Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm
Chương 111: Thực đơn
Dục Hỏa Tiểu Hùng Miêu
29/04/2023
Vì mỗi ngày đều có thêm hơn chục quả trứng, Hà Điền và Dịch Huyền cũng đưa trứng vào thực đơn mà họ chuẩn bị trong quá trình xây nhà.
Mỗi bữa sáng có thể làm cho mỗi người một quả trứng luộc, hoặc là đánh lên, chiên với pudding đen cắt thành từng miếng, ăn với bánh mì yến mạch và uống một ly trà.
Một thực đơn dành cho bữa sáng khác là cháo hạt, trứng luộc, bánh hấp, và các món ăn kèm làm từ cải thảo muối cay và củ cải ngâm chua.
Loại thứ ba là bánh mì khoai tây, phi lê cá hồi muối và trà nóng.
Về phần cơm trưa, không phải họ đã bẫy được một con heo rừng lớn đó sao, vậy coi như là giải quyết xong.
Món mà Hà Điền nghĩ đến đầu tiên dành cho bữa trưa chính là thịt heo kho ăn cùng bánh mì nướng. Bánh mì nướng sau khi để nguội có thể cho vào túi vải treo trong hầm bảo quản, khi muốn ăn thì chỉ cần lấy ra và làm nóng là được, dùng dao làm bếp cắt một bên của bánh để cho thịt và rau vào. Đến lúc đó, bánh mì nóng hổi với thịt và rau, kèm theo một chén canh rau rừng nấm núi lớn, trong canh cho thêm một quả trứng, chính là một bữa trưa tuyệt vời, không mất thời gian mà lại còn ăn ngon.
Nếu ăn canh rau rừng, nấm núi với miến khoai lang thì thịt kho và bánh mì nướng có thể để làm bữa ăn tối.
Còn nếu đi làm về mệt, bất cứ lúc nào họ cũng có thể ăn bánh mì nướng để bổ sung năng lượng, và khi những người hỗ trợ này xuống núi thì cũng có thể để họ mang theo làm lương khô ăn trên đường.
Ngẫm lại thì, bánh mì nướng thật đúng là thứ tốt.
Hà Điền định sẽ làm xong một trăm cái bánh mì nướng trước khi khởi công, cô cảm thấy chuẩn bị trước như vậy mới không bị rối, đến lúc đó mọi người đều phải dùng đến sức lực, không phải lúc nào cô cũng có thể làm được đồ ăn ngon cho họ.
Vì vậy, trước vài ngày, cô đã xay bột để làm bánh nướng.
Họ chuyển máy xay ra, cho hạt bắp, yến mạch, lúa hoang, kê và các loại đậu vào một cái thùng lớn, rồi để Gạo kéo cột gỗ quay trong hơn một tiếng, sau khi sàng bột, ngày hôm sau, lấy tỷ lệ 1-1 trộn với bột mì rồi lại cho vào một cái thùng to, lần này thay lưỡi dao xay bằng lưỡi dao tre, cho men, một chén đường vào bột, thêm một thùng nước lã, rồi lại để cho Gạo kéo trộn đều thành bột bánh. Trong quá trình trộn, thỉnh thoảng Hà Điền sẽ đến kiểm tra xem có nên thêm nước hay không.
Sau khi bột được trộn đều, cô và Dịch Huyền sẽ nhấc thùng ra và phân thành nhiều phần, đổ bột vào chậu, sau đó phủ một miếng vải ngâm lên trên để bột tiếp tục lên men.
Để làm ra những chiếc bánh mì nướng, lần này Dịch Huyền xuất hết vốn liếng. Anh xuất trận, làm một cái lò lớn ngoài trời.
Phần đáy của chiếc lò này cũng giống như một cái bếp thông thường, nó là một cái bàn vuông nhưng được làm lớn hơn, với chiều dài cạnh là một mét năm và chiều cao gần một mét. Trên mặt bếp là hình bán cầu, trông giống như một cái lều tuyết do người Inuit xây dựng, có phần mở hình vòm ở phía trước và một ống khói nhỏ ở gần cửa.
Chiếc bếp này trông không phức tạp lắm. Nhưng khi chứng kiến toàn bộ quá trình làm, Hà Điền biết rằng sự thật hoàn toàn trái ngược. Dịch Huyền đang tận dụng hết kiến thức và kinh nghiệm về kiến trúc La Mã cổ đại của mình!
Trước khi xây bếp, anh đã đặt nền móng trước.
Làm móng không khó, anh san phẳng một mảnh đất, đóng cọc tre ở bốn góc, cột dây thừng vào giữa làm mốc, đào một hình vuông sâu mười centimet trên mặt đất dọc theo bốn đường này, san phẳng đất, cố định bốn phía bằng ván gỗ có cùng chiều cao, tiếp đó đổ xi măng đã trộn vào, rồi trải một lớp lát tre mỏng đan thành lưới đan chéo làm phần lõi, rồi lại đổ tiếp một lớp xi măng, dùng gỗ làm phẳng, sau đó cùng Hà Điền mỗi người ngồi xổm một bên, dùng một thanh gỗ vuông đẩy một lần, bề mặt xi măng liền trở nên trơn nhẵn.
Sau khi nền xi măng được làm kiên cố, Dịch Huyền dùng gạch và xi măng để ốp bếp, gạch được dùng làm bàn bếp là gạch đá bazan đã làm từ trước.
Sau khi gạch đá và bàn bếp đã khô, anh bắt đầu xây dựng "nhà tuyết nhỏ".
Có vẻ như anh rất thích thú với quá trình xây dựng, lần nào Hà Điền chạy qua cũng đều thấy anh cười cả.
Mặc dù quá trình xây dựng phần đáy tròn của nhà nhỏ này có chút khó khăn nhưng nếu so với độ khó của việc xây dựng phần mở hình vòm trên mái thì điều này không đáng để nhắc tới.
Đầu tiên Dịch Huyền cố định hai tấm gỗ hình bán nguyệt bằng một vài cột gỗ nhỏ dài mười centimet. Khung gỗ này là công cụ quan trọng nhất để làm vòm cuốn.
Tiếp theo, anh đặt hai khối gỗ vuông ở hai bên khe hở rồi đặt một khung gỗ bằng ván hình bán nguyệt vào, sau đó ốp lần lượt các viên gạch theo đường vòng cung của khung gỗ, dùng xi măng cố định các viên gạch lại. Khi xi măng khô thì tháo khung gỗ ra, vòm cuốn đã sẽ được dựng xong.
Nhiều công trình kiến trúc vĩ đại ở La Mã cổ đại - Khải hoàn môn, kênh dẫn dòng, đường hầm vòm, đấu trường... đều dùng đến phương pháp xây dựng này.
Tiếp đó, Dịch Huyền sử dụng một kỹ thuật xây dựng khiến Hà Điền kinh ngạc hơn nữa - anh dùng các dải tre để làm khung đỡ, xếp từng lớp từng lớp gạch lên, "nhà tuyết nhỏ" dần được tạo thành, càng chất lên cao thì vòng tròn càng nhỏ dần, lúc chỉ còn lại một cái hình tròn nhỏ trên đỉnh, Hà Điền không khỏi đưa tay ra chạm vào phần đỉnh trước khi xi măng khô.
"Đền Pantheon cũng được xây dựng bằng cách này đúng không anh?"
Khi xi măng khô, tháo các giá đỡ dùng để đỡ kết cấu bên trong mái vòm ra, phần mái vòm hoàn thiện không hề có bất kỳ trụ đỡ nào.
"Đúng vậy." Phần này được Dịch Huyền hoàn thiện với tốc độ nhanh hơn. Có thể thấy được rằng trước đây anh đã thực hiện việc này rất nhiều lần. "Điện Pantheon ở Rome, Nhà thờ Santa Maria del Fiore ở Florence, Nhà thờ St. Paul ở London, Nhà Trắng ở Hoa Kỳ... Cũng đều sử dụng kỹ thuật tương tự."
Anh đặt viên gạch cuối cùng vào: "Thật sự là... của văn minh nhân loại." Anh mím môi, như muốn nở nụ cười, hoặc cũng có thể là đang bối rối, cuối cùng, anh lắc đầu, tiếp tục trát đều xi măng.
Hà Điền hiểu điều anh muốn nói nhưng không nói ra được, chỉ biết thở dài là gì.
Những công trình kiến trúc, thành phố và kỳ quan tráng lệ do con người tạo ra đã bị bào mòn tàn nhẫn theo dòng chảy của thời gian và thiên nhiên, chỉ để lại chút di tích cho hậu thế tôn thờ và liên tưởng. Và có lẽ, trước thời kỳ lạnh giá, có rất nhiều nơi như vậy.
Cái lò này có thể dễ dàng cho một lúc mười cục bột đường kính chừng mười centimet vào, củi sẽ được chất thành đống ở trong cùng, sau khi cháy hết thì dùng xẻng tán cho đều ra một chút. Mặt bàn đá càng lúc càng nóng, lúc này giội một gáo nước lên, khi nước lập tức bốc hơi thành hơi nước thì có thể dùng xẻng gỗ để chuyền bột bánh mì vào lò nướng hình bán cầu này.
Xẻng gỗ tất nhiên cũng được làm đặc biệt, xẻng có hình vuông, nhìn từ bên hông, hai bên được cắt thành độ nghiêng mười lăm độ, giúp cho việc xúc và cho bột vào dễ dàng hơn.
Hà Điền dùng hai chiếc ghế đẩu nhỏ đặt ở bên cạnh lò, đặt khay tre, cái còn lại thì đặt một cái thớt, bên trên đặt một cái chậu và bột mì, Dịch Huyền sẽ nhào bột ở đây.
Bánh mì sau khi chín sẽ được lấy ra bằng xẻng gỗ, sau đó sẽ được cho vào khay tre để tản nhiệt, rồi lại dùng xẻng gỗ cho bột mới vào.
Sau một buổi chiều bận rộn, họ đã làm được hơn một trăm ổ bánh mì.
Cũng dùng bếp lò mới kho hai nồi thịt heo.
Hai nồi thịt kho này không chỉ có thịt đầu, tai, lưỡi, đuôi mà còn có cả tim, ruột và bao tử heo.
Bánh mì vừa mới nướng da vàng óng, thơm, giòn, cắt ra, cho một muôi thịt heo đã kho vào, thêm ít ớt xanh cắt nhỏ, ngon không tả nổi.
Một lựa chọn ăn trưa tiết kiệm thời gian và công sức khác mà lại cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân đối cho người lao động chân tay là mì.
Cho xương heo, xương vịt, gà rừng, và xương của những con cá lớn còn dính chút thịt vào nồi lớn, rồi lại thêm nấm hương, nấm dại, măng khô thu hoạch năm ngoái vào, sau đó nhét hai khúc củi vào bếp lò hầm từ từ trong hai tiếng, mùi thơm của nước canh bay khắp cả sân, làm cho Lúa Mì phải ngẩng đầu hít hít cái mũi thèm thuồng.
Sau khi nước canh nấu xong, để nguội rồi dùng rây tre lọc lại, sau đó đổ vào bình đất, có thể bảo quản ở trong hầm cả một tuần.
Khi nào muốn nấu mì thì lấy ra, nước dùng đậm đặc trong bình đất đã chuyển sang dạng sền sệt màu vàng nhạt, cho nước dùng vào nồi, thêm nước, sau khi nấu sôi thì cho mì vào, thêm một ít lá rau tươi, ăn với thịt heo kho hoặc cá tươi, rồi lại thêm một vài quả trứng ngâm nữa.
Mì sợi cũng làm sẵn đó.
Khuấy bột tương tự như khi làm bánh mì, nhưng lần này không cho men vào, mà có thể cho thêm vài quả trứng để bột co giãn hơn.
Rải một lớp tinh bột khoai tây hoặc tinh bột khoai lang lên thớt, cán mỏng bột ra, dùng dụng cụ làm mì ấn thành sợi to nhất rồi treo lên cọc tre cho khô. Khi khô được 80% thì lấy xuống, xoắn mì thành từng chùm hình số 8, đặt ở trong hộp gỗ có lót một lớp cỏ khô và tiếp tục phơi nắng. Lần này, phải phơi đến khi sợi mì bóp một cái là nát ngay mới đem bỏ vào hầm.
Ngoài bánh mì và mì sợi, họ còn làm mười mấy cái bánh màn thầu lớn và mười mấy cái bánh cuốn hoa.
Bánh làm với số lượng lớn không cần quá tỉ mỉ, sau khi nhào bột thành dải dài, dùng dao cắt thành từng miếng bằng nhau, bánh làm theo cách này có hình chữ nhật với các góc hình bầu dục.
Bột làm bánh cuốn hoa thì sẽ được cán thành một miếng tròn to, phủ hành lá xắt nhỏ đã xào với mỡ heo vào, cuộn lại từ một bên, lăn cho bánh tròn thành hình trụ rồi cắt thành các phần bằng nhau như cách cắt bột làm màn thầu, dùng đũa ấn vào giữa, giữ hai đầu, xoay và kẹp lại là xong.
Có bánh màn thầu và bánh cuốn hoa, có thêm nhiều sự lựa chọn hơn cho bữa sáng, hơn nữa, bánh màn thầu và bánh cuốn hoa cũng có thể được dùng để làm thức ăn chính cho bữa trưa và bữa tối cùng với rau, thịt và canh.
Có điều, kết cấu của chúng mềm hơn bánh mì rất nhiều, không gây cảm giác đói như bánh mì.
Thêm một sự lựa chọn thực phẩm chủ yếu khác cho bữa trưa nữa là cơm.
Nhưng trong cơm có trộn lẫn rất nhiều loại hạt. Bởi vì gạo không hề rẻ, đừng nói là đãi cho những người đến hỗ trợ ăn cơm trắng, ngay cả chính Hà Điền và Dịch Huyền cũng hiếm khi không cho hạt linh tinh này nọ vào nấu chung với gạo.
Mùa hè khi nông dân vùng miền núi đi làm đồng, mỗi buổi sáng nhiều người sẽ chuẩn bị cơm nắm mang theo, trong cơm có lẫn cả các loại đậu và hạt khác, được vo thành hình tròn hoặc hình tam giác, hình vuông, nếu nhà có điều kiện thì sẽ cho thịt hoặc trứng vào giữa nắm cơm.
Việc này không cần phải chuẩn bị trước, chỉ cần ngâm gạo một ngày trước khi làm cơm nắm là được.
Năm ngoái Hà Điền và Dịch Huyền thu hoạch được rất nhiều quả óc chó và hạt thông, cũng như rất nhiều đậu Hà Lan, đậu đỏ và bắp. Hà Điền dự định sẽ ngâm những thứ hạt này để làm cơm nắm. Đến lúc đó thịt heo rừng mà cô ướp cũng đã thấm rồi, cô sẽ lấy một miếng ra nấu, hoặc là nấu thịt xông khói, hay gói trực tiếp thịt kho ở bên trong nắm cơm, dùng lá dâu tằm tươi bao lại, rồi rưới nước mận đã ngâm gần một năm lên...
Nghĩ đến đây, Hà Điền không ngừng nuốt nước miếng, cô kêu Dịch Huyền đi nấu một bình trà mận chua, lúc nước sôi thì thêm mật ong vào, rồi họ đặt công việc xuống, ngồi ở hiên nhà mỗi người uống một ly, hứng làn gió rừng nhẹ thổi bay bay, tắm mình trong nắng xuân tươi đẹp và ấm áp.
Một nguyên liệu khác được họ chuẩn bị rất nhiều là đậu hũ.
Lần này làm đậu hũ cũng lại nhờ hết vào sức của Gạo, xay đậu, bỏ bã, ép hơi nước, tất cả đều phải dùng đến máy xay.
Sau khi làm khuôn gạch bê tông, Dịch Huyền làm thêm một vài viên gạch để ép đậu hũ. Viên gạch được làm từ các hạt bazan và tro núi lửa, bên trên được gắn hai tay cầm bằng tre cong cong. Sau khi đậu hũ được quấn kỹ bằng vải gạc và đặt trong hộp tre, nhấc tay cầm để xách gạch đặt lên trên đậu hũ, lúc xách lên cảm thấy thuận tiện hơn rất nhiều so với lúc trước, hơn nữa đậu hũ ép ra cũng đều hơn.
Đậu hũ trứng, đậu hũ khô, tàu hũ ky, đậu hũ non đều có thể nấu chung với thịt, sau khi nấu có thể ăn với thịt và rau khi còn nóng hoặc vớt ra làm rau trộn, ăn cùng với măng tươi và rau rừng luộc, thêm vào một ít dầu óc chó, một ít đường và một ít hạt óc chó giã nhỏ, ăn rất ngon.
Trong quá trình chuẩn bị thức ăn, Hà Điền và Dịch Huyền cũng dành một chút thời gian để đan một vài tấm thảm rơm, dù sao thì cũng không thể để mấy người hỗ trợ ngủ trên ván gỗ cứng được. Chỉ khi nghỉ ngơi hợp lý, người ta mới có nhiều năng lượng để giúp họ làm việc chứ!
Với lại cũng không thể để mọi người đứng ăn phải không? Họ bèn dựng một cái chòi rơm bên cạnh bếp ngoài trời, kê một cái bàn dài bằng ván gỗ, rồi lại làm thêm mấy cái ghế tre nữa.
Mọi thứ đều đã sẵn sàng, rất nhanh đã đến ngày một tháng sáu.
Mỗi bữa sáng có thể làm cho mỗi người một quả trứng luộc, hoặc là đánh lên, chiên với pudding đen cắt thành từng miếng, ăn với bánh mì yến mạch và uống một ly trà.
Một thực đơn dành cho bữa sáng khác là cháo hạt, trứng luộc, bánh hấp, và các món ăn kèm làm từ cải thảo muối cay và củ cải ngâm chua.
Loại thứ ba là bánh mì khoai tây, phi lê cá hồi muối và trà nóng.
Về phần cơm trưa, không phải họ đã bẫy được một con heo rừng lớn đó sao, vậy coi như là giải quyết xong.
Món mà Hà Điền nghĩ đến đầu tiên dành cho bữa trưa chính là thịt heo kho ăn cùng bánh mì nướng. Bánh mì nướng sau khi để nguội có thể cho vào túi vải treo trong hầm bảo quản, khi muốn ăn thì chỉ cần lấy ra và làm nóng là được, dùng dao làm bếp cắt một bên của bánh để cho thịt và rau vào. Đến lúc đó, bánh mì nóng hổi với thịt và rau, kèm theo một chén canh rau rừng nấm núi lớn, trong canh cho thêm một quả trứng, chính là một bữa trưa tuyệt vời, không mất thời gian mà lại còn ăn ngon.
Nếu ăn canh rau rừng, nấm núi với miến khoai lang thì thịt kho và bánh mì nướng có thể để làm bữa ăn tối.
Còn nếu đi làm về mệt, bất cứ lúc nào họ cũng có thể ăn bánh mì nướng để bổ sung năng lượng, và khi những người hỗ trợ này xuống núi thì cũng có thể để họ mang theo làm lương khô ăn trên đường.
Ngẫm lại thì, bánh mì nướng thật đúng là thứ tốt.
Hà Điền định sẽ làm xong một trăm cái bánh mì nướng trước khi khởi công, cô cảm thấy chuẩn bị trước như vậy mới không bị rối, đến lúc đó mọi người đều phải dùng đến sức lực, không phải lúc nào cô cũng có thể làm được đồ ăn ngon cho họ.
Vì vậy, trước vài ngày, cô đã xay bột để làm bánh nướng.
Họ chuyển máy xay ra, cho hạt bắp, yến mạch, lúa hoang, kê và các loại đậu vào một cái thùng lớn, rồi để Gạo kéo cột gỗ quay trong hơn một tiếng, sau khi sàng bột, ngày hôm sau, lấy tỷ lệ 1-1 trộn với bột mì rồi lại cho vào một cái thùng to, lần này thay lưỡi dao xay bằng lưỡi dao tre, cho men, một chén đường vào bột, thêm một thùng nước lã, rồi lại để cho Gạo kéo trộn đều thành bột bánh. Trong quá trình trộn, thỉnh thoảng Hà Điền sẽ đến kiểm tra xem có nên thêm nước hay không.
Sau khi bột được trộn đều, cô và Dịch Huyền sẽ nhấc thùng ra và phân thành nhiều phần, đổ bột vào chậu, sau đó phủ một miếng vải ngâm lên trên để bột tiếp tục lên men.
Để làm ra những chiếc bánh mì nướng, lần này Dịch Huyền xuất hết vốn liếng. Anh xuất trận, làm một cái lò lớn ngoài trời.
Phần đáy của chiếc lò này cũng giống như một cái bếp thông thường, nó là một cái bàn vuông nhưng được làm lớn hơn, với chiều dài cạnh là một mét năm và chiều cao gần một mét. Trên mặt bếp là hình bán cầu, trông giống như một cái lều tuyết do người Inuit xây dựng, có phần mở hình vòm ở phía trước và một ống khói nhỏ ở gần cửa.
Chiếc bếp này trông không phức tạp lắm. Nhưng khi chứng kiến toàn bộ quá trình làm, Hà Điền biết rằng sự thật hoàn toàn trái ngược. Dịch Huyền đang tận dụng hết kiến thức và kinh nghiệm về kiến trúc La Mã cổ đại của mình!
Trước khi xây bếp, anh đã đặt nền móng trước.
Làm móng không khó, anh san phẳng một mảnh đất, đóng cọc tre ở bốn góc, cột dây thừng vào giữa làm mốc, đào một hình vuông sâu mười centimet trên mặt đất dọc theo bốn đường này, san phẳng đất, cố định bốn phía bằng ván gỗ có cùng chiều cao, tiếp đó đổ xi măng đã trộn vào, rồi trải một lớp lát tre mỏng đan thành lưới đan chéo làm phần lõi, rồi lại đổ tiếp một lớp xi măng, dùng gỗ làm phẳng, sau đó cùng Hà Điền mỗi người ngồi xổm một bên, dùng một thanh gỗ vuông đẩy một lần, bề mặt xi măng liền trở nên trơn nhẵn.
Sau khi nền xi măng được làm kiên cố, Dịch Huyền dùng gạch và xi măng để ốp bếp, gạch được dùng làm bàn bếp là gạch đá bazan đã làm từ trước.
Sau khi gạch đá và bàn bếp đã khô, anh bắt đầu xây dựng "nhà tuyết nhỏ".
Có vẻ như anh rất thích thú với quá trình xây dựng, lần nào Hà Điền chạy qua cũng đều thấy anh cười cả.
Mặc dù quá trình xây dựng phần đáy tròn của nhà nhỏ này có chút khó khăn nhưng nếu so với độ khó của việc xây dựng phần mở hình vòm trên mái thì điều này không đáng để nhắc tới.
Đầu tiên Dịch Huyền cố định hai tấm gỗ hình bán nguyệt bằng một vài cột gỗ nhỏ dài mười centimet. Khung gỗ này là công cụ quan trọng nhất để làm vòm cuốn.
Tiếp theo, anh đặt hai khối gỗ vuông ở hai bên khe hở rồi đặt một khung gỗ bằng ván hình bán nguyệt vào, sau đó ốp lần lượt các viên gạch theo đường vòng cung của khung gỗ, dùng xi măng cố định các viên gạch lại. Khi xi măng khô thì tháo khung gỗ ra, vòm cuốn đã sẽ được dựng xong.
Nhiều công trình kiến trúc vĩ đại ở La Mã cổ đại - Khải hoàn môn, kênh dẫn dòng, đường hầm vòm, đấu trường... đều dùng đến phương pháp xây dựng này.
Tiếp đó, Dịch Huyền sử dụng một kỹ thuật xây dựng khiến Hà Điền kinh ngạc hơn nữa - anh dùng các dải tre để làm khung đỡ, xếp từng lớp từng lớp gạch lên, "nhà tuyết nhỏ" dần được tạo thành, càng chất lên cao thì vòng tròn càng nhỏ dần, lúc chỉ còn lại một cái hình tròn nhỏ trên đỉnh, Hà Điền không khỏi đưa tay ra chạm vào phần đỉnh trước khi xi măng khô.
"Đền Pantheon cũng được xây dựng bằng cách này đúng không anh?"
Khi xi măng khô, tháo các giá đỡ dùng để đỡ kết cấu bên trong mái vòm ra, phần mái vòm hoàn thiện không hề có bất kỳ trụ đỡ nào.
"Đúng vậy." Phần này được Dịch Huyền hoàn thiện với tốc độ nhanh hơn. Có thể thấy được rằng trước đây anh đã thực hiện việc này rất nhiều lần. "Điện Pantheon ở Rome, Nhà thờ Santa Maria del Fiore ở Florence, Nhà thờ St. Paul ở London, Nhà Trắng ở Hoa Kỳ... Cũng đều sử dụng kỹ thuật tương tự."
Anh đặt viên gạch cuối cùng vào: "Thật sự là... của văn minh nhân loại." Anh mím môi, như muốn nở nụ cười, hoặc cũng có thể là đang bối rối, cuối cùng, anh lắc đầu, tiếp tục trát đều xi măng.
Hà Điền hiểu điều anh muốn nói nhưng không nói ra được, chỉ biết thở dài là gì.
Những công trình kiến trúc, thành phố và kỳ quan tráng lệ do con người tạo ra đã bị bào mòn tàn nhẫn theo dòng chảy của thời gian và thiên nhiên, chỉ để lại chút di tích cho hậu thế tôn thờ và liên tưởng. Và có lẽ, trước thời kỳ lạnh giá, có rất nhiều nơi như vậy.
Cái lò này có thể dễ dàng cho một lúc mười cục bột đường kính chừng mười centimet vào, củi sẽ được chất thành đống ở trong cùng, sau khi cháy hết thì dùng xẻng tán cho đều ra một chút. Mặt bàn đá càng lúc càng nóng, lúc này giội một gáo nước lên, khi nước lập tức bốc hơi thành hơi nước thì có thể dùng xẻng gỗ để chuyền bột bánh mì vào lò nướng hình bán cầu này.
Xẻng gỗ tất nhiên cũng được làm đặc biệt, xẻng có hình vuông, nhìn từ bên hông, hai bên được cắt thành độ nghiêng mười lăm độ, giúp cho việc xúc và cho bột vào dễ dàng hơn.
Hà Điền dùng hai chiếc ghế đẩu nhỏ đặt ở bên cạnh lò, đặt khay tre, cái còn lại thì đặt một cái thớt, bên trên đặt một cái chậu và bột mì, Dịch Huyền sẽ nhào bột ở đây.
Bánh mì sau khi chín sẽ được lấy ra bằng xẻng gỗ, sau đó sẽ được cho vào khay tre để tản nhiệt, rồi lại dùng xẻng gỗ cho bột mới vào.
Sau một buổi chiều bận rộn, họ đã làm được hơn một trăm ổ bánh mì.
Cũng dùng bếp lò mới kho hai nồi thịt heo.
Hai nồi thịt kho này không chỉ có thịt đầu, tai, lưỡi, đuôi mà còn có cả tim, ruột và bao tử heo.
Bánh mì vừa mới nướng da vàng óng, thơm, giòn, cắt ra, cho một muôi thịt heo đã kho vào, thêm ít ớt xanh cắt nhỏ, ngon không tả nổi.
Một lựa chọn ăn trưa tiết kiệm thời gian và công sức khác mà lại cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân đối cho người lao động chân tay là mì.
Cho xương heo, xương vịt, gà rừng, và xương của những con cá lớn còn dính chút thịt vào nồi lớn, rồi lại thêm nấm hương, nấm dại, măng khô thu hoạch năm ngoái vào, sau đó nhét hai khúc củi vào bếp lò hầm từ từ trong hai tiếng, mùi thơm của nước canh bay khắp cả sân, làm cho Lúa Mì phải ngẩng đầu hít hít cái mũi thèm thuồng.
Sau khi nước canh nấu xong, để nguội rồi dùng rây tre lọc lại, sau đó đổ vào bình đất, có thể bảo quản ở trong hầm cả một tuần.
Khi nào muốn nấu mì thì lấy ra, nước dùng đậm đặc trong bình đất đã chuyển sang dạng sền sệt màu vàng nhạt, cho nước dùng vào nồi, thêm nước, sau khi nấu sôi thì cho mì vào, thêm một ít lá rau tươi, ăn với thịt heo kho hoặc cá tươi, rồi lại thêm một vài quả trứng ngâm nữa.
Mì sợi cũng làm sẵn đó.
Khuấy bột tương tự như khi làm bánh mì, nhưng lần này không cho men vào, mà có thể cho thêm vài quả trứng để bột co giãn hơn.
Rải một lớp tinh bột khoai tây hoặc tinh bột khoai lang lên thớt, cán mỏng bột ra, dùng dụng cụ làm mì ấn thành sợi to nhất rồi treo lên cọc tre cho khô. Khi khô được 80% thì lấy xuống, xoắn mì thành từng chùm hình số 8, đặt ở trong hộp gỗ có lót một lớp cỏ khô và tiếp tục phơi nắng. Lần này, phải phơi đến khi sợi mì bóp một cái là nát ngay mới đem bỏ vào hầm.
Ngoài bánh mì và mì sợi, họ còn làm mười mấy cái bánh màn thầu lớn và mười mấy cái bánh cuốn hoa.
Bánh làm với số lượng lớn không cần quá tỉ mỉ, sau khi nhào bột thành dải dài, dùng dao cắt thành từng miếng bằng nhau, bánh làm theo cách này có hình chữ nhật với các góc hình bầu dục.
Bột làm bánh cuốn hoa thì sẽ được cán thành một miếng tròn to, phủ hành lá xắt nhỏ đã xào với mỡ heo vào, cuộn lại từ một bên, lăn cho bánh tròn thành hình trụ rồi cắt thành các phần bằng nhau như cách cắt bột làm màn thầu, dùng đũa ấn vào giữa, giữ hai đầu, xoay và kẹp lại là xong.
Có bánh màn thầu và bánh cuốn hoa, có thêm nhiều sự lựa chọn hơn cho bữa sáng, hơn nữa, bánh màn thầu và bánh cuốn hoa cũng có thể được dùng để làm thức ăn chính cho bữa trưa và bữa tối cùng với rau, thịt và canh.
Có điều, kết cấu của chúng mềm hơn bánh mì rất nhiều, không gây cảm giác đói như bánh mì.
Thêm một sự lựa chọn thực phẩm chủ yếu khác cho bữa trưa nữa là cơm.
Nhưng trong cơm có trộn lẫn rất nhiều loại hạt. Bởi vì gạo không hề rẻ, đừng nói là đãi cho những người đến hỗ trợ ăn cơm trắng, ngay cả chính Hà Điền và Dịch Huyền cũng hiếm khi không cho hạt linh tinh này nọ vào nấu chung với gạo.
Mùa hè khi nông dân vùng miền núi đi làm đồng, mỗi buổi sáng nhiều người sẽ chuẩn bị cơm nắm mang theo, trong cơm có lẫn cả các loại đậu và hạt khác, được vo thành hình tròn hoặc hình tam giác, hình vuông, nếu nhà có điều kiện thì sẽ cho thịt hoặc trứng vào giữa nắm cơm.
Việc này không cần phải chuẩn bị trước, chỉ cần ngâm gạo một ngày trước khi làm cơm nắm là được.
Năm ngoái Hà Điền và Dịch Huyền thu hoạch được rất nhiều quả óc chó và hạt thông, cũng như rất nhiều đậu Hà Lan, đậu đỏ và bắp. Hà Điền dự định sẽ ngâm những thứ hạt này để làm cơm nắm. Đến lúc đó thịt heo rừng mà cô ướp cũng đã thấm rồi, cô sẽ lấy một miếng ra nấu, hoặc là nấu thịt xông khói, hay gói trực tiếp thịt kho ở bên trong nắm cơm, dùng lá dâu tằm tươi bao lại, rồi rưới nước mận đã ngâm gần một năm lên...
Nghĩ đến đây, Hà Điền không ngừng nuốt nước miếng, cô kêu Dịch Huyền đi nấu một bình trà mận chua, lúc nước sôi thì thêm mật ong vào, rồi họ đặt công việc xuống, ngồi ở hiên nhà mỗi người uống một ly, hứng làn gió rừng nhẹ thổi bay bay, tắm mình trong nắng xuân tươi đẹp và ấm áp.
Một nguyên liệu khác được họ chuẩn bị rất nhiều là đậu hũ.
Lần này làm đậu hũ cũng lại nhờ hết vào sức của Gạo, xay đậu, bỏ bã, ép hơi nước, tất cả đều phải dùng đến máy xay.
Sau khi làm khuôn gạch bê tông, Dịch Huyền làm thêm một vài viên gạch để ép đậu hũ. Viên gạch được làm từ các hạt bazan và tro núi lửa, bên trên được gắn hai tay cầm bằng tre cong cong. Sau khi đậu hũ được quấn kỹ bằng vải gạc và đặt trong hộp tre, nhấc tay cầm để xách gạch đặt lên trên đậu hũ, lúc xách lên cảm thấy thuận tiện hơn rất nhiều so với lúc trước, hơn nữa đậu hũ ép ra cũng đều hơn.
Đậu hũ trứng, đậu hũ khô, tàu hũ ky, đậu hũ non đều có thể nấu chung với thịt, sau khi nấu có thể ăn với thịt và rau khi còn nóng hoặc vớt ra làm rau trộn, ăn cùng với măng tươi và rau rừng luộc, thêm vào một ít dầu óc chó, một ít đường và một ít hạt óc chó giã nhỏ, ăn rất ngon.
Trong quá trình chuẩn bị thức ăn, Hà Điền và Dịch Huyền cũng dành một chút thời gian để đan một vài tấm thảm rơm, dù sao thì cũng không thể để mấy người hỗ trợ ngủ trên ván gỗ cứng được. Chỉ khi nghỉ ngơi hợp lý, người ta mới có nhiều năng lượng để giúp họ làm việc chứ!
Với lại cũng không thể để mọi người đứng ăn phải không? Họ bèn dựng một cái chòi rơm bên cạnh bếp ngoài trời, kê một cái bàn dài bằng ván gỗ, rồi lại làm thêm mấy cái ghế tre nữa.
Mọi thứ đều đã sẵn sàng, rất nhanh đã đến ngày một tháng sáu.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.