Chương 200: Dựng lều tế cháo (2)
Phó Kỳ Lân
24/09/2013
Chuyện nói ra cũng không phải đơn giản, ví như Vương Mông cố ý phá rối, ngày ngày lấy danh nghĩa quan phủ tế cháo, tới khi đó nạn dân không cần làm việc cũng có cái ăn, chẳng tội gì mà đi đào kênh với đào mương.
Cho nên Đường Kính Chi muốn phải làm thiện danh của Đường gia vang xa cái đã, tốt nhất khiến nạn dân truyền tai nhau, biết Đường gia Lạc thành ngày ngày cho nạn dân ăn no, thế là một truyền mười, mười truyền trăm, để cho ai ai cũng biết tới Lạc thành là không lo đói bụng, khi đó nạn dân sẽ ùn ùn đổ tới Lạc thành.
Người càng đông đối với Đường gia mà nói càng có lợi, chuyện khai hoang sẽ càng sớm ngày hoàn thành, Vương Mông có muốn cứu tế cũng phải có tiền mua lương thực mới được, tên tham quan như hắn nỡ bỏ tiền ra không?
Vả lại hắn càng nhiệt tình cứu tế nạn dân càng đông, e hắn sạt nghiệp cũng chẳng làm nổi, nên nhớ giá lương thực hiện nay tăng lên gấp mấy lần rồi, muốn mua cũng chẳng ai bán.
Còn về số lượng lương thực của Đường gia thì căn bản không cần phải lo, phải biết rằng trước thiên tai y cho thu mua tới 40 vạn lượng lương thực, gấp 8 lần số tiền Vương Mông đòi, trừ cho nạn dân ăn, số còn lại y đem tới thành trì khác bán, đợi mùa đông tới, y kiếm thêm 100 vạn lượng bạc cũng không khó gì.
Thị Mặc cũng biết nơi này về sau vạn lần không thể trễ nải, nếu không có khả năng làm hỏng đại sự của chủ tử, vội đáp:
- Nhị gia cứ yên tâm, nô tài nhất định căn dặn bọn họ thật kỹ, ngoài ra nô tài còn điều một số nha hoàn bà tử ở các tiểu viện tới giúp, quyết không để cho nạn dân bị đói.
- Được, nếu người không đủ cứ bảo với đại quản sự bố trí.
Đường Kính Chi phất tay:
- Đi, chúng ta rời phủ, ra cổng thành tế cháo.
- Vâng.
Mọi người dạ ran:
Cửa phủ mở rộng, đoàn xe ngựa kéo thùng cháo và sọt bánh bao lớn chầm chậm đi về phía cổng thành nam, trên đường đi, hạ nhân Đường phủ bắc loa miệng nói lớn, Đường gia hưởng ứng lời hiệu triệu của triều đình, bắt đầu từ hôm nay sẽ cứu tế nạn dân, bảo bọn họ tới ngoài thành xếp hàng chờ đợi.
Nghe nói có cái ăn, nạn dân tất nhiên vui sướng, tức khắc ghi nhớ bốn chữ "Đường gia Lạc thành" trong đầu, từng dòng người ùn ùn đổ về cổng thành nam như dòng thác, vì những nạn dân tới Lạc thành vào lúc này còn chưa phải chịu khổ cực nhiều lắm, hơn nữa truyền từng phố, cho nên không xảy ra chuyện chen lấn dẫm đạp lên nhau gây thương tích án mạng.
Tới khi đoàn người Đường phủ tới ngoài cổng thành nam, thấy nạn dân xếp thành tám hàng dài theo sự bố trí của các hộ vệ Đường gia, ước tính sơ qua cũng phải hơn ba nghìn người.
Xe ngựa đỗ lại, gia đinh Đường gia bắt đầu công việc phát cháo phát bánh bao.
Cầm cái bát mang từ nhà theo, nhận lấy thìa cháo loãng nấu đậu đỏ với bánh bao trắng từ hạ nhân Đường phủ, những nạn dân đói khổ ai nấy lệ nóng tràn mi, trước khi rời đi đều khom người hướng về phía Đường Kính Chi vái một cái thật sâu.
Lúc này chủ tử Đường gia trong mắt bọn họ là bố tát sống.
Người xếp hàng gần như cả nhà đứng cùng một chỗ, có nam tử tráng niên, có ông già tóc bạc trắng, còn có phụ nữ nhi đồng, Đường Kính Chi nhìn thấy không ít phụ nữ còn đang bế đứa bé chưa biết đi, đang bập bẹ học nói, nhíu mày lại, nếu ăn uống không tốt, không có sữa, chẳng phải những đứa bé này sẽ chết đói sao?
- Thị Mặc, ngươi lại đây.
Đường Kính Chi vẫy tay gọi Thị Mặc tới bên cạnh, dặn:
- Ngươi tới quán cơm có quan hệ với Đường gia ta, bảo họ nấu một nồi cháo lớn, cho ít táo đỏ vào, à, đừng quên cả đường nữa, nấu chín rồi thì sai người mang tới đây, chuyên môn cho phụ nữ bế con ăn.
- Vâng.
- Làm xong chuyện này thì về phủ bảo đầu bếp chịu khó nấu thêm cháo, hấp thêm bánh bao, chỗ thừa cũng không cần phải lo, thời tiết lạnh dần rồi, không sợ bị thiu, nhớ kỹ, chỉ được thừa, không được phép thiếu.
- Vâng, nô tài hiểu.
Thị Mặc gọi một hạ nhân tới, xoay người chạy vào thành.
Đường Kính Chi nhìn những người lam lũ khốn khổ xếp thành hàng dài, khẽ thở dài, mình có năng lực, nên vì bọn họ làm nhiều hơn một chút.
Y đang cảm khái thì đột nhiên có tiếng cãi vã truyền tới, tiếp đó có người quát lớn:
- Này, dừng tay lại cho ta, dám cướp bánh bao của Đường gia ta hả?
Đường Kính Chi cả kinh, dưới loại tình huống này, sợ nhất là có người tranh cướp, nếu không người khác học theo sẽ hỏng bét.
Để xảy ra tranh cướp, nam tử tráng niên còn đỡ, nhưng người già, phụ nữ và trẻ nhỏ sẽ gặp tai ương, tới lúc đó không cướp được đồ ăn, bị đói là chuyện nhỏ, có khi bị người ta dẫm đạp đến chết.
Không thể để lòng tốt gây ra chuyện xấu, Đường Kính Chi lập tức xông tới.
Ngọc Nhi cũng nhíu mày chạy nhanh đến, nhưng nàng là nữ nhi không tiện chui vào đám đông chen lấn, đứng ở vòng ngoài, Bàng Lộc lo cho chủ tử, bất kể tuổi tác đã cao, theo sát sau chủ tử.
- Chuyện gì thế, xảy ra chuyện gì?
Vất vả chen qua được đám đông, Đường Kính Chi thấy gia đinh nhà mình đang túm cổ áo một nam tử quát tháo.
Nam tử kia mặt đỏ bừng, một tay cầm bát cháo, tay kia cầm hai cái bánh bao.
- Nhị gia, người này cướp bánh bao.
Gia đinh kia thấy chủ tử tới, vội bẩm báo:
Đường Kính Chi thấy tên nam tử đó cầm thêm một cái bánh bao rồi, hỏi:
- Vì sao ngươi lại lấy thêm một cái bánh bao?
Nạn dân xung quanh không ùa nhau kéo tới, Đường Kính Chi thở phào, y dùng lời lẽ còn khách khí, bảo người đó lấy chứ không phải là cướp, may mà nạn dân này cách Lạc thành gần, chưa phải chịu cực khổ nhiều nên mới kiên nhẫn được, nếu đói ba ngày ba đêm rồi thì lúc này không thèm suy nghĩ nhiều, chỉ sợ chậm chân bị kẻ khác giành hơn đã kéo ùa cả tới rồi.
- Tiểu ... Tiểu nhân không lấy thêm, cái bánh bao này là của nhi tử tiểu nhân.
Nam tử kia vừa nói vừa tránh người sang, lúc này Đường Kính Chi mới nhìn thấy một đứa bé gầy gò chừng bốn năm tuổi đứng đằng sau, đang mở to mắt khiếp sợ, tay nắm chặt áo phụ thân.
- Nói láo, nhi tử ngươi có tí tuổi, làm gì có phần của nó? Vừa rồi đã nói rồi, chỉ có trẻ con tròn bảy tuổi mới được phát đủ cháo và bánh bao.
Gia đinh kia tức tối rống lên:
Đường Kính Chi cau mày, người này tính quá nóng, không thích hợp việc phân phát thức ăn, cần người tính tình trầm ôn ôn hòa mới được, nếu không rất dễ gây ra chuyện.
Để người xếp hàng đằng sau không phải chờ đợi lâu kẻo có chuyện không hay, Đường Kính Chi sai một hạ nhân kéo xe thay thế cho gia đinh kia, còn y thì dẫn hai cha con nọ rời hàng ngũ, nhường vị trí.
- Công tử gia, thực sự là nhi tử tiểu nhân đói lắm rồi, sức ăn lớn, nên tiểu nhân mới lấy cho nó một cá bánh bao.
Vừa rời hàng, nam tử kia liền quỳ sụp xuống, rối rít phân bua:
- Thối lắm, một đứa bé bốn năm tuổi thì ăn được bao nhiêu! Ta thấy ngươi tham lam, muốn ăn thêm thì có.
Gia đinh kia tiếp tục quát tháo.
Vì tên gia đinh này chiếm lý, cho nên Đường Kính Chi mặc dù không có ấn tượng tốt với hắn, nhưng cũng không thể lên tiếng chỉ trích, làm cái gì cũng phải chú trọng quy củ, nếu không mỗi người một phách chỉ có hỏng việc.
- Nhưng ... Nhưng con tiểu nhân ăn được thật mà.
Gia đinh kia không buông tha:
- Được, ngươi nói con ngươi ăn được vậy ngươi cho nó ăn ngay bây giờ để Nhị gia ta xem rốt cuộc nó ăn được bao nhiêu?
Đường Kính Chi hiện giờ muốn mau chóng điều tên gia đinh này đi, nhưng thấy hắn nói cũng có lý, có thể đán giá có nên phát bánh bao cho trẻ con không.
Nam tử kia gật đầu liên hồi:
- Vâng, tiểu nhân bảo nó ăn ngay, nó nhịn đói cả ngày, sớm không chịu nổi nữa.
Rồi nhét cái bánh bao vào tay nhi tử.
Cho nên Đường Kính Chi muốn phải làm thiện danh của Đường gia vang xa cái đã, tốt nhất khiến nạn dân truyền tai nhau, biết Đường gia Lạc thành ngày ngày cho nạn dân ăn no, thế là một truyền mười, mười truyền trăm, để cho ai ai cũng biết tới Lạc thành là không lo đói bụng, khi đó nạn dân sẽ ùn ùn đổ tới Lạc thành.
Người càng đông đối với Đường gia mà nói càng có lợi, chuyện khai hoang sẽ càng sớm ngày hoàn thành, Vương Mông có muốn cứu tế cũng phải có tiền mua lương thực mới được, tên tham quan như hắn nỡ bỏ tiền ra không?
Vả lại hắn càng nhiệt tình cứu tế nạn dân càng đông, e hắn sạt nghiệp cũng chẳng làm nổi, nên nhớ giá lương thực hiện nay tăng lên gấp mấy lần rồi, muốn mua cũng chẳng ai bán.
Còn về số lượng lương thực của Đường gia thì căn bản không cần phải lo, phải biết rằng trước thiên tai y cho thu mua tới 40 vạn lượng lương thực, gấp 8 lần số tiền Vương Mông đòi, trừ cho nạn dân ăn, số còn lại y đem tới thành trì khác bán, đợi mùa đông tới, y kiếm thêm 100 vạn lượng bạc cũng không khó gì.
Thị Mặc cũng biết nơi này về sau vạn lần không thể trễ nải, nếu không có khả năng làm hỏng đại sự của chủ tử, vội đáp:
- Nhị gia cứ yên tâm, nô tài nhất định căn dặn bọn họ thật kỹ, ngoài ra nô tài còn điều một số nha hoàn bà tử ở các tiểu viện tới giúp, quyết không để cho nạn dân bị đói.
- Được, nếu người không đủ cứ bảo với đại quản sự bố trí.
Đường Kính Chi phất tay:
- Đi, chúng ta rời phủ, ra cổng thành tế cháo.
- Vâng.
Mọi người dạ ran:
Cửa phủ mở rộng, đoàn xe ngựa kéo thùng cháo và sọt bánh bao lớn chầm chậm đi về phía cổng thành nam, trên đường đi, hạ nhân Đường phủ bắc loa miệng nói lớn, Đường gia hưởng ứng lời hiệu triệu của triều đình, bắt đầu từ hôm nay sẽ cứu tế nạn dân, bảo bọn họ tới ngoài thành xếp hàng chờ đợi.
Nghe nói có cái ăn, nạn dân tất nhiên vui sướng, tức khắc ghi nhớ bốn chữ "Đường gia Lạc thành" trong đầu, từng dòng người ùn ùn đổ về cổng thành nam như dòng thác, vì những nạn dân tới Lạc thành vào lúc này còn chưa phải chịu khổ cực nhiều lắm, hơn nữa truyền từng phố, cho nên không xảy ra chuyện chen lấn dẫm đạp lên nhau gây thương tích án mạng.
Tới khi đoàn người Đường phủ tới ngoài cổng thành nam, thấy nạn dân xếp thành tám hàng dài theo sự bố trí của các hộ vệ Đường gia, ước tính sơ qua cũng phải hơn ba nghìn người.
Xe ngựa đỗ lại, gia đinh Đường gia bắt đầu công việc phát cháo phát bánh bao.
Cầm cái bát mang từ nhà theo, nhận lấy thìa cháo loãng nấu đậu đỏ với bánh bao trắng từ hạ nhân Đường phủ, những nạn dân đói khổ ai nấy lệ nóng tràn mi, trước khi rời đi đều khom người hướng về phía Đường Kính Chi vái một cái thật sâu.
Lúc này chủ tử Đường gia trong mắt bọn họ là bố tát sống.
Người xếp hàng gần như cả nhà đứng cùng một chỗ, có nam tử tráng niên, có ông già tóc bạc trắng, còn có phụ nữ nhi đồng, Đường Kính Chi nhìn thấy không ít phụ nữ còn đang bế đứa bé chưa biết đi, đang bập bẹ học nói, nhíu mày lại, nếu ăn uống không tốt, không có sữa, chẳng phải những đứa bé này sẽ chết đói sao?
- Thị Mặc, ngươi lại đây.
Đường Kính Chi vẫy tay gọi Thị Mặc tới bên cạnh, dặn:
- Ngươi tới quán cơm có quan hệ với Đường gia ta, bảo họ nấu một nồi cháo lớn, cho ít táo đỏ vào, à, đừng quên cả đường nữa, nấu chín rồi thì sai người mang tới đây, chuyên môn cho phụ nữ bế con ăn.
- Vâng.
- Làm xong chuyện này thì về phủ bảo đầu bếp chịu khó nấu thêm cháo, hấp thêm bánh bao, chỗ thừa cũng không cần phải lo, thời tiết lạnh dần rồi, không sợ bị thiu, nhớ kỹ, chỉ được thừa, không được phép thiếu.
- Vâng, nô tài hiểu.
Thị Mặc gọi một hạ nhân tới, xoay người chạy vào thành.
Đường Kính Chi nhìn những người lam lũ khốn khổ xếp thành hàng dài, khẽ thở dài, mình có năng lực, nên vì bọn họ làm nhiều hơn một chút.
Y đang cảm khái thì đột nhiên có tiếng cãi vã truyền tới, tiếp đó có người quát lớn:
- Này, dừng tay lại cho ta, dám cướp bánh bao của Đường gia ta hả?
Đường Kính Chi cả kinh, dưới loại tình huống này, sợ nhất là có người tranh cướp, nếu không người khác học theo sẽ hỏng bét.
Để xảy ra tranh cướp, nam tử tráng niên còn đỡ, nhưng người già, phụ nữ và trẻ nhỏ sẽ gặp tai ương, tới lúc đó không cướp được đồ ăn, bị đói là chuyện nhỏ, có khi bị người ta dẫm đạp đến chết.
Không thể để lòng tốt gây ra chuyện xấu, Đường Kính Chi lập tức xông tới.
Ngọc Nhi cũng nhíu mày chạy nhanh đến, nhưng nàng là nữ nhi không tiện chui vào đám đông chen lấn, đứng ở vòng ngoài, Bàng Lộc lo cho chủ tử, bất kể tuổi tác đã cao, theo sát sau chủ tử.
- Chuyện gì thế, xảy ra chuyện gì?
Vất vả chen qua được đám đông, Đường Kính Chi thấy gia đinh nhà mình đang túm cổ áo một nam tử quát tháo.
Nam tử kia mặt đỏ bừng, một tay cầm bát cháo, tay kia cầm hai cái bánh bao.
- Nhị gia, người này cướp bánh bao.
Gia đinh kia thấy chủ tử tới, vội bẩm báo:
Đường Kính Chi thấy tên nam tử đó cầm thêm một cái bánh bao rồi, hỏi:
- Vì sao ngươi lại lấy thêm một cái bánh bao?
Nạn dân xung quanh không ùa nhau kéo tới, Đường Kính Chi thở phào, y dùng lời lẽ còn khách khí, bảo người đó lấy chứ không phải là cướp, may mà nạn dân này cách Lạc thành gần, chưa phải chịu cực khổ nhiều nên mới kiên nhẫn được, nếu đói ba ngày ba đêm rồi thì lúc này không thèm suy nghĩ nhiều, chỉ sợ chậm chân bị kẻ khác giành hơn đã kéo ùa cả tới rồi.
- Tiểu ... Tiểu nhân không lấy thêm, cái bánh bao này là của nhi tử tiểu nhân.
Nam tử kia vừa nói vừa tránh người sang, lúc này Đường Kính Chi mới nhìn thấy một đứa bé gầy gò chừng bốn năm tuổi đứng đằng sau, đang mở to mắt khiếp sợ, tay nắm chặt áo phụ thân.
- Nói láo, nhi tử ngươi có tí tuổi, làm gì có phần của nó? Vừa rồi đã nói rồi, chỉ có trẻ con tròn bảy tuổi mới được phát đủ cháo và bánh bao.
Gia đinh kia tức tối rống lên:
Đường Kính Chi cau mày, người này tính quá nóng, không thích hợp việc phân phát thức ăn, cần người tính tình trầm ôn ôn hòa mới được, nếu không rất dễ gây ra chuyện.
Để người xếp hàng đằng sau không phải chờ đợi lâu kẻo có chuyện không hay, Đường Kính Chi sai một hạ nhân kéo xe thay thế cho gia đinh kia, còn y thì dẫn hai cha con nọ rời hàng ngũ, nhường vị trí.
- Công tử gia, thực sự là nhi tử tiểu nhân đói lắm rồi, sức ăn lớn, nên tiểu nhân mới lấy cho nó một cá bánh bao.
Vừa rời hàng, nam tử kia liền quỳ sụp xuống, rối rít phân bua:
- Thối lắm, một đứa bé bốn năm tuổi thì ăn được bao nhiêu! Ta thấy ngươi tham lam, muốn ăn thêm thì có.
Gia đinh kia tiếp tục quát tháo.
Vì tên gia đinh này chiếm lý, cho nên Đường Kính Chi mặc dù không có ấn tượng tốt với hắn, nhưng cũng không thể lên tiếng chỉ trích, làm cái gì cũng phải chú trọng quy củ, nếu không mỗi người một phách chỉ có hỏng việc.
- Nhưng ... Nhưng con tiểu nhân ăn được thật mà.
Gia đinh kia không buông tha:
- Được, ngươi nói con ngươi ăn được vậy ngươi cho nó ăn ngay bây giờ để Nhị gia ta xem rốt cuộc nó ăn được bao nhiêu?
Đường Kính Chi hiện giờ muốn mau chóng điều tên gia đinh này đi, nhưng thấy hắn nói cũng có lý, có thể đán giá có nên phát bánh bao cho trẻ con không.
Nam tử kia gật đầu liên hồi:
- Vâng, tiểu nhân bảo nó ăn ngay, nó nhịn đói cả ngày, sớm không chịu nổi nữa.
Rồi nhét cái bánh bao vào tay nhi tử.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.