Côn Luân

Chương 75: Trọc Thế Thao Thao

Phượng ca

30/05/2018

Trông mình mẩy Lương Tiêu chi chít vết thương, Hiểu Sương thấy lòng đau như cắt, nhưng cắn răng nén khóc, lấy thuốc giải toan đưa cho Công Dương Vũ uống. Hạ Đà La bắt gặp, lập tức lắc mình theo tâm pháp Hư không động, băng qua khoảng cách mấy trượng nhào tới sát lưng cô đấm ra một quyền. Lương Tiêu yếu ớt nhôm dậy, thét lên căm hờn, nhưng chẳng biết cứu viện bằng cách nào.

Cảm nhận luồng kình phong sắp chụp lấy thân, Hiểu Sương liền chúi người về phía trước theo bản năng, chợt đầu vai bị siết lại, ai đó đã chộp cứng lấy cô, kéo mạnh tới trước thêm bốn thước. Quyền phong trượt đích, cày thẳng xuống mặt đất khiến bụi tung mịt mù. Hạ Đà La nheo mắt nhìn, thấy Công Dương Vũ đã đứng dậy được, hắn hoảng hồn, nhất loạt tung quyền cước như thể định xáp tới. Công Dương Vũ chuẩn bị chiết giải, thình lình Hạ Đà La rạp người xuống, biến tiến thành lui, lùi tuốt vào rừng tùng. Chẳng gì hắn cũng là cao thủ đương thế, nay mới lâm trận đã tháo chạy, Công Dương Vũ không khỏi bất ngờ. Ông đang định truy đuổi, Cửu Như đã giũ áo, bật dậy quát lớn:

- Đồ rắn độc, chạy đi đâu? - rồi guồng chân chạy theo.

Người trước người sau lao vút đi như sao băng, chỉ nháy mắt, rừng tùng đen kịt đã nuốt chửng bóng dáng họ. Chẳng là Công Dương Vũ và Cửu Như đều có nội công thâm hậu, nhân lúc Lương Tiêu cầm chân Hạ Đà La, họ dồn sức ép chất độc ra, lúc này đều đã có thể vận công như thường.

Trước tình cảnh ấy, Hốt Xích Nhân và hai người Hồ còn lại kinh hôn táng đởm, ba chân bốn cẳng chạy trốn, Công Dương Vũ nắm Thanh Li kiếm trong lòng bàn tay, tung mình tới trước, đâm ngã hai người HÒ. Hốt Xích Nhân thừa cơ rảo bước như bay, chỉ thoáng chốc đã bỏ xa ông chừng mười trượng, Công Dương Vũ tức tốc thét lên một tiếng, nhuyễn kiếm hóa thành một tia chớp, bật khỏi tay lao đi, bắn trúng vào lưng Hốt Xích Nhân, ghim cứng hắn xuống đất.

Công Dương Vũ tới gần rút kiếm ra, ngoái cổ nhìn Lương Tiêu, không nói một lời. Lương Tĩêu thầm nghĩ: "Lúc này mà ông ấy xuất thủ, e rằng ta không đỡ nổi mười chiêu". Gã xòe tả chưởng chắn cao, hữu chưởng che thấp, lặng lẽ yểm hộ phần ngực và bụng. Mũi kiếm rung nhè nhẹ, phát ra trong không khí những tiếng "bựt, bựt", thình lình một bóng người nháng lên, Hiểu Sương nhảy bổ tới ôm riết lấy cánh tay Công Dương Vũ, miệng hớt hải giục:

- Tiêu ca ca, đi mau đi!

Chừng sợ ôm giữ thôi không đủ, cô há miệng cắn phập vào cổ tay Công Dương Vũ. Ông già định rảy ra, nhưng nghĩ sao lại thở dài, thõng tay xuống.

Nước mắt dầm dề trên mặt Lương Tiêu, pha loãng những vệt máu, từng giọt từng giọt lí tách nhô xuống đất. Gã thẩn thờ một lúc rồi quay sang đỡ Minh Tam Thu dậy, đảo mắt khắp một vòng trước khi dừng lại ở Hoa Thanh Uyên:

- Những gì Thiên Cơ cung ban tặng hôm nay, Lương Tiêu vĩnh viễn không dám quên.. Lâu thì mười năm, mau thì tám năm nữa, nhất định tại hạ sẽ đến tận cửa đền đáp.

Bọn Hoa Thanh Uyên đang vận nội tực chống cự dược tính, nghe vậy đều rùng mình. Công Dương Vũ cau mặt, nhưng chưa kịp lên tiếng thì Lương Tiêu đã tập tễnh bỏ đi, dìu theo Minh Tam Thu.

Khi bóng Lương Tiêu khuất hẳn Hiểu Sương mới bớt căng thẳng, cảm giác kiệt sức xâm chiếm thân thể, cô loạng choạng đổ vào người Công Dương Vũ rồi ngã lăn ra.

Cửu Như quay về, chân sải những bước rộng. Lão đảo mắt một vòng, không thấy xác Lương Tiêu mới yên tâm, lại hỏi:

- Tiểu tử kia đâu?

Công Dương Vũ phủi phủi vạt áo:

- Thả hắn đi rồi. Ngươi không bắt được Hạ Đà La à?

Cửu Như nhổ phì phì:

* Tên đó lần trốn quá tài tình, vả chăng ta còn bận tâm việc ở đây, không có thổíi gian đâu mà truy đuổi, tạm tha cho hắn một lần vậy.

Công Dương Vũ hừ khẽ, lừ mắt nhìn Hoa Hiểu Sương:

- Nhóc con, ngươi đã toại nguyên chưa, mau cứu tỉnh mọi người!

Hiểu Sương lấy thuốc giải ra khỏi ngực áo, nhưng hai chân bủn rủn, không tài nào đứng lên nổi, Công Dương Vũ đành đích thân đi cứu chữa từng người. Chẳng mấy chốc thuốc giải đã cạn, tình cờ Thường Ninh cũng dùng Thần Tiên đảo, Cửu Như bèn lục túi bọn người Hồ, được chín bình thuốc giải nửa đưa cho mọi người uống.

Quần hùng tuy trúng độc nhưng phần lớn vẫn chưa bất tỉnh nhân sự, ai nấy chứng kiến rõ ràng mọi việc trước sau, bao nhiêu nhiệt huyết hào khí đều tiêu tan hết. Hoa Vô Xuy giận dữ xen xấu hổ, khinh bỉ bảo Hiểu Sương:

- Chắc ngươi lạy Thường Ninh làm sư phụ rồi học được cách dùng độc phải không? Hừ, bản lĩnh ghê gớm lắm, xem chừng cái chùa chật hẹp như Thiên Cơ cung không chứa nổi vị đại Bổ tát như ngươi, từ rày về sau, những lời ngươi nói những việc ngươi làm không còn liên quan gì đến Thiên Cơ cung này nữa.

Hiểu Sương cúi gằm đầu. Phu phụ Hoa Thanh Uyên vô cùng thương xót, hiểu rằng con gái lụy tình mà bất đắc dĩ phải gây nên tội, nhưng suy cho cùng phận dưới mà dám chống đối bề trên thì vẫn là sai do vậy họ không dám hé môi nói năng gì, đành mong mỏi Hoa Vô Xuy nguôi giận rồi sẽ hòa giải với cháu gái.

Quần hào thất vọng vì kết cục bê bối của liên mình Đông - lầy nên lần lượt giã từ Vân Thù, tiu nghỉu ra về. Họ Vãn hổ thẹn ngập lòng, chẳng còn mặt mũi nào mà giữ họ lại, chưa đầy nửa canh giờ, mây trăm hào kiệt đã tan tác mỗi người một ngả, không ai buồn nấn ná. Vân Thù đứng trơ lại, oán hận đau khổ không bút nào tả xiết, nước mắt tuôn lã chã. Chúng nhân Thiên Cơ cung ngó thấy, đều không nén được tiếng thở dài. Hoa Mộ Dung là người ngoài lạnh trong nóng, chỉ giận Vân Thù được một chốc rồi thôi, bấy giờ những muốn yên ủi gã đôi câu, nhưng không biết mở lời thế nào cho phải.

Công Dương Vũ cất giọng khô khan:

- Khóc nỗi gì? Hắn Cao Tổ từng chịu mối nhục Bạch Đăng, Tào Mạnh Đức ôm mối hận cắt râu, hào kiệt xưa nay đều khó tránh khỏi lúc cùng đường bí lối, nhưng chỉ có kẻ thắng không kiêu, bại không nản mới lập được công tích ngàn đời. Nước mắt của ngươi có giết được bọn Hồ Lỗ, có chấn hưng được Hoa Hạ hay không?

【 truyen cua tui Ⅱ net 】

Vân Thù giật mình, vội nín khóc, Công Dương Vũ vuốt râư thở dài:

- Tuy ngươi đã tin lầm kẻ gian, suýt nữa làm hại tất cả mọi người, nhưng đó chẳng qua chỉ là sai lầm nhỏ nhặt. Còn Lương Tiêu đánh mất tiết tháo mới thực là tội lỗi tày trời, khó bề cứu vãn. Vì vậy hễ ngươi giữ vững khí tiết, bao nhiêu lỗi nhỏ đều có thể miễn thứ được hết Vân Thù gật đầu thưa vâng.

Cửu Như nhổ toẹt:

- Thối tha, vừa thối vừa sáo!

Công Dương Vũ không buồn cự nự, ruột gan đương để cả vào mấy lờịcủa Lương Tiêu trước lúc đi, càng nghĩ càng hối hận: "Bây giờ hắn đã lợi hại như thế, mười năm sau chẳng biết còn ghê gớm tới mức nào? Lúc ấy nếu hắn đến tầm cừu, e rằng chẳng ai trong Thiên Cơ cung chống đở nổi".

Trời sáng dần, mọi người đi tìm một tiểu trấn để nghỉ ngơi. Công Dương Vũ đến sau, không rõ đầu đuôi việc Vân Thù và Minh Tam Thu động thủ, bèn gọi riêng gã ra một nơi vắng vẻ, vừa trị thương cho vừa hỏi hắn cặn kẽ. Vân Thù cứ theo sự thực kể ra. Cửu Như không muốn ở chung với Thiên Cơ cưng, cũng dắt Hoa Sinh đi hóa duyên. Hiểu Sương nghỉ lại với gia quyến, nhưng cứ lẻ loi lạc lõng, vì Hoa Vô Xuy 43

chưa nguôi cơn thịnh nộ nên mọi người trong cung đều không dám trò chuyện với cô.

Hiểu Sương dàu dàu không vui, nhớ ra rằng Lương Tiêu đang bị thương, đã sầu càng sầu thêm, bèn vào sương phòng nằm nghi, nhưng trằn trọc mãi mà không sao ngủ được. Thờ thẫn một lúc lâu, cô đứng dậy đi ra khỏi phòng. Lăng Sương Quân đang ẵm Hoa Kính viên, khẽ khàng ru nó ngủ, Hoa Thanh Uyên ngồi cạnh vuốt ve con trai, khuôn mặt rạng nét cười. Hiểu Sương ngắm khung cảnh đầm ấm chốc lát, nỗi chua xót bỗng trào dậy trong lòng: "Cha mẹ đã có con trai, ta trở thành người thừa mất rồi, ở lại đây cũng thật vô vị". Cô bèn cất bước đi ra cửa, Lăng Sương Quân không nhịn được phải lên tiếng:

- Con đi đâu thế?

Hiểu Sương chưa kịp đáp, đã nghe giọng Hoa Vô Xuy lạnh nhạt vọng ra:

- Nó dùng độc thiện nghệ như thế, đi đâu mà chả được.

Hiểu Sương không ngoảnh đầu lại, sống mũi cay xè. Bạch Sì Nhi đang lười biếng nằm phơi nắng, trông thấy chủ ra bèn nhôm dậy, hớn hở chạy lại. Hiểu Sương òm nó vào lòng, nhớ tớỉ Lương Tiêu mà trào nước mắt. Kim Linh Nhi cũng từ đâu nhảy đến, tuồn luôn vào lòng cô. Con khỉ rất tình khôn, thấy chủ khóc liền dụi cái đầu nhỏ lông dày và mịn lau nước mắt cho cô. Hiểu Sương không nỡ phụ ý tốt của con vật, bèn thở dài, nín khóc đứng dậy.

Cô đi lang thang dọc đường lớn, được bảy tám bộ chợt nghe có tiếng rên n khe khẽ, bèn rảo bước nhanh hơn. Ở ngả rẽ phía trước, có một mụ già ăn mặc rách rưới bẩn thỉu đang ngồi bệt giữa đường, tay ôm ngực, mặt mày nhăn nhó. Hiểu Sương đang trong cơn bế tắc, nhưng vẫn không để mất tâm đức của người làm nghề y, liền tiến lại hỏi:

- Bà ơi, bà khó chịu ở đâu?

Mụ già đáp:

- Đau ngực quá...

Hiểu Sương nhấc cánh tay phải của mụ già, định bắt mạch, chợt nhận ra cổ tay nuột nà như ngọc thì không nén nổi kinh ngạc:

- Bà...

Lời chưa nói dứt, Hiểu Sương đã thấy hông đau tê, thân thể mềm 44

nhũn đi. Mụ già phá lên cười, tiếng cười lảnh lót dị thường. Kim Linh Nhi thấy chủ bị bắt, liền nhe răng khẹc một tiếng, vươn tay chộp vào ngực mụ già mụ ta nạt nộ:

- Đồ súc vật! - rồi dang thẳng cánh hất văng nó đi.

Con khỉ ngã lộn nhào, lăn một vòng trên đất rồi nằm im không nhúc nhích. Mụ già bỗng có cảm giác đau nhói, bèn cúi đầu nhìn, thấy Bạch Si Nhi đang cố sống cố chết ngoạm chặt bàn chân mình, tức thì nổi cơn thịnh nộ, rút chân giẫm một phát lên đầu con chó, nó vỡ óc, mất mạng ngay tại cho. Hiểu Sương chứng kiến tất cả mà không làm gì được, ruột gan tan nát, nước mắt chan hòa. Mụ già xử lý xong hai con vật, cúi xuống quắp lấy cô guồng chân chạy. Chỉ lát sau, họ đã ra đến bờ Hắn Thủy, thấy không có ai trưy đuổi, mụ bèn dừng chân, giải á huyệt cho Hiểu Sương rồi bẹo má cô cười khanh khách:

- Con ranh này, cuối cùng ngươi lại rơi vào tay ta rồi!

Hiểu Sương nghe giọng rất quen, chưa đoán ra là ai thì mụ già đã lại đưa tay vuốt mặt, để lộ những đường nét thanh tú trên làn da trắng trẻo mịn màng. Hiểu Sương la lên thất thanh:

- Hàn Ngưng Tử...

Người đàn bà bật cười:

- Khá khen cho ngươi còn nhận ra ta!

Thị bỗng vung chưởng tát Hiểu Sương một cái nảy lửa. Mũi miệng cô tức thì trào máu.

Mặt mũi rúm ró đi trong cơn cuồng giận, Hàn Ngưng Tử nghiến răng nói:

- Con tiện nhân Lăng Sương Quân và cái tên phụ bạc ấy thân mặt biết nhường nào. Hừ, dù có banh da xẻ thịt chúng cũng khó mà nguôi được mối hận trong lòng ta.

Thị vừa rủa xả vừa bóp chặt cổ Hiểu Sương. Cô ngạt thở, tai bắt đầu nổ ong ong, giọng nói hằn học của Hàn Ngưng Tử vọng vào màng nhĩ cô rời rạc, tiếng được tiếng mất:

- Hôm nay lão nương phải trút hận vào ngươi.

Chưa dứt IM, thị đá một cước thật nặng vào bụng dưới Hiểu Sương khiến lục phủ ngũ tạng cô nhộn nhạo hết cả, máu tràn lên cổ họng lờ lợ rồi ộc ra, cô gái mê man ngất lịm đi.

Lương Tiêu ẵm Minh Tam Thu đi một thôi đường, tìm một ngôi chùa tá túc. Gã ở cùng Hiểu Sương đã lâu, cũng hơi hiểu biết về y lý, bèn phối mấy tễ thuốc, trong uống ngoài xoa chừng bảy tám ngày thì vết thương của hai người dần dần lành lặn, bèn cùng nhau đàm luận học vấn, cảm thấy hết sức tương đắc. Minh Tam Thu cười nói:

- Hồi giao thủ với huynh đệ trên Linh Đài, thật chẳng ngờ lại có ngày hai bên bầu bạn, lâm đầu ỷ hợp như hôm nay, thế sự mang mang, quả thực khó lường!

Lương Tiêu gật đầu đáp phải.

Hơn một tháng trôi qua, cả hai đã gần như bình phục. Một hôm trời đẹp, Lương Tiêu ra tản bộ ngoài hành lang vành khuyên của ngôi chùa, trông thấy trên bức tường phấn dọc hành lang có gắn một cái gương đồng, áng chừng là nơi để tăng nhân trong chùa sửa sang chỉnh đốn y phục, gã bèn lại gần soi mình, trông thấy vết sẹo rành rành trên má, hiểu rằng nhát chém của Cận Văn đã ăn sâu vào thịt, e rằng không bao giờ da thịt đầy lại như cũ. Mà cho đủ vết thương trên mặt có lành lặn, nhưng vết thương trong tim muôn đời suốt kiếp cũng không tẩy xóa đi được nữa. Càng ngẫm càng cay đắng, gã chậm chạp tiến bước, chốc lát chợt thấy có dấu mực lốm đốm trên tường, nhìn kỹ thì ra là mấy hàng chữ:

Tâm như khúc cây đã mục,

Thân tựa chiếc lá giữa dòng.

Ngậm ngùi nào đâu sự nghiệp,

Hoàng, Đam, lại Huệ long đong.[2]

Lương Tiêu lặng lẽ nhẩm đọc bài thơ mấy lần, bụng bảo dạ: "Tâm như khúc cây đã mục. Thân tựa chiếc lá giữa dòng. Sự nghiệp của ta thì ở đâu? Ở Thiên Cơ cung, ở Tương Dương, ở giữa biển cả mênh mang, hay là ở Đại Thiên Vương tự?". Gã chợt nhận ra đời mình thật bất như ý, dù rằng việc lớn hay việc nhỏ, việc nước hay việc nhà, bản thân đều không gặt hái được chút thành tựu gì, bỗng đâu một nỗi sầu thảm mênh mang xâm chiếm tâm hồn, gã đứng sững hồi lâu rồi trở về thiền phòng, nói với Minh Tam Thu:

- Minh huynh! Hơn một tháng ở cạnh huynh, tiểu đệ đã học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ, nhưng đời này có yến tiệc nào mở mãi chẳng tàn, hôm nay xin giã biệt ở đây thôi.

Minh Tam Thu quyến luyến hỏi:

- Lương huynh đệ định đi tìm Sương tiểu thư à?

Lương Tiêu đáp:

- Đệ mà đi tìm Hiểu Sương thì tất xảy ra một trận ác đấu, không đi là hơn.

Minh Tam Thu ngạc nhiên:

- Hôm đó huynh đệ nói năng đanh thép lắm cơ mà, nào là tám năm mười năm, nào là trả thù đền đáp gì gì đó.

Lương Tiêu nói:

- Hiểu Sương quay lưng lại với cha mẹ và người thân, sống chết cứu đệ bằng được, tất sẽ bị trách phạt. Đệ nói vậy để họ ngán ngại, không dám đối xử với muội ấy quá tệ bạc.

Minh Tam Thu tư lự hỏi:

- Thế lão đệ có dự tính gì?

- Tiểu đệ cũng chưa biết, đành đi bước nào trông bước đó vậy thôi. Mai sau hữu duyên, thể nào hai ta cũng có dịp tái ngộ, lúc ấy nhất định phải đối ẩm chuyện trò, hàn huyên cho trọn cơn ấm lạnh.

Dứt lời, gã đứng dậy đi về phía bắc. Minh Tam Thu nhìn theo cho đến khi Lương Tiêu khuất hằn mới thở dài, lững thững quay mình bước theo hướng đỏng nam.

Trước đây Lương Tiêu bị số phận xô đầy quá nhiều, cuộc đời cứ thăng trầm theo thế sự, hiếm hơi lắm mới có lúc thảnh thơi, rủ bỏ được hết mọi vướng bận như hôm nay, tự nhiên lòng dạ lại trở nên trống rỗng. Gã đi lang thang vô định chừng hai mươi ngày thì gặp vô số nạn dân từ đằng trước ùn ùn kéo lại. Hỏi ra mới biết nước Hoàng Hà đã tràn qua để, gã nhảy lên điểm cao nhìn xuống, quả nhiên trông thấy dòng nước vàng đục xói quất khắp mọi chỗ, ngàn vạn khoảnh ruộng đều ngập chìm trong cơn hồng thủy, dân chúng khốn khổ đang tỏa chạy tứ tán như ong vỡ tổ, ai nấy hò hét chen lấn, làm nháo nhác cả một vùng.

Xa xa đâu đó bỗng có người cất giọng ngâm:

Núi non quần tụ, sóng gầm phẫn nộ,

Sông núi Đồng Quan đường hiểm trở.

Ngóng Tây Đô, dạ ngần ngừ.

Thương ôi Tần Hán kinh thành cũ,

Lầu các đền đài đều sụp đổ.

Hưng, bách tính khổ!

Vong, bách tính khổ [3]

Thanh âm thảm não, chói lên chùng xuống, đâm nhoi nhói vào trái tim Lương Tiêu. Gã đưa mắt ngó quanh ngó quất, chỉ thấy dân chúng khóc mếu nhếch nhác, không rõ ai là người vừa ngâm khúc hát kia, bỗng tự nhủ: "Hưng, bách tính khổ! Vong, bách tính khổ! Nhưng nếu chẳng hưng chẳng vong, chẳng làm gì hết thì có chắc thoát được cảnh khổ hay không?".

Gã chợt nảy ra một ý định, bèn hỏi đường rồi triệu tập chừng mấy chục nạn dân đi thẳng tới vệ môn Hà giám [4], nửa đêm tông cửa xông vào. Hà giám đang nghe hát xem múa với bạn đồng liêu, chủ khách cùng ngả ngớn vui thích, bỗng đâu gặp bọn phá đám thì rống ầm lên. Mấy tên gia nhân hùng hổ lao tới đều bị Lương Tiêu đá bật ngửa, bọn quan viên mạnh ai nấy chạy, nhưng nào có thoát được, tất cả đều bị ấn dúi xuống đất Lương Tiêu lên ngồi ghế trên, gọi Hà giám lại, vặn hỏi vì sao không lo việc lũ lụt ngập úng. Hà giám sợ sệt đáp:

- Giữa hạ mưa nhiều, nước đầy, thực khó tránh khỏi tràn đê. Năm ngoái triều đình đã lên kế hoạch trị thủy, nhưng đến nay phía tây bị Hải Đô xâm lấn, phía đông giao chiến với Nhật Bản, Cao Ly, phía nam còn định chinh thảo An Nam, Chiêm Thành. Triều đình mải lo hưng binh, lấy đâu ra tâm trí thời gian trông coi việc trị thủy. Bây giờ chẳng có thực phẩm tiền lương, trị thủy thế nào được, vả năm nay thế nước lên mạnh quá, hàng ngàn dặm để điều đang bị đe dọa, hạ quan... hạ quan biết trị từ đâu?

Lương Tiêu nói:

- Như ta được biết, trong vòng một trăm dặm quanh đây có chín vựa lương, hãy mở kho, triệu tập dân công đến trị thủy.

Hà giám xua tay, mặt vàng như nghệ:

- Đấy là quân lương, không mở được.

Lương Tiêu cười nhạt, dặn mấy nạn dân đứng canh bọn quan viên, còn bản thân lên tỉnh đường, lôi thốc già trẻ lớn bé nhà Trưởng quan ra, hạ lệnh cho hắn mở kho lương. Trưởng quan sợ run cầm cập, bèn thưa rằng:

- Đó là kho lương cung đốn cho chiến trường tây bắc, nếu mở cho dân, e rằng hạ quan không giữ được cái đầu này đâu.

Lương Tiêu bèn dùng cạnh bàn tay làm động tác rạch qua cổ hắn:

- Nếu ngươi không mở thì cũng chưa chắc giữ được cái đầu, Tóm lại đều có khả năng mất chỗ đội mũ, nhưng chí ít, trị thủy thành công thi may ra công tội còn bù trừ được cho nhau.

Gã vừa dỗ vừa dọa dùng hết miệng lưỡi lẫn chân tay viên Trường quan không thoái thác nổi, đành phát lệnh mở kho lương. Lương Tiêu trói nghiến Trưởng quan và Hà giám lại với nhau, đem hạ ngục. Còn mình tự xưng Khâm sai, lên ngồi chĩnh chện ở vệ môn tỉnh đường. Gã nói tiếng Mông cổ lưu loát, lại thông thuộc sự vụ quan phủ nhờ mấy năm thống lĩnh binh mã, vì vậy bọn sư gia chức dịch tuy nghi ngờ nhưng cúng không dám gặng hỏi.

Lương Tiêu mở kho phát lương, phần nhỏ bán cho nạn dân, phần lớn dùng để huy động lực lượng đến hộ để, trong vòng bảy ngày đã tập hợp được sáu vạn dân phu. Lương Tiêu quan trắc kỹ càng để xác định thế lũ, vẽ bản đồ địa lý, chia dân phu vào các phần việc khác nhau như khơi kênh dẫn dòng, đắp để cao hơn, hoặc chế tạo công cụ, đào bể tích nước, xả sạch cát bùn... Gã vốn có tài năng xuất chúng, nay gặp đúng cơ hội áp dụng thì vận dụng hết khả năng, cố công tính toán chặt chẽ mọi đường mọi nhẽ, vạch ra phương án thực thi thích hợp, chưa đầy nửa tháng đã chặn được thế nước ào ạt. Sau một tháng tròn thủy lưu đã ổn định, dân chúng chạy nạn lại quay về cố hương, lúc này triều đình nhà Nguyên cũng bắt đầu nghe phong thanh, bèn phái người đến tra xét. Lương Tiêu hiểu rằng không nấn ná lâu được, bèn thả Trưởng quan và Hà giám, nghênh ngang ra đi.

Trưởng quan và Hà giám đùng đùng nổi giận, vừa được tự do đã cấp tốc phái nhân mã tróc nã, nhưng chỉ mất công làm tổng lý xóm làng nhốn nháo chứ chẳng truy được tung tích Lương Tiêu ở đâu. Hốt Tất Liệt nghe tin nạn lủ lụt đã được giải quyết, trong lòng rất vui, cũng không cứu xét vụ việc tự ý mở kho lương nữa, ngược lại còn khen ngợi rộng rãi. Trưởng quan và Hà giám mừng rỡ, bèn nhận lấy tất cả công lao trị thủy, quên béng những ngày bị giam cầm và chẳng buồn nhắc nhổm đến việc đốc thúc truy nã Lương Tiêu nữa.

Lương Tiêu thoát thân rồi, lững thững đi dọc bờ sông, trông sóng nước mênh mang tại miên man hồi tưởng một tháng vừa qua: "Dòng sông chở nặng phù sa, cứ trôi mãi, trôi mãi xuống dưới kia. Năm nay ta trị thủy ổn thỏa, nhưng năm tới chắc gì tránh được lũ lụt lần nữa, tuần hoàn như thế không ngơi nghỉ, biết khi nào mới kết thúc đây. Hiểu Sương trị bệnh cho người, thường nói phải chạy chữa tận gốc, có lẽ trị thủy cũng tương tự, nhưng nếu muốn khắc phục triệt để, có khi phải lần lên tận đầu nguồn sông lớn xem xét cặn kẽ mới được".



Nghĩ là làm, gã men theo bờ Hoàng Hà đi sang phía tây. Một hôm vượt qua Đồng Quan, tới gần địa phận Trường An, Lương Tiêu bỗng nhớ tới cố nhân, bèn chuyển hướng rẽ vào chân núi Hoa Sơn, hỏi thăm làng xóm mới biết gia quyến ba nhà họ Triệu, Dương và Vương đã được Lý Đình đón lên Đại Đô phụng dưỡng rồi. Lương Tiêu vừa buồn vừa mừng, chậm chạp tìm lên gian nhà nhỏ phía nam núi. Quang cảnh vẫn vậy, bóng tre rợp mát, suối trong róc rách, một guồng nước nhỏ đang quay đều đều trước thềm, Lương Tiêu đầy cửa vào, chăn giường mành sáo nguyên vẻ củ, bàn ghế không hề suy suyển, bức tranh chữ "Thiên đạo thù cần" [5] đã giăng đầy mạng nhện.

Nhác thấy con chim tre trên mặt bàn, Lương Tiêu thẩn thờ cầm lên. Một trời ký ức ùa vào hồn gã. Món đồ chơi này gã làm cho A Tuyết, vứt chỏng chơ ở đây đã lâu nên phủ đầy bụi trắng. Qua làn nước mắt nhòe nhoẹt, Lương Tiêu bỗng như thấy lại cô thiếu nữ mặt tròn đang cặm cụi xâu kim may áo đằng kia, nhưng với tay ra thì chỉ gặp khoảng không trống rỗng. Gã áp con chim lên mặt, nước mắt đầm đìa vậy ướt cánh chim khô vàng.

Lâu lắm, gã mới cất bước ra cửa, sửa lại cót vặn của con chim rồi xòe tay, con chim kêu "cục" một tiếng và bay lên. Lương Tiêu nhìn theo một lúc, chợt thở dài, không đợi con chim rơi xuống đã lặng lẽ cất bước về hướng tây, Khi Hiểu Sương tỉnh lại, cơn đau đã thuyên giảm đôi chút, chỉ nghe gió lạnh táp ràn rạt vào thân thể. Cô gượng hé mắt nhìn thì thấy mình đang nằm trên một sườn núi, bốn bề vây bọc bởi những thân cổ thụ âm u. Hàn Ngưng Tử hờ hững hỏi:

- Ngươi có biết đây là đâu không?

Hiểu Sương đưa mắt nhìn thị, hoang mang lắc đầu. Hàn Ngưng Tử nói:

- Chỗ này là Bách Trượng sơn. Lương Tiêu đã từng đóng quân ở đây, chỉ dùng một ngàn thiết kỵ mà đại phá được mười vạn quân Tống, uy phong vô cùng.

Nghe nhắc đến Lương Tiêu, Hiểu Sương bỗng thấy tinh thần phấn chấn, bèn ngước mắt nhìn quanh, thành lầu Tương Dương thấp thoáng phía xa vạch ra một đường mảnh mờ nơi chân trời. Hàn Ngưng Tử đột nhiên túm tóc Hiểu Sương, tát cô hai cái thật mạnh, cười hí hí:

- Đây là ta đánh thay Oanh Oanh, tên tiểu tặc Lương Tiêu thay lòng đổi dạ, dám vứt bỏ sư điệt của ta để dan díu với con mất nết hư hỏng này. Hừ, ngươi tường sẽ được gặp lại tên giặc non ấy hả? Nói cho ngươi hay, ta đả phái người đi đưa tin cho Hoa Thanh Uyên và Lăng Sương Quân, bảo chúng tới đây gặp ta rồi. Ta muốn chúng chết không có chỗ chôn, trước khi chết còn phải nếm náp nỗi đau mất con. Ngươi tin không? Nếu chúng dám không đến, ta sẽ bán ngươi vào lầu xanh, để bọn đàn ông nhơ bẩn khắp thiên hạ đến mơn trớn vuốt ve đứa con gái cưng của chúng.

Dứt lời thị phá lên cười khanh khách.

Hiểu Sương vốn đã tan nát ruột gan, nghe những lời ấy không khỏi rùng mình, bụng bảo dạ: "Rơi vào tình cảnh này, thực sống không bằng chết. Nay mụ gọi song thân ta đén, chắc là muốn dùng ta để uy hiếp hai vị, ta đâu thể gây hại cho cha mẹ mình được". Lặng người đi một thoáng, cô chợt nói:

- Hàn Ngưng Tử, bà vốn là bại tướng dưới tay ta, nay bắt được ta toàn nhờ giờ trò lừa gạt ám toán, chẳng có gì là ghê gớm đâu!

Hàn Ngưng Tử hơi biến sắc mặt, giọng lạnh băng:

- Ngươi nói sao, con ranh?

Thị tát Hiểu Sương hai cái nổ đom đóm, nhìn máu ứa ra bên mép cô, cười khẩy:

- Chẳng qua thằng khốn Lương Tiêu bày trò quỷ quái, bằng không với mấy chiêu thức mèo quào đó, ngươi đâu xứng là đối thủ của ta!

Hiểu Sương nói:

- Đúng, bản lĩnh của ta chi có ngần ấy thôi, nhưng bà vẫn không đánh nổi ta, chẳng phải rất kém cỏi ư?

Hàn Ngưng Tử nổi điên, mặt xanh xám, từ từ giơ chưởng lên, nhưng lại dừng ngay giữa lưng chừng. Mấy câu nói của Hiểu Sương đã khoét trúng chỗ đau sâu kín trong lòng thị. Hàn Ngưng Tử luôn tự đắc rằng bất kể dung mạo hay bản lĩnh, thị đều hơn hẳn Lăng Sương Quân. Ngờ đâu cuối cùng chính ả đàn bà để tiện mặt nào cũng thua kém thị ấy lại giành, được người thị yêu thương. Mối hận này tày non cao, thua ai thì chẳng sao, chứ thua hai mẹ con nhà ấy dù chỉ một li một leo cũng quyết không thể được. Thị suy tính rất nhanh rồi giải khai huyệt đạo cho Hiểu Sương:

- Được, hai chúng ta đấu lại lần nữa, xem ngươi còn có quyền phép gì thắng được ta!

Thị lùi lại mấy bước, mắt lạnh hẳn đi. Hiểu Sương lẳng lặng đứng dậy, chợt vung chưởng vỗ thẳng xuống đỉnh đầu mình. Hàn Ngưng Tử giật thót. Thị đời nào để cô tìm đến cái chết dễ dàng, liền nhào tới, móc tả thủ vào cổ tay Hiểu Sương, hữu thủ bật ngón trỏ, điểm lên yếu huyệt trên ngực cô.

Hiểu Sương bị thương nặng, thành ra thân thủ chậm chạp hơn ngày thường, Hàn Ngưng Tử lại lao đến quá nhanh, chỉ tích tắc đã túm được cổ tay cô gái. Hiểu Sương không chịu nổi ý nghĩ bị kẻ thù chế ngự nổi sỉ nhục giày vò, chẳng buồn cân nhắc, bèn quạt xéo chưởng phải, đồng thời thúc gối trái vào bụng dưới Hàn Ngưng Tử theo chiêu thế Đạp tuyết tầm mai thuộc Ám hương quyền pháp. Hàn Ngưng Tử thầm cười nhạt: "Được lắm!", rồi phẩy ra một chiêu Tiểu tản tán thủ thuộc Phiêu tuyết thần chưởng, hai cánh tay ôm vòng, ràng ngay được cánh tay phải của Hiểu Sương, miệng hô:

- Gãy này!

Thì ra, sau hôm đấu thua Hiểu Sương, thị đã mày mò nghiền ngẫm, nhận ra Ảm hương quyền pháp là khắc tinh với Phiêu tuyết thần chưởng, từng chiêu từng thức đều sát sao khó phá, nhưng thị cũng biết nội lực Hiểu Sương rất mỏng, chẳng qua chỉ vận dụng được lúc cận chiến, bèn đùng cầm nã thủ khống chế cô, khiến cô không sao thi triển được quyền pháp.

Cánh tay phải đau nhói dội bưng bưng lên óc Hiểu Sương, cô sực nhớ Ám hương quỵền có một thủ pháp cầm nã gọi là Chiết mai thủ, liền vận dụng để giãy ra, Hàn Ngưng Tử mới thoáng bất cần đã suýt để tuột cô, bụng lo cuống: "Nha đầu này đang chi chít thương tích mà ta không giữ nổi nó thì còn ra thể thống gì?". Thị hừ một tiếng giận dữ, đầy Băng hà huyền công vào cánh tay phải Hiểu Sương. Dòng khí băng giá ùn ùn tràn sang, Hiểu Sương không nghĩ ngợi nhiều, lập tức giở phép hoán chuyển âm dương, thu âm mạch vào trong, đưa dương mạch ra ngoài. Băng hà huyền công vốn là nội công thuần âm, vừa chảy vào giữa chín đại dương mạch là chìm lỉm không còn tăm tích. Hàn Ngưng Tử liên tục đầy chân lực, nhưng kết quả như quăng đá xuống bể. Mặt Hiểu Sương vốn tái nhợt, bấy giờ lại loáng hiện sắc đỏ, chứng tỏ nội tức đang dõi dào, Hàn Ngưng Tử quá đỗi ngạc nhiên: "Bắng đi mấy tháng, ngờ đâu nội công nó tiến bộ nhanh thế!". Thị bình sinh tự phụ, không tin nha đầu ốm yếu này áp đảo được tu vi mấy chục năm của mình, bèn hơi co tay phải về, áp dính vào tả chưởng Hiểu Sương, tấn công bằng cách luân phiên rút đầy nội lực hai bên lòng bàn tay mình.

Bất kể đối thủ biến hóa ra sao, hễ nội kình ùn ùn đổ tới là Hiểu Sương dùng tả chưởng dẫn vào hữu chưởng đầy ra, hoặc hữu chưởng dẫn vào tả chưởng đầy ra, chuyển âm thành dương và ngược lại, chẳng mất bao nhiêu sức lực mà lại từng bước hóa giải được thế tấn công như sóng còn biển réo của Hàn Ngưng Tử. Hiểu Sương đối kháng chừng thời gian tàn một tuần hương thì mồ hôi rịn ướt hai bên tóc mai, mặt ửng hồng như hoa đào. Mặt Hàn Ngưng Tử lại trắng bệch, trán lởn vởn khí đen. Thình lình thị buông lỏng hai tay, loạng choạng giật lui, da tái xanh, hàng chân mày run run, tựa như đang gắng chế ngự cơn đau đớn ghê người. Hiểu Sương chưa hiểu ra sao, Hàn Ngưng Tử bỗng nhíu mày, nghiến răng nói:

- Con để tiện kia, ngươi dám dùng độc với ta ư?

Hiểu Sương bàng hoàng hiểu ra, chắc hẳn trong lúc bắt buộc phải dùng đến thuật hoán chuyển âm dương, cô đã vô tình đầy Cửu âm độc sang mình đối thủ. Hàn Ngưng Tử trúng độc, nhức nhối khắp người, không nén nổi cơn căm giận, liền tuốt xoẹt đoản kiếm, xáp tới đâm liền mấy nhát, vừa nhanh vừa độc. Hiểu Sương lùi tránh, miệng nói:

- Bà, bà đừng động đậy vội, để ta chỉ cho cách trục độc ra đã!

Hàn Ngưng Tử tưởng cô chế nhạo, xuất thủ càng thêm hung bạo.

Chưa quá hai hiệp, bắp tay Hiểu Sương đã trúng một nhát kiếm, máu thấm ướt hết lần áo. Hàn Ngưng Tử ra chiêu càng lúc càng cuồng loạn, Hiểu Sương tự nhủ không trốn chạy ngay thi tất bỏ mạng dưới lưỡi kiếm. Lúc trước cô vẫn nuôi ý định tự tận, nhưng khi bị dồn đến bước đường cùng, bản năng cầu sinh lại trỗi dậy, không dễ dàng buông bỏ hi vọng mà xuôi tay chịu chết Hiểu Sương lập tức ôm vết thương chạy thục mạng xuống núi. Hàn Ngưng Tử định đuổi theo, bỗng đâu đầu óc chao đảo, mắt mờ hẳn đi, toàn thân lạnh toát, không trụ nổi nên ngã nhào xuống. Thị hiểu nếu để độc chất ăn vào ngủ tạng, tất hết cơ cứu vãn, bèn tạm gạt mọi chuyện sang bên, ngồi xuống xếp bằng vận công, không dám nhúc nhích đi đâu lấy nửa bước. Cửu âm độc là do thị gieo mầm, hôm nay lại ăn phải trái đắng, kể cũng như ông trời có mắt, quả báo nhãn tiền.

Tĩnh tọa một chốc, Hàn Ngưng Tử gắng gượng lắm mới dồn được Cửu âm độc vào trong kinh mạch. Khổ nỗi thị tu luyện Băng hà huyền công, vốn là một pho nội công thuần âm, tính chất hoàn toàn tương đồng với Cửu âm độc, không những không thể hóa giải triệt để độc chất mà còn trợ giúp cho Cửu âm độc lớn mạnh lên, kết quả là muôn vàn cảm giác quái dị như ngứa đau nóng lạnh cùng xô đầy đánh phá cơ thể. Hiểu Sương bình sinh bị Cửu âm độc hành hạ ra sao, bây giờ Hàn Ngưng Tử cũng phải nếm trải y như vậy, ngẫm mà căm thù Hiểu Sương đến tận xương tủy, chỉ muốn xẻ thịt lột da cô cho thỏa hận.

Hàn Ngựng Tử nghiến răng trèo trẹo, vịn cây loạng choạng đi xuống núi, bốn phía đồng dã mênh mông, Hiểu Sương đã bặt tăm tự lúc nào. Thị đang điên tiết, chợt thấy hai bóng người xuất hiện phía xa trên đường, định thần nhìn kỹ thì nhận ra chính là Hoa Thanh Uyên và Lăng Sương Quân, một người áo dài đai rộng, đường hoàng anh tuấn, một người váy xanh tóc búi, thanh tú cao nhã. Hai vợ chông họ sóng vai đi tới, bước chân thanh thoát ung dung hệt như một đôi thần tiên.

Hai người bước tới gần, trái tim Hàn Ngưng Tử bỗng quặn thắt như bị ai vắt bóp, máu trong người thoắt đông đặc thoắt sôi sục, đôi mắt nóng xót cay xè chỉ muốn trào lệ. Đến cách thị chừng một trượng, Hoa Thanh Uyên dừng bước, đăm đăm nhìn người tình cũ, ánh nhìn vừa e dè vừa tha thiết. Lăng Sương Quân mím chặt môi, mắt tóe lửa.

Ba người lặng lẽ nhìn nhau, không ai lên tiếng. Một lúc lâu sau, Hoa Thanh Uyên mới buồn buồn mở lời:

- Ngưng nhi, bấy nhiêu năm không gặp, nàng tiều tụy đi nhiều quá.

Hai người đàn bà đều bất ngờ ai nghĩ y im lặng chuẩn bị hồi lâu lại để thốt ra câu ấy. Hàn Ngưng Tử xao xuyến cả người, buột miệng:

- Chàng... chàng cũng khác hẳn xưa...

Lăng Sương Quân phát run vì tức, giậm chân quay đi, Hoa Thanh Uyên ngạc nhiên níu vợ lại:

- Nàng định đi đâu?

Lăng Sương Quân nổi cơn thịnh nộ:

- Chàng đã không màng đến Hiểu Sương, thiếp còn lo lắng làm gì?

Hoa Thanh Uyên ngẩn người:

- Ai bảo ta không màng đến Hiểu Sương?

Lăng Sương Quân trừng trừng nhìn y, nghiến răng nói:

- Vừa gặp ả đàn bà độc địa này là chàng tỉ tê mê mải, coi thiếp như vô hình đã đành, nhưng sao không thèm gạn hỏi xem con gái ở đâu? Sương Quân chưa gặp kẻ nào máu lạnh như chàng!

Hoa Thanh Uyên không biết đối đáp ra sao, mặt cứ tái nhợt đì. Vừa gặp Hàn Ngưng Tử là y đã mất tự chủ, nói toàn những câu không nên nói. Trông bộ dạng ngơ ngẩn của chông, biết y vẫn chưa dứt nổi tình xưa, Lãng Sương Quân tủi thân quá đỗi, không kìm được bật khóc. Hoa Thanh Uyên lẳng lặng ôm nàng vào lòng, thở dài bảo Hẳn Ngưng Tử:

- Ngưng nhi... à, Hàn cô nương, kẻ phụ bạc cô là tại hạ, còn tiểu nữ thơ ngây vô tội, mong cô thả tiểu nữ, rồi muốn xử trí Thanh Uyên ra sao cũng được.

Hàn Ngưng Tử xa cách Hoa Thanh Uyên đã lâu, nay mới trùng phùng thoạt đầu hồn phi phách tán, quên hết mọi sự, lúc sau thấy y âu yếm an ủi Lăng Sương Quân, cơn ghen hờn lại bốc lên, mặt mày xanh xám, thị chợt lầm nhẩm mấy lượt: "Hàn cô nương, Hàn cô nương... ", giọng nức nở như khóc. Hoa Thanh Uyên nhìn vẻ mặt quái lạ của thị, bỗng nhiên thấp thôm:

- Hàn... Ngưng Tử, rốt cục Hiểu Sương...

Hàn Ngưng Tử vụt trợn mắt, quát:

- Thứ ngươi xứng gọi thằng tên ta thế sao? - Thị nhìn Lăng Sương Quân, cười nhạt. - Con gái cưng của ngươi đã bị ta chặt thành mấy khúc, vứt xuống Hắn giang cho cá ăn từ lâu rồi.

Hoa Thanh Uyên lảo đảo giật lui, mặt tái mét như gả cắt tiết. Lăng Sương Quân chỉ thấy có mình Hàn Ngưng Tử ở đây, đang suy đoán rằng con gái ngộ hại, lại nghe đến câu nói tàn nhẫn ấy, thù hận hai mươi năm bỗng chốc trào dậy, nàng đầy đạt Hoa Thanh Uyên ra, chôm tới trước. Hàn Ngưng Tử múa kiếm đón đỡ, hai kẻ tình địch lăn xả vào nhau.

Hàn Ngưng Tử đang trúng Cửu âm độc nên cử động rất chậm chạp, dù võ công cao hơn hẳn Lăng Sương Quân, thị cũng chỉ hóa giải được chừng hai mươi chiêu là bị nàng đánh trúng ngực. Hàn Ngưng Tử loạng choạng lùi lại, suýt nữa ngã nhào. Lăng Sương Quân đánh kẻ thù trọng thương, vừa bất ngờ vừa mừng rỡ, đang định dấn lên kết liễu đối phương thì Hoa Thanh Uyên xẹt vào giữa hai người, choàng tay ôm gọn Hàn Ngưng Tử. Lăng Sương Quân đứng sững, thân thể lạnh toát như bị ai dội nước đá, nàng rên lên thảm thiết:

- Hai mươi năm trước đã vậy, hai mươi năm sau cũng thế. Hoa Thanh Uyên, chàng quyết bảo vệ ả đàn bà độc ác này phải không?

Mặt hết bừng đỏ lại tái xanh, Hoa Thanh Uyên cụp mắt nhìn xuống, bắt gặp thần sắc nhợt nhạt và máu đang n n chảy ra bên khóe ĩĩúệng anh đào, y không thể nhẫn tâm hạ thủ, đành nói:

' Dẫu sao cũng cần hỏi cho rõ ràng cái đã...

Một tiếng hừ giận dữ cắt ngang câu nói của Hoa Thanh Uyên, y 56

ngoảnh đầu nhìn, ánh mắt chạm phải bộ mặt hằm hằm của Hoa Vô Xuy, ngoài ra còn có Công Dương Vũ, Cửu. Như, Vân Thù và Hoa Sinh đang đứng chặn mỗi người một ngả, bấy giờ mới nhớ lại rằng lúc trước mọi người đã thỏa thuận để y cùng Lăng Sương Quân đến dụ địch, bốn cao thủ kia sẽ thừa cơ lao vào đoạt người.

Công Dương Vũ dấn lên một bước, lạnh lùng hỏi:

- Hàn Ngưng Tử, những lời ngươi vừa nói là sự thực ư?

Hàn Ngưng Tử tuy chưa từng gặp Cùng Nho bao giờ, nhưng lối ăn vận khác người của ông khiến thị thoáng nhìn là nhận ra ngay. Tính thị vốn quật cường, dù đứng trước đại cao thủ cũng chẳng khi nào chịu tỏ ra yếu thế, bèn cười khẩy:

- Ta lừa ngươi làm quái gì? Ta tự tay giết chết con ranh khốn đó, ngươi không nhìn thấy máu trên lưỡi kiếm này ư?

Hoa Thanh Uyên giật thanh đoản kiếm, quả nhiên lưỡi thép vẫn còn vết máu chưa khô, y hụt hẫng cả người, sững sờ nhìn Hàn Ngưng Tử.

Công Dương Vũ sầm mặt, bỗng cất tiếng hú vang, đoạn lắc mình tới, vung cao tay chém thẳng xuống đầu Hàn thị, Hoa Thanh Uyên vội giơ chưởng lên đỡ, chưởng lực hai bên chạm nhau, Hoa Thanh Uyên rủn gối khuỵu một chân xuống, máu trào lên má đỏ bầm. Công Dương Vũ ngây người, chợt thu nội lực, buông thõng một câu:

- Thôi ta không can thiệp vào việc này nữa.

Hoa Vô Xuy hậm hực nói:

- Đúng là cha nào con nấy. Hừ, ngươi cũng chẳng xứng để can thiệp vào.

Công Dương Vũ thẩn thờ:

- Bà nói đúng, ta thực không xứng.

Ống cuốn tay áo lùi sang một bên. Hoa Vô Xuy sấn tới, nhìn thẳng vào mặt Hoa Thanh Uyên, dằn từng tiếng:

- Ngươi vẫn còn bảo vệ ả ư?

Hoa Thanh Uyên cảm thấy đầu óc lùng bùng, nhưng tay vẫn ôm chặt Hàn Ngưng Tử. Cửu Như không kìm được tiếng thở dai:

- Trời không có mắt, chẳng thương người hiền. Hoa Hiểu Sương làm thuốc cứu nhân độ thế, cuối cùng cũng chẳng gặt hái được kết quả tốt lành. Ôi thôi ôi thôi, thế gian phần nhiều toàn những chuyện như vậy mà. Hoa Sinh, thầy trò mình đi!

Chú tiểu tròn xoe mắt:

- Ý sư phụ là Hiểu Sương đã chết rồi à?

Cửu Như nhìn gã đồ đệ ngốc, lặng lẽ thở dài: "Ầm ĩ suốt từ nãy tới giờ mà vẫn chưa hiểu ư?", rồi gật đầu xác nhận:

- Đúng vậy!

- Hả? - Hoa Sinh nhảy dựng lên, trỏ mặt Cửu Như thét. - Thầy lừa con, Hiểu Sương làm sao chết được? Làm sao chết được?

Cửu Như ủ rũ nói:

- Hiểu Sương cũng là thân xác người phàm, tại sao không chết được?

Hoa Sinh nhấp nhổm bước quanh như kiến bò chảo nóng, lắc đầu quầy quậy:

- Không, không khi nào. Ai cũng có thể chết, nhưng người tốt như Hiểu Sương không thể chết được. Lương Tiêu không thể chết, Hiểu Sương cũng không thể chết.

Chú vừa tự phủ nhận vừa nhìn chòng chọc vào mặt sư phụ, bộ dạng cực kỳ phẫn nộ. Hàn Ngưng Tử cười nhạt:

- Ta tự tay giết, còn sai được ư?

Hoa Sinh điên giận mắng:

- Ngươi lừa mỗ, mỗ cóc tin!

Hàn Ngưng Tử nói:

- Ngươi không tin ư, có thể nhìn kiếm đây...

Thị chưa dứt câu, Hoa Sinh đã thét lên, giáng quyền tới. Hoa Thanh Uyên cung tay cản, nhưng uy lực Đại Kim cương đủ sức dời sông chuyển núi, y lại đang phân tâm lo lắng bao nhiêu việc, chỉ chạm vài chiêu là luống cuống tay chân.

Hoa Vô Xuy nghiêm khắc nói:

- Cửu Như hòa thượng, việc của Thiên Cơ cung thì Thiên Cơ cung khắc tự xử trí, thầy trò các ngươi định dây máu ăn phần đấy à?

Cửu Như cươá mát:

- Hoa Sinh! Đi thôi, việc của nhà người, chúng ta cứ ít nhúng mũi vào là hơn.

Hoa Sinh nghe vậy dừng tay, mặt thuỗn ra, thình lình chú giậm chân rồi băng đi xa tít. Cửu Như toan gọi, nhưng cuối cùng nén lại, lắc lắc đầu, bùi ngùi nói:

- Lão đồ gàn, từ biệt ở đây vậy!

Công Dương Vũ tuy thường đấu khẩu với nhà sư già, nhưng trong lòng vẫn một dạ quỷ mến, bèn chắp tay đáp lễ:

- Không tiễn xa được, xin lượng thứ.

Cửu Như thở dài, vừa nhịp gậy xuống đất, người đã lạng đi xa đến mấy trượng rồi. Hoa Vô Xuy nhìn Hoa Thanh Uyên, nghiêm nghị nói:

- Uyên nhi, ta hỏi con lần nữa, con nhất tâm bảo vệ ả đàn bà độc địa này ư?

Hoa Thanh Uyên cau mày một lúc, chợt nghiến răng:

- Thanh Uyên... là kẻ vô năng nhất từ xưa đến nay trong Thiên Cơ cung. VÕ nghệ kém xa Lưu Thủy công. Tài toán chẳng bén gót Nguyên Mậu công. Tầm cơ lại thiếu sự mẫn tiệp và mưu trí như của mẹ...

Hoa Vô Xuy đang thắc mắc trước những lời lẽ chẳng đâu vào đâu ấy, Hoa Thanh Uyên lại tiếp:

- Từ bé tới giờ chứng kiến công tích của các bậc trưởng bối, con thường tự hổ thẹn về mình, vì thế chưa bao giờ dám trái ý mẫu thân. Mẹ muốn con thành thân với Sương Quân, con xin vâng, mẹ muốn con làm cung chủ, con cũng tuân theo, mẹ muốn con ám hại Lương Tiêu, con chẳng đủ gan thoái thác, mẹ muốn con lạnh nhạt với Hiểu Sương, sinh thêm Kính Viên, con đều nhất nhất thuận ý mẹ cả...

Hoa Vô Xuy gắt gỏng:

- Đang lúc khẩn cấp thế này ngươi kể lể lôi thôi làm gì? Lẽ nào ta sai sao?

Hoa Thanh Uyên buồn thảm nói:

- Mẩu thân tính toán kín kẽ, sai vào đâu được, muôn ngàn lỗi lầm đều ở hài nhi, bởi vì hài nhi hèn nhát, thiếu tài cán. Có lúc, thực sự con rất ngưỡng mộ Lương Tiêu, nó dám nghĩ dám làm, dám yêu dám hận, cho dù chất chông tội ác cũng vẫn tử tế giỏi giang hơn Thanh Uyên hàng trăm lần.



Hoa Vô Xuy tái mặt, giọng chưa chát:

- Phải rồi, ta quän thúc ngươi quá chặt, chắc ngươi oán hận ta lắm.

Hoa Thanh Uyên lắc đầu:

- Hài nhi nào dám hận mẫu thân. Năm xưa Nguyên Mậu công mất sớm, Thiên Cơ cưng nghiêng ngả sóng gió, một tay mẫu thân chèo chống, hứng chịu biết bao khổ sở, nếu chẳng quyết đoán như vậy thì lấy đâu ra Thiên Cơ cung ngày hôm nay.

Công Dương Vũ thở dài:

- Đều là lỗi tại ta, chưa bao giờ ta dạy dỗ ngươi tử tế. Nếu ngươi có được công phu như ta đây, Hoa Lưu Thủy cũng chẳng sánh nổi nào!

Hoa Thanh Uyên lắc đầu:

- Không trách cha được, mỗi người một chí, đâu thể cưỡng cầu. Bản tính cha tự do phóng khoáng, nếu phải luẩn quẩn mãi trong Thiên Cơ cung thì còn gì gò bó cho bằng!

Từ khi phu phụ Công Dương Vũ trở mặt với nhau đến nay, đây là lần đầu tiên Hoa Thanh Uyên gọi cha. Công Dương Vũ liếc nhanh về phía Hoa Vô Xuy, lòng bỗng như hổ thẹn.

Hoa Thanh Uyên lại quay sang nói với Lăng Sương Quân:

- Ta có lỗi nhất là với nàng, nhưng tình cảm, quả thực không thể dùng lý trí mà lèo lái. Ta là hạng võ tích sự, trái tím trước sau chỉ đủ chứa đựng một bóng hình. Hôm nay gặp lại người xưa, ta mới hiểu, nãm ấy chia ly đôi ngả, song trái tim của Thanh Uyên đã đi theo Ngưng Tử, đời này kiếp này... không thể nào lấy về được nữa.

Y gắng sức giữ giọng cho điềm đạm, Lăng Sương Quân chứa chan nước mắt, tình cảm nàng dành cho Hoa Thanh Uyên ngọt ngào sâu đậm, biết rõ y không để ý đến mình mà nàng vẫn bướng bỉnh nuôi hi vọng, năm lần bảy lượt tha thứ chờ đợi y. Nay nghe những lời thú nhận của chông, nàng tuyệt vọng cùng cực, biết rằng mình đã thất bại hoàn toàn trước Hàn Ngưng Tử, không thể nào níu kéo được trái tìm của ngưM đàn ông này nữa.

Hoa Thanh Uyên cũng rưng rưng nước mắt, buồn thảm thở dài rồi ngửa mặt than:

- Ta phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác, mắc lỗi với phụ mẫu, mắc lỗi với thể tử, mắc lỗi với Tiêu nhi và Sương nhi. Ta là kẻ mang lại bất hạnh cho những người xung quanh, bao tội nghiệt đều từ ta mà ra cả, và ta phải gánh lấy mọi tổn thất mất mát. Chỉ mong chư vị nể mặt ta, tha thứ cho Ngưng Tử...

Y đột ngột trở thanh đoản kiếm đang nắm trong tay, cứa mạnh vào cổ. Cử động quá đột ngột, Công Dương Vũ bản lĩnh là thế mà cũng không kịp ngăn cản. Những người khác đều cảm thấy đầu óc lùng bùng, tưởng sắp chứng kiến máu hất tung tóe đến nơi, nào ngờ cánh tay Hoa Thanh Uyên đông cứng giữa chừng. Hàn Ngưng Tử đã nắm chặt tay y, gương mặt rạng ngời tình tứ, ánh mắt ngập tràn ôn nhu. Hoa Thanh Uyên mê mẩn tâm thần, tưởng đâu mình đang trở lại cái thuở nồng nàn trẻ tuổi, bất giác thở dài:

- Ngưng Tử, nàng ngăn ta làm gì?

Giọng y dịu dàng, nhẹ như gìó thoảng. Hàn Ngưng Tử ngả đầu lên cánh tay tình lang, buồn buồn nói:

- Trước đây đã ngốc, giờ vẫn chẳng khá hơn.

Hoa Thanh Uyên nhăn mặt:

- Ta lúc nào chẳng ngốc, nàng cũng biết mà. Bây giờ ngoài việc tự tận, ta không nghĩ ra được cách nào để cứu nàng nữa.

Hàn Ngưng Tử đăm đăm nhìn y, chậm chạp hỏi:

- Em giết con gái chàng, chàng không căm thù em sao?

Hoa Thanh Uyên gục đầu u uất:

- Nếu ta không phụ bạc nàng, khi nào xảy ra bao nhiêu chuyện như ngày hôm nay.

Hàn Ngưng Tử giằng thanh đoản kiếm, siết nhẹ trong tay:

- Em vừa oán hận, vừa ao ước, giá như nó là con gái em thì hay biết bao nhiêu... Uyên ca, em hỏi chàng một câu, chàng phải trả lời cho thành thực.

- Ta nghe đây!

- Ban nãy chàng nói, trái tim chàng trước sau vẫn gửi chỗ em, có đúng không đấy, hay chỉ cốt phỉnh phờ?

Hoa Thanh Uyên thở dài:

- Thật lòng ta đó, chẳng có nửa câu dối trá.

Được lời như cởi tấm lòng, Hàn Ngưng Tử mỉm cười mãn nguyện. Hoa Thanh Uyên say sưa ngắm không chán mắt, đã lâu rồi y chỉ được gặp dung nhan rạng rỡ ấy trong những giấc mơ. Hàn Ngưng Tử thì thầm:

- Uyên ca, chàng còn nhớ bài tiểu lệnh chàng ngâm hôm em rời cung về Thiên Sơn gặp sư tỷ không?

Anh mắt xa xăm như dõi tìm hồi ức, Hoa Thanh Uyên êm đềm cất tiếng: Trăng cong gợi hàng mi, Khi nào đầy ai biết Hồng đậu chẳng dám nhìn, Sợ mắt nàng hoen ướt, Tần ngần bổ quá đào, Hạt tựa tim da diết Hai đóa hằng chia xa Rồi sẽ thôi ly biệt...

Đang say sưa ngâm, chợt thấy thân hình Hàn Ngưng Tử giật lên, khuôn mặt thoáng qua nét đau đớn, Hoa Thanh Uyên sửng sốt cúi nhìn, bỗng chốc hỏn xiêu phách lạc. Thanh đoản kiếm đã cắm lút vào ngực Hàn Ngưng Tử, ngập đến tận chuôi, Hoa Thanh Uyên rú lên:

- Ngưng nhi, Ngưng nhi...

Hàn Ngưng Tử gắng nén cơn đau, bấu chặt lấy cánh tay y, thều thào:

- Uyên ca... Ngưng nhi trả tại trái tim cho chàng đấy, từ nay về sau, chàng... hãy gắng lòng chăm sóc thể nhi...

Ánh nhìn tán loạn dần, Hàn Ngưng Tử chưa nói xong, đã tắt hơi lặng nghỉ.

Sự việc diễn ra quá đột ngột, tất cả tận mắt chứng kiến mà vẫn choáng váng chưa tin nổi là thật, ai nấy đứng sững ra nhìn. Hoa Thanh Uyên đau thương đứt ruột, ôm Hàn Ngưng Tử khóc rưng rức. Hàn thị vốn là kẻ điêu trá hiểm độc, gây ra bao nhiêu tội ác khiến ngứời đời căm ghét, nào ngờ đến lúc sắp chết lại biết xử sự thấu tình đạt lý mà can trường đến thế, ngay như Lăng Sương Quân cũng cảm thấy trái tim trống rỗng, không gợi được chút niềm thù hận nào nữa. Lúc này nhân thủ của Thiên Cơ cung đã ra đến nơi, trước sau đều trông thấy rõ ràng, Hoa Mộ Dung nghe cay cay nơi sống mũi, khẽ lầm nhẩm:

- Hai đóa hồng chia xa, rồi sẽ thôi ly biệt.

Vân Thù hiểu lòng nàng, bèn nhẹ nhàng siết chặt bàn tay nhỏ mềm, thầm hạ quyết tâm: "Từ nay về sau, ta nhất định sẽ đối xử tốt với Mộ Dung, không bao giờ sinh lòng này dạ khác để gây ra những chuyện hại mình hại người’ '.

Hoa Thanh Uyên mất con gái, lại mất người yêu thương nhất trong đời, cứ khóc rưng rức khiến trời sầu đất thảm, khóc cho đến khi kiệt quệ cả người, Lăng Sương Quân bèn lại đỡ y dậy. Hoa Thanh Uyên gắng tĩnh trí, thưa với Hoa Vô Xuy:

- Nghĩa tử là nghĩa tận. Ngưng nhi đã mất, xin phép mẹ cho con mai táng nàng.

Hoa Vô Xuy đáp lại bằng giọng khô khan:

- Từ nay về sau, ngươi muốn làm gì thì làm, không cần hỏi ý ta nữa.

Hoa Thanh Uyên nín lặng, dùng tay không đào huyệt, đặt Hàn Ngưng Tử vào. Lúc lấp đất, y ngắm mãi gương mặt tuyệt thế của người xưa, cuối cùng thở dài, vun đất lấp lại, khắc gỗ làm bia, vốn định đề "Cựu lữ [6] Hàn Ngưng Tử chi mộ", nhưng nghĩ sao lại xóa hai chữ "cựu lữ" đi, ngồi lặng trong nước mắt: một lúc nữa rồi mới đứng dậy. Công Dương Vũ chợt lên tiếng:

- Thanh Uyên! Con người ta trước khi chết đều thổ lộ thật lòng, Hàn Ngưng Tử lúc thiện chung còn dặn ngươi phải chăm sóc vợ con cho tử tế, chưa chừng Sương nhi vẫn còn sống đấy.

Vân Thù lắc đầu:

- Không, nếu Hoa Hiểu Sương chưa chết, chẳng việc gì mà Hàn Ngưng Tử phải tự tận!

Công Dương Vũ liếc xéo gã, nghĩ bụng: "Ngươi thì hiểu cái gì? Tình cảm vốn không thể xét đoán bằng lý trí, Hàn Ngưng Tử không ra đi thì bao mắc mứu giữa ả và Thanh Uyên biết hóa giải sao đây". Sực nhớ tới mối duyên oan nghiệt của đời mình, ông bỗng nín lặng.

Mọi người bàn luận một hồi, quyết định là sẽ chia nhau đi tìm Hiểu Sương, nhưng sục sạo suốt một ngày vẫn như mò kim đáy bể, chẳng thu hoạch được gí-Cả bọn đang định trở về thì gặp Hà Tung Dương dẫn theo một đám hào kiệt đi ngược lại phía mình, ai nấy mặt mũi tím tái sưng vù. Bên Thiên Cơ cung đều ngạc nhiên, Vân Thù hỏi:

- Hà huynh, có chuyện gi thế? Thánh thượng đâu?

Hà Tung Dương nhăn nhó đáp:

- Chúng tôi vẫn ở trong trấn trông nom thánh thượng, ngờ đâu con lừa trọc đó nộ khí xung thiên đột nhiên trở về, chẳng hỏi nếp tẻ đã ẵm thánh thượng đi mất, chúng tôi gắng sức ngăn cản, nhưng bị hắn đấm đá một trận thành ra thế này đây.

Vân Thù nghe nói Hoa Sinh cướp mất Triệu Bính thì điên tiết quá, chẳng thèm giữ gìn phong độ nữa, ngoạc miệng chửi mắng ầm ĩ.

Công Dương Vũ cười nhạt:

- Chửi bới thì được tích sự gì? Đứa bé đó còn nhỏ, chẳng làm nên công to việc lớn, để nó đi cũng được. Vả chăng tiểu hòa thượng võ công cao cường, đừng nói là bọn này, mà ngay ngươi, dù không bị thương cũng chưa chắc áp đảo được hắn đâu.

Vân Thù cố nhiên không tin mình thua chú tiểu, nhưng nghe sư phụ nói vậy cũng đành miễn cưỡng gật đầu. Công Dương Vũ lạnh nhạt tiếp:

- Đừng ấm ức, ngươi không thắng nổi tiểu hòa thượng, lại càng không thắng nổi Lương Tiêu. Tiểu tử đó võ công cao cường, chẳng kém Tiêu Thiên Tuyệt hồi trẻ là mấy nữa. Rèn luyện cật lực vào, mai sau hắn đến trả thù thì còn biết đường mà chống cự.

Nghe qua, tưởng chừng Công Dương Vũ giáo huấn Vân Thù, thực chất ống cảnh tình chung tất cả mọi người của Thiên Cơ cung. Nhớ lại lời Lương Tiêu lúc trước, ai nấy đều rầu rí: "Lương Tiêu và Hiểu Sương nghĩa nặng tình sâu, nếu Hiểu Sương còn thì may ra hắn cớ đến cũng không dám ngang ngược quá độ, bây giờ chưa biết Hiểu Sương sống chết ra sao, với cá tính của con người ấy, tương lai chúng ta thực rất đáng bi quan".

Hà Tung Dương khẳng khái nói:

- Vãn công tử khỏi cần lo lắng. Lương Tiêu là kẻ thù chung của võ lâm phương nam, hễ hắn ló mặt ra ở bất cứ đâu, các hào kiệt nhất định sẽ đồng tâm hiệp lục dần cho hắn nát nhừ như đất.

Công Dương Vũ ngán ngẩm:

- Nếu vô năng thì đông người cũng chả làm nên trò trống gì. ức vạn dân Tống chẳng phải đã thất bại ê chề trong tay quân Nguyên đó sao?

Bọn hào kiệt bị khoét sâu xuống vết thương cũ, nỗi giận nỗi thẹn lộ cả ra mặt Công Dương Vũ cười nhạt, quay mình bỏ đi. Vân Thù chưa kip gọi lại thì bóng dáng sư phụ đã xa tít mù tắp.

Trải qua bao ngày ăn gió nằm sương, Lương Tiêu ngược dòng Hoàng Hà mải miết đi theo hướng tây, khí hậu càng lúc càng lạnh giá, những trảng cát khô trải dài hàng ngàn dặm, không gian quạnh quẽ thiếu vắng bóng người, thi thoảng lại gặp vài hồ nước mặn rộng mênh mang. Theo bước chân gã, nước Hoàng Hà bớt dần màu vàng đục, trở nên trong hơn, hai bờ từ từ thu hẹp, ngôn ngữ địa phương cũng càng lúc càng khó nghe. Đôi khi cần trao đối với dân bản địa, Lương Tiêu đành phải dùng tay ra hiệu.

Một hôm, gã vượt qua Tích Thạch sơn [7], dòng sông đã hẹp đến độ người và sức vật có thể dễ dàng nhảy qua, đầu nguồn chắc ở đâu đây rất gần. Đi thêm mấy ngày thì tới một ngọn núi khổng lồ, ngước lên chỉ thấy chóp núi phủ trắng băng hà, trắng đến nhức cả mắt, Lương Tiêu hỏi dân quanh vùng mới biết ngọn núi này tên là Ba Nhan Khách Lạp [8]. Gã nghỉ ngơi đôi chút rồi trèo lên núi, vượt qua một vách đá hiểm trở thì gặp một dòng suối nhỏ dạt dào từ đỉnh núi chảy xuống, tụ thành khe nước lớn, nước trong khe cuốn theo lỉnh kỉnh những hòn băng vỡ, chúng xô vào nhau phát ra âm thanh lách cách to nhỏ, hệt như tiếng khớp thẻ trúc.

Lương Tiêu tự nhủ: "Chắc đây là đầu nguồn sông". Gã gỡ Hồn thoát, tu cạn rượu Thanh khoa [9] rồi ném bì xuống nước cái bì da bập bềnh giữa những tảng băng, chậm chạp trôi về phía đông. Lương Tiêu thầm nghĩ: "Cổ nhân nói đầu nguồn là nơi thả chén [10], ngẫm rất xác đáng. Dưới hạ du, trông thủy lưu mạnh mẽ dữ dội nhường ấy, có ai ngờ dòng chảy thượng nguồn lờ đờ đến mức không đủ cuốn phãng cái bì rượu thế này". Đến đây, một ý tưởng kỳ lạ bỗng chốc nhen nhóm trong trí Lương Tiêu: "Khởi nguồn mong manh chậm rãi là thế, nhưng Hoàng Hà vẫn trở thành sông lớn với sóng xô cuồn cuộn. Nếu dung hòa được nguyên lý ấy vào nội công, chẳng phải sẽ gặt hái được thành quả kỳ diệu lắm ư?". Dường như lĩnh ngộ điều gì, gã bất giác gật gù.

Lương Tiêu ngồi trên đầu nguồn cho đến khi mặt trời gần khuất bóng mới soạn sửa xuống núi, chợt phát hiện ra bên mé nam có một khoảnh rộng chừng tràm dặm vuông chứa vô vàn chấm sáng nhấp nháy, chói chang tới mức không thể nhìn thẳng vào được. Gã hết sức ngạc nhiên, gắng nheo mắt quan sát mới nhận ra ánh sáng hất lên từ mấy trầm đầm suối lớn nhỏ lênh láng khắp nơi, mặt nước lấp lánh tựa sao, cuối cùng dòng chảy lại theo nhau dồn ra sông lớn. Lương Tiêu sực nhớ: "Ta đọc Địa lí chí, từng thấy nhắc đến Tinh Tú hải [11], ắt hẳn là nơi này đây. Nhìn qua thì tưởng cả màn sao trời lạc hết xuống nhân gian, cổ nhân miêu tả quả chẳng sai. Đột nhiên, gã nảy ra một mối nghi hoặc, lại ngồi xuống tảng đá, đỡ trán trầm tự: "Lúc nhỏ ở Thiên Cơ cung, ta từng đọc Sơn Hải kinh [12], phần Đại hoang tây kinh có viết: "Núi Côn Luân, đầu nguồn nước", tức thị Côn Luân mớỉ chính là khởi nguồn của Hoàng Hà, lại viết: "Trên bờ cát chảy phía nam Tây hải, tọa lạc giữa mặt sau Xích thủy và mặt trước Hắc giang là một dãy núi sừng sững tên gọi Côn Luân". Xích thủy tức là Hoàng Hà, vậy theo cổ nhân, Hoàng Hà bắt nguồn từ núi Côn Luân mớỉ đúng. Ba Nhan Khách Lạp lôm nhôm thấp nhỏ, đâu thể sánh kịp Côn Luân sơn cao chạm chân mây cung nguyệt, khí thế hùng vĩ như nâng cả trời xanh. Nếu nói Ba Nhan Khách Lạp là đầu nguồn Hoàng Hà thì Tinh Tú hải từ đâu mà ra? Phần Hải nội tây kinh viết: "Vùng tây bắc hải nội có núi Côn Luân, Hoàng Hà bắt nguồn từ mé đông bắc của nó, chảy qua Bột Hải ở phía tây nam rồi tiến vào vùng núi Vũ Sở Đạo Tích Thạch". Từ đó mà suy thì Côn Luân nằm ở phía tây bắc Tích Thạch sơn. Ly Đạo Nguyên có viết trong Thủy kinh chú rằng: "Hoàng Hà bắt nguồn từ Bổ Xương, chảy ngầm dưới đất theo hướng nam rồi tuôn ra khỏi núi Tích Thạch", lại nói: "Nước từ dãy Thông Lĩnh chia làm hai nhánh đông tây, tây chảy ra biển cả, đông là thượng nguồn sông". Theo ký hiệu trên bản đồ địa lý, Thông Lĩnh và Bổ Xương cách nơi đây đến cả ngàn dặm, lẽ nào đầu nguồn Hoàng Hà nằm tít tận miệt tây bắc, sau đó dòng sông chảy ngầm dưới đất đến hơn ngàn dặm rồi phụt lên từ Tinh Tú hải và từ đó chảy xuống hạ du?".

Không tìm được cách lý giải, Lương Tiêu đâm ra bứt rứt, thầm nhủ đã không tự giải đáp được thì phải lần đến tận nguồn mà thực chứng. Suy nghĩ hồi lâu, gã quyết định sẽ đi ngược lên tây bắc, hướng tới núi Côn Luân, nơi mà cổ thư định danh là xuất phát điểm của dòng Hoàng Hà.

Lương khô mang theo đã cạn, Lương Tiêu bèn săn một con dê rừng, nướng chín ăn no rồi nghỉ trong hang đá một đêm. Hôm sau gã bắt đầu khởi hành lên tây bắc, con đường dẫn qua sa mạc Qua Bích [13] mù mịt cát khô, nắng đổ hầm hập như thiêu như đốt, khổ không nói hết. Ròng rã như thế chừng mười mấy ngày, cỏ và nước bắt đầu xuất hiện, tận nơi chân trời, sâu trong vùng mây trắng bảng lảng, thấp thoáng đường nét lờ mờ của một dãy núi, tuyết phủ trắng xóa khiến đỉnh núi cao vút phản quang lung linh.

Lại đi thêm một ngày, dãy núi hùng vĩ đã hiện lên rõ rệt trước mắt. Nó vắt ngang từ đông sang tây, cao lớn và mềm mại, hệt như con rồng tắm tuyết đang uyển chuyển bay lên trời xanh. Trên đỉnh núi, dòng sông băng lặng lẽ tan chảy, bò đi ngoằn ngoèo ngang dọc, xuống tới bình nguyên thì đọng vũng trong những sông hồ lớn nhỏ. Sóng gợn nhấp nhô, sương cuộn mịt mờ, cùng đón ánh nắng để được lông vào muôn sắc cầu vông mĩ lệ.

Lương Tiêu say sưa thưởng thức, lõng khoan khoái vô bờ: "Tại sao ở nơi heo hút này lại có cảnh tượng tuyệt vời đến thế? Sông núi Trung thổ tuy nhiều, nhưng có phần gò bó, kém xa khí chất hoang sơ phóng khoáng nơi đây". Đang tẩn mẩn so sánh, gã chợt cảm thấy nền đất rung chuyển, phía tây loáng thoáng có tiếng nện đất ì ầm vọng lại, Lương Tiêu nheo mắt nhìn theo hướng âm thanh, chỉ thấy khói bụi mù mịt tụ thành một dòng xám dài đang lao đi vùn vụt, ban đầu còn nhỏ, sau to dần ra, gã kinh ngạc nghĩ: "Ở đây có chiến sự hay sao thế?", đoạn ngó nghiêng tìm chỗ núp. Bốn phía xung quanh là biển cỏ rập rờn, chẳng có chỗ nào khả dĩ ẩn nấp được, Lương Tiêu đành chạy lới một mô đất thoai thoải, nằm sấp mình vào cỏ, im lìm quan sát. Dòng xám mờ càng lúc càng tới gần, hiện ra rõ rệt một đàn ngựa hoang, lông bờm tung bay đang cất vó chạy điên cuồng. Sau đàn ngựa chừng một tầm quăng dao là mấy trăm dân du mục tay lăm lăm thòng lọng, giọng đã khàn đặc mà vẫn hò hét không thôi.

Cùng lúc đó, tiếng vó ngựa cũng rộ lên ở phía tây nam. Chẳng bao lâu, mấy trăm kỵ mã xuất hiện, càn đường đàn ngựa. Chiến luật vu hồi bọc lót này vốn là cách bủa vây săn bắn của dân du mục thảo nguyên, vòng vây sẽ được khép kín dần ở tất cả các phía, khiến con môi chẳng biết tránh vào đâu.

Đàn ngựa hoang bị tấn công từ mé sườn, bắt đầu có dấu hiệu rối loạn. Thình lình, giữa đàn nhảy ra một con ngựa lông đỏ, xương cốt rắn rõi khỏe khoắn, cao hơn hẳn bọn ngựa kia, lông bờm nó dài đến mức gần như phủ kín cả đầu. Con ngựa đỏ vươn mõm hí lên một tràng. Đàn ngựa nghe tiếng, lập tức phi như bay về hướng bắc. Đúng lúc đó phía bắc cũng nổi cơn gió bụi, mấy trăm kỵ sĩ lao ra đón đường. Con ngựa đỏ lại giậm vó hí vang, đàn ngựa hoang vụt chuyển hướng, lao về phía Lương Tiêu đang ẩn nấp.

Lương Tiêu đã từng trải bao nhiêu chiến trận, không để ý lắm đến đàn ngựa, chỉ thầm kinh ngạc cho toán người du mục: "Về lý mà nói, ở phía đông nam cũng nên phái quân chắn đón mới phải, chẳng lẽ sắp xếp sai?". Vừa mới nghĩ thế thì chợt nghe sau lưng có tiếng vó ngựa vang lên, gã ngoái lại nhìn, chỉ thấy lèo tèo chừng vài chục kỵ sĩ xuất hiện, bèn tự nhủ: "Phía đông mới là mũi nhọn dứt điểm, tại sao lại ít người thế?". Nhưng nhanh như chớp gã hiểu ra: "Phải rồi, tốp nhân mã này đứng đó không phải để chặn bắt, mà ] à để áp đảo tính thần con môi, liên tục như thế, đàn ngựa sẽ rối loạn, lúc ấy bắt chúng rất dễ dàng", 68

Quả như Lương Tiêu dự đoán, đội nhân mã phía đông nam vừa xuất hiện, đàn ngựa hoang lại bắt đầu rối lên. Con ngựa đỏ huýt một tiếng, lao ra, cất tiếng hí vang. Hệt như chiến binh nghe hiệu trống trận, đàn ngựa liền chen chân tiến rầm rập ra thẳng mặt đông. Lương Tiêu thốt lên thán phục:

- Đúng là đầu đàn, ghê gớm thật!

Đàn ngựa hoang biết cách tận dụng sơ hở, đánh ngay vào chỗ lực lượng mỏng nhất. Toán kỵ mả đằng mặt đông sửng sốt vô cùng, không dám đón thẳng mũi tấn công của cả bầy ngựa, liền nhốn nháo dạt tránh. Riêng một nữ lang áo đỏ vẫn ngang nhiên không sợ, giục ngựa lao vút ra khỏi toán kỵ mã, xoay thòng lọng quất đập tán loạn, đàn ngựa hễ bị trúng đòn là hí lên đau đớn, nhảy thốc sang hai bên. Lương Tiêu nhận ra động tác quăng thòng lọng thấp thoáng bóng dáng của phép dùng nhuyễn tiên, lòng ngấm ngầm tán thưởng. Nữ lang vừa phi ngựa vừa quất đánh, mở ra một lối trống dẫn đến gần con ngựa đỏ. Tới nơi, cô ta bật mình lên cao rồi đáp xuống lưng nó, đám kỵ sĩ cùng hò la vang dội. Lương Tiêu thầm nghĩ: "Đánh giặc bắt tướng trước, quả rất bén nhạy và triệt để! Xem chừng cô ta khá am tường võ công Trung thổ".

Con ngựa đỏ cứng cỏi ương ngạnh, lại có sức khỏe vô địch, có thể khiến đồng loại phải gục đầu cụp tai, khi nào chịu để loài người cưỡi lên mình, tức thì nhảy lông đá hất, lắc mạnh hai hông, cử động hết sức mạnh mẽ. Nữ lang áo đỏ nắm chặt lấy mớ bờm dài, rạp mình trên lưng ngựa, lúc đầu cô còn ghì chặt, nhưng không bao lâu dần dần đuối sức, thân thể bắt đầu bị quăng quật bật nảy như một con diều giấy. Đột ngột, con ngựa đỏ chụm bốn vó, xoay tít mình như con vụ, nữ lang nọ thét lên, văng ra khỏi lưng ngựa. Lúc này bầy ngựa hoang đang nhảy chạy cuồng loạn, hễ lăn xuống dưới những bộ móng guốc ấy thì chỉ có nước chết. Đám kỵ sĩ đứng bên ngoài, không biết làm gì ngoài việc la hét sợ hãi. Bỗng đâu một bóng người loáng động, Lương Tiêu tung mình bay vút tới, vừa khéo ẵm gọn cô gái giữa lưng chừng không, đoạn vặn hông đáp xuống lưng một con ngựa khác. Gã cúi đầu nhìn. Cô gái áo đỏ áng chừng chưa đầy đôi tám, mắt hạnh xanh biếc, gương mặt cực kỳ xinh đẹp.

Cô ta còn chưa hoàn hồn, hơi thở dồn dập, môi hớp hớp, phả ra mùi sữa thơm nhẹ, chợt cô nói rất nhanh bằng một ngôn ngữ lạ tai. Lương Tiêu không hiểu, thiếu nữ càng cuống, trỏ con ngựa đỏ, lại nói líu tíu 70

thêm mấy câu nữa. Lương Tiêu gắng nghe, nhận ra trong lời thiếu nữ lẫn rất nhiều từ ngữ Đột Quyết. Trước đây ử Khâm Sát doanh cũng có khá đông chiến binh Đột Quyết, Lương Tiêu đã từng học chút ít ngôn ngữ của họ để thống lĩnh cho tiện. Ngẫm nghĩ một hồi, gã hỏi:

- Cô muốn ta bắt con ngựa đó phải không?

Thiếu nữ gật gật đầu, Lương Tiêu thở dài:

- Mỗi vật đều có chủ riêng, hà tất cưỡng cầu?

Thiếu nữ bặm bặm môi, bỗng nhiên òa khóc:

- Chúng tôi truy đuổi nó hơn một tháng rồi, không bắt được nó thì coi như chét cả...

Lương Tiêu ngó quanh, quả nhiên thấy đám kỵ sĩ đều lộ vẻ mệt mỏi, chắc chẳng còn mấy nả sức để lập tiếp vòng vây. Nghe thiếu nữ khóc lóc đau đớn quá, gã mủi lòng bảo:

- Ta thử xem sao! - rồi đặt thiếu nữ lên lưng một con ngựa khác, còn mình vung rồi thúc ngựa tao đến chỗ con ngựa đầu đàn.

Con ngựa đỏ vừa bị kiềm chế đã chịu khốn đốn đủ điều, đời nào để ai áp sát lần nữa, bèn nhún mình tách luôn khỏi đàn, phóng thật nhanh, vó không chạm đất, chỉ thoáng chốc đã bỏ Lương Tiêu lại tít đằng sau.

Lương Tiêu nổi lòng hiếu thắng, bèn rcn lưng ngựa, thi triển khinh công đuổi theo sát rạt. Vừa lúc gió đông nổi lên rất mạnh, Lương Tiêu lướt băng băng trên cỏ, áo đập phần phật, trông từ xa như cưỡi gió mà bay. Đám kỵ sĩ trố mắt nhìn theo. Một người một ngựa lao vun vút đến đường chân trời, rồi biến mất tăm không thấy bóng dáng đâu nữa.

Được hai mươi dậm, con ngựa đỏ đột ngột tăng tốc, Lương Tiêu dần dần bị bỏ xa, bụng tấm tắc tán thưởng: "Con ngựa này dũng mãnh tuyệt luân, chẳng biết so với Yên Chi của Oanh Oanh thì bên nào lợi hại hơn?". Lòng ham muốn chinh phục càng cháy bỏng, gã cúi mình nặn lấy một nắm bùn cứng, VỂO một thẻo nhỏ, phổ Trích thủy kình vào nó rồi ngắm búng khớp vó sau của con ngựa đỏ. Viên đất kêu "bụp" một tiếng, vỡ tung ra thành muôn hạt bụi mỏng, lực đạo tuy nhẹ nhưng cũng đủ khiến con ngựa tê dại cả vó sau, nhịp phi bắt đầu khập khễnh. Lương Tiêu thừa cơ rút ngắn khoảng cách, vung tay ném thia lia những thẻo đất, không nhằm đả thương gân cốt con ngựa mà chỉ khiến nó tê vó, không tận dụng được sức khỏe sức bền, guồng chân càng lúc càng chậm lại.

ước chừng thời gian vắt được nửa thùng sữa dê, Lương Tiêu đã đến gần đuôi ngựa, bèn vươn tay túm lấy búp lông rồi nương đã lộn một vòng, nhảy lên lưng nó. Con ngựa bèn lông lộn nhảy đả, giở hết mọi ngón hòng hất ngã tay kỵ sĩ không mời mà đến. Lương Tiêu bèn thi triển công phu khinh thân, mặc nó muốn lên xuống gì thì tùy. Con ngựa đỏ thử đủ mọi cách vẫn không xoay chuyển được tình hình, bắt đầu tung vó phi điên cuồng, Lương Tiêu vòng tay trái kẹp chặt cổ ngựa, tay phải xòa áo phủ lấy mắt nó. Con ngựa không nhìn thấy đường nữa, chỉ còn cách nhắm mắt lao bừa, phi lòng vòng chừng nửa canh giờ, cuối cùng hết cách, đành dừng lại, giậm vó chịu thua.

Chú thích:

[1] Cõi đời ô trọc, nước đục ngầu ngầu.

[2] Tô Thức đang bị lưu đày ở đào Hải Nam thì nhận được lệnh xá tội, trên đường trở về đi qua Nhuận Châu, bèn cùng biểu đệ là Trình Đức Nho lên dạo chơ Kim Sơn, trông thấy trên núi có bức vẽ chân dung mình thuở tráng nìên, ngắm dung mạo tươi sáng ngời ngời ngày xưa rồi so với thân mình tóc bạc da môi ngày nay, không nén được niềm cảm khái, bèn viết bài lục ngôn tuyệt cú này bên cạnh bức vẽ, coi như tổng kết và đánh giá quăng đời đã qua. Hoàng Châu thuộc tinh Hồ Bắc, Huệ Châu thuộc tình Quảng Đông, Đam Châu thuộc tỉnh Hải Nam.

[3] Bài tản khúc Sơn pha dương - Đồng Quan hoài cổ của Trương Dưỡng Hạo thời Nguyên

[4] Chức quan coi việc đê điều

[5] Có công mài sắt có ngày nên kim.

[6] Người tình cũ

[7] Thuộc nhánh đông của dãy Côn Luân, Núi này cao chừng 6000m so với mực nước biển, trên đỉnh tuyết phù quanh năm.

[8] Ngọn núi thuộc nhánh đông của dãy Côn Luân.

[9] Thứ rượu đặc sàn của vùng cao nguyên Thanh Tạng, được cất từ lúa mạch.

[10] Ý nhắc đền trò chơi thả chén đật thơ được thuật lại trong Lan Đình tập tự của Vương Hy Chi. Các vãn nhân thi sĩ theo thứ tự già trò ngồi dọc bờ suối, thả chén rượu trôi xuống từ đầu dòng nước, mỗi người hạ bút sáng tác một bài thơ trước khi cái chén trôi ngang qua vi trí của mình. Ở đây gợi đến "nơi thá chén" chỉ để ý với dòng nước trôi chậm chạp lững lở.

[11] Tinh Tú hải là một bổn đìa dài hẹp ở khu vực đầu nguồn Hoàng Hà, nằm trên độ cao 4000m so với mực nước biển, tức là ccm cao hơn cả núi Thái Sơn. Nước Hoàng Hà chảy xuống đến đây, vì địa hình tương đối bằng phẳng nên tốc độ lưu chuyển chậm lại, nước theo nhau tràn lan bốn phía, khiến cả một vùng lòng chảo rộng lớn biến thành đầm suối ao hồ. Những dầm suối ao hồ lớn nhỏ và đủ hình đủ dạng này cùng lúc phản chiếu ánh mặt trời, lại nhờ sự lưa chuyển của dòng nước mà tạo nên ánh sáng nhấp nháy giống như màn sao lúc đêm hôm, cái tên Tinh Tú hải (biển sao) bắt nguồn từ đó.

[12] Sơn Hải kinh là một bộ bách khoa toàn thư cổ đại Trung Quốc, được nhiều người kế tiếp nhau biên soạn từ thời Xuân Thu tới đầu thời Tây Hán. Sách đề cập đến đủ mọi lĩnh vực' như thần thoại, đia lý, động thực vật, khoáng sản, tâm linh, tôn giáo, cổ sử, y dược, phong tục tập quán.,. Phần lớn nội dung đã thất truyền.

[13] Tức Gobi

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Côn Luân

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook