Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm
Chương 51: Bông bí nhúng trứng
Dục Hỏa Tiểu Hùng Miêu
10/02/2023
Đợi Hà Điền và Dịch Huyền chăm sóc cho cây trồng, cho Gạo, vịt và thỏ ăn xong hết thì Lúa Mì rốt cuộc cũng tỉnh lại.
Khi Dịch Huyền ôm Lúa Mì từ vũng bùn ra thì nó đã xụi lơ, trên đùi bị cắm một cây kim.
Lúc này, Lúa Mì đáng thương tỉnh lại, nó không hiểu tại sao hai chân sau của mình bỗng dưng không cử động được nữa, kích động kêu rên một hồi, tiểu luôn vào cái ổ mà mình đang nằm.
Hà Điền đau lòng ôm Lúa Mì ra, để Dịch Huyền đổ nước ấm vào chậu gỗ rồi tắm cho nó. Bùn trên người nó hôm qua đã khô, giờ lại biến thành nước bùn, hai bàn chân trước của nó đặt ở trên thành chậu, thỉnh thoảng lại liếm lên cánh tay Hà Điền.
Sau khi tắm xong, Hà Điền tìm một cái rổ lót một cái ổ mới, rồi lại cho nó ăn thức ăn lỏng.
Lúa Mì không có xúc động giống như Hà Điền ngày hôm qua khi phát hiện cánh tay của mình không thể cử động được nữa, sau khi ăn uống no đủ xong lại ngủ mê man rồi.
Hà Điền tính toán thiệt hại trong nhà, cửa sổ bị vỡ là thứ đắt giá nhất, năm đó làm ra nó cô phải tốn đến bốn tấm da chồn đen, sau nhiều năm như vậy chắc chắn cái giá phải trả sẽ còn đắt hơn nữa.
Ngoài cửa sổ ra thì còn có một cái nồi nhôm bị bẹp dúm, ít chén, dĩa, tô bằng gốm và gỗ vẫn còn nguyên vẹn, nguyên cái tủ chén đều hư hỏng nặng, cần phải thay ba cánh cửa tủ mới. So với những thứ này, giá gỗ để gia vị, chai và lọ rất dễ dàng làm lại. Nhưng những nguyên liệu nấu ăn tuy không hề đáng giá nhưng lại khó có được kia đều bị phá hủy hết cả rồi, chẳng hạn như quả anh đào ngâm mật ong, hạt đậu xám mà lúc còn sống bà cô hái về, và những loại gia vị quý dùng được lâu dài.
Sau đó nữa là những cái lỗ trong nhà. Tổng cộng có năm lỗ đạn xuyên thủng bức tường gỗ. Tổn thất này tạm thời không thể ước tính được.
Dịch Huyền tạm thời dùng bùn bịt miệng lỗ lại trước, Hà Điền nói đợi nước sông ít đi, cô sẽ đi đào một ít cát ở bãi hạ lưu, trộn với mùn cưa và bong bóng cá rồi lấp các lỗ đạn này lại, cuối cùng dán một lớp bùn bên ngoài rồi dùng lửa đốt lên cho khô cứng, hoặc cưa một thanh gỗ có kích thước thích hợp, chèn vào đó, sau đó lại dùng keo bong bóng cá dán lại.
Dịch Huyền cho rằng, trên thực tế, nên dùng tro núi lửa trộn thành xi măng sẽ tốt hơn, cũng càng rắn chắc.
Nhưng việc lấy tro núi lửa không hề đơn giản.
Bây giờ trong nhà có nhiều thỏ và vịt như vậy, đi một chuyến, kể cả không ngừng nghỉ thì cũng phải mất ít nhất ba bốn ngày. Nếu như vậy thì không phải mấy con vật này đều sẽ bị chết đói cả sao?
Một vấn đề khác nữa là làm thế nào để vận chuyển tro núi lửa về?
Mùa đông trên đường đầy tuyết, Gạo có thể kéo xe trượt, nay không có tuyết, nên để Gạo vác tro còn bọn họ thì đi bộ ở phía sau?
Tất nhiên là họ có thể sử dụng thuyền hoặc làm bè tre để đi trên ao, đầm và sông trong rừng, nhưng cũng phải đặt chúng ở trên thuyền để mang theo mà đúng không?
Đây vẫn chỉ là những vấn đề nhỏ. Khó khăn lớn nhất là vào mùa này, thung lũng dưới núi lửa là lãnh địa của gấu.
Đàn cá hồi di cư lần lượt tìm đến nơi sinh sản, ở một chỗ nào đó sinh sôi nảy nở, khi chúng còn đang lội ngược dòng, những con gấu đã há to miệng chờ chúng ở giữa sông sẵn rồi.
Những con gấu đang săn mồi mà nhìn thấy ai đó xâm phạm lãnh thổ của chúng, tính khí sẽ không được tốt cho lắm.
Vì vậy, ý tưởng xi măng tro núi lửa vô cùng tốt đẹp tạm thời không thể nào thực hiện được. Cho dù mùa đông năm nay có thừa dịp gấu ngủ đông rồi đem được tro núi lửa về thì cũng không thể nào tạo ra xi măng, phải đợi cho đến tận mùa hè năm sau, lớp băng tan ra thì mới làm được.
Sau khi Hà Điền nói điều này, Dịch Huyền cũng không hề tỏ ra thất vọng. Anh dường như có một kế hoạch dài hạn trong đầu. Có mục tiêu rồi, chờ đợi bao lâu cũng được.
Sau bữa trưa, Lúa Mì lại tỉnh, lần này nó đã có thể bò ra khỏi ổ, nhưng hai chân sau vẫn còn vô lực, nên nó phải vất vả kéo theo hai chân sau bò đến hiên cửa, nước tiểu chảy ra rất nhiều.
Hà Điền cảm thấy thương nó vô cùng.
Dịch Huyền lại rửa sạch người cho Lúa Mì, quấn khăn lên rồi hôn lên đầu nó: "Anh biết Lúa Mì là cậu bé dũng cảm nhất thế giới mà! Nhất định sẽ không có chuyện gì đâu!"
Hôm nay Dịch Huyền và Hà Điền muốn đi kéo lưới đánh cá lên, họ đặt Lúa Mì vào giỏ, thảo luận về cách chế tạo máy cho ăn tự động, một đường đi ra bờ sông.
Chiếc thuyền của Hà Điền được úp xuống đặt ở bên bờ, giờ lật lại, một vài con ốc sên đang nằm bên dưới.
Dịch Huyền kéo thuyền đến bên mép nước rồi đỡ Hà Điền lên thuyền. Lúa Mì thò cái đầu chó nhỏ ra khỏi giỏ, biết sẽ được ra ngoài chơi, nó thích thú sủa gâu gâu hai tiếng, vung vẩy cái đuôi một cách khó nhọc. Chú chó con tội nghiệp, ngoại trừ hai chân sau trở nên vô lực, chiếc đuôi dùng để biểu đạt nhiều loại cảm xúc cũng rất khó lòng mà nhấc lên nổi.
Dòng sông vẫn đục ngầu, nhiều cành và lá cây khô nổi lơ lửng.
"Không biết lưới đánh cá có bị rách hay không nữa." Mỗi trận mưa lớn vào mùa hè là một thử thách sống còn của lưới đánh cá. Nếu lưới đánh cá chìm trong sông lưới được gỗ trôi lớn, một khi nước tăng tốc, có thể nó sẽ bị rách.
Lưới đánh cá được Hà Điền sử dụng vào mùa hè khác với lưới đánh cá dùng vào mùa đông.
Loại lưới đánh cá này được gọi là "lồng cá", có hình trụ, lưới đánh cá được quấn quanh những vòng tre hình tròn, có thể gấp lại và xếp chồng lên thuyền, sau khi ném xuống nước thì chúng sẽ bung ra từng đoạn.
Vòng tre được làm bằng loại tre đã được chẻ ra dày khoảng một ngón tay, hơ trên lửa, giữ chặt hai đầu cho nó uốn dần rồi buộc chặt lại tạo thành hình tròn có đường kính năm mươi cm.
Quấn lưới đánh cá xung quanh các vòng để tạo thành một chiếc lồng hình trụ. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà quyết định chiều dài, lồng lưới được làm có thể dài tới năm hoặc sáu mét. Đây cũng là chiều dài phù hợp với trọng tải cực hạn mà chiếc thuyền của Hà Điền có thể đảm đương nổi. Nếu lưới dài hơn, khi kéo lưới, nếu trong lưới có nhiều cá thì chúng sẽ vùng vẫy liên tục, thuyền nhỏ sẽ bị rung lắc, có thể bị lật.
Lồng lưới làm xong được buộc chặt một đầu rồi thả vật nặng vào, bên còn lại thì để hở. Khi ném xuống sông, đầu tiên là cho vật nặng vào, sau đó chèo thuyền, lần lượt cho một viên đá vào từng đoạn lồng lưới, cuối cùng cột lại bằng một sợi dây có gắn phao. Vậy là lưới đã sẵn sàng.
Phao được làm bằng một đoạn ống tre hoặc một khúc gỗ rất nhẹ, sơn màu cam sáng, khi thời tiết tốt thì cho dù có ở xa cả hàng chục mét vẫn có thể thấy được.
Hà Điền và Dịch Huyền chèo thuyền ra giữa sông, hôm nay nước sông đã trở lại với tốc độ chảy như bình thường, chất lượng nước dần trở lại màu xanh lam sẫm. Hà Điền nhấc phao lên và nhìn cây cối hai bên sông, lưới của họ bị cuốn trôi xuống hạ lưu, xa hơn mười mét so với nơi đã định vị ban đầu.
Cả hai cùng kéo lưới lên, lúc kéo cảm giác được bên trong có cá.
Họ nhìn nhau cười, cùng kéo nhanh hơn.
"Nếu chúng ta làm một chiếc thuyền lớn hơn, trên thuyền gắn thêm một cái bàn tời, vậy thì có thể dùng lưới lớn hơn không?"
"Tại sao anh luôn tham lam như vậy?"
"Không phải là tham, làm vậy thì sẽ bắt được nhiều cá hơn, thời gian còn lại không phải chúng ta sẽ rảnh rỗi hơn sao?"
"Vậy anh muốn có nhiều thời gian rảnh như vậy để làm gì?" Hà Điền hỏi.
Dịch Huyền cúi đầu, khóe miệng hơi cong lên: "Có thể làm được nhiều chuyện lắm."
Vừa nói, cả hai vừa kéo lồng cá lên, dưới đáy lồng, hơn mười con cá mập mạp đang ra sức vùng vẫy làm nước văng tung tóe, có con vẫy mạnh đến nỗi bị lưới cứa đứt vảy, văng khắp nơi trên thuyền.
Dịch Huyền nhặt cá ra ném vào thùng gỗ.
Bây giờ anh đã nhận ra rất nhiều loại cá. Trong lưới này có rất nhiều cá nheo đầu vuông, vảy rất nhỏ, thịt chắc, kho hoặc chiên đều ngon; cá trích dùng để hầm canh với rau cần ta hoặc rau dại. Tiếc là không có đậu hũ, nếu không thì cho vài miếng đậu hũ mềm vào hầm chung, nước canh sẽ ninh thành màu trắng đục, chỉ cần nêm thêm chút muối vào, ăn sẽ rất ngon; có một số loại cá chép, phổ biến nhất là cá chép xám, cá này có mùi bùn, cần phải cho vào nuôi trong vại chứa nước một tuần thì mới có thể ăn được, thường dùng để om hoặc sốt chua ngọt, gia vị nấu càng đậm đà càng ngon; loại cá chép khác có kích thước tương tự như cá chép xám, nhưng rất ít vảy, chỉ có trên má và lưng là có một ít vảy to, những chỗ khác thì bóng loáng, thịt chắc hơn cá chép xám, thái thành từng lát mỏng xào với hành lá, gừng, thêm chút ớt, hoặc là nấu một nồi canh, dùng đũa gắp phi lê cá nhúng vào nước canh đang sôi...
Loại cá phổ biến nhất trong mùa này là cá chó.
Chúng di chuyển theo đàn, trong bụng cá mái là trứng, còn trong bụng cá trống thì đầy mỡ. Trứng cá chó có thể được dùng để làm trứng cá muối. Có một số trứng cá có màu vàng vàng. Loại trứng cá muối làm từ trứng màu vàng này được cho là ăn ngon hơn các loại khác.
Ngoài ra còn có một số loại trứng cá cũng thích hợp để làm trứng cá muối như cá hồi, cá thịt trắng, cá tầm,... Trong đó, hiếm và ngon nhất là trứng cá tầm.
Trước khi thời kỳ lạnh giá xuất hiện, do bị đánh bắt quá mức mà số lượng cá tầm ngày càng giảm, người ta gọi trứng cá tầm là "trứng cá vàng", nhưng hiện nay, số lượng cá tầm ở con sông này có thể còn nhiều hơn cả số lượng dân cư chung quanh đây gấp nhiều lần, chỉ chờ người đánh cá may mắn nào đó đến bắt chúng mà thôi.
Chúng cũng là loài cá di cư, cứ đến mùa hè, một số lượng lớn cá tầm lại ngược dòng từ biển trở về dòng sông nước ngọt nơi chúng sinh ra để sinh sản.
Tuổi thọ của cá tầm có thể lên đến hơn chục năm, và ở đây có những con cá tầm dài hơn một mét cũng là chuyện rất đỗi bình thường.
Nghe nói trứng của cá tầm sống càng lâu thì sẽ càng ngon, nhưng theo kinh nghiệm của Hà Điền, trên thực tế, cá tầm dài hay ngắn thì cũng đều có độ dài gần một mét, vị của trứng cá khi đem đi muối hầu như đều giống nhau cả.
Không giống như các loại cá khác, trứng cá tầm không giống với trứng cá hồi trắng hay trứng cá hồi có màu cam tươi, nhìn thoáng qua có thể khơi dậy cảm giác thèm ăn, mà chúng là màu đen.
Nhưng loại trứng cá muối này khi đã làm xong, đem phết lên bánh mì và bánh quy khô, hương vị quả thật là rất tuyệt.
Vào cuối mùa hè, cũng sẽ có một số lái buôn đến thu mua trứng cá muối. Tuy nhiên, trứng cá tầm muối không giống như da chồn, bởi mỗi người đều có cách làm trứng cá muối khác nhau, chất lượng trứng cá muối làm ra cũng khác, nên người đến thu mua không nhiều.
Hôm nay thu hoạch được không ít cá chó mái trong bụng đều là trứng, Hà Điền cười ném lưới xuống nước lần nữa: "Đêm nay về nhà có thể làm trứng cá muối rồi."
Họ chèo thuyền mang theo mớ cá lưới được vào bờ, lúc này đã hơn hai giờ chiều.
Hà Điền và Dịch Huyền tìm một nơi mát mẻ bên bờ sông, nâng Lúa Mì ra khỏi giỏ, để nó đi tè, rồi mang thùng gỗ đựng cá về nhà.
Sau khi có vịt con, Hà Điền đã ngừng việc mổ và đánh vảy cá ở bên sông, vì vảy và nội tạng của cá đều là thức ăn mà vịt rất thích.
Họ nhấc thùng gỗ đến bên cạnh khe suối rồi ngâm nửa thùng gỗ xuống nước, dùng dây rơm cột chặt nắp thùng lại, làm như vậy thì cá trong thùng sẽ sống lâu hơn.
Bọn họ còn phải chèo thuyền ra ngoài một lần nữa, nhấc lồng và bẫy nhánh ở các khúc sông lên.
Trước khi đi, Hà Điền kêu Dịch Huyền trèo vào hầm rau lấy một xâu bánh ú theo, cô đổ đầy nước vào bình nước của hai người, sau đó mới dắt theo Lúa Mì xuống núi.
Xuôi hạ gần nửa tiếng, họ chèo thuyền vào một nhánh sông, nước trên khúc sông này trong xanh, mực nước cao hơn lần trước 20, 30 cm, mặt sông cũng rộng hơn so với ban đầu khoảng ba mét, nhiều cây xanh vốn sừng sững hai bên bờ nay cũng đã chìm vào trong nước.
Cây liễu mà Dịch Huyền dùng làm dấu dẫn đường ở mép sông giờ đây dường như đã chìm vào trong nước, nhánh của nó nổi lơ lửng trên mặt nước, tạo nên những vòng tròn gợn sóng.
Lúc này là thời điểm nóng nhất trong ngày, mặt trời treo ở trên cao, trên mặt nước tuy rằng có gió mát thổi qua, nhưng trên đỉnh đầu thì nắng chói chang nóng rát.
Hà Điền và Dịch Huyền đều đội nón, Lúa Mì thì nằm trong giỏ, không ngừng thè lưỡi ra thở hổn hển.
Dịch Huyền chèo thuyền đến bên cây liễu, Hà Điền ngắt một vài nhánh liễu xuống, đan thành một cái vòng tròn nhỏ rồi quấn vào chiếc giỏ đựng Lúa Mì để che nắng cho nó.
Nếu là những lúc bình thường, lúc này Lúa Mì nhất định sẽ vẫy đuôi, rên ư ử nằm ở trên mạn thuyền, đòi nhảy xuống nước để bơi.
Khi ánh nắng chói chang và nhiệt độ lên cao nhất cũng là lúc tôm cá ẩn mình trong các bẫy nhánh nhiều nhất. Chúng nấp trong cành cây để hưởng bóng mát, nhưng lại không ngờ rằng, nơi ẩn náu râm mát này lại là một cái bẫy.
Bẫy nhánh chìm sâu hơn, nên khi nhấc lên thì phù sa và bùn cũng nổi lên, làm nước dưới đáy thuyền đục ngầu, cá chạch, tôm càng, tép xanh, các loại cá, và mấy con cua đều từ trong chỗ mà chúng cho rằng có thể tránh nạn hoảng sợ chạy ra, sau đó đều lần lượt bị nhặt bỏ vào trong thùng gỗ.
Cá, tôm nhỏ được cho vào ống tre chứa đầy nước sông, chuẩn bị đem thả xuống ao ở nhà.
Sau trận mưa lớn ngày hôm qua, một số cây thủy sinh nuôi trong ao đã bị cuốn trôi, ước tính một số tôm cá nhỏ cũng bị tổn thất không ít, hôm nay họ định đào thêm một số cây thủy sinh mang về.
Dịch Huyền cho Lúa Mì một con tôm càng để chơi, nó giương nanh múa vuốt chụp con tôm bằng hai chân trước, cái mông thì chổng lên trời.
Những chiếc lưới đánh cá kiểu lồng cũng lần lượt được kéo lên, ngoại trừ cá chó còn có vài con cá trắm bạc và cá lóc. Thu hoạch tương đối khá.
Hà Điền bẻ gãy đầu và đuôi của mấy con tôm càng, ném vào lồng làm mồi, rồi lại thả lồng xuống nước.
Trên đường đi, họ chỉ thấy vịt mẹ mang theo đàn vịt con trốn trong đám cỏ lau sậy, không tìm thấy ổ có trứng.
Dịch Huyền hơi thất vọng: "Xem ra đã qua mùa trứng tươi rồi. Haizz, đợi đàn vịt của chúng ta lớn lên rồi đẻ trứng, chắc sẽ còn lâu nữa."
Hà Điền cười nói: "Đừng lo, không có trứng chim thì còn có trứng khác nữa mà, một tuần nữa rùa mai mềm sẽ đẻ trứng."
"Trứng rùa?" Dịch Huyền trố mắt: "Ăn ngon không?" Anh chưa từng ăn trứng rùa.
"Vị không khác gì so với trứng vịt và trứng ngỗng." Hà Điền cười nhìn anh, lại bổ sung thêm một câu: "Dù sao thì chó lửng và cáo đều rất thích."
Dịch Huyền cũng cười: "Vậy thì tôi ăn thử xem sao, tôi chưa từng ăn trứng rùa bao giờ cả."
"Thịt rùa ăn cũng ngon!"
"Hử... ăn thế nào?" Dịch Huyền không thể tưởng tượng nổi: "Dùng rìu chặt mai rùa rồi moi thịt ra?"
Hà Điền lắc đầu: "Đương nhiên là không phải. Anh cứ đợi đi! Nói chung là ăn rất ngon."
Hai người chèo thuyền đến mép một bụi cỏ ven sông, buộc thuyền vào một bụi cây rồi lấy liềm đi cắt cỏ.
Họ phải tìm thêm thức ăn thô xanh, phơi khô rồi bảo quản để Gạo có đủ khẩu phần thức ăn cho mùa đông. Bây giờ còn có thêm thỏ và vịt, cần phải chuẩn bị nhiều hơn nữa.
Thừa dịp mùa hè cây cỏ tốt tươi, họ phải tranh thủ cắt nhiều hơn để đến mùa đông gia súc trong nhà không bị đói.
Lúc này tuy khắp mọi nơi đều là cỏ xanh mơn mởn, nhưng mùa hè rất ngắn, một khi sương giá rơi xuống, cỏ sẽ ngã bẹp xuống thành từng mảng, và khi hết sương giá, thân và lá của cỏ đều sẽ bị đóng băng, trông không khác gì một vũng bùn xanh.
Cỏ cắt xong được bó lại rồi chất thành đống ở một bên, sau đó họ ngồi xuống một bóng cây, uống nước, ăn bánh ú để bổ sung thể lực, rồi đi cắt một ít lau sậy.
Lau sậy sau khi phơi khô có thể dùng để lợp mái nhà kho và chuồng.
Vì phải thu thập nhiều cỏ khô hơn, nên họ cũng phải dựng một cái chòi để chất cỏ khô.
Sau khi đem những bó cỏ này chất thành đống trên thuyền, Dịch Huyền và Hà Điền ngồi ở hai đầu thuyền chỉ có thể nhìn thấy cặp mắt và chiếc nón trên đầu của nhau.
Họ chèo thuyền về nhà, dỡ cỏ xuống, tạm thời chất ở trong rừng, sau đó mang thùng gỗ đầy cá đến ven suối, thả một nửa thùng gỗ xuống nước, những con cá vốn đang không ngừng giãy giụa, gặp được nước, nhất thời yên tĩnh lại.
Hà Điền lấy một cái chậu, một cái ghế tre nhỏ, rồi mấy thứ vụn vặt khác, ngồi bên mép suối làm cá.
Nội tạng, mang, vảy của cá được để hết vào trong chậu. Cá sau khi làm xong thì lấy một đoạn cỏ chọc thủng mang treo trên cành cây ở bên khe suối, để dòng nước chảy rửa sạch hết chất nhầy và vết máu còn bám trên cá đi. Sau khi làm con cá thứ hai xong, con cá thứ nhất được nhấc lên, đặt vào một cái rổ làm bằng thanh sậy.
Trong lúc làm con cá thứ hai, ruồi và những con bọ nhỏ nghe được mùi máu bay đến thành từng đàn, lúc này Dịch Huyền đã mang cỏ lau đi phơi xong trở lại. Anh lấy cỏ lau bện thành một tấm che hình tròn, đậy lên chậu, rồi ngồi làm cá cùng Hà Điền.
Hai người cùng làm, tốc độ cũng nhanh hơn.
Gạo cũng đã được thả ra, nó đang kiếm ăn trong rừng, lâu lâu nó lại ngóc đầu lên nhìn sang đây như thắc mắc tại sao cái đứa luôn thích sủa quanh khi thấy nó hôm nay lại nằm ngoan ngoãn trong giỏ.
Hôm nay bắt được mười hai con cá chó, tám con trong số đó là con mái, trong bụng toàn là trứng.
Hà Điền cho trứng cá vào một cái tô lớn, định ăn cơm xong sẽ làm trứng cá muối.
Cá sau khi làm và rửa sạch thì đem bỏ vào một cái bình đất lớn, rắc một lớp muối dày, đậy kín rồi cho vào hầm khoảng một hai tuần rồi mới đem đi hun khói.
Trở lại nhà, Hà Điền nhìn món cháo do Dịch Huyền nấu, liền chỉ anh: "Sau khi cháo nở, anh phải dùng muỗng gỗ đảo đều lên rồi lấy bớt củi ra, nấu trên lửa nhỏ là được."
Dịch Huyền làm theo từng bước một.
Hà Điền xách giỏ đi dạo một vòng quanh vườn rau.
Năm nay cô cũng đã trồng một số bắp cải và cải xoăn, nhưng chúng vẫn còn chưa lớn. Bí đỏ vẫn đang ngày một dài ra, cũng không biết mùa thu chúng có ra quả được hay không, nhưng hôm nay cô thấy có rất nhiều hoa bí, một số hoa còn cuống dài mảnh ở đuôi, có lẽ là quả bí đỏ chăng?
Hà Điền đếm, có gần 20 bông hoa bí.
Cô hái một nửa trong số đó, tất cả đều có hoa to nhưng phần đuôi thì trơ trụi không có mọc ra quả bí nhỏ như số hoa còn lại.
Về đến nhà, Dịch Huyền đã bắc nồi cháo ra khỏi bếp, lần này cháo được nấu vừa phải, không bị nhão, đặc quánh và mịn.
Anh cũng đã cắt xong một con cá chó.
Hà Điền dạy anh làm nóng nồi, cho mỡ rồi cho hành lá và gừng vào, xào thơm rồi cho cá đã cắt vào, nếu muốn cá mềm hơn thì khi ướp cá cho thêm một ít bột khoai tây.
Dịch Huyền làm theo, thành phẩm trông khá đẹp, nhưng hơi quá lửa một chút.
Sau đó, Hà Điền đập hai quả trứng, khuấy đều, thêm chút muối, cho mỡ vào chảo, nhúng hoa bí đã rửa sạch vào trứng, cho vào chảo mỡ một lúc thì lấy ra.
Cánh hoa bí nhúng trứng vẫn vàng tươi, đài hoa xanh bóng, còn có trứng bám trên hoa nữa, gắp một bông lên, thổi thổi, cắn một cái, tươi ngon vô cùng.
Cánh hoa bí xốp mềm, sau khi được nhúng trong trứng rồi chiên lên, lớp trứng giòn, nhưng hoa bí thì vẫn mềm, giữ được vị ngọt đặc trưng của hoa bí.
"Cũng không cần đợi bí lớn lên đâu, ăn như thế này cũng rất ngon!" Hà Điền lại gắp thêm một hoa bí nữa.
Dịch Huyền đồng ý: "Đợi bí ra quả cũng có thể đem chiên theo cách này nhỉ?" Anh gắp một hoa bí giơ lên trước mặt: "Cũng rất đẹp."
Hà Điền dùng hoa bí trên đũa của mình cụng vào hoa bí trên đũa của Dịch Huyền, nháy mắt với anh: "Đến lúc đó cũng có thể đi nhặt trứng rùa được rồi! Anh cứ đợi đi!"
Dịch Huyền mỉm cười: "Được, tôi sẽ đợi."
Khi Dịch Huyền ôm Lúa Mì từ vũng bùn ra thì nó đã xụi lơ, trên đùi bị cắm một cây kim.
Lúc này, Lúa Mì đáng thương tỉnh lại, nó không hiểu tại sao hai chân sau của mình bỗng dưng không cử động được nữa, kích động kêu rên một hồi, tiểu luôn vào cái ổ mà mình đang nằm.
Hà Điền đau lòng ôm Lúa Mì ra, để Dịch Huyền đổ nước ấm vào chậu gỗ rồi tắm cho nó. Bùn trên người nó hôm qua đã khô, giờ lại biến thành nước bùn, hai bàn chân trước của nó đặt ở trên thành chậu, thỉnh thoảng lại liếm lên cánh tay Hà Điền.
Sau khi tắm xong, Hà Điền tìm một cái rổ lót một cái ổ mới, rồi lại cho nó ăn thức ăn lỏng.
Lúa Mì không có xúc động giống như Hà Điền ngày hôm qua khi phát hiện cánh tay của mình không thể cử động được nữa, sau khi ăn uống no đủ xong lại ngủ mê man rồi.
Hà Điền tính toán thiệt hại trong nhà, cửa sổ bị vỡ là thứ đắt giá nhất, năm đó làm ra nó cô phải tốn đến bốn tấm da chồn đen, sau nhiều năm như vậy chắc chắn cái giá phải trả sẽ còn đắt hơn nữa.
Ngoài cửa sổ ra thì còn có một cái nồi nhôm bị bẹp dúm, ít chén, dĩa, tô bằng gốm và gỗ vẫn còn nguyên vẹn, nguyên cái tủ chén đều hư hỏng nặng, cần phải thay ba cánh cửa tủ mới. So với những thứ này, giá gỗ để gia vị, chai và lọ rất dễ dàng làm lại. Nhưng những nguyên liệu nấu ăn tuy không hề đáng giá nhưng lại khó có được kia đều bị phá hủy hết cả rồi, chẳng hạn như quả anh đào ngâm mật ong, hạt đậu xám mà lúc còn sống bà cô hái về, và những loại gia vị quý dùng được lâu dài.
Sau đó nữa là những cái lỗ trong nhà. Tổng cộng có năm lỗ đạn xuyên thủng bức tường gỗ. Tổn thất này tạm thời không thể ước tính được.
Dịch Huyền tạm thời dùng bùn bịt miệng lỗ lại trước, Hà Điền nói đợi nước sông ít đi, cô sẽ đi đào một ít cát ở bãi hạ lưu, trộn với mùn cưa và bong bóng cá rồi lấp các lỗ đạn này lại, cuối cùng dán một lớp bùn bên ngoài rồi dùng lửa đốt lên cho khô cứng, hoặc cưa một thanh gỗ có kích thước thích hợp, chèn vào đó, sau đó lại dùng keo bong bóng cá dán lại.
Dịch Huyền cho rằng, trên thực tế, nên dùng tro núi lửa trộn thành xi măng sẽ tốt hơn, cũng càng rắn chắc.
Nhưng việc lấy tro núi lửa không hề đơn giản.
Bây giờ trong nhà có nhiều thỏ và vịt như vậy, đi một chuyến, kể cả không ngừng nghỉ thì cũng phải mất ít nhất ba bốn ngày. Nếu như vậy thì không phải mấy con vật này đều sẽ bị chết đói cả sao?
Một vấn đề khác nữa là làm thế nào để vận chuyển tro núi lửa về?
Mùa đông trên đường đầy tuyết, Gạo có thể kéo xe trượt, nay không có tuyết, nên để Gạo vác tro còn bọn họ thì đi bộ ở phía sau?
Tất nhiên là họ có thể sử dụng thuyền hoặc làm bè tre để đi trên ao, đầm và sông trong rừng, nhưng cũng phải đặt chúng ở trên thuyền để mang theo mà đúng không?
Đây vẫn chỉ là những vấn đề nhỏ. Khó khăn lớn nhất là vào mùa này, thung lũng dưới núi lửa là lãnh địa của gấu.
Đàn cá hồi di cư lần lượt tìm đến nơi sinh sản, ở một chỗ nào đó sinh sôi nảy nở, khi chúng còn đang lội ngược dòng, những con gấu đã há to miệng chờ chúng ở giữa sông sẵn rồi.
Những con gấu đang săn mồi mà nhìn thấy ai đó xâm phạm lãnh thổ của chúng, tính khí sẽ không được tốt cho lắm.
Vì vậy, ý tưởng xi măng tro núi lửa vô cùng tốt đẹp tạm thời không thể nào thực hiện được. Cho dù mùa đông năm nay có thừa dịp gấu ngủ đông rồi đem được tro núi lửa về thì cũng không thể nào tạo ra xi măng, phải đợi cho đến tận mùa hè năm sau, lớp băng tan ra thì mới làm được.
Sau khi Hà Điền nói điều này, Dịch Huyền cũng không hề tỏ ra thất vọng. Anh dường như có một kế hoạch dài hạn trong đầu. Có mục tiêu rồi, chờ đợi bao lâu cũng được.
Sau bữa trưa, Lúa Mì lại tỉnh, lần này nó đã có thể bò ra khỏi ổ, nhưng hai chân sau vẫn còn vô lực, nên nó phải vất vả kéo theo hai chân sau bò đến hiên cửa, nước tiểu chảy ra rất nhiều.
Hà Điền cảm thấy thương nó vô cùng.
Dịch Huyền lại rửa sạch người cho Lúa Mì, quấn khăn lên rồi hôn lên đầu nó: "Anh biết Lúa Mì là cậu bé dũng cảm nhất thế giới mà! Nhất định sẽ không có chuyện gì đâu!"
Hôm nay Dịch Huyền và Hà Điền muốn đi kéo lưới đánh cá lên, họ đặt Lúa Mì vào giỏ, thảo luận về cách chế tạo máy cho ăn tự động, một đường đi ra bờ sông.
Chiếc thuyền của Hà Điền được úp xuống đặt ở bên bờ, giờ lật lại, một vài con ốc sên đang nằm bên dưới.
Dịch Huyền kéo thuyền đến bên mép nước rồi đỡ Hà Điền lên thuyền. Lúa Mì thò cái đầu chó nhỏ ra khỏi giỏ, biết sẽ được ra ngoài chơi, nó thích thú sủa gâu gâu hai tiếng, vung vẩy cái đuôi một cách khó nhọc. Chú chó con tội nghiệp, ngoại trừ hai chân sau trở nên vô lực, chiếc đuôi dùng để biểu đạt nhiều loại cảm xúc cũng rất khó lòng mà nhấc lên nổi.
Dòng sông vẫn đục ngầu, nhiều cành và lá cây khô nổi lơ lửng.
"Không biết lưới đánh cá có bị rách hay không nữa." Mỗi trận mưa lớn vào mùa hè là một thử thách sống còn của lưới đánh cá. Nếu lưới đánh cá chìm trong sông lưới được gỗ trôi lớn, một khi nước tăng tốc, có thể nó sẽ bị rách.
Lưới đánh cá được Hà Điền sử dụng vào mùa hè khác với lưới đánh cá dùng vào mùa đông.
Loại lưới đánh cá này được gọi là "lồng cá", có hình trụ, lưới đánh cá được quấn quanh những vòng tre hình tròn, có thể gấp lại và xếp chồng lên thuyền, sau khi ném xuống nước thì chúng sẽ bung ra từng đoạn.
Vòng tre được làm bằng loại tre đã được chẻ ra dày khoảng một ngón tay, hơ trên lửa, giữ chặt hai đầu cho nó uốn dần rồi buộc chặt lại tạo thành hình tròn có đường kính năm mươi cm.
Quấn lưới đánh cá xung quanh các vòng để tạo thành một chiếc lồng hình trụ. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà quyết định chiều dài, lồng lưới được làm có thể dài tới năm hoặc sáu mét. Đây cũng là chiều dài phù hợp với trọng tải cực hạn mà chiếc thuyền của Hà Điền có thể đảm đương nổi. Nếu lưới dài hơn, khi kéo lưới, nếu trong lưới có nhiều cá thì chúng sẽ vùng vẫy liên tục, thuyền nhỏ sẽ bị rung lắc, có thể bị lật.
Lồng lưới làm xong được buộc chặt một đầu rồi thả vật nặng vào, bên còn lại thì để hở. Khi ném xuống sông, đầu tiên là cho vật nặng vào, sau đó chèo thuyền, lần lượt cho một viên đá vào từng đoạn lồng lưới, cuối cùng cột lại bằng một sợi dây có gắn phao. Vậy là lưới đã sẵn sàng.
Phao được làm bằng một đoạn ống tre hoặc một khúc gỗ rất nhẹ, sơn màu cam sáng, khi thời tiết tốt thì cho dù có ở xa cả hàng chục mét vẫn có thể thấy được.
Hà Điền và Dịch Huyền chèo thuyền ra giữa sông, hôm nay nước sông đã trở lại với tốc độ chảy như bình thường, chất lượng nước dần trở lại màu xanh lam sẫm. Hà Điền nhấc phao lên và nhìn cây cối hai bên sông, lưới của họ bị cuốn trôi xuống hạ lưu, xa hơn mười mét so với nơi đã định vị ban đầu.
Cả hai cùng kéo lưới lên, lúc kéo cảm giác được bên trong có cá.
Họ nhìn nhau cười, cùng kéo nhanh hơn.
"Nếu chúng ta làm một chiếc thuyền lớn hơn, trên thuyền gắn thêm một cái bàn tời, vậy thì có thể dùng lưới lớn hơn không?"
"Tại sao anh luôn tham lam như vậy?"
"Không phải là tham, làm vậy thì sẽ bắt được nhiều cá hơn, thời gian còn lại không phải chúng ta sẽ rảnh rỗi hơn sao?"
"Vậy anh muốn có nhiều thời gian rảnh như vậy để làm gì?" Hà Điền hỏi.
Dịch Huyền cúi đầu, khóe miệng hơi cong lên: "Có thể làm được nhiều chuyện lắm."
Vừa nói, cả hai vừa kéo lồng cá lên, dưới đáy lồng, hơn mười con cá mập mạp đang ra sức vùng vẫy làm nước văng tung tóe, có con vẫy mạnh đến nỗi bị lưới cứa đứt vảy, văng khắp nơi trên thuyền.
Dịch Huyền nhặt cá ra ném vào thùng gỗ.
Bây giờ anh đã nhận ra rất nhiều loại cá. Trong lưới này có rất nhiều cá nheo đầu vuông, vảy rất nhỏ, thịt chắc, kho hoặc chiên đều ngon; cá trích dùng để hầm canh với rau cần ta hoặc rau dại. Tiếc là không có đậu hũ, nếu không thì cho vài miếng đậu hũ mềm vào hầm chung, nước canh sẽ ninh thành màu trắng đục, chỉ cần nêm thêm chút muối vào, ăn sẽ rất ngon; có một số loại cá chép, phổ biến nhất là cá chép xám, cá này có mùi bùn, cần phải cho vào nuôi trong vại chứa nước một tuần thì mới có thể ăn được, thường dùng để om hoặc sốt chua ngọt, gia vị nấu càng đậm đà càng ngon; loại cá chép khác có kích thước tương tự như cá chép xám, nhưng rất ít vảy, chỉ có trên má và lưng là có một ít vảy to, những chỗ khác thì bóng loáng, thịt chắc hơn cá chép xám, thái thành từng lát mỏng xào với hành lá, gừng, thêm chút ớt, hoặc là nấu một nồi canh, dùng đũa gắp phi lê cá nhúng vào nước canh đang sôi...
Loại cá phổ biến nhất trong mùa này là cá chó.
Chúng di chuyển theo đàn, trong bụng cá mái là trứng, còn trong bụng cá trống thì đầy mỡ. Trứng cá chó có thể được dùng để làm trứng cá muối. Có một số trứng cá có màu vàng vàng. Loại trứng cá muối làm từ trứng màu vàng này được cho là ăn ngon hơn các loại khác.
Ngoài ra còn có một số loại trứng cá cũng thích hợp để làm trứng cá muối như cá hồi, cá thịt trắng, cá tầm,... Trong đó, hiếm và ngon nhất là trứng cá tầm.
Trước khi thời kỳ lạnh giá xuất hiện, do bị đánh bắt quá mức mà số lượng cá tầm ngày càng giảm, người ta gọi trứng cá tầm là "trứng cá vàng", nhưng hiện nay, số lượng cá tầm ở con sông này có thể còn nhiều hơn cả số lượng dân cư chung quanh đây gấp nhiều lần, chỉ chờ người đánh cá may mắn nào đó đến bắt chúng mà thôi.
Chúng cũng là loài cá di cư, cứ đến mùa hè, một số lượng lớn cá tầm lại ngược dòng từ biển trở về dòng sông nước ngọt nơi chúng sinh ra để sinh sản.
Tuổi thọ của cá tầm có thể lên đến hơn chục năm, và ở đây có những con cá tầm dài hơn một mét cũng là chuyện rất đỗi bình thường.
Nghe nói trứng của cá tầm sống càng lâu thì sẽ càng ngon, nhưng theo kinh nghiệm của Hà Điền, trên thực tế, cá tầm dài hay ngắn thì cũng đều có độ dài gần một mét, vị của trứng cá khi đem đi muối hầu như đều giống nhau cả.
Không giống như các loại cá khác, trứng cá tầm không giống với trứng cá hồi trắng hay trứng cá hồi có màu cam tươi, nhìn thoáng qua có thể khơi dậy cảm giác thèm ăn, mà chúng là màu đen.
Nhưng loại trứng cá muối này khi đã làm xong, đem phết lên bánh mì và bánh quy khô, hương vị quả thật là rất tuyệt.
Vào cuối mùa hè, cũng sẽ có một số lái buôn đến thu mua trứng cá muối. Tuy nhiên, trứng cá tầm muối không giống như da chồn, bởi mỗi người đều có cách làm trứng cá muối khác nhau, chất lượng trứng cá muối làm ra cũng khác, nên người đến thu mua không nhiều.
Hôm nay thu hoạch được không ít cá chó mái trong bụng đều là trứng, Hà Điền cười ném lưới xuống nước lần nữa: "Đêm nay về nhà có thể làm trứng cá muối rồi."
Họ chèo thuyền mang theo mớ cá lưới được vào bờ, lúc này đã hơn hai giờ chiều.
Hà Điền và Dịch Huyền tìm một nơi mát mẻ bên bờ sông, nâng Lúa Mì ra khỏi giỏ, để nó đi tè, rồi mang thùng gỗ đựng cá về nhà.
Sau khi có vịt con, Hà Điền đã ngừng việc mổ và đánh vảy cá ở bên sông, vì vảy và nội tạng của cá đều là thức ăn mà vịt rất thích.
Họ nhấc thùng gỗ đến bên cạnh khe suối rồi ngâm nửa thùng gỗ xuống nước, dùng dây rơm cột chặt nắp thùng lại, làm như vậy thì cá trong thùng sẽ sống lâu hơn.
Bọn họ còn phải chèo thuyền ra ngoài một lần nữa, nhấc lồng và bẫy nhánh ở các khúc sông lên.
Trước khi đi, Hà Điền kêu Dịch Huyền trèo vào hầm rau lấy một xâu bánh ú theo, cô đổ đầy nước vào bình nước của hai người, sau đó mới dắt theo Lúa Mì xuống núi.
Xuôi hạ gần nửa tiếng, họ chèo thuyền vào một nhánh sông, nước trên khúc sông này trong xanh, mực nước cao hơn lần trước 20, 30 cm, mặt sông cũng rộng hơn so với ban đầu khoảng ba mét, nhiều cây xanh vốn sừng sững hai bên bờ nay cũng đã chìm vào trong nước.
Cây liễu mà Dịch Huyền dùng làm dấu dẫn đường ở mép sông giờ đây dường như đã chìm vào trong nước, nhánh của nó nổi lơ lửng trên mặt nước, tạo nên những vòng tròn gợn sóng.
Lúc này là thời điểm nóng nhất trong ngày, mặt trời treo ở trên cao, trên mặt nước tuy rằng có gió mát thổi qua, nhưng trên đỉnh đầu thì nắng chói chang nóng rát.
Hà Điền và Dịch Huyền đều đội nón, Lúa Mì thì nằm trong giỏ, không ngừng thè lưỡi ra thở hổn hển.
Dịch Huyền chèo thuyền đến bên cây liễu, Hà Điền ngắt một vài nhánh liễu xuống, đan thành một cái vòng tròn nhỏ rồi quấn vào chiếc giỏ đựng Lúa Mì để che nắng cho nó.
Nếu là những lúc bình thường, lúc này Lúa Mì nhất định sẽ vẫy đuôi, rên ư ử nằm ở trên mạn thuyền, đòi nhảy xuống nước để bơi.
Khi ánh nắng chói chang và nhiệt độ lên cao nhất cũng là lúc tôm cá ẩn mình trong các bẫy nhánh nhiều nhất. Chúng nấp trong cành cây để hưởng bóng mát, nhưng lại không ngờ rằng, nơi ẩn náu râm mát này lại là một cái bẫy.
Bẫy nhánh chìm sâu hơn, nên khi nhấc lên thì phù sa và bùn cũng nổi lên, làm nước dưới đáy thuyền đục ngầu, cá chạch, tôm càng, tép xanh, các loại cá, và mấy con cua đều từ trong chỗ mà chúng cho rằng có thể tránh nạn hoảng sợ chạy ra, sau đó đều lần lượt bị nhặt bỏ vào trong thùng gỗ.
Cá, tôm nhỏ được cho vào ống tre chứa đầy nước sông, chuẩn bị đem thả xuống ao ở nhà.
Sau trận mưa lớn ngày hôm qua, một số cây thủy sinh nuôi trong ao đã bị cuốn trôi, ước tính một số tôm cá nhỏ cũng bị tổn thất không ít, hôm nay họ định đào thêm một số cây thủy sinh mang về.
Dịch Huyền cho Lúa Mì một con tôm càng để chơi, nó giương nanh múa vuốt chụp con tôm bằng hai chân trước, cái mông thì chổng lên trời.
Những chiếc lưới đánh cá kiểu lồng cũng lần lượt được kéo lên, ngoại trừ cá chó còn có vài con cá trắm bạc và cá lóc. Thu hoạch tương đối khá.
Hà Điền bẻ gãy đầu và đuôi của mấy con tôm càng, ném vào lồng làm mồi, rồi lại thả lồng xuống nước.
Trên đường đi, họ chỉ thấy vịt mẹ mang theo đàn vịt con trốn trong đám cỏ lau sậy, không tìm thấy ổ có trứng.
Dịch Huyền hơi thất vọng: "Xem ra đã qua mùa trứng tươi rồi. Haizz, đợi đàn vịt của chúng ta lớn lên rồi đẻ trứng, chắc sẽ còn lâu nữa."
Hà Điền cười nói: "Đừng lo, không có trứng chim thì còn có trứng khác nữa mà, một tuần nữa rùa mai mềm sẽ đẻ trứng."
"Trứng rùa?" Dịch Huyền trố mắt: "Ăn ngon không?" Anh chưa từng ăn trứng rùa.
"Vị không khác gì so với trứng vịt và trứng ngỗng." Hà Điền cười nhìn anh, lại bổ sung thêm một câu: "Dù sao thì chó lửng và cáo đều rất thích."
Dịch Huyền cũng cười: "Vậy thì tôi ăn thử xem sao, tôi chưa từng ăn trứng rùa bao giờ cả."
"Thịt rùa ăn cũng ngon!"
"Hử... ăn thế nào?" Dịch Huyền không thể tưởng tượng nổi: "Dùng rìu chặt mai rùa rồi moi thịt ra?"
Hà Điền lắc đầu: "Đương nhiên là không phải. Anh cứ đợi đi! Nói chung là ăn rất ngon."
Hai người chèo thuyền đến mép một bụi cỏ ven sông, buộc thuyền vào một bụi cây rồi lấy liềm đi cắt cỏ.
Họ phải tìm thêm thức ăn thô xanh, phơi khô rồi bảo quản để Gạo có đủ khẩu phần thức ăn cho mùa đông. Bây giờ còn có thêm thỏ và vịt, cần phải chuẩn bị nhiều hơn nữa.
Thừa dịp mùa hè cây cỏ tốt tươi, họ phải tranh thủ cắt nhiều hơn để đến mùa đông gia súc trong nhà không bị đói.
Lúc này tuy khắp mọi nơi đều là cỏ xanh mơn mởn, nhưng mùa hè rất ngắn, một khi sương giá rơi xuống, cỏ sẽ ngã bẹp xuống thành từng mảng, và khi hết sương giá, thân và lá của cỏ đều sẽ bị đóng băng, trông không khác gì một vũng bùn xanh.
Cỏ cắt xong được bó lại rồi chất thành đống ở một bên, sau đó họ ngồi xuống một bóng cây, uống nước, ăn bánh ú để bổ sung thể lực, rồi đi cắt một ít lau sậy.
Lau sậy sau khi phơi khô có thể dùng để lợp mái nhà kho và chuồng.
Vì phải thu thập nhiều cỏ khô hơn, nên họ cũng phải dựng một cái chòi để chất cỏ khô.
Sau khi đem những bó cỏ này chất thành đống trên thuyền, Dịch Huyền và Hà Điền ngồi ở hai đầu thuyền chỉ có thể nhìn thấy cặp mắt và chiếc nón trên đầu của nhau.
Họ chèo thuyền về nhà, dỡ cỏ xuống, tạm thời chất ở trong rừng, sau đó mang thùng gỗ đầy cá đến ven suối, thả một nửa thùng gỗ xuống nước, những con cá vốn đang không ngừng giãy giụa, gặp được nước, nhất thời yên tĩnh lại.
Hà Điền lấy một cái chậu, một cái ghế tre nhỏ, rồi mấy thứ vụn vặt khác, ngồi bên mép suối làm cá.
Nội tạng, mang, vảy của cá được để hết vào trong chậu. Cá sau khi làm xong thì lấy một đoạn cỏ chọc thủng mang treo trên cành cây ở bên khe suối, để dòng nước chảy rửa sạch hết chất nhầy và vết máu còn bám trên cá đi. Sau khi làm con cá thứ hai xong, con cá thứ nhất được nhấc lên, đặt vào một cái rổ làm bằng thanh sậy.
Trong lúc làm con cá thứ hai, ruồi và những con bọ nhỏ nghe được mùi máu bay đến thành từng đàn, lúc này Dịch Huyền đã mang cỏ lau đi phơi xong trở lại. Anh lấy cỏ lau bện thành một tấm che hình tròn, đậy lên chậu, rồi ngồi làm cá cùng Hà Điền.
Hai người cùng làm, tốc độ cũng nhanh hơn.
Gạo cũng đã được thả ra, nó đang kiếm ăn trong rừng, lâu lâu nó lại ngóc đầu lên nhìn sang đây như thắc mắc tại sao cái đứa luôn thích sủa quanh khi thấy nó hôm nay lại nằm ngoan ngoãn trong giỏ.
Hôm nay bắt được mười hai con cá chó, tám con trong số đó là con mái, trong bụng toàn là trứng.
Hà Điền cho trứng cá vào một cái tô lớn, định ăn cơm xong sẽ làm trứng cá muối.
Cá sau khi làm và rửa sạch thì đem bỏ vào một cái bình đất lớn, rắc một lớp muối dày, đậy kín rồi cho vào hầm khoảng một hai tuần rồi mới đem đi hun khói.
Trở lại nhà, Hà Điền nhìn món cháo do Dịch Huyền nấu, liền chỉ anh: "Sau khi cháo nở, anh phải dùng muỗng gỗ đảo đều lên rồi lấy bớt củi ra, nấu trên lửa nhỏ là được."
Dịch Huyền làm theo từng bước một.
Hà Điền xách giỏ đi dạo một vòng quanh vườn rau.
Năm nay cô cũng đã trồng một số bắp cải và cải xoăn, nhưng chúng vẫn còn chưa lớn. Bí đỏ vẫn đang ngày một dài ra, cũng không biết mùa thu chúng có ra quả được hay không, nhưng hôm nay cô thấy có rất nhiều hoa bí, một số hoa còn cuống dài mảnh ở đuôi, có lẽ là quả bí đỏ chăng?
Hà Điền đếm, có gần 20 bông hoa bí.
Cô hái một nửa trong số đó, tất cả đều có hoa to nhưng phần đuôi thì trơ trụi không có mọc ra quả bí nhỏ như số hoa còn lại.
Về đến nhà, Dịch Huyền đã bắc nồi cháo ra khỏi bếp, lần này cháo được nấu vừa phải, không bị nhão, đặc quánh và mịn.
Anh cũng đã cắt xong một con cá chó.
Hà Điền dạy anh làm nóng nồi, cho mỡ rồi cho hành lá và gừng vào, xào thơm rồi cho cá đã cắt vào, nếu muốn cá mềm hơn thì khi ướp cá cho thêm một ít bột khoai tây.
Dịch Huyền làm theo, thành phẩm trông khá đẹp, nhưng hơi quá lửa một chút.
Sau đó, Hà Điền đập hai quả trứng, khuấy đều, thêm chút muối, cho mỡ vào chảo, nhúng hoa bí đã rửa sạch vào trứng, cho vào chảo mỡ một lúc thì lấy ra.
Cánh hoa bí nhúng trứng vẫn vàng tươi, đài hoa xanh bóng, còn có trứng bám trên hoa nữa, gắp một bông lên, thổi thổi, cắn một cái, tươi ngon vô cùng.
Cánh hoa bí xốp mềm, sau khi được nhúng trong trứng rồi chiên lên, lớp trứng giòn, nhưng hoa bí thì vẫn mềm, giữ được vị ngọt đặc trưng của hoa bí.
"Cũng không cần đợi bí lớn lên đâu, ăn như thế này cũng rất ngon!" Hà Điền lại gắp thêm một hoa bí nữa.
Dịch Huyền đồng ý: "Đợi bí ra quả cũng có thể đem chiên theo cách này nhỉ?" Anh gắp một hoa bí giơ lên trước mặt: "Cũng rất đẹp."
Hà Điền dùng hoa bí trên đũa của mình cụng vào hoa bí trên đũa của Dịch Huyền, nháy mắt với anh: "Đến lúc đó cũng có thể đi nhặt trứng rùa được rồi! Anh cứ đợi đi!"
Dịch Huyền mỉm cười: "Được, tôi sẽ đợi."
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.