Chương 21
Junne
26/10/2017
Muốn xây dựng quán
thì cần rất nhiều gỗ, từ hôm bữa đến giờ cha và A Thành ca đều bận rộn ở trên núi để chặt những cây gỗ to. Chặt cây là một việc vô cùng tốn sức, cả ngày trời làm việc vất vả mà chỉ chặt được có gần mười cây, tay hai
người đều phồng rộp lên hết nhìn xót vô cùng. Tối tối dùng khăn nóng
chườm tay cho cha, nương lại thở dài, đến hôm nay nhịn không được nữa bà nói:
"Hay mình thuê thêm người chặt đi cha bọn trẻ, chứ thấy hai cha con vất vả quá tôi chịu không được."
Cha nghe nương nói xong thì trầm ngâm suy nghĩ một chút rồi đáp:
"Tôi thấy vậy cũng được. Để mai tôi đi gặp mấy đàn ông trong thôn nói chuyện."
"Ừ, chẳng biết có làm ra gì không mà thấy cực quá!" Nương than thở.
"Kìa bà, đã đồng ý với các con thì cũng phải giúp chúng tới cùng chứ. Dù thành hay bại thì đều là một bài học cho bọn trẻ. Hơn nữa A Thành cũng không còn nhỏ nữa, qua năm là bắt đầu tìm mối cho nó rồi, bà không cho nó cơ hội gây dựng sự nghiệp thì làm sao nuôi vợ nuôi con chứ?"
"Thì tôi cũng biết là vậy, nhưng... haiz, cái tật tôi nó thể ông đừng có để ý."
Nương nói xong, đứng dậy bưng chậu nước ấm đi ra ngoài, còn cha thì nằm ra giường, nhắm mắt nghỉ ngơi sau một ngày dài lao động vất vả.
Ngày hôm sau cha đi gặp vài người thân quen trong thôn nói chuyện, chưa đầy một canh giờ đã trở về, theo sau còn có thêm năm người đàn ông khác, trong đó có Thanh Sơn thúc và cả Thanh Mộc ca nữa. Nương từ trong nhà đi ra, nhìn thấy mọi người đều lên tiếng chào hỏi, xong nương quay sang nói với Thanh Mộc:
"Sao cả con cũng tham gia thế? Chặt cây cực lắm đấy! Con nhìn A Thành mà xem, mới có mấy ngày mà đen nhẻm, gầy rộp ra."
Thanh Mộc nghe nương nói xong liền cười đáp:
"Thẩm, không sao đâu ạ. Con không ngại vất vả."
"Tốt! Đàn ông phải thế chứ!"
Cha cười vỗ vỗ vào vai Thanh Mộc khen ngợi, nương thấy thế lườm cha một cái chứ không nói cái gì, xoay người đi vào trong bếp. Diệu Nhi đứng trên hè thấy vậy thì bật cười. Đang cười cô có cảm giác ai đó đang nhìn mình, liền quay sang thì bắt gặp đôi mắt lấp lánh ý cười của Thanh Mộc. Diệu Nhi lườm Thanh Mộc, bĩu bĩu môi như muốn nói: huynh nhìn cái gì mà nhìn, chưa nhìn thấy gái đẹp cười bao giờ hả?"
Mọi người cầm đồ nghề kéo nhau đi lên núi hết, ở nhà chỉ còn lại ba mẹ con, tiểu Sơn thì đi học. Diệu Nhi đội nón lá cầm rổ ra ngoài vườn hái lá thuốc để phơi. Từ ngày biết nhà cô có sẵn thuốc khô, nhiều người đến xin quá nên nhanh hết phải làm dự trữ.
Đang lúi húi vừa hái vừa nhổ cỏ thì Diệu Nhi nghe tiếng nương gọi, cô ngẩng đầu đứng dậy đáp:
"Nương gọi con?"
"Ừ. Còn vào cầm tiền qua nhà Tiền thúc mua cho mẹ mấy miếng đậu phụ, nhớ mua thêm cho cha con một bình rượu nữa nhé."
"Dạ. COn biết rồi nương."
Tiền gia là nhà duy nhất trong thôn làm đậu phụ, nghe đồn là gia truyền ba đời. Nếu so với đậu phụ thời hiện đại cô từng ăn thì vị đậu phụ ở đây hơi khác chút, nhưng ngược lại rất thơm, và đúng mùi đậu đặc trưng, không pha thêm tạp chất gì nên cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nếu biết cách làm thì Diệu Nhi cũng muốn làm cho nhà ăn thường xuyên, nhưng rất tiếc, làm nước đậu nành đun sôi uống thì được, chứ làm đậu phụ thì hơi khó so với cô.
Diệu Nhi mua đồ về liền vào bếp phụ nương nấu cơm. Hôm nay nương làm món đậu phụ cay, rán ba con cá sông vàng ươm, một nồi canh rau cải nấu tôm, bánh nướng hành rất thơm. Tuy là không có nấu cơm mời thợ ăn nhưng vì cha và A Thành ca làm việc rất vất vả nên nương nấu món ngon để họ bồi bổ, tiện thể cho nhà Thanh Sơn thúc một ít.
Lúc sáng, Ngô thẩm có qua chơi và cho một ít thịt rừng tươi nhưng nương để dành tối nấu. Thời gian này trong nhà bận bịu đủ thứ chuyện nên cha không đi săn được chính vì vậy mấy tỷ muội Diệu Nhi cũng khá thèm thịt tươi nhưng không dám nói, bây giờ có Ngô thẩm mang cho đứa nào cũng háo hức chờ ăn. Diệu Nhi tính tối nói nương làm món thịt rừng nướng chắc ngon lắm đây.
Hai nương con vừa nấu xong thì An Nhi tỷ đi cắt cỏ cho trâu về, Diệu Nhi bưng rổ cỏ phụ tỷ ấy ra chuồng trâu còn An Nhi tỷ đi rửa mặt. Rửa xong tỷ ấy liền đi vào bếp phụ nương dọn bát đũa. Đúng là nữ nhi thời cổ đại, chịu thương chịu khó ghê gớm, đôi khi Diệu Nhi cảm thấy bản thân mình còn kém xa. Việc gì cũng chỉ là bản thân cô đưa ra ý tưởng còn mọi người làm hết, như việc xây dựng cửa hàng tạp hóa này vậy.
Tầm nửa canh giờ sau cha và A Thành ca về, mọi người nhanh chóng ăn cơm rồi nghỉ ngơi, buổi chiều lại bận rộn. Tập trung chặt ơn ba ngày, sau đó thì xe gỗ, cha dùng xe trâu chở một nửa đến nhà Lý thợ mộc thuê ông đóng cho năm cái kệ. Số gỗ còn lại sau khi xẻ xong thì bắt đầu dựng nhà. Ngoài số người thuê chặt cây thì nhà cô phải thuê thêm bốn người nữa mới làm kịp.
Mất gần một tháng cửa hàng mới hoàn thành, nền được lát gạch đỏ chót, các kệ ốp vào tường thì cô mô tả cho cha nghe để ông làm, năm cái kệ to Lý thợ mộc đóng thì xếp ngay ngắn theo hàng giữa nhà để trưng bày sản phẩm. Diệu Nhi còn kỳ công mua mực, gò, vẽ, trang trí một biển hiệu mang tên "tạp hóa Trương gia" để treo lên trong ngày khai trương.
Sau khi dựng xong quán cha với A Thành ca bắt đầu đi khắp nơi lấy hàng, trong quán chỉ mới bày một ít đồ có sẵn như trứng gà, tôm khô, cá khô, thịt khô, măng khô, măng chua, một ít vị thuốc.
Ba ngày sau quán đều đã được sắp xếp gọn gàng, đủ loại đồ, chỉ chờ ngày lành để khai trương nữa thôi. Nương thì vẫn còn chút lo lắng lung tung, bà chỉ sợ bán không được thì không kiếm lại vốn. Diệu Nhi ngược lại, cô cảm thấy chắc chắn sẽ bán được vì mô hình này cô dựa theo kiểu siêu thị hiện đại làm nên mà, đảm bảo rất khác lạ, dễ dàng thu hút sự tò mò của mọi người hơn.
Ngày hai mươi lăm tháng tám là ngày tốt, sáng sớm cha với nương đã sang quán quét dọn, rồi chờ đúng giờ lạnh bắt đầu đốt pháo, treo biển hiệu. Pháo nổ đùng đoàng, phía trước tiệm xuất hiện rất nhiều con nít ham vui. Tối ngày hôm qua nương đã qua nhờ Phan thẩm sang mở hàng vì tuổi của thẩm ấy hợp với nhà cô nhất. Hôm nay Phan thẩm sang mua một chục trứng gà, nương tặng thêm cho thẩm ấy ba quả, coi như là khuyến mãi khai trương.
Vì lần đầu tiên mọi người được thấy một cửa hàng bách hóa dạng thu nhỏ, cách bài trí rất khác lạ nên ai cũng tò mò vào xem, xem xong thấy giá cũng khá rẻ nên không có ai đến mà về tay không. Thậm chí có vài người ở thôn bên cạnh cũng ghé sang xem. Sau một ngày bận rộn, đến tối mịt nương đóng cửa tiệm, cả nhà ăn cơm xong quây quần trên phản đếm tiền. Một thùng tiền đầy, sau khi trừ các chi phí này nọ thì lời được hơn bốn trăm văn. Ngày đầu tiên ra quần như vậy là đã tốt rồi. Nương vừa sâu tiền vừa cười híp mắt.
A Thành ca nhanh nhảu nói:
"Con đã bảo nương đừng lo rồi mà."
"Thì ta cũng chỉ sợ các con làm ăn không tốt thôi. Nào ngờ... lại tốt hơn cả mong đợi."
"Mấy ngày đầu mới mẻ nên người ta sẽ ghé đông, sau này chắc ít lại, nhưng mỗi ngày cũng có thể kiếm được hơn một trăm văn tiền lời."
Diệu Nhi cứ nghĩ sau khi cô nói xong nương sẽ thất vọng, ai ngờ bà lại nói:
"Cái này ta cũng đã ước chừng được rồi. Một trăm văn cũng được, công việc nhàn hơn nhiều so với đi làm công mà tiền còn cao hơn. Buôn bán vậy là không tệ rồi."
Cả nhà vui vẻ nói nói cười cười, đều hy vọng về một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. Đúng lúc này đột nhiên có người đến. Nghe tiếng gõ cửa, cha đi ra mở, người tới hóa ra là Lý tú tài - thầy của tiểu Sơn.
"Chào thầy, mời thầy ngồi." Cha niềm nở kéo ghế rồi nhanh tay pha trà mời khách.
Nương và hai tỷ muội Diệu Nhi chào qua Lý tú tài một câu rồi nhanh chóng đi vào trong nhường không gian lại cho hai nam nhân nói chuyện. A Thành ca cũng đi ra ngoài, chỉ có tiểu Sơn ở lại với cha. Diệu Nhi nghĩ Lý tú tài đến giờ này chắc có chuyện gì đó, có thể là việc học hành của tiểu Sơn.
Đúng y như Diệu Nhi dự đoán, sau tầm một canh giờ nói chuyện thì Lý tú tài ra về. Mấy tỷ muội nhanh chóng đi ra, có cả nương nữa. Vừa ra nương liền hỏi:
"Có chuyện gì vậy cha bọn nhỏ?"
Cha vừa ôm tiểu Sơn trong lòng, vừa xoa đầu nó nói:
"Chuyện vui. Lý tú tài vừa mới nói với ta tiểu Sơn nhà ta học hành rất tốt, tiến bộ nhanh nên ông ta có ý định tiến cử thằng bé lên trường trên trấn học, năm sau sẽ tham gia kỳ thi hội."
"Thật sao?" NƯơng vui vẻ hỏi, giọng bà hơi run run, "Tạ ơn tổ tông phù hộ, rốt cuộc nhà con cũng có người theo nghiệp đèn sách."
Tiểu Sơn bị mọi người nhìn thì rất kiêu ngạo hất cao cằm. Thằng bé cảm thấy nó bây giờ rất giỏi a. Nó có thể đi thi hội, nếu đậu thì nó sẽ là tú tài nhỏ tuổi nhất rồi.Mấy người Diệu Nhi nghe được thì rất vui, ai cũng cười chúc mừng và khen thằng bé.
Sáng ngày hôm sau nương chuẩn bị vài thứ từ của hàng đưa cho cha mang sang nhà Lý tú tài, cùng ông lên trấn xem xét trường học cho tiểu Sơn, nếu thuận lợi thì tháng sau gửi thằng bé lên đó học. Một tuần về nhà hai bữa. Thằng bé đi học xa cả nhà vừa vui vừa buồn. Vui vì thằng bé có tương lai tốt, buồn vì nó còn quá nhỏ mới chưa đầy năm tuổi đã phải xa nhà. Lý tú tài có nói trong trường có nhà cho các học trò nhà xa ở lại, còn nuôi cơm ngày ba bữa nên đừng lo. Tuy vậy mới đầu cha với nương dự tính sẽ dậy sớm đánh xe bò đưa thằng bé đi học, chiều đón về mới yên tâm. Diệu Nhi cũng không nỡ xa tiểu Sơn nên cảm thấy cha nương tính toán vậy cũng tốt.
Bán buôn được một tuần, mọi thứ đã vào quỹ đạo, tuy không có nhiều tiền nhưng vẫn có đồng ra đồng vào, nương cũng đỡ cực hơn. Tuy vậy bà không bao giờ chịu ngồi yên, sáng thì đi cắt cỏ cho trâu và lợn, chiều chặt củi, còn việc cửa hàng giao hết cho An Nhi tỷ trông coi. A Thành ca tiếp tục mang đồ khô đi bán, không những vậy huynh ấy còn có ý định sẽ đi lấy các mặt hàng lại từ các tỉnh thành mang về đây bán sỉ. Diệu Nhi nghe xong cảm thấy con đường này khá phát triển, tuy nhiên vẫn chưa cần gấp gáp:
"A Thành ca, cuộc sống nhà chúng ta bây giờ cũng không quá túng thiếu, bọn muội vẫn còn nhỏ, nhà chỉ có mình huynh là con lớn nếu huynh cũng đi luôn như vậy không ai gánh vác gia đình phụ cha nương hết.Muội thấy cứ thư thư vài năm nữa đã, chờ tiểu Sơn lớn lên một chút, An Nhi tỷ cũng yên bề gia thất sẽ ổn hơn."
A Thành ca trầm ngâm một lát nói: "Cũng được. Nghe muội."
"Lát muội đi hái cây thuốc trên núi, huynh có đi hái măng luôn không?"
"Có. Để ta xách giỏ cho muội." A Thành ca cười vỗ ngực nói, "Muội cứ hái nhiều vào, việc mang về đã có huynh lo."
"Hì hì."
Buổi chiều hai huynh muội đi lên núi, mùa này hoa cúc dại rất nhiều, cây thuốc cũng mọc lan tràn, Diệu Nhi có hẹn với Hương Lan và cả Cao Vân tỷ nữa. Vì có hai người này nên A Thành ca không hái cùng một chỗ với cô được, dù sao nam nữ khác biệt vẫn phải tránh để khỏi bị người ta đồn thổi linh tinh. Cao Vân tỷ cũng sắp bước qua tuổi mười lăm, mà A Thành ca cũng gần mười sáu rồi. Đều có thể lập gia đình a.
"Hay mình thuê thêm người chặt đi cha bọn trẻ, chứ thấy hai cha con vất vả quá tôi chịu không được."
Cha nghe nương nói xong thì trầm ngâm suy nghĩ một chút rồi đáp:
"Tôi thấy vậy cũng được. Để mai tôi đi gặp mấy đàn ông trong thôn nói chuyện."
"Ừ, chẳng biết có làm ra gì không mà thấy cực quá!" Nương than thở.
"Kìa bà, đã đồng ý với các con thì cũng phải giúp chúng tới cùng chứ. Dù thành hay bại thì đều là một bài học cho bọn trẻ. Hơn nữa A Thành cũng không còn nhỏ nữa, qua năm là bắt đầu tìm mối cho nó rồi, bà không cho nó cơ hội gây dựng sự nghiệp thì làm sao nuôi vợ nuôi con chứ?"
"Thì tôi cũng biết là vậy, nhưng... haiz, cái tật tôi nó thể ông đừng có để ý."
Nương nói xong, đứng dậy bưng chậu nước ấm đi ra ngoài, còn cha thì nằm ra giường, nhắm mắt nghỉ ngơi sau một ngày dài lao động vất vả.
Ngày hôm sau cha đi gặp vài người thân quen trong thôn nói chuyện, chưa đầy một canh giờ đã trở về, theo sau còn có thêm năm người đàn ông khác, trong đó có Thanh Sơn thúc và cả Thanh Mộc ca nữa. Nương từ trong nhà đi ra, nhìn thấy mọi người đều lên tiếng chào hỏi, xong nương quay sang nói với Thanh Mộc:
"Sao cả con cũng tham gia thế? Chặt cây cực lắm đấy! Con nhìn A Thành mà xem, mới có mấy ngày mà đen nhẻm, gầy rộp ra."
Thanh Mộc nghe nương nói xong liền cười đáp:
"Thẩm, không sao đâu ạ. Con không ngại vất vả."
"Tốt! Đàn ông phải thế chứ!"
Cha cười vỗ vỗ vào vai Thanh Mộc khen ngợi, nương thấy thế lườm cha một cái chứ không nói cái gì, xoay người đi vào trong bếp. Diệu Nhi đứng trên hè thấy vậy thì bật cười. Đang cười cô có cảm giác ai đó đang nhìn mình, liền quay sang thì bắt gặp đôi mắt lấp lánh ý cười của Thanh Mộc. Diệu Nhi lườm Thanh Mộc, bĩu bĩu môi như muốn nói: huynh nhìn cái gì mà nhìn, chưa nhìn thấy gái đẹp cười bao giờ hả?"
Mọi người cầm đồ nghề kéo nhau đi lên núi hết, ở nhà chỉ còn lại ba mẹ con, tiểu Sơn thì đi học. Diệu Nhi đội nón lá cầm rổ ra ngoài vườn hái lá thuốc để phơi. Từ ngày biết nhà cô có sẵn thuốc khô, nhiều người đến xin quá nên nhanh hết phải làm dự trữ.
Đang lúi húi vừa hái vừa nhổ cỏ thì Diệu Nhi nghe tiếng nương gọi, cô ngẩng đầu đứng dậy đáp:
"Nương gọi con?"
"Ừ. Còn vào cầm tiền qua nhà Tiền thúc mua cho mẹ mấy miếng đậu phụ, nhớ mua thêm cho cha con một bình rượu nữa nhé."
"Dạ. COn biết rồi nương."
Tiền gia là nhà duy nhất trong thôn làm đậu phụ, nghe đồn là gia truyền ba đời. Nếu so với đậu phụ thời hiện đại cô từng ăn thì vị đậu phụ ở đây hơi khác chút, nhưng ngược lại rất thơm, và đúng mùi đậu đặc trưng, không pha thêm tạp chất gì nên cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nếu biết cách làm thì Diệu Nhi cũng muốn làm cho nhà ăn thường xuyên, nhưng rất tiếc, làm nước đậu nành đun sôi uống thì được, chứ làm đậu phụ thì hơi khó so với cô.
Diệu Nhi mua đồ về liền vào bếp phụ nương nấu cơm. Hôm nay nương làm món đậu phụ cay, rán ba con cá sông vàng ươm, một nồi canh rau cải nấu tôm, bánh nướng hành rất thơm. Tuy là không có nấu cơm mời thợ ăn nhưng vì cha và A Thành ca làm việc rất vất vả nên nương nấu món ngon để họ bồi bổ, tiện thể cho nhà Thanh Sơn thúc một ít.
Lúc sáng, Ngô thẩm có qua chơi và cho một ít thịt rừng tươi nhưng nương để dành tối nấu. Thời gian này trong nhà bận bịu đủ thứ chuyện nên cha không đi săn được chính vì vậy mấy tỷ muội Diệu Nhi cũng khá thèm thịt tươi nhưng không dám nói, bây giờ có Ngô thẩm mang cho đứa nào cũng háo hức chờ ăn. Diệu Nhi tính tối nói nương làm món thịt rừng nướng chắc ngon lắm đây.
Hai nương con vừa nấu xong thì An Nhi tỷ đi cắt cỏ cho trâu về, Diệu Nhi bưng rổ cỏ phụ tỷ ấy ra chuồng trâu còn An Nhi tỷ đi rửa mặt. Rửa xong tỷ ấy liền đi vào bếp phụ nương dọn bát đũa. Đúng là nữ nhi thời cổ đại, chịu thương chịu khó ghê gớm, đôi khi Diệu Nhi cảm thấy bản thân mình còn kém xa. Việc gì cũng chỉ là bản thân cô đưa ra ý tưởng còn mọi người làm hết, như việc xây dựng cửa hàng tạp hóa này vậy.
Tầm nửa canh giờ sau cha và A Thành ca về, mọi người nhanh chóng ăn cơm rồi nghỉ ngơi, buổi chiều lại bận rộn. Tập trung chặt ơn ba ngày, sau đó thì xe gỗ, cha dùng xe trâu chở một nửa đến nhà Lý thợ mộc thuê ông đóng cho năm cái kệ. Số gỗ còn lại sau khi xẻ xong thì bắt đầu dựng nhà. Ngoài số người thuê chặt cây thì nhà cô phải thuê thêm bốn người nữa mới làm kịp.
Mất gần một tháng cửa hàng mới hoàn thành, nền được lát gạch đỏ chót, các kệ ốp vào tường thì cô mô tả cho cha nghe để ông làm, năm cái kệ to Lý thợ mộc đóng thì xếp ngay ngắn theo hàng giữa nhà để trưng bày sản phẩm. Diệu Nhi còn kỳ công mua mực, gò, vẽ, trang trí một biển hiệu mang tên "tạp hóa Trương gia" để treo lên trong ngày khai trương.
Sau khi dựng xong quán cha với A Thành ca bắt đầu đi khắp nơi lấy hàng, trong quán chỉ mới bày một ít đồ có sẵn như trứng gà, tôm khô, cá khô, thịt khô, măng khô, măng chua, một ít vị thuốc.
Ba ngày sau quán đều đã được sắp xếp gọn gàng, đủ loại đồ, chỉ chờ ngày lành để khai trương nữa thôi. Nương thì vẫn còn chút lo lắng lung tung, bà chỉ sợ bán không được thì không kiếm lại vốn. Diệu Nhi ngược lại, cô cảm thấy chắc chắn sẽ bán được vì mô hình này cô dựa theo kiểu siêu thị hiện đại làm nên mà, đảm bảo rất khác lạ, dễ dàng thu hút sự tò mò của mọi người hơn.
Ngày hai mươi lăm tháng tám là ngày tốt, sáng sớm cha với nương đã sang quán quét dọn, rồi chờ đúng giờ lạnh bắt đầu đốt pháo, treo biển hiệu. Pháo nổ đùng đoàng, phía trước tiệm xuất hiện rất nhiều con nít ham vui. Tối ngày hôm qua nương đã qua nhờ Phan thẩm sang mở hàng vì tuổi của thẩm ấy hợp với nhà cô nhất. Hôm nay Phan thẩm sang mua một chục trứng gà, nương tặng thêm cho thẩm ấy ba quả, coi như là khuyến mãi khai trương.
Vì lần đầu tiên mọi người được thấy một cửa hàng bách hóa dạng thu nhỏ, cách bài trí rất khác lạ nên ai cũng tò mò vào xem, xem xong thấy giá cũng khá rẻ nên không có ai đến mà về tay không. Thậm chí có vài người ở thôn bên cạnh cũng ghé sang xem. Sau một ngày bận rộn, đến tối mịt nương đóng cửa tiệm, cả nhà ăn cơm xong quây quần trên phản đếm tiền. Một thùng tiền đầy, sau khi trừ các chi phí này nọ thì lời được hơn bốn trăm văn. Ngày đầu tiên ra quần như vậy là đã tốt rồi. Nương vừa sâu tiền vừa cười híp mắt.
A Thành ca nhanh nhảu nói:
"Con đã bảo nương đừng lo rồi mà."
"Thì ta cũng chỉ sợ các con làm ăn không tốt thôi. Nào ngờ... lại tốt hơn cả mong đợi."
"Mấy ngày đầu mới mẻ nên người ta sẽ ghé đông, sau này chắc ít lại, nhưng mỗi ngày cũng có thể kiếm được hơn một trăm văn tiền lời."
Diệu Nhi cứ nghĩ sau khi cô nói xong nương sẽ thất vọng, ai ngờ bà lại nói:
"Cái này ta cũng đã ước chừng được rồi. Một trăm văn cũng được, công việc nhàn hơn nhiều so với đi làm công mà tiền còn cao hơn. Buôn bán vậy là không tệ rồi."
Cả nhà vui vẻ nói nói cười cười, đều hy vọng về một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. Đúng lúc này đột nhiên có người đến. Nghe tiếng gõ cửa, cha đi ra mở, người tới hóa ra là Lý tú tài - thầy của tiểu Sơn.
"Chào thầy, mời thầy ngồi." Cha niềm nở kéo ghế rồi nhanh tay pha trà mời khách.
Nương và hai tỷ muội Diệu Nhi chào qua Lý tú tài một câu rồi nhanh chóng đi vào trong nhường không gian lại cho hai nam nhân nói chuyện. A Thành ca cũng đi ra ngoài, chỉ có tiểu Sơn ở lại với cha. Diệu Nhi nghĩ Lý tú tài đến giờ này chắc có chuyện gì đó, có thể là việc học hành của tiểu Sơn.
Đúng y như Diệu Nhi dự đoán, sau tầm một canh giờ nói chuyện thì Lý tú tài ra về. Mấy tỷ muội nhanh chóng đi ra, có cả nương nữa. Vừa ra nương liền hỏi:
"Có chuyện gì vậy cha bọn nhỏ?"
Cha vừa ôm tiểu Sơn trong lòng, vừa xoa đầu nó nói:
"Chuyện vui. Lý tú tài vừa mới nói với ta tiểu Sơn nhà ta học hành rất tốt, tiến bộ nhanh nên ông ta có ý định tiến cử thằng bé lên trường trên trấn học, năm sau sẽ tham gia kỳ thi hội."
"Thật sao?" NƯơng vui vẻ hỏi, giọng bà hơi run run, "Tạ ơn tổ tông phù hộ, rốt cuộc nhà con cũng có người theo nghiệp đèn sách."
Tiểu Sơn bị mọi người nhìn thì rất kiêu ngạo hất cao cằm. Thằng bé cảm thấy nó bây giờ rất giỏi a. Nó có thể đi thi hội, nếu đậu thì nó sẽ là tú tài nhỏ tuổi nhất rồi.Mấy người Diệu Nhi nghe được thì rất vui, ai cũng cười chúc mừng và khen thằng bé.
Sáng ngày hôm sau nương chuẩn bị vài thứ từ của hàng đưa cho cha mang sang nhà Lý tú tài, cùng ông lên trấn xem xét trường học cho tiểu Sơn, nếu thuận lợi thì tháng sau gửi thằng bé lên đó học. Một tuần về nhà hai bữa. Thằng bé đi học xa cả nhà vừa vui vừa buồn. Vui vì thằng bé có tương lai tốt, buồn vì nó còn quá nhỏ mới chưa đầy năm tuổi đã phải xa nhà. Lý tú tài có nói trong trường có nhà cho các học trò nhà xa ở lại, còn nuôi cơm ngày ba bữa nên đừng lo. Tuy vậy mới đầu cha với nương dự tính sẽ dậy sớm đánh xe bò đưa thằng bé đi học, chiều đón về mới yên tâm. Diệu Nhi cũng không nỡ xa tiểu Sơn nên cảm thấy cha nương tính toán vậy cũng tốt.
Bán buôn được một tuần, mọi thứ đã vào quỹ đạo, tuy không có nhiều tiền nhưng vẫn có đồng ra đồng vào, nương cũng đỡ cực hơn. Tuy vậy bà không bao giờ chịu ngồi yên, sáng thì đi cắt cỏ cho trâu và lợn, chiều chặt củi, còn việc cửa hàng giao hết cho An Nhi tỷ trông coi. A Thành ca tiếp tục mang đồ khô đi bán, không những vậy huynh ấy còn có ý định sẽ đi lấy các mặt hàng lại từ các tỉnh thành mang về đây bán sỉ. Diệu Nhi nghe xong cảm thấy con đường này khá phát triển, tuy nhiên vẫn chưa cần gấp gáp:
"A Thành ca, cuộc sống nhà chúng ta bây giờ cũng không quá túng thiếu, bọn muội vẫn còn nhỏ, nhà chỉ có mình huynh là con lớn nếu huynh cũng đi luôn như vậy không ai gánh vác gia đình phụ cha nương hết.Muội thấy cứ thư thư vài năm nữa đã, chờ tiểu Sơn lớn lên một chút, An Nhi tỷ cũng yên bề gia thất sẽ ổn hơn."
A Thành ca trầm ngâm một lát nói: "Cũng được. Nghe muội."
"Lát muội đi hái cây thuốc trên núi, huynh có đi hái măng luôn không?"
"Có. Để ta xách giỏ cho muội." A Thành ca cười vỗ ngực nói, "Muội cứ hái nhiều vào, việc mang về đã có huynh lo."
"Hì hì."
Buổi chiều hai huynh muội đi lên núi, mùa này hoa cúc dại rất nhiều, cây thuốc cũng mọc lan tràn, Diệu Nhi có hẹn với Hương Lan và cả Cao Vân tỷ nữa. Vì có hai người này nên A Thành ca không hái cùng một chỗ với cô được, dù sao nam nữ khác biệt vẫn phải tránh để khỏi bị người ta đồn thổi linh tinh. Cao Vân tỷ cũng sắp bước qua tuổi mười lăm, mà A Thành ca cũng gần mười sáu rồi. Đều có thể lập gia đình a.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.