao trên đời lại có thứ y thuật cao cường như thế nhi? Thật hiếm có quá!
Lương Tiêu tạnh lùng nói:
- Nổi được tay đứt vẫn chưa là gì, trên đời còn có thứ y thuật cao mình hơn nhiều.
Phong Liên giễu:
- Thế thì chắc là thứ y thuật nổi được đầu người đứt vào cổ phải không?
Lương Tiêu bật cười:
- Cái đó thì không được.
Phong Liên cười hì hì, lè lưỡi ra trêu gã. Bấy giờ Kim Thúy Vũ lại nói:
- Tiểu bằng hữu đây thật tài giỏi, đến một chút khiếm khuyết đó mà cũng nghe ra, chắc chắn gia đình phải có sở học thâm trầm uyên bác lắm, họ Kim này tâm phục khẩu phục rồi. Đại ca giao cá cho người ta đi thôi!
- Khoan đã! - Giả Tú Tài lừ đừ đứng dậy, lắc đầu, - Để đệ gieo trước một qué xẹm đưa cá cho hắn có cát lợi hay không đã.
Kim Thúy Vũ cau mặt hỏi:
- Phá gia, ngươi lại định giở trò ma gì đây?
Giả Tú Tài tẩn mẩn moi trong ngực ra ba đồng tiền:
- Dịch thư có câu "Cát hay hung là nói về sự được hay mất". Động thổ xây nhà cũng phải xem giờ đấy. - Y gieo ba đồng tiền ra bàn, nhìn một lúc rồi kinh ngạc nói. - Ôi chà, không xong, ra quẻ cấu, Thoán từ có nói: "Túi mình không cá, ắt sinh họa. Cái họa không cá là do xa dân". Ngụ ý rằng, chúng ta không có cá thì thực nguy hiểm, vì vậy nhất định không nên cho cá này đi.
Kim Thúy Vũ thừa biết độ đúng sai của quẻ gieo đến đâu. Giả Tú Tài bày sạp xem bói ở chùa Đại Tướng Quốc đã lâu, gieo âm dương bằng ba đồng tiền này đã quá nhiều lần, muốn gieo cái gì thì được cái đó, muốn ra quẻ nào là ra quẻ đó, nói giới nói bể gí thì nói, miễn là moi được tiền của khách xem. Quẻ cấu này chắc cũng do hắn cố ý tung ra đây. Kim Thúy Vũ đang nghĩ cách bóc trần màn kịch của họ Giả thì cậu bé bỗng phì cười:
- Thoán từ còn nhắc một câu nữa về quẻ cấu, ngươi có nhớ chăng?
Giả Tú Tài ngẩn người:
- Câu gì?
Tiểu đồng nói:
- Có câu; "Hào hai, để con cá trong túi không có lỗi, nhưng cốt là đừng cho nó gặp khách". Cũng tức là, ngươi có cá chép thì ổn cho ngươi, nhưng lại bất lợi cho khách khứa.
Giả Tú Tài buột miệng khen:
- Thằng bé này tinh khôn nhanh nhẹn thật! Nhưng đây là cuộc hợp mặt của huynh muội chúng ta, làm gì có khách nào?
Cậu bé cười:
- Không có ư? Ta hẵng hỏi, Thần Ưng sứ có phải là khách không?
Bốn người đều biến sắc, cậu bé ngửa cổ tay, phô ra trong lòng bàn tay một miếng ngọc bội trắng óng ánh, trông như con chim ưng sải cánh vươn mỏ chuẩn bị bay lên.
Quan Lạc Tứ Kiệt đồng đứng bật dậy, thất thanh kêu:
- Thần Ưng lệnh!
Cậu bé cưòỉ nói:
- Các ngươi không tặng cá chép, đối với Thần Ưng sứ ta đây chẳng phải là bất lợi hay sao?
Tứ kiệt ngơ ngác nhìn nhau, mặt đều có nét kinh hãi. Họ đến đây hợp mặt chính là để đón tiếp Thần ưng sứ giả, nhưng không bao giờ ngờ được Thần Ưng sứ lại là một đứa trẻ mặt búng ra sữa. Cậu bé vẫn giữ nguyên sắc diện tươi tình, nhìn hết người nọ sang người kia:
- Ba năm trước các ngươi gia nhập Thần Ưng mình, đã cam két thế nào? Hoàng Hà nhất phu Trì Tiễn Ngư tự nguyện hiệu triệu hào kiệt hai bờ Hoàng Hà, hiện nay tình hình ra sao?
Trì Tiễn Ngư lộ vẻ ngượng ngùng:
- Giớỉ lục lâm mỗi người một bụng, khó mà thâu tóm họ về một mối được.
Cậu bé hỏi tiếp:
- Vậy thì, Biến đồng thành kim Bạch Bất Ngật thu gom lương thực, tiến độ đến đâu rồi?
Bạch Bất Ngật vã mồ hôi trán, lắp bắp:
- Hai năm trước Hoàng Hà lụt lội, lương thực đã đem cứu đói sạch.
Trì Tiễn Ngư nghe vậy cả kinh, chưa kịp gặng hỏi kỹ càng thì cậu bé đã tiếp:
- Quái trung thiên thu Giả Tú Tài thu thập tin tức, chắc không đến nỗi nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gí chứ?
Giả Tú Tài vòng tay cười nói:
- Không dám, không dám! Tại hạ tính tình lười biếng, làm việc mà vất vả khổ sở thì hay lực bất tòng tâm lắm. cổ nhân có câu đúng người đúng việc, chi bằng sứ giả phái tại hạ đi làm một việc vui vẻ gì đó...
Trì Tiễn Ngư ngắt lời:
- Lão tam, đừng vô lễ!
Cậu bé cười cười, quay sang Kim Thúy Vũ:
- Mã thượng tÿ bà Kim Thúy Vũ đi thu gom chiến mã, tình hình tớỉ đâu rồi?
Kìm Thúy Vủ tái mặt ấp úng:
- Ta. bị thương ở cổ tay, nên lỡ mất việc mua ngựa.
Cậu bé giở quạt, lắc đầu:
- Minh chủ hết sức tín nhiệm và khen ngợi bốn vị, thường nói Quan Lạc Tứ Kiệt là những hào kiệt hàng đầu của võ lâm phương bắc, mà nay ba năm đã qua, không một việc nào hoàn thành cả.
Bạch Bất Ngật đỏ mặt tía tai, nổ một tràng như pháo:
- Bây giờ đang là thiên hạ của bọn Thát, muốn khởi sự chẳng dễ thế đâu? Huống hồ ta...
Hắn chưa dứt lời, Trì Tiễn Ngư đã thét lên như sấm:
- Câm đi!
Bạch Bất Ngật hoảng hồn im bặt.
Trì Tiễn Ngư ném cái nhìn dữ dội về phía Lương Tiêu, lạnh lùng nói:
- Chúng ta đang có việc quan trọng cần thương nghị, mong bằng hữu xuống dưới lầu, tiền ãn uống Trì mỗ xin chu tất.
Lương Tiêu cười cười, giơ chén lên uống cạn, nhưng không đứng đậy. Bạch Bất Ngật nổi điên, quát:
- Đồ man di, đại ca ta bảo ngươi cút đi!
Hắn dằn bước tới, định chộp vào ngực Lương Tiêu. Già Tú Tài biết Lương Tiêu không dễ đối phó, bèn ngăn:
- Bạch lão nhị, đừng gây...
Bạch Bất Ngật tuy to béo nhưng cậy có tuyệt chiêu Nã van thủ vô địch Quan Trung, Giả Tú Tài chưa nói hết câu, họ Bạch đã chộp lấy vai Lương Tiêu. Lương Tiêu rùn vai xuống giơ cao tay lên, ống tay áo tụt xuống. Gã đặt tay lên tay Bạch Bất Ngật, nhẹ nhàng hất một cái, cười nói:
- Đón lấy!
Bạch Bất Ngật cảm thấy một luồng kình xoáy ùn ùn đổ sang, không tự chủ được, quay vù vù như con vụ về phía Giả Tú Tài, Lúc trước Giả Tú Tài đã từng dùng cách này để giỡn cợt tên tửu bảo, lúc này Lương Tiêu cũng đùng cách thức y hệt, chỉ có điều thay vì tên tửu bảo, đối tượng biến thành họ Bạch. Giả Tú Tài không tỏ ra vội vàng, cười hi hi giở chiêu Kha khiếm liên thiên, hít một hơi, ngửa người ra sau. Đây là một chiêu trong tuyệt học bình sinh Lãn nhân quyền [7] của hắn, yếu quyết là lấy nhu thắng cương, mượn lực đả lực, dùng ý không dùng sức. Hắn vốn muốn dùng nó để tiêu trừ đã quay của Bạch Bất Ngạt, khổ nỗi Bạch lão nhị to béo ục kh, nặng hơn tên tửu bảo rất nhiều, lại mang theo cả Oa toàn kình của Lương Tiêu, thật không nhẹ nhàng chút nào.
Giả Tú Tài mới chạm vào người họ Bạch, đã cảm thấy một dòng máu nóng xộc thẳng lên cổ họng, biết rõ là không ổn, vội kêu:
- Trì lão đại! - rồi biến chiêu Lãn hán suy ma, hai cánh tay áp sát nhau, đầy Bạch Bất Ngật sang phía Trì Tiễn Ngư.
Họ Trì rùn mình xuống tấn, song chưởng lần lượt xòe ra. Chiêu Khuyết nguyệt chưởng lực lấy ý từ hình ảnh vầng trăng khuyết tròn, hữu chưởng như vầng trăng non, kết hợp cả hư lẫn thực, dùng hư kình để đón lấy và hóa giải lực xoáy trên người Bạch Bất Ngật, tả chưởng như mặt trăng tròn vành vạnh, dùng thực kình đỡ nhẹ lưng hắn. Họ Trì lặp đi lặp lại vài lần, Bạch Bắt Ngật cảm thấy toàn thân thoắt nặng thoắt nhẹ, chân bước bỗng cao bỗng thấp, vụt một cái như trời xoay đất chuyển, hai chân hẫng đi, hắn ngồi phệt xuống đất, mặt mày sưng tím như miếng gan lợn.
Lương Tiêu phất áo kiềm chế xong ba đại cao thủ thì ấn tay lên bàn, nhẹ nhàng lướt tới chỗ đứa bé. Kim Thúy Vũ thét lên một tiếng, phi ngón trên dây đàn, dẫn động ám khí. Năm mũi tên nhỏ nối đuôi nhau phóng tới như đàn cá, phát ra âm thanh lanh lảnh, Thứ ám khí này tên là Ngũ âm tiễn, di chuyển theo nãm âm Cung Thương Giốc Chủy Vù, nhanh chậm khác nhau, phương hướng cũng rất khó xác định. Lương Tiêu không hề ngoái đầu, chỉ lật ngược tả thủ, búng liên tiếp năm ngón tay, mỗi búng trúng một thân tên. Sau một hồi keng keng" chói tai, Ngũ âm tiễn ngoắt đầu lại như chong chóng, bay vù vù về chỗ Kim Thúy Vũ. Họ Kim kinh sợ nhưng không hề luống cuống, giơ ngay cây tÿ bà lên đón năm mũi tên găm trở vào đàn. Lương Tiêu không khỏi khen thầm trước thủ pháp bắt tên tính diệu, đồng thời phóng ngay hữu thủ chộp luôn lấy cậu bé nọ. Cậu bé tuy còn ít tuổi nhưng hết sức bản lĩnh, lập tức khua tả chưởng, hữu thủ xuất chỉ, chìa ra hai ngón trỏ và giữa đâm vào mạch môn Lương Tiêu. Gã cười:
- Xuyên hoa điệp ảnh thủ.
Cậu bé bị gã gọi đúng võ công, khó tránh được bối rối. Chỉ một thoáng ngần ngừ đó thôi, cậu đã thấy cổ tay đau nhói, thì ra hai tay đã bị Lương Tiêu vặn tréo ra sau rồi.
Thần Ưng sứ bị khống chế, Quan Lạc Tứ Kiệt đều khiếp vía. Giả Tú Tài tung mình bay đến, sử chiêu Nhật thượng tam can đâm thẳng vào mặt Lương Tiêu. Lương Tiêu chưa kịp chiết giải, Giả Tú Tài đã nghiêng mình sang phải, biến chiêu Lãn phụ tú hoa, thô bạo thọc thẳng vào eo ếch gã.
Lương Tiêu thấy quyền pháp của y có chỗ thú vị thì cũng hiếu kỳ, bèn nắm cậu bé trong tay phải, đưa tay trái ra chiết chiêu. Giả Tú Tài liên tiếp sử các chiêu Bộ lý lương thương, Hôn thiên hắc địa, Phạn lai trương khẩu, Y lai thân thủ, lùa tới đảo đi, đều là các tuyệt chiêu thuộc Lãn nhân quyền, trông thì rất hơi hợt vụng về, nhưng thực ra vô cùng thâm sâu, ẩn tàng muôn vàn sát cơ. Chỉ chớp mắt, hai người đã chiết đến chiêu thứ năm, Giả Tú Tài sử chiêu Túy dịch Nam Sơn, duỗi chân quét ngang, Lương Tiêu vuốt xéo tay, Giả Tú Tài đứng không vững, ngã ngửa ra sau, Lương Tiêu vụt dịch bước, vươn tay như gió túm lấy thắt lưng hắn, Giả Tú Tài vội vã sử chiêu Lãn nhân thoát y, co mình lăn tròn ra xa, chi nghe "toạt" một tiếng, tấm áo nhà nho của hắn tuột ra khỏi người, nằm lại trên tay Lương Tiêu. Lương Tiêu cảm thấy trơn trơn nhờn nhợt, bèn cúi đầu nhìn thì thấy tay dính đầy những chất nhơ bẩn, gã phát buồn nôn, bèn ném luôn tấm áo sang một bên.
Giả Tú Tài lật mình đứng dậy, trên người chỉ còn mỗi một chiếc quần dài. Hắn giở quạt, cười ha hả:
- Ha ha, y phục của lão tử đúng là báu vật nhỉ, sờ một cái mà kiếm được mười cân bùn đất, ha ha...
Hắn cười sằng sặc, đến đỏ mặt tía tai vẫn không dừng được, số là hắn thoát được cú chụp của Lương Tiêu, nhưng bị chỉ phong của gã phất trúng Tiểu huyệt ở thắt lưng.
Trì Tiễn Ngư là người đường hoàng thẳng thắn, không chịu lấy đông đánh ít, trước sau vẫn đứng bên quan sát, thấy Giả Tú Tài thất bại mới lên tiếng:
- Công phu của các hạ rất cao cường, Trì mỗ xin được lĩnh giáo, - đoạn xẹt tới nhanh như chớp, vỗ ra hai chưởng.
Lương Tiêu đợi chưởng phong thốc vào mặt mới xòe chưởng đỡ, rồi tiện tay kéo một phát khiến song chưởng của Trì Tiễn Ngư khép vào nhau rồi dính chập lại. Trì Tiễn Ngư thét lên, sử lộ Khuyết nguyệt chưởng lực, tả chưởng đầy thực, hữu chưởng kéo hư, nào ngờ nội kình tả chưởng vừa tỏa ra đã biến mất tăm mất tích như bùn ném xuống ao. Đồng then, luồng nội kình mạnh mẽ lạ kỳ từ lòng bàn tay Lương Tiêu ào ào đổ tới, xô đến hữu chưởng của y. Hữu chưởng của Trì Tiễn Ngư vốn đang rỗng không, bị luồng nội kình vô song đầy thốc vào, thân hình bỗng giật lên, mặt đỏ bầm, y vội vàng hoán đổi hư thực giữa hai tay, trái hư phải thực. Nhưng Lương Tiêu cũng dùng Sinh diệt đạo thuộc Bích hải kinh đào chưởng dùng hư đỡ thực, dùng thực đánh hư. Chỉ chớp mắt, Trì Tiễn Ngư đã trúng ba lần chưởng kình, sắc mặt từ đỏ bỗng thành xanh, từ xanh biến thành tím, Ba người kia nhận ra không ổn, đều rất lo lắng, nhưng không dám tiến lên tương trợ. Lương Tiêu thấy Trì Tiễn Ngư mặt tím bầm lên, vầng trán ẩn hiện sắc đen, biết rằng cứ giữ nguyên cục diện này, nhất định y không chết cũng trọng thương, bèn tự nhủ: "Quan Lạc Tứ Kiệt cũng có phong thái hiệp nghĩa, ta đả thương bọn họ thực không thỏa đáng". Gã bèn thu chưởng lực lại, Trì Tiễn Ngư lảo đảo giật lui, Bạch Bất Ngật vội băng tớỉ đỡ lấy y. Cậu bé tay đấm chân đá, miệng thét to:
- Tên mặt sẹo, buông ta ra!
Ngặt nỗi cậu ta người nhỏ sức yếu, cú đấm red vào người Lương Tiêu như rơi vào bịch bông, không có tác dụng gì. Lương Tiêu rất kỵ bị nói đến vết sẹo, nghe vậy nổi giận, vung tay giằng lấy cái quạt dát vàng của nó:
- Ngươi họ Hoa?
Cậu bé ngớ ra:
- Vì sao ngươi biết?
Lương Tiêu cười ruồi:
- Trông thấy Xuyên hoa điệp ảnh thủ, ta lại còn không biết ư? Chả lẽ ngoài Thiên Cơ cung còn có nơi nào khác nuôi dạy được thứ quái thai như ngươi?
Cậu bé điên giận nhổ phì phì:
- Ngươi mới là quái thai ấy!
Lương Tiêu mở quạt ra, liếc qua hàng chữ thảo, thấy viết: "Hoa thơm ngào ngạt khắp vườn. Từ phụ là Uyên tặng ái tử Kính Viên". Gã gập quạt lại:
- Hoa Thanh Uyên là cha ngươi, ngươi tên là Kính Viên hả?
Cậu bé đỏ lựng mặt, gào thét:
- Thế thì sao? Liên quan gì đến ngươi?
Lương Tiêu nghĩ bụng: "Hài nhi này quả đúng là ấu đệ của Hiểu Sương, hồi bị cha nó giờ kế bắt giữ, ta có trông thấy nó một lần, lúc ấy còn quấn tã, ngờ đâu giờ đá lởn phổng thế này".
Hoa Kính Vỉên đang cơn căm uất, chợt thấy ánh mắt Lương Tiêu trở nên trìu mến thì rất ngạc nhiên. Lương Tiêu buồn bã thở dài, nhẹ nhàng hỏi:
- Kính Viên, tỷ tỷ ngươi vẫn khỏe chứ?
Hoa Kính Viên cau mày:
- Tỷ tỷ ta? Ta làm gì có tỷ tỷ.
Lương Tiêu choáng cả người, lòng dạ rối bởi: "Phải rồi, năm ấy Hiểu Sương phạm vào lễ nghĩa thiên hạ, liều mạng cứu ta, chắc đã khiến Hoa Vô Xuy nổi giận. Bà ta vẫn quen thói tàn độc, có hồi đã đuổi Hiểu Sương ra khỏi cung, chưa chừng sau đận ấy đã giam muội ấy lại, không cho gặp phụ mẫu, đệ đệ, thậm chí không cho Kính Viên biết nó có một tỷ tỷ. Mười năm nay, chẳng rõ Hiểu Sương đã phải gánh chịu bao nhiêu khổ sở.. Mặt Lương Tiêu dần dần trắng bệch ra, mắt lạnh băng bắn ra những tia sáng quắc. Hoa Kính Viên vốn rất to gan liều lĩnh mà cũng không kìm nổi cơn ớn lạnh. Đột nhiên, Lương Tiêu phá lên cười thảm thiết, rồi "bình" một tiếng, chiếc bàn gỗ đàn bên cạnh bị gã đấm vỡ tan.
Hoa Kính Viên chưa kinh sợ như thế bao giờ, không tỏ ra cứng rắn được nữa, cậu bịu đôi môi nhỏ, nước mắt ròng ròng tuôn xuống. Phong Liên vội nói:
- Sư phụ làm nó sợ rồi kìa! - rồi chìa tay kéo Hoa Kính Viên lại, lấy khăn tay lau nước mắt cho cậu.
Hoa Kính Viên có người vỗ về an ủi, nước mắt rơi càng mau, Lương Tiêu ngẩn ngơ một lúc rồi thở dài:
- Đừng để nó chạy thoát.
Phong Liên thắc mắc:
- Nó chỉ là trẻ con, ông bắt nó làm gì?
Lương Tiêu xẵng giọng:
- Cô chớ hỏi nhiều, nó không phải trẻ con tầm thường đâu.
Trì Tiễn Ngư đã thở đều đặn lại, bấy giờ đứng dậy, mặt rắn đanh:
- Hôm nay Quan Lạc Tứ Kiệt thất bại thảm hại, nhưng vẫn mong các hạ dừng bước, nói cho rồ ràng mạch lạc: các hạ là ai, và tại sao hành động như thế?
Phong Liên xen vào:
- Ngươi hỏi sư phụ ta hả? Ống ấy là Sừng sữngphk tây, Côn Luân hùng vĩ.
Tứ kiệt ngớ người ra, không hiểu câu đó nghĩa là gì, Lương Tiêu cau mày nạt Phong Liên:
- Đừng nói linh tinh nữa!
Rồi gã quay sang dịu giọng bảo tứ kiệt:
- Nếu có thể, mong bốn vị chuyển lời cho Thiên Cơ cung chủ Hoa Thanh Uyên: Hoa Kính Viên hiện trong tay Lương Tiêu, nếu ông ta muốn cứu con trai thì mau đưa Hoa Hiểu Sương đến Khai Phong thiết tháp gặp ta.
Gã chưa nói xong mà Quan Lạc Tứ Kiệt đã tái nhợt mặt Mười mấy năm trước, dạo Lương Tiêu khuấy trời chọc nước gây nên những chuyện kinh thiên động địa, Quan Lạc Tứ Kiệt vẫn chưa kết nghĩa nhưng đã nghe đủ tiếng xấu về gã. Trong giới nhân sĩ hiệp khách giang hồ, hễ cái tên Lương Tiêu vang lên là bao nhiêu hàm răng nghiến kèn kẹt, bao nhiêu ánh nhìn rực lửa căm hận, ai cũng mong được xẻ thịt gã ăn sống nuốt tươi, lột đa gã làm chăn màn gối đệm. Giả dụ như bình thường, thì dù không phải là địch thủ của Lương Tiêu, tứ kiệt cũng sẽ xông vào liều mạng với gã, thà làm ngọc nát còn hơn ngói tành; nhưng hiện thời Hoa Kính Viên đang trong tay kẻ địch, bốn huynh đệ đều e ngại, dẫu căm hận thấu xương cũng không dám vọng động.
Lương Tiêu nói xong, phất tay áo, xoay mình đi xuống lầu, dắt ngựa ra. Phong Liên hỏi xin tiểu nhị một cây dù giấy vẽ hoa, bế Hoa Kính Viên đi theo. Bạch Bất Ngật nhìn bóng họ khuất dần, giậm giậm chân:
- Trì lão đại, lẽ nào cứ buông xuôi thế này?
Trì Tiễn Ngư trầm ngâm chốc lát, rồi nói:
- Tên đại ma đầu tuyệt tích đã mười năm bỗng nhiên tái xuất, chỉ e từ nay thiên hạ sẽ nổi sóng gió. Tam đệ, đệ giao du rộng rãi, mau nghĩ cách báo tin đến Thiên Cơ cung. Tứ muội, muội kíp cưỡi ngựa vượt Hoàng Hà sang tổng đàn Giang lầy gặp Vân đại hiệp, Lương Tiêu vốn là kình địch của đại hiệp, nhớ dặn ông ấy đề phòng. Nhị đệ, bây giờ đệ di chuyển bất tiện, cứ ở lại Khai Phong giám sát nhất cử nhất động của tên ma đầu kia.
Bạch Bất Ngật hỏi ngay:
- Còn huynh?
Trì Tiễn Ngư vuốt râu:
- Vi huynh sẽ thông tn tin này đí khắp nơi, kêu gọi hảo thủ bốn phương. Lương Tiêu đại gian đại ác, gieo rắc hằn thù căm phẫn khắp nơi, nếu mọi người đồng tâm hiệp lực, nhất ‘định sẽ khiến hắn không còn toàn mạng mà rời Trung nguyên nữa.
Bạch Bất Ngật vỗ đùi hí hửng:
- Thật là cao kiến!
Giả Tú Tài trầm mặc chốc lát, chợt nói:
Trì lão đại, thứ cho tiểu đệ lắm lời. Lương Tiêu tuy khét tiếng xấu, nhưng đệ thấy hắn khí độ bất phàm, không tệ hại hèn hạ như lời đồn lâu nay.
Trì Tiễn Ngư cười nhạt:
- Quân gian ác nào chả có khí độ hơn người.
Giả Tú Tài thở dài:
- Lão đại nói phải lắm! Ôi, một nhân vật như thế mà lại bỏ thiện theo ác, đáng tiếc, đáng tiếc quá!
Bốn người thương nghị xong xuôi thì tỏa đi, ai lo việc nấy.
Chú thích:
[1] Câu trích trong Luận Ngữ, ngụ ý dân Trung thổ dẫu không được giáo hóa di nữa vẫn còn văn mình lễ nghĩa hơn dân man di, Thời đại Khổng Tử, sinh linh được chia ra làm ba hạng: Hoa Hạ, Di Địch và cầm thú người Hồ
[2] Một trong ba loại danh tửu hàng đầu của Trung Quốc (Mao Đài, Phần, Lư Châu). Có một thuyết cho rằng rượu Phần còn tên khác là rượu Hạnh Hoa, vì được sản xuất ở thôn Hạnh Hoa, thành Phần Dương, tỉnh Sơn Tây, như thơ Đỗ Mục: Tá vấn tửu gia hà xứ hữu, Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn (Hỏi thăm rượu nơi nào ngon nhất, mục đồng bèn trỏ Hạnh Hoa thôn).
[3] Bài thơ Quá Đinh Linh dương của Văn Thiên Tường. Bài dịch lấy ý thay vì dùng thẳng hai địa danh bến Hoàng Khung và quang Đinh Linh
[4] Không ăn thì phí.
[5] Trích bài Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ngũ bách tự (bằng trăm chữ, tả chuyện trên đường từ kinh đô đến huyện Phụng Tiên) của Đỗ Phủ
[6] Trong tiềng Trung, "mận" và cá chép" đồng âm, đều là lý, "gió" và "ong" đồng âm, đều là phong. Nghĩa của câu đối này như sau: Mận gõ cá chép, cá lặn xuống nước, mận nổi cá chìm. Gió thổi ong mật, ong rơi ra đất, gió ngừng ong bay.
[7] Lãn nhân quyền tức quyền pháp của kẻ lười, ở đây nhắc đến các chiêu: Kha khiếm liên thiên (ngáp vặt luôn miệng), Lãn hán suy ma (tên lười đầy cối xay), Nhật thượng tam can (mặt trời lên đến ba con sào), Lãn phụ tú hoa (ả lười thêu hoa), Bộ lý lương thương (bước chân lảo đảo), Hôn thiên hắc địa (trời u đất ám), Phạn lai trương khẩu (há miệng dón cơm), y lai thán thủ (duỗi tay đợi áo), Túy dịch Nam Sơn (say đầy Nam Sơn), Lãn nhân thoát y {kẻ lười cởi áo).
- Sư phụ đi một mình à?
Lương Tiêu hơi bất ngờ, chỉ ậm ở trong miệng. Phong Liên cong môi, giơ Thiên Phạt kiếm lên trước ngựa:
- Ông muốn đi thì phải mang cái này theo.
Lương Tiểu tử chối:
- Đây là kiếm thần của bộ tộc cô, ta đâu dám chạm tay vào.
Phong Liên hừ một tiếng:
- Hôm qua ông dùng kiếm chém Thiên Lang Tử, chẳng đã chạm tay vào là gì?
Lương Tiêu ngớ người, nhưng sự thực quả đúng như thế, không thể nào chối cãi nổi. Phong Liên lại tiếp:
- Sư phụ là một trong số ít các cao thủ trên đời, nói lời phải giữ lấy lời chứ!
- ít thì chả chắc ít, nhưng ta nói lời, nhất định sẽ giữ lời.
- Ông đã hứa nhận tôi làm đồ đệ và sẽ truyền võ công cho tôi phải không?
Lương Tiêu ngập ngừng:
- Ta còn phải vào Trung thổ sắp xếp vài việc, một thời gian nữa mới rảnh rỗi quay về dạy cô.
Phong Liên ưỡn ngực, ngẩng cao đầu nhìn trời, lạnh lùng nói:
- Không, tôi không tin ông.
Lương Tiêu ngẩn người:
- Vì sao?
- Trước đây ông đã nhẫn tâm bỏ đi biền biệt một lần rồi. Bây giờ lại đi nữa, có trời mới biết khi nào ông quay về. Một năm, mười năm, hay là chẳng bao giờ? Tôi không muốn thụ động chờ đợi nữa, tôi muốn đi với ông vào Trung nguyên.
Lương Tiêu cau trán, im lặng nhìn xuống hồi lâu, Phong Liên thấp thôm theo dõi mọi biểu hiện của gã, chỉ sợ gã buột ra một chữ "không". Một lúc lâu sau, Lương Tiêu thở dài:
- Cô nhất định muốn theo, ta cũng không ngăn cản.
Gã sài bước đi trước. Phong Liên mừng vui vô cùng, vội vã thúc ngựa theo sau.
Họ đi được nửa ngày đường thì gặp dân đu mục, Lương Tiêu mua một con ngựa tàng tàng cùng cưỡi song song bên Phong Liên. Hai thầy trò ngày đi đêm nghỉ, những lúc nghỉ ngơi, Lương Tiêu lại dạy võ công cho Phong Liên. Cô gái không phải dạng thiên tư tuyệt đỉnh, nhưng rất hiếu thắng, Lương Tiêu dạy chiêu nào, cô nhất định phải khổ công rèn luyện chiêu ấy cho đến khi gã gật đầu bằng lòng mới thôi. Lương Tiêu học nhiều hiểu rộng, kiến thức uyên thâm, người thường chỉ cần nắm vững một vi một mảy trong sở học của gã cũng đủ đùng suốt cả đời, nhưng gã cứ dốc lòng truyền thụ cho Phong Liên tất cả những gì mình biết, hết sức ân cần và kiên nhẫn, coi như bù đắp lối cư xử ngày nào.
Trèo đèo lội suối, vượt núi bàng rừng, dãi dầu sương gió chẳng biết bao lâu, một hôm họ đến được bờ Hoàng Hà. Xa Trung thổ đã lâu, Lương Tiêu không khỏi nôn nóng, thúc ngựa phi ngay lên để, che tay nhìn về phương nam, ngắm núi non trập trùng, mây phủ mặt sông. Lúc đó gió đông đang thôi mạnh, những con sóng đục ngầu cuồn cuộn trôi, ùng ục táp cả lên mặt để làm bắn tung muôn vàn giọt nước. Lương Tiêu chừng như nảy ra ý tưởng gí, trỏ tay ra xa, nói to:
- Phong Liên, cô nhìn kia! Một ngày nào đó, trên sông này sẽ có những con thuyền lừng lững như quả núi mà chỉ cần một người điều khiển, sóng to gió lớn đến đâu cũng khó lòng lay chuyển. Người ta sẽ không phải cưỡi trâu ngựa nữa, thay vào đó sẽ cưỡi những cỗ xe khổng lồ dùng sức "lửa", còn có thể bay lượn hoặc chuyên chở trên trời nhờ những khí cụ to như chim bằng... - Đương com cao hứng, nhận ra mặt mày Phong Liên ngơ ngác, gã bất giác thở dài. - Sư phụ đây bình sinh có ba bản lĩnh: một là kiến thức luận lý tự nhiên và cơ quan toán thuật, hai là ngồi trong màn trưởng mà tính được việc binh ngoài ngàn dặm, ba là vỗ công. Đáng tiếc bản lĩnh đầu tiên trúc trắc lắm lắm, e rằng cô không học được. Bản lĩnh thứ hai chỉ tổ gây loạn thời thế, không học thì hơn. về danh nghĩa, ta là sư phụ cô, nhưng chi truyền thụ cho cô được chút khả năng quyền cước thôi.
Phong Liên mỉm cười:
- Sư phụ khiêm tốn quá, võ công của sư phụ mà là chút khả năng thì công phu của người khác chắc nhỏ hơn lỗ xò kim mất.
Lương Tiêu trách:
- Lại phát ngôn bừa bãi rồi, bất kể công phu gì, miễn người ta rèn luyện tới mức tuyệt đỉnh là sẽ có chỗ ứng dụng, cô đừng giở cái thói chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, mới học dăm ba miếng mà đã xem thường khắp lượt anh hùng thiên hạ.
Phong Liên cong môi, hai cánh mũi phập phòng:
- ông đừng giở giọng giáo điều nữa. Hứ, tưởng làm su phụ thì ghê gớm lắm đấy à! Cứ dạy sao cho tôi thành thạo một nửa bản lĩnh của ông đi, tôi sẽ khiến người trong thiên hạ phải nghiêng mình kính nể.
Lương Tiêu lắc lắc đầu, không nói năng gì nữa. Dọc đường, đã mấy lần gã định dùng tư cách sư tôn giáo huấn nữ đệ tử, nào ngờ cứ đến lúc quyết định là Phong Liên lại giở hết dáng vẻ nũng nịu yêu kiều ra cãi cự biến báo. Quan hệ giữa họ vốn rất đặc biệt, Lương Tiêu nghe cô vùng vằng chừng hai ba câu là không còn tức nổi nữa, mất hết uy nghiêm của bậc trưởng bối, kể ra thật uổng cái danh sư phụ, cũng maỹ gã không chú ý lắm đến sự phân biệt thầy trò này, tranh cãi vài câu là để mặc Phong Liên muốn ra sao thì ra.
Phong Liên vào Trung nguyên lần đầu, không nén được háo hức hiếu kỳ, dọc đường cứ hỏi hắn luôn miệng, Lương Tiêu đều kiên nhẫn giải đáp. Họ lửng thững đi dọc sông, Lương Tiêu nói mãi nói mãi, hứng khởi nổi lên, bèn kể lân sang cả thủy lợi. Nơi nào nên xây đập, nơi nào nên tách dòng chảy, nơi nào nên đặt guồng nước, nơi nào nên khơi mương dẫn hướng, càng nói càng cao hứng hào sảng, tựa như đủ sức quy hoạch lại cả sông núi, sửa sang lại cả đất nước. Từ khi quen biết Lương Tiêu, chưa bao giờ Phong Liên thấy gã hớn hở như vậy, trông phong thái và khí độ ấy, cô bỗng mê mẩn thần hồn đến nỗi chẳng để vào tai một lời nào trong những câu chuyện cao xa của gã.
Hai người vừa đi vừa trò chuyện, Phong Liên bỗng trỏ một ngọn tháp bên bờ sông, hỏi:
- Tháp gì kia, sư phụ?
Lương Tiêu thở dài, có ý luyến tiếc:
- Đó là Khai Phong thiết tháp, thường được xưng tụng là thiên hạ đệ nhất tháp, đóng trên cố đô Biện Lương của tiền triều. Biện Lương vốn là nơi quän hạt cả Thần Châu, xưa kia phồn hoa vô cùng. Đáng tiếc trải qua khói lửa binh đao rồi thiên tai lũ lụt, thành thị điêu linh suy vi, không còn giữ được cảnh sầm uất ngày xưa nữa.
Phong Liên cũng cảm thấy tiếc, lại hỏi:
- Thế còn sót lại nơi nào hay ho không?
Lương Tiêu trầm ngâm:
- Ta nhớ rằng cách thiết tháp không xa có một tửu lâu tên là cửu Khúc các, xây trên để sông, ngồi ở đó có thể hóng gió uống rượu, ngắm sóng nước dạt dào của chín khúc Hoàng Hà.
Phong Liên háo hức nói:
- Hay quá, đã đến đây rồi thì nhất thiết không thể bỏ qua.
Lương Tiêu ngẩng đầu nhìn sắc trời, thấy biển mây ư ám mịt mù, đoán chừng trời sắp mưa to nên cũng đồng ý. Hai người ra rồi thúc ngựa phóng về phía Cửu Khúc các. Đến trước tòa lầu, mưa bắt đầu trút xuống van vát như những sợỉ tơ. Hai người để ngựa lại, lên lầu chọn một chỗ ngồi, vừa an tọa thì nghe thấy tiếng lẹp kẹp lẹp kẹp, dưới thang đi lên một nho sinh, đầu đội khăn vuông xiên xẹo, cằm nhọn hoắt, tay phe phẩy một cây quạt trúc, nan quạt đã gãy quá nửa.
Tửu bảo ngó ra, hốt hoảng than:
- Chết toi, tên ăn quỵt lại đến rồi!
Hắn bèn dang tay định đầy đi, nho sinh nọ đã nghênh ngang ngồi phịch xuống ghế, cười mắng:
- Tổ sư cha ngươi, ai bảo lão gia ăn quỵt, hôm nay lão gia không ãn quỵt đâu.
Hắn lục tay áo móc ra một đĩnh bạc lớn, thảy đánh cộp lên bàn. Tửu bảo vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, tâng tâng trên tay xem thật hay giả, hai mắt híp lại thành một điệu cười:
- Giả Tú Tài, ngươi ăn trộm ở đâu thế? Ở chùa Đại Tướng Quốc chăng? Hay ở nhà viên ngoại nào?
Nho sinh trợn mắt:
- Định lấy bụng tiểu nhân do lòng quân tử à? Đĩnh bạc này vừa trắng vừa sáng, đời nào có chuyện lai lịch bất mình! Hà Lục Nhi, đừng lải nhải nữa, đại gia đặt bạc cho bàn rượu này, ngươi phải nhớ đấy.
Tửu bảo cười qua kẽ răng:
- Trước đây ngươi còn nợ chưởng quỹ một lạng sáu phân bạc, tính sao nào?
Giả Tú Tài giở phạch cái quạt sờn mặt, khinh khỉnh nói:
- Ngươi mù à? Hôm nay lão gia rộng rãi thế này, chút ít tiền bạc đó thì đáng kể gì!
Tửu bảo ngày thường ôn’ ào cãi cọ với hắn đã quen, cũng không giận giọng điệu xem thường của họ Giả, chỉ buông thõng:
- Được được, cứ giả vỡ làm lão gia một hôm cho thoải mái, sau này khi ngươi trở về kiếp tôn nhi, ta sẽ đến tính sổ với ngươi.
Hắn quay đi được mấy bước, nho sinh lại gọi:
- Hà Lục Nhi, ngươi hẵng lấy cho lão gia một vò rượu hảo hạng để thấm môi thông cổ đã.
Tửu bảo chửi thầm trong bụng, chạy vẻo xuống gác. Phong Liên thì thào:
- Sư phụ ơi, sao kẻ này trơ trẽn thế nhỉ?
Lương Tiêu nghĩ: "Vậy là cô cũng nhận thấy hắn nghèo kiết xác mà còn ra vẻ phú ông rủng rình", bèn cười nói:
- Có lẽ hắn là một tú tài thi hỏng, công danh bèo bọt nhưng tâm cao khí ngạo, không chịu nhún nhường trước ai.
Hai người đang thì thào trao đổi, chợt Già Tú Tài dài giọng chửi:
- Mả cha nó, rì rầm đơm đặt nói xấu sau lưng người ta, ai bảo ngươi lão gia là tú tài hả?
Lương Tiêu ở cách nho sinh khá xa, lại nói rất nhỏ, không ngờ hắn thính tai đến vậy. Nghe chửi, Lương Tiêu nghĩ bụng bàn tán sau lưng người ta thật cũng chẳng đàng hoàng gì, bèn cười xòa:
- Mong các hạ tha lỗi. Chắc các hạ là tú tài giả, giả trong thật giả chứ không phải là Giả trong họ Giả.
Nho sinh kia cười khẩy:
- Ai bảo là giả trong thật giả? Lão gia chính mang họ Giả, đại danh gồm chữ Tú trước chữ Tài sau, vì vậy gọi gộp lại là Giả Tú Tài.
Hắn nói mà miệng cười hi hi, giọng điệu hết sức huênh hoang, Lương Tiêu không để bụng, nhưng Phong Liên lộ vẻ tức bực. Giả Tú Tài liếc cô, cười hềnh hệch:
- Cô nương xinh đẹp nhỉ, hay là bằng lòng về ở với Giả mỗ, làm tân nương một đêm đi, ha ha!
Phong Liên siết chặt nắm đấm, mặt đỏ tía lên. Lương Tiêu cau mày, xua tay khuyên giải:
- Chấp hạng người này chỉ tổ hạ thấp tư cách mình.
Gã vừa dứt lời, Giả Tú Tài đã bật cười:
- Khổng Tử viết: Bọn Di Địch có vua cũng chẳng bằng người Hoa Hạ không vua [1]. Các ngươi là giống sâu bọ man di ăn ở lẫn lộn với loài cầm thú, có tư cách quái gì mà tự hào!
Lương Tiêu sực hiểu. Gã và Phong Liên đều đang bận trang phục dân tộc thiểu số. Phong Liên lại mắt biếc da trắng, trông không khác gì. Hiện thời Đại Nguyên cầm quyền, quan hệ giữa Hồ và Hắn rất căng thẳng thù địch, chẳng trách người này thở ra toàn giọng kiêu căng ngạo mạn. Có điều, đang thời Hồ mạnh Hắn yếu mà Giả Tú Tài to gan mạt sát thẳng mặt người Hồ như vậy kể cũng là có chí khí. Lương Tiêu chỉ cười, chẳng để ý đến nữa. Phong Liên thấy gã không phản ứng gì, bĩu môi hậm hực. Đúng lúc ấy, sau lưng họ vang lên tiếng trẻ con non nớt:
- Hay quá, hay quá! Nói hay quá!
Phong Liên càng bực hơn, bèn ngoái lại nhìn thì thấy một cậu bé xinh trai đang ngồi gần đấy. Cậu ta độ mười tuổi, đầu đội mũ có hai con rồng vờn ngọc, mình vận áo dài bằng đoạn trắng muốt, tay cầm một cái quạt nhỏ dát vàng.
Cậu bé mặt còn non tơ mà ăn vận như người lớn, trông hết sức ngộ nghĩnh, Phong Liên bật cười. Đứa nhỏ cũng đoán được cô cười vì cớ gì, bèn cong môi, mắt lộ vẻ oán hờn. Phong Liên càng thích thú, ngoảnh lại cười vụng với Lương Tiêu.
Chẳng bao tâu, tửu bảo đưa rượu tởi. Giả Tú Tài đón lấy, rót một chưng tưới xuống đất. Rượu này là loại Phần tửu [2] thượng hảo hạng. Tửu bảo trông thấy mà tiếc đứt ruột, không nhịn được bèn trách:
- Tên đồ nho khổ rách áo ôm, ngươi điên đấy hả?
Giả Tú Tài không thèm để ý, vẻ mặt như ngây như dại, thở dài than:
- Bát rượu này là để kính viếng hương hồn Văn Thiên Tường Thừa tướng, hôm nay là ngày giỗ của người.
Cái khay đồng trên tay tửu bảo tuột rơi đánh xoảng, mặt hắn xanh lè như chàm đổ:
- Ngươi nói nhăng gì thế?
Giả Tú Tài trợn trạo mắng:
- Ngậm cái mồm chó của ngươi lại, lão gia mời khách, liên quan đếch gí đến ngươi!
Tửu bảo tức đến run người, lắp bắp cự lại:
- Ngươi... ngươi. người đã chết rồi còn uống rượu sao được nữa?
Giả Tú Tài hất mặt lên, cao giọng ngâm:
Lận đận bởi chưng chức phận nhiều,
Bốn năm chinh chiến mấy hoang liêu.
Nước tan như gió tung bông liễu,
Thân dập tựa mưa quất cánh bèo.
Gớm ghiếc sóng cơn cồn gớm ghiếc,
Liêu xiêu biển dợn nỗi liêu xiêu.
Đời người tự cổ ai không chết,
Cốt để lòng son chiếu sử điều. [3]
Giọng ca trầm buồn u uất, tựa hồ trong dạ dồn nén nỗi niềm bi thống bất tận. Ngâm xong, Giả Tú Tài uống nốt phần rượu thừa trong chung, cười nhạt:
- Có người đã chết mà lòng son còn mãi rạng ngời, có kẻ vẫn sống nhưng chẳng qua chỉ là bị da bọc đống thịt thối mà thôi. Năm xưa Văn Thừa tướng bị cầm tù ở Đại Đô, ba năm không khuất phục, thật lẫm liệt nghĩa khí, những kẻ học chữ ngày nay đều chỉ biết khom lưng luồn cúi ngoại tộc, tham cầu công danh ở chân bọn Thát, chẳng được mấy người cốt cách. Nhục nhã thay, đáng buồn thay...
Tửu bảo nghe hắn nói năng thẳng thừng, càng nói càng sa đã như vậy thì lo cuống lo quýt, vung tay chộp cứng ngực áo họ Giả, mắng rằng:
- Ngươi mà còn lôi quốc sự ra đàm tiểu thì ta sẽ ném ngươi xuống... ối chà...
Cùng với tiếng kêu, thân hình phì nộn của tên tửu bảo bật thốc lên, lao thẳng xuống dưới lầu.
Ai cũng lấy làm ngạc nhiên, Lương Tiêu liếc qua là biết Giả Tú Tài võ công đầy mình. Tửu bảo thò tay ra kéo hắn, ngờ đâu bị hắn hất ngực cho văng xuống dưới nhà, chỉ vì xuất thủ nhanh quá nên không tinh thì không sao nhìn kịp. Phong Liên cũng trông thấy, bụng bảo dạ: "Không ngờ kệ vô lại này có bản lĩnh ghê gớm đến vậy!". Chưa nghĩ xong, lại nghe thấy tửu bảo rú lên kinh hãi rồi bị quăng lên gác như một quả cầu thịt, bay thẳng đến chỗ Giả Tú Tài. Họ Giả cười hì hì:
- Đúng lúc lắm! - rồi chĩa quạt gấp chọc vào hông tên tửu bảo, hất hắn ngã lộn nhào.
Song người dưới lầu có sức ném rất mạnh, tên tửu bảo đã đặt được hai chân xuống đất mà không trụ vững nổi, lại lăn lông lốc đến chỗ Lương Tiêu. Hắn vừa ngạc nhiên vừa khiếp sợ, la hét đến điếc cả tai. Lương Tiêu thản nhiên như không, thò tay nắm lấy lưng tửu bảo, ghìm thế lao của hắn. Tửu bảo dừng lại được thì hai chân đã mềm như búrr, ngã sầm xuống đất, mặt trắng nhợt không còn hột máu. Giả Tú Tài trông mà thất kinh, cú chọc của y là tá lực đả lực, vốn nặng tới mấy trăm cân lực đạo, xuất chiêu với dụng ý húc Lương Tiêu ngã chổng vó, nào ngờ tên dị tộc kia cử động nhẹ nhàng mà giữ được người ta dễ như động ngón tay. Họ Giả chưa hoàn hồn, phía cầu thang chợt vẳng tới tiếng động thịch thịch rất to, lẫn với tiếng thở phì phò như kéo bễ, nghe như thể ai đó đang vác một vật rất nặng, giậm từng bước lên gác. Chỉ lát sau, một cái sọ to mẫm nhô lên khỏi đầu cầu thang, mặt nần nẫn thịt, chẳng thấy mắt mũi mồm đâu cả. Người ngợm nhễ nhại mồ hôi, những múi thịt khắp thân thể hắn liên tục rung rưng theo mỗi bước chân.
Giả Tú Tài có vẻ ngạc nhiên khi trông thấy kẻ mới xuất hiện. Tên béo lê thằng đến bàn họ Giả, kéo ghế đầu ra ngồi, nào ngờ sau một tiếng "rắc", cái ghế bửa luôn làm hai mảnh khiến hắn ngã bệt xuống đất, may mà sàn nhà dày chắc, chỉ phát ra một tiếng động khẽ dưới bộ mông đồ sộ. Người đó thở hồng hộc, mặt mày đỏ gay như tôm càng, than rằng:
- Thôi, ngồi luôn xuống đất cũng được.
Giả Tú Tài bấy giờ mới trấn tĩnh, nhổm dậy khỏi ghế, kinh ngạc hỏi:
- Bạch lão nhị đấy à?
Người nọ Ôm Ôm trả lời, đôi mắt ti hí bắn ra những tia giận dữ:
- Giả lão tam, ngươi còn giả vỡ không nhận ra lão tử ư? Đồ đều nhà ngươi, năm trăm lạng bạc nén của ta đâu rồi, trả lại đây!
Giả Tú Tài nhìn hắn hồi lâu, vụt ôm bụng cười hô hố. Bạch lão nhị tức điên, thóa mạ:
- Cười cái mả cha ngươi! - rồi nhặt hai mảnh ghế đầu lên ném Giả Tú Tài.
Họ Giả hụp đầu xuống, gấp quạt chọc mỗi bên một nhát. Một mảnh ghế gãy bay vù qua cửa sổ, rơi tõm xuống sông, còn một mảnh thì bắn trúng tường. Bạch lão nhị nhảy dựng lên, định vẫy chưởng ra, Giả Tú Tài đả lùi lại nửa bộ, giở quạt đánh phạch:
- Bạch Bất Ngật, từ tốn thôi, với bộ dạng như vậy huynh không địch nổi đệ đâu.
Đôi mắt ti hí lóe lên dữ dội, Bạch lão nhị rống to:
- Đừng nhiều lời nữa, trả bạc đây!
Giả Tú Tài cười hềnh hệch:
- Chúng ta kể cũng là anh em kết nghĩa, có năm trăm lạng bọ, đừng tính đếm chi li thế!
Bạch Bất Ngật nhổ toẹt một miếng:
- Anh em kết nghĩa cái con tườu, bạc đó một nửa là ngươi vay, một nửa là ngươi lừa, lão tử có thể chịu thiệt về vật chất, nhưng quyết không cho phép kẻ nào chơi khăm lão tử.
Giả Tú Tài đảo mắt tính mưu tìm kế, chợt dưới lầu có tiếng cười khanh khách:
- Bạch Bất Ngật nói phải lắm, giết người đền mạng có nợ phải trả, huống hồ Giả Tú Tài vừa lừa vừa nợ, càng thêm sai trái, Dư âm chưa dứt đã thấy một bóng vàng loáng sáng, chỉ chốc lát là tụ thành hình một nữ tử ôm đàn tÿ bà đứng yếu điệu giữa phòng. Phong Liên thầm tán thưởng: "Khinh công tuyệt quá!".
Nữ tử đó vận áo ngắn màu vàng, bên trong là áo dài màu xanh lục, tuổi ước ba mươi, vóc dáng thon thả uyển chuyển, trên trán có một nốt ruồi đỏ khiến dung nhan càng thêm sắc sảo. Giả Tú Tài không hề bối rối, tỉnh bơ nói:
- Kim Thúy Vũ, cô biết kéo bè kéo cánh với Bạch Bất Ngật để hà hiếp ta tự lúc nào vậy?
Nữ tử áo vàng mắng:
- Cái quân phá gia chi tử trời đánh thánh đâm, cầu cho lưỡi ngươi mọc nhọt, gan ruột bị lửa thiêu cháy hết đi. Lão nương chỉ xét đoán công bằng thôi.
Giả Tú Tài cười sằng sặc:
- Ôi trời! Thôi được, hôm nay Giả mỗ thần cô thế cô, đành tạm nhún nhường. Bạch Bất Ngật, chúng ta đánh cuộc một phen, nếu huynh thắng, đệ sẽ trả gấp đôi món nợ. Nếu huynh thua, không bao giờ được kèo nhèo đổi tại số bạc đó nữa.
Kim Thúy Vũ ngờ vực hỏi:
- Ngươi lại nghĩ ra trò ma gì vậy? Bạch nhị ca, huynh đừng để trúng kế hắn.
Bạch Bất Ngật đảo đảo cặp mắt ti hí, vỗ đùi đánh đét:
- Đánh cuộc thì đánh cuộc, luật chơi thế nào đây?
Kim Thúy Vũ thở dài, lắc lắc đầu, Giả Tú Tài lấy trong ngực áo ra ba đồng tiền, cười nói:
- Luật chơi rất đơn giản, gói gọn trong câu này: "ngửa mặt gieo quẻ, chạm đất trả tiền". Đệ sẽ ném ba đồng tiền này đi, hễ một đồng rơi xuống đất là đệ thua, không rơi thì huynh thua.
Bạch Bất Ngật nghĩ: "Chẳng bao giờ tiền không rod xuống, trừ phi ngươi bắt giữa chừng. Hừ, đồ phá gia chi tử nhà ngươi định đọ nhanh tay với ta chắc". Hắn bất giác nở nụ cười.
Kim Thúy Vũ nhìn hết người nọ đến người kia, đoạn xen vào:
- Phá gia chi tử! Bạch nhị ca nức tiếng khắp dải Quan Trung và Lạc Dương về tuyệt kỹ Nã vãn thủ. Đọ thủ pháp với nhị ca là ngươi lãnh phần bất lợi rồi. Nhưng nếu ngươi ném được đồng tiền đi thật xa thì có thể thắng đấy, vì khinh công của nhị ca không bằng ngươi.
Giả Tú Tài biến sắc mặt, Bạch Đất Ngật sực hiểu: "May mà Kim lão tứ chỉ điểm, bằng không ta đã mắc lừa họ Giả kia". Hắn bèn nghiêm nghị giao hẹn:
- Giả lão tam, ta thêm vào một điều kiện nữa, đồng tiền không được rơi ra ngoài tòa lầu này, trái lại coi như ngươi thua.
Giả Tú Tài nhún vai:
- Được, nhìn kỹ đây nhé! - rồi hất tay, ba đồng tiền bắn vọt lên.
Bạch Bất Ngật chưa kịp nhìn kỹ, ba đồng tiền đã găm sâu vào xà nhà sau mấy tiếng rít gió. Kim Thúy Vũ ngẩn người, lắc đầu thở dài:
- Quân phá gia kia, ngươi ghê thật đấy.
Giả Tú Tài liếc Bạch Bất Ngật:
- Sao nào?
Mấy đồng tiền găm rất sâu, chỉ có cách đập nát xà nhà mới lấy ra được. Bạch Bất Ngật hết gầm vang tức tối lại nhảy chôm chôm, hiềm nỗi nặng cân, giỏi lắm cũng chỉ nhảy lên được ba thước, ngượng quá hóa giận, hắn nhấc luôn một băng ghế quai tay phóng lên xà nhà.
Kim Thúy Vũ vội cong ngón tay bật gẩy trên dây đàn. "Tinh", một tia sáng vàng phụt ra khỏi kẽ ngón tay, bắn trúng cái ghế băng, chiếc ghế rơi xuống đất, tia sáng cũng rơi theo, hiện hình một chiếc móng gầy bằng đồng. Dùng chiếc móng bé xíu mà đánh rớt được cả một băng ghế dài, tuy là mượn kình từ dây đàn tÿ bà, nhưng nội công đạt đến trình độ ấy kể cũng là đáng sợ. Bạch Bất Ngật đang ngơ ngác, Kim Thúy Vũ đã dịch bước đến nhặt cái móng, nhẹ nhàng khuyên:
- Thôi nhị ca ạ. Chẳng lẽ chỉ vì năm trăm lạng bạc mà huynh định đánh sập cả tửu lâu của người ta? Nếu Thần Ưng sứ đến thì biết ăn nói thế nào?
Bạch Bất Ngật cau có hừ một tiếng, Giả Tú Tài giở quạt đánh soạt:
- Bạch lão nhị, đã thỏa thuận là tiền không rơi xuống đất thì huynh thua cơ mà.
Bạch Bất Ngật vằn mắt lên, nhưng bắt gặp vẻ mặt ưấn áp của Kim Thúy Vũ lại đành giậm chân:
- Được, coi như ta thua, - rồi thở hồng hộc, ngồi bịch xuống đất.
Kim Thúy Vũ ôm đàn vào lòng, duyên dáng ngồi xuống, ngó quanh:
- Quan Lạc Tứ Kiệt, bốn mặt đã có ba, tại sao Trì lão đại còn chưa xuất hiện?
Giả Tú Tài ngừng quạt:
- Các ngươi cũng là do Trì lão đại gọi đến đấy à?
- Phải, - Kim Thúy Vũ đáp. - Nghe nói Thần Ưng sứ yêu cầu hội kiến, Giả Tú Tài nâng vò rót một chung rượu:
- Đã ba năm rồi Thần Ung lệnh chưa vượt Hoàng Hà sang đây. Đến đâu chả đến, cứ chọn Cửu Khúc các làm nơi tụ hợp, khiến cái thân chủ nhà là ta phải tán gia bại sán, khổ ơi là khổ!
Kim Thúy Vũ bĩu môi:
- Thần Ưng sứ mà nghe thấy câu ấy thì lôi thôi to đấy.
Giả Tú Tài cười ha hả, lại quay sang Bạch Bất Ngật:
- Kể xem, vì sao bộ dạng huynh thành ra thế này?
Kim Thúy Vũ cũng hỏi giọng quan thiết:
- Phải đấy, mới ba năm không gặp, cớ sao nhị ca phát phúc quá vậy?
Bạch Bất Ngật trừng mắt hậm hực:
- Phát phúc cái gì, phát họa thì có.
- Huynh nói thế là thế nào? - Kim Thúy Vủ ngạc nhiên.
Bạch Bất Ngật xoa xoa cái bụng mỡ tròn vo, bực bội thở hất ra:
- Nếu có cách thì ai lại để mình biến tướng phệ phạc thế này. Hừ, ta bị hãm hại đấy!
Giả Tú Tài và Kim Thúy Vũ thắc mắc nhìn nhau, Giả Tú Tài trầm giọng:
- Huynh đã từng nói, Quan Lạc Tứ Kiệt nhất chí đồng tâm. Kẻ nào hãm hại huynh, Giả mỗ sẽ liều mình với hắn để trả hận.
Bạch Bất Ngật có vẻ cảm động, thở dài kể:
- Ba năm trước, Trì lão đại cắt cử ta tích trữ lương thảo để chuẩn bị cho việc khởi sự. Ta bôn ba khắp nơi cùng chốn, khó khăn lắm mới thu mua được hai vạn gánh lương thực chất ở nhà. Nào ngờ cùng năm ấy nước Hoàng Hà lên to làm úng hết ruộng đồng xung quanh, chẳng mấy choc trước cửa nhà ta đã ùn ùn một đống dân đói, cầu xin ta mở kho cứu tế. Hai vị đệ muội ạ, không phải ca ca đây tham tiếc gì tài sản, nhưng đã nhận ủy thác của Trì lão đại, không thể tùy tiện đemiương thực ra phân phát cho người này người nọ...
Giả Tú Tài phản đối:
- Thế là sai. Mở kho cứu nạn đâu phải tùy tiện, là việc cần chứ!
Bạch Bất Ngật đập bẹt vào đùi, giọng ảo não:
- Bây giờ ngẫm lại thì thấy lời đệ là đúng lắm, nhưng lúc đó ta mê muội lú lẫn nên làm toàn việc hồ đồ, lấy gậy đánh đuổi hết đám nạn dân đó đi. Ôi, thế thôi đá đi một nhẽ, đằng này đuổi nạn dân xong, ca ca còn giết gả mổ bò, dọn một bữa tiệc linh đình, rù mấy tay bạn bè xôi thịt, lại gọi thêm mấy ả kỹ nữ đến đánh chén mua vui ở nhà... Đệ cũng biết ca ca là người ham ăn uống, nào phải tự nhiên mà có cái tên Bạch Bất Ngật [4] đâu.
Giả Tú Tài gập quạt lại, cười nhạt:
Nhà giàu rượu thịt ngạt ngào,
Ngoài đường đói lạnh chết bao nhiêu người.[5]
Bạch lão nhị, nếu lúc ấy mà đệ trông thấy thì chắc chắn đệ sẽ từ mặt huynh.
Kim Thúy Vũ dàu dàu than:
- Phải, huynh cư xử thật không hiệp nghĩa chút nào, Trì lão đại mà biết thì chẳng hiểu sẽ nói sao đây.
Bạch Bất Ngật sửng côh:
- Ta đã kể thật với hai ngươi là chẳng coi chuyện sống chết vào đâu nữa rồi, - Hắn chợt đổi giọng ủ rũ. - Huống hồ bộ dạng ta kinh khủng thế này, sống cũng không bằng chết.
Giả Tú Tài ngạc nhiên:
- Chẳng lẽ có người đến lập lại công bằng hay sao?
Bạch Bất Ngật gật gật đầu:
- Đúng lúc ta đang say sưa yến ẩm với bạn bè, ngoài cửa bỗng có ba người xuất hiện. Người dẫn đầu khá là nhã nhặn, thở ra toàn câu khách sáo, nào là ông trời có đức hiếu sinh, mong ngươi mở kho cứu tế dân lành vân vân. Lúc ấy ta đã ngà ngà, chả coi đối phương vào đâu, chỉ nói chỏng lỏn: "Cứu tế để lão tử ăn gió uống mưa à? Còn lèm bèm nữa thì lão tử đè ngươi ra uống huyết đấy, lão tử ăn đủ mọi thứ rồi, chỉ chưa ăn thịt người mà thôi". Ta tuôn ra rất nhiều lời lẽ quá đáng, song người đó giỏi nín nhịn lạ lùng, bất kể chướng tai đến đâu cũng không tộ ra bực bội cáu kỉnh, ngược lại vẫn nhũn nhặn đối đáp. Lão tử nghe lải nhải nhiều quá đâm điên tiết, nhân hơi men bèn sấn tới động thủ, không ngờ người đó mang theo mấy tên trợ thủ lợi hại vô cùng, ta vừa thò tay ra chọc đã bị bọn chúng hất ngã...
Kim Thúy Vủ tròn mắt:
- Tại vì huynh say, phải không?
Bạch Bất Ngật lắc đầu:
- Không, nhị ca xưa nay uống được chừng nào là khỏe lên chừng đó, hơn nữa hôm ấy uống cũng chừng mực, chưa đến mức độ túy lúy mất cả lý trí.
Võ công Giả Tú Tài tương đương Bạch Bất Ngật, nghe nói nhị ca thất bại chỉ sau một chiêu, hắn khó chịu vô cùng, bèn phe phẩy cây quạt rách, nói vẻ am hiểu:
- Người có khi lỡ tay, ngựa có khi sảy vó, ra chiêu trượt đích cũng là chuyện bình thường.
Bạch Bất Ngật lắc đầu:
- Lúc ấy ta cũng nghĩ thế, bèn nhổm dậy tung đòn đá liên hoàn nhằm thẳng vào bụng dưới hắn. Nào ngờ mấy tay trợ thủ kia nắm luôn lấy bàn chân ta, hất ta ngã chỏng gọng. Lão tử vẫn không nản chí, bèn lóp ngóp bò dậy, nhưng lại bị đầy ngã tiếp. Cứ thế trước sau ngã đến bảy tám lần, cuối cùng ta cũng tỉnh ra, biết mình đã gặp phải cao nhân. Có điều, người tập võ như chúng ta có cái tự trọng riêng, dẫu thua liểng xiểng cũng khó lòng mở miệng thần phục. Bạch Bất Ngật này tung hoành khắp dải Quan Lạc, nào đã gặp phải điều gì ấm ức như thế bao giờ, vậy là nộ khí xung thiên, ta vớ luôn một cây thương trên giá binh khí, nghĩ thầm bắt giặc phải bắt tướng trước, bèn rung thương đâm luôn kẻ đứng đầu. Không ngờ một trong hai tên viện thủ thò ngay tay ra, vừa nắm mủi thương vừa cười hì hì, lão tử vận hết sức lực bình sinh cũng không giằng được thương về phía mình.
Giả Tú Tài và Kim Thúy Vũ bất giác đưa mắt nhìn nhau, mặt trắng bệch. Bạch Bất Ngật ủ rủ tiếp:
- Người đứng đầu thấy thế, thở dài thườn thượt: "Bạch Bất Ngạt, ngươi cứ mãi ngu muội ngoan cố, là vì cớ gì? Ta hỏi lại lần nữa, ngươi có đồng ý mở kho lương không?". Lúc đó lão tử đang tức lộn một, bèn gạt phắt đi. Người nọ bèn nói: "Được, lương thực là của ngươi, ta không ép ngươi nữa. Nhưng ngươỉ đánh dân đói, đó là lỗi thứ nhất; bên ngoài nước lụt khắp đồng dã, ngươi lại mặc tình ăn thơi hưởng lạc, tàn nhẫn quá độ, đó là lỗi thứ hai; bây giờ lại cố tình độc ác, giở chiêu nào cũng nhăm nhăm lấy mạng người ta, đó là lỗi thứ ba. Ba lỗi này đủ để phạt ngươi". Lúc đó ta vẫn gan cùng mình, bèn nhiếc rằng: "Ngươi có giỏi thì giết ngay lão tử đi, chứ muốn ta khom lưng quỵ lụy là không được đâu". Người đó lắc đầu: "Ta không giết ngươi, nhưng nghe nói ngươi ham của ngon vật lạ, thích nhất là thú ăn uống, nên ta sẽ cấm ngươi không thể ăn thịt uống rượu trong ba năm". Ta bèn mỉa: "Ngươi định nhốt lão tử lại chắc?". Người đó mỉm cười: "Ta làm gì có nhiều thời gian rỗi rãi đến thế. Trong ba năm, nếu ngươi cải tà quy chính, ta sẽ giải trừ lệnh cấm cho ngươi, nhưng nếu ngươi tiết lộ nửa lời về hình tích của ta thì đừng mong gặp lại ta nữa", nói đoạn vẫy hai tên trợ thủ rồi dắt nhau đi thẳng. Ta nghe hắn phát ngôn ghê gớm, ngờ đâu chỉ là hạng kíp miệng chầy chân, cố nhiên trong lòng rất khinh bỉ, bèn ngoạc miệng ra chửi vuốt một hồi rồi quay vào hô hào mọi người tiếp tục ăn thịt uống rượu. Sáng hôm sau, vừa ngủ dậy, ta đã cảm thấy gân cốt đau như dần, toàn thân trưởng hết lên, lúc đầu còn tưởng là do hôm qua lật quật ngã lên ngã xưống nên không chú ý lắm, bèn gọi bạn bè đến bù khú nhậu nhẹt tiếp. Cứ thế thêm dăm ba ngày, chỉ biết trong người mỗi hôm một đau thêm, đến sáng thứ bảy thì da thịt nhức nhối như thể sắp nứt bung đến nơi. Ta thường cho mình là một trang hắn tử vững vàng cứng rắn, thế mà đạo ấy vật vã đến mức chết đi sống lại, lăn tộn khắp nhà, đành mời đại phu, nhưng không một ai tìm ra nguyên do.
Bạch Bất Ngật kể đến đây, nỗi chưa chát kéo đầy khuôn mặt phị mỡ. Kim Thúy Vũ hỏi:
- Bạch nhị ca, liệu có phải trước khi bỏ đi, người nọ đã giở thủ đoạn gì đó với huynh?
Bạch Bất Ngật trầm tư:
- Ta cũng lấy làm lạ, từ đầu đến cuối hắn không động đậy đến một ngón tay, làm sao ám hại ta được? Nghĩ mãi cũng không ra. Lại kể, đúng lúc đau đớn cùng cực, đột ngột ta nhớ lại lời người nọ, vội vàng bảo gia nhân nấu củ cải và rau xanh để ăn. Kể cũng lạ, ăn chay khiến ta dễ chịu hơn nhiều. Ta ăn chay liên tiếp ba ngày, cơn đau hoàn toàn biến mất. Đệ và muội cũng biết đấy, lão ca đam mê ăn uống, thích nhất là cao lương mĩ vị, làm sao bầu bạn với rau dưa muối cả được mãi. Bốn năm ngày sau, không chịu nổi, ta mạo hiểm ăn chút thịt, uống chút rượu, kết quả rất khả quan, không hề bệnh tật đau đớn chút nào. Ta vốn không biết lợi hại, thấy thế mừng thầm, bắt đầu ăn mặn trở lại, nhưng tấm thân cũng theo đó phát phì, mỗi ngày một phình to như quả bóng khí, Chỉ một tháng sau, từ một hắn tử rắn rõi, ta biến thành một tên béo quay béo cút. Bấy giờ ta mới hiểu ngụ ý của người nọ, ngẫm mà sợ hãi, lại trở về ăn chay như cũ. Thậm chí còn sợ ba năm sau người đó không đến giải cứu, ta bèn mở kho lương phát chẩn cho nạn dân. Khổ nỗi ca ca đã sij quen ăn mặn, trông thấy sơn hào hải vị ngôn ngộn làm sao ngoảnh mặt cho đành, dăm bữa nửa tháng thế nào cũng phải phá giới một lần. -
Hắn thở dài kết luận. - Cứ ăn mặn là tăng trọng, ba năm qua đi, ta đã iu biến thành thế này đấy.
Giả Tú Tài hỏi:
- Người đó không đến nữa ư?
Nỗi buồn in hằn trên mặt Bạch Bất Ngật:
- Có lẽ chưa đến lúc, mà cũng có lẽ người ta đã quên từ đời tám hoánh nào rồi. Huống hồ ta béo quá mức, chẳng biết còn cứu được nữa không?
Kim Thúy Vũ trợn ngược hàng mày liễu, giọng bất bình:
- Cùng lắm thì giết phắt người ta đi cho xong, giở trò độc địa hành hạ nhau thế kia, thật tàn nhẫn quá!
Giả Tú Tài tủm tỉm:
- Ta lại nghĩ khác. Cách đó là tự làm tự chịu, thấm thìa lắm.
Bạch Bất Ngật bất bình:
- Giả lão tam, tại sao lại anh em khinh trước, làng nước khinh sau như thế?
Giả Tú Tài sẵn tức họ Bạch không chịu phát gạo cứu đói nên cố ý chọc ghẹo, nghe vậy cười bảo:
- Người đời có câu chết mồ chết mả không bằng sống vạ sống vật nhị ca nghĩ thoáng ra một chút đi. Nào, ba huynh đệ chúng ta lầu lắm mới gặp nhau, hôm nay nhất định phải chè chén đến say sưa túy lúỵ, say mãi không tỉnh mới thôi, ha ha!
Bạch Bất Ngật trừng mắt nhìn lại:
- Phá gia chi tử! Ngươi rắp tâm gây khó cho ta, phải không?
Giả Tú Tài vẫn hơn hớn:
- Đằng nào huynh cũng đã béo l một đống rồi, béo thêm chút nữa cũng không sao. Cửu Khúc các có đặc sản cá chép Hoàng Hà, vừa mềm vừa trắng, thơm ngon tuyệt trần, nói là thiên hạ đệ nhất ngư cũng không quá, hôm nay nhất định phải ăn mới được.
Bạch Bất Ngật trợn mắt, phẫn uất thở phì phì. Giả Tú Tài nghiễm nhiên phớt lờ, vẫy tay gọi tửu bảo:
- Hà Lục Nhi!
Tửu bảo đã được chứng kiến công phu họ Giả, lòng tuy căm hận nhưng ngoài miệng vẫn phải vâng dạ rối rít. Giả Tú Tài cứcn nói:
- Làm hai con cá chép Hoàng Hà để lão gia nhắm rượu.
Phong Liên bứt rứt, bèn gọì với:
- Làm luôn cho chúng ta một con nữa.
Cô vừa thốt ra, chợt nghe cậu bé con đằng kia cũng cất tiếng một lượt với mình, bất giác phải đưa mắt nhìn lại, tủm tỉm cười. Cậu bé xấu hổ, vội xòe cái quạt dát vàng ra che khuôn mặt đỏ bừng, mặt quạt vẽ một búi cỏ bội lan, bên cạnh còn đề mấy hàng chữ viết theo lối thào. Lương Tiêu thoáng trông nét chữ, ánh mắt bỗng thay đổi.
Tửu bảo cười man:
- Xin lỗi, hai ngày gần đây sóng to gió lớn, các nhà chài đều không dám xuống nước đánh cá. Hôm nay chẳng có một con cá chép nào hết.
Giả Tú Tài đưa mắt nhìn ra sông, chi thấy sóng nổi cuồn cuộn, mưa giọt thia lia xuống mặt nước, biết rằng tửu bảo không nói dối, bất giác cụt hứng, chán nản xua tay.
Tửu bảo rút lui, đúng lúc ấy, có người hát vang bên ngoài:
Tu đây sinh sống ở ven sông, Tự lực cánh sinh chẳng ngại công, Thường cưỡi thuyền con vượt sóng cả, Sớm hôm chài lưới kiếm vài đồng.
Giọng ca khỏe khoắn vang vọng, át đi cả tiếng mua rơi rào rào, vang đến nổi có khi người điếc cũng nghe được. Lương Tiêu đưa mắt nhìn theo tiếng hát thì thấy một con đò nhỏ đang trồi lên sụt xuống theo ba đào, trên đồ là một người mặc áo tơi đội nón lá, tay khua đầy đôi mái chèo, cũng sụt xuống trồi lên theo nhịp sóng. Con đò mong manh mà vô cùng mạnh mẽ, phong ba cũng không nhận chìm nổi.
Chẳng bao lâu, đò tới chân lầu, người nọ buộc dây neo lại rồi vẫy hai tay, nhẹ nhàng bay qua cửa sổ như cánh én xuyên mây, đáp xuống giữa phòng, cười ha hả:
- Ba người đến sớm thế!
Bọn Giả Tú Tài đã đứng dậy từ nãy, bấy giờ vòng tay chào:
- Trì lão đại!
Tay lái đò nọ chính là Trì Tiễn Ngư, người đứng đầu trong Quan Lạc Tứ Kiệt. Y hẩy rơi tấm áo tơỉ và cái nón lá, để lộ khuôn mặt già dặn và hai bên tóc mai đã điểm bạc, tuổi ước năm mươi, dáng vẻ còn rất nho nhã phong lưu. Y xách hai con cái chép tươi nguyên đang giãy đành đạch, cười bảo:
- Ngoài sông gió to quá, dần chài lưới chẳng dám xuống nước. Ta sợ không có cá ăn sẽ khiến mọi người mất hứng nên gắng đến sớm, ra sông bắt vội hai con.
Kim Thúy Vũ cười khanh khách:
- Đại ca tinh tế cẩn thận, suy tính chu đáo thật.
Giả Tú Tài nói:
- Sai rồi, chính là nhờ ta đoán việc như thần, gieo quẻ biết trước nên đã gọi mấy món nhắm ngon lành, đợi cá chép của Trì lão đại đến phối hợp.
Kim Thúy Vũ lườm y:
- Đem quẻ kiếc của ngươi đi lừa kẻ ngốc may ra còn có người tin.
Giả Tú Tài ra vẻ kinh ngạc:
- Lạ nhỉ, ta lừa muội bao giờ chưa?
Kim Thúy Vũ chừng như nổi nóng đến nơi. Trì Tiễn Ngư đưa tay can hai người, cười xòa:
- Lão tam, lão tứ, ta tưởng ba năm cách biệt, đệ và muội đã bén duyên cầm sắt nên đôi nên lửa từ lâu rồi chứ, tại sao vẫn giận hờn trẻ con như vậy?
Kim Thúy Vũ đỏ bừng mặt, giậm chân trách:
- Lão đại đừng mở miệng ra là nói lâm vào chuyện của muội, phàm là phận gái ngoan trên đời, ai mà chịu thành đôi với một tên phá gia để hèn vô sỉ lật lọng lừa đảo thế kia.
Giả Tú Tài xì một tiếng, uể oải đáp lại:
- Cô mà là gái ngoan? Đừng cưa sừng làm nghé nữa đi!
Phong Liên theo dõi mà buồn cười quá đỗi, nghĩ bụng: "Họ Giả tốt đâu không biết, nhưng cứ kéo dài mãi giọng điệu này thì thể nào cũng khiến người ta tức chết”.
Quả nhiên, Kim Thúy Vũ sầm mặt, Trì Tiễn Ngư vội nói át:
- Thôi thôi, cho ta xin, chỉ trách ta lắm mồm, nếu đệ và muội muốn trút giận thì cứ đổ vào đầu ta là được.
Y đã nói vậy, hai người kia cũng không tiện cãi cọ nữa. Trì Tiễn Ngư vẫn lấy làm lạ vì sự phát tướng kỳ quặc của Bạch Bất Ngật, can hai đệ muội xong, định hỏi hắn cớ sự thì chợt nghe giọng trẻ con giòn giã:
- Lão tiên sinh, cá bán thế nào?
Họ Trì ngoái đầu lại thì thấy chính tà cậu bé ăn vận kiểu người lớn đang ngồi trong góc nhà, bèn ôn tồn hỏi:
- Tiểu bằng hữu, người lớn nhà cậu đâu?
Cậu bé xịu mặt, chán nản nói:
- Tiểu cái gì mà tiểu? Hừ, ngươi thấy ta còn nhỏ lắm à?
Trì Tiễn Ngư bật cười, giơ hai ngón tay tạo một khoảng cách ngắn:
- Mới bằng ngần này thôi.
Cậu bé vùng vằng, sắc mặt càng khó coi:
- Lão già, có bán cá thì bán, tại sao phải nhì nhằng lắm lời thế?
Trì Tiễn Ngư hơi tái mặt, Bạch Bất Ngật vốn nóng nảy, mắng ngay:
- Thằng ranh con, muốn chết à? Dám ăn nói vớỉ ông nội ngươi thế hả?
Cậu bé trề môi:
- Lão ấy xứng làm ông nội ta ư? ông của ta chỉ giơ một ngón tay cũng đủ di chết bốn đứa các ngươi.
Bạch Bất Ngật đùng đùng nổi giận, quất tay áo nhảy dựng lên. Trì Tiễn Ngư vội cản lại, nghĩ bụng: "Cậu bé này nghênh ngang bạo dạn, có khi là con cháu của bậc cao nhân nào đó cũng nên. Vả chăng, ta là lão đại của Quan Lạc Tứ Kiệt, đầu hai thứ tóc rồi, chẳng lẽ còn chấp nhặt một cậu bé con". Y bèn cười xòa:
- Tiểu bằng hữu, ta mang cá đến đây không phải để bán đâu.
Cậu bé bĩu môi:
- Thì ra ngươi già lão, da mặt cũng rão theo, nói dối không biết ngượng nữa.
Trì Tiễn Ngư ngạc nhiên hỏi:
- Ta nói dối bao giờ?
- Khi ngươi hát hò ngoài sông, có rao "Sớm hôm chài lưới kiếm vài đồng" đấy thôi? Bây giờ lại chối đây đầy là không bán, trở mặt như trở bàn tay, chẳng phải hảo hán.
Trì Tiễn Ngư phì cươri: "Đúng là trẻ con, ta tiện miệng hát dăm câu mà nó lại tưởng là thật". Nhưng y vốn phóng khoáng rộng lượng, chẳng bao giờ lấn lướt chèn ép ai, đàn bà trẻ con lại càng không, nghĩ một lúc rồi nói:
- Rao là rao vậy thôi, e rằng cậu không mua nổi.
Cậu bé nhướng mày, lần tay vào thắt lưng, tuốt ra một chuỗi ngọc, quăng đánh bẹt lên mặt bàn. Chuỗi ngọc lóng lánh ngời sáng, hạt nào hạt nấy to hơn đầu ngón tay cái, tỏa ra hào quang dìu dịu.
Một cậu bé mà mang theo mình báu vật quỹ giá nhường ấy, ai nấy đều sửng sốt. Bạch Bất Ngật vốn tham lam, trông chuỗi ngọc trai mà mắt suýt rơỉ khỏi tròng. Cậu bé giở quạt dát vàng, yênh vang hỏi:
- Chuỗi hạt châu này là đủ chứ gì?
Trì Tiễn Ngư hít một hơi thật sâu, rời mắt khỏi những hạt ngọc óng ánh, liếc nhanh về phía thầy trò Lương Tiêu rồi nghiêm nghị bảo cậu bé:
- Ở đây tai vách mạch dừng, cậu mau cất ngọc đi, nếu để kẻ gian nhìn thấy thì không có lợi cho cậu đâu, Cậu bé hất mặt lên, ngạo nghễ đáp:
- Ta tự khắc có quyết định, không cần ngươi phải lo hão.
Khuôn mặt non tơ mà giọng điệu lại già đời hống hách. Trì Tiễn Ngư vừa tức vừa buồn cười, bèn đùa:
- Hễ ta muốn bán cá thì lấy dăm ba đồng gọi là hoặc biếu không đều được. Hễ không muốn bán, cậu có đưa hàng vạn cân ngọc trai ra đây ta cũng không thuận tình.
Cậu bé trố mắt không hiểu, Trì Tiễn Ngư lại ôn tồn nói:
- Trông phục sức, chắc cậu cũng là dòng dõi thi thư. Ta hẵng ra một vế đối thử xem lực học cậu thế nào, nếu cậu đáp được, ta sẵn lòng tặng cả, còn không đáp được thì đừng trách cứ gì ta nữa.
Cậu bé tươi mặt:
- Đối à, ta sành khoản ấy lắm, ngươi cứ ra đề đi.
Trì Tiễn Ngư ngẫm nghĩ: "Đồ chip hôi không biết trời cao đất dày, câu đối của lão phu mà ngươi tưởng đáp lại dễ thế à?". Cân nhắc một lát, y nói:
- Hai hôm trước thời tiết ngột ngạt oi ả, ta đi qua sông, trông thấy một con cá chép đang giỡn nước, đúng lúc ấy cây mận bên bờ sông rụng một quả đúng ngay đầu con cá. Ta tấy đó làm đề, ra vế trên thế này: "Lý đả lý, lý trầm để, lý trầm lý phù".
Giả Tú Tài vỗ tay khen:
- Vé này ra hay lắm, nhưng chỉ e hơi khó.
Cậu bé nghĩ: "Vế trên có liên quan đến cá chép, nhắc đến sự vật ở ngay trước mắt, mận và cá chép lại đồng âm, thật khó quá". Cậu cau mày, bất giác dừng ánh nhìn ở góc nhà, nơi bày bổn thục quỳ để trang trí, bấy giờ một con ong mặt trú mưa đang bay lăng xăng quanh đóa hoa, bất chợt cơn gió theo mưa hất vào phòng, thôi con ong ngã bẹt dí xuống đất. Cậu bé sáng mắt lên, buột miệng reo:
- Phong xuy phong, phong phốc địa, phong tức phong phi.[6]
Cậu chưa dứt lời, trận gió đã lướt đi xa, ' tách" một tiếng, con ong lại bay lên. Trì Tiễn Ngư kinh ngạc vỗ tay tán thưởng:
- Đối tuyệt quá, đối tuyệt quá!
Y vốn là người đường hoàng khoáng đạt, nhận thua xong định đưa cá sang ngay, Bạch Bất Ngật liền cản:
- Khoan đã!
Trì Tiễn Ngư nhìn sang:
- Đệ có khiếu nại gí chăng?
Bạch Bất Ngật nói:
- Quan Lạc Tứ Kiệt tưng hoành khắp nơi, đâu thể để một đứa ranh con bẻ gãy uy phong.
Giả Tú Tài bật cười, uể oải phụ họa:
- Nhị ca nói phải đấy.
Kim Thúy Vũ im lặng, nhưng ánh mắt cũng biểu tán đồng.
Trì Tiễn Ngư nghĩ bụng: "Ba vị đệ muội đều là dạng tâm cao khí ngạo. Nếu ta vòng tay dâng cá cho người, nhất định họ sẽ cảm thấy rất mất thể diện", bèn hỏi:
- Vậy theo ý đệ thì nên làm sao?
Bạch Bất Ngật đề xuất:
- Đệ là người làm ăn, không phải hạng đa tài nho nhã như lão đại và lão tứ. Vừa rồi đã đấu văn, nay đệ mạo muội thử tài toán của tiểu bằng hữu.
Trì Tiễn Ngư nhủ bụng: "Rõ ràng là nhị đệ cố ý làm khó nó, ban nãy nhờ may mắn mà đứa bé đối được, nhưng tuổi mới bằng ấy, số thuật làm sao sánh được một người lý tài, thạo tính toán như nhị đệ?". Nghĩ vậy, nhưng nể mặt Bạch Bất Ngật nên y không nói ra, ngờ đâu cậu bé cười hì hì:
- Được lắm, ngươi ra đề đi!
Thấy cậu bé bình thản ung dung, Bạch Bất Ngật cũng hơi chột dạ, đầng hắng mấy tiếng mới nói:
- Có bảy cân cá chép, hai cân cá trắm, tổng cộng bốn trăm hai mươi sáu đồng...
Giả Tú Tài xen vào:
- Mấy cân cá thôi mà sao đắt thế?
Bạch Bất Ngật hừ một tiếng:
- Ngươi hiểu cái cóc khô gì, vật hiếm mới quý, bây giờ không ra sông đánh bắt cá được, tất nhiên giá cả phải cao hơn bình thường chứ, Hừ, thôi không lạc đề nữa, giả sử đánh được ba cân cá chép, bốn cân cá trắm, tổng cộng là hai trăm tám mươi đồng. Hỏi mỗi loại bao nhiêu tiền một cân?
Nói một hơi hết bài, họ Bạch vớ luôn chén trà hớp một ngụm, đoạn liếc mắt nhìn đứa nhỏ, vẻ đắc thắng. Cậu bé cười nhạt:
- Đầy là phép trừ liên tiếp, có gì là khó, Bạch Bất Ngật bỗng tái mét mặt, chén trà trên tay rơi đánh choang xuống nền nhà. Cậu bé nhặt một nắm đũa rải ra làm que tính:
- Hàng bên phải là cá chép, hàng bên trái là cá trắm, gấp bảy lần hàng bên phải lên rồi nhân với bên trái, sau đó trừ liền ba lần hàng bên phải, được mỗi cân cá trắm là ba mươi mốt đồng, thay lại vào hàng bên phải, suy ra số tiền mỗi cân cá chép là năm mươi hai đồng.
Bạch Bất Ngật há hốc mồm xem cậu bé tính toán, nước dãi rớt ròng ròng. Trì Tiễn Ngư qua cơn sửng sốt lại vui vẻ nói:
- Đúng là một cậu bé thông minh đĩnh ngộ! Chẳng biết cha mẹ thế nào mà sinh được hài tử giỏi giang thế này, ngưỡng mộ quá đi mất.
Bạch Bất Ngật quẹt nước dãi, hầm hầm gạt phăng kết quả:
- Không tính, không tính, làm lại.
Kim Thúy Vũ mỉm cười:
- Nhị ca gặp phải đại hành gia rồi. Có câu "Cưa lắm càng sầy vẩy", mất mặt một lần là đủ rồi huynh ơi.
Bạch Bất Ngật trợn tròn mắt, gào lên:
- Kim lão tứ, ngươi đừng lâm nhảm bậy bạ nữa!
Kim Thúy Vũ không để ý đén, mỉm cười bảo cậu bé;
- Bây giờ ta gảy một khúc, ngươi khá đoán xem là khúc gì.
Cậu bé đã vượt qua được hai cửa ải, mặt mày tươi tỉnh, tinh thần phấn chấn:
- Xin mời!
Kim Thúy Vũ tự dưng chột dạ: "Trông tự tin lắm, phải chăng nó thông hiểu cả âm luật?", rồi gượng cười, ôm tÿ bà lên, so dây thử tiếng. Cậu bé nhắm mắt, lắc lư đầu tán thưởng:
- Chỉ hai ba tiếng vặn trục khảy dây, chưa thành giai điệu mà đã chứa chan tình tứ, thẩm thẩm đúng là một tay đàn tuyệt diệu.
Kim Thúy Vũ nghe khen thì hởi lòng hởi dạ, che miệng cười đáp:
- Thằng bé này, mới tí tuổi đầu mà đã dẻo miệng thế, lớn lên có khi khiến khối người chết vì những lời đường mặt.
Giả Tú Tài cười khẩy:
- Hí hửng cái gì? Nhóc con miệng còn hôi sữa, bạ đâu nói đấy, tự nhiên đi tin lấy tin để.
Kim Thúy Vũ tức tối nhìn hắn, nghiến răng mắng thầm: "Đồ một sách, chẳng hiểu thế nào là tình tứ ý nhị" đoạn nghiêm mặt lại, bắt đầu gảy đàn, Giai điệu thoạt tiên thong thả dàn trải, cao nhã thanh thoát, đưa người nghe đến nơi sơn thủy hữu tình, những dãy núi trải dài trước mắt, những dòng sông mảnh mai uốn lượn mãi đi; bỗng chốc giai điệu mau hơn, tịch tịch tang tang, dập dồn khó đoán, tựa hồ tiếng người vang lên trong núi vắng, rồi xa xa vọng lại tiếng trả lời chan chứa niềm hân hoan. Đúng lúc mọi người ngây ngất say sưa gần như quên hết mọi sự, Kim Thúy Vũ bỗng tháo ngọn trầm bạc, đầy nó chạy liên tiếp qua các ngón tay rồi thình lình vạch một cái trong không trung, tiếng tÿ bà bỗng cất cao, hiên ngang khích liệt như tráng sĩ tuốt kiếm, tướng quân khoác giáp, núi gầm biển réo, vạn vó ngựa cùng gõ dập dồn, khiến ai nấy có cảm giác mình đang hiện diện ở nơi sa trường đẫm máu, gió thôi căm căm, đao thương rổn rảng, giai điệu lúc bổng lúc trầm, nghe thật hồi hộp. Đến một cung rất cao, tiếng đàn đột nhiên chùng lại, gợi cảnh sông nước rền rí, chiến mã gục đầu thất bại, tịch dương đằng xa tà tà hạ xuống, trời đất đỏ như rưộm máu khiến bầu không khí chết chóc càng thêm thể thảm. Dần dần, tiếng tÿ bà dịu đi như nước chảy, càng đàn càng chậm, cuối cùng lại trở nên trong trẻo thánh thót, tựa như dòng sông uyển chuyển đầy bánh xe băng, ánh trăng rót xuống chiếu sáng cả rừng hoa, cứ bâng khuâng như thế hồi lâu, chừng thời gian tàn một tuần hương thì âm thanh loãng dần cho đến khi không nghe thấy nữa.
Căn gác lặng ngắt như tờ, rồi Trì Tiễn Ngư thở một hơi dài:
- Ba năm không gặp, ngón tÿ bà của Kim tứ muội càng thêm điêu luyện mê hồn.
Kim Thúy Vũ cúi mình khiêm nhường:
- Được đại ca ban khen, tiểu muội vinh hạnh vô vàn, - đoạn hướng đôi mắt đẹp về phía cậu bé vẻ chờ đợi. - Ngươi có nhận ra đây là khúc nhạc gì không?
Cậu bé trước sau vẫn nhắm mắt nghe, bấy giờ mới mở mắt mỉm cười:
- Đây mà là một khúc ư?
Kim Thúy Vũ hơi biến sắc mặt. Cậu bé lắc đầu:
- Bản nhạc này có tổng cộng năm đoạn. Đoạn đầu tiên, giai điệu vô cùng thanh nhã khoáng hoạt, chính là Cao sơn lưu thủy. Đoạn thứ hai như tiếng vọng trong núi vắng, nhấn nhá lạc thú của ẩn giả, chính là Ngư tiều vấn đáp. Đoạn thứ ba, tiết tấu bỗng trở nên ngang tàng, chính là Thập diện mai phục tả chuyện Hắn Sở tranh hùng. Đoạn thứ tư hiu hất buồn thương, chính là khúc Tịch dương tiêu cổ, còn đoạn cuối cùng trăng soi mặt sóng, cố nhiên là Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trần Hậu chủ.
Cậu bé càng nói càng say sưa, giọng nói, sắc mặt động tác tay chân đều toát lên nét vẻ ngây thơ nhiệt cuồng con trẻ. Kim Thúy Vũ ngây ra hồi lâu, cuối cùng thở dài:
- Ngươi giỏi thật.
Cậu bé mỉm cười:
- Thẩm thẩm đàn hay lắm, tài tình hơn nữa là ghép được năm bản nhạc vào làm một mà trước sau liền lạc, không để lộ dấu ghép. Chỉ tiếc vẫn còn chút khiếm khuyết về mặt kỹ thuật.
Kim Thúy Vủ nghe cậu bé nói năng già dặn tự tin quá mức, không nhịn được phải hỏi:
- Chẳng hay khiếm khuyết chỗ nào, mong được chỉ giáo?
Cậu bé nói:
- Ngón vê, ngón phi và ngón gảy của thẩm thẩm hơi cứng, dẫn đến rít, tắc ở những đoạn chuyển quan trọng. Nhưng khiếm khuyết đó không phải là do rèn luyện chưa tinh, mà là do lực cổ tay của thẩm thẩm không đủ mạnh.
Bạch Bất Ngật gắt gỏng:
- Tài đàn của Tứ muội ta vốn vô song vô đối vùng Quan Lạc. Thằng quỷ nhà ngươi đừng khoác lác bậy bạ nữa!
Kim Thúy Vũ trước sau vẫn chăm chú lắng nghe, đến đây ngậm ngùi nói:
- Nhị ca bớt nóng, hài tử này nhận xét hoàn toàn chính xác.
Bạch Bất Ngật chưng hửng. Kim Thúy Vũ vén tay áo, để lộ cổ tay trắng mịn như tuyết, ở chỗ nổi cổ tay và bàn tay hiện ra rành rành một vết đỏ dài mảnh, Kim Thúy Vũ nói:
- Hai năm trước, tiểu muội đã bị người ta chặt đứt bàn tay này.
Mọi người đều giật mình, Trì Tiễn Ngư hỏi:
- Duyên cớ vì đâu?
Bạch Bất Ngật nhảy chôm chôm, miệng tru tréo:
- Cha chả, kẻ nào mà to gan lớn mặt đến thế?
Giả Tú Tài mím môi im lặng, nhưng hai mắt đằng đằng sát khí. Kim Thúy Vũ kể:
- Hai năm trước, trong thời gian đàn hát ở Tây Lương, muội gặp Lương Châu nhị quỷ.
Bạch Bất Ngật hằn học:
- Hừ, lại mấy tên ôn vật!
Kim Thúy Vủ tiếp:
- Đúng thế, Lương Châu thất quỷ bị chúng ta diệt mất năm, chỉ còn Đại quỷ và Tam quỷ. Hai tên súc sinh càn quét một thôn làng, giết người cướp của đã đành, lại còn cưỡng gian đàn bà con gái. Muội đã bắt gặp thì đM nào chiu thõng tay để mặc chúng làm bậy.
Giả Tú Tài bỗng lẩm bẩm:
- Võ công Đại quỷ và Tam quỷ không dễ đối phó đâu.
Kim Thúy Vũ lầm lầm nét mặt, gay gắt mắng:
- Diệt gian trừ bạo, cứu khốn phò nguy vốn là bản sắc của bậc hiệp nghĩa, đừng nói là Lương Châu nhị quỷ, mà cho dù có gặp hạng ma đầu tà môn như Lương Tiêu, lão nương cũng không lui nửa bước.
Nghe đến hai chữ "Lương Tiêu", phong Liên giật thót, không nén được phải liếc sang gã sư phụ. Lương Tiêu vẫn giữ vẻ mặt bình thản, cúi xuống uống cạn sạch phần rượu trong bát. Dù đầy thắc mắc, Phong Liên vẫn gắng nín nhịn, tiếp tục dỏng tai lên nghe.
Giả Tú Tài ngượng ngập:
- Tứ muội nói phải lắm, nhưng muội thân đơn thế cô lao vào nguy hiểm thì làm sao thắng nổi?
Kim Thúy Vũ lườm y:
- Ta thắng vì xuất kỳ bất ý, dùng ngón Ngũ âm tiễn bắn chết được Tam quỷ, nhưng chưa hạ được Đại quỷ. Tên đó lợi hại quá đỗi, múa thanh Phách Phong đao kín đến nỗi nước cũng không lọt, vừa đấu vừa buông những lời sàm sỡ hạ lưu để làm rối trí ta. Khổ đấu hơn năm mươi hiệp, ta mới sơ suất một chút đã bị hắn phạt đứt bàn tay phải. Tên đó giành được ưu thế, liền vận chiêu Phong quyển tàn vân lên đao, chém vào cổ ta...
Giả Tú Tài không kìm được ngắt lời:
- Sau đó thế nào?
Kim Thúy Vũ gắt:
- Còn thế nào được, cuối cùng cũng không chém chết được ta, ngươi nhìn rõ đấy chứ, lão nương là nguời hay là ma?
Giả Tú Tài gãi gãi đầu, cười lấp, lại châm chọc:
- Người chả ra người, ma chả ra ma.
Kim Thúy Vũ nhổ toẹt một cái, nghiêm giọng kể tiếp:
- Đang lúc nguy ngập, chợt nghe có tiếng gió ào đến, một viên đá nhỏ bay xẹt qua vành tai muội, rồi "keng" một tiếng, búng thanh Phách Phong đao đi rất xa. Đại quỷ giật lui năm bước, hổ khẩu tướp máu. Hắn cũng khá nhạy bén, biết rằng có cao nhân tới liền vắt chân lên cổ tẩu thoát, không ngờ lại một viên đá nữa búng tới, lần này trúng lưng hắn. Đại quỷ ngã nhào. Muội chạy tới nơi, thấy tên tặc tử bị phong bế huyệt đạo, nghĩ bụng nhổ cỏ phải trốc tận rễ, không thể nương tay, chẳng nói chẳng rằng, giơ tÿ bà lên nện vỡ sọ hắn luôn.
Trì Tiễn Ngư vỗ tay khen:
- Thống khoái, thống khoái! Thế là tuyến đường đến Tây Lương bây giờ cùng yên ổn hơn một chút.
Kim Thúy Vũ gật đầu mỉm cười:
- Muội giết được Đại quỷ rồi quay lại thì thấy có ba người đang đứng sau lưng mình, bèn thi lễ tạ ơn, nào ngờ một trong ba người đó lắc đầu nói: "Thủ đoạn của thư thư thật tàn ác, vì sao nhất định phải một sống một chết như thế mới cam tâm hả?". Muội cảm thấy câu nói đó có phần giáo điều cứng nhắc, chẳng hiểu ra sao. Lúc ấy, một người nữa bước lên, nhặt bàn tay đứt của muội, nói: "Ta nổi cho ngươi", cũng không biết hắn dùng thú pháp gì, chỉ thấy phong bế huyết mạch cho muội, sau đó dùng kim nhỏ và chỉ mảnh, đưa tay tăm tắp một chút là khâu liền bàn tay đứt vào cho muội, trước sau, muội chỉ cảm thấy cánh tay-tê tê, không có cảm giác đau đớn gì hết. Người đó nổi xong cổ tay, lại xoa dược liệu, cho muội uống chút thuốc, dặn muội cách trong uống ngoài xoa. Muội cũng không dám chậm trễ, bèn theo lời hắn dặn dò, kiếm một nơi điều dưỡng liền ba tháng, cổ tay liền lại như cũ, hơn nửa năm sau lại có thể chơi đàn tÿ bà. Nhưng đúng như tiểu bằng hữu đây nói, bàn tay rốt cục cũng không linh hoạt được như xưa, đàn đến những chỗ khó thì luôn luôn có một hai phần kém nhuần nhuyễn.
Cậu bé nọ xen vào:
- Tay đứt lìa mà nổi lại được, y thuật của người đó cao cường quá!
Mọi người đều gật đầu. Bạch Bất Ngật ra chiều suy nghĩ, rồi hỏi:
- Lão tứ, ba người đó bộ dạng thế nào?
Kim Thúy Vũ thở dài:
- Ba vị ân công không cho muội tiết lộ hình tích, mong nhị ca thứ lỗi.
Bạch Bất Ngật gặng:
- Nhưng người nổi tay cho mưội là nam hay nữ thì ắt có thể nói được chứ?
Kim Thúy Vũ ngần ngừ một thoáng rồi nói:
- Là nam, tuổi còn rất trẻ.
Bạch Bất Ngật cau trán, làu bàu:
- Thế thì không giống lắm.
Giả Tú Tài hỏi:
- Sao lại không giống?
Bạch Bất Ngật chỉ lắc lắc đầu, không đáp.
Phong Liên càng nghe càng hứng thú, ngoảnh sang Lương Tiêu, thấy gã ngơ ngẩn nhìn ra ngoài cửa sổ, bèn nói:
- Sư phụ này, sao trên đời lại có thứ y thuật cao cường như thế nhi? Thật hiếm có quá!
Lương Tiêu tạnh lùng nói:
- Nổi được tay đứt vẫn chưa là gì, trên đời còn có thứ y thuật cao mình hơn nhiều.
Phong Liên giễu:
- Thế thì chắc là thứ y thuật nổi được đầu người đứt vào cổ phải không?
Lương Tiêu bật cười:
- Cái đó thì không được.
Phong Liên cười hì hì, lè lưỡi ra trêu gã. Bấy giờ Kim Thúy Vũ lại nói:
- Tiểu bằng hữu đây thật tài giỏi, đến một chút khiếm khuyết đó mà cũng nghe ra, chắc chắn gia đình phải có sở học thâm trầm uyên bác lắm, họ Kim này tâm phục khẩu phục rồi. Đại ca giao cá cho người ta đi thôi!
- Khoan đã! - Giả Tú Tài lừ đừ đứng dậy, lắc đầu, - Để đệ gieo trước một qué xẹm đưa cá cho hắn có cát lợi hay không đã.
Kim Thúy Vũ cau mặt hỏi:
- Phá gia, ngươi lại định giở trò ma gì đây?
Giả Tú Tài tẩn mẩn moi trong ngực ra ba đồng tiền:
- Dịch thư có câu "Cát hay hung là nói về sự được hay mất". Động thổ xây nhà cũng phải xem giờ đấy. - Y gieo ba đồng tiền ra bàn, nhìn một lúc rồi kinh ngạc nói. - Ôi chà, không xong, ra quẻ cấu, Thoán từ có nói: "Túi mình không cá, ắt sinh họa. Cái họa không cá là do xa dân". Ngụ ý rằng, chúng ta không có cá thì thực nguy hiểm, vì vậy nhất định không nên cho cá này đi.
Kim Thúy Vũ thừa biết độ đúng sai của quẻ gieo đến đâu. Giả Tú Tài bày sạp xem bói ở chùa Đại Tướng Quốc đã lâu, gieo âm dương bằng ba đồng tiền này đã quá nhiều lần, muốn gieo cái gì thì được cái đó, muốn ra quẻ nào là ra quẻ đó, nói giới nói bể gí thì nói, miễn là moi được tiền của khách xem. Quẻ cấu này chắc cũng do hắn cố ý tung ra đây. Kim Thúy Vũ đang nghĩ cách bóc trần màn kịch của họ Giả thì cậu bé bỗng phì cười:
- Thoán từ còn nhắc một câu nữa về quẻ cấu, ngươi có nhớ chăng?
Giả Tú Tài ngẩn người:
- Câu gì?
Tiểu đồng nói:
- Có câu; "Hào hai, để con cá trong túi không có lỗi, nhưng cốt là đừng cho nó gặp khách". Cũng tức là, ngươi có cá chép thì ổn cho ngươi, nhưng lại bất lợi cho khách khứa.
Giả Tú Tài buột miệng khen:
- Thằng bé này tinh khôn nhanh nhẹn thật! Nhưng đây là cuộc hợp mặt của huynh muội chúng ta, làm gì có khách nào?
Cậu bé cười:
- Không có ư? Ta hẵng hỏi, Thần Ưng sứ có phải là khách không?
Bốn người đều biến sắc, cậu bé ngửa cổ tay, phô ra trong lòng bàn tay một miếng ngọc bội trắng óng ánh, trông như con chim ưng sải cánh vươn mỏ chuẩn bị bay lên.
Quan Lạc Tứ Kiệt đồng đứng bật dậy, thất thanh kêu:
- Thần Ưng lệnh!
Cậu bé cưòỉ nói:
- Các ngươi không tặng cá chép, đối với Thần Ưng sứ ta đây chẳng phải là bất lợi hay sao?
Tứ kiệt ngơ ngác nhìn nhau, mặt đều có nét kinh hãi. Họ đến đây hợp mặt chính là để đón tiếp Thần ưng sứ giả, nhưng không bao giờ ngờ được Thần Ưng sứ lại là một đứa trẻ mặt búng ra sữa. Cậu bé vẫn giữ nguyên sắc diện tươi tình, nhìn hết người nọ sang người kia:
- Ba năm trước các ngươi gia nhập Thần Ưng mình, đã cam két thế nào? Hoàng Hà nhất phu Trì Tiễn Ngư tự nguyện hiệu triệu hào kiệt hai bờ Hoàng Hà, hiện nay tình hình ra sao?
Trì Tiễn Ngư lộ vẻ ngượng ngùng:
- Giớỉ lục lâm mỗi người một bụng, khó mà thâu tóm họ về một mối được.
Cậu bé hỏi tiếp:
- Vậy thì, Biến đồng thành kim Bạch Bất Ngật thu gom lương thực, tiến độ đến đâu rồi?
Bạch Bất Ngật vã mồ hôi trán, lắp bắp:
- Hai năm trước Hoàng Hà lụt lội, lương thực đã đem cứu đói sạch.
Trì Tiễn Ngư nghe vậy cả kinh, chưa kịp gặng hỏi kỹ càng thì cậu bé đã tiếp:
- Quái trung thiên thu Giả Tú Tài thu thập tin tức, chắc không đến nỗi nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gí chứ?
Giả Tú Tài vòng tay cười nói:
- Không dám, không dám! Tại hạ tính tình lười biếng, làm việc mà vất vả khổ sở thì hay lực bất tòng tâm lắm. cổ nhân có câu đúng người đúng việc, chi bằng sứ giả phái tại hạ đi làm một việc vui vẻ gì đó...
Trì Tiễn Ngư ngắt lời:
- Lão tam, đừng vô lễ!
Cậu bé cười cười, quay sang Kim Thúy Vũ:
- Mã thượng tÿ bà Kim Thúy Vũ đi thu gom chiến mã, tình hình tớỉ đâu rồi?
Kìm Thúy Vủ tái mặt ấp úng:
- Ta. bị thương ở cổ tay, nên lỡ mất việc mua ngựa.
Cậu bé giở quạt, lắc đầu:
- Minh chủ hết sức tín nhiệm và khen ngợi bốn vị, thường nói Quan Lạc Tứ Kiệt là những hào kiệt hàng đầu của võ lâm phương bắc, mà nay ba năm đã qua, không một việc nào hoàn thành cả.
Bạch Bất Ngật đỏ mặt tía tai, nổ một tràng như pháo:
- Bây giờ đang là thiên hạ của bọn Thát, muốn khởi sự chẳng dễ thế đâu? Huống hồ ta...
Hắn chưa dứt lời, Trì Tiễn Ngư đã thét lên như sấm:
- Câm đi!
Bạch Bất Ngật hoảng hồn im bặt.
Trì Tiễn Ngư ném cái nhìn dữ dội về phía Lương Tiêu, lạnh lùng nói:
- Chúng ta đang có việc quan trọng cần thương nghị, mong bằng hữu xuống dưới lầu, tiền ãn uống Trì mỗ xin chu tất.
Lương Tiêu cười cười, giơ chén lên uống cạn, nhưng không đứng đậy. Bạch Bất Ngật nổi điên, quát:
- Đồ man di, đại ca ta bảo ngươi cút đi!
Hắn dằn bước tới, định chộp vào ngực Lương Tiêu. Già Tú Tài biết Lương Tiêu không dễ đối phó, bèn ngăn:
- Bạch lão nhị, đừng gây...
Bạch Bất Ngật tuy to béo nhưng cậy có tuyệt chiêu Nã van thủ vô địch Quan Trung, Giả Tú Tài chưa nói hết câu, họ Bạch đã chộp lấy vai Lương Tiêu. Lương Tiêu rùn vai xuống giơ cao tay lên, ống tay áo tụt xuống. Gã đặt tay lên tay Bạch Bất Ngật, nhẹ nhàng hất một cái, cười nói:
- Đón lấy!
Bạch Bất Ngật cảm thấy một luồng kình xoáy ùn ùn đổ sang, không tự chủ được, quay vù vù như con vụ về phía Giả Tú Tài, Lúc trước Giả Tú Tài đã từng dùng cách này để giỡn cợt tên tửu bảo, lúc này Lương Tiêu cũng đùng cách thức y hệt, chỉ có điều thay vì tên tửu bảo, đối tượng biến thành họ Bạch. Giả Tú Tài không tỏ ra vội vàng, cười hi hi giở chiêu Kha khiếm liên thiên, hít một hơi, ngửa người ra sau. Đây là một chiêu trong tuyệt học bình sinh Lãn nhân quyền [7] của hắn, yếu quyết là lấy nhu thắng cương, mượn lực đả lực, dùng ý không dùng sức. Hắn vốn muốn dùng nó để tiêu trừ đã quay của Bạch Bất Ngạt, khổ nỗi Bạch lão nhị to béo ục kh, nặng hơn tên tửu bảo rất nhiều, lại mang theo cả Oa toàn kình của Lương Tiêu, thật không nhẹ nhàng chút nào.
Giả Tú Tài mới chạm vào người họ Bạch, đã cảm thấy một dòng máu nóng xộc thẳng lên cổ họng, biết rõ là không ổn, vội kêu:
- Trì lão đại! - rồi biến chiêu Lãn hán suy ma, hai cánh tay áp sát nhau, đầy Bạch Bất Ngật sang phía Trì Tiễn Ngư.
Họ Trì rùn mình xuống tấn, song chưởng lần lượt xòe ra. Chiêu Khuyết nguyệt chưởng lực lấy ý từ hình ảnh vầng trăng khuyết tròn, hữu chưởng như vầng trăng non, kết hợp cả hư lẫn thực, dùng hư kình để đón lấy và hóa giải lực xoáy trên người Bạch Bất Ngật, tả chưởng như mặt trăng tròn vành vạnh, dùng thực kình đỡ nhẹ lưng hắn. Họ Trì lặp đi lặp lại vài lần, Bạch Bắt Ngật cảm thấy toàn thân thoắt nặng thoắt nhẹ, chân bước bỗng cao bỗng thấp, vụt một cái như trời xoay đất chuyển, hai chân hẫng đi, hắn ngồi phệt xuống đất, mặt mày sưng tím như miếng gan lợn.
Lương Tiêu phất áo kiềm chế xong ba đại cao thủ thì ấn tay lên bàn, nhẹ nhàng lướt tới chỗ đứa bé. Kim Thúy Vũ thét lên một tiếng, phi ngón trên dây đàn, dẫn động ám khí. Năm mũi tên nhỏ nối đuôi nhau phóng tới như đàn cá, phát ra âm thanh lanh lảnh, Thứ ám khí này tên là Ngũ âm tiễn, di chuyển theo nãm âm Cung Thương Giốc Chủy Vù, nhanh chậm khác nhau, phương hướng cũng rất khó xác định. Lương Tiêu không hề ngoái đầu, chỉ lật ngược tả thủ, búng liên tiếp năm ngón tay, mỗi búng trúng một thân tên. Sau một hồi keng keng" chói tai, Ngũ âm tiễn ngoắt đầu lại như chong chóng, bay vù vù về chỗ Kim Thúy Vũ. Họ Kim kinh sợ nhưng không hề luống cuống, giơ ngay cây tÿ bà lên đón năm mũi tên găm trở vào đàn. Lương Tiêu không khỏi khen thầm trước thủ pháp bắt tên tính diệu, đồng thời phóng ngay hữu thủ chộp luôn lấy cậu bé nọ. Cậu bé tuy còn ít tuổi nhưng hết sức bản lĩnh, lập tức khua tả chưởng, hữu thủ xuất chỉ, chìa ra hai ngón trỏ và giữa đâm vào mạch môn Lương Tiêu. Gã cười:
- Xuyên hoa điệp ảnh thủ.
Cậu bé bị gã gọi đúng võ công, khó tránh được bối rối. Chỉ một thoáng ngần ngừ đó thôi, cậu đã thấy cổ tay đau nhói, thì ra hai tay đã bị Lương Tiêu vặn tréo ra sau rồi.
Thần Ưng sứ bị khống chế, Quan Lạc Tứ Kiệt đều khiếp vía. Giả Tú Tài tung mình bay đến, sử chiêu Nhật thượng tam can đâm thẳng vào mặt Lương Tiêu. Lương Tiêu chưa kịp chiết giải, Giả Tú Tài đã nghiêng mình sang phải, biến chiêu Lãn phụ tú hoa, thô bạo thọc thẳng vào eo ếch gã.
Lương Tiêu thấy quyền pháp của y có chỗ thú vị thì cũng hiếu kỳ, bèn nắm cậu bé trong tay phải, đưa tay trái ra chiết chiêu. Giả Tú Tài liên tiếp sử các chiêu Bộ lý lương thương, Hôn thiên hắc địa, Phạn lai trương khẩu, Y lai thân thủ, lùa tới đảo đi, đều là các tuyệt chiêu thuộc Lãn nhân quyền, trông thì rất hơi hợt vụng về, nhưng thực ra vô cùng thâm sâu, ẩn tàng muôn vàn sát cơ. Chỉ chớp mắt, hai người đã chiết đến chiêu thứ năm, Giả Tú Tài sử chiêu Túy dịch Nam Sơn, duỗi chân quét ngang, Lương Tiêu vuốt xéo tay, Giả Tú Tài đứng không vững, ngã ngửa ra sau, Lương Tiêu vụt dịch bước, vươn tay như gió túm lấy thắt lưng hắn, Giả Tú Tài vội vã sử chiêu Lãn nhân thoát y, co mình lăn tròn ra xa, chi nghe "toạt" một tiếng, tấm áo nhà nho của hắn tuột ra khỏi người, nằm lại trên tay Lương Tiêu. Lương Tiêu cảm thấy trơn trơn nhờn nhợt, bèn cúi đầu nhìn thì thấy tay dính đầy những chất nhơ bẩn, gã phát buồn nôn, bèn ném luôn tấm áo sang một bên.
Giả Tú Tài lật mình đứng dậy, trên người chỉ còn mỗi một chiếc quần dài. Hắn giở quạt, cười ha hả:
- Ha ha, y phục của lão tử đúng là báu vật nhỉ, sờ một cái mà kiếm được mười cân bùn đất, ha ha...
Hắn cười sằng sặc, đến đỏ mặt tía tai vẫn không dừng được, số là hắn thoát được cú chụp của Lương Tiêu, nhưng bị chỉ phong của gã phất trúng Tiểu huyệt ở thắt lưng.
Trì Tiễn Ngư là người đường hoàng thẳng thắn, không chịu lấy đông đánh ít, trước sau vẫn đứng bên quan sát, thấy Giả Tú Tài thất bại mới lên tiếng:
- Công phu của các hạ rất cao cường, Trì mỗ xin được lĩnh giáo, - đoạn xẹt tới nhanh như chớp, vỗ ra hai chưởng.
Lương Tiêu đợi chưởng phong thốc vào mặt mới xòe chưởng đỡ, rồi tiện tay kéo một phát khiến song chưởng của Trì Tiễn Ngư khép vào nhau rồi dính chập lại. Trì Tiễn Ngư thét lên, sử lộ Khuyết nguyệt chưởng lực, tả chưởng đầy thực, hữu chưởng kéo hư, nào ngờ nội kình tả chưởng vừa tỏa ra đã biến mất tăm mất tích như bùn ném xuống ao. Đồng then, luồng nội kình mạnh mẽ lạ kỳ từ lòng bàn tay Lương Tiêu ào ào đổ tới, xô đến hữu chưởng của y. Hữu chưởng của Trì Tiễn Ngư vốn đang rỗng không, bị luồng nội kình vô song đầy thốc vào, thân hình bỗng giật lên, mặt đỏ bầm, y vội vàng hoán đổi hư thực giữa hai tay, trái hư phải thực. Nhưng Lương Tiêu cũng dùng Sinh diệt đạo thuộc Bích hải kinh đào chưởng dùng hư đỡ thực, dùng thực đánh hư. Chỉ chớp mắt, Trì Tiễn Ngư đã trúng ba lần chưởng kình, sắc mặt từ đỏ bỗng thành xanh, từ xanh biến thành tím, Ba người kia nhận ra không ổn, đều rất lo lắng, nhưng không dám tiến lên tương trợ. Lương Tiêu thấy Trì Tiễn Ngư mặt tím bầm lên, vầng trán ẩn hiện sắc đen, biết rằng cứ giữ nguyên cục diện này, nhất định y không chết cũng trọng thương, bèn tự nhủ: "Quan Lạc Tứ Kiệt cũng có phong thái hiệp nghĩa, ta đả thương bọn họ thực không thỏa đáng". Gã bèn thu chưởng lực lại, Trì Tiễn Ngư lảo đảo giật lui, Bạch Bất Ngật vội băng tớỉ đỡ lấy y. Cậu bé tay đấm chân đá, miệng thét to:
- Tên mặt sẹo, buông ta ra!
Ngặt nỗi cậu ta người nhỏ sức yếu, cú đấm red vào người Lương Tiêu như rơi vào bịch bông, không có tác dụng gì. Lương Tiêu rất kỵ bị nói đến vết sẹo, nghe vậy nổi giận, vung tay giằng lấy cái quạt dát vàng của nó:
- Ngươi họ Hoa?
Cậu bé ngớ ra:
- Vì sao ngươi biết?
Lương Tiêu cười ruồi:
- Trông thấy Xuyên hoa điệp ảnh thủ, ta lại còn không biết ư? Chả lẽ ngoài Thiên Cơ cung còn có nơi nào khác nuôi dạy được thứ quái thai như ngươi?
Cậu bé điên giận nhổ phì phì:
- Ngươi mới là quái thai ấy!
Lương Tiêu mở quạt ra, liếc qua hàng chữ thảo, thấy viết: "Hoa thơm ngào ngạt khắp vườn. Từ phụ là Uyên tặng ái tử Kính Viên". Gã gập quạt lại:
- Hoa Thanh Uyên là cha ngươi, ngươi tên là Kính Viên hả?
Cậu bé đỏ lựng mặt, gào thét:
- Thế thì sao? Liên quan gì đến ngươi?
Lương Tiêu nghĩ bụng: "Hài nhi này quả đúng là ấu đệ của Hiểu Sương, hồi bị cha nó giờ kế bắt giữ, ta có trông thấy nó một lần, lúc ấy còn quấn tã, ngờ đâu giờ đá lởn phổng thế này".
Hoa Kính Vỉên đang cơn căm uất, chợt thấy ánh mắt Lương Tiêu trở nên trìu mến thì rất ngạc nhiên. Lương Tiêu buồn bã thở dài, nhẹ nhàng hỏi:
- Kính Viên, tỷ tỷ ngươi vẫn khỏe chứ?
Hoa Kính Viên cau mày:
- Tỷ tỷ ta? Ta làm gì có tỷ tỷ.
Lương Tiêu choáng cả người, lòng dạ rối bởi: "Phải rồi, năm ấy Hiểu Sương phạm vào lễ nghĩa thiên hạ, liều mạng cứu ta, chắc đã khiến Hoa Vô Xuy nổi giận. Bà ta vẫn quen thói tàn độc, có hồi đã đuổi Hiểu Sương ra khỏi cung, chưa chừng sau đận ấy đã giam muội ấy lại, không cho gặp phụ mẫu, đệ đệ, thậm chí không cho Kính Viên biết nó có một tỷ tỷ. Mười năm nay, chẳng rõ Hiểu Sương đã phải gánh chịu bao nhiêu khổ sở.. Mặt Lương Tiêu dần dần trắng bệch ra, mắt lạnh băng bắn ra những tia sáng quắc. Hoa Kính Viên vốn rất to gan liều lĩnh mà cũng không kìm nổi cơn ớn lạnh. Đột nhiên, Lương Tiêu phá lên cười thảm thiết, rồi "bình" một tiếng, chiếc bàn gỗ đàn bên cạnh bị gã đấm vỡ tan.
Hoa Kính Viên chưa kinh sợ như thế bao giờ, không tỏ ra cứng rắn được nữa, cậu bịu đôi môi nhỏ, nước mắt ròng ròng tuôn xuống. Phong Liên vội nói:
- Sư phụ làm nó sợ rồi kìa! - rồi chìa tay kéo Hoa Kính Viên lại, lấy khăn tay lau nước mắt cho cậu.
Hoa Kính Viên có người vỗ về an ủi, nước mắt rơi càng mau, Lương Tiêu ngẩn ngơ một lúc rồi thở dài:
- Đừng để nó chạy thoát.
Phong Liên thắc mắc:
- Nó chỉ là trẻ con, ông bắt nó làm gì?
Lương Tiêu xẵng giọng:
- Cô chớ hỏi nhiều, nó không phải trẻ con tầm thường đâu.
Trì Tiễn Ngư đã thở đều đặn lại, bấy giờ đứng dậy, mặt rắn đanh:
- Hôm nay Quan Lạc Tứ Kiệt thất bại thảm hại, nhưng vẫn mong các hạ dừng bước, nói cho rồ ràng mạch lạc: các hạ là ai, và tại sao hành động như thế?
Phong Liên xen vào:
- Ngươi hỏi sư phụ ta hả? Ống ấy là Sừng sữngphk tây, Côn Luân hùng vĩ.
Tứ kiệt ngớ người ra, không hiểu câu đó nghĩa là gì, Lương Tiêu cau mày nạt Phong Liên:
- Đừng nói linh tinh nữa!
Rồi gã quay sang dịu giọng bảo tứ kiệt:
- Nếu có thể, mong bốn vị chuyển lời cho Thiên Cơ cung chủ Hoa Thanh Uyên: Hoa Kính Viên hiện trong tay Lương Tiêu, nếu ông ta muốn cứu con trai thì mau đưa Hoa Hiểu Sương đến Khai Phong thiết tháp gặp ta.
Gã chưa nói xong mà Quan Lạc Tứ Kiệt đã tái nhợt mặt Mười mấy năm trước, dạo Lương Tiêu khuấy trời chọc nước gây nên những chuyện kinh thiên động địa, Quan Lạc Tứ Kiệt vẫn chưa kết nghĩa nhưng đã nghe đủ tiếng xấu về gã. Trong giới nhân sĩ hiệp khách giang hồ, hễ cái tên Lương Tiêu vang lên là bao nhiêu hàm răng nghiến kèn kẹt, bao nhiêu ánh nhìn rực lửa căm hận, ai cũng mong được xẻ thịt gã ăn sống nuốt tươi, lột đa gã làm chăn màn gối đệm. Giả dụ như bình thường, thì dù không phải là địch thủ của Lương Tiêu, tứ kiệt cũng sẽ xông vào liều mạng với gã, thà làm ngọc nát còn hơn ngói tành; nhưng hiện thời Hoa Kính Viên đang trong tay kẻ địch, bốn huynh đệ đều e ngại, dẫu căm hận thấu xương cũng không dám vọng động.
Lương Tiêu nói xong, phất tay áo, xoay mình đi xuống lầu, dắt ngựa ra. Phong Liên hỏi xin tiểu nhị một cây dù giấy vẽ hoa, bế Hoa Kính Viên đi theo. Bạch Bất Ngật nhìn bóng họ khuất dần, giậm giậm chân:
- Trì lão đại, lẽ nào cứ buông xuôi thế này?
Trì Tiễn Ngư trầm ngâm chốc lát, rồi nói:
- Tên đại ma đầu tuyệt tích đã mười năm bỗng nhiên tái xuất, chỉ e từ nay thiên hạ sẽ nổi sóng gió. Tam đệ, đệ giao du rộng rãi, mau nghĩ cách báo tin đến Thiên Cơ cung. Tứ muội, muội kíp cưỡi ngựa vượt Hoàng Hà sang tổng đàn Giang lầy gặp Vân đại hiệp, Lương Tiêu vốn là kình địch của đại hiệp, nhớ dặn ông ấy đề phòng. Nhị đệ, bây giờ đệ di chuyển bất tiện, cứ ở lại Khai Phong giám sát nhất cử nhất động của tên ma đầu kia.
Bạch Bất Ngật hỏi ngay:
- Còn huynh?
Trì Tiễn Ngư vuốt râu:
- Vi huynh sẽ thông tn tin này đí khắp nơi, kêu gọi hảo thủ bốn phương. Lương Tiêu đại gian đại ác, gieo rắc hằn thù căm phẫn khắp nơi, nếu mọi người đồng tâm hiệp lực, nhất ‘định sẽ khiến hắn không còn toàn mạng mà rời Trung nguyên nữa.
Bạch Bất Ngật vỗ đùi hí hửng:
- Thật là cao kiến!
Giả Tú Tài trầm mặc chốc lát, chợt nói:
Trì lão đại, thứ cho tiểu đệ lắm lời. Lương Tiêu tuy khét tiếng xấu, nhưng đệ thấy hắn khí độ bất phàm, không tệ hại hèn hạ như lời đồn lâu nay.
Trì Tiễn Ngư cười nhạt:
- Quân gian ác nào chả có khí độ hơn người.
Giả Tú Tài thở dài:
- Lão đại nói phải lắm! Ôi, một nhân vật như thế mà lại bỏ thiện theo ác, đáng tiếc, đáng tiếc quá!
Bốn người thương nghị xong xuôi thì tỏa đi, ai lo việc nấy.
Chú thích:
[1] Câu trích trong Luận Ngữ, ngụ ý dân Trung thổ dẫu không được giáo hóa di nữa vẫn còn văn mình lễ nghĩa hơn dân man di, Thời đại Khổng Tử, sinh linh được chia ra làm ba hạng: Hoa Hạ, Di Địch và cầm thú người Hồ
[2] Một trong ba loại danh tửu hàng đầu của Trung Quốc (Mao Đài, Phần, Lư Châu). Có một thuyết cho rằng rượu Phần còn tên khác là rượu Hạnh Hoa, vì được sản xuất ở thôn Hạnh Hoa, thành Phần Dương, tỉnh Sơn Tây, như thơ Đỗ Mục: Tá vấn tửu gia hà xứ hữu, Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn (Hỏi thăm rượu nơi nào ngon nhất, mục đồng bèn trỏ Hạnh Hoa thôn).
[3] Bài thơ Quá Đinh Linh dương của Văn Thiên Tường. Bài dịch lấy ý thay vì dùng thẳng hai địa danh bến Hoàng Khung và quang Đinh Linh
[4] Không ăn thì phí.
[5] Trích bài Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ngũ bách tự (bằng trăm chữ, tả chuyện trên đường từ kinh đô đến huyện Phụng Tiên) của Đỗ Phủ
[6] Trong tiềng Trung, "mận" và cá chép" đồng âm, đều là lý, "gió" và "ong" đồng âm, đều là phong. Nghĩa của câu đối này như sau: Mận gõ cá chép, cá lặn xuống nước, mận nổi cá chìm. Gió thổi ong mật, ong rơi ra đất, gió ngừng ong bay.
[7] Lãn nhân quyền tức quyền pháp của kẻ lười, ở đây nhắc đến các chiêu: Kha khiếm liên thiên (ngáp vặt luôn miệng), Lãn hán suy ma (tên lười đầy cối xay), Nhật thượng tam can (mặt trời lên đến ba con sào), Lãn phụ tú hoa (ả lười thêu hoa), Bộ lý lương thương (bước chân lảo đảo), Hôn thiên hắc địa (trời u đất ám), Phạn lai trương khẩu (há miệng dón cơm), y lai thán thủ (duỗi tay đợi áo), Túy dịch Nam Sơn (say đầy Nam Sơn), Lãn nhân thoát y {kẻ lười cởi áo).
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.