Culi Thiên Đình Một Lòng Chỉ Muốn Mần Ruộng (Tây Du)
Chương 4: Những Thứ Học Được
Nga Mi Sơn Hầu Tử 03
16/12/2023
Không hiểu sao hôm nay khi cô đến nơi thường học nghệ, Bồ Đề Tổ Sư đã đợi sẵn ở ở đây từ lâu. Y phục phóng khoáng, tóc bạc mặt hồng hào, rất có khí chất tiên phong đạo cốt*.
*Tiên phong đạo cốt: Cốt cách dáng dấp của bậc tiên
Mặc dù Phù Nam Tinh thường vui cười và đùa giỡn thoải mái cùng các đồng môn, nhưng cô chưa bao giờ dám lơ là đối với ân sư, vô cùng tôn kính.
Đầu tiên Phù Nam Tinh hành lễ với Bồ Đề Tổ Sư, đang lúc cô thắc mắc sao hôm nay sư phụ lại đến sớm như vậy thì sư phụ đã gọi cô trước: "Nam Tinh."
Phù Nam Tinh cung kính đáp: "Sư phụ."
Bồ Đề Tổ Sư hiền lành và dịu dàng, vô cùng có phong thái của bậc trưởng bối: “Ta hỏi con, mấy chục năm qua con đã học được công pháp hay chiêu thức gì rồi?”
Phù Nam Tinh đáp: “Thưa sư phụ, nhắc tới quả thật xấu hổ, đệ tử bái sư nhập môn nhiều năm như vậy, thiên phú thật sự ngu dốt, mãi đến nay mới thấu hiểu được Địa Sát 72 Biến Hóa, biết sơ sơ Hiển Mật Viên Thông Chân Diệu Quyết, học vài quyền cước thô kệch. Ngày thường thì đọc một số sách cổ, vất vả tìm hiểu 360 nhánh đạo gia.”
Bồ Đề Tổ Sư gật đầu, tỏ ra không hề thất vọng chút nào, nói: “Tuy rằng con không có thiên phú đỉnh cao nhưng là người có linh tâm tuệ răng, thiên phú coi như là trên mức trung bình.”
Phù Nam Tinh nghĩ thầm, kiềm nén tiếng cạch cạch của nửa cái bình không đầy*, cái này mà tính là thiên phú gì ạ? Không phải là sư phụ nói mê sảng để an ủi con đó chứ? Nghĩ vậy, cô bèn đánh bạo nói: “Sư phụ đã từng thấy người có thiên phú tuyệt đỉnh chưa ạ?”
*Tiếng bất mãn của một chai nhỏ hơn nửa chai (hoặc “bình không đầy mà kêu cạch cạch nửa bình’): chủ yếu được dùng để mô tả một người thực sự hiểu biết, rất khiêm tốn, trong khi những người có ít kiến thức lại nghĩ rằng họ vĩ đại.
Bồ Đề Tổ Sư trầm mặc hồi lâu mới mở miệng nói: “Mấy trăm năm trước con có một người sư huynh, ngộ tính cực cao, quả thật là nói một hiểu một trăm.”
Trong lòng Phù Nam Tinh biết rõ vị sư huynh có ngộ tính cực cao kia nhất định là anh Khỉ rồi, cô cười nói: “Tục ngữ có câu ‘360 nghề, nghề nào cũng có Trạng Nguyên’, mặc dù ngộ tính của con không giỏi bằng anh ấy nhưng mỗi người đều sẽ có sở trường về một lĩnh vực nào đó, chưa chắc chuyện nấu nướng làm ruộng anh ấy đã giỏi bằng con đâu.”
Bồ Đề Tổ sư vuốt râu cười nói: "Con nhóc nghịch ngợm này(1), ngược lại biết ngụy biện ghê ha.”
Phù Nam Tinh cũng không tức giận, vẫn cười nói: “Sư phụ, người quên rằng con chỉ là một đống xương trắng ạ, da ở đâu ra chứ (2)?”
(1)Nhĩ giá bát bì, (2) na lai đích bì: Chỗ này tác giả chơi chữ.
Tổ Sư không tiếp tục cười với cô mà đột nhiên trở nên nghiêm túc hỏi: “Con tới đây đã bao lâu rồi?”
Phù Nam Tinh đáp: “Nếu tính từ ngày đệ tử lên núi thì không hơn, không kém, chính xác là 53 năm ạ.”
Bồ Đề Tổ Sư nói: “Ngày đó lúc con lên núi có nói rõ bởi vì bản thân vừa mới hóa hình nên rất yếu ớt, muốn học một ít tiên pháp vào đạo giáo, hy vọng không có ai bắt nạt con.”
*Tiên phong đạo cốt: Cốt cách dáng dấp của bậc tiên
Mặc dù Phù Nam Tinh thường vui cười và đùa giỡn thoải mái cùng các đồng môn, nhưng cô chưa bao giờ dám lơ là đối với ân sư, vô cùng tôn kính.
Đầu tiên Phù Nam Tinh hành lễ với Bồ Đề Tổ Sư, đang lúc cô thắc mắc sao hôm nay sư phụ lại đến sớm như vậy thì sư phụ đã gọi cô trước: "Nam Tinh."
Phù Nam Tinh cung kính đáp: "Sư phụ."
Bồ Đề Tổ Sư hiền lành và dịu dàng, vô cùng có phong thái của bậc trưởng bối: “Ta hỏi con, mấy chục năm qua con đã học được công pháp hay chiêu thức gì rồi?”
Phù Nam Tinh đáp: “Thưa sư phụ, nhắc tới quả thật xấu hổ, đệ tử bái sư nhập môn nhiều năm như vậy, thiên phú thật sự ngu dốt, mãi đến nay mới thấu hiểu được Địa Sát 72 Biến Hóa, biết sơ sơ Hiển Mật Viên Thông Chân Diệu Quyết, học vài quyền cước thô kệch. Ngày thường thì đọc một số sách cổ, vất vả tìm hiểu 360 nhánh đạo gia.”
Bồ Đề Tổ Sư gật đầu, tỏ ra không hề thất vọng chút nào, nói: “Tuy rằng con không có thiên phú đỉnh cao nhưng là người có linh tâm tuệ răng, thiên phú coi như là trên mức trung bình.”
Phù Nam Tinh nghĩ thầm, kiềm nén tiếng cạch cạch của nửa cái bình không đầy*, cái này mà tính là thiên phú gì ạ? Không phải là sư phụ nói mê sảng để an ủi con đó chứ? Nghĩ vậy, cô bèn đánh bạo nói: “Sư phụ đã từng thấy người có thiên phú tuyệt đỉnh chưa ạ?”
*Tiếng bất mãn của một chai nhỏ hơn nửa chai (hoặc “bình không đầy mà kêu cạch cạch nửa bình’): chủ yếu được dùng để mô tả một người thực sự hiểu biết, rất khiêm tốn, trong khi những người có ít kiến thức lại nghĩ rằng họ vĩ đại.
Bồ Đề Tổ Sư trầm mặc hồi lâu mới mở miệng nói: “Mấy trăm năm trước con có một người sư huynh, ngộ tính cực cao, quả thật là nói một hiểu một trăm.”
Trong lòng Phù Nam Tinh biết rõ vị sư huynh có ngộ tính cực cao kia nhất định là anh Khỉ rồi, cô cười nói: “Tục ngữ có câu ‘360 nghề, nghề nào cũng có Trạng Nguyên’, mặc dù ngộ tính của con không giỏi bằng anh ấy nhưng mỗi người đều sẽ có sở trường về một lĩnh vực nào đó, chưa chắc chuyện nấu nướng làm ruộng anh ấy đã giỏi bằng con đâu.”
Bồ Đề Tổ sư vuốt râu cười nói: "Con nhóc nghịch ngợm này(1), ngược lại biết ngụy biện ghê ha.”
Phù Nam Tinh cũng không tức giận, vẫn cười nói: “Sư phụ, người quên rằng con chỉ là một đống xương trắng ạ, da ở đâu ra chứ (2)?”
(1)Nhĩ giá bát bì, (2) na lai đích bì: Chỗ này tác giả chơi chữ.
Tổ Sư không tiếp tục cười với cô mà đột nhiên trở nên nghiêm túc hỏi: “Con tới đây đã bao lâu rồi?”
Phù Nam Tinh đáp: “Nếu tính từ ngày đệ tử lên núi thì không hơn, không kém, chính xác là 53 năm ạ.”
Bồ Đề Tổ Sư nói: “Ngày đó lúc con lên núi có nói rõ bởi vì bản thân vừa mới hóa hình nên rất yếu ớt, muốn học một ít tiên pháp vào đạo giáo, hy vọng không có ai bắt nạt con.”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.