Chương 14: Chương 7.1
Giảo Giảo
25/03/2017
Mạnh Đề tiếp tục gặp ác mộng.
Cô đi trong tiểu thuyết, những chữ in Tống thể tự (chữ viết thời Tống) hiện ra như thật và có phần méo mó, giống hệt như cảnh tượng trong câu chuyện, những con chữ xuất hiện rồi méo mó, biến thành con đường kéo dài, biến thành những ngôi nhà, hầu hết nhà cửa đều đổ nát, giống hệt như trong tiểu thuyết miêu tả, loáng thoáng còn trông thấy dấu vết của vụ cháy. Cảnh tượng rất rõ ràng nhưng đích thực là một thế giới tịch liêu, không nhìn thấy bóng người nào, cũng không nghe thấy bất cứ âm thanh nào, có một bức tường chắn ngang nằm trong hiện thực của cô.
Cô suy đoán tại sao mình lại ở trong thế giới của câu chuyện? Cô bước thật chậm nhưng chân lại giẫm lên thứ mềm mại nào đó, cúi đầu xuống với vẻ vô cùng kinh ngạc liền trông thấy một chú mèo con cuộn mình giữa đường, đó là giống mèo cực kỳ bình thường, cả người đều là vằn vàng sẫm, run rẩy vì lạnh. Cô ngồi xổm xuống, muốn giơ tay ra ôm lấy nhưng khoảnh khắc chạm vào người chú mèo thì tỉnh giấc.
Sau khi thức dậy cả người đều là mồ hôi lạnh, vô thức cầm di động lên xem giờ lại phát hiện ra một tin nhắn chưa đọc, được gửi từ Triệu Sơ Niên, chỉ có một dòng chữ đơn giản: “Thu lai dạ trường, lộ trọng thấp y. Ngày mai có thể mưa và lạnh, nhớ mặc nhiều quần áo.” (thu lai dạ trường, lộ trọng thấp y: mùa thu đêm dài, sương mù dày đặc.)
Tuy chỉ có mười mấy chữ nhưng cô vẫn cảm thấy ấm áp, sự lo lắng về giấc mơ ban nãy đi bị xua đi ít nhiều.
Có các tác phẩm của Phạm Dạ làm cầu nối, cô và Triệu Sơ Niên qua lại thân thiết hơn trước kia nhiều, gọi điện và nhắn tin không ít, hầu như chỉ là ân cần hỏi thăm và nhắc nhở này kia, nhắc cô dạo này thời tiết thay đổi, ngày mai có thể sẽ mưa, chú ý mặc thêm nhiều quần áo, đề phòng bị cảm, đừng bận rộn mà không chú ý sức khỏe, ăn uống đúng giờ, v.v…
Cô không biết nên cười hay khóc nữa: “Cha mẹ em cũng không cẩn thận được như thầy. Em biết rồi, cảm ơn thầy đã quan tâm.”
Triệu Sơ Niên liền nói: “Em bây giờ chỉ ở một mình, cố gắng chăm sóc chính mình cho tốt.”
Hai tuần nay quả thật cô rất vất vả, ban ngày việc học hành và sửa đề tài đã làm cho nhức đầu, đã thế lại còn liên tục mơ thấy ác mộng, không ngủ được đương nhiên tinh thần sa sút, thậm chí lúc viết chương trình tính toán còn suýt nữa ngủ gật. Sau vài ngày kiên trì, Vương Hy Như càng lo lắng hơn, cô chỉ mỉm cười, chỉ vào chiếc máy tính nhỏ bé mà công lực khổng lồ: “Tớ chỉ hơi mệt mỏi thôi, cậu làm đi, chúng ta chỉ được dùng nó hai tiếng thôi, một phút cũng không thể lãng phí.”
Vương Hy Như lại tiếp tục nhập số liệu vào máy tính, vô cùng xúc động trước sự thần kỳ của khoa học kỹ thuật hiện đại: “Ừ nhỉ, may mà quen biết cậu, không thì tớ phải đi đâu mượn chiếc máy tính mấy chục triệu này đây?”
Sau vài ngày, những số liệu quan trọng đã làm xong, đề tài cũng đi vào giai đoạn kết thúc, giáo sư Tống sau khi biết họ đã chỉnh sửa trong một khoảng thời gian ngắn như vậy đã vô cùng ngạc nhiên, muốn hỏi họ đã làm thế nào, nhưng ông chỉ mỉm cười, đôi mắt sau cặp kính mắt dày cộp nhìn Mạnh Đề chăm chăm, không tiếc lời khen ngợi: “Tuy tôi cảm thấy biện pháp này chưa hay lắm nhưng em rất thông minh! Đầu óc linh hoạt! Điều đó nên phát huy!”
Mạnh Đề cười với vẻ rụt rè hiếm thấy: “Thầy Tống quá khen rồi ạ!”
Tống Hán Chương dù sao cũng là trụ cột vững chắc của khoa toán, Mạnh Đề rất muốn theo ông học nghiên cứu sinh nhưng thật sự không dễ dàng. Tống Hán Chương thoạt nhìn có vẻ rất dễ tính, dễ nói chuyện nhưng thật ra vô cùng nghiêm khắc, lúc quan trọng thường không nể tình ai hết, trước giờ chưa bao giờ khách sáo với cô.
Ví dụ như kỳ thi cuối kỳ năm trước, cùng một đề bài, cùng một đáp án thậm chí bài làm của cô còn tốt hơn cách làm của Vương Hy Như ít nhiều, trên thực tế là chữ cô đẹp hơn chữ Vương Hy Như một chút.
Vương Hy Như cũng thấy không phục, không nhịn được mới nói: “Hình như thầy Trương có thành kiến với cậu!”
Mạnh Đề thở dài, đá hòn sỏi nhỏ trên đường: “Chuyện đó đành chịu thôi.”
Trong kỳ thi đại học năm đó điểm thi của Mạnh Đề cực kỳ đáng thất vọng, thành tích của cô học sinh chủ chốt trong một trường cấp ba trọng điểm quá tồi tệ, khiến tất cả mọi người dường như không thể tin vào mắt mình. Cô dù chết cũng không chịu nói nguyên nhân chỉ biết trùm chăn khóc suốt đêm. Nếu là người khác, dù có khóc lóc hay tự tử cũng chẳng thay đổi được kết quả nhưng vì cha mẹ cô là giảng viên đại học, dựa vào mối quan hệ này, cô được một vị trí trong khoa toán của trường.
Hầu như mọi sinh viên không ai biết đến nội tình này nhưng các giáo viên chắc chắn biết rõ. Có một quá khứ nghĩ lại đã thấy sợ như vậy, bốn năm học đại học, Mạnh Đề luôn cảm thấy chính mình như đang bị đóng đinh trong nỗi sỉ nhục, cô hoàn toàn thay đổi thái độ. Cụ thể là, bốn năm luôn liều mạng học tập, cố gắng duy trì nhịp độ học hành và nghỉ ngơi giống cấp ba, cô ôm một niềm hy vọng là… chỉ cần thành tích của cô bây giờ đủ tốt thì sẽ không còn ai quan tâm đến kết quả thi đại học tối tăm, không lối thoát đó của cô nữa.
Khó lắm mới làm xong đề tài, tinh thần rõ ràng được thoải mái hơn nhiều, ngủ cũng an ổn hơn, ít gặp ác mộng hơn trước, cả tinh thần và diện mạo đều hoàn toàn đổi khác. Ngay cả khi đi học môn tự chọn nhàm chán của Triệu Sơ Niên cô cũng rất chăm chú, chăm chú khai thác thông tin từ bức tranh phác thảo trong sách.
Những bạn học trong lớp bây giờ ít hơn trước kia nhiều, Triệu Sơ Niên không buồn, cũng chưa từng điểm danh. Mỗi lần giảng bài anh thường giảng theo kiểu máy móc, theo lệ cũ, ánh mắt của không ít nữ sinh chủ yếu đặt trên người anh. Ví dụ như mấy cô sinh viên năm thứ hai ngồi ngay sau Mạnh Đề, vừa vào tiết chưa lâu đã nghe thấy tiếng cười rúc rích và nội dung câu chuyện không hề kiêng dè mà họ nói, cái gì mà khuông mặt và đường nét, tư thế của thắt lưng, v.v, trên cơ bản là soi mói từ sợi tóc dài nhất đến đế giày. Ngoài mặt Mạnh Đề rất thản nhiên nhưng trong lòng suy nghĩ đến khả năng nếu Triệu Sơ Niên nghe được chắc phụt máu mất. Trong buổi học, từ đầu đến cuối, trong tai cô hoàn toàn chỉ có tiếng ríu rít của đám nữ sinh, nội dung bài giảng của Triệu Sơ Niên cô không nghe được một chữ, mặc dù cũng chẳng có gì đáng nghe.
Kết quả, hết buổi học đó cô nhận được tin nhắn của Triệu Sơ Niên, đám người vẫn chưa giải tán, anh vừa ứng phó với câu hỏi của đám nữ sinh vừa thu dọn giáo trình bên bàn giáo viên. Mạnh Đề cầm điện thoại mà ngỡ ngàng, không nghĩ ra anh nhắn tin này cho cô từ bao giờ. Nội dung tin nhắn rất đơn giản, hẹn cô ra quán nhỏ gần trường ăn đêm.
Mạnh Đề trả lời tin nhắn rồi nhanh chóng thu dọn bút sách, cuối cùng cô rời khỏi phòng học trước rồi đứng ở cửa khu giảng đường chờ anh ra.
Trên cầu thang đèn đuốc sáng trưng, Triệu Sơ Niên xuống cầu thang rất nhanh, hai người nhìn thấy nhau rồi lập tức đi khỏi đó.
Sau khi nói dăm ba câu chuyện, Triệu Sơ Niên hỏi cô: “Viết xong đề tài chưa?”
“Việc lớn đã hoàn thành! Hôm qua em đã giao bài cho thầy giáo rồi!”
“Thảo nào hôm qua trông em phấn chấn như vậy!” Triệu Sơ Niên nhướn mày mỉm cười: “Nhưng trong thời gian này, hai quyển sách của Phạm Dạ em đã đọc xong chưa?”
“Em chưa, thầy Triệu nếu cần gấp em sẽ đi photo rồi một hai hôm nữa đem trả thầy!”
“Tôi không giục em, chừng nào em trả cũng được.”
“Vậy em không trả thầy nữa nhé?” Mạnh Đề có ý muốn đùa.
“Em cứ giữ lại đi.”
Mạnh Đề liếc nhìn anh, vô cùng ngạc nhiên với vẻ thản nhiên của anh, lập tức bổ sung: “Em chỉ nói đùa thôi, quân tử không cướp đoạt báu vật của người khác!”
Triệu Sơ Niên bật cười: “Nhưng, dựa vào mức độ yêu thích của em đối với ông ấy, dù thức đêm cũng phải đọc xong tiểu thuyết mới phải chứ?”
“Nếu em có thời gian sẽ thức đêm để đọc hết tiểu thuyết của ông ấy thật.” Mạnh Đề dừng lại một hồi, suy nghĩ không biết nên miêu tả thế nào mới đúng, “Nhưng thật kỳ lạ, mỗi lần em đọc xong tiểu thuyết của ông ấy là sẽ gặp ác mộng. Lần đầu em đọc “Nhà trọ” liên tục gặp ác mộng trong hai ngày liền, bình thường thì không sao nhưng chỉ cần ngủ là những tình tiết trong tiểu thuyết luôn hiện lên trong đầu em, nghĩ chắc chỉ là trùng hợp nhưng em phát hiện ra hình như không phải vậy. Lúc đọc xong “Bụi trần”, em gặp ác mộng liên tục trong mấy ngày liền, toàn mơ thấy hoàn cảnh và tình tiết trong tiểu thuyết thôi.”
Triệu Sơ Niên ngạc nhiên, đứng sững lại bên cạnh khu giảng đường, ánh đèn trong một căn phòng ở tầng một chiếu lên mặt anh, rất rõ ràng sắc mặt anh tối sầm lại. Ngũ quan trên mặt anh thực ra không tính là thanh tú, lông mày không thô nhưng rất đậm, giống như râu ở cằm vậy; ngũ quan thậm chí có thể được hình dung bằng hai từ “cương nghị”, đường cong khuôn mặt rất mạnh mẽ, hữu lực, có điều mặt anh không thô ráp nên xoa dịu được phần nào sự sắc bén, hơn nữa nụ cười ấm áp luôn thường trực trên môi anh, dáng người cao ráo, mặc chiếc áo màu nhạt, thoạt nhìn toát lên vẻ tao nhã.
Giờ đây ánh mắt anh sắc nhọn như một thanh kiếm, giọng nói cũng trầm xuống, hoàn toàn không giống như được phát ra từ cuống họng, ngược lại giống tiếng động ép ra từ lồng ngực hơn: “Em mơ thấy những gì?”
Vẻ mặt lạnh lùng nghiêm nghị này khiến Mạnh Đề bất giác hoảng hốt không được tự nhiên, vô thức cắn nhẹ cánh môi, lùi về sau vài bước mới nói: “Cái đó… Không có gì, chỉ là những tình huống trong tiểu thuyết chợt xuất hiện trong mơ mà thôi. Con mèo nhỏ trên đường này, con hẻm chật hẹp này, gác xép của căn nhà cũ nát này, bị dột nước mưa này… Không có gì thú vị cả, giống như một bộ phim truyền hình ấy, một số hình ảnh chồng chéo lên nhau.”
Triệu Sơ Niên truy hỏi: “Còn gì nữa?”
“Haiz, đại khái là chỉ mơ thấy một vài cảnh thôi, em thường mơ thấy những hoàn cảnh được miêu tả kĩ càng trong truyện” Mạnh Đề nhún vai, nhanh chóng muốn kết thúc chủ đề này, “Chắc là vì thời gian trước em bị đề tài giày vò cho tinh thần suy sụp ấy mà. Mấy ngày nay thì không sao nữa rồi, ngủ một giấc rất ngon lành. Xem ra con người quá thật không thể gánh vác quá nhiều việc một lúc.”
Triệu Sơ Niên nhìn cô thật chăm chú, giọng nói và nét mặt cũng ôn hòa đi một chút: “Chúng ta đừng nói đến chuyện này nữa, đi ăn thôi.”
Hai người đi đến quán nhỏ gần trường, ăn mì hoành thánh nóng hổi thơm ngon, Triệu Sơ Niên hỏi cô: “Lúc trên lớp em cười gì thế?”
Mạnh Đề cảm thấy buồn cười nhưng vẫn nghiêm túc mở miệng: “Đám nữ sinh ngồi sau em buôn chuyện về thầy, em nghe thấy buồn cười không nín được.”
“Tôi nhìn thấy mấy con bé đó, cả buổi học một tiếng rưỡi toàn ngồi nói chuyện, hóa ra là nói về tôi.” Tuy nhiên Triệu Sơ Niên không hỏi thêm nữa, hoàn toàn không tò mò với nội dung câu chuyện của họ.
Những lời Mạnh Đề đã chuẩn bị không được nói ra, cô đành phải thay bằng một câu chẳng ra đầu ra cuối: “Thầy đúng là ‘mắt nhìn tám phương, tai nghe tám hướng’.”
“Chỉ cần đứng trên bục giảng, tất cả những gì lén lút dưới lớp đều nhìn thấy hết.”
“Những lời này em cũng nghe cha mẹ nói.” Mạnh Đề gật đầu, “Có điều nếu như thầy giảng bài hay hơn một chút đảm bảo sẽ có nhiều sinh viên đến lớp hơn.”
Triệu Sơ Niên nhìn cô một hồi, trong nụ cười có một chút khó hiểu, ngay cả mì hoành thánh cũng không ăn nữa, điểm đó rõ ràng là xấu hổ và không yên tâm: “Trình độ của tôi trước đây lúc đi học cũng từng bị nghi ngờ, hay là tôi thật sự không phù hợp làm thầy giáo?”
Không ngờ anh lại để tâm như vậy, Mạnh Đề cảm thấy mình không đúng liền vội vàng bổ sung: “À, thầy Triệu, thật ra không phải vậy, dạy học là một kỹ năng cần phải luyện tập.”
Triệu Sơ Niên lắng nghe, bày ra dáng vẻ “không ngần ngại học hỏi kẻ dưới”, vô cùng chăm chú nhìn cô: “Em nghĩ tôi lúc giảng bài nên thế nào?”
Mạnh Đề buông đũa, ngẫm nghĩ một hồi mới nói: “Thầy có tài năng bẩm sinh, lúc đi dạy ấy mà, cha em nói học sinh ai ai cũng thích thoải mái, bài giảng của thầy cần sinh động hơn một chút là được, nói đến mấy câu chuyện ngoài lề mà học sinh thích nghe!”
Triệu Sơ Niên nghe xong lại mỉm cười gật đầu, bát mì hoành thánh bốc hơi vướng vít nơi khuôn mặt anh, Mạnh Đề lặng lẽ nhắm hai mắt lại.
Chuyện hôm đó qua đi Mạnh Đề cũng không giữ lại trong lòng, mãi đến tận buổi học môn tự chọn tiếp theo. Triệu Sơ Niên đột ngột thay đổi phong cách, sửa đổi hẳn lối giảng bài máy móc, bài giảng cũng sinh động hơn, không còn bó buộc bằng những điều trong sách giáo khoa nữa, thường xuyên lấy ví dụ, thỉnh thoảng còn nói đến một vài chuyện ngoài lề thú vị. Ví dụ như ân oán giữa Lỗ Tấn và Hồ Thích, rồi thì một mâu thuẫn nào đó trong giới trí thức thời dân quốc, hoàn toàn là “thiên mã hành không” *, những học sinh trong lớp này hầu như là dân tự nhiên, hơn nửa số đó chỉ biết đến Lỗ Tấn thông qua sách giáo khoa trung học, vừa nghe thấy những câu chuyện ngoài lề ít người biết này liền cảm thấy thoải mái tinh thần (Thiên mã hành không ý chỉ sự phóng khoáng, không theo một khuôn mẫu nào, rất tự nhiên).
Triệu Sơ Niên buông sách giáo khoa xuống rồi từ Lỗ Tấn nói sang Tagore, từ Tagore nói sang giải thưởng Nobel Văn học, cuối cùng nói sang văn học Trung Quốc vàvăn học Phương Tây.
“Mục đích viết văn của các tác giả Trung Quốc không giống tác giả phương Tây, nhà văn Trung Quốc từ xưa đến nên luôn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng ‘tái đạo ngôn chí’*, viết văn là vì muốn làm trong sạch thiên hạ, có thể biểu đạt ân oán và niềm tin; trái ngược với họ, các tác giả phương Tây thường thoải mái hơn, cảnh giới cao nhất của văn học Phương tây thường liên quan đến tôn giáo, có thể coi là một điệu vịnh than** của riêng mình…” (Tái đạo ngôn chí: là hai trường phái của văn học TQ, xuất phát từ truyền thống của người TQ là dùng văn để nói đạo lý và dùng thơ để bày tỏ chí hướng. Điệu vịnh than trong tiếng Ý là Aria có nghĩa là khúc ca hay điệu nhạc – khúc nhạc có giai điệu, là thuật ngữ chỉ một ca khúc hoặc độc lập, hoặc là một phần của những tác phẩm lớn)
Không hổ là tiến sĩ ngành Văn học, đúng là danh bất hư truyền. Chỉ cần nghiêm túc thì khí chất của bản thân anh khi đứng sau chiếc bàn giáo viên đã đủ làm mê đảo chúng sinh rồi.
Có lẽ mớ lý luận này của anh trong giờ học khiến rất nhiều người tỉnh táo đến nỗi bất thường, giờ ra chơi giữa buổi học có người còn giơ tay hỏi: “Thầy Triệu, phải chăng thầy đọc rất nhiều sách? Thầy thích tác giả nào nhất ạ?”
Người hỏi là một cô bé ngồi trước cô hai bàn. Mạnh Đề có chút ấn tượng với cô gái này, hình như là năm thứ hai, rất xinh xắn đáng yêu, cách ăn vận cũng hợp mốt, cao hơn một cấp so với mặt bằng chung của những cô gái trong phòng này. Mỗi buổi học cô nàng đều ở vị trí trung tâm lớp học, chiếm được một vị trí tốt như vậy nên sau khi tan học thường ở lại hỏi han Triệu Sơ Niên rất lâu. Đám con trai luôn lén lút bàn luận về cô gái đó, còn có người viết giấy cho cô nàng trong giờ học, Mạnh Đề cũng từng chuyển giúp họ một lần.
Đón nhận ánh mắt chờ mong của cô sinh viên, Triệu Sơ Niên hơi trầm ngâm một lát mới trả lời: “Không nên nói đến hai từ ‘thích nhất’, tôi thực chất chỉ cảm thấy có hứng thú mà thôi.”
“Ơ, dạ?” Cô gái năm thứ hai kia kinh ngạc khác thường.
Mạnh Đề ngỡ ngàng với đáp án này, bất giác ngẩng lên nhìn Triệu Sơ Niên. Rõ ràng trong phòng sách rộng lớn hơn người của anh sưu tập đủ tất cả các phiên bản của tác phẩm của Phạm Dạ, nhưng không ngờ, anh lại không thích ông ấy.
Triệu Sơ Niên chậm rãi nói: “Lawrence nói ‘Tôi sáng tác cho chính mình’, tôi nghĩ một tác phẩm hay nhất chính là chân thực. Với độc giả mà nói, tác giả văn học đủ chủng loại, điều tác giả này muốn biểu thị không giống tác giả kia. Tác giả giống như hải đăng trên biển vậy, mỗi lần tắt bật biểu hiện các ý nghĩa khác nhau, độc giả làm sao có thể thấu hiểu được hết các ý nghĩa hàm chứa trong mỗi tác phẩm? Chắc chắn trong mỗi tác phẩm, tác giả biểu đạt rất nhiều hàm ý, vấn đề là tôi không thể xác định những nội dung mình hiểu có phải đúng như điều tác giả muốn biểu đạt hay không? Cho nên tôi cần dùng thái độ cẩn thận để suy xét. Tôi không thể để chính mình thích một tác phẩm hoặc một tác giả mà mình không thể hoàn toàn xác định.”
Cô gái trẻ cười mỉm: “Thầy Triệu, thầy là người chuyển từ dân tự nhiên sang dân văn học sao ạ? Thành tích môn tự nhiên của thầy hình như rất tốt, lúc học đại học còn cùng bạn sáng lập một trang web rất mới mẻ và được đánh giá cao mà?”
Đầu mày Triệu Sơ Niên hơi nhíu lại nhưng nụ cười vẫn không thay đổi: “Sao em biết được?”
Cô gái nghiêng đầu đi: “Tìm hiểu thông tin về một người không quá khó mà.”
Mạnh Đề hiểu rất rõ sức mạnh của Internet hiện nay, có điều đến tận bây giờ cô chưa từng có ý định đi tìm hiểu về Triệu Sơ Niên, không ngờ quá khứ của anh còn phong phú hơn gấp bội những gì anh kể với cô.
Đa số sinh viên trong lớp đều là sinh viên ngành tự nhiên, dường như không ai ngờ được một giáo viên dạy văn như Triệu Sơ Niên cũng từng làm trang web, đương nhiên cảm thấy điều này rất thú vị. Tiếng xì xào trong phòng học nhất thời ồn ào hơn, ánh mắt mọi người đều hướng lên người trên bục giảng, không muốn bỏ qua bất cứ dáng vẻ nào của anh.
Triệu Sơ Niên chống tay lên trán suy nghĩ một lúc rồi nói: “Vì sao tôi lại chuyển sang học Văn à? Đó là vì tôi bị một tác giả nào đó và tác phẩm của ông lay động. Sức ảnh hưởng của một quyển sách đối với một người là cực lớn, thậm chí còn có thể khiến đường đời người đó rẽ sang một hướng khác hẳn, dĩ nhiên, tôi cũng bị ảnh hưởng, cho nên tôi mới từ một CEO với tiền đồ rất sáng lạn biến thành bộ dạng thư sinh nghèo bách vô nhất dụng* này!” (Bách vô nhất dụng: trong một trăm điều vô dụng mới có một điểm hữu dụng)
Mọi người cười ồ lên.
Cô gái tiếp tục hỏi: “Ồ, là tác phẩm nào mà ảnh hưởng sâu sắc đến thầy như vậy ạ?”
Chuông báo hiệu vào lớp reo lên, Triệu Sơ Niên mỉm cười rồi xoay người đứng cạnh bàn giáo viên: “Tôi nghĩ, việc sáng tác hoàn toàn là hoạt động cá nhân, việc đọc sách cũng vậy!”
Cô đi trong tiểu thuyết, những chữ in Tống thể tự (chữ viết thời Tống) hiện ra như thật và có phần méo mó, giống hệt như cảnh tượng trong câu chuyện, những con chữ xuất hiện rồi méo mó, biến thành con đường kéo dài, biến thành những ngôi nhà, hầu hết nhà cửa đều đổ nát, giống hệt như trong tiểu thuyết miêu tả, loáng thoáng còn trông thấy dấu vết của vụ cháy. Cảnh tượng rất rõ ràng nhưng đích thực là một thế giới tịch liêu, không nhìn thấy bóng người nào, cũng không nghe thấy bất cứ âm thanh nào, có một bức tường chắn ngang nằm trong hiện thực của cô.
Cô suy đoán tại sao mình lại ở trong thế giới của câu chuyện? Cô bước thật chậm nhưng chân lại giẫm lên thứ mềm mại nào đó, cúi đầu xuống với vẻ vô cùng kinh ngạc liền trông thấy một chú mèo con cuộn mình giữa đường, đó là giống mèo cực kỳ bình thường, cả người đều là vằn vàng sẫm, run rẩy vì lạnh. Cô ngồi xổm xuống, muốn giơ tay ra ôm lấy nhưng khoảnh khắc chạm vào người chú mèo thì tỉnh giấc.
Sau khi thức dậy cả người đều là mồ hôi lạnh, vô thức cầm di động lên xem giờ lại phát hiện ra một tin nhắn chưa đọc, được gửi từ Triệu Sơ Niên, chỉ có một dòng chữ đơn giản: “Thu lai dạ trường, lộ trọng thấp y. Ngày mai có thể mưa và lạnh, nhớ mặc nhiều quần áo.” (thu lai dạ trường, lộ trọng thấp y: mùa thu đêm dài, sương mù dày đặc.)
Tuy chỉ có mười mấy chữ nhưng cô vẫn cảm thấy ấm áp, sự lo lắng về giấc mơ ban nãy đi bị xua đi ít nhiều.
Có các tác phẩm của Phạm Dạ làm cầu nối, cô và Triệu Sơ Niên qua lại thân thiết hơn trước kia nhiều, gọi điện và nhắn tin không ít, hầu như chỉ là ân cần hỏi thăm và nhắc nhở này kia, nhắc cô dạo này thời tiết thay đổi, ngày mai có thể sẽ mưa, chú ý mặc thêm nhiều quần áo, đề phòng bị cảm, đừng bận rộn mà không chú ý sức khỏe, ăn uống đúng giờ, v.v…
Cô không biết nên cười hay khóc nữa: “Cha mẹ em cũng không cẩn thận được như thầy. Em biết rồi, cảm ơn thầy đã quan tâm.”
Triệu Sơ Niên liền nói: “Em bây giờ chỉ ở một mình, cố gắng chăm sóc chính mình cho tốt.”
Hai tuần nay quả thật cô rất vất vả, ban ngày việc học hành và sửa đề tài đã làm cho nhức đầu, đã thế lại còn liên tục mơ thấy ác mộng, không ngủ được đương nhiên tinh thần sa sút, thậm chí lúc viết chương trình tính toán còn suýt nữa ngủ gật. Sau vài ngày kiên trì, Vương Hy Như càng lo lắng hơn, cô chỉ mỉm cười, chỉ vào chiếc máy tính nhỏ bé mà công lực khổng lồ: “Tớ chỉ hơi mệt mỏi thôi, cậu làm đi, chúng ta chỉ được dùng nó hai tiếng thôi, một phút cũng không thể lãng phí.”
Vương Hy Như lại tiếp tục nhập số liệu vào máy tính, vô cùng xúc động trước sự thần kỳ của khoa học kỹ thuật hiện đại: “Ừ nhỉ, may mà quen biết cậu, không thì tớ phải đi đâu mượn chiếc máy tính mấy chục triệu này đây?”
Sau vài ngày, những số liệu quan trọng đã làm xong, đề tài cũng đi vào giai đoạn kết thúc, giáo sư Tống sau khi biết họ đã chỉnh sửa trong một khoảng thời gian ngắn như vậy đã vô cùng ngạc nhiên, muốn hỏi họ đã làm thế nào, nhưng ông chỉ mỉm cười, đôi mắt sau cặp kính mắt dày cộp nhìn Mạnh Đề chăm chăm, không tiếc lời khen ngợi: “Tuy tôi cảm thấy biện pháp này chưa hay lắm nhưng em rất thông minh! Đầu óc linh hoạt! Điều đó nên phát huy!”
Mạnh Đề cười với vẻ rụt rè hiếm thấy: “Thầy Tống quá khen rồi ạ!”
Tống Hán Chương dù sao cũng là trụ cột vững chắc của khoa toán, Mạnh Đề rất muốn theo ông học nghiên cứu sinh nhưng thật sự không dễ dàng. Tống Hán Chương thoạt nhìn có vẻ rất dễ tính, dễ nói chuyện nhưng thật ra vô cùng nghiêm khắc, lúc quan trọng thường không nể tình ai hết, trước giờ chưa bao giờ khách sáo với cô.
Ví dụ như kỳ thi cuối kỳ năm trước, cùng một đề bài, cùng một đáp án thậm chí bài làm của cô còn tốt hơn cách làm của Vương Hy Như ít nhiều, trên thực tế là chữ cô đẹp hơn chữ Vương Hy Như một chút.
Vương Hy Như cũng thấy không phục, không nhịn được mới nói: “Hình như thầy Trương có thành kiến với cậu!”
Mạnh Đề thở dài, đá hòn sỏi nhỏ trên đường: “Chuyện đó đành chịu thôi.”
Trong kỳ thi đại học năm đó điểm thi của Mạnh Đề cực kỳ đáng thất vọng, thành tích của cô học sinh chủ chốt trong một trường cấp ba trọng điểm quá tồi tệ, khiến tất cả mọi người dường như không thể tin vào mắt mình. Cô dù chết cũng không chịu nói nguyên nhân chỉ biết trùm chăn khóc suốt đêm. Nếu là người khác, dù có khóc lóc hay tự tử cũng chẳng thay đổi được kết quả nhưng vì cha mẹ cô là giảng viên đại học, dựa vào mối quan hệ này, cô được một vị trí trong khoa toán của trường.
Hầu như mọi sinh viên không ai biết đến nội tình này nhưng các giáo viên chắc chắn biết rõ. Có một quá khứ nghĩ lại đã thấy sợ như vậy, bốn năm học đại học, Mạnh Đề luôn cảm thấy chính mình như đang bị đóng đinh trong nỗi sỉ nhục, cô hoàn toàn thay đổi thái độ. Cụ thể là, bốn năm luôn liều mạng học tập, cố gắng duy trì nhịp độ học hành và nghỉ ngơi giống cấp ba, cô ôm một niềm hy vọng là… chỉ cần thành tích của cô bây giờ đủ tốt thì sẽ không còn ai quan tâm đến kết quả thi đại học tối tăm, không lối thoát đó của cô nữa.
Khó lắm mới làm xong đề tài, tinh thần rõ ràng được thoải mái hơn nhiều, ngủ cũng an ổn hơn, ít gặp ác mộng hơn trước, cả tinh thần và diện mạo đều hoàn toàn đổi khác. Ngay cả khi đi học môn tự chọn nhàm chán của Triệu Sơ Niên cô cũng rất chăm chú, chăm chú khai thác thông tin từ bức tranh phác thảo trong sách.
Những bạn học trong lớp bây giờ ít hơn trước kia nhiều, Triệu Sơ Niên không buồn, cũng chưa từng điểm danh. Mỗi lần giảng bài anh thường giảng theo kiểu máy móc, theo lệ cũ, ánh mắt của không ít nữ sinh chủ yếu đặt trên người anh. Ví dụ như mấy cô sinh viên năm thứ hai ngồi ngay sau Mạnh Đề, vừa vào tiết chưa lâu đã nghe thấy tiếng cười rúc rích và nội dung câu chuyện không hề kiêng dè mà họ nói, cái gì mà khuông mặt và đường nét, tư thế của thắt lưng, v.v, trên cơ bản là soi mói từ sợi tóc dài nhất đến đế giày. Ngoài mặt Mạnh Đề rất thản nhiên nhưng trong lòng suy nghĩ đến khả năng nếu Triệu Sơ Niên nghe được chắc phụt máu mất. Trong buổi học, từ đầu đến cuối, trong tai cô hoàn toàn chỉ có tiếng ríu rít của đám nữ sinh, nội dung bài giảng của Triệu Sơ Niên cô không nghe được một chữ, mặc dù cũng chẳng có gì đáng nghe.
Kết quả, hết buổi học đó cô nhận được tin nhắn của Triệu Sơ Niên, đám người vẫn chưa giải tán, anh vừa ứng phó với câu hỏi của đám nữ sinh vừa thu dọn giáo trình bên bàn giáo viên. Mạnh Đề cầm điện thoại mà ngỡ ngàng, không nghĩ ra anh nhắn tin này cho cô từ bao giờ. Nội dung tin nhắn rất đơn giản, hẹn cô ra quán nhỏ gần trường ăn đêm.
Mạnh Đề trả lời tin nhắn rồi nhanh chóng thu dọn bút sách, cuối cùng cô rời khỏi phòng học trước rồi đứng ở cửa khu giảng đường chờ anh ra.
Trên cầu thang đèn đuốc sáng trưng, Triệu Sơ Niên xuống cầu thang rất nhanh, hai người nhìn thấy nhau rồi lập tức đi khỏi đó.
Sau khi nói dăm ba câu chuyện, Triệu Sơ Niên hỏi cô: “Viết xong đề tài chưa?”
“Việc lớn đã hoàn thành! Hôm qua em đã giao bài cho thầy giáo rồi!”
“Thảo nào hôm qua trông em phấn chấn như vậy!” Triệu Sơ Niên nhướn mày mỉm cười: “Nhưng trong thời gian này, hai quyển sách của Phạm Dạ em đã đọc xong chưa?”
“Em chưa, thầy Triệu nếu cần gấp em sẽ đi photo rồi một hai hôm nữa đem trả thầy!”
“Tôi không giục em, chừng nào em trả cũng được.”
“Vậy em không trả thầy nữa nhé?” Mạnh Đề có ý muốn đùa.
“Em cứ giữ lại đi.”
Mạnh Đề liếc nhìn anh, vô cùng ngạc nhiên với vẻ thản nhiên của anh, lập tức bổ sung: “Em chỉ nói đùa thôi, quân tử không cướp đoạt báu vật của người khác!”
Triệu Sơ Niên bật cười: “Nhưng, dựa vào mức độ yêu thích của em đối với ông ấy, dù thức đêm cũng phải đọc xong tiểu thuyết mới phải chứ?”
“Nếu em có thời gian sẽ thức đêm để đọc hết tiểu thuyết của ông ấy thật.” Mạnh Đề dừng lại một hồi, suy nghĩ không biết nên miêu tả thế nào mới đúng, “Nhưng thật kỳ lạ, mỗi lần em đọc xong tiểu thuyết của ông ấy là sẽ gặp ác mộng. Lần đầu em đọc “Nhà trọ” liên tục gặp ác mộng trong hai ngày liền, bình thường thì không sao nhưng chỉ cần ngủ là những tình tiết trong tiểu thuyết luôn hiện lên trong đầu em, nghĩ chắc chỉ là trùng hợp nhưng em phát hiện ra hình như không phải vậy. Lúc đọc xong “Bụi trần”, em gặp ác mộng liên tục trong mấy ngày liền, toàn mơ thấy hoàn cảnh và tình tiết trong tiểu thuyết thôi.”
Triệu Sơ Niên ngạc nhiên, đứng sững lại bên cạnh khu giảng đường, ánh đèn trong một căn phòng ở tầng một chiếu lên mặt anh, rất rõ ràng sắc mặt anh tối sầm lại. Ngũ quan trên mặt anh thực ra không tính là thanh tú, lông mày không thô nhưng rất đậm, giống như râu ở cằm vậy; ngũ quan thậm chí có thể được hình dung bằng hai từ “cương nghị”, đường cong khuôn mặt rất mạnh mẽ, hữu lực, có điều mặt anh không thô ráp nên xoa dịu được phần nào sự sắc bén, hơn nữa nụ cười ấm áp luôn thường trực trên môi anh, dáng người cao ráo, mặc chiếc áo màu nhạt, thoạt nhìn toát lên vẻ tao nhã.
Giờ đây ánh mắt anh sắc nhọn như một thanh kiếm, giọng nói cũng trầm xuống, hoàn toàn không giống như được phát ra từ cuống họng, ngược lại giống tiếng động ép ra từ lồng ngực hơn: “Em mơ thấy những gì?”
Vẻ mặt lạnh lùng nghiêm nghị này khiến Mạnh Đề bất giác hoảng hốt không được tự nhiên, vô thức cắn nhẹ cánh môi, lùi về sau vài bước mới nói: “Cái đó… Không có gì, chỉ là những tình huống trong tiểu thuyết chợt xuất hiện trong mơ mà thôi. Con mèo nhỏ trên đường này, con hẻm chật hẹp này, gác xép của căn nhà cũ nát này, bị dột nước mưa này… Không có gì thú vị cả, giống như một bộ phim truyền hình ấy, một số hình ảnh chồng chéo lên nhau.”
Triệu Sơ Niên truy hỏi: “Còn gì nữa?”
“Haiz, đại khái là chỉ mơ thấy một vài cảnh thôi, em thường mơ thấy những hoàn cảnh được miêu tả kĩ càng trong truyện” Mạnh Đề nhún vai, nhanh chóng muốn kết thúc chủ đề này, “Chắc là vì thời gian trước em bị đề tài giày vò cho tinh thần suy sụp ấy mà. Mấy ngày nay thì không sao nữa rồi, ngủ một giấc rất ngon lành. Xem ra con người quá thật không thể gánh vác quá nhiều việc một lúc.”
Triệu Sơ Niên nhìn cô thật chăm chú, giọng nói và nét mặt cũng ôn hòa đi một chút: “Chúng ta đừng nói đến chuyện này nữa, đi ăn thôi.”
Hai người đi đến quán nhỏ gần trường, ăn mì hoành thánh nóng hổi thơm ngon, Triệu Sơ Niên hỏi cô: “Lúc trên lớp em cười gì thế?”
Mạnh Đề cảm thấy buồn cười nhưng vẫn nghiêm túc mở miệng: “Đám nữ sinh ngồi sau em buôn chuyện về thầy, em nghe thấy buồn cười không nín được.”
“Tôi nhìn thấy mấy con bé đó, cả buổi học một tiếng rưỡi toàn ngồi nói chuyện, hóa ra là nói về tôi.” Tuy nhiên Triệu Sơ Niên không hỏi thêm nữa, hoàn toàn không tò mò với nội dung câu chuyện của họ.
Những lời Mạnh Đề đã chuẩn bị không được nói ra, cô đành phải thay bằng một câu chẳng ra đầu ra cuối: “Thầy đúng là ‘mắt nhìn tám phương, tai nghe tám hướng’.”
“Chỉ cần đứng trên bục giảng, tất cả những gì lén lút dưới lớp đều nhìn thấy hết.”
“Những lời này em cũng nghe cha mẹ nói.” Mạnh Đề gật đầu, “Có điều nếu như thầy giảng bài hay hơn một chút đảm bảo sẽ có nhiều sinh viên đến lớp hơn.”
Triệu Sơ Niên nhìn cô một hồi, trong nụ cười có một chút khó hiểu, ngay cả mì hoành thánh cũng không ăn nữa, điểm đó rõ ràng là xấu hổ và không yên tâm: “Trình độ của tôi trước đây lúc đi học cũng từng bị nghi ngờ, hay là tôi thật sự không phù hợp làm thầy giáo?”
Không ngờ anh lại để tâm như vậy, Mạnh Đề cảm thấy mình không đúng liền vội vàng bổ sung: “À, thầy Triệu, thật ra không phải vậy, dạy học là một kỹ năng cần phải luyện tập.”
Triệu Sơ Niên lắng nghe, bày ra dáng vẻ “không ngần ngại học hỏi kẻ dưới”, vô cùng chăm chú nhìn cô: “Em nghĩ tôi lúc giảng bài nên thế nào?”
Mạnh Đề buông đũa, ngẫm nghĩ một hồi mới nói: “Thầy có tài năng bẩm sinh, lúc đi dạy ấy mà, cha em nói học sinh ai ai cũng thích thoải mái, bài giảng của thầy cần sinh động hơn một chút là được, nói đến mấy câu chuyện ngoài lề mà học sinh thích nghe!”
Triệu Sơ Niên nghe xong lại mỉm cười gật đầu, bát mì hoành thánh bốc hơi vướng vít nơi khuôn mặt anh, Mạnh Đề lặng lẽ nhắm hai mắt lại.
Chuyện hôm đó qua đi Mạnh Đề cũng không giữ lại trong lòng, mãi đến tận buổi học môn tự chọn tiếp theo. Triệu Sơ Niên đột ngột thay đổi phong cách, sửa đổi hẳn lối giảng bài máy móc, bài giảng cũng sinh động hơn, không còn bó buộc bằng những điều trong sách giáo khoa nữa, thường xuyên lấy ví dụ, thỉnh thoảng còn nói đến một vài chuyện ngoài lề thú vị. Ví dụ như ân oán giữa Lỗ Tấn và Hồ Thích, rồi thì một mâu thuẫn nào đó trong giới trí thức thời dân quốc, hoàn toàn là “thiên mã hành không” *, những học sinh trong lớp này hầu như là dân tự nhiên, hơn nửa số đó chỉ biết đến Lỗ Tấn thông qua sách giáo khoa trung học, vừa nghe thấy những câu chuyện ngoài lề ít người biết này liền cảm thấy thoải mái tinh thần (Thiên mã hành không ý chỉ sự phóng khoáng, không theo một khuôn mẫu nào, rất tự nhiên).
Triệu Sơ Niên buông sách giáo khoa xuống rồi từ Lỗ Tấn nói sang Tagore, từ Tagore nói sang giải thưởng Nobel Văn học, cuối cùng nói sang văn học Trung Quốc vàvăn học Phương Tây.
“Mục đích viết văn của các tác giả Trung Quốc không giống tác giả phương Tây, nhà văn Trung Quốc từ xưa đến nên luôn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng ‘tái đạo ngôn chí’*, viết văn là vì muốn làm trong sạch thiên hạ, có thể biểu đạt ân oán và niềm tin; trái ngược với họ, các tác giả phương Tây thường thoải mái hơn, cảnh giới cao nhất của văn học Phương tây thường liên quan đến tôn giáo, có thể coi là một điệu vịnh than** của riêng mình…” (Tái đạo ngôn chí: là hai trường phái của văn học TQ, xuất phát từ truyền thống của người TQ là dùng văn để nói đạo lý và dùng thơ để bày tỏ chí hướng. Điệu vịnh than trong tiếng Ý là Aria có nghĩa là khúc ca hay điệu nhạc – khúc nhạc có giai điệu, là thuật ngữ chỉ một ca khúc hoặc độc lập, hoặc là một phần của những tác phẩm lớn)
Không hổ là tiến sĩ ngành Văn học, đúng là danh bất hư truyền. Chỉ cần nghiêm túc thì khí chất của bản thân anh khi đứng sau chiếc bàn giáo viên đã đủ làm mê đảo chúng sinh rồi.
Có lẽ mớ lý luận này của anh trong giờ học khiến rất nhiều người tỉnh táo đến nỗi bất thường, giờ ra chơi giữa buổi học có người còn giơ tay hỏi: “Thầy Triệu, phải chăng thầy đọc rất nhiều sách? Thầy thích tác giả nào nhất ạ?”
Người hỏi là một cô bé ngồi trước cô hai bàn. Mạnh Đề có chút ấn tượng với cô gái này, hình như là năm thứ hai, rất xinh xắn đáng yêu, cách ăn vận cũng hợp mốt, cao hơn một cấp so với mặt bằng chung của những cô gái trong phòng này. Mỗi buổi học cô nàng đều ở vị trí trung tâm lớp học, chiếm được một vị trí tốt như vậy nên sau khi tan học thường ở lại hỏi han Triệu Sơ Niên rất lâu. Đám con trai luôn lén lút bàn luận về cô gái đó, còn có người viết giấy cho cô nàng trong giờ học, Mạnh Đề cũng từng chuyển giúp họ một lần.
Đón nhận ánh mắt chờ mong của cô sinh viên, Triệu Sơ Niên hơi trầm ngâm một lát mới trả lời: “Không nên nói đến hai từ ‘thích nhất’, tôi thực chất chỉ cảm thấy có hứng thú mà thôi.”
“Ơ, dạ?” Cô gái năm thứ hai kia kinh ngạc khác thường.
Mạnh Đề ngỡ ngàng với đáp án này, bất giác ngẩng lên nhìn Triệu Sơ Niên. Rõ ràng trong phòng sách rộng lớn hơn người của anh sưu tập đủ tất cả các phiên bản của tác phẩm của Phạm Dạ, nhưng không ngờ, anh lại không thích ông ấy.
Triệu Sơ Niên chậm rãi nói: “Lawrence nói ‘Tôi sáng tác cho chính mình’, tôi nghĩ một tác phẩm hay nhất chính là chân thực. Với độc giả mà nói, tác giả văn học đủ chủng loại, điều tác giả này muốn biểu thị không giống tác giả kia. Tác giả giống như hải đăng trên biển vậy, mỗi lần tắt bật biểu hiện các ý nghĩa khác nhau, độc giả làm sao có thể thấu hiểu được hết các ý nghĩa hàm chứa trong mỗi tác phẩm? Chắc chắn trong mỗi tác phẩm, tác giả biểu đạt rất nhiều hàm ý, vấn đề là tôi không thể xác định những nội dung mình hiểu có phải đúng như điều tác giả muốn biểu đạt hay không? Cho nên tôi cần dùng thái độ cẩn thận để suy xét. Tôi không thể để chính mình thích một tác phẩm hoặc một tác giả mà mình không thể hoàn toàn xác định.”
Cô gái trẻ cười mỉm: “Thầy Triệu, thầy là người chuyển từ dân tự nhiên sang dân văn học sao ạ? Thành tích môn tự nhiên của thầy hình như rất tốt, lúc học đại học còn cùng bạn sáng lập một trang web rất mới mẻ và được đánh giá cao mà?”
Đầu mày Triệu Sơ Niên hơi nhíu lại nhưng nụ cười vẫn không thay đổi: “Sao em biết được?”
Cô gái nghiêng đầu đi: “Tìm hiểu thông tin về một người không quá khó mà.”
Mạnh Đề hiểu rất rõ sức mạnh của Internet hiện nay, có điều đến tận bây giờ cô chưa từng có ý định đi tìm hiểu về Triệu Sơ Niên, không ngờ quá khứ của anh còn phong phú hơn gấp bội những gì anh kể với cô.
Đa số sinh viên trong lớp đều là sinh viên ngành tự nhiên, dường như không ai ngờ được một giáo viên dạy văn như Triệu Sơ Niên cũng từng làm trang web, đương nhiên cảm thấy điều này rất thú vị. Tiếng xì xào trong phòng học nhất thời ồn ào hơn, ánh mắt mọi người đều hướng lên người trên bục giảng, không muốn bỏ qua bất cứ dáng vẻ nào của anh.
Triệu Sơ Niên chống tay lên trán suy nghĩ một lúc rồi nói: “Vì sao tôi lại chuyển sang học Văn à? Đó là vì tôi bị một tác giả nào đó và tác phẩm của ông lay động. Sức ảnh hưởng của một quyển sách đối với một người là cực lớn, thậm chí còn có thể khiến đường đời người đó rẽ sang một hướng khác hẳn, dĩ nhiên, tôi cũng bị ảnh hưởng, cho nên tôi mới từ một CEO với tiền đồ rất sáng lạn biến thành bộ dạng thư sinh nghèo bách vô nhất dụng* này!” (Bách vô nhất dụng: trong một trăm điều vô dụng mới có một điểm hữu dụng)
Mọi người cười ồ lên.
Cô gái tiếp tục hỏi: “Ồ, là tác phẩm nào mà ảnh hưởng sâu sắc đến thầy như vậy ạ?”
Chuông báo hiệu vào lớp reo lên, Triệu Sơ Niên mỉm cười rồi xoay người đứng cạnh bàn giáo viên: “Tôi nghĩ, việc sáng tác hoàn toàn là hoạt động cá nhân, việc đọc sách cũng vậy!”
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.