Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm
Chương 74: Bí đỏ và khoai lang
Dục Hỏa Tiểu Hùng Miêu
12/03/2023
Sau khi thu hoạch lúa dại và yến mạch, cũng đã đến lúc thu hoạch khoai lang.
Một buổi sáng, khi Hà Điền thức dậy, cô nhìn thấy sương giá trong sân.
Là tiết Sương Giáng.
Cô vội vàng trèo lên gác, lấy từ trên kệ ra một cuốn sổ ghi chép, viết ngày hôm nay vào. Đợt sương giá đầu tiên trong năm nay là vào ngày mười sáu tháng chín, sớm hơn năm ngày so với năm ngoái.
Sương đêm trải qua nhiệt độ thấp biến thành sương giá, bao trùm khắp cả khu rừng. Trên những chiếc lá rụng trên mặt đất là từng lớp từng lớp sương bạc, vì vẫn luôn có lá từ trên cành rụng xuống. Mà lá đỏ được phủ một lớp sương bạc như vậy, trông càng đẹp.
Lớp sương giá này kéo dài từ mặt đất đến mép hiên và bên dưới ngưỡng cửa sổ.
Nếu trời càng lạnh, sương giá sẽ đóng thành băng.
Hoa băng còn đẹp hơn nữa, những chùm tinh thể trắng nhỏ ngưng tụ trên kính cửa sổ, một số thì kết tủa, một số lại là những bông hoa hình xoắn ốc khó tả.
Mặt trời vừa ló dạng, sương liền tan.
Khí trắng lượn lờ giữa cánh rừng.
Khoai lang không chịu được cái lạnh, lá bị chết cóng, lập tức èo uột ngay. Lúc này có thể cắt bỏ phần lá trên mặt đất trước, còn củ khoai thì cứ để đó trong đất một hai ngày, sẽ trở nên ngọt hơn.
Vì vậy, đến ngày thứ ba sau tiết Sương Giáng, Hà Điền bắt đầu thu hoạch khoai lang.
Cô và Dịch Huyền mỗi người mang theo một cái xẻng tre và ghế nhỏ ngồi trên ruộng khoai lang, một tay họ nắm lấy những dây khoai lang, tay còn lại thì dùng xẻng tre đào xuống đất, đào những chùm củ to mọng lôi ra khỏi đất.
Khoai đào ra sẽ được lặt bỏ cuống và lá, cho vào sọt tre, ngâm ở trong suối.
Họ lại ngồi trên ghế, dùng bàn chải lông heo để chà sạch từng củ khoai lang, những củ to, tròn thì bỏ vào một sọt, còn những củ nhỏ, dài, trầy sướt thì cho vào một sọt khác.
Những củ khoai đã rửa sạch đều được cho vào nia tre để phơi, sau khi khô ráo, những củ mập mạp sẽ được đem vùi vào thùng đựng đầy mùn cưa và cát rồi cho vào hầm khoai.
Hầm khoai lang bây giờ đã treo đầy thịt khô và thịt muối, vốn không cần dự trữ nhiều khoai cho mùa đông, chỉ cần ba thùng gỗ là đủ, trong đó có một thùng để dành cho năm sau trồng.
Nhưng năm nay có thêm một người, còn là người đặc biệt ham ăn nữa, nên Hà Điền trồng rất nhiều khoai lang, bỏ thêm một thùng vào hầm.
Khi đang thu hoạch khoai lang, cô hỏi Dịch Huyền: "Có phải năm ngoái anh ăn không đủ nhưng vẫn giả vờ no đúng không?"
Dịch Huyền xấu hổ: "Ừ."
"Anh thật là... Em sẽ chán ghét anh ăn quá nhiều sao?"
"Lúc đó anh với em không quen biết. Làm sao anh có thể không biết xấu hổ mà đi nói là anh ăn không đủ no? Mà anh cũng đã ăn gần gấp đôi so với em rồi!" Dịch Huyền nhớ lại bữa ăn đầu tiên khi vừa được cứu là cháo kê và đậu đỏ. Khi đó, ánh mắt Hà Điền lộ rõ vẻ kinh ngạc, chỉ thiếu điều muốn thốt lên: "Trời ơi, sao cô có thể ăn nhiều như vậy."
Hà Điền nhớ tới chuyện lúc đó, cúi đầu cười khúc khích: "Hèn gì anh lại nặng như vậy, khuôn mặt nhìn thanh tú nhã nhặn nhưng tay chân thì lại to đùng, nhất là bàn chân, giống như chân gấu vậy đó."
Năm nay nắng mưa vừa phải, sản lượng khoai cao hơn những năm trước, Hà Điền trồng rất nhiều, cô và Dịch Huyền gọt vỏ và cắt nhỏ mấy củ khoai lang xấu nhất rồi đổ vào thùng gỗ lớn.
Thùng gỗ đặt trên giá đỡ máy giặt, bên dưới đặt một cái chậu sắt, dưới đáy thùng có nhiều lỗ, cho nước vào rồi để Gạo đến kéo bàn xay, chẳng bao lâu nước sẽ liên tục chảy ra và nhỏ xuống chậu sắt.
Khi nước ngừng nhỏ giọt thì đổi sang một bộ dụng cụ khác, rồi lại để cho Gạo phụ giúp ép và nghiền cho đến khi khoai lang trong thùng được nghiền thành bã và tinh bột trong khoai lang cũng chảy theo nước xuống chậu sắt.
Bã khoai lang còn sót lại được cho tạm vào nồi đất, có thể cho các nguyên liệu khác vào, nấu thành món ăn ngon.
Khi cặn trắng trong chậu sắt lắng xuống, dùng gáo bầu gạn bỏ lớp nước bên trên, trải một miếng vải lên mảng tre có lưới nhỏ, dùng muôi gỗ xúc tinh bột lên mảng tre, làm phẳng, đặt ở nơi thoáng mát để phơi khô, đó là tinh bột khoai lang.
Hoặc cũng có thể đặt một tấm vải lên nồi hấp, cho trực tiếp tinh bột vào, dùng sạn gỗ nén chặt, đặt lên xửng hấp chín, rồi nhấc tấm vải ra, đã có được một khối bột khoai lang hấp.
Bột khoai lang hấp có thể được cắt thành từng miếng nhỏ đem xào cùng với rau và thịt, ăn có cảm giác trơn và dai, hoặc cũng có thể được làm thành miến khoai lang.
Đặt bột hấp lên nia tre một buổi sáng, đợi đến khi trên da xuất hiện những vết nứt nhỏ thì có thể cạo để lấy sợi miến.
Dao cạo này là do ông của Hà Điền chế tạo ra. Lưỡi dao mỏng và sắc, được làm từ tấm thiếc của hộp thiếc. Các mảnh nhỏ được uốn cong và gắn trên một tấm gỗ. Giữ cục bột khoai ở giữa hai đầu gối, dùng hai tay giữ mép tấm gỗ của đồ cạo rồi tiếp tục cạo dọc theo mép của khối bột dày về phía mình, những sợi lớn nhỏ được cạo ra là những sợi miến khoai lang.
Sợi miến được cạo theo cách này có mặt cắt ngang hình bán nguyệt, và mỗi sợi thì bằng nửa chiều dài của khối bột, khoảng năm mươi cm.
Miến được xếp trên nia tre, phơi nơi thoáng gió, khi khô cứng rồi thì chỉ cần gập lại sẽ gãy ngay, hơi ẩm đều đã bay hết, có thể bảo quản trong hộp gỗ có lót cỏ khô.
Muốn sợi miến dài hơn thì phải dùng máy ép miến chuyên dụng.
Cái máy này thật ra giống một cái giá đỡ hơn. Đặt một cái nồi sắt to lên bếp lửa. Giá đỡ bốn chân được cố định trên bếp lửa, sao cho cái đấu gỗ đặt bột trên giá đỡ nằm ngay chính giữa nồi sắt.
Lấy một ít tinh bột khoai lang khô đổ vào nước sôi khuấy đều, khi bột hơi nguội thì cho vào đấu gỗ, dưới đáy đấu gỗ có nhiều lỗ nhỏ, tay cầm điều khiển nối với nắp, dùng sức ấn tay cầm xuống, bột bị lực ép làm cho thoát ra khỏi lỗ ở đáy đấu gỗ và rơi xuống chiếc nồi sắt lớn bên dưới. Nước trong nồi đang sôi, chỉ cần đợi miến rơi xuống thì dùng đũa liên tục khuấy đều.
Miến vớt ra cho vào chậu nước lạnh, sau đó cột thành từng bó treo trên cọc tre cho khô, chuyển sang màu nâu nhạt mờ.
Miến khoai lang có màu này.
Khi ăn thì cho trực tiếp vào nước sôi nấu chín, sẽ thấy trong mờ trở lại, khi nhai cảm giác được độ trơn, không có vị ngọt nhiều nhưng có thể thấm vị nước canh tốt hơn miến khoai tây.
Hà Điền thích thêm miến khoai lang vào canh gà rừng nấm hương. Hương vị đó, chỉ một từ thôi, ngon.
Trong sách dạy nấu ăn trước đây của Dịch Huyền có rất ít món có khoai lang. Vụ thu hoạch khoai lang của Hà Điền năm ngoái cũng ở mức trung bình, hầu như không nỡ ăn mà để dành làm giống, vì vậy nên cô không nghĩ đến việc sẽ làm miến khoai lang, đây là lần đầu tiên Dịch Huyền nhìn thấy món này, anh cảm thấy mới lạ, chủ động đảm nhận công việc làm miến khoai lang.
Vài ngày sau, lại thu hoạch khoai tây, Hà Điền nói sẽ làm miến khoai tây, anh còn làm rất chuyên nghiệp.
Khi Dịch Huyền ép miến, anh nghĩ đến vào thời điểm này năm ngoái, Hà Điền ở nhà một mình, không có chó, việc thu hoạch, dọn dẹp, phân loại, phơi khô, bảo quản, cắt khoai tây, ép tinh bột, ép miến... đều chỉ có một mình cô. Lúc nhìn cô, trong ánh mắt tràn ngập sự yêu thương.
Khi anh và Hà Điền treo miến khoai lên sào tre để phơi, Dịch Huyền đột nhiên cúi đầu hôn lên trán cô, Hà Điền nhìn anh cười ngây ngô, anh nói: "Anh sẽ không bao giờ để em phải tự làm những công việc này nữa."
Hà Điền mím môi cười, một lúc lâu mới phát ra tiếng "ừm" rất trầm.
Sau đợt sương giá đầu tiên, Hà Điền và Dịch Huyền đi đến mảnh đất trồng bí đỏ và thấy rằng, mặc dù lá và quả bí đỏ cũng bị đóng băng, nhưng sau khi mặt trời ló dạng chúng đều sẽ tươi tốt trở lại. Trái bí đỏ lớn nhất hiện tại nặng ít nhất là mười kg, phần mông đầy đặn có màu vàng vàng, màu xanh lá cây đậm gần cuống, màu xanh sẫm và hoa văn vàng ở phần bụng.
Hà Điền nói với Dịch Huyền: "Chúng ta sẽ giữ trái bí đỏ vua này lại để nó già đi, những hạt bên trong sẽ là hạt giống cho năm sau."
Tất cả kiến thức và kỹ thuật trồng trọt của Dịch Huyền đều do Hà Điền dạy, anh cảm thấy cô nói gì thì cũng đều đúng hết: "Được."
Mùi vị và vẻ ngoài của bí đỏ già khác với bí đỏ non. Dịch Huyền lấy một quả bí đỏ già nhỏ hơn bí đỏ vua một chút, cắt bỏ phần đuôi trước, bọc phần còn lại bằng cỏ khô rồi cho vào hầm.
Phần giữa quả bí già rỗng, bên trong có cùi màu vàng tươi, có vân và các khía đều là những hạt bí to bằng móng tay.
Dịch Huyền nói: "Hạt bí đỏ có thể được ăn như đồ ăn vặt, chúng khá ngon."
Hà Điền nghe vậy thì nhanh chóng lấy hết hạt bí ra, cho vào một cái rổ tre nhỏ, dùng nước rửa sạch những sợi còn dính rồi đổ lên nia tre phơi nắng.
Dịch Huyền chỉ mới ăn qua các món ngon làm từ bí đỏ, về phần nó được làm từ bộ phận nào và làm như thế nào thì anh không rõ.
Hà Điền ngửi thấy mùi thơm ngọt ngào của bí đỏ, nói: "Em nghĩ có thể nấu bí đỏ với cháo."
Điều này khiến Dịch Huyền nhớ lại: "Súp bí đỏ ăn cũng rất ngon, nước súp có màu vàng óng, phủ nhục quế và kem tươi lên, ăn khi còn nóng, nó thơm và mịn như lụa vậy đó."
Hà Điền tưởng tượng một chút, đã đoán được đại khái: "Cũng không khó mấy. Bí đỏ gọt vỏ hấp chín rồi nghiền nhuyễn, sau khi rây thì đem nấu với gia vị."
Tối đó, cô làm món súp bí đỏ.
Không có nhục quế, Hà Điền rắc một ít bột đậu xám xay mịn lên súp, càng thơm.
Tất nhiên, cô cũng có bí quyết nấu súp riêng của mình, lúc nghiền bí đỏ bằng máy trộn, cô cho thêm một chút mỡ heo vào khuấy đều. Nước súp làm theo cách này rất thơm và mịn.
Ngoài súp bí đỏ, Dịch Huyền còn cực lực đề cử món bánh bí đỏ.
Hà Điền hỏi bánh bí đỏ ngọt hay mặn, bánh dày bao nhiêu, màu sắc, mùi vị ra sao, nhân bánh mềm hay cứng, trong lòng thì đã có tính toán.
Cô hấp chín một miếng bí đỏ, bóc lấy phần thịt và nghiền nhuyễn, sau đó cho lòng đỏ của ba quả trứng, mật ong và đường vào trộn đều, còn lòng trắng trứng thì giao cho Dịch Huyền.
Bí đỏ đã nghiền nhuyễn, đổ lên rây tre có lỗ nhỏ rồi dùng sạn gỗ nghiền qua lại, sau khi rây bí thật nhuyễn mịn thì cho lòng trắng trứng đã đánh vào khuấy đều.
Hà Điền đoán là thành phố nơi Dịch Huyền từng sống có nhiều bò nên sẽ có rất nhiều sản phẩm từ sữa. Đồ ngọt như bánh bí đỏ này nọ nhất định đều có thêm sữa và kem vào. Cô không có sữa và kem nên dùng lòng trắng trứng cũng không sao. Chỉ cần làm cho bánh mịn và mềm hơn là được.
Muốn làm cho da bánh xốp giòn thì cũng đơn giản, chỉ cần trộn bột mì với mỡ và đường rồi đem nướng là được, sự khác biệt về độ dày và hương vị nằm ở tỷ lệ bột, dầu và đường.
Cô không có khay nướng sáu centimet, nhưng lúc trước ông nội cô có dùng đáy lon sắt chế tạo lại, đường kính khoảng tám đến mười centimet, phần mép hơi chỉa ra ngoài, cũng làm thành hình gợn sóng.
Dùng mỡ tráng khay nướng, cho phần bột đã nhào xong vào, nhẹ nhàng dùng muỗng ấn cho bột dẹp xuống vừa với khuôn, xé bỏ phần bột thừa ở mép rồi dùng nĩa chọc các lỗ nhỏ ở đáy, để mặt dưới của bánh được nướng chín đều hơn.
Hà Điền đặt một vài khay bánh lên vỉ rồi cho vào lò nướng.
Những lúc như thế này, cô vô cùng tưởng niệm đến thời đại có thể sử dụng điện. Đối với bếp sử dụng củi làm nguồn nhiệt, cô chỉ có thể tăng giảm nhiệt độ bằng cách tăng giảm củi, hơn nữa còn phải có kinh nghiệm dày dặn.
Sau năm sáu phút, cô kéo vỉ nướng ra, mùi thơm của bánh toả ra bốn phía.
Hà Điền dùng nĩa chọc vào đáy bánh, rồi lại đẩy vỉ nướng vào, nướng thêm ba bốn phút, sau đó lấy ra để nguội, đổ bí đỏ nghiền nhuyễn vào, cho vào nướng tiếp.
Lần này nướng được mười phút, cô lại chỉnh nhỏ lửa, nướng thêm mười phút nữa, lôi vỉ nướng ra, vậy là món bánh bí đỏ đã thành công rồi!
Bánh ngọt vàng ươm, phần nhân chính giữa vàng óng, sau khi lấy bánh ra khỏi khay, Hà Điền rắc một lớp đường áo và đặt một miếng lá bạc hà nhỏ lên trên.
Dịch Huyền khen ngợi: "Vừa nhìn đã thấy ngon rồi!"
"Nếu có quả mâm xôi tươi thì đặt một hoặc hai quả lên, sẽ càng đẹp hơn nữa." Hà Điền cười, lấy bánh bí đỏ đặt lên chiếc dĩa nhỏ mà họ vừa mới làm.
Bộ dĩa thô này do Dịch Huyền làm, chuyên dùng để ăn điểm tâm. Một bộ sáu cái, mỗi cái là một loại hoa, rau củ và trái cây khác nhau. Hà Điền đưa cho anh một cái trông giống như đáy của một quả bí đỏ, bên cạnh dĩa còn trang trí một quả bí đỏ nhỏ. Chẳng giống với bí đỏ họ trồng chút nào cả.
Từ khi thân phận bị bại lộ, hiếm thấy anh nhận đồ ăn mà không vội ăn ngay, nhẹ nhàng cầm dĩa bánh xoay xoay, đánh giá món bánh này. Nhìn ngang thì trông bánh càng đẹp hơn nữa. Lớp vỏ bánh phồng lên khoảng hai, ba centimet bao phủ lớp thạch màu vàng cam dày cỡ hai ngón tay, cực kỳ tinh tế tỉ mỉ, dùng nĩa nhỏ cắt xuống, nhiệt trắng nhẹ nhàng tỏa ra, lớp đường trên bề mặt dường như lại có chút tan chảy.
Anh xắn một miếng nhỏ bỏ vào miệng, nheo mắt thốt ra một tiếng "a" thật thấp.
Hà Điền vẫn luôn mỉm cười, cũng đưa một miếng bánh bí đỏ vào miệng, nhìn thấy Dịch Huyền như vậy, rồi lại nghe thấy tiếng "a" trầm thấp của anh, không biết nghĩ tới điều gì mà mặt lại thoáng cái đỏ lên.
Một buổi sáng, khi Hà Điền thức dậy, cô nhìn thấy sương giá trong sân.
Là tiết Sương Giáng.
Cô vội vàng trèo lên gác, lấy từ trên kệ ra một cuốn sổ ghi chép, viết ngày hôm nay vào. Đợt sương giá đầu tiên trong năm nay là vào ngày mười sáu tháng chín, sớm hơn năm ngày so với năm ngoái.
Sương đêm trải qua nhiệt độ thấp biến thành sương giá, bao trùm khắp cả khu rừng. Trên những chiếc lá rụng trên mặt đất là từng lớp từng lớp sương bạc, vì vẫn luôn có lá từ trên cành rụng xuống. Mà lá đỏ được phủ một lớp sương bạc như vậy, trông càng đẹp.
Lớp sương giá này kéo dài từ mặt đất đến mép hiên và bên dưới ngưỡng cửa sổ.
Nếu trời càng lạnh, sương giá sẽ đóng thành băng.
Hoa băng còn đẹp hơn nữa, những chùm tinh thể trắng nhỏ ngưng tụ trên kính cửa sổ, một số thì kết tủa, một số lại là những bông hoa hình xoắn ốc khó tả.
Mặt trời vừa ló dạng, sương liền tan.
Khí trắng lượn lờ giữa cánh rừng.
Khoai lang không chịu được cái lạnh, lá bị chết cóng, lập tức èo uột ngay. Lúc này có thể cắt bỏ phần lá trên mặt đất trước, còn củ khoai thì cứ để đó trong đất một hai ngày, sẽ trở nên ngọt hơn.
Vì vậy, đến ngày thứ ba sau tiết Sương Giáng, Hà Điền bắt đầu thu hoạch khoai lang.
Cô và Dịch Huyền mỗi người mang theo một cái xẻng tre và ghế nhỏ ngồi trên ruộng khoai lang, một tay họ nắm lấy những dây khoai lang, tay còn lại thì dùng xẻng tre đào xuống đất, đào những chùm củ to mọng lôi ra khỏi đất.
Khoai đào ra sẽ được lặt bỏ cuống và lá, cho vào sọt tre, ngâm ở trong suối.
Họ lại ngồi trên ghế, dùng bàn chải lông heo để chà sạch từng củ khoai lang, những củ to, tròn thì bỏ vào một sọt, còn những củ nhỏ, dài, trầy sướt thì cho vào một sọt khác.
Những củ khoai đã rửa sạch đều được cho vào nia tre để phơi, sau khi khô ráo, những củ mập mạp sẽ được đem vùi vào thùng đựng đầy mùn cưa và cát rồi cho vào hầm khoai.
Hầm khoai lang bây giờ đã treo đầy thịt khô và thịt muối, vốn không cần dự trữ nhiều khoai cho mùa đông, chỉ cần ba thùng gỗ là đủ, trong đó có một thùng để dành cho năm sau trồng.
Nhưng năm nay có thêm một người, còn là người đặc biệt ham ăn nữa, nên Hà Điền trồng rất nhiều khoai lang, bỏ thêm một thùng vào hầm.
Khi đang thu hoạch khoai lang, cô hỏi Dịch Huyền: "Có phải năm ngoái anh ăn không đủ nhưng vẫn giả vờ no đúng không?"
Dịch Huyền xấu hổ: "Ừ."
"Anh thật là... Em sẽ chán ghét anh ăn quá nhiều sao?"
"Lúc đó anh với em không quen biết. Làm sao anh có thể không biết xấu hổ mà đi nói là anh ăn không đủ no? Mà anh cũng đã ăn gần gấp đôi so với em rồi!" Dịch Huyền nhớ lại bữa ăn đầu tiên khi vừa được cứu là cháo kê và đậu đỏ. Khi đó, ánh mắt Hà Điền lộ rõ vẻ kinh ngạc, chỉ thiếu điều muốn thốt lên: "Trời ơi, sao cô có thể ăn nhiều như vậy."
Hà Điền nhớ tới chuyện lúc đó, cúi đầu cười khúc khích: "Hèn gì anh lại nặng như vậy, khuôn mặt nhìn thanh tú nhã nhặn nhưng tay chân thì lại to đùng, nhất là bàn chân, giống như chân gấu vậy đó."
Năm nay nắng mưa vừa phải, sản lượng khoai cao hơn những năm trước, Hà Điền trồng rất nhiều, cô và Dịch Huyền gọt vỏ và cắt nhỏ mấy củ khoai lang xấu nhất rồi đổ vào thùng gỗ lớn.
Thùng gỗ đặt trên giá đỡ máy giặt, bên dưới đặt một cái chậu sắt, dưới đáy thùng có nhiều lỗ, cho nước vào rồi để Gạo đến kéo bàn xay, chẳng bao lâu nước sẽ liên tục chảy ra và nhỏ xuống chậu sắt.
Khi nước ngừng nhỏ giọt thì đổi sang một bộ dụng cụ khác, rồi lại để cho Gạo phụ giúp ép và nghiền cho đến khi khoai lang trong thùng được nghiền thành bã và tinh bột trong khoai lang cũng chảy theo nước xuống chậu sắt.
Bã khoai lang còn sót lại được cho tạm vào nồi đất, có thể cho các nguyên liệu khác vào, nấu thành món ăn ngon.
Khi cặn trắng trong chậu sắt lắng xuống, dùng gáo bầu gạn bỏ lớp nước bên trên, trải một miếng vải lên mảng tre có lưới nhỏ, dùng muôi gỗ xúc tinh bột lên mảng tre, làm phẳng, đặt ở nơi thoáng mát để phơi khô, đó là tinh bột khoai lang.
Hoặc cũng có thể đặt một tấm vải lên nồi hấp, cho trực tiếp tinh bột vào, dùng sạn gỗ nén chặt, đặt lên xửng hấp chín, rồi nhấc tấm vải ra, đã có được một khối bột khoai lang hấp.
Bột khoai lang hấp có thể được cắt thành từng miếng nhỏ đem xào cùng với rau và thịt, ăn có cảm giác trơn và dai, hoặc cũng có thể được làm thành miến khoai lang.
Đặt bột hấp lên nia tre một buổi sáng, đợi đến khi trên da xuất hiện những vết nứt nhỏ thì có thể cạo để lấy sợi miến.
Dao cạo này là do ông của Hà Điền chế tạo ra. Lưỡi dao mỏng và sắc, được làm từ tấm thiếc của hộp thiếc. Các mảnh nhỏ được uốn cong và gắn trên một tấm gỗ. Giữ cục bột khoai ở giữa hai đầu gối, dùng hai tay giữ mép tấm gỗ của đồ cạo rồi tiếp tục cạo dọc theo mép của khối bột dày về phía mình, những sợi lớn nhỏ được cạo ra là những sợi miến khoai lang.
Sợi miến được cạo theo cách này có mặt cắt ngang hình bán nguyệt, và mỗi sợi thì bằng nửa chiều dài của khối bột, khoảng năm mươi cm.
Miến được xếp trên nia tre, phơi nơi thoáng gió, khi khô cứng rồi thì chỉ cần gập lại sẽ gãy ngay, hơi ẩm đều đã bay hết, có thể bảo quản trong hộp gỗ có lót cỏ khô.
Muốn sợi miến dài hơn thì phải dùng máy ép miến chuyên dụng.
Cái máy này thật ra giống một cái giá đỡ hơn. Đặt một cái nồi sắt to lên bếp lửa. Giá đỡ bốn chân được cố định trên bếp lửa, sao cho cái đấu gỗ đặt bột trên giá đỡ nằm ngay chính giữa nồi sắt.
Lấy một ít tinh bột khoai lang khô đổ vào nước sôi khuấy đều, khi bột hơi nguội thì cho vào đấu gỗ, dưới đáy đấu gỗ có nhiều lỗ nhỏ, tay cầm điều khiển nối với nắp, dùng sức ấn tay cầm xuống, bột bị lực ép làm cho thoát ra khỏi lỗ ở đáy đấu gỗ và rơi xuống chiếc nồi sắt lớn bên dưới. Nước trong nồi đang sôi, chỉ cần đợi miến rơi xuống thì dùng đũa liên tục khuấy đều.
Miến vớt ra cho vào chậu nước lạnh, sau đó cột thành từng bó treo trên cọc tre cho khô, chuyển sang màu nâu nhạt mờ.
Miến khoai lang có màu này.
Khi ăn thì cho trực tiếp vào nước sôi nấu chín, sẽ thấy trong mờ trở lại, khi nhai cảm giác được độ trơn, không có vị ngọt nhiều nhưng có thể thấm vị nước canh tốt hơn miến khoai tây.
Hà Điền thích thêm miến khoai lang vào canh gà rừng nấm hương. Hương vị đó, chỉ một từ thôi, ngon.
Trong sách dạy nấu ăn trước đây của Dịch Huyền có rất ít món có khoai lang. Vụ thu hoạch khoai lang của Hà Điền năm ngoái cũng ở mức trung bình, hầu như không nỡ ăn mà để dành làm giống, vì vậy nên cô không nghĩ đến việc sẽ làm miến khoai lang, đây là lần đầu tiên Dịch Huyền nhìn thấy món này, anh cảm thấy mới lạ, chủ động đảm nhận công việc làm miến khoai lang.
Vài ngày sau, lại thu hoạch khoai tây, Hà Điền nói sẽ làm miến khoai tây, anh còn làm rất chuyên nghiệp.
Khi Dịch Huyền ép miến, anh nghĩ đến vào thời điểm này năm ngoái, Hà Điền ở nhà một mình, không có chó, việc thu hoạch, dọn dẹp, phân loại, phơi khô, bảo quản, cắt khoai tây, ép tinh bột, ép miến... đều chỉ có một mình cô. Lúc nhìn cô, trong ánh mắt tràn ngập sự yêu thương.
Khi anh và Hà Điền treo miến khoai lên sào tre để phơi, Dịch Huyền đột nhiên cúi đầu hôn lên trán cô, Hà Điền nhìn anh cười ngây ngô, anh nói: "Anh sẽ không bao giờ để em phải tự làm những công việc này nữa."
Hà Điền mím môi cười, một lúc lâu mới phát ra tiếng "ừm" rất trầm.
Sau đợt sương giá đầu tiên, Hà Điền và Dịch Huyền đi đến mảnh đất trồng bí đỏ và thấy rằng, mặc dù lá và quả bí đỏ cũng bị đóng băng, nhưng sau khi mặt trời ló dạng chúng đều sẽ tươi tốt trở lại. Trái bí đỏ lớn nhất hiện tại nặng ít nhất là mười kg, phần mông đầy đặn có màu vàng vàng, màu xanh lá cây đậm gần cuống, màu xanh sẫm và hoa văn vàng ở phần bụng.
Hà Điền nói với Dịch Huyền: "Chúng ta sẽ giữ trái bí đỏ vua này lại để nó già đi, những hạt bên trong sẽ là hạt giống cho năm sau."
Tất cả kiến thức và kỹ thuật trồng trọt của Dịch Huyền đều do Hà Điền dạy, anh cảm thấy cô nói gì thì cũng đều đúng hết: "Được."
Mùi vị và vẻ ngoài của bí đỏ già khác với bí đỏ non. Dịch Huyền lấy một quả bí đỏ già nhỏ hơn bí đỏ vua một chút, cắt bỏ phần đuôi trước, bọc phần còn lại bằng cỏ khô rồi cho vào hầm.
Phần giữa quả bí già rỗng, bên trong có cùi màu vàng tươi, có vân và các khía đều là những hạt bí to bằng móng tay.
Dịch Huyền nói: "Hạt bí đỏ có thể được ăn như đồ ăn vặt, chúng khá ngon."
Hà Điền nghe vậy thì nhanh chóng lấy hết hạt bí ra, cho vào một cái rổ tre nhỏ, dùng nước rửa sạch những sợi còn dính rồi đổ lên nia tre phơi nắng.
Dịch Huyền chỉ mới ăn qua các món ngon làm từ bí đỏ, về phần nó được làm từ bộ phận nào và làm như thế nào thì anh không rõ.
Hà Điền ngửi thấy mùi thơm ngọt ngào của bí đỏ, nói: "Em nghĩ có thể nấu bí đỏ với cháo."
Điều này khiến Dịch Huyền nhớ lại: "Súp bí đỏ ăn cũng rất ngon, nước súp có màu vàng óng, phủ nhục quế và kem tươi lên, ăn khi còn nóng, nó thơm và mịn như lụa vậy đó."
Hà Điền tưởng tượng một chút, đã đoán được đại khái: "Cũng không khó mấy. Bí đỏ gọt vỏ hấp chín rồi nghiền nhuyễn, sau khi rây thì đem nấu với gia vị."
Tối đó, cô làm món súp bí đỏ.
Không có nhục quế, Hà Điền rắc một ít bột đậu xám xay mịn lên súp, càng thơm.
Tất nhiên, cô cũng có bí quyết nấu súp riêng của mình, lúc nghiền bí đỏ bằng máy trộn, cô cho thêm một chút mỡ heo vào khuấy đều. Nước súp làm theo cách này rất thơm và mịn.
Ngoài súp bí đỏ, Dịch Huyền còn cực lực đề cử món bánh bí đỏ.
Hà Điền hỏi bánh bí đỏ ngọt hay mặn, bánh dày bao nhiêu, màu sắc, mùi vị ra sao, nhân bánh mềm hay cứng, trong lòng thì đã có tính toán.
Cô hấp chín một miếng bí đỏ, bóc lấy phần thịt và nghiền nhuyễn, sau đó cho lòng đỏ của ba quả trứng, mật ong và đường vào trộn đều, còn lòng trắng trứng thì giao cho Dịch Huyền.
Bí đỏ đã nghiền nhuyễn, đổ lên rây tre có lỗ nhỏ rồi dùng sạn gỗ nghiền qua lại, sau khi rây bí thật nhuyễn mịn thì cho lòng trắng trứng đã đánh vào khuấy đều.
Hà Điền đoán là thành phố nơi Dịch Huyền từng sống có nhiều bò nên sẽ có rất nhiều sản phẩm từ sữa. Đồ ngọt như bánh bí đỏ này nọ nhất định đều có thêm sữa và kem vào. Cô không có sữa và kem nên dùng lòng trắng trứng cũng không sao. Chỉ cần làm cho bánh mịn và mềm hơn là được.
Muốn làm cho da bánh xốp giòn thì cũng đơn giản, chỉ cần trộn bột mì với mỡ và đường rồi đem nướng là được, sự khác biệt về độ dày và hương vị nằm ở tỷ lệ bột, dầu và đường.
Cô không có khay nướng sáu centimet, nhưng lúc trước ông nội cô có dùng đáy lon sắt chế tạo lại, đường kính khoảng tám đến mười centimet, phần mép hơi chỉa ra ngoài, cũng làm thành hình gợn sóng.
Dùng mỡ tráng khay nướng, cho phần bột đã nhào xong vào, nhẹ nhàng dùng muỗng ấn cho bột dẹp xuống vừa với khuôn, xé bỏ phần bột thừa ở mép rồi dùng nĩa chọc các lỗ nhỏ ở đáy, để mặt dưới của bánh được nướng chín đều hơn.
Hà Điền đặt một vài khay bánh lên vỉ rồi cho vào lò nướng.
Những lúc như thế này, cô vô cùng tưởng niệm đến thời đại có thể sử dụng điện. Đối với bếp sử dụng củi làm nguồn nhiệt, cô chỉ có thể tăng giảm nhiệt độ bằng cách tăng giảm củi, hơn nữa còn phải có kinh nghiệm dày dặn.
Sau năm sáu phút, cô kéo vỉ nướng ra, mùi thơm của bánh toả ra bốn phía.
Hà Điền dùng nĩa chọc vào đáy bánh, rồi lại đẩy vỉ nướng vào, nướng thêm ba bốn phút, sau đó lấy ra để nguội, đổ bí đỏ nghiền nhuyễn vào, cho vào nướng tiếp.
Lần này nướng được mười phút, cô lại chỉnh nhỏ lửa, nướng thêm mười phút nữa, lôi vỉ nướng ra, vậy là món bánh bí đỏ đã thành công rồi!
Bánh ngọt vàng ươm, phần nhân chính giữa vàng óng, sau khi lấy bánh ra khỏi khay, Hà Điền rắc một lớp đường áo và đặt một miếng lá bạc hà nhỏ lên trên.
Dịch Huyền khen ngợi: "Vừa nhìn đã thấy ngon rồi!"
"Nếu có quả mâm xôi tươi thì đặt một hoặc hai quả lên, sẽ càng đẹp hơn nữa." Hà Điền cười, lấy bánh bí đỏ đặt lên chiếc dĩa nhỏ mà họ vừa mới làm.
Bộ dĩa thô này do Dịch Huyền làm, chuyên dùng để ăn điểm tâm. Một bộ sáu cái, mỗi cái là một loại hoa, rau củ và trái cây khác nhau. Hà Điền đưa cho anh một cái trông giống như đáy của một quả bí đỏ, bên cạnh dĩa còn trang trí một quả bí đỏ nhỏ. Chẳng giống với bí đỏ họ trồng chút nào cả.
Từ khi thân phận bị bại lộ, hiếm thấy anh nhận đồ ăn mà không vội ăn ngay, nhẹ nhàng cầm dĩa bánh xoay xoay, đánh giá món bánh này. Nhìn ngang thì trông bánh càng đẹp hơn nữa. Lớp vỏ bánh phồng lên khoảng hai, ba centimet bao phủ lớp thạch màu vàng cam dày cỡ hai ngón tay, cực kỳ tinh tế tỉ mỉ, dùng nĩa nhỏ cắt xuống, nhiệt trắng nhẹ nhàng tỏa ra, lớp đường trên bề mặt dường như lại có chút tan chảy.
Anh xắn một miếng nhỏ bỏ vào miệng, nheo mắt thốt ra một tiếng "a" thật thấp.
Hà Điền vẫn luôn mỉm cười, cũng đưa một miếng bánh bí đỏ vào miệng, nhìn thấy Dịch Huyền như vậy, rồi lại nghe thấy tiếng "a" trầm thấp của anh, không biết nghĩ tới điều gì mà mặt lại thoáng cái đỏ lên.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.